Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tích hợp liên môn vào day bài biểu đồ Toán 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 15 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH.
TRƯỜNG THCS YÊN KHƯƠNG.
Địa chỉ: xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0942725727 .
Email:
Thông tin về nhóm giáo viên:
1. Họ và tên: Lê Xuân Đức
Ngày sinh: 29/04/1977.

Dạy môn: Toán, Vật Lý.

Điện thoại: 0918653989.

Email:

2. Họ và tên: Nguyễn Văn Chung
Ngày sinh: 15/04/1983.

Dạy môn: Toán, Vật lý.

Điện thoại: 0918710183.

Email:

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC.



TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN TOÁN, VẬT LÝ, ĐỊA LÝ, SINH
HỌC, GDCD, … VÀO DẠY TIẾT 46 BÀI “BIỂU ĐỒ” MÔN TOÁN 7.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC.

Trong khoa học cũng như thực tiễn, kiến thức Toán học được ứng dụng
rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, một trong những ứng dụng đó là sử dụng biểu
đồ để minh họa. Để góp phần vào việc làm rõ ứng dụng rộng rãi của biểu đồ
trong thực tế và các môn khoa học khác. Tôi đã mạnh dạn xây dựng bài dạy tiết
46 "Biểu đồ" Toán 7 vận dụng kiến thức môn toán vào các môn: Vật lý, Địa lý,
Sinh học, Lịch sử … để giải quyết hiệu các vấn đề minh họa trong các môn học,
khoa học và thực tiễn cuộc sống.
2.1. Kiến thức.
2.1.1. Môn Toán:
+ Biết vẽ biểu đồ từ bảng thống kê ban đầu và từ bảng tần số.
+ Hiểu ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số
tương ứng.
+ Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và bảng ghi dãy số
biến thiên theo thời gian.
+ Biết “đọc” các biểu đồ đơn giản.
2.1.2. Môn Vật lý:
+ Học sinh thấy được các chất nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng
tụ ở một nhiệt độ nhất định (Vật lý 6).
2.1.3. Môn Địa lí: Giúp học sinh thấy được sự phân bố mưa của địa phương
cũng như trên thế giới. (Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Trang 61 –
Địa lí 6). Học sinh thấy được ý nghĩa của những con số biểu diễn trên biểu đồ
(Bài 21: TH: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lương mưa- Trang 61 – Địa lí 6).
2.1.4. Môn Sinh học: Qua biểu đồ các em có thể xác định được ở độ tuổi
của mình, thể trạng và chiều cao hiện tại của mình đang ở kênh nào, để từ đó có
thể bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý hay tăng cường luyện tập thể thao…

2


2.1.5. Môn Ngữ văn: Học sinh hiểu được dân số và tình hình tăng dân số
hiện nay. Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự
phát triển loài người. ( Bài: Bài toán về dân số - Trang 130 – Ngữ văn 8).
2.1.6. Môn GDCD: Giáo dục ý thức an toàn giao thông cho học sinh ( Bài:
Thực hiện trật tự, an toàn giao thông – Trang 75– GDCD 6 ).
2.2. Kỹ năng.
+ Vẽ thành thạo biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ đoạn thẳng.
+ Biết vẽ biểu đồ trên máy tính.
+ Vận dụng kiến thức toán học để giải quyết những vấn đề thực tế có liên
quan.
2.3. Thái độ.
- Học sinh yêu thích môn Toán, từ đó say mê nghiên cứu, sử dụng kiến thức
trong bài vào thực tế.
2.4. Định hướng hình thành năng lực tư duy.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Óc tưởng tượng, tư duy kết nối các môn học. Liên hệ giữa Toán học với
các bộ môn khoa học khác. Sự hỗ trợ tương quan giữa các môn học.
- Toán học và thực tiễn có mỗi liên hệ mật thiết với nhau.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC.

* Đối tượng dạy học là học sinh khối 7.
- Lớp: 7A – Trường THCS Yên Khương – Năm học: 2016-2017
- Số lượng học sinh: 31 em.
- Số lớp thực hiện: 01 lớp.
IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC.

Qua bài học giúp các em ôn luyện và thực hành những kĩ năng vẽ biểu đồ.

Không chỉ vẽ chính xác, khoa học mà còn nhận xét, đánh giá được những vấn đề
được thể hiện trên biểu đồ qua các bài tập cụ thể.
Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học toán cũng như những ứng
dụng của toán học. Từ đó thêm yêu bộ môn hơn và tự hào hơn về quê hương và
biển đảo của chúng ta.
3


V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU.

* Giáo viên:
- Kiến thức thực tế liên quan thống kê và thấy được sự quan trọng của biểu
đồ tác dụng của biểu đồ đối với việc đánh giá và dự báo... trong thống kê.
- Biểu đồ địa lý.
- Biểu đồ tăng trưởng sức khỏe, hình ảnh đường biểu diễn nhiệt nóng chảy
đông đặc của các chất (hình ảnh qua máy chiếu).
- Máy chiếu, bài soạn giảng bằng chương trình word, powepiont.
Tài liệu tham khảo: các kiến thức địa lý 6,7; sinh học, vật lý 6, Ngữ văn 8,
GDCD 6… liên quan đến bài học.
- Tìm hiểu một số kiến thức địa lý kỹ năng phân tích biểu đồ.
- Kiến thức sinh học, biểu đồ tăng trưởng cân nặng, chiều cao, tuổi.
- Vật lý liên quan về đường biểu diễn về sự nóng chảy hay đông đặc của
một số chất.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học (SGK)
- Dụng cụ học tập thước kẻ, ê ke, com pa.
- Giấy kẻ ô vuông.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

6.1. Ổn định tổ chức. (1’).

Giáo viên ổn định tổ chức lớp
6.2. Kiểm tra bài cũ. (3’).
? Nêu các bước để vẽ biểu đồ hình cột. (học sinh đứng tại chỗ trả lời)
6.3. Luyện tập.(33’)
HOẠT ĐỘNG 1. Dạng I: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng: (7')
1) Mục tiêu
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc biểu diễn bằng biểu đồ.
- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần
số tương ứng.

4


2) Phương pháp
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
3) Hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động theo nhóm.
4) Phương tiện dạy học
Máy chiếu, biểu đồ minh họa.
Hoạt động của GV và HS
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 12

Ghi bảng
Bài tập 12 (tr14-SGK)

lên máy chiếu.

a) Bảng tần số


- Học sinh đọc đề bài.
- Cả lớp hoạt động theo nhóm.
- Giáo viên thu giấy trong của các
nhóm đưa lên máy chiếu.

x 17 18 20 25 28 30 31 32
n 1 3 1 1 2 1 2 1 N=12
b) Biểu đồ đoạn thẳng

- Giáo viên: Chiếu các kết quả cho HS
nhận xét sau đó GV nhận xét kết quả
các nhóm.
GV: Các em có biết con người đã

0

x

biết sử dụng biểu đồ trong thực tế và
trong các môn học khác để làm gì
không?
HS trả lời
GV: Chúng ta sẽ thấy rõ tác dụng
minh họa của biểu đồ qua các ví dụ
sau:
GV tích hợp môn vật lý: Chỉ cần
biết số liệu ta có thể vẽ được đường
biểu diễn sự nóng chảy hay đông đặc
của một chất. Và ngược lại nhìn vào
đường biểu diễn ta biết được chất đó

nóng chảy hay đông đặc ở nhiệt độ
5


nào, tại thời điểm đó nhiệt độ là bao
nhiêu và nhận ra chất đó là chất nào?
HS: Vật lý lớp 6 em được vẽ
đường biểu diễn sự nóng chảy hay
đông đặc của các chất, sự bay hơi, sự
ngưng tụ .
GV: Chiếu biểu đồ lên bảng.
GV tích hợp Môn Địa lí: Giúp
học sinh thấy được sự phân bố mưa
của địa phương cũng như trên thế giới.
Hiểu được ý nghĩa của những con số
biểu diễn trên .
+ Tháng nào có mưa nhiều nhất?
Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
+ Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng
mưa khoảng bao nhiêu mm?
GV tích hợp trong sinh học: sử
dụng phương pháp tọa độ trong biểu
đồ tăng trưởng. Qua biểu đồ các em có
thể xác định được ở độ tuổi của mình,
thể trạng và chiều cao hiện tại của

Ví dụ: biểu đồ tăng trưởng

mình đang ở kênh nào, để từ đó có thể
bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý hay

tăng cường luyện tập thể thao…
HS lấy được ví dụ biểu diễn biểu
đồ tăng trưởng, tháp dinh dưỡng, tháp
dân số, biểu đồ dân số…..
- GV: Chiếu lên cho HS quan sát.
Điểu chỉnh:
6


..............................................................
..............................................................
HOẠT ĐỘNG 2: Dạng II: Bài toán thực tế:(24')
1) Mục tiêu:
- Biết đọc các biểu đồ, sử sụng biểu đồ nhận xét, đánh giá vấn đề.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần
số tương ứng.
- Giáo dục: trách nhiệm an toàn giao thông, thấy được tác hại của tăng dân số
nhanh, tình yêu quê hương đất nước, biển đảo với học sinh.
2) Phương pháp:
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
3) Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm
4) Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu, máy tính bỏ túi, biểu đồ minh họa.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 13

Bài tập 13 (tr15-SGK)

(tr15-SGK) lên máy chiếu.
- Học sinh quan sát hình vẽ và Hoạt

động cặp đôi, trả lời câu hỏi SGK.
- Yêu cầu học sinh đứng ại chỗ trả lời
miệng
- Học sinh trả lời câu hỏi.
GV tích hợp Môn Ngữ văn: Cung
cấp thêm số liệu cho học sinh hiểu
được dân số và tình hình tăng dân số
hiện nay. Thấy được việc hạn chế gia
tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của
sự phát triển loài người. ( Bài: Bài
toán về dân số - Trang 130 – Ngữ văn

Giải
a) Năm 1921 số dân nước ta là 16 triệu
người
b) Năm 1999-1921=78 năm dân số nước ta
tăng 60 triệu người .
c) Từ năm 1980 đến 1999 dân số nước ta
tăng 76 - 54 = 22 triệu người
7


8).
GV tích hợp Môn GDCD: thông qua
ví dụ trên Giáo dục ý thức an toàn
giao thông cho học sinh ( Bài: Thực
hiệntrật tự, an toàn giao thông– Trang
75– GDCD 6 ).
Biểu đồ là hình ảnh minh họa mang
tính tổng quan nhất trong rất nhiều

lĩnh vực đặc biệt là trong ngành thống
kê. Ví dụ: đối với cánh sát giao thông
phải tổng hợp các vụ tai nạn GT các
nước năm 2015 và 2016.
Bài tập bổ sung 1:

Bài tập bổ sung 1:

GV đưa đề lên bảng bằng máy chiếu

giá dầu thô của thế giới từ 18/9 đến 30/10

quan sát

được ghi lại bằng biểu đồ

HS quan sát, đọc đề.

( đơn vị tính USD/thùng) rồi trả lời các câu

- Học sinh làm nhóm

hỏi sau:

- Cử đại diện trả lời.
- Nhận xét chéo giữa các nhóm

(Trích từ VINPA- Hiệp hội xăng dầu Việt
Nam).
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?

b) Nhận xét gì về giá dầu thế giới trong
8


khoảng thời gian trên?
c) Nếu cứ mỗi thùng dầu thô giảm
1USD/thùng thì ngân sách nhà nước giảm
1000 tỉ đồng (theo bộ tài chính). Hỏi trong
khoảng 11 ngày từ ngày 10/10 đến ngày
*Giáo viên tích hợp địa lí, giáo dục

20/10 ngân sách nước ta mất khoảng bao

công dân, giáo dục môi trường:

tiền..

Nước ta có nguồn dầu mỏ vô cùng
phong phú. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn

.Giải

nhất trên thềm lục địa nước ta, là

a) Dấu hiệu ở đây là giá mỗi thùng dầu thô

nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt

của từng ngày.


Nam hiện nay, nằm phía đông nam,

b) Giá dầu thế giới trong khoảng thời gian

cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Mỏ có trên liên tục giảm mạnh.
trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỗi

Trong khoảng 11 ngày từ ngày 10/10 đến

ngày Vietsovpetro khai thác được từ

ngày 20/10 giá mỗi thùng dầu giảm là:

mỏ này 38.000 tấn dầu thô, chiếm đến

98,99 – 95,05 = 3,94 (USD)

80% sản lượng dầu thô của Việt Nam.

Trong khoảng 11 ngày từ ngày 10/10 đến

Hiện theo tính toán của Bộ Tài chính,

ngày 20/10 ngân sách nước ta mất khoảng

giá dầu thế giới cứ giảm 1 USD thì

3,94 . 1000 = 3940 ( tỉ đồng ).

ngân sách hụt khoảng 1.000 tỷ đồng.

Nếu giá giảm về 85 USD thì ngân
sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng. Do
Việt Nam là quốc gia chịu áp lực lớn
về lạm phát và chi phí vận tải rất lớn,
chính CPI giá xăng dầu đã chiếm vị trí
quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến tăng,
giảm của chỉ số.
Giá dầu phụ thuộc chung vào giá thế
giới, tuy nhiên với việc giảm mạnh về
giá dầu thô thì ta tài nguyên “vàng
9


lỏng” vẫn đem lại cho kinh tế đất
nước nguồn thu có giá trị lớn. Vì vậy
chúng ta phải biết yêu quý biển đảo và
gìn giữ tài nguyên đất nước.

Bài tập bổ sung 2: Biểu đồ dưới đây biểu

Bài tập bổ sung 2:

diễn số năm mà tổng sản lượng thủy sản của

- Cho học sinh làm việc cá nhân.

nước ta ( đơn vị tính là triệu tấn ) qua các

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.


năm. Hãy quan sát biểu đồ và trả lời các câu

- Nhận xét, cho điểm.

hỏi sau:

GV chiếu đáp án lên bảng

a) Sau bao nhiêu năm ( kể từ năm 1990) thì
tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng thêm
2,8 triệu tấn ?
b) Từ năm 1990 đến năm 2009, tổng sản
lượng thủy sản của nước ta tăng thêm bao
nhiêu ?

Giải
GV : Biển đảo có ý nghĩa như thế nào
dối với đời sống kinh tế xã hội nước
ta?
- Là bộ phận không thể tách rời của
nền kinh tế xã hội Việt Nam. Hàng
năm sản lượng đánh bắt hải sản đã góp

a) Sau 9 năm ( kể từ năm 1990) thì tổng sản
lượng thủy sản nước ta tăng thêm 2,8 triệu
tấn.
b) Từ năm 1990 đến năm 2009, tổng sản
lượng thủy sản của nước ta tăng thêm 3,8
triệu tấn.
10



phần to lớn trong việc giải quyết việc
làm và làm giàu cho nhân dân, đặc
biệt là ngư dân vùng biển.
- Là huyết mạch giao thông quan trọng
của nền kinh tế Việt Nam, trong khu
vực và trên thế giới.
- Là thế mạnh trong phát triển kinh tế,
du lịch trong nước, là đầu mối quan
trọng giao lưu trao đổi kinh tế - văn
hóa - xã hội - chính trị với nước ngoài.
- Là học sinh em thấy trách nhiệm của
mình phải làm gì?
Điểu chỉnh:
..............................................................
..............................................................
HOẠT ĐỘNG 3: Dạng III: Bảng tần số:(5')
1) Mục tiêu:
- Biết đọc các biểu đồ, sử sụng biểu đồ nhận xét, đánh giá vấn đề. Từ biều đồ lập
bảng thống kê số liệu
2) Phương pháp:
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
3) Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cặp đôi.
4) Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu, máy tính.
- Giáo viên đưa nội dung bài toán lên

Bài tập 8 (tr5-SBT)


máy chiếu.

a) Nhận xét:

- Học sinh suy nghĩ làm bài.

- Số điểm thấp nhất là 2 điểm.

- Giáo viên cùng học sinh chữa bài.

- Số điểm cao nhất là 10 điểm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng

- Trong lớp các bài chủ yếu ở điểm 5; 6; 7;
11


làm.

8.

- Cả lớp làm bài vào vở.

b) Bảng tần số

Điểu chỉnh:

x


1 2

3

4

5

6

7 8

9

10

n

0 1

3

3

5

6

8 4


2

1

................................................................
............................................................
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố - Dặn dò.(5')
1) Mục tiêu:
- Biết đọc các biểu đồ, sử sụng biểu đồ nhận xét, đánh giá vấn đề. Từ biều đồ lập
bảng thống kê số liệu
2) Phương pháp:
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
3) Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cặp đôi.
4) Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu, máy tính.
6.4. Củng cố:
- Học sinh nhắc lại các bước biểu diễn giá trị của biến lượng và tần số theo biểu
đồ đoạn thẳng.(HS nhắc lại)
- Vai trò chủ yếu của biểu đồ là gì ? (Biểu đồ cho ta một hình ảnh cụ thể về giá
trị của dấu hiệu và tần số).
- Câu hỏi mở: Em có biết cách nào khác để vẽ biểu đồ không ?( Dùng máy
tính).
Em đã được biết những điều bổ ích gì qua bài học hôm nay ?
Điểu chỉnh:
............................................................................................................................
6.5 Hướng dẫn về nhà :
* Biểu đồ được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như dự báo thời tiết, tài chính,
kinh tế.....vì thì lương tiết học có 45' không cho phép thầy giáo lấy thêm nhiều ví

dụ trong các lĩnh vực, về nhà các em hãy lấy thêm các ví dụ khác em biết.
12

N=
32


+ Xem lại các bài tập đã chữa và làm bài 12, bài 13 –SGK/Tr14.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
6.6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.

7.1. Các nôi dung kiểm tra.
- Đối với dạng trả lời ngắn của phần kiểm tra bài cũ
- Với các hoạt động nhóm cho điểm theo nhóm khi đạt các yêu cầu của GV.
- Các bài tập trên lớp, giờ luyện tập giáo viên tổ chức cho HS chấm chéo theo
từng đôi một hoặc theo từng nhóm,...
7.2. Kết quả đạt được.
- Kiểm tra bài cũ có 15 HS xung phong trả lời, học sinh đã trả lời đúng được 10
điểm.
- Với các hoạt động nhóm cho điểm theo nhóm 5/6 nhóm đạt các yêu cầu của
GV.
- Các bài tập trên lớp, giờ luyện tập giáo viên tổ chức cho HS chấm chéo theo
từng đôi một hoặc theo từng nhóm, các nhóm học tập tích cực 80% làm đạt yêu
cầu đề ra.
Có 21 học sinh làm được 2 câu chủ yếu là câu 1 và 3. Trong đó: có 10 em
làm trọn vẹn 2câu trong 3 câu hỏi, 11 em làm được câu 1 và 1 ý câu 3.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH


8.1. Phiếu học tập: GV cho HS làm ra phiếu học tập đối với các bài tập làm
trong thời gian ngắn.
8.2. Bài chấm chéo của các nhóm HS hoặc giữa hai HS.
8.3. Bảng phụ: Kết quả làm của mỗi nhóm học sinh đối với một bài tập
được giao.
8.4. Bài kiểm tra khảo sát của học sinh lớp 7 theo chủ đề tích hợp:
8.5. Bài kiểm tra 15 phút, 45phút
8.6. Kết quả học tập của học sinh:
13


Sau khi chấm bài kiểm tra và sự đánh giá của tổ chuyên môn đi dự giờ có
khoảng 90% học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng vào làm bài tập sách giáo
khoa, Kết quả đạt được như sau: Giỏi : 4/31 em = 12,9%;
Khá: 10/31 em = 32,3%;
Trung bình: 17/31 em = 54,8%.
Là một trường vùng cao biên giới với tỉ lệ học sinh tiếp thu được trong bài
này như vậy là rất khả quan. Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc
tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần
thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể tôi đã thực hiện thử nghiệm đối
với bộ môn Toán năm học 2016-2017 đã đạt kết quả rất khả quan. Tiết học gây
hứng thú hơn, thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các môn học, thêm yêu môn
toán và thấy toán học gắn liền với cuộc sống và quay trở lại phục vụ chính cuộc
sống. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một
môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một
con người phát triển toàn diện. Đồng thời sẽ giúp người giáo viên không ngừng
trau dồi kiến thức của các môn học khác để bổ trợ cho dạy bộ môn mình dạy tốt
hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng với kinh nghiệm, vốn kiến thức bản thân còn
khiêm tốn chắc chắn trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót mong
nhận được ý kiến đống góp của đồng nghiệp và bạn đọc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lang Chánh, ngày 25 tháng 12 năm 2017.
NHÓM THỰC HIỆN

Lê Xuân Đức; Nguyễn Văn Chung

14


PHỤ LỤC
Đề Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Cho biểu đồ về sản lượng cao su cua nước ta trong các năm được minh
họa như sau .

a) Dấu hiệu thống kê là gì? Số giá trị là bao nhiêu?
b) Từ năm 1995 đến năm 2007 sản lượng cao su của nước ta tăng bao nghìn
tấn?
c) Từ biểu đồ nhận xét về sản lượng cao su của nước ta qua các năm ?
Câu 2:
Để nghiên cứu “tuổi thọ” của một loại bóng đèn, người ta đã chọn tùy ý 50
bóng và bật sáng liên tục cho tới lúc chúng tự tắt. “Tuổi thọ” của các bóng (tính
theo giờ) được ghi lại ở bảng sau:
Tuổi thọ (x)
1150
1160
Số bóng đèn tương ứng (n)
5
8
a)Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.


1170
12

1180
18

1190
7

N = 50

b) Tính tần suất của các giá trị.

15



×