Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.17 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hiện tượng bùng nổ thông tin, các phương tiện truyền thông các
hình ảnh về sex, bạo lực, ma túy… được chào bán, quảng bá công khai, tràn lan,
khó quản lý, kiểm soát là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận
thức của tuổi vị thành niên, trong khi đó độ tuổi THCS là giai đoạn phát triển quan
trọng của cuộc đời, chưa là người lớn song cũng không còn là trẻ con nên các em
vẫn bỡ ngỡ trước các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, tò mò và ham muốn khám
phá. Để hoàn thiện chân, thiện, mĩ, phát triển nhân cách cho HS THCS một cách
toàn diện thì giáo dục giới tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Hiện nay đã có chương trình lồng ghép nội dung giáo dục giới tính vào một số
môn học ở trường phổ thông, đặc biệt ở cấp lớp THCS, vấn đề giới tính và giáo dục
giới tính đã được Bộ GDĐT chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu, các
bước tiến hành thế nào, hoạt động gồm những gì còn tùy thuộc vào sự quan tâm của
lãnh đạo từng trường. Cho đến hiện nay chưa có một nghiên cứu mang tính tổng kết
hoạt động này ở cấp THCS và đặc biệt sẽ thiệt thòi cho các em ở một số trường
chưa áp dụng chương trình giáo dục giới tính.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt
động giáo dục giới tính cho HS trường THCS tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội”. Nhằm nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho HS THCS của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, phù hợp và hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về GDGT, quản lý hoạt động GDGT và thực trạng công tác
quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
hoạt động giáo dục giới tính cho lứa tuổi HS THCS.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục trong các nhà trường THCS.


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS trường THCS tại huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại trường THCS.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục giới tính
trường THCS tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
4.3. Đề xuất biện pháp nhằm quản lý hoạt động giáo dục giới tính trường
THCS tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.


2
5. Giải thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục giới tính ở trường THCS tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội, thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nếu có những
nghiên cứu, khảo sát, đánh giá cụ thể về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS, đặc
điểm điều kiện vùng miền, địa phương và những tác động KT-XH, văn hóa đến hoạt
động giáo dục giới tính cho HS THCS tại huyện Mỹ Đức sẽ đề xuất được các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS THCS huyện Mỹ Đức một cách
đồng bộ, khả thi và phù hợp góp phần nâng cao việc giáo dục đạo đức và văn hóa
cho HS nhằm đáp ứng với yêu cầu của GD&ĐT con người Việt Nam toàn diện
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp về quản lý hoạt
động giáo dục giới tính hiện nay trong các trường THCS trên địa bàn tại huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu trên 7 trường THCS đại diện cho các trường THCS của
huyện Mỹ Đức bao gồm: Trường THCS Hợp Thanh; Trường THCS Tế Tiêu;
Trường THCS An Tiến; Trường THCS Hợp Tiến; Trường THCS An Phú; Trường
THCS Phùng Xá; Trường THCS Đại Hưng.
Đối tượng khảo sát được giới hạn là các CBQL, GV môn sinh học, môn giáo

dục công dân đang công tác tại 7 trường THCS nêu trên và một số PHHS và HS
thuộc khối 8, 9 ở 7 trường THCS trên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS
trường THCS.
- Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS
trường THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS trường
THCS huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đã được xem xét từ lâu. Có thể kể đến
“một số nhà khoa học như J. Bachocen (Thụy Sĩ), J.Mac Lenan (Anh), E.
Wetermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mỹ), J. Bachocen (Thụy Sỹ), J. Mac
Lennan (Anh), E Westermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mỹ), X.M.

Kovalevxki (Nga)…các vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ngày càng có nhiều
quốc gia trên thế giới quan tâm.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục giới tính ở Việt Nam trong
thời gian gần đây đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm nghiên cứu: Dự án VIE/88/P09, VIE 88/P11…cấp quốc gia do tổ
chức Pathath Canada tài trợ, các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thủy, Phạm
Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh…. đã nghiên cứu
nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
* Quản lý
Quản lý là tổ hợp các tác động chuyên biệt, có chủ đích của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, các mối quan hệ
chức năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội để thực hiện tốt các chức
năng quản lý và đạt được mục tiêu quản lý
* Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục có thể được định nghĩa như sau: Quản lý giáo dục là quá trình
tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư
phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.
1.2.2. Giới và giới tính
* Giới và đặc điểm của giới:
Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và
phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới
các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay
đổi được.
Như vậy, giới bao gồm hai loại thuộc tính, thuộc tính sinh lí cơ thể và thuộc
tính xã hội.


4

* Giới tính
Giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa
nam và nữ.
Khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nhiều
mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn,
sự giao tiếp nam nữ…
* Một số vấn đề giới tính cần chú ý ở học sinh trung học cơ sở
HS THCS bước vào độ tuổi có những “biến cố” đặc biệt các em không hoàn
toàn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Khi tiến hành giáo dục giới tính,
GV phải nắm được các đặc điểm tâm sinh lý diễn ra phức tạp của HS THCS, có sự
quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em nhằm điều chỉnh kịp thời
những hành vi lệch lạc.
1.2.3. Giáo dục giới tính
* Khái niệm:
Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm
làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới
tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để
phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tốt nhất cuộc
sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.
* Mục đích giáo dục giới tính:
Nói một cách khác, mục đích của giáo dục giới tính là góp phần làm nhân
cách phát triển toàn diện, làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp, lành
mạnh. giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
nói chung, đào tạo con người mới phát triển toàn diện.
* Nhiệm vụ của giáo dục giới tính:
- Hình thành và trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học, thái độ và
quan niệm đúng đắn về những hiện tượng của đời sống giới tính.
- Giúp cho các em có bản lĩnh vững vàng bước vào đời sống xã hội, biết bảo
vệ, giữ gìn sức khỏe cho người bạn và cho chính mình.
- Giúp các em biết trân trọng và bảo vệ những giá trị cao cả và thiêng liêng

của tình bạn, tình yêu.
- Chuẩn bị về tinh thần và khả năng thực tiễn cho thế hệ trẻ, giúp họ phát
triển nhân cách toàn diện.
* Nội dung giáo dục giới tính:
+ Đặc điểm tâm sinh lí con người với những hiện tượng điển hình.
+ Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mỹ
+ Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ
+ Những vấn đề hôn nhân và đời sống gia đình


5
* Phương pháp giáo dục giới tính
Phương pháp giáo dục giới tính cho HS thông qua hoạt động dạy học ở
trường THCS gồm các phương pháp như: Thảo luận nhóm, đóng vai, thông qua các
trò chơi, thuyết trình, giảng giải, nghiên cứu tình huống…
* Hình thức giáo dục giới tính
Các hình thức của giáo dục giới tính được các trường, các thầy cô sử dụng
như: Lồng ghép vào môn GDCD và môn Sinh học, hoạt động ngoại khóa, giáo dục
ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, mời báo cáo viên…
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính
Quản lý hoạt động giáo dục giới tính là những tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý nhà trường tới quá trình giáo dục giới và những lực lượng
liên đới nhằm tổ chức và điều hành có hiệu quả mục tiêu, nội dung giáo dục giới
tính đề ra góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách người học.
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở
1.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về giáo dục giới tính
trong nhà trường
* Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV cụ thể:
- Nhận thức của GV về hình thức và nội dung giáo dục giới tính;
- Nhận thức của GV về khối lớp được giáo dục giới tính;

- Nhận thức của GV về số tiết thực hiện giáo dục giới tính hàng tháng;
- Nhận thức của GV về nội dung chương trình giáo dục giới tính;
- Ý kiến của GV về thời gian giáo dục giới tính;
- Nhận thức của GV về trách nhiệm giáo dục giới tính cho HS;
* Quản lý việc tìm hiểu nhận thức và thái độ học tập của HS về giáo dục
giới tính:
- Ý kiến của GV về thái độ đối với việc học tập kiến thức về giáo dục giới
tính của HS;
- Kiến thức chung của HS về giới tính;
- Kiến thức của HS về giáo dục giới tính;
- Hiểu biết của HS về một số mục tiêu giáo dục giới tính;
- Hiểu biết chung của HS về đặc điểm sinh lí giới tính của bạn khác giới;
- Hiểu biết của HS về nguồn lây nhiễm của HIV;
- Thái độ đối với việc học tập kiến thức về giáo dục giới tính của HS.
1.3.2 Quản lý việc thực hiện chương trình theo qui định của bộ Giáo dục
và Đào tạo
Nội dung chương trình giáo dục giới tính cấp THCS hiện nay chủ yếu thực
hiện lồng ghép ở hai môn GDCD và Sinh học. Lồng ghép trong các hoạt động khác
nhau của nhà trường như thông qua dạy học, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại
khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.


6
1.3.3 Quản lý việc giảng dạy và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo
dục giới tính
* Quản lý việc lập kế hoạch và phân công GV giảng dạy:
* Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và giờ lên lớp của GV:
* Quản lý công tác bồi dưỡng GV:
* Quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính:
1.3.4. Quản lý về cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy giáo dục giới tính

Đầu tư trang thiết bị, sách, tài liệu, CSVC thiết yếu cho dạy học giáo dục giới
tính để đảm bảo cho công tác giáo dục giới tính diễn ra trong điều kiện thuận lợi
nhất.
1.3.5. Quản lý việc phối hợp Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Các lực lượng giáo dục đều có nhận thức và thái độ quan tâm tới công
tác giáo dục giới tính cho HS, do vậy nhà trường cần thống nhất mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục giới tính với các lực lượng, các tổ chức; Nhà
trường cần xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc thường xuyên, kịp thời nhằm
phục vụ việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng.
1.4 Các yếu tố tác động đến việc quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh trong trường trung học cơ sơ
1.4.1. Về mặt tâm sinh lý học sinh
1.4.2. Về phía gia đình
1.4.3. Về phía nhà trường
1.4.4. Trình độ năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường
1.4.5. Về phía xã hội
1.4.6. Yếu tố tác động văn hóa truyền thống
Kết luận chương 1
Giáo dục giới tính cho HS THCS là những biện pháp y khoa và sư phạm
nhằm giúp HS THCS có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với giới và giới tính.
Nội dung giáo dục giới tính cho HS THCS được tiến hành phù hợp với lứa tuổi và
phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm các vấn đề giáo dục đạo
đức giới tính, nhu cầu giới tính, hành vi văn hóa giới tính, giáo dục sức khỏe sinh
sản, vấn đề bình đẳng giới…. giáo dục giới tính được vận dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục mới có hiệu quả.


7
Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lí, đặc điểm dân cư
Mỹ Đức là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ). Diện tích tự nhiên của
huyện là 324,50km2, dân số 66200 người. Mật độ dân số trung bình là 150
người.km2.
2.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội huyện Mỹ Đức
Trong những năm gần đây, huyện Mỹ Đức đã có tốc độ phát triển nhanh, nhờ
có thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu… huyện có khả năng phát triển một nền
nông nghiệp toàn diện.
2.1.3. Đặc điểm tình hình giáo dục
* Hệ thống, quy mô, mạng lưới trường lớp:
Huyện Mỹ Đức có 23 trường THCS. Mạng lưới các trường THCS được phân
bố hợp lý trên địa bàn huyện đảm bảo cho HS không phải đi học quá xa và đáp ứng
được với nhu cầu học tập của HS.
* Chất lượng giáo dục cấp THCS:
- Chất lượng giáo dục đạo đức:
Nhìn chung HS THCS ở huyện Mỹ Đức ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô
giáo, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa
phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng tiêm chích ma túy, an ninh
trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt ngày càng cao so với những
năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa:
Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS thuộc huyện Mỹ Đức trong nhiều năm liền đạt
100%. Phân tích cho thấy, phong trào dạy và học đạt kết quả khá tốt, các trường
THCS đều quan tâm đến công tác giáo dục toàn diện cho HS song chất lượng hoạt
động chưa đồng đều. Về mặt học lực, tỉ lệ HS giỏi còn chưa cao so với HS khá.

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho HS các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Đức
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục giới tính trong nhà
trường
* Nhận thức của GV về hình thức và nội dung giáo dục giới tính
Từ nhận thức của GV về các hình thức giáo dục giới tính trên đây, chúng tôi
nhận thấy việc tổ chức các hình thức giáo dục giới tính chưa có sự thống nhất, chỉ


8
mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành. Qua kết quả
khảo sát nhận thức về tầm quan trọng nội dung chương trình giáo dục giới tính cho
HS được đội ngũ CBGV các trường THCS trong huyện Mỹ Đức đánh giá là quan
trọng mà trong đó hai nội dung 1,2 được GV đánh giá cao, giúp HS hiểu rõ những
vấn đề cơ bản về giới, giới tính, SKSS VTN theo các tài liệu sách giáo khoa hiện
hành của Bộ GD&ĐT.
* Nhận thức của GV về khối lớp được giáo dục giới tính
Việc giáo dục giới tính cho khối lớp 9 được GV tán thành nhiều nhất qua
khảo sát (85,0%). Khối lớp được tán thành thực hiện giáo dục giới tính thứ hai là
khối lớp 8 (81,7%).
* Nhận thức của GV về số tiết thực hiện giáo dục giới tính hàng tháng
Có 55,0% GV được khảo sát cho rằng nên tổ chức giảng dạy giáo dục giới
tính cho HS bậc THCS là 2 tiết/1tháng là đủ để trang bị cho các em những kiến thức
cơ bản các vấn đề về giới tính.
* Nhận thức của GV về nội dung chương trình giáo dục giới tính
Tất cả GV đều cho rằng các nội dung chương trình giáo dục giới tính tương
đối đầy đủ, bao hàm những kiến thức các vấn đề về giới tính nhằm giáo dục cho HS
phát triển nhân cách một cách có định hướng theo sự phát triển của một xã hội hiện
đại văn minh.
* Ý kiến của GV về thời gian giáo dục giới tính

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy thời gian giáo dục giới tính chưa được thực
hiện đúng, đủ theo các hướng dẫn thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục giới
tính hiện hành của Bộ giáo dục giới tính.
* Nhận thức của GV về trách nhiệm giáo dục giới tính cho HS
Xác định trách nhiệm của “nhà trường” có 100% GV lựa chọn. Điều đó cho
thấy việc nhận thức trách nhiệm của GV ở mức cao nhất.
2.2.2. Nhận thức của của học sinh về giáo dục giới tính trong nhà trường
* Ý kiến của GV về thái độ đối với việc học tập kiến thức về giáo dục giới
tính của HS:
Có 72,0% ý kiến đánh giá của GV về thái độ học tập của HS trong giáo dục
giới tính là “rất thích”. Đây là một yếu tố thuận lợi đảm bảo cho công tác giáo dục
giới tính cho HS bậc THCS đạt hiệu quả cao, đó cũng là một trong những yếu tố
góp phần phát huy nhận thức của HS đối với những chuyên đề cần giáo dục.
* Kiến thức chung của HS về giới tính:
Ở mức độ “rất đầy đủ” có 25,6% HS tự cho là mình hiểu biết rất đầy đủ các
kiến thức chung về giới tính, ở mức độ “chưa đầy đủ” có 58.8% lựa chọn. Bên cạnh
đó, có 16,0% HS tự nhận rằng các em biết “rất ít” và 1,6% cho là các em “hoàn toàn
không biết” các kiến thức chung về giới tính.


9
* Kiến thức của HS về giáo dục giới tính:
Những kiến thức cơ bản về giới tính: có 4,4% HS tự cho là biết rất đầy đủ,
39,2 % biết chưa đầy đủ, 48,8% biết rất ít, 8,0% hoàn toàn không biết
* Hiểu biết của HS về một số mục tiêu giáo dục giới tính:
Giáo dục những đặc điểm về tâm lí 67,6%, biết những đặc điểm sinh lí cơ thể
64.8%, biết cách giao tiếp với bạn khác giới 60,0%, biết cách tự chăm sóc mình
69,2%, biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh 70,0%.
* Hiểu biết chung của HS về đặc điểm sinh lí giới tính của bạn khác giới:
Không có HS nào cho là mình biết rất rõ về đặc điểm sinh lí của bạn khác

giới. Chính điều này đã dẫn đến có hành vi cư xử sai lệch trong giao tiếp với bạn
khác giới và kích thích sự tò mò trong đời sống sinh lí của tuổi vị thành niên.
* Hiểu biết của HS về nguồn lây nhiễm của HIV:
Có 87,2% HS chọn “truyền máu”, 93,2% HS chọn “quan hệ tình dục”,
96,0%HS chọn “tiêm chích ma túy” là nguồn lây nhiễm HIV. Điều đó có nghĩa là
đa số HS đã nắm được các kiến thức cơ bản về nguồn lây nhiễm HIV để có ý thức
phòng tránh hiệu quả sự xâm nhập của vi rút chết người này cho bản thân.
* Thái độ đối với việc học tập kiến thức về giáo dục giới tính của HS:
Có 77,6% HS tự đánh giá thái độ học tập của bản thân là “rất thích”, đa số
các em muốn tiếp thu kiến thức về giới tính một cách khoa học và nghiêm túc nhằm
ứng dụng vào đời sống xã hội như:
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính
2.2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính và việc thực hiện
chương trình theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chương trình lồng ghép
ở 2 môn Sinh học và GDCD)
Bảng 2.18. Khảo sát việc thực hiện chương trình môn GDCD (các bài có nội
dung giáo dục giới tính)
HS

GV

Tên bài
TS

SL

TL

TS


SL

TL

Xây dựng tình bạn trong sáng

250

154

61,6

7

7

100%

Phòng chống tệ nạn xã hội

250

179

71,6

7

7


100%

Phòng chống nhiễm HIV/AIDS

250

156

62,4

7

7

100%

Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân

250

109

43,6

7

7

100%


Sống có đạo đức và tuân theo pháp
250 136 54,4
7
7
100%
luật
Việc lồng ghép thể hiện trong 5 bài có nội dung tương ứng ở bảng 2.18. GV
GDCD đã thực hiện đầy đủ 100% các bài theo qui định.


10
2.2.3.2. Thực trạng quản lý việc giảng dạy và công tác tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục giới tính
* Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch và phân công GV giảng dạy giáo
dục giới tính:
Bảng 2.20. Thực trạng lập kế hoạch quản lí giáo dục giới tính cho HS
Mức độ
TT

1
2
3

Kế hoạch

Giáo dục thông qua dạy học
Giáo dục thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp
Giáo dục thông qua hoạt động
ngoại khóa


Thường
Thi
Chưa
xuyên thoảng làm
(3đ)
(2đ)
(1đ)

Điểm
TB

Xếp
bậc

60

20

20

2.4

2

45

32

25


2.24

3

35

36

29

2.06

4

4

Qua sinh hoạt tập thể

10

35

55

1.55

5

5


Theo chủ đề, ngày lễ lớn

65

20

15

2.5

1

Qua bảng 2.20 chúng ta thấy: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục
giới tính cho HS được thực hiện đa dạng, phong phú.
Bảng 2.21. Tình hình phân công GV giảng dạy giáo dục giới tính
Tình hình GV giảng dạy giáo dục giới
Tổng số
Tần số Tỉ lệ (%)
tính
GV môn GDCD

60

34

56,7

GV môn sinh học


60

58

96,7

GV TPT Đội

60

16

26,6

GV Bí thư chi đoàn

60

5

8,3

Có 96,7% GV môn sinh; 56,7% GV môn GDCD được phân công giảng dạy
giáo dục giới tính.


11
* Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và giờ lên lớp của GV:
Bảng 2.22. Khảo sát các biện pháp quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và quản lý
giờ lên lớp của GV

Tỉ lệ
Biện pháp quản lý
TS
SL
(%)
Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, ký duyệt giáo án định
60
35
58,3
kỳ
Quản lý giờ lên lớp của GV thông qua thời khóa biểu, sổ
60
30
50,0
đầu bài, dự giờ thăm lớp
Ban giám hiệu dự giờ các tiết dạy có nội dung giáo dục
60
32
53,3
giới tính
BGH tổ chức rút kinh nghiệm về nội dung và phương
60
20
33,3
pháp giảng dạy các bài về giáo dục giới tính
Tại các trường THCS của huyện Mỹ Đức, để quản lý việc thực hiện theo
chương trình BGH đã tổ chức quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, ký duyệt giáo án
định kỳ có 58,3% CBQL và GV xác nhận điều này.
* Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng GV:
Bảng 2.23. Khảo sát về việc tổ chức cho GV tham gia tập huấn về vấn đề giáo dục

giới tính
TS GV
Thời gian tổ chức tập huấn
SL
Tỉ lệ %
lớp 8,9
Một năm 1 lần

20

3

15,0

Hai năm 1 lần

20

2

10,0

Đôi khi

20

12

60,0


Chưa có

20

3

15,0

Tỉ lệ GV chọn đôi khi (không định kỳ) tổ chức tập huấn nhiều nhất 60,0%
cách tập huấn thông qua đội ngũ GV cốt cán (nhóm trưởng nhóm sinh, GDCD) của
mỗi trường, sau đó thì các GV này về triển khai lại trong đội ngũ GV phụ trách bộ
môn của trường mình. Đối với GV cốt cán, 15,0% cho rằng 1 năm có tập huấn 1
lần, 2 năm 1 lần có 10.0%.
* Thực trạng công tác tổ chức để thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính:
- Quản lý công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa:


12
Bảng 2.24. Khảo sát các hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính đã được
tổ chức ở trường
HS

Hoạt động
Bác sỹ trò chuyện và giải đáp thắc mắc
các vấn đề về sức khỏe sinh sản (1)
Chuyên gia tâm lý tư vấn, giải đáp thắc
mắc về tình bạn, tình yêu, tình dục (2)
Bác sỹ (hoặc chuyên gia tâm lý) trò
chuyện và giải đáp thắc mắc về tuổi
dậy thì (3)

Thầy cô giáo trò chuyện và giải đáp
thắc mắc về tình bạn, tình yêu, tình
dục, tuổi dậy thì (4)
Tổ chức các chuyên đề với đối tượng
HS nam riêng, nữ riêng(5)

GV

TS

SL

TL

TS

SL

TL

250

45

18,0

60

16


26,6

250

56

22,4

60

19

31,7

250

72

28,8

60

16

26,6

250

88


35,2

60

42

70,0

250

33

13,2

60

34

56,7

- Quản lý công tác tổ chức các hoạt động chính khóa:
Bảng 2.25. Khảo sát GV về các hình thức giáo dục giới tính trong hoạt động
chính khóa
Hình thức giáo dục giới tính

TS

SL

TL (%)


Lồng ghép vào môn GDCD và sinh học

60

59

98,3

Sinh hoạt chủ nhiệm

60

30

50,0

Sinh hoạt dưới cờ

60

38

63,3

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

60

29


48,3

Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh

60

59

98,3

- Quản lý công tác tổ chức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:


13
Bảng 2.26. Khảo sát GV về các hình thức tổ chức thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp
Mức độ
TT

Nội dung

Thường
xuyên

Chưa
thường
xuyên

Chưa

thực
hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo dục tình bạn, tình yêu

69

69

31

31

0

0


2

Giáo dục SKSS vị thành niên

66

66

35

35

0

0

3

Giáo dục đạo đức giới tính

45

45

55

55

0


0

4

Giáo dục nhu cầu giới tính

43

43

57

57

0

0

5

Giáo dục hành vi văn hóa giới tính

57

57

43

43


0

0

6

Giáo dục thực hiện bình đẳng giới

67

67

33

33

0

0

7

Giáo dục phòng tránh các bệnh lây lan
qua đường tình dục

59

59


41

41

0

0

8

Giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội

78

78

22

22

0

0

9

Phòng tránh lạm dụng tình dục

33


33

39

39

28

28

10

Loại bỏ định kiến về giới, phân biệt
giới

34

34

47

47

19

19

11

Tác hại của mang thai ngoài ý muốn


18

18

64

64

18

18

12

Các nội dung khác


14
2.2.3.3. Thực trạng quản lý về cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy giáo dục
giới tính
Bảng 2.27. Khảo sát CSVC hiện có của các trường phục vụ công tác
giáo dục giới tính
Tỷ lệ
Tài liệu, thiết bị
TS
SL
%
Sách, tài liệu phục vụ giáo dục giới tính


60

48

80,0

Ti vi

60

50

83,0

Đầu máy

60

50

83,0

Bẳng đĩa phục vụ giáo dục giới tính

60

20

33,0


Máy vi tính

60

47

78,0

Máy chiếu

60

51

85,0

Phòng học phù hợp

60

17

28,0

Tranh ảnh thực quan

60

28


47,0

Thiết bị khác

60

0

0

Qua quan sát thực tế trang thiết bị dạy học, tất cả các trường đều có trang bị
tivi, đầu máy, máy tính, máy chiếu.
Bảng 2.28. Khảo sát tình hình tài liệu giảng dạy giáo dục giới tính
Chưa đầy
Rất đầy đủ
Đầy đủ
đủ
Loại tài liệu
TS
SL

TL

SL

TL

SL

TL


Sách giáo khoa

60

0

0%

26

43%

32

53%

Tài liệu

60

1

2%

6

10,0
%


51

85%

Giáo trình

60

3

5%

8

13%

48

80%

Tranh ảnh

60

1

2%

9


15%

48

80%

Có thể thấy được đối tượng khảo sát tập trung lựa chọn “không đầy đủ” cho
gần như tất cả các loại tài liệu.
2.2.3.4. Thực trạng quản lý việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong
công tác giáo dục giới tính
* Tư vấn cho PHHS về nội dung giáo dục giới tính và thường xuyên trao
đổi với con em về các vấn đề giới tính:


15
Bảng 2.29. Khảo sát sự tư vấn của nhà trường và sự trao đổi của PHHS về việc
giáo dục giới tính HS
PHHS trao đổi với
Nhà trường tư vấn
HS
Mức độ
TL
TL
TS
SL
TS
SL
(%)
(%)
Rất thường xuyên


200

18

9,0

200

12

6,0

Thường xuyên

200

22

11,0

200

66

33,0

Đôi khi

200


78

39,0

200

111

56,0

Không có

200

80

40,0

200

9

4,5

Trung bình

0,88

1,40


Có đến 79,0% PHHS nhận xét “không có” và “đôi khi có” được nhà trường
tư vấn, như vậy nhà trường đã bỏ ngỏ một kênh thông tin quan trọng để phối hợp
giáo dục giới tính rất to lớn của cha mẹ.
* Nâng cao nhận thức cho PHHS quan tâm đến tuổi dậy thì và giáo dục
giới tính cho HS:
Bảng 2.30. Khảo sát về sự quan tâm của PHHS về tuổi dậy thì và việc giáo dục
giới tính cho con em
Mức độ

Tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính

TS
SL

TL

SL

TL

Rất quan tâm

200

107

53,5


108

54,0

Quan tâm

200

70

35,0

69

34,5

Bình thường

200

18

9,0

18

9,0

Không quan tâm


200

2

1,0

2

1,0

Như vậy có 53,5% PHHS rất quan tâm, 35,0% quan tâm, tuy vẫn có một bộ
phận nhỏ 9,0% cho là bình thường thậm chí 1,0% không quan tâm.
* Cung cấp kiến thức giáo dục giới tính cho PHHS:


16
Bảng 2.31. Khảo sát nguồn cung cấp kiến thức giáo dục giới tính cho PHHS
TL
Nguồn cung cấp kiến thức giáo dục giới tính
TS
SL
(%)
Nghe, xem đài

200

98

48,5


Sách báo tài liệu

200

135

67,5

Kinh nghiệm bản thân

200

144

72,0

Bạn bè đồng nghiệp

200

38

19,0

Nhà trường

200

3


1.5

Đa số PHHS chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân để giáo dục con mình 72.0%.
Nguồn kiến thức phổ biến nhất là sách báo, tài liệu thì 67,5% PHHS có tiếp cận,
48,5% nghe, xem đài, 19,0% tìm hiểu thông qua bạn bè đồng nghiệp.
Bảng 2.32. Khảo sát thái độ của PHHS khi con em có thắc mắc về giới tính
Thái độ
TS
SL
TL(%)
Sẵn sàng giải thích

200

70

35,0

Giải thích qua loa

200

93

46,5

Né tránh

200


30

15,0

Không giải thích

200

2

1,1

Có 1,1% PHHS không giải thích; 15.0% né tránh, 46,5% giải thích qua loa,
chỉ có 35,0% PHHS có thái độ tích cực là sẵn sàng giải thích cho con em.
2.2.3.5. Thực trạng quản lý việc tham gia giáo dục giới tính của các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường
Bảng 2.33. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giới tính
Mức độ thực hiện (%)
TT
Lực lượng
Thường xuyên Thi thoảng Chưa bao giờ
1

Đoàn thanh niên

40

60


0

2

GV chủ nhiệm

85

15

0

3

GV bộ môn

40

54

6

4

Tập thể lớp

15

55


30

5

Hội PHHS

0

40

60

6

Hội khuyến học

0

22

78

7

Nhân viên nhà trường

0

35


65

8

Gia đình HS

0

24

76

9

Chính quyền nơi cư trú

0

11

89


17
Qua bảng 2.31 cho thấy các nhà trường đã quan tâm đến việc chỉ đạo và phối
hợp các lực lượng tham gia quản lí giáo dục giới tính HS.
2.3. Nhận xét chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Đức
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS
tại huyện Mỹ Đức, ta nhận xét chung như sau:

2.3.1. Ưu điểm
Phần lớn GV tán thành các hình thức giáo dục giới tính được khảo sát. Đa số
cán bộ GV thấy rõ được tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính.
BGH các trường có quan tâm quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ
lên lớp, dự giờ rút kinh nghiệm về công tác giáo dục giới tính.
Việc quản lý công tác tổ chức giáo dục giới tính thông qua các hoạt động
chính khóa, ngoại khóa thực hiện với nhiều hình thức khá phong phú.
Thái độ học tập của HS khi được giáo dục giới tính là nghiêm túc, phần lớn
HS có sự hiểu biết về các bệnh xã hội liên quan đến vấn đề giới tính hiện nay.
Một bộ phận PHHS có sự hiểu biết về các vấn đề giới tính và có sự trao đổi
thường xuyên với con em mình đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục
giới tính cho HS. Đồng thời họ cũng nhận thức được trách nhiệm đối với việc giáo
dục giới tính cho con em mình.
2.3.2. Hạn chế
Chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chuyên sâu từ Phòng giáo dục để tổ chức có
hiệu quả cao đối với việc giáo dục giới tính.
BGH các trường chưa có kế hoạch riêng, kế hoạch cụ thể nhằm quản lý việc
chuẩn bị bài lên lớp.
CSVC nhằm đáp ứng cho công tác giáo dục giới tính còn nghèo nàn, thiếu bổ
sung, thiếu phòng học phù hợp phục vụ giáo dục giới tính.
Công tác giáo dục giới tính gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được các tổ
chức xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục.
Việc liên kết, phối hợp chặt chẽ ba lực lượng gia đình, nhà trường, các tổ
chức xã hội chưa được thực hiện một cách nghiêm túc
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Nhận thức về giới tính và hoạt động giáo dục giới tính của cán bộ, GV,
PHHS và các tổ chức xã hội còn hạn chế về nhiều mặt.
Chương trình các môn học ở cấp THCS hiện nay vẫn còn quá nặng, HS phải
chịu áp lực học tập rất cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ học tập, thi cử.
Kinh phí phục vụ công tác giáo dục giới tính hầu như không có.

Công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc giáo dục giới tính chưa được
thực hiện.


18
Kết luận chương 2
Hiện nay hoạt động giáo dục giới tính cho HS trường THCS huyện Mỹ Đức
vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nội dung và hình thức tổ chức giáo dục
giới tính cho HS còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc quản lý hoạt động giáo dục giới
tính của đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng giáo dục khác còn chưa đi vào nề nếp
và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường.
Hoạt động giáo dục giới tính chưa thực hiện một cách toàn diện khoa học,
chưa có chiều sâu, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ
CBQL, GV huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục
giới tính và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường THCS.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học
cơ sở huyện Mỹ Đức
3.2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên nhà trường
về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

* Mục tiêu biện pháp:
100% CBGV, CNV và HS trong nhà trường, có những hiểu biết cơ bản về
giáo dục giới tính, coi giáo dục giới tính là một nội dung giáo dục toàn diện cho HS
trong nhà trường.
* Nội dung hực hiện:
Tuyên truyền, trang bị, cung cấp các kiến thức cơ bản về giới và giới tính,
tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng giới xóa bỏ phân biệt giới và định kiến
về giới.
* Cách thức thực hiện:
- Tổ chức huy động, tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến giới tính;
- Chỉ đạo việc phổ biến, trang bị các kiến thức về giới tính thông qua việc
phát tài liệu tự nghiên cứu và viết báo cáo thu hoạch, thảo luận, thi tìm hiểu….


19
- Đổi mới PPDH, giáo dục giới tính nhằm thu hút HS tham gia.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Bản thân người Hiệu trưởng luôn ý thức được công tác nâng cao năng lực
nhận thức về giới tính và công tác giáo dục giới tính.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính một cách hệ
thống, chặt chẽ, có hiệu quả và đồng bộ.
- Phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia
tâm lý, y tế trên địa bàn để giáo dục giới tính cho HS có hiệu quả.
3.2.2. Quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ,
giáo viên
* Mục tiêu biện pháp:
Chính vì vậy để có những GV làm tốt công tác giáo dục giới tính cho HS,
ngoài vấn đề nhận thức thì việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho những
đối tượng này cũng là một hoạt động quan trọng, cần thiết trong quản lý hoạt động
giáo dục giới tính.

* Nội dung thực hiện:
Trước hết phải lên kế hoạch cho công tác đào tạo-bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt
động giáo dục giới tính cho đội ngũ GV của trường theo từng kỳ học, năm học..
* Cách thức thực hiện:
Xây dựng phiếu khảo sát nhu cầu bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, kĩ
năng giáo dục giới tính cho HS THCS để GV xác định.
Tập hợp nguyện vọng của GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
bồi dưỡng nâng cao năng lực về giáo dục giới tính.
* Điều kiện thực hiện:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV của các nhà trường
cũng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi năm học.
Nhà trường cần có nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.
3.2.3. Chỉ đạo tổ chức chuyên môn tích hợp nội dung giáo dục giới tính
thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế
*Mục tiêu biện pháp:
Là nâng cao chất lượng việc giảng dạy lồng ghép các nội dung giáo dục giới
tính trong chính khóa.
Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính
thông qua các buổi thực hành của những môn học chiếm ưu thế.
* Nội dung thực hiện:
Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định nội dung giáo dục giới tính.
Xác định quy trình nội dung tích hợp đối với từng môn học cụ thể.
Xác định các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.


20
* Cách thức thực hiện:
Chỉ đạo GV soạn giáo án bài giảng sao cho vừa đảm bảo đủ nội dung
chương trình, vừa có sự đổi mới về phương pháp, hình thức giảng dạy.
Chỉ đạo GV tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học có tích hợp nội dung giáo

dục giới tính bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thu thông tin phản hồi từ HS để đánh giá hiệu quả của giờ dạy.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Bản thân người hiệu trưởng phải nắm vững lí luận về lập kế hoạch nói
chung, lập kế hoạch giáo dục nói riêng.
- Hiệu quả phải nắm vững thực tế tình hình chất lượng đội ngũ trong nhà
trường, tình hình tài chính, khả năng, điều kiện… của nhà trường có thể đáp ứng
cho việc thực hiện kế hoạch.
3.2.4. Tăng cường tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp
nội dung giáo dục giới tính
* Mục tiêu biện pháp:
Thu hút tất cả các em tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập
thể, từ đó hình thành trong các em thái độ tích cực với hoạt động này.
* Nội dung thực hiện:
Xác định các chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung giáo
dục giới tính cần triển khai, đối tượng khối lớp thực hiện.
Xác định kế hoạch thực hiện lồng ghép giáo dục giới tính thông qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
* Cách thức thực hiện:
Chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho HS
trong nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Kế hoạch cần lưu ý tới các điều kiện con người, tài chính, CSVC… để xây
dựng nội dung phong phú, lôi cuốn HS tham gia, có tính GD cao.
Kế hoạch giáo dục giới tính cần thể hiện rõ: Chủ đề hoạt động, mục tiêu hoạt
động, nội dung giáo dục giới tính thông qua các hoạt động, hình thức tổ chức hoạt
động… tiêu chí đánh giá kết quả.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Người xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động GD phải am hiểu lý thuyết
về các hình thức hoạt động và vận động một cách sáng tạo, khéo léo vào thực tế.
Các trang thiết bị, CSVC, kinh phí phải được trang bị đầy đủ thì mới tổ chức

được các hình thức hoạt động khác nhằm thu hút HS tham gia.
3.2.5. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong
hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
* Mục tiêu biện pháp:
Tham gia công tác giáo dục HS không chỉ có GV mà còn rất nhiều lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường.


21
* Nội dung thực hiện:
Thống nhất các lực lượng về mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính cho HS
THCS.
Thống nhất về kế hoạch, cách thức thực hiện, các hình thức tổ chức hoạt động
giáo dục giới tính.
* Cách thức thực hiện:
- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Các lực lượng giáo dục đều có nhận thức và thái độ quan tâm tới công tác
giáo dục giới tính cho HS.
3.2.6. Tăng cường kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác giáo dục giới
tính
* Mục tiêu biện pháp
Tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, tài liệu cho hoạt động,
từ đó tạo niềm tin cho các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục giới tính
cho HS có hiệu quả.
* Nội dung thực hiện
Khai thác các nguồn lực để đảm bảo được kinh phí hoạt động.
Xây kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới, bổ sung CSVC cho hoạt
động giáo dục giới tính trong nhà trường.

* Cách thức thực hiện
Huy động xây dựng quỹ hoạt động giáo dục giới tính từ nhiều nguồn.
Ngoài ra có thể thực hiện xã hội hóa giáo dục thông qua kinh phí tài trợ của
các tổ chức, doanh nghiệp.
* Điều kiện thực hiện
Xây dựng được các kế hoạch thu chi tài chính chi cho nội dung hoạt động giáo
dục rõ ràng, đúng nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Có kế hoạch tăng cường CSVC và thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động
giáo dục giới tính.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường THCS hiện nay.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Công tác giáo dục giới tính tại các trường THCS tại huyện Mỹ Đức thực hiện
có hiệu quả hơn trong thời gian tới, các biện pháp nêu trên có vai trò, vị trí không
ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện
cho nhau, không nên xem nhẹ hay bỏ qua một biện pháp nào. Mục đích của các biện
pháp là nhằm phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong nhà
trường qua đó tác động toàn diện đến nhận thức, thái độ hành vi về giới tính của HS
theo mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.


22
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết các biện pháp đã đề xuất ở trên,
chúng tôi thu được kết quả như sau.
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết các biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết
Rất cần
Ít cần
Điểm Thứ
TT

Biện pháp
Cần thiết
thiết
thiết
TB
bậc
SL
%
SL
%
SL %
1 Biện pháp 1
41 37.3 67
60.9
2
1.8 2.36
2
2 Biện pháp 2
47 42.7 53
48.2
10 9.1 2.34
4
3 Biện pháp 3
50 45.5 59
53.6
1
0.9 2.45
1
4 Biện pháp 4
35 31.8 67

60.9
8
7.3 2.25
6
5 Biện pháp 5
44 40.0 61
55.5
5
4.5 2.35
3
6 Biện pháp 6
45 40.9 55
50.0
10 9.1 2.32
5
Qua bảng số liệu ở bảng 3.1 cho thấy mức độ tính cần thiết của các biện pháp
đã đề xuất đều ở trên mức trung bình 2,0 điểm. Điểm bình quân cho mức độ cần
thiết đạt từ 2,25 điểm đến 2,45 điểm. Điều đó cho thấy mức độ cần thiết của các
biện pháp đã đề xuất là khá cao.
Tương tự như vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ khả thi của các biện
pháp đề xuất và thu được kết quả như sau.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết
Rất cần
Ít cần
Điểm Thứ
TT
Biện pháp
Cần thiết
thiết

thiết
TB
bậc
SL
%
SL
%
SL %
1 Biện pháp 1
31
28.2
76 69.1
3
2.7 2.25
2
13.
2 Biện pháp 2
53
48.2
42 38.2 15
2.35
1
6
3 Biện pháp 3
32
29.1
70 63.6
8
7.3 2.22
5

4 Biện pháp 4
20
18.2
80 72.7 10 9.1 2.09
6
5 Biện pháp 5
36
32.7
64 58.2 10 9.1 2.24
3
6 Biện pháp 6
33
30.0
69 62.7
8
7.3 2.23
4
Qua bảng số liệu ở bảng số liệu trên cho thấy mức độ tính khả thi của các
biện pháp đã đề xuất đều ở trên mức trung bình 2,0 điểm. Điểm bình quân cho mức
độ cần thiết đạt từ 2,09 điểm đến 2,35 điểm. Điều đó cho thấy mức độ khả thi của
các biện pháp đã đề xuất cũng được đánh giá cao.


23
Kết luận chương 3
Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho HS THCS trên địa bàn huyện Mỹ
Đức phải được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về giáo dục giới tính mục tiêu giáo
dục, nội dung giáo dục, nguyên tắc phương pháp giáo dục và thực hiện đúng các
chức năng quản lý và nguyên tắc, phương pháp quản lý.
Tác giả luận văn dựa trên khung lý thuyết, kết quả khảo sát thực trạng đã đề

xuất được 6 biện pháp giáo dục giới tính cho HS THCS. Các biện pháp đề xuất có
mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong thực hiện mục
tiêu giáo dục giới tính ở trường THCS.
Qua khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề tài đề xuất là phù hợp, cần thiết
và có tính khả thi cao, bước đầu giúp quản lý tốt hoạt động GDGT ở các trường
THCS ở địa bàn huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục giới tính góp phần giáo dục sức khỏe, chống lại các bệnh tật, nhất là
đường tình dục, giáo dục về tính dục, giáo dục về tình yêu, hôn nhân và gia đình, về
sự sinh sản, giáo dục về thái độ tôn trọng đối với những người khác giới.
Qua nghiên cứu thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các
trường THCS tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy:
- Ban giám hiệu các trường có quản lý việc thực hiện chương trình của Bộ
nhưng chưa sâu, các bài có nội dung giáo dục giới tính về cơ bản được giảng dạy đủ
nhưng không đạt chất lượng tốt, chưa sinh động, tự nhiên. Việc quản lý công tác
chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp còn sơ sài, thiếu rút kinh nghiệm về nội
dung và phương pháp giảng dạy các bài có nội dung giáo dục giới tính.
- Việc quản lý công tác bồi dưỡng GV diễn ra chưa thường xuyên, GV thiếu
cập nhật kiến thức hàng năm.
- Một số ít PHHS có trao đổi các vấn đề về luân lý nhằm giáo dục đạo đức
cho con em mình. Tuy nhiên phần đông PHHS trong địa bàn nghiên cứu là nông
dân và lao động phổ thông nên việc giáo dục gần như phó mặc cho nhà trường và
do kiến thức hạn chế về các vấn đề giới tính nên việc giáo dục giới tính ở gia đình
HS gần như chưa được thực hiện
Dựa trên khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đã đề xuất
được 6 biện pháp giáo dục giới tính cho HS THCS. Các biện pháp đề xuất có mối
quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong thực hiện mục tiêu
giáo dục giới tính ở trường THCS.



24
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các trường trung học cơ sở
- Phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và tổ
chức giáo dục giới tính cho HS bậc THCS.
- Hiệu trưởng phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc
quản lý và tổ chức giáo dục giới tính cho HS bậc THCS, nhất là HS khối lớp 8, 9
trong điều kiện văn hóa, xã hội hiện nay.
- Không ngừng nâng cao trình độ nhận thức cho GV làm công tác giáo dục
giới tính, tư vấn cung cấp kiến thức cho PHHS, tổ chức phối hợp tốt giữa gia đình,
nhà trường và xã hội.
- Huy động các nguồn kinh phí bằng cách đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục tạo
điều kiện cho công tác giáo dục giới tính phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của
các hoạt động giáo dục giới tính.
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức
- Chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính ở
các trường THCS.
- Tham mưu với UBND huyện đầu tư CSVC, trang bị các thiết bị dạy học đầy
đủ, chỉ đạo các trường xây dựng dự toán kinh phí cho công tác giáo dục giới tính.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính ở trường
THCS nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho HS.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội
- Hàng năm tổ chức các chuyên đề tập huấn cho GV về công tác giáo dục
giới tính.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan để mở rộng các kênh truyền thông,
tư vấn, tận dụng các nguồn kinh phí tài trợ để đẩy mạnh giáo dục giới tính cho
các trường.
- Đối với chương trình giáo dục giới tính cần đưa vào nội dung, kế hoạch

thường xuyên hàng năm bằng nhiều hình thức nhằm giúp đội ngũ GV bắt kịp xu thế
phát triển chung của xã hội.
2.4. Đối với Bộ GD&ĐT
- Cần có các văn bản, qui định hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện nội dung
chương trình chính khóa và ngoại khóa phù hợp với từng lứa tuổi, cân đối thời gian
một cách hợp lý.
- Cần biên soạn thêm các tài liệu hỗ trợ cho GV và HS là điều hết sức cần
thiết trong tình hình hiện nay.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giới tính.



×