Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài thảo luận 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.3 KB, 3 trang )

THẢO LUẬN
MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
BÀI 1: KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG VÀ QUAN HỆ
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Câu 1: So sánh phương pháp thỏa thuận trong Luật Lao động và phương pháp thỏa thuận
trong Luật Dân sự.
 Trả lời: So sánh phương pháp thỏa thuận trong Luật Lao động và phương pháp thỏa
thuận trong Luật Dân sự:
* Giống nhau: Đều là phương pháp thỏa thuận: Phương pháp thoả thuận Luật Lao động
và Luật Dân sự đều thể hiện sự bình đẳng của các chủ thể tham gia vào các QHXH, các chủ
thể tự do định đoạt, tự do cam kết, tự do thoả thuận nhằm vào những mục đích, nhu cầu, lợi
ích nhất định
* Khác nhau:
Phương pháp thỏa thuận
Phương pháp thỏa thuận
trong Luật Dân sự
trong Luật Lao động
Luật Dân sự điều chỉnh Trong Luật Lao động, các
quan hệ tài sản và quan hệ chủ thể tham gia vào quan
nhân thân phi tài sản, các hệ lao động không bình
chủ thể khi tham gia vào đẳng, độc lập về địa vị và
quan hệ này độc lập, bình lợi ích kinh tế mà người lao
đẳng với nhau về địa vị động thường rơi vào vị trí
Cơ sở
cũng như lợi ích kinh tế nên yếu thế hơn và phụ thuộc
sự thỏa thuận dựa trên cơ sở vào người sử dụng lao động
bình đẳng tuyệt đối giữa các nên sự thỏa thuận dựa trên
chủ thể trong quan hệ dân cơ sở của sự bình đẳng
sự.
tương đối của các chủ thể
khi tham gia quan hệ lao


động.
Phương pháp thỏa thuận Phương pháp thỏa thuận
trong Luật Dân sự được sử trong Luật Lao động chủ
Mức độ thỏa thuận
dụng triệt để trong quá trình yếu trong giai đoạn xác lập
từ khi thiết lập quan hệ đến hợp đồng lao động.
khi chấm dứt quan hệ.
Phạm vi tác động rộng hơn: Phạm vi tác động hẹp, chủ
các bên được tự do thỏa yếu trong phạm vi lao động:
thuận trong các hợp đồng hai bên người lao động và
khác nhau: Mua bán tài sản, người sử dụng lao động chỉ
Phạm vi thỏa thuận
tặng cho tài sản, hợp đồng được thỏa thuận với nhau
dịch vụ, hợp đồng vận các nội dung liên quan đến
chuyển, hợp đồng gia công, quyền và nghĩa vụ của bên

người lao động và nguời sử
dụng lao động.
Nguyên tắc thỏa thuận
Trong pháp luật Dân sự các Trong quan hệ pháp luật
bên được tự do giao kết hợp Lao động NLĐ và NSDLĐ
đồng nhưng không được trái được tự do giao kết hợp


pháp luật, trái đạo đức xã
hội theo quy định tại khoản
1 Điều 389 BLDS năm
2005.

đồng nhưng không được trái

pháp luật, thỏa ước lao động
tập thể và trái đạo đức xã
hội theo quy định tại khoản
2 Điều 17 BLLĐ 2012.

Câu 2: Tình huống 1:
a. Quan hệ lao động giữa ông David Gaham Dillin và trường Cao đẳng Cetana có thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật lao động hay không? Vì sao?
 Trả lời:
Quan hệ lao động giữa ông David Gaham Dillin và trường Cao đẳng Cetana có thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật lao động vì:
- Quan hệ lao động này hình thành trên cơ sở tự do thỏa thuận. Ở tình huống nêu trên, sự
thoả thuận được thể hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng lao động giữa ông David và
trường cao đẳng Cetana, trong hợp đồng có xác định mức lương, nội dung công việc giảng
dạy, thủ tục thanh toán thù lao…
- Tiền lương trả phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên: Được xác định trong hợp đồng lao
động.
- Có sự lệ thuộc về mặt pháp lý giữa ông David Gaham Dillin và trường Cao đẳng
Cetana: Để thực hiện công việc, ông David phải chịu sự quản lý của trường Cetana theo bản
“Các điều kiện làm việc” với nội dung quy định về thời hạn, phạm vi công việc, lịch chương
trình, nhiệm vụ - trách nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn, công bố việc tuyển dụng, bảo mật,
chấm dứt hợp đồng và luật áp dụng…
Nên đây là quan hệ lao động cá nhân.
Do đó, quan hệ lao động này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động theo quy
định tại Điều 1 Bộ luật Lao động 2012.
b. Nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (hoặc bị đơn) anh/chị
sẽ đưa ra những luận cứ gì để chứng minh cho quan điểm của mình?
 Trả lời:
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn – ông David Gaham Dillin:
Thứ nhất, như phân tích ở câu a thì quan hệ lao động này thuộc đối tượng điều chỉnh của

Luật Lao động nên phải áp dụng quy định của Luật Lao động để giải quyết.
Thứ hai, lý do được trường Cetana đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động với ông David
là: ông David có hành vi “cư xử không thích hợp khi đứng lớp với hai sinh viên nữ” là vi
phạm hợp đồng đã ký kết. Mà việc bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý
do là ông David có hành vi “cư xử không thích hợp khi đứng lớp với hai sinh viên nữ” là
thiếu căn cứ và cơ sở pháp lý cụ thể. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ
2012 về các trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động thì lý do mà trường Cetana đưa ra không thuộc trong các trường hợp này nên
trường Cetana không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông David.
Do đó, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của trường Cetana là hành vi
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Điều 41 BLLĐ
2012.
Theo đó, trường Cetana phải thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 42
BLLĐ 2012 (vì ông David có nguyện vọng muốn tiếp tục công việc):
- Phải nhận ông David trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã ký kết.


- Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày ông David không
được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×