SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
QUẢNG NAM Năm học : 2008-2009
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
I/ PHẦN TỰ CHỌN: ( 5 đ ) Thí sinh chọn một trong hai đề sau
ĐỀ I :
Câu1: ( 3 đ) - (Dành cho tất cả các thí sinh ) Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học,
hãy:
a/ Nêu tên 4 vùng địa hình thuộc khu vực miền núi ?
b/ Nêu giới hạn của từng vùng địa hình ?
c/ Nêu đặc điểm cơ bản của từng vùng địa hình ?
Câu 2 :( 2 đ)
2/ (Dành cho chương trình nâng cao): Dựa vào Atlát Việt Nam (trang khí hậu) và kiến thức
đã học, hãy cho biết :
a/ Tần suất hoạt động lớn nhất của bão tập trung ở khu vực nào của nước ta?
b/ Hậu quả và biện pháp phòng tránh bão ?
2/ (Dành cho chương trình cơ bản): Dựa vào Atlát Việt Nam trang khí hậu và kiến thức đã
học, hãy:
a/ Nêu các mùa gió ở nước ta?
b/ Phạm vi hoạt động chủ yếu và tính chất cơ bản của các mùa gió ?
ĐỀII:
Câu 1 ( 3đ) (Dành cho tất cả các thí sinh )
a/ Nêu các nguồn tài nguyên để vùng duyên hải Nam Trung Bộ phát triển công nghiệp
b/ Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 2:
2a/ (Dành cho chương trình nâng cao):Tại sao trong những năm gần đây ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng nước ta phát triển mạnh mẽ ? ( 2 đ)
2b/ (Dành cho chương trình cơ bản): Điều kiện thuận lợi nào để ngành chăn nuôi nước ta phát
triển ? ( 2 đ)
II/ PHẦN BẮT BUỘC: ( 5 đ )
Câu 1: ( 2đ) Cho bảng số liệu về Tổng diện tích rừng Việt Nam :
Năm 1943 1983 2005
Tổng diện tích rừng ( Triệu ha ) 14,3 7,2 12,7
a/ Biết diện tích phần đất liền và hải đảo của nước ta là 33,1 triệu ha, hãy tính độ che phủ rừng
nước ta ( % ) trong các năm nói trên ?
b/ Nêu hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng và biện pháp bảo vệ rừng nước ta?
Câu 2: ( 3 đ ) Cho bảng số liệu về giá trị xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm ( Tỉ USD) :
Năm 1990 1992 1996 1998 2000 2005
Giá trị xuất khẩu 2,4 2,6 7,3 9,4 14,7 32,4
Giá trị nhập khẩu 2,8 2,5 11,1 11,5 15,6 36,8
a/ Vẽ biểu đồ biểu thị tốc độ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của nước ta
qua các năm ( Lấy 1990 = 100%)
b/ Nhận xét tốc độ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của nước ta qua các
năm ?
------ Hết ------
Giảm thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ............................. Số báo danh:......................................
Chữ kí của giám thị 1:........................... Chữ kí của giám thị 2:...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM:
I/ PHẦN TỰ CHỌN: ( 5 đ ) Thí sinh chọn một trong hai đề sau
Câu1: (Dành cho tất cả các thí sinh )
a/ Tên các vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam ( 1 đ)
b/ Giới hạn của từng vùng địa hình:
- Đông Bắc : Nằm ở tả ngạn sông Hồng ( 0,25 đ)
-Tây Bắc :Nằm giữa sông Hồng và sông Cả ( 0,25 đ)
-Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã ( 0,25 đ)
- Trường Sơn Nam :Nằm ở phía nam dãy Bạch Mã ( 0,25 đ)
c/ Đặc điểm cơ bản của từng vùng địa hình :
- Đông Bắc : Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung ( 0,25 đ)
-Tây Bắc :Địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế, hướng núi TB-ĐN ( 0,25 đ)
-Trường Sơn Bắc: Địa hình núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi TB-ĐN ( 0,25 đ)
- Trường Sơn Nam :Địa hình núi trung bình chiếm chủ yếu ( 0,25 đ)
Câu 2 :( 2 đ)
2/ (Dành cho chương trình nâng cao):
-Tần suất hoạt động lớn nhất của Bão tập trung ở khu vực Bắc Trung bộ của nước ta ( 0,5 đ)
-Hậu quả của bão và cách phòng chống:
+Hậu quả:làm chìm tàu thuyền, đổ các công trình xây dựng… ( 0,75 đ)
+Cách phòng chống: theo dõi thời tiết, tránh bão, chằng chống nhà cửa, sơ tán dân,kết hợp
chống lụt úng ở đồng bằng và lũ, xói mòn đất ở miền núi ( 0,75 đ)
2/ (Dành cho chương trình cơ bản):
- Các mùa gió : Gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa hạ ( 0,5 đ)
- Gió mùa mùa Đông: Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, tính chất lạnh và khô ( 0,75 đ)
- Gió mùa mùa Hạ: Phạm vi hoạt động :cả nước , tính chất nóng ẩm ( 0,75 đ)
ĐỀII:
Câu 1 ( 3đ) (Dành cho tất cả các thí sinh )
a/ Tài nguyên để phát triển công nghiệp:
-Khoáng sản: Vàng( Bồng Miêu- Quảng Nam ), Cát làm thuỷ tinh ( Khánh Hoà )... ( 0,25 đ)
-Rừng : Còn tương đối với chủ yếu là rừng gỗ , trong rừng có nhiều gỗ , chim thú quí ( 0,25 đ)
- Nước: Cơ sở để xây dựng các công trình thuỷ điện với qui mô nhỏ ( 0,25 đ)
- Thuỷ sản : Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến ( 0,25 đ)
b/ Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:
-Các trung tâm công nghiệp lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết ( 0,25 đ)
-Các ngành : Cơ khí, chế biến nông-lâm-thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. ( 0,5 đ)
-Thu hút đầu tư nước ngoài xây dựng các khu chế xuất. ( 0,25 đ)
-Giải quyết vấn đề năng lượng bằng cách:
+Xây dựng đường dây 500 KV để sử dụng lưới điện quốc gia. ( 0,25 đ)
+Xây dựng các nhà máy thủy điện qui mô trung bình: Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình
Định), tương đối lớn như Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận). ( 0,5 đ)
-Xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất., khu công nghiệp Nhơn Hội
( 0,25 đ)
2a/ (Dành cho chương trình nâng cao) Trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng nước ta phát triển mạnh mẽ do:
- Nước ta có lực lượng lao động đông ( 0,25 đ)
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, ngoại nhập ( 0,25 đ)
- Thi trường ngày càng được mở rộng đặc biệt trong xu thế hội nhập,mở cửa ( 0,5 đ)
- Có sự đổi mới trang thiết bị, sự đầu tư của nhà nước ( 0,25 đ)
- Thu hút nhiều phần phần kinh tế tham gia đầu tư đặc biệt có sự liên doanh liên kết với
nước ngoài ( 0,5 đ)
- Chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước( 0,25 đ)
2b/ (Dành cho chương trình cơ bản): Điều kiện thuận lợi:phát triển ngành chăn nuôi
- Cơ sở thức ăn được đảm bảo: Hoa màu, phụ phẩm ngành trồng lương thực, thuỷ hải sản(0,25đ)
- Chất lượng thức ăn ngày càng đầu tư: Thức ăn công nghiệp, cải tạo đồng cỏ .... (0,25đ)
- Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.... (0,25đ)
- Cơ sở chuồng trại đảm bảo, nhà nước có chính sách đầu tư (0,25đ)
- Cải tiến hình thức chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa hoc vào chăn nuôi... (0,25đ)
- Lưc lượng lao động đông , có nhiều kinh nghiệm (0,25đ)
- Thị trường ngày càng có nhu cầu cao và mở rộng (0,25đ)
- Chăn nuôi thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia ... (0,25đ)
II/ PHẦN BẮT BUỘC: ( 5 đ )
Câu 1:
a/ Yêu cầu tính đúng đủ: ( Nếu tính chỉ được 1-2 năm thì chỉ cho 0,25đ) (0,5đ)
b/ Hậu quả và biện pháp bảo vệ rừng:
-Hậu quả:
+Hệ sinh thái rừng bị phá hoại, mất nơi cơ trú của các loài động thực vật (0,25đ)
+ Gia tăng thiên tai: Lũ lụt, hạn hạn........ (0,25đ)
+ Suy giảm nguồn lợi kinh tế... (0,25đ)
- Biện pháp:
+ Trồng rừng: phủ xanh đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng (0,25đ)
+ Khai thác hợp lí két hợp phát triển vốn rừng (0,25đ)
+ Tăng cường sự quản lí của nhà nước về bảo vệ rừng (0,25đ)
Câu 2:
a/ Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu: lập bảng (0,5đ)
( Nếu sai 3 số liệu trở lên thì không có điểm phần lập bảng, cần làn tròn theo phương pháp toán
học: Lấy 1 chữ số thập phân)
- Vẽ biểu đồ : (1,5đ)
( Yêu cầu: Vẽ đúng dạng, đủ trực quan, nếu thiếu, sai chú thích, tên biểu đồ, số liệu, đơn vị thì
mỗi ý - 0,25đ còn sai tỉ lệ , thiếu chính xác thì - 0,5đ )
- Nhận xét:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng ( có dẫn chứng) (0,25đ)
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu ( có dẫn chứng) (0,25đ)
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu tăng liên tục (0,25đ)
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu tăng không ổn định ( có dẫn chứng) (0,25đ)
( Nếu không có đầy đủ dẫn chứng tuỳ theo mức độ nhận xét mà cho điểm )