Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề tham khảo thi TN 12 ĐL(19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.99 KB, 4 trang )

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP THI TNTHPT
NỘI TRÚ TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2008 - 2009
Môn Địa lý - Thời gian làm bài 60 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta.
đơn vị %
Năm
Cây lương
thực
Cây thực
phẩm
Cây công
nghiệp
Cây ăn
quả
Cây khác
1990 67,1 7,0 13,5 10,1 2,3
2005 59,2 8,3 23,7 7,3 1,5
Hãy phân tích để làm rõ cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành
trồng trọt của nước ta?
Câu III. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)
Đơn vị : tỉ đồng
Năm
Thành phần kinh tế
1995 2005
Khu vực nhà nước 19607 48058


Khu vực ngoài nhà nước 9942 46738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995 – 2005.
2. Nêu nhận xét.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương
trình đó (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Câi IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Trình bày hiện trạng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng
bằng sông Hồng.
-----------Hết-----------
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC ĐÁP ÁN
NỘI TRÚ TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP THI TN THPT
NĂM HỌC 2008 – 2009 – MÔN ĐỊA LÝ
Câu Gợi ý trả lời Điểm
I Phần chung cho tất cả thí sinh 8,0
1 Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi
thấp.
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện
tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới
1000m) chiếm 85% diện tích lãnh thổ. Địa hình núi cao chỉ chiếm 1%
diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính
phân bậc rõ rệt.

+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
* Hướng Tây Bắc – Đông Nam: vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn
Bắc.
* Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng (hạ lưu sông)
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Con người làm giảm
diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm thực, bóc mòn ở đồi núi
tăng, tạo thêm nhiều dạng địa hình mới...
3,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
2 - Cơ cấu ngành trồng trọt:
+ Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cây lương thực luôn
chiếm ưu thế (67,1% năm 1990 và 59,2% năm 2005)
+ Cây công nghiệp ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, chiếm vị trí
thứ hai.
+ Các phân ngành khác chiếm tỉ trọng nhỏ.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp diễn ra theo hướng:

+ Tăng nhanh tỉ trọng của cây công nghiệp và giảm tỉ trọng của cây
lương thực (từ năm 1990 đế năm 2005 tương ứng với 13,5 % lên 23,
7% và từ 67,1% xuống còn 59,6%)
+ Các nhóm cây khác có biến động, nhưng diễn ra với tốc độ chậm
(tăng tỉ trọng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng cây ăn quả và cây khác)
2,0
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu Gợi ý trả lời Điểm
3
1. Vẽ biểu đồ:
2. Nhận xét
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Bộ có giá trị sản
xuất công nghiệp cao nhất, khu vực ngoài nhà nước thấp nhất.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở Đông Nam
Bộ đều tăng, tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
2,0
1,0
0,5
0,5
II
Câu
IV. a
Phần riêng
* Chương trình chuẩn:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây

dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-thuỷ sản), khu vực III
(dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ:
+ Ở khu vực I: Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ
trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp, tỉ trọng của ngành trồng trọt
giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
+ Ở khu vực II: Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ
trọng ngành công nghiệp khai mỏ. Trong từng ngành công nghiệp, cơ
cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản
phẩm cao cấp, có chất lượng, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp
và trung bình.
+ Khu vực III: Đã có bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên
quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình
dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ...
2,0
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu Gợi ý trả lời Điểm
Câu
IV.b
* Chương trình nâng cao:
* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và
phương hướng
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ tập trung dân số cao nhất
nước, nên có sức ép rất lớn đến việc sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên.
+ Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp nhất cả nước.

+ Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.
- Đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã được thâm canh ở mức
cao.
- Phương hướng sử dụng: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát
triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. Mở rộng diện tích trồng cây ăn
quả. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×