Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề tham khảo thi TN12 ĐL (23)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.36 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2009
TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Môn thi: ĐỊA LÍ
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành
công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay ? (3 điểm).
Câu 2. Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp
nền kinh tế? (3 điểm)
Câu 3: Cho bảng số liệu: (4 điểm)
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
1996 2005
Nhà nước 74161 249085
Ngoài nhà nước( tập thể, tư nhân, cá
thể)
35862 308854
Khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài 39589 433110
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996-2006. Nêu nhận xét.
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009
TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Môn thi: ĐỊA LÍ
ĐỀ THI THAM KHẢO
Đáp án
Câu 1: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta hiện nay là:
- Có thế mạnh lâu dài:
+ Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: Nguyên liệu từ ngành trồng
trọt( cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả…), nguyên liệu từ ngành chăn nuôi,
nguyên liệu từ ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản.


+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước là thị trường của trên 84156 nghìn
người( năm 2006) với mức sống ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng
được mở rộng với nhu cầu rất lớn.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy, …
- Đem lại hiệu quả cao:
+ Về mặt kinh tế:
. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời
gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn
nhanh
. Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước.
. Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan
trọng.
+ Về mặt xã hội:
. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân.
. Tạo điều kiện công nghiệp hóa nông thôn.
- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:
+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, gia súc lớn
+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 2. Các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền
kinh tế là:
a. Vị trí địa lí:
- Liền kề với ĐBSCL là vùng lương thực, thực phẩm, lớn nhất nước, giáp Tây
Nguyên là vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm nghiệp, giáp Duyên Hải Nam
Trung Bộ là vùng nguyên liệu thủy sản, cây công nghiệp.
- Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và
quốc tế.
- Có mạng lưới giao thông vận tải hiện đại, có sân bay quốc tế, đi lại với các nước
trong khu vực Đông Nam Á với thời gian ngắn, thuận lợi.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đất: Đất đỏ badan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc

màu trên phù sa cổ tập trung thành vùng lớn (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước),
tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát hơi nước. Các loại đất này thích hợp cho việc
phát triển cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới.
- Khí hậu: Khí hậu cận xích đạo ít bị ảnh hưởng của bão, thuận lợi để trồng nhiều
loại cây nhiệt đới cho năng suất cao.
- Nguồn nước: Hệ thống sông Đồng Nai, có giá trị về nhiều mặt: Thủy điện, giao
thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cung cấp nước cho sinh hoạt
- Sinh vật:
+ Tuy nguồn tài nguyên này không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân
dụng, cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở
vùng có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi sinh, vừa về mặt du lịch.
+ Các ngư trường lớn liền kề: Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu- Cà
Mau_Kiên Giang. Có ý nghĩa với việc phát triển ngành thủy sản.
- Khoáng sản: Dầu khí ở thềm lục địa, vật liệu xây dựng: cát sét, cao lanh( Đồng
Nai, Bình Dương)
c. Điều kiện kinh tế- xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Dân số khoảng 12 triệu người( 2006), mật độ tương đối cao( 499 người/km
2
), là
vùng nhập cư lớn thứ 2 sau Tây Nguyên.
+ Tập trung nhiều lao động tay nghề cao, có chuyên môn kĩ thuật ở phía Nam.
+ Nguồn lao động của vùng năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hóa,
thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật, công
nghệ mới
- Cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất ở phía Nam.
+ Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc hoàn thiện khá tốt
+ Các cơ sở hạ tầng khác: Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng, giải trí,…
phát triển hơn nhiều so với các vùng khác trong nước.

+ Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Là vùng có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút được nhiều dự án, hợp tác đầu tư trong
nước và quốc tế.
Câu 3: (4 điểm)
Bảng đã xử lí sẵn số liệu: (Đơn vị %)
Thành phần kinh tế
1996 2005
Nhà nước 49,6 25,1
Ngoài nhà nước( tập thể, tư nhân, cá thể) 23,9 31,2
Khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài 26,5 43,7
Có thể vẽ được nhiều biểu đồ nhưng thích hợp nhất là biểu đồ tròn.
Cho HS tiến hành vẽ 2 biểu đồ tròn. Một biểu đồ năm 1996 và một biểu
đồ năm 2005:
Theo công thức tính diện tích hình tròn là: S =
π
R
2
( Biết
π
= 3,14 và R là
bán kính hình tròn)
Gọi s
1,
r
1
là diện tính và bán kính hình tròn năm 1996
Gọi s
2,
r
2

là diện tính và bán kính hình tròn năm 2005
Ta có:
2 2
2
1 1 2 1
2
2
2 2 1
s r s r
r
s r s
π
π
= ⇒ =
Đặt
2
1
1r cm=
Từ đó ta có

2
2 2
2
2
1
1 991049
1 6,6 2,6
149432
s
r r

s
= ⇒ = = =
VẼ BIỂU ĐỒ
*Nhận xét:
- CN nhà nước có tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm về tỉ trọng( năm
1996 chiếm 49,6% giảm còn 25,1% năm 2005)
- CN ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và có xu hướng tăng
lên( năm 1996 là: 23,9% và năm 2005 tăng lên, chiếm 31,2% tổng giá trị
sản xuất cả nước)
- Trước đây khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm tỉ trọng thứ hai
sau CN nhà nhà nước nhưng hiện nay đã tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn
nhất.

×