TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009
MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 90 phút
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8 điểm )
Câu I. ( 3 điểm )
1. Hãy nêu những ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống.
2. Nhiệt độ trung bình tại môt số điểm :
Địa điểm Nhiệt độ trung
bình tháng I (
0
C)
Nhiệt độ trung bình
tháng VII (
0
C)
Nhiệt độ trung bình
năm (
0
C)
Lạng Sơn 13.3 27.0 21.2
Hà Nội 16.4 28.9 23.5
Đà Nẵng 21.3 29.1 25.7
TP.Hồ Chí Minh 25.8 27.1 27.1
Hãy tính biên độ nhiệt giữa tháng I và tháng VII của các địa điểm
trong bảng. Nêu nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta.
Câu II. ( 2 điểm )
Cho bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ( Đơn vị %)
Năm 1990 2005
Trồng trọt 79.3 73.5
Chăn nuôi 17.9 24.7
Dịch vụ nông nghiệp 2.8 1.8
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm
1990 và 2005 . Nhận xét.
Câu III. ( 3 điểm)
1.Việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa
kinh tế chính trị sâu sắc như thế nào ? ( 1điểm)
2. Trình bày những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng
sông Hồng .( 2 điểm)
II/ PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương
trình đó.
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn ( 2 điểm )
TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ
Hãy trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đối với sự phát triển
cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu tình hình sản xuất và phân bố cây cà phê ở
Tây Nguyên.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao ( 2 điểm )
Dựa vào Átlat Địa lý Việt nam và kiến thức đã học , hãy cho biết từ
Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo những hướng chính nào ? Hãy cho
biết từng hướng có những trung tâm công nghiệp nào và hướng chuyên môn
hoá của từng cụm.
( Thí sinh được sử dụng Átlat Đại lý Việt Nam để làm bài )
--------------------------
PHẦN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Đáp án Điểm
Câu I
(3 điểm)
1.Những ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến
hoạt động sản xuất và đời sống
- Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp :
+ Nền nhiệt cao, ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển lúa
nước, xen canh, tăng vụ , đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
+ Tính thất thường của thời tiết , độ ẩm cao… gây khó khăn
cho hoạt động của nông nghiệp .
- Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống :
+ Tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành lâm, ngư
nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…
+ Những khó khăn trở ngại cũng không ít : hoạt động phải
theo mùa, khó khăn quản lý máy móc, thiên tai gây thiệt hại
lớn về người và tài sản…..
0,5đ
0,5đ
2. Biên độ nhiệt giữa tháng I và tháng VII của các địa điểm
Địa điểm Biên độ nhiệt
Lạng Sơn 13.7
Hà Nội 12.5
Đà Nẵng 7.8
TP.Hồ Chí Minh 1.4
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, biên độ
nhiệt càng vào phía Nam càng giảm.
1đ
1 đ
TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ
- Càng vào phía Nam nhiệt độ trung bình tháng I càng cao,
nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều
giữa các địa phương..
Câu II:
(2điểm)
Vẽ 2 biểu đồ tròn ( hoặc cột chồng ) chia đúng tỷ lệ, ký hiệu
thống nhất, chú thích đúng , có ghi năm cho từng biểu đồ và
tên chung, sạch đẹp.
Nhận xét : Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm nhưng vẫn còn
cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng và đã trở thành ngành sản
xuất chính, tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ.
1,5đ
0,5đ
Câu III:
(3điểm)
1. Ý nghĩa kinh tế chính trị việc phát huy các thế mạnh của
Trung du và miền núi Bắc :
- Góp phần phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
- Thực hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn “
1đ
2. Những định hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng
bằng sông Hồng .
Định hướng chung :
-Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực
II,III…
-Phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến các ngành
công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với yêu cầu phát triển
của nền nông nghiệp hàng hoá.
Định hướng cụ thể :
+ Khu vực I : giảm tỉ trọng ngành trồng trọt,tăng tỉ trọng
ngành chăn nuôi và thuỷ sản; trong trồng trọt lại giảm tỉ trọng
của cây lương thực , tăng tỉ trọng của cây công nghiệp , cây
lương thực, cây ăn quả.
+ Khu vực II : Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm
( chế biến lương thực- thực phẩm, dệt may, da giày, vật liệu
xây dựng, cơ khí, điện - điện tử)
+ Khu vực III: Đẩy mạnh du lịch cùng với sự phát triển các
dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo duc-đào tạo…
0,5đ
1,5đ
Câu IVa
2đ
1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đối với sự phát triển
cây cà phê ở Tây Nguyên.
+Thuận lợi :
- Đất ba dan với tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng,
0,5đ
TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ
phân bố tập trung trên những diện tích lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa , phân hoá theo độ cao
- Nguồn nhân lực có kinh nghiệm sản xuất cà phê
- Được sự đầu tư của nhà nước
+ Khó khăn :
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước ngầm
- Thiếu nguồn nhân lục
- Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng
2. Tình hình sản xuất và phân bố cà phê ở Tây Nguyên:
- Diện tích cà phê ở Tây Nguyên khoảng 450000ha( chiếm
4/5 diện tích cà phê cả nước)
- Cà phê chè trồng ở các cao nguyên tương đối cao ( Gia Lai,
Kon Tum, Lâm Đồng )
- Cà phê vối được trồng ở vùng nóng hơn ( Đắc Lắc)
- Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất.
0,5đ
1đ
Câu IVb:
( 2 đ)
Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa ra các hướng và
các trung tâm công nghiệp với môn hoá sau:
-Phía Đông: Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả với các
ngành chuyên môn hoá: cơ khí, khai thác than.
-Phía Đông Bắc: Đáp Cầu, Bắc Giang, chuyên môn hoá:
Vật liệu xây dựng, phân hoá học.
-Phía Bắc: Đông Anh, Thái Nguyên, chuyên môn hoá:
cơ khí, luyện kim.
-Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, chuyên môn hoá:
hoá chất, giấy.
-Phía Tây: Hoà Bình, Sơn La: chuyên môn hoá: thuỷ
điện.
-Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt,
may, điện, vật liệu xây dựng.
2đ
------------------------------