Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải toán có lời văn lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.04 KB, 7 trang )

KINH NGHIỆM GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN LỚP 1

1


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Toán học là môn học có vị trí vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong
đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại. Nó góp phần đào tạo học sinh
trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng
được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ trong xã hội thời
kì đổi mới. Việc dạy học giải toán ở tiểu học. Nhằm giúp học sinh
biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng
thực hành,với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong
phú. Nhờ việc dạy học giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát
triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất
của con người lao động mới.
Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt
là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ. Là mục tiêu của việc dạy học toán ở
tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói
riêng.Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Do
đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì :
- Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định
được chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của sách giáo khoa. Giáo
viên chưa chủ động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy. Khi dạy chưa
phân hoá đối tượng học sinh.
- Giáo viên chưa trú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài
toán hiểu nội dung bài toán và tóm tắt bài toán để tìm phương pháp
giải (cách giải ) bài toán theo các bước. Do đó việc rèn luyện tư duy
của học sinh còn hạn chế.


- Học sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán,
chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì ? bài
toán hỏi gì? Đa số học sinh chưa biết trình bày bài giải. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là
khối lớp 1. Khối đầu cấp nên chúng tôi chọn đề tài: “Giải toán có lời
văn
lớp1”
2


II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm 4 chủ đề kiến thức lớn.
Chúng tôi đi sâu vào trình bày phần: “ Giải toán có lời văn”
Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( Từ giữa học kì 2 năm học 2008 2009
đến giữa học kì 2 năm học 2009 - 2010 )
Đối tượng: Học sinh lớp 1B
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Điều tra thực trạng
1. Đặc điểm tình hình lớp 1B:
Năm học 2008 - 2009 lớp 1B có tổng số 25 học sinh. Trong đó có
10 học sinh nữ. Gia đình các em đều làm nghề nông nghiệp, sự quan
tâm kèm cặp còn hạn chế. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn,
một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên việc học tập của
các em thực sự chưa được quan tâm. Tuy điều kiện như vậy song bản
thân cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp 1B luôn nỗ lực rèn luyện và
phấn đấu đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua của nhà
trường.
2.Tình hình dạy học toán ở lớp:
Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa đối chiếu với việc giảng
dạy ở trên lớp, kết hợp trao đổi với đồng nghiệp lâu năm chúng tôi rút

ra nhận định chung như sau:
Với dạng toán: “Giải toán có lời văn lớp1” khi dạy giáo viên và học
sinh còn có một số tồn tại :
Giáo viên chưa yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, xem bài toán cho
biết gì ? Bài toán hỏi gì?
Học sinh còn hổng kiến thức, giải toán có lời văn còn lơ mơ . Học
sinh chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán.
Đặc biệt nhiều em chưa biết viết câu lời giải khi giải bài toán.
Trước thực trạng đó, chúng tôi tiến hành khảo sát môn toán dạng bài
: “Giải toán có lời văn lớp1”. Sau đây là kết quả khảo sát môn toán
3


giữa học kỳ 2 năm học 2008 - 2009.
Lớp Sĩ
Số
1B

25

Giỏi
SL

5

Khá
%

20


SL

%

5

20

T.bình

Yếu

SL

SL

8

%

32

7

%

28

Nếu giải quyết được các vấn đề nêu ở trên kết quả dạy giải toán cho
học sinh lớp 1 sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau bao trăn trở suy nghĩ cùng

với thực tế giảng dạy chúng tôi đã mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm dạy
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
II.Biện pháp thực hiện.
1. Nội dung nghiên cứu:
- Đối với học sinh lớp 1việc giải toán gồm;
- Giới thiệu bài toán đơn
- Giải bài toán đơn về phép cộng, phép trừ.Chủ yếu là bài toán thêm,
bớt một số đơn vị.
- Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp
xúc với việc giải toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với
học sinh.
- Để giúp học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới
giúp học sinh yêu thích say mê giải toán. Chúng tôi đã lựa chọn được
một số biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
- Trong thực tế dạy giải toán có lời văn , đối với học sinh lớp 1 còn
mới lạ . Do vậy chúng tôi đã nghiên cứu nội dung kiến thức bài dạy,
đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy đối với từng
dạng bài , từng đối tượng học sinh giúp các em hiểu bài nắm chắc
các bước giải toán.
Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu
được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài
toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến
hành được điều đó việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ:
- Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị của giáo viên.
- Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.
4


- Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
2. Các bước tiến hành:

Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán. chúng
tôi đã tiến hành như sau :
* Hoạt động của giáo viên.
Trước mỗi giờ toán, chúng tôi thường nghiên cứu kĩ bài dạy. Tìm
xem đồ dùng nào phù hợp với bài dạy như : Nhóm đồ vật, mẫu hình,
tranh vẽ.
Mỗi học sinh có một bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu của giáo
viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên các nhóm đồ vật hoặc
mẫu hình.
Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và
mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế việc rèn luyện
kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng rất cần thiết cho
việc giải toán.
* Hoạt động làm quen với việc giải toán tiến hành theo 4 bước.
- Tìm hiểu nội dung bài toán.
- Tìm cách giải bài toán.
- Thực hiện các bước giải bài toán.
- Kiểm tra cách giải bài toán.
*Tìm hiểu nội dung bài toán:
Việc tìm hiểu nội dung bài toán ( đề toán ) thường thông qua việc
đọc đề toán ( Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc
bằng dạng tóm tắt sơ đồ). Học sinh cần phải đọc kĩ , hiểu rõ bài toán
cho biết cái gì , cho biết điều kiện gì ,bài toán hỏi gì ? Khi đọc bài
toán học sinh phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ
tình huống toán học. được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường như :
“đem biếu” “bay đi”, “ bị vỡ”…
Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ,chúng
tôi hướng dẫn học sinh hiểu từ đó và hiểu nội dung ý nghĩa của từ đó
trong bài toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bằng lời mà
không cần đọc lại bài toán đó.

*Tìm tòi cách giải toán
Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các
5


giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan
hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.
2.1 Bài toán đơn “về thêm”
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có ) rồi đọc bài toán và trả
lời câu hỏi của bài toán.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
*Hướng dẫn học sinh tìm lời giải của bài toán.
* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải..
- Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán)
- Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)
- Viết đáp số.
*Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ,
hoặc mẫu vật thật. Liên hệ với thực tế cuộc sống. Sau đó viết phép
tính và kết quả đúng.
a. Bài toán mẫu.
Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
mấy con gà ?
Với bài toán mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, rõ ràng rút ra
cách giải của bài toán.
- Học sinh xem tranh hoặc mẫu vật thật.
- Học sinh đọc đề toán:
- Phân tích đề toán.
? Bài toán cho biết gì ? (Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà)
? Bài toán hỏi gì ? ( Có tất cả mấy con gà ? )

Khi học sinh trả lời, giáo viên ghi lên bảng tóm tắt của bài toán .
Vài học sinh nhìn vào tóm tắt nêu nội dung bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán;
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời:
? Bài toán này cho biết gì ? ( Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà )
?“Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ?”( Ta phải
làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9.) Tên đơn vị trong bài là gì ?
( con gà ). Như vậy nhà An có mấy con gà ? ( 9 con gà ).
Cho vài học sinh nhắc lại .
6


Cho học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mẫu vật để kiểm tra kết quả.
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải của bài toán.
+ Viết chữ “Bài giải” ở giữa trang giấy
+ Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán).
Khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa
chọn câu lời giải thích hợp nhất. Học sinh có thể nêu các câu lời giải
như : “ Nhà An có số gà là :”, “Số gà nhà An có là ;” hoặc “Nhà An
có tất cả số gà là :” Câu lời giải thích hợp nhất; Nhà An có tất cả số
gà là :
+ Viết phép tính; 5 + 4 = 9 ( con gà ) . Giáo viên gợi ý ; 9 ở đây chỉ
9 con gà nên viết “con gà” trong dấu ngoặc đơn.
+ Viết đáp số 9 con gà . Giáo viên cho vài học sinh đọc lại bài giải.
*Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách giải của bài toán . Học sinh nhìn
tranh hoặc mô hình vật thật để kiểm tra kết quả.
Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi
giải bài toán:
- Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ;
Bước 1: Viết câu lời giải ( dựa vào câu hỏi của bài toán. )

Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn )
Bước 3: Viết đáp số.
Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại để khắc sâu nội dung bài.Giáo
viên nhấn mạnh: Đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về “ thêm” ta
thực hiện bằng phép tính cộng.
b. Bài luyện tập
Để học sinh giải thành thạo dạng toán này, giáo viên đưa ra một số
bài tập giải toán có lời văn giúp học sinh tự tìm ra cách giải.
Bài 1: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có
tất cả mấy bạn?
Bài 2: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có
tất cả mấy con ?
Đối với bài toán mẫu. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán và
khắc sâu cách giải. Nên khi đưa ra bài luyện tập1 các em vận dụng
vào các bước giải của bài toán và giải rất tốt. Ở bài luyện tập 2 học
sinh khá giỏi sẽ tự giải được bài toán. Còn học sinh trung bình yếu
7



×