Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN RLKNS THONG QUA HDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.64 KB, 12 trang )

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo định nghĩa của WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý
xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy
sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với
các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận phê phán, ra
quyết định, giao tiếp hiệu quả và thương thuyết.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục
thời đại mới đã và đang phấn đáu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp
sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống
cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn ngành thì gần
đây chúng ta thường thấy thực trạng học sinh có xu hướng gia tăng sống ích kỷ, vô
tâm, khép mình,….Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải
quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm…Việc lồng ghép giáo dục KNS
vào các môn học ở tiểu học nói riêng và cấp học phổ thông nói chung là vô cùng
quan trọng. Bởi vì thực tế cho thấy HS hiện nay có kiến thức, có lý thuyết mà thiếu
đi thực hành, thiếu đi kĩ năng sống. Không tự quyết định được vấn đề của bản thân
mình, xử lí tình huống thụ động dề dẫn đến tình trạng lầm đường lạc lối mà không hề
biết, hoặc làm ngơ.
Những kỹ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện cho HS:

+ Kỹ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống.
+ Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết
+ Kỹ năng lựa chọn và quyết định
+ Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ


+ Kỹ năng rất cần thiết như: Kỹ năng nghe ,nói ,đọc, viết
+ Kỹ năng biết nấu cơm nhanh, ít tốn nhiên liệu
+ Kỹ năng cắm trại, leo núi, du thuyền ,….
+ Kỹ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh
+ Kỹ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo,….
Vậy: Học sinh rất cần giáo dục lồng ghép GD KNS như thế nào để có hiệu quả
cao?

Với những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng:
1.1.Thực trạng chung:
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa cha
ông ta đã dúc kết “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vể chương trình,
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao nhãng.
Tình trạng học sinh hiện nay thiếu tự tin tiếp xúc, giao tiếp trong hoạt động tập thể,
thiếu kỹ năng thực hành. Mà trong dạy học chính khóa việc lồng ghép giáo dục KNS
cho học sinh chưa được chú trọng đặc biệt là học sinh Tiểu học, Đứng trước thực tế
xã hội những năm gần đây, năm học 2010- 2011 Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc GD

(rèn luyện) KNS cho học sinh tiểu học là việc cấp bách và là trách nhiệm chung của
gia đình – nhà trường và xã hội. Trong đó người giáo viên giữ vai trò quyết định. Đây
cũng là một trong những nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.
1.2. Thực trạng tại trường Tiểu học Quỳnh Hồng.
a. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Quỳnh Hồng là trường nằm ở vị trí trung tâm; HS học ở
trường thuộc nhiều xã khác nhau; Hầu hết các em chăm ngoan học giỏi, ý thức học
tập của các em cũng khác nhiều so với trường xung quanh, các bậc phụ huynh rất
quan tâm đến việc học tập của các em.
Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục
tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học
chúng tôi đã được BGH triển khai nhiệm vụ rèn luyện KNS qua các hoạt động lồng
ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:
 Hoạt động chuyên môn - Đổi mới phương pháp, CLB bộ môn…
- Ngoài giờ lên lớp
 Hoạt động đoàn thể: Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trường
xanh – sạch - đẹp; xây dưng trường học thân thiện học sinh tích cực…
b. Khó khăn
- Về phía học sinh: Các em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói quen
xấu, khó thay đổi (cậu ấm, cô chiêu). Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia
đình các em thiên lệch về kiến thức (biến các em trở thành Robot chỉ ăn và học).
- Về phía giáo viên:
+Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Một số còn lúng túng khi vận dụng chưa thực sự khởi động, chưa gương
mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội.
+ Chưa thực sựu nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.
Tóm lại, Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm giúp các em rèn luyện kĩ
năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo
nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe,
ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã

hội; nhà trường cập nhật thông tin về sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh.
Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp lý
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

các tình huống mâu thuẫn, xung đột; có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành
vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh. Đối với HS bậc tiểu học thì
HĐNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện KNS.
Từ những lý do trên, tôi có thể khẳng định việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh là vấn đề cần thiết, có tầm quan trọng đặc biệt ngay khi ngồi trên ghế nhà trường
và coi đây là một trong những trọng điểm của chương trình.
3. Giải pháp:
Để hình thành cho học sinh kỹ năng cần thiết, tôi đã lồng ghép các buổi hoạt
động ngoại khóa của nhà trường gồm những hình thức như: Sinh hoạt lớp, chào cờ
đầu tuần, buổi nói chuyện truyền thống, các buổi ngoại khóa bằng hoạt động tập thể,
…Với cương vị là một Tổng phụ trách đội, tôi đã chọn việc rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh thông qua chương trình ngoại khóa bằng hoạt động tập thể.Trong
chương trình ngoại khóa gồm các nội dung như:
1. Thi Kể chuyện Bác Hồ trong trái tim em.
2. Thi Phụ trách Sao giỏi.
3. Thi Nét đẹp tuổi hoa.
4. Thi Rung chuông vàng.
5. Thi Giao lưu Nói lời hay - Viết chữ đẹp

6. Thi Các trò chơi dân gian.
7. Thi văn nghệ.
………
3.1. Các bước tiến hành:
a. Giáo dục kỹ năng sống độc lập thông qua nội dung 1.
Cách làm:
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:

1. Đối tượng dự thi:
a. Số lượng: Tất cả các lớp trong trường chọn mỗi lớp 1 em để tham gia Hội
thi.
b. Tiêu chuẩn người dự thi:
- Là HS có năng khiếu tiêu biểu của lớp.
- Được GVCN và các bạn trong lớp tín nhiệm.
2. Cơ cấu giải thưởng:
Giải Nhất : 01 giải;
Giải Nhì: 02 giải;
Giải Ba: 03 giải;
3. Nội dung thi:
Các câu chuyện có nội dung ca ngợi về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù
hợp với đối tượng HS Tiểu học.(Thời gian từ 5 – 7 phút)
4. Biểu điểm: Tổng điểm 10
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp

................................................................................................................................................................

a. Nội dung: (4 điểm)
Đúng nội dung quy định, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với đối tượng HS.
b. Nghệ Thuật: (4 điểm)
Phù hợp với nội dung, lời kể phải lưu loát, hấp dẫn người nghe, phong cách
biểu diễn linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung lời thoại của nhân vật trong câu
chuyện.
- Lời giới thiệu về nội dung câu chuyện: 1 điểm,
- Diễn xuất: 2 điểm.
- Nêu được ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế: 1 điểm.
c. Hình thức, trang điểm, trang phục: (2 điểm)
Phù hợp với nội dung, đẹp, hài hoà, phù hợp với đối tượng HS.
( ảnh minh họa: Một số em đang kể chuyện)
Trong chương trình này, tôi đã tạo điều kiện cho học sinh thể hiện kỹ năng làm
việc độc lập. Thông qua hoạt động, các em đã độc lập tìm tòi những câu chuyện hay,
diễn đạt nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ của bản thân. Qua đó các em thể hiện
và phat huy tính tích cực đồng thời giáo dục thêm về nhân cách cho học sinh.
b.Giáo dục kỹ năng sống biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình
thông qua nội dung thi Nét đẹp tuổi hoa hoặc thi Phụ trách Sao giỏi.
Cách làm:
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:

1, Đối tượng dự thi:
a. Số lượng: Các lớp khối 1, 2, 3 chọn mỗi lớp 1 em (Hoặc 1 nhóm em) để
tham gia Hội thi.
b. Tiêu chuẩn người dự thi:
- Là nhi đồng tiêu biểu của lớp.
- Học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có khả năng tham gia Hội thi.
- Được GVCN và các bạn trong lớp tín nhiệm.

2. Cơ cấu giải thưởng:
Giải Nhất : 01 giải; Giải Nhì: 02 giải; Giải Ba: 03 giải; Giải phụ: 01 giải kể
chuyện hay nhất, 01 giải trang phục đẹp nhất, 01 giải lời giới thiệu hấp dẫn
nhất.
3. Nội dung thi:
a. Phần chào hỏi: (3 điểm)
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

- Thí sinh nêu lên được họ tên, khả năng nổi trội của bản thân, hiểu biết về
trường lớp mình (2,0 điểm).
- Lời giới thiệu hấp dẫn, lưu loát,... (1,0 điểm).
b. Trình diễn trang phục đi học: ( 3 điểm)
- Trang phục bắt buộc: Đúng, đẹp, phù hợp với HS (1,5 điểm).
- Trang phục tự chọn: Đẹp, phù hợp với HS Tiểu học (1,5 điểm).
c. Phần trả lời câu hỏi: (7 điểm)
- HS bốc thăm trả lời 2 câu hỏi trong hệ thống câu hỏi cho trước. Nội dung câu
hỏi là những kiến thức hiểu biết về tự nhiên, xã hội, đạo đức, giao tiếp ứng xử,...
(Kiến thức trong chương trình HS đã học và thực tế cuộc sống phù hợp với HS).
+ Câu 1: Trả lời về lĩnh vực kiến thức: 4 điểm.
+ Câu 2: Trả lời về lĩnh vực hiểu biết: 3 điểm.
d. Phần thi năng khiếu: (7 điểm) (Có thể là múa, hát, kể chuyện, ngâm thơ,
kịch ngắn,...)

- Nội dung: Đảm bảo nội dung chính xác và có ý nghĩa giáo dục (4,5 điểm)
- Diễn xuất: Lưu loát, hấp dẫn, đảm bảo lô gíc, có tính linh động, sáng tạo,...
(2,5 điểm).
2.4. Trình tự biểu diễn tại hội thi:
a. Phần thứ nhất: HS mặc trang phục bắt buộc để thể hiện phần chào hỏi sau
đó trả lời câu hỏi.
b. Phần thứ hai: HS mặc trang phục tự chọn để thể hiện năng khiếu của mình
( ảnh minh họa: Một số em đang thể hiện năng khiếu)
Hoăc: Thi Phụ trách Sao giỏi.
Cách làm:
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:

1. Đối tượng dự thi:
a. Số lượng: Các lớp khối 4,5 chọn mỗi lớp 1 em để tham gia Hội thi.
b. Tiêu chuẩn người dự thi:
- Là Đội viên tiêu biểu của lớp.
- Học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có khả năng tham gia Hội thi.
- Được GVCN và các bạn trong lớp tín nhiệm.
2. Cơ cấu giải thưởng:
Giải Nhất : 01 giải; Giải Nhì: 02 giải; Giải Ba: 03 giải; Giải phụ: 01 giải trả
lời kiến thức giỏi nhất, 01 giải thể hiện thực hành tốt nhất, 01 giải thể hiện
năng khiếu hay nhất.
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp

................................................................................................................................................................

3. Nội dung thi:
Hội thi "Phụ trách Sao giỏi" gồm 3 phần thi.
1. Phần thi thứ nhất: Lý thuyết.
Thể lệ của phần thi này như sau: Mỗi thí sinh lựa chọn trên màn hình chiếu 01
bộ đề do ban tổ chức chuẩn bị trước gồm 3 câu hỏi: Trong đó có 2 câu hỏi trắc
nghiệm và 1 câu hỏi ứng xử. Thời gian suy nghĩ cho câu hỏi trắc nghiệm là 15 giây,
câu hỏi ứng xử là 30 giây. Trả lời đúng câu hỏi trắc nghiệm được 2,5 điểm, câu hỏi
ứng xử là 5 điểm.
Lưu ý trước khi các thí sinh lựa chọn và trả lời câu hỏi phần thi lý thuyết thì thí
sinh dự thi phải tự giới thiệu về mình, những thành tích trong công tác phụ trách Sao,
phần giới thiệu về cá nhân không được tính điểm trong hội thi.
2. Phần thi thứ hai: Thực hành.
Thể lệ của phần thi này như sau: Thí sinh là Phụ trách Sao điều hành một nội dung sinh
hoạt Sao, điều hành hướng dẫn một hoạt động của các Sao nhi đồng theo chủ đề đã bắt
bắt thăm, thời gian tổ chức sinh hoạt trong khoảng từ 10 đến15 phút.
3. Phần thi thứ 3: Năng khiếu
Thể lệ của phần thi này như sau: Thí sinh hướng dẫn Sao của mình học hát, múa, kể
chuyện, trò chơi, cắm hoa, cắt dán, nặn, vẽ....để thể hiện năng khiếu của mình. Thời gian
cho phần thi này là 5-7 phút.
( ảnh minh họa: Một số em đang thể hiện)
Ở hai nội dung trên, giáo dục các em kỹ năng biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự
hoàn thiện mình, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần tự giác, kĩ năng vận dụng kiến thức
vào các tình huống trong học tập trong thực tiễn. Từ đó tạo niềm vui và hứng thú
trong học tập.Tuy nhiên, để học sinh có được sự tự tin đạt được kết quả người giáo
viên đóng vai trò chủ động hướng dẫn cụ thể hoạt động trong từng nội dung trên.
c. Giáo dục kỹ năng rèn luyện cách tư duy tích cực, suy nghĩ, phân tích
đúng sai, quyết định thông qua nội dung thi Rung chuông vàng.

NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:
I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:

- Tất cả học sinh từ lớp 4 đến lớp 5.
II. THỜI GIAN:

- Thứ 7 ngày 30 tháng 01 năm 2010.
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................
III. THỂ LỆ VÀ NỘI DUNG CUỘC THI:

- Có tổng số 30 câu hỏi thuộc các lĩnh vực kiến thức: Toán, Tiếng Việt,
TN&XH, Mỹ thuật, âm nhạc, đạo đức, an toàn giao thông,..
- Thí sinh tham dự bằng cách ghi câu trả lời viết vào bảng, thời gian suy nghĩ và trả
lời là 10 giây , mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.

-10 câu hỏi đầu tiên là 10 câu hỏi khởi động. Từ câu 11 trở đi, nếu thí sinh trả
lời sai sẽ phải dừng cuộc chơi và rời khỏi sàn thi đấu
- Căn cứ vào số điểm của mỗi thí sinh, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải Nhất, 02
giải Nhì, 03 giải Ba và các giải Khuyến khích.
( ảnh minh họa: Một số em đang thể hiện)
Thông qua hoạt động này là giáo dục cho các em kỹ năng sống là rèn luyện
cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua hoạt động và bài tập trải

nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Các em là người biết suy
nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay
điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó.
d.Giáo dục kỹ năng kỹ năng làm việc đồng đội, Kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng xây dựng, phát triển tình thần nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm thông
qua nội dung thi Giao lưu Nói lời hay - Viết chữ đẹp
Cách làm:
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:

1. Đối tượng dự thi:
a. Số lượng: Tham dự Hội thi có 3 đội đến từ khối 4-5 tham dự. Mỗi đội có 6
bạn.
b. Tiêu chuẩn người dự thi:
- Là Đội viên tiêu biểu của lớp.
- Học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có khả năng tham gia Hội thi.
- Được GVCN và các bạn trong lớp tín nhiệm.
2. Cơ cấu giải thưởng:
Giải Nhất : 01 giải; Giải Nhì: 02 giải; Giải Ba: 03 giải;
3. Nội dung thi và thể lệ hội thi:
Hội thi "Giao lưu Nói lời hay - viết chữ đẹp" gồm 3 phần thi.
PHẦN I. “ CHÚNG TÔI LÀ AI”

Tự giới thiệu về đội của mình và các thành viên trong đội (bằng tiếng Việt và
tiếng Anh). Thời gian cho mỗi đội không quá 5 phút. Điểm tối đa cho phần thi này là
10 điểm.
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@



Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................
PHẦN II. Ô CỬA BÍ MẬT ( 20 ĐIỂM)

Có 5 lĩnh vực: Tiếng Việt, Lịch sử, ATGT, Âm nhạc và Tiếng Anh. Trong
mỗi lĩnh vực có một số câu hỏi lựa chọn. Mỗi đội lần lượt lựa chọn mỗi lĩnh
vực một câu hỏi để trả lời. Thời gian để chuẩn bị là 10 giây. Trả lời đúng mỗi
câu hỏi được 10 điểm. Nếu trả lời sai thì khán giả được quyền trả lời.
PHẦN III. NĂNG KHIẾU TỰ CHỌN

- Mỗi đội trình bày một tiết mục năng khiếu do các đội lựa chọn.
- Thời gian cho mỗi tiết mục từ 7 – 15 phút.
- Điểm tối đa cho mỗi tiết mục là 20 điểm
Lưu ý: Phần thi năng khiếu yêu cầu các đội phải có mặt đủ cả 6 thành viên.
PHẦN IV: NHÀ HÙNG BIỆN TƯƠNG LAI

BTC đưa ra 7 chủ đề về các lĩnh vực GDKNS trong trường học.
- Mỗi đội bốc thăm, lựa chọn 1 chủ đề.
- Thời gian chuẩn bị 5 phút.
- Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên hùng biện.
- Thời gian cho mỗi bài hùng biện không quá 3 phút.
Sau khi đội bạn trình bày xong, 2 đội còn lại được quyền đưa ra câu hỏi chất
vấn
- Điểm cho mỗi bài hùng biện tối đa là 20 điểm
( ảnh minh họa: Một số em đang thể hiện)
Thông qua hoạt động này, rèn luyện cho các em kỹ năng làm việc đồng đội,
Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng, phát triển tình thần nhóm, kỹ năng lãnh
đạo nhóm, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ năng

làm việc đồng đội, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn
nhau trong mọi hoàn cảnh. Kỹ năng hoạt động nhóm là một hoạt động giúp cho
từng thành viên bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình. Qua đó được tập
thể uốn nắn phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức kỉ luật, tình thần
tương trợ, hợp tác….Thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình hợp tác trong xã
hội để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội.
e. Giáo dục kỹ năng mạnh dạn,kỹ năng bộc lộ năng khiếu bản thân thông
qua nội dung thi văn nghệ.
Cách làm:
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:

1. Đối tượng dự thi:
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

a. Số lượng: Tham dự Hội thi có 3 đội đến từ khối 4-5 tham dự. Mỗi đội có 6
bạn.
b. Tiêu chuẩn người dự thi:
- Là Đội viên tiêu biểu của lớp.
- Học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có khả năng tham gia Hội thi.
- Được GVCN và các bạn trong lớp tín nhiệm.
2. Cơ cấu giải thưởng:
Giải Nhất : 01 giải; Giải Nhì: 02 giải; Giải Ba: 03 giải;

3.Nội dung thi và thể lệ hội thi:
* Chủ đề Hội thi: "Hát về mái trường và thầy cô".
- Thể lệ Hội thi:
+ Mỗi lớp tham gia từ 1 - 2 tiết mục, sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật như:
múa, hát, thơ, kịch,...
+ Thời gian biểu diễn tại Hội thi: mỗi lớp không quá 10 phút.
+ Ban tổ chức sẽ chọn tiết mục hay để tham gia biểu diễn chào mừng trong
buổi mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2007.
+ Khuyến khích các tiết mục tập thể tự biên, chuẩn bị công phu, mang tính
nghệ thuật cao nói về trường lớp, thầy cô giáo.
+ Ban giám khảo chấm theo các tiêu chí: Hình thức: 5.0 điểm; nghệ thuật: 7.0
điểm; sáng tạo 4.0 điểm; chủ đề (nội dung): 4.0 điểm.
( ảnh minh họa: Một số em đang thể hiện)
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh
hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại
khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể
chuyện… Hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin,
bộc lộ năng khiếu bản thân. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu
thế toàn cầu hóa.
g. Giáo dục kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận trách nhiệm thông qua nội
dung Thi Các trò chơi dân gian.
NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI:

1. Đối tượng dự thi:
a. Số lượng: Dành cho tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
- Kéo co: Mỗi lớp 1 đội có 10 em (5nam, 5 nữ)
- Nhảy bao bố: Mỗi lớp 2 em (1nam, 1nữ)
b. Tiêu chuẩn người dự thi:
- Là học sinh tiêu biểu của lớp.
………………………………………………………………………………………………………..


@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

- Hạnh kiểm tốt, có khả năng tham gia Hội thi.
- Được GVCN và các bạn trong lớp tín nhiệm.
3.Nội dung thi và thể lệ hội thi:
a. Kéo co:
Các khối lớp thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn để tính điểm.
Nhất: 10 điểm. Nhì: 9 điểm, Ba: 8 điểm, KK: 7,5 điểm.
c. Nhảy bao bố:
Các khối lớp thi đấu với nhau theo thể thức ai về đích trước là thắng cuộc.
Nhất: 10 điểm. Nhì: 9 điểm, Ba: 8 điểm, KK: 7, 5 điểm.
( ảnh minh họa: Một số em đang thể hiện)
- Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HS tiểu học. Dù không còn là
hoạt động chủ đạo trong hoạt động sống của trẻ song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất
là quan trọng có ý nghĩa với các em. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho
trẻ em sau những giờ học căng thẳng. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Nếu
biết tổ chức cho HS vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả
giáo dục. Qua trò chơi, học sinh không những được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và còn được hình thành nhiều phẩm chất, hành vi và các kĩ năng sống: tính
tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, kỹ
năng hợp tác, kỹ năng nhận trách nhiệm …
Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng
là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho các em để các em có

được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, mỗi người giáo viên
cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc
giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và
là người có ích cho xã hội sau này. Ngoài ra, người giáo viên cần tranh thủ thời gian
tìm hiểu học sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn;
lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em. Trong quá trình tìm hiểu, người
giáo viên phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh; người giáo
viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận
thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi
người ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình
huống cụ thể nào đó. Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt
công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh như: câu lạc bộ văn học,
toán học, ngoại ngữ, hùng biện… thường xuyên tổ chức chuyến về nguồn, thực tế
(gắn liền với nội dung học ở trường) ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến
thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng…
thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
4. KẾT QUẢ:
(Trang sau)
III. KẾT LUẬN


Tuy nhiên qua khảo sát tôi thấy có sự khác biệt giữa các nhóm HS:
Với những HS có tham gia hoạt động ngoại khóa một cách đều đặn thì KNS
của các em được nâng cao một cách đáng kể; những HS có kết quả học tập từ loại
khá trở lên là đối tượng biết cách sắp xếp, điều chỉnh và quản lý thời gian một cách
hiệu quả giữa học tập, vui chơi và rèn luyện nên các em suy nghĩ vấn đề đơn giản
hơn. Còn nhóm HS có kết quả ở mức trung bình trở xuống thì đây là việc làm hết sức
khó khăn, các em lúng túng trong việc quản lý cuộc sống của mình nên cảm thấy rất
cần được trang bị các KNS. Tôi thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thuộc
về gia đình, xã hội và nhà trường. Đối với gia đình và xã hội, ba nguyên nhân được
các em rất quan tâm, đó chính là trò vui ở ngoài quá nhiều, không hòa hợp với người
lớn và tự tìm hiểu. Đối với nhà trường, hầu hết các trường đều chưa có thầy cô
chuyên trách giảng dạy môn học KNS, lịch học hiện quá nhiều, chưa có bộ chuẩn về
KNS… Ngoài ra, do khối lượng kiến thức trong SGK phải hoàn thành quá nhiều nên
GV không đủ thời gian để lồng ghép hay tích hợp nhằm rèn luyện KNS cho HS. Mặt
khác, chính bệnh thành tích (điểm số, lên lớp, đậu 100%...) đã trở thành gánh nặng
tâm lý khiến các em không còn thời gian rèn luyện một cách đầy đủ nhân cách và đã

những
hành
vi
lệch
chuẩn…
Thông qua việc khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng KNS
của HS chưa cao. Tôi mạnh dạn đề xuất như sau:
1. Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường ở các trường học
2. Thiết kế nội dung giáo dục KNS thành các chủ đề để báo cáo trong các giờ
sinh hoạt ngoại khóa hay biện pháp lồng ghép trong giờ sinh hoạt GV chủ nhiệm...
3. Đối với nhà trường, việc biên chế hay tổ chức hẳn những giờ dạy về KNS là
một việc làm hết sức khó khăn vì thế mỗi trường nên tận dụng một số giáo viên có kỹ

năng trò chuyện, giao tiếp, nói chuyện trước đám đông… tạo điều kiện để họ có cơ
hội tham gia những khóa tập huấn hay tự học các kiến thức liên quan đến HS như:
tâm lý giới tính, sức khỏe, KNS… để có thể tự thành lập câu lạc bộ tư vấn tại trường
học giúp HS, hay lồng ghép nội dung giáo dục KNS trong các hoạt động ngoại khóa,
giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Ngoài ra nhà trường có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia
tư vấn tâm lý hay những chuyên gia nghiên cứu về KNS đến trường tổ chức các buổi
tư vấn, trò chuyện với HS…
………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@


Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp
................................................................................................................................................................

4. Gia đình chính là cái nôi để hình thành nhân cách cho HS, vì thế cha mẹ
cần học cách làm bạn cùng con để hiểu con mình hơn và đưa ra những lời khuyên
hay những định hướng để giúp con mình hoàn thiện nhân cách một cách tốt hơn.
Đồng thời, ý thức ở mỗi HS mới là quan trọng. Mỗi HS hãy học cách tự rèn bản thân
để biết ép mình vào kỷ luật, đưa mình hòa nhập vào nội quy của trường lớp cũng là
biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển KNS thông qua con đường trải
nghiệm.
Trên đây là những việc mà tôi đã lồng ghép giáo dục KNS vào hoạt động
ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Quỳnh Hồng. Đã làm và thu được kết quả đáng
kể. Rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học ngành cũng như các
bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung cho tôi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác ngày
càng tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


Quỳnh Hồng, ngày 15 tháng 4 năm 2011
Người viết

Nguyễn Thị Tân

………………………………………………………………………………………………………..

@GV – TPT - Nguyễn Thị Tân - Trường Tiểu học Quỳnh
Hồng@



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×