Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp nâng cao hệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA HỘI NÔNG DÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA HỘI NÔNG DÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN


THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Ngô Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo. Em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô.
Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên,
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu hoạt động ủy thác tín dung của Hội Nông
dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn
Ngô Thủy


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................2
3. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn.......... 4
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHCSXH ................................................................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................................. 25
1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới .......................... 25
1.2.2. Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam ................................................................... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 30

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra....................................................................................... 30
2.3.2. Hệ thống thông tin cần thu thập từ các nhóm đối tượng ..................................... 31
2.3.3. Một số phương pháp khác ................................................................................................... 32
2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu..................................................................................................... 32
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 33


iv

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 34
3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng nông thôn và ủy thác tín dụng của Ngân hàng
CSXH tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................................... 34
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên ......... 34
3.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức của Hội sở NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ................. 37
3.1.3. Các hoạt động chính của Hội sở tỉnh Thái Nguyên ............................................... 38
3.1.4. Tình hình ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.............. 38
3.2. Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân thành phố
Thái Nguyên ............................................................................................................................................ 41
3.2.1. Bộ máy Tổ chức Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên ................................... 42
3.2.2. Nhân lực Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên ................................................... 44
3.2.3. Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên ..... 46
3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nông dân ..................................................... 52
3.3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng ................................................ 52
3.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra .......................................................................... 57
3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân .......... 62
3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay ........................................................................... 62

3.4.2. Nhận thức người dân.............................................................................................................. 64
3.5. Phân tích tác động của hoạt động ủy thác tín dụng đến phát triển nông thôn ..... 67
3.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 ..................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 78
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ 80


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
BCH

: Ban Chấp hành

BĐD-HĐQT

: Ban đại diện Hội đồng quản trị

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

CT-XH

: Chính trị - xã hội

DTTS DBKK


: Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

GQVL

: Giải quyết việc làm

HSSV

: Học sinh, sinh viên

HTTDND

: Hệ thống tín dụng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KKLĐ

: Xuất khẩu lao động

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN & PTNT

: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn


NHTM

: Ngân hàng thương mại

SXKD

: Sản xuất kinh danh

TD

: Tín dụng

TDND

: Tín dụng nhân dân

TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

XĐGN


: Xóa đói giảm nghèo


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội thành phố
Thái Nguyên...................................................................................... 39
Bảng 3.2: Kết quả dư nợ cho vay của NHCSXH thông qua các tổ chức
chính trị xã hội trong 3 năm 2014-2016 ........................................... 41
Bảng 3.3: Tình hình nhân lực Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên ............. 45
Bảng 3.4: Tình hình dư nợ qua các năm 2014 - 2016 ....................................... 46
Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn ............................................................... 47
Bảng 3.6: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay .................................... 49
Bảng 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay .................................... 50
Bảng 3.8: Diễn biến nợ quá hạn ........................................................................ 52
Bảng 3.9: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ........................................ 54
Bảng 3.10: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra .................................................. 55
Bảng 3.11: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ ......................................... 56
Bảng 3.12: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra ............................................ 58
Bảng 3.13: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay .................................... 59
Bảng 3.14: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay .................................... 60
Bảng 3.15: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn ............................................ 62
Bảng 3.16: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng ........................... 65
Bảng 3.17: Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân sử dụng
vốn hiệu quả ...................................................................................... 66
Bảng 3.18: Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ khi được vay vốn ............... 68


vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1:

Mô hình tổ chức và quản trị điều hành hiện nay của Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 37

Sơ đồ 3.2:

Tổ chức Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên............................. 42

Biểu đồ 3.1: Tình hình dư nợ qua các năm ......................................................... 46
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn ............................................................. 48
Biểu đồ 3.3: Tình hình dự nợ cho vay theo mục đích ......................................... 51
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo ........................................................ 57
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu nhập của hộ không nghèo ............................................. 57
Biểu đồ 3.6: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra.......................................... 58
Biểu đồ 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay .................................. 60
Biểu đồ 3.8: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn ........................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới có những bước phát triển đột
phá và đồng thời cũng có nhu cầu ngày càng lớn về tín dụng để từng bước
chuyển đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng CNH -HĐH. Đảng
và Nhà nước đã có nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các lĩnh
vực nông nghiệp, tiêu biểu là Nghị quyết 26 của TW về chính sách cho nông

nghiệp, nông dân, nông thôn. Vấn đề đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt
động dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhất là các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn, trong đó
có hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông
qua các tổ chức đoàn thể xã hội ở nông thôn trong đó có hội Nông dân đóng vai
trò vô cùng quan trọng.
Trong những năm qua các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết liên tịch, văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy thác đã ký với
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); khai thác và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết
việc làm, giúp nông dân phát triển kinh tế, có thu nhập, vươn lên thoát nghèo, ổn
định cuộc sống. Theo báo cáo, tính đến 31/7/2017, Hội Nông dân Việt Nam đang
quản lý 60.633 Tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) với 2,1 triệu hội viên,
nông dân được tiếp cận đồng vốn vay ưu đãi với tổng số tiền dư nợ đạt 52.850 tỷ
đồng; mức vay bình quân 24,29 triệu đồng/hộ vay.
Bên cạnh những thành tích đó, trong hoạt động nhận ủy thác tín dụng của
các cấp hội Nông dân hiện nay vẫn còn những tồn tại như: việc tổ chức thực hiện
dịch vụ ủy thác chưa toàn diện, đầy đủ các nội dung công việc trong quy trình
cho vay vốn. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi
của Chính phủ chưa kịp thời, chưa sâu sát đến các đối tượng thụ hưởng nói
chung và cán bộ, hội viên nông dân nói riêng. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thành
lập Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi
hoạt động chưa đạt theo yêu cầu. Quá trình bình xét cho vay vốn ở Tổ chưa thật


2

sự công khai, dân chủ làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tư tưởng của hội viên,
nông dân đôi lúc còn nghi ngờ. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động ủy thác
của các cấp Hội chưa được thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa tốt. Không ít
đơn vị chưa kịp thời chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH để kiểm điểm,

đánh giá hoạt động ủy thác theo định kỳ. Công tác tập huấn cho cán bộ Hội về
ủy thác, hướng dẫn giúp đỡ hộ vay vốn về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh còn
ít. Chất lượng tín dụng ủy thác chưa tốt. Chất lượng hoạt động các Tổ TK&VV
chưa đồng đều, tỷ lệ số Tổ hoạt động trung bình, yếu còn cao.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên” để nghiên cứu với mong muốn đưa những kiến thức lý luận vào thực tiễn,
tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng
của Hội Nông dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế các hộ nông dân thành
phố Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động nhận ủy thác
tín dụng của Hội Nông dân thành phố Thái nguyên.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy
thác tín dụng của Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và nhận ủy thác tín dụng để
thấy rõ vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông
dân thành phố Thái nguyên giai đoạn 2014-2016.
- Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong
hoạt động ủy thác tín dụng tại thành phố Thái Nguyên
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động
nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân trong những năm tới.


3

3. Ý nghĩa đề tài

Đề tài chỉ ra mối quan hệ giữa Hội Nông dân với các tổ chức tín dụng
trong hệ thống tín dụng chính thức. Đề tài là cơ sở để có những giải pháp thúc
đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân,
đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng và nhằm
góp phần nâng cao đời sống kinh tế các hộ nông dân thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
- Ý nghĩa về lý luận
Luận văn là công trình khoa học có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
quý trong quá trình nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao đẳng. Mặt
khác luận văn còn là tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm đến vấn
đề ủy thác tín dụng cho các tổ chức đoàn thể trong nông thôn.
- Ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng
của Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 2016 và việc chỉ ra những hạn chế, bất cập trong hoạt động ủy thác tín dụng của
địa bàn nghiên cứu, luận văn đã đề xuất hệ thống nhóm các giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Đây là
nguồn tài liệu quý cho lãnh đạo thành phố Thái nguyên trong chỉ đạo công tác
hoạt động ủy thác tín dụng qua các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và Hội
Nông dân thành phố Thái nguyên nói riêng góp phần thực hiện thành công
chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×