Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường thpt tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 131 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN QUỐC TUẤN





QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƢỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC










THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN QUỐC TUẤN




QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƢỜNG THPT TỈNH THÁI BÌNH


Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HUẾ





THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Quốc Tuấn
Công tác tại: Trƣờng Trung học phổ thông Bắc Đông Quan, huyện
Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình.
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần
Thị Minh Huế.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong các luận văn khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả




Nguyễn Quốc Tuấn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn quý các Cô, các Thầy của
T , các quý thầy cô đã trực tiếp tham gia
giảng dạy lớp cao học K20, cung cấp các kiến thức cơ bản, sâu sắc, động viên
cho học viên K20 nói chung và cho tác giả luận văn nói riêng trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và triển khai đề tài.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Minh Huế, ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ, bổ sung kiến thức và phƣơng pháp luận
để tác giả hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Bình, các
phòng ban, cán bộ quản lý các trƣờng THPT huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái
Bình, các đồng nghiệp và học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn
thành luận văn này.
gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ
dẫn, đóng góp ý kiến quí báu của quý các Cô, các Thầy, cán bộ quản lý các
trƣờng, các đồng nghiệp và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả



Nguyễn Quốc Tuấn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Cấu trúc luận văn 5
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG 6
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Ở nƣớc ngoài 6
1.1.2. Ở Việt Nam 12
1.2. Những khái niệm công cụ 14
1.2.1. Tƣ vấn 14
1.2.2. Hƣớng nghiệp 14
1.2.3. Hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh THPT 14
1.2.4. Quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS ở trƣờng THPT 15

1.3. Một số vấn đề lý luận về công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng
trung học phổ thông 17
1.3.1. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục trung học phổ thông 18
1.3.3. Hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng trung học phổ thông 19
1.4. Quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng THPT 29
1.4.1. Cơ sở pháp lí 29
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng THPT 31
1.4.3. Các phƣơng pháp quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp 35
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lí hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp 36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
HƢỚNG NGHIỆP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH THÁI BÌNH 39
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 39
2.1.1. Khái quát tình hình địa lí, kinh tế, xã hội và giáo dục tỉnh Thái Bình 39
2.1.2. Mục tiêu khảo sát 41
2.1.3. Nội dung khảo sát 41
2.1.4. Khách thể khảo sát 41
2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát 41
2.1.6. Thời gian khảo sát 42
2.2. Thực trạng vấn đề chọn nghề của học sinh THPT 42
2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và quản lý
hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT 45
2.3.1. Nhận thức về tƣ vấn hƣớng nghiệp của học sinh 45

2.3.2. Nhận thức về tƣ vấn hƣớng nghiệp của cán bộ quản lí và GV 45
2.4. Thực trạng hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng
THPT tỉnh Thái Bình 49
2.4.1. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ tƣ vấn hƣớng nghiệp 49
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh
ở trƣờng THPT 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp 51
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở
trƣờng THPT tỉnh Thái Bình 52
2.5.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp 52
2.5.2. Thực trạng phƣơng pháp quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp 54
2.5.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp 55
2.6. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 59
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH THÁI BÌNH 60
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục 60
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 61
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 62
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tính toàn diện 62
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 63
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học

sinh ở trƣờng THPT tỉnh Thái Bình 63
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về tƣ vấn hƣớng nghiệp cho giáo viên,
học sinh và phụ huynh học sinh 63
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tƣ vấn hƣớng nghiệp phù hợp với điều kiện
tổ chức của nhà trƣờng, điều kiện địa phƣơng và nhu cầu của học sinh 68
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp theo
hƣớng đáp ứng yêu cầu thực tiễn 71
3.2.4. Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động
tƣ vấn hƣớng nghiệp 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
3.2.5. Phối hợp và huy động hiệu quả các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà
trƣờng tham gia hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh 80
3.2.6. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp 82
3.2.7. Bồi dƣỡng năng lực tƣ vấn hƣớng nghiệp cho giáo viên, tƣ vấn viên 83
3.2.8. Xây dựng và sử dụng hiệu quả các địa chỉ tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho học sinh 84
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp 85
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 86
3.4.1. Mục tiêu 86
3.4.2. Cách thức khảo nghiệm 86
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1. Kết luận 90
2. Khuyến nghị 92
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 92
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình 92

2.3. Đối với các trƣờng trung học phổ thông ở tỉnh Thái Bình 93
2.4. Đối với trung tâm Hƣớng nghiệp và GDTX các huyện 93
2.5. Đối với gia đình học sinh 93
2.6. Đối với địa phƣơng 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQLGD
: Cán bộ quản lý giáo dục
GD & ĐT
: Giáo dục và Đào tạo
GDHN
: Giáo dục hƣớng nghiệp
GV
: Giáo viên
HS
: Học sinh
THPT
: Trung học phổ thông
TVHN
: Tƣ vấn hƣớng nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQLGD và GV về ý nghĩa của hoạt động tƣ
vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT 46
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung của hoạt động tƣ
vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT 47
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung quản lý hoạt
động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT 48
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho
học sinh ở trƣờng THPT 49
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học
sinh ở trƣờng THPT 50
Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho học sinh 51
Bảng 2.7. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho học sinh 52
Bảng 2.8. Thực trạng phƣơng pháp quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng
nghiệp cho học sinh 54
Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp cho học sinh 56
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp 87


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Thực trạng vấn đề chọn nghề của học sinh THPT 43
Biểu đồ 2.2: Mức độ tin tƣởng lựa chọn hƣớng nghiệp của học sinh ở các
trƣờng THPT 44


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục phổ thông là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong đó, giáo dục
hƣớng nghiệp có vai trò quan trọng với mong muốn góp phần vào việc nâng
tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào những năm tới. Chính vì vậy mà công
tác giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh ngày càng đƣợc chú trọng ở trong
nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã hội. Từ năm 2001, nhấn mạnh về vai trò của
công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp đối với sự phát triển nguồn nhân lực, Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Coi trọng công tác hƣớng
nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi
vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả
nƣớc và từng địa phƣơng". Nhờ có những chủ trƣơng đúng đắn, hoạt động
giáo dục hƣớng nghiệp trong các trƣờng THPT càng ngày càng thể hiện đƣợc
vai trò dẫn dắt học sinh đến với nghề nghiệp. Hoạt động giáo dục hƣớng
nghiệp nói chung, tƣ vấn hƣớng nghiệp nói riêng là một mắt xích không thể
tách rời của hệ thống giáo dục, có nhiệm vụ giúp học sinh lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của mình và nhu cầu, xu thế
phát triển của xã hội.
1.2. Những năm gần đây giáo dục hƣớng nghiệp đã có những bƣớc phát
triển rõ rệt. Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp đã trở thành một hoạt động giáo
dục chính thức trong nhà trƣờng và đã có những hình thức hoạt động khá

phong phú. Giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng đã trang bị cho học sinh
những hiểu biết nhất định về nghề nghiệp, có cơ hội tiếp cận, thử sức với
nghề, đồng thời đƣợc thực hành lao động nghề nghiệp để kiểm chứng nguyện
vọng và sở thích cá nhân cũng nhƣ củng cố những lý luận khoa học đã đƣợc
học. Giáo dục hƣớng nghiệp cũng đã góp phần thực hiện phân luồng học sinh,
chuẩn bị cho một bộ phận học sinh có đƣợc một số kỹ năng cơ bản để có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
tham gia lao động sản xuất khi chƣa có điều kiện học tiếp. Tuy nhiên, do điều
kiện khó khăn và do nhiều yếu tố tác động (cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố
khách quan) nên chất lƣợng và hiệu quả giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh
chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
1.3. Chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng nói chung
hiện nay mới chỉ chú trọng vào việc cung cấp kiến thức về nghề mà chƣa phân
tích kĩ nhu cầu xã hội, đặc biệt chƣa giúp học sinh nhận rõ đƣợc năng lực cũng
nhƣ điều kiện của mình nên nhiều học sinh còn lúng túng trong việc chọn
nghề; các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc mở ra và phát triển với nhiều
hình thức, cách thực hiện khác nhau song hiệu quả chƣa cao, chƣa giải quyết
đƣợc những đòi hỏi chính đáng của học sinh THPT. Mặt khác chính những
hoạt động tƣ vấn không đƣợc hoạch định nên nhiều khi khiến cho học sinh
nhƣ lạc vào ma trận khi chọn nghề.
Tỉnh Thái Bình hiện có 39 trƣờng trung học phổ thông với khoảng gần
59 nghìn học sinh, nhu cầu về hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp hàng
năm rất lớn. Nhiều tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp hoạt động với nhiều hình thức
khác nhau, các cơ quan chỉ đạo khác nhau nhƣng phần lớn các hoạt động đƣợc
thực hiện theo phong trào và thƣờng diễn ra vào một thời điểm nên không
tránh khỏi tình trạng đơn điệu, nhàm chán, chồng chéo. Các hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp chƣa thực sự đem lại niềm tin cho học sinh. Sự đòi hỏi về giáo

dục hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng ngày một bức
thiết. Chúng tôi cho rằng phải có những thay đổi quan trọng trong công tác
điều hành quản lí thì hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp mới thể hiện đúng vai trò
của nó trong xu thế lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT ở Thái Bình.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lí hoạt động tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh trường THPT tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên
cứu luận văn cao học của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng
nghiệp cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông (THPT) tỉnh Thái Bình.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT
tỉnh Thái Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho học sinh ở trƣờng THPT tỉnh Thái Bình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp
cho học sinh ở trƣờng THPT
4.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và thực trạng
quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh THPT ở tỉnh Thái Bình
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho
học sinh ở trƣờng THPT tỉnh Thái Bình.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục phát triển toàn diện nhân cách con
ngƣời thời kì CNH-HĐH gắn với yêu cầu của thị trƣờng nghề nghiệp.
Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học
sinh THPT trong mối quan hệ với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ngƣời
giáo viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ
thông, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục trung học phổ thông sau 2015 là
phân hóa sâu và định hƣớng nghề nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Nghiên cứu đề tài trên quan điểm phát triển, quan điểm tiếp cận hoạt
động và nhân cách. Để giúp học sinh có định hƣớng đúng trong lựa chọn nghề
cần chỉ đạo, tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục đa dạng trong và ngoài
nhà trƣờng với định hƣớng giáo dục hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp.
Nghiên cứu phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho giáo viên trung học phổ thông trên quan điểm tiếp cận giáo dục giá trị.
Thông qua việc tham gia, tổ chức hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp giúp giáo
viên hình thành và phát triển năng lực tƣ vấn nghề, giúp học sinh lựa chọn
đƣợc ngành nghề theo học phù hợp với điều kiện cá nhân, gia đình, địa
phƣơng và thị trƣờng việc làm của đất nƣớc. Qua đó, nâng cao giá trị nghề
nghiệp của giảng viên và giá trị giáo dục học sinh trung học phổ thông.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc, phƣơng pháp
lịch sử; phƣơng pháp lôgic để xây dựng sơ sở lí luận về quản lí hoạt động tƣ
vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT.
5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng phối hợp các phƣơng pháp điều tra (bằng phiếu hỏi và
phỏng vấn trực tiếp); phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp khảo nghiệm và
tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu thực trạng hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp
và quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT tỉnh
Thái Bình.
5.2.3. Các phương pháp bổ trợ
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp so sánh và kiểm định giả thuyết.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động tƣ vấn cho học sinh THPT
và biện pháp quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh THPT trong
đó chủ thể là hiệu trƣởng nhà trƣờng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu của mình tại các trƣờng
THPT tỉnh Thái Bình với sự tham gia của 3 đối tƣợng: giáo viên (bao gồm cả
cán bộ quản lí), học sinh và cha mẹ học sinh;
Nghiên cứu này cũng giới hạn hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp với học
sinh lớp 11 và 12 ở các trƣờng THPT huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình năm
học 2013-2014 .
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận về quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học
sinh ở trƣờng THPT.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và quản lí hoạt
động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT tỉnh Thái Bình.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lí hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học

sinh ở trƣờng THPT tỉnh Thái Bình.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Giáo dục THPT chịu ảnh hƣởng nhiều bởi yếu tố xã hội, yếu tố thị
trƣờng lao động; giáo dục mang tính giai cấp cho nên giáo dục hƣớng nghiệp
và tƣ vấn hƣớng nghiệp ở quốc gia nào thì phát triển theo xu hƣớng định
hƣớng nghề nghiệp cho học sinh theo đặc trƣng và nhu cầu thị trƣờng lao
động của quốc gia đó. Trong các nghiên cứu, vấn đề tƣ vấn hƣớng nghiệp ít
đƣợc nói tới mà chủ yếu đi sâu vào hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Dƣới
đây là một số nội dung lƣợc thuật về vấn đề nghiên cứu:
Về giáo dục hƣớng nghiệp: Giáo dục hƣớng nghiệp (GDHN) có từ lâu
đời và thƣờng gắn liền với cải cách và chấn hƣng giáo dục của các quốc gia.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia, với những đặc điểm và điều kiện khác nhau đều có
cách thực hiện các hoạt động tƣ vấn và cách thức giáo dục hƣớng nghiệp khác
nhau. Ở nhiều nƣớc, công tác hƣớng nghiệp đƣợc đặc biệt chú trọng bao gồm
cả tƣ vấn hƣớng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp. Ngành giáo dục của mỗi
quốc gia đều chủ động tổ chức hƣớng nghiệp ngay từ bậc Trung học cơ sở,
thậm chí ngay cả những bậc học thấp hơn. Cùng với nó, hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp đã đƣợc định hƣớng từ việc thiết kế chƣơng trình giáo dục trong
nhà trƣờng của mỗi quốc gia. Việc giảng dạy các môn năng khiếu, phát triển
thiên hƣớng thuộc về ƣu thế của mỗi cá nhân ở các bậc học, việc phân luồng
chuyên môn, phân ban trong giáo dục… xét về bản chất cũng là những biện

pháp hƣớng nghiệp [57].
Song song với hoạt động hƣớng nghiệp là những nghiên cứu về hƣớng
nghiệp. Điểm chung của các công trình nghiên cứu này là đều tập trung vào
việc cải cách mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
nâng cao hiệu quả dạy học lao động chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh phổ
thông, đặc biệt là những học sinh ở năm cuối của chƣơng trình giáo dục phổ
thông. Dƣới đây, chúng tôi xin điểm lại một số nét về hoạt động giáo dục
hƣớng nghiệp ở một số nƣớc:
- Hệ thống giáo dục của Cộng hòa liên bang Ðức tạo ra sự phân luồng
học sinh dựa trên khả năng cá nhân từ rất sớm. Những nghề đƣợc dạy là: kinh
tế gia đình, may, thủ công, cơ khí, sử dụng máy tính, vẽ kỹ thuật
- Ở Hoa Kỳ, mô hình giáo dục THPT rất đa dạng, nhằm làm cho quá
trình giáo dục hợp lý hơn với nhu cầu, khả năng cá nhân ngƣời học và lợi ích
cộng đồng. Tuy nhiên trong 15 năm trở lại đây, giáo dục nghề nghiệp cũng có
những thay đổi, từ việc chuẩn bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng
vào thị trƣờng lao động trong những nghề đòi hỏi trình độ thấp hơn trình độ
đại học đến nay đã chuyển hƣớng nhằm chuẩn bị cho học sinh những kiến
thức văn hóa, kỹ năng kỹ thuật và nghề nghiệp rộng hơn và nhấn mạnh vào tất
cả các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức của một ngành sản xuất dịch vụ nào
đó. Tích hợp giáo dục văn hóa và giáo dục nghề cũng đang là xu hƣớng chính
hiện nay ở bậc học THPT Hoa Kỳ.
- Ở Nhật Bản: Ngay từ thời kỳ Minh Trị, giáo dục hƣớng nghiệp đã phát
triển thành một bộ phận của giáo dục trung học. Cuối thế kỉ XIX, do yêu cầu
phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ phƣơng Tây hiện đại, Chính phủ nƣớc
này đặc biệt quan tâm đến đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp. Quá
trình công nghiệp hoá đất nƣớc, tập trung trƣớc hết vào công nghiệp nhẹ, bắt

đầu vào những năm 90 của thế kỉ XIX. Năm 1893, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã
đƣa ra các quy định về trƣờng bổ túc dạy nghề yêu cầu các trƣờng phải đào tạo
kỹ thuật đơn giản, xem đó là việc tiếp tục giáo dục tiểu học. Sau cuộc chiến
tranh Trung - Nhật (1899), một đạo luật về trƣờng dạy nghề đã đƣợc ban hành.
Trên cơ sở đạo luật đó, các trƣờng dạy nghề khác nhau đã đƣợc thành lập để
thực hiện việc đào tạo trong các khu vực chế tạo máy, nông nghiệp, thƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
mại, kinh doanh hàng hải và thƣơng mại, nuôi tằm, lâm nghiệp, thú y, công
nghiệp đánh cá Bằng cách này, giáo dục nghề nghiệp ở Nhật Bản đã phát
triển thành một bộ phận của giáo dục trung học và nhiều loại hình đào tạo về
nghề khác nhau đã tăng lên đáng kể. Nhiệm vụ chung của các trƣờng dạy nghề
là: Hình thành cho học sinh năng lực điều khiển; Phát triển các năng lực cá
biệt, phẩm chất và hành vi có lợi cho các công ty, doanh nghiệp; Qua hoạt
động hàng ngày, tiến hành giáo dục cá biệt nhằm phát triển nhân cách học
sinh. Các trƣờng dạy nghề ở Nhật Bản có những nhiệm vụ rất cụ thể, chẳng
hạn: Hƣớng dẫn học sinh chọn nghề theo các khuynh hƣớng, các năng lực
(trong quá trình dạy học); Phát triển hứng thú của học sinh theo các dạng lao
động khác nhau và rèn luyện kỹ năng cần thiết để học sinh thực hiện nhiệm vụ
đó (trong giờ thực hành); Hƣớng dẫn học sinh chọn nghề bằng môn học “Hoạt
động chuyên nghiệp”, bài học tự chọn ở trung học phổ thông (trong hoạt động
ngoại khoá).
Hoạt động hƣớng nghiệp ở các trƣờng THPT Nhật Bản thƣờng tập trung
vào việc: Giáo viên hƣớng dẫn, giúp đỡ, khuyên bảo từng học sinh để các em
định hƣớng nghề nghiệp; Tổ chức các hoạt động sƣ phạm nhằm kích thích sự
tự xác định nghề của học sinh; Đánh giá khách quan và chính xác năng lực và
những thuận lợi trong lao động sau này của từng học sinh; Liên hệ, cộng tác
với gia đình, địa phƣơng, các tổ chức xã hội làm công tác hƣớng nghiệp;

Cách thức tổ chức hoạt động hƣớng nghiệp thƣờng là: Hƣớng nghiệp
đƣợc tiến hành liên tục, có kế hoạch từ khi học sinh bắt đầu đến trƣờng trung
học phổ thông; Kế hoạch tƣ vấn nghề ở trƣờng trung học phổ thông (trong
suốt 3 năm); Trao đổi ngoại khóa (Ngoài các buổi tƣ vấn có kế hoạch) ở bất kì
thời gian nào miễn có lợi cho mục đích hƣớng nghiệp;
- Tại Thụy Điển: Bộ Giáo dục chỉ đƣa ra các đề cƣơng tổng quát cho
mỗi chƣơng trình, đồng thời cho phép giáo viên và học sinh bàn bạc cùng
quyết định với nhau nên học cái gì. Các môn tiếng Thụy Điển, tiếng Anh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Toán, Khoa học xã hội, và Khoa học tự nhiên là các môn bắt buộc trong mỗi
chƣơng trình, nhƣng đƣợc học trong bối cảnh nghề nghiệp riêng của từng
chƣơng trình. Có thể gọi đó là dạy hƣớng nghiệp lồng ghép vào các môn học
bắt buộc.
Ở Thụy Điển, thƣờng chỉ 1/3 số học sinh tốt nghiệp trung học đƣợc
chọn vào Đại học. Nhiều học sinh tham gia lực lƣợng lao động ngay sau khi
tốt nghiệp Trung học. Vì thế, ngay từ khi học trung học, học sinh đƣợc rèn
luyện phong cách để chuẩn bị trở thành ngƣời lao động trong nền kinh tế toàn
cầu theo 4 tiêu chí: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng, kỹ
thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem
solving) và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship).
Các phong cách này đƣợc rèn luyện thông qua việc từng nhóm học sinh thực
hiện các đồ án dƣới sự hƣớng dẫn của thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn
kèm theo các phân tích có tính phê phán (critical analysis). Ngoài ra, mỗi cộng
đồng dân cƣ đều có một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo địa phƣơng trong các
cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp thƣờng kỳ tổ chức nói chuyện cho học
sinh nghe về các nhu cầu kinh tế của cộng đồng trong đó nêu rõ các học sinh
nên đƣợc chuẩn bị nhƣ thế nào để sẵn sàng tham gia lực lƣợng lao động. Hội

đồng này sẽ nói rõ họ mong muốn những gì và họ cảm nhận học sinh nay đang
ở mức nào. Các doanh nghiệp địa phƣơng thƣờng hỗ trợ các phƣơng tiện, thiết
bị cho việc thực hành của học sinh, và sắp xếp tạo công ăn việc làm cho học
sinh tốt nghiệp [47]. Chúng tôi cho rằng đây chính là cách giáo dục hƣớng
nghiệp thiết thực, vững chắc cho học sinh.
Việc thiết lập và triển khai kế hoạch học tập của riêng mình đòi hỏi học
sinh phải sáng tạo và dám nghĩ dám làm. Có những buổi học chủ yếu tập cho
học sinh tinh thần dấn thân trong doanh nghiệp nhƣ học sinh đƣợc cho vay
một số tiền để mở doanh nghiệp thực sự trong cộng đồng, thƣờng dƣới dạng
dịch vụ trực tuyến (online services). Học sinh đƣợc vay tiền từ một ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
địa phƣơng dƣới sự bảo đảm của ban giám hiệu. Tiền vay phải đƣợc hoàn trả
cho ngân hàng trƣớc khi học sinh tốt nghiệp. Học sinh đƣợc thể nghiệm trong
các môi trƣờng:
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (doanh nghiệp, tổ chức xã hội);
+ Kết nối thị trƣờng đào tạo - việc làm (các trung tâm thông tin việc làm);
+ Hệ thống dịch vụ xã hội (các trung tâm giáo dƣỡng trẻ vị thành niên
có vấn đề khó khăn trong gia nhập xã hội…);
+ Các hệ thống khác (nhà tù, trung tâm cải tạo phạm nhân ) [18].
Về tƣ vấn hƣớng nghiệp: Hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp ở các quốc
gia phát triển thƣờng đƣợc thể chế hóa cả về các hoạt động và nhân lực.
- Tại Cộng hòa Pháp, có hai loại nhân lực tƣ vấn hƣớng nghiệp. Thứ
nhất là các nhà tƣ vấn - cố vấn hƣớng nghiệp (CO- conseillers d’orientation).
Những ngƣời này chiếm một số lƣợng lớn nhƣng phạm vi hoạt động có giới
hạn. Họ chỉ đƣợc phép làm các công việc tƣ vấn, hƣớng nghiệp ở những cấp
độ thông thƣờng mà ngƣời ta thƣờng gọi là tƣ vấn vòng ngoài. Thứ hai gọi là
các nhà tƣ vấn tâm lý hƣớng nghiệp (COP-conseillers d’orientation

psychologues). Họ đƣợc quyền thực hiện các nghiệp vụ tâm lý hƣớng nghiệp
chuyên sâu (tƣ vấn vòng trong), hỗ trợ trực tiếp việc ra quyết định về lựa chọn
ngành học, nghề nghiệp của cá nhân. Hiện nay ở Cộng hòa Pháp có 4 trung
tâm lớn độc quyền đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia đối với các
CO và các COP mà tiêu biểu là Viện nghiên cứu quốc gia về lao động và
hƣớng nghiêp (INETOP) thuộc Học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề
nghiệp (CNAM) tại Paris đào tạo khoảng 47% tổng số các CO và COP của
toàn nƣớc Pháp.
- Vƣơng quốc Anh: quyền đƣợc bảo đảm tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc
khẳng định trong “Bộ luật lao động và đổi mới công đoàn” năm 1993: “Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục…đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tƣ vấn nghề nghiệp cho
học sinh các trƣờng phổ thông và trƣờng cao đẳng, đại học”. Trong khi ở Đan
Mạch, quyền đƣợc đảm bảo tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc nêu trong “Bộ luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
hƣớng dẫn về lựa chọn giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp, 2003”. Cộng đồng
châu Âu cũng có Bản công bố 9286/04 do Ủy ban hiệp hội Châu Âu, 2004:
“Tất cả công dân châu Âu nên đƣợc tiếp cận với dịch vụ tƣ vấn tại bất kỳ thời
điểm nào trong cuộc đời, đặc biệt là đối với những cá nhân và nhóm ngƣời có
khả năng gặp rủi ro cao”. Vì vậy mà các phẩm chất đạo đức của cán bộ hƣớng
nghiệp rất đƣợc coi trọng nhằm: Bảo vệ quyền lợi của học sinh, ngƣời đƣợc tƣ
vấn; Hƣớng dẫn cán bộ hƣớng dẫn thực hiện công việc; Đảm bảo đƣợc chất
lƣợng và sự đồng bộ của dịch vụ; Đảm bảo sự phát triển liên tục về năng lực
chuyên môn của cán bộ hƣớng nghiệp. Một số nƣớc còn có yêu cầu cao hơn
đƣợc thể hiện trong bộ luật về đạo đức cho cán bộ hƣớng nghiệp. Chẳng hạn
bộ luật của Đan Mạch yêu cầu: Sự tôn trọng, tính độc lập, tính trong sáng, tính
bảo mật, tính khách quan trong công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp. [48]
Tóm lại: Trong các hệ thống giáo dục quốc dân ở nhiều nƣớc, các thiết

chế giáo dục hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp đã đƣợc xây dựng ở mọi
cấp học. Chính phủ các nƣớc cũng chú ý tạo ra các chính sách đồng bộ để duy
trì, củng cố các chức năng của giáo dục và tƣ vấn hƣớng nghiệp.
- Về pháp lý: các chính phủ và ngành giáo dục các nƣớc có các quy định
chặt chẽ, bắt buộc các cơ sở giáo dục và đào tạo phải xây dựng hoặc triển khai
các hoạt động giáo dục và tƣ vấn hƣớng nghiệp.
- Về tài chính: hàng năm, qua nhiều nguồn và nhiều cách thức khác
nhau, tuỳ theo quy định pháp luật của mỗi nơi, hệ thống hƣớng nghiệp tích
hợp trong các nhà trƣờng đƣợc cung cấp các khoản kinh phí để có thể hoạt
động nhƣ những dịch vụ công cộng.
- Về cơ sở vật chất kĩ thuật: đặt những trung tâm thông tin - tƣ vấn
hƣớng nghiệp trong các trƣờng học hoặc ghép chúng trong các khu vực kết nối
với thƣ viện. Các chính phủ và ngành giáo dục nhiều nƣớc xây dựng các hệ
thống tài liệu, sách báo, thống kê, báo cáo, tạp chí về giáo dục và tƣ vấn
hƣớng nghiệp, các thiết bị tin học ứng dụng (máy tính nối mạng, cài đặt các
phần mềm chuyên dụng cho trắc nghiệm, đánh giá cá nhân ) và mọi phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
tiện khác (tạp chí, sách vở, đến màn hình vô tuyến, video, camera Sự phát
triển của công nghệ thông tin, truyền thông số hoá đã tiếp thêm sức mạnh cho
công tác giáo dục và tƣ vấn hƣớng nghiệp.
- Về nhân lực tƣ vấn hƣớng nghiệp: Tuỳ theo mô hình và đặc điểm kinh
tế, xã hội và văn hoá của từng nƣớc mà đào tạo chuyên gia theo các hệ thống
khác nhau nhƣng đều hƣớng tới đảm bảo chất lƣợng của hoạt động tƣ vấn
hƣớng nghiệp.
Nhìn chung, ở các nƣớc trên thế giới, công tác giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục hƣớng nghiệp và các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp trong đó có tƣ
vấn hƣớng nghiệp, quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng

đã đƣợc quan tâm thực hiện từ sớm. Quá trình tổ chức hoạt động tƣ vấn hƣớng
nghiệp cũng đƣợc quản lý dƣới vai trò của nhà nƣớc, bộ giáo dục và đƣợc sự
phối hợp của các lực lƣợng xã hội có chuyên môn về vấn đề này.
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ năm 1981, Bộ Giáo dục đã có Thông tƣ số 31-TT (ngày 17/11/1981)
hƣớng dẫn thực hiện quyết định của Chính phủ về công tác hƣớng nghiệp
trong nhà trƣờng phổ thông và sử dụng hợp lí học sinh phổ thông tốt nghiệp.
Hiện nay, giáo dục hƣớng nghiệp đƣợc thể chế trong Luật Giáo dục. Từ đó các
văn bản dƣới luật, các văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan quản lí giáo dục có
những chỉ đạo sát sao hơn hàng năm.
Từ những chỉ đạo mang tính chất pháp lí nhƣ vậy, hoạt động giáo dục
hƣớng nghiệp đã trở thành một chƣơng trình bắt buộc đối với học sinh phổ
thông, nhất là học sinh THPT. Giáo dục hƣớng nghiệp có chƣơng trình, tài
liệu riêng, có những hình thức học tập đa dạng, phong phú và có kiểm tra đánh
giá, có đội ngũ giáo viên tham gia hƣớng dẫn. Nhƣ vậy hoạt động giáo dục
hƣớng nghiệp ở Việt Nam đã có những biến chuyển khá rõ, càng ngày càng
hƣớng tới chất lƣợng và hiệu quả. Nhƣng tƣ vấn hƣớng nghiệp dƣờng nhƣ chỉ
dừng lại nhƣ một hoạt động mang tính xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Trong các công trình nghiên cứu, nhiều nhà khoa học về giáo dục học,
quản lí giáo dục, hƣớng nghiệp, dạy nghề đã dành thời gian thích đáng cho
hoạt động nghiên cứu về giáo dục hƣớng nghiệp và quản lý hoạt động giáo
dục hƣớng nghiệp, tƣ vấn nghề nghiệp. Tiên phong trong nghiên cứu về lĩnh
vực này có thể kể tới các tác giả: Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn
Văn Hộ, Nguyễn Minh Đƣờng, Phan Huy Thụ, Nguyễn Thế Trƣờng, Lê Đức
Phúc, Đoàn Chi, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Văn Lê, Trần Khánh Đức, Hà Thế
Truyền, Nguyễn Đức Trí, cùng nhiều tác giả của các Luận án Tiến sĩ nghiên

cứu về giáo dục hƣớng nghiệp trong các loại hình trƣờng phổ thông ở Việt
Nam… Các công trình của các tác giả tập trung vào cơ sở lí luận về giáo dục
hƣớng nghiệp, kinh nghiệm quốc tế về giáo dục hƣớng nghiệp, những cơ sở
khoa học của việc chọn nghề phù hợp cũng nhƣ phƣơng pháp tổ chức giáo dục
hƣớng nghiệp ở trƣờng phổ thông, giới thiệu những ngành nghề trong đời
sống xã hội…Những tài liệu chính thức về hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và
quản lí về tƣ vấn hƣớng nghiệp rất ít. Tuy nhiên chúng tôi coi đây là những
kiến thức quan trọng góp phần hoạch địch lý luận và triển khai công tác quản
lí tƣ vấn hƣớng nghiệp ở nhà trƣờng THPT hiện nay.
Ở tỉnh Thái Bình, mấy năm gần đây việc tổ chức hoạt động giáo dục
hƣớng nghiệp đang rất đƣợc quan tâm đẩy mạnh ở các trƣờng bậc THPT trong
toàn tỉnh. Xã hội càng phát triển thì nghề nghiệp càng đa dạng, yêu cầu về trình
độ chuyên môn trong mỗi lĩnh vực cũng ngày một cao hơn, nhất là những đòi
hỏi về nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển trƣớc mắt cũng nhƣ lâu
dài của địa phƣơng và đất nƣớc. Cùng với giáo dục hƣớng nghiệp thì quản lí
hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp lúc này trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, góp
phần quyết định không nhỏ sự phát triển của kinh tế xã hội trong tƣơng lai,
cũng nhƣ góp phần định hƣớng cho mục tiêu phát triển giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Tư vấn
Có nhiều cách hiểu về khái niệm tƣ vấn nhƣng cách chung nhất có thể
hiểu: Tƣ vấn là tiến trình tƣơng tác giữa chủ thể tƣ vấn và đối tƣợng tƣ vấn,
trong đó chủ thể tƣ vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình giúp
đối tƣợng tƣ vấn thấu hiểu và giải quyết tốt vấn đề đang gặp phải.
Tƣ vấn là “phát biểu ý kiến về một vấn đề gì đó nhƣng không có quyền
quyết định”. Hiệu quả của tƣ vấn chính là tính thuyết phục trong lí lẽ, cách

luận giải phù hợp với tâm lí, nhu cầu tìm hiểu của đối tƣợng cần tƣ vấn giúp
đối tƣợng tƣ vấn quyết định cách giải quyết tình huống, vấn đề gặp phải. Hoạt
động tƣ vấn thƣờng gần với hoạt động giáo dục [45, tr. 379].
1.2.2. Hướng nghiệp
Là hoạt động “giúp đỡ lựa chọn ngành nghề” [45, tr. 458]. Theo đó
“Hƣớng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và
ngoài nhà trƣờng để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng
lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trƣờng của cá nhân
với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” (Điều 3. Nghị định của Chính phủ
số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006).
Hƣớng nghiệp đƣợc tổ chức thực hiện trong và ngoài nhà trƣờng với
nhiều hình thức và biện pháp đa dạng. Mỗi hình thức tổ chức hƣớng nghiệp
trong nhà trƣờng và cộng đồng có vị trí và vai trò khác nhau, trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài quan tâm đến công tác hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng
nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT.
1.2.3. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT
Hoạt động tư vấn
Hoạt động tƣ vấn là hoạt động mang tính chuyên biệt của chủ thể nhằm
giúp đối tƣợng tƣ vấn có kiến thức và kỹ năng tự giải quyết các vấn đề đang
gặp phải một cách tích cực, tự chủ.

×