Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tieu luan mon triet hoc đặc điểm của TRIẾT học PHƯƠNG ĐÔNG cổ, TRUNG đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.87 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là một hoạt động tinh thần của con người, nó biểu hiện khả năng
nhận thức, khả năng đánh giá sự vật hiện tượng của con người. Nó là hệ thống tri
thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới ấy.
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người để phục vụ nhu cầu
sống. Song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, Triết học không
thể xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người. Ngay từ buổi bình minh
của nhân loại, để tồn tại, con người đã phải tiến hành hoạt động lao động sản
xuất và những hoạt động khác. Điều này đã đem lại cho con người những tri thức
nhất định về thế giới xung quanh và về bản thân mình, nhưng đây mới chỉ là
những tri thức rời rạc, phản ánh bề ngoài của đối tượng. Phải đến khi xã hội đã
phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã tiến hành các
nghiên cứu, đã hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại với nhau thành
học thuyết, thành lý luận, và khi đó Triết học đã ra đời.
Có thể khẳng định rằng, Triết học ra đời cả ở phương Đông và phương
Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ VI trước Công
nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn
Độ và Hy Lạp. Do có vị trí địa lý khác nhau, có điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, tôn giáo, văn hóa khác nhau nên mỗi nền
Triết học lại có những đặc điểm cụ thể khác nhau. Triết học phương Tây tập
trung chủ yếu vào nghiên cứu những quy luật của tự nhiên, nghiên cứu bản chất
của con người với tư cách là sự phát triển của tự nhiên; trong quá trình nghiên
cứu ấy, các nhà Triết học đã tách con người ra khỏi tự nhiên, đối lập với tự nhiên,
nghiên cứu giới tự nhiên để chinh phục tự nhiên, Triết học luôn gắn liền với khoa
học tự nhiên. Trong khi đó, Triết học phương Đông lại tập trung nghiên cứu về


đời sống, về cuộc sống nhân sinh của con người, gắn liền con người với tự nhiên,
thống nhất với tự nhiên, Triết học gắn với con người và xã hội loài người, ít gắn
với khoa học tự nhiên.


Với phạm vi tiểu luận Triết học của mình, tôi không đi sâu vào nghiên cứu
những điểm khác biệt giữa Triết học phương Tây và phương Đông trong quá
trình phát triển của lịch sử Triết học mà chỉ tập trung nghiên cứu về đặc điểm của
Triết học phương Đông cổ, trung đại bởi Ấn Độ và Trung Quốc cổ, trung đại là
hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ, trung đại. Những tư tưởng
Triết học và văn hóa của hai trung tâm này đã có ảnh hưởng rất lớn đối với văn
hóa Việt Nam và toàn bộ hệ thống tư tưởng trong xã hội Việt Nam cho đến tận
ngày nay.

PHẦN NỘI DUNG
2


I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ
TRUNG ĐẠI:
1. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại:
1.1. Ấn Độ cổ đại:
Ấn Độ là một bán đảo lớn - một tiểu lục địa, nằm ở miền Nam châu Á. Hai
miền Đông Nam và Tây Nam của Ấn Độ giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc án ngữ là
dãy Hymalaya hùng vĩ, với vòng cung dài 2.600 km. Cực Bắc Kasơmia có
những ngọn núi hùng vĩ, dưới chân núi là vùng khí hậu ôn đới, có thung lũng
Kasơmia rộng lớn với tên gọi “Thiên đường nơi trần thế”. Có 5 con sông lớn,
trong đó nổi tiếng là sông Indu, sông Hằng, lưu vực của chúng tạo nên những
vùng đồng bằng phì nhiêu. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có những vùng là sa mạc
khô cằn, điều kiện sống hết sức khó khăn, khắc nghiệt. Chính những yếu tố địa
lý đa dạng, phong phú trên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân Ấn
Độ và ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa, tôn giáo và tư tưởng Triết học của
người Ấn Độ cổ đại.
1.2. Trung Quốc cổ đại:
Lịch sử Trung Quốc cổ đại bắt đầu từ khoảng cuối thiên niên kỷ thứ III

tr.CN đến thế kỷ III tr.CN. Nó được chia làm 2 thời kỳ lớn: thời kỳ thứ nhất tính
từ khi hình thành triều đại nhà Hạ đến thế kỷ IX tr.CN; thời kỳ thứ 2 tính từ thế
kỷ VI tr.CN đến thế kỷ III tr.CN.
Về điều kiện tự nhiên, Trung Quốc cổ đại là một quốc gia rộng lớn có 2
miền khác nhau: miền Bắc là lưu vực sông Hoàng Hà, xa biển, khí hậu lạnh, đất
đai khô khan, cây cỏ thưa thớt, sản vật hiếm hoi. Miền Nam ở lưu vực sông
Dương Tử có khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, sản vật phong phú.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại:
3


2.1. Ấn Độ cổ đại:
Xã hội Ấn Độ cổ đại ra đời sớm, vào khoảng thế kỷ XXV tr.CN đã xuất
hiện nền văn minh sông Ấn, sau đó bị tiêu vong. Từ thế kỷ XV tr.CN, các bộ lạc
du mục Arya từ Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ. Họ định cư rồi đồng hóa với
người bản địa Dravida tạo thành cơ sở cho sự xuất hiện quốc gia, Nhà nước lần
thứ hai trên đất Ấn Độ.
Từ thế kỷ thứ VII tr.CN đến thế kỷ XVI sau Công nguyên, đất nước Ấn
Độ phải trải qua hàng loạt biến cố lớn đó là những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn
nhau giữa các vương triều trong nước và sự xâm lăng của các quốc gia bên
ngoài.
Đặc điểm nổi bật của điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội Ấn Độ cổ, trung
đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình “Công
xã nông thôn”, trong đó chế độ công hữu về ruộng đất là cơ sở để tìm hiểu toàn
bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính vì kết cấu kinh tế này mà ở Ấn Độ cổ đại đã
không có quan hệ chiếm hữu nô lệ như ở xã hội Hy Lạp cổ đại, nô lệ chưa bao
giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu. Do vậy đã không phát sinh ra sự phân chia đối
kháng mà tạo nên quan hệ giai cấp, đẳng cấp rất phức tạp và nghiêm ngặt, bao
gồm 4 đẳng cấp chính: Brahman (tăng lữ) là đẳng cấp cao quý nhất; Ksatrya
(quý tộc); Vaisya (bình dân tự do); Ksudra (cùng đinh, nô lệ).

2.2. Trung Quốc cổ đại:
2.2.1. Thời kỳ thứ nhất: Hạ - Thương - Tây Chu:
Nhà Hạ ra đời khoảng thế kỷ XXI tr.CN, đánh dấu sự mở đầu chế độ
chiếm hữu nô lệ. Nhà Hạ sớm định cư, sản xuất ổn định, chăn nuôi phát triển.
Quan hệ xã hội là quan hệ nô lệ theo kiểu gia trưởng phương Đông. Chưa có sự
phân biệt rõ rệt giữa tư liệu sản xuất và người lao động. Quan niệm về Nhà nước
mới manh nha hình thành. Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII tr.CN, Thành Thang 4


thủ lĩnh bộ tộc Thương lật đổ vua Kiệt nhà Hạ, sau nhà Thương dời về đất Ân
nên còn gọi là nhà Ân. Khoảng thế kỷ XI tr.CN, con Chu Văn Vương là Chu Vũ
Vương giết vua Trụ nhà Thương, lập ra nhà Chu (Tây Chu).
Thời Tây Chu có những đặc điểm là thực hiện quốc hữu hóa tư liệu sản
xuất (ruộng đất) và sức lao động. Có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn,
nhưng thành thị chưa có nền kinh tế độc lập.
2.2.2. Thời kỳ thứ hai: thời Đông Chu (thời Xuân Thu (722-481) Chiến quốc (481-221)).
Từ thế kỷ VIII-III tr.CN, xã hội nhà Chu bước vào thời kỳ biến động lớn,
toàn diện, kéo dài. Giai đoạn lịch sử này gọi là thời Đông Chu, trong đó có hai
thời kỳ nhỏ là Xuân Thu và Chiến quốc.
Trong thời kỳ này, công cụ bằng sắt ra đời đã thay thế công cụ bằng đồng,
bằng đá. Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Bước đầu hình
thành và phát triển thương nghiệp nên thành thị có cơ sở kinh tế tương đối độc
lập.
Đất đai trước thuộc nhà Vua, nay bị chiếm làm của tư. Giai cấp quý tộc
nhà chu bị mất đất, mất dân, địa vị kinh tế bị sa sút, vai trò chính trị chỉ còn là
hình thức. Các nước chư hầu không chịu phục tùng, mang quân thôn tính lẫn
nhau, tự xưng là bá vương. Từ đó, làm nảy sinh một loạt mâu thuẫn xã hội: mâu
thuẫn giữa tầng lớp quý tộc mới lên, có tiềm lực về kinh tế nhưng lại không được
tham gia chính quyền với lớp quý tộc cũ của nhà Chu đang nắm chính quyền;
mâu thuẫn giữa những người sản xuất nhỏ với quý tộc nhà Chu nói chung và

mâu thuẫn trong nội bộ nhà Chu (giữa những người cấp tiến và những người bảo
thủ…), xã hội biến động, chiến tranh, loạn lạc, các mối quan hệ xã hội, trật tự xã
hội bị đảo lộn.

5


Có thể nói, thời kỳ này xã hội có sự chuyển biến mạnh mẽ từ xã hội nô lệ
sang xã hội phong kiến. Điều kiện xã hội đó đã hướng con người đi theo hướng
hám danh, hám lợi, ít chú ý đến nhân, nghĩa.
Sự chuyển biến sôi sục đó đã làm xuất hiện những tụ điểm, những trung
tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của
một xã hội trong tương lai. Đây được gọi là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà
trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng). Và chính trong quá trình
ấy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái Triết
học khá hoàn chỉnh.
3. Điều kiện về tư tưởng, văn hóa của Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại:
3.1. Ấn Độ cổ đại:
Người Ấn Độ cổ đại tích lũy được nhiều kiến thức về thiên văn, sáng tạo
ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực… Toán học xuất
hiện rất sớm, đã phát minh ra số thập phân, tính được trị số pi, biết về đại số
lượng giác, phép khai căn, giải được phương trình bậc 2, 3. Trong lĩnh vực y học
đã xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng thuật châm cứu, bằng thuốc
thảo mộc.
Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ, trung đại là mang dấu ấn sâu đậm về
tín ngưỡng, tôn giáo và tâm linh. Văn hóa Ấn Độ cổ, trung đại được chia làm ba
giai đoạn: khoảng từ thế kỷ XXV-XV tr.CN gọi là nền văn minh sông Ấn; Từ thế
kỷ XV-VII tr.CN gọi là nền văn minh Vêda; Từ thế kỷ VI - I tr.CN là thời kỳ
hình thành các trường phái Triết học tôn giáo lớn gồm 2 hệ thống đối lập nhau là
chính thống và không chính thống.

Các trường phái chính thống bao gồm Triết học Samkhya, Mimansa,
Vêdanta, Yoga, Nyaya, Vaisesyka là các trường phái trung thành với kinh Vêda,
kinh Upanisahd, đạo Bàlamôn truyền thống, tin ở thần linh. Phái không chính
6


thống bao gồm đạo Jaina, Lokayata, Phật giáo, không tin ở thần linh và bị coi là
tà giáo.
3.2. Trung Quốc cố đại:
3.2.1. Thời kỳ thứ nhất: Hạ - Thương - Tây Chu:
Trong thời kỳ thứ nhất này, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa
duy tâm thần bí là thế giới quan thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Trung
Quốc bấy giờ. Nhà Chu kế thừa tư tưởng tôn giáo thờ thần tổ tiên của nhà Ân,
ngoài ra còn thờ Thượng đế. Nhà Chu cho rằng nhà Ân không được “mệnh trời”
nên không được trời bao dung. Nay nhà Chu được Thượng đế ban phước nên con
cháu nhà Chu phải dốc lòng tôn kính, gần gũi.
Về tri thức khoa học: người Ân - Thương đã biết làm lịch theo mùa và rất
có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp, đã quan sát được sự vận động của Mặt
Trăng và một số vì sao. Xác định được chu kỳ của thủy triều, quy luật sinh
trưởng của cây trồng từ đó làm ra lịch âm lịch.
Về tư tưởng tôn giáo: đã vượt qua tín ngưỡng thời kỳ tín ngưỡng Totem
(hình thức tôn giáo đầu tiên), bước vào giai đoạn tôn giáo thờ thần tổ tiên, toàn
thị tộc có một vị thần toàn năng.
Về tư tưởng đạo đức, chính trị: chưa có quan niệm rõ ràng về đạo đức, về
quyền lợi, về nghĩa vụ đối với xã hội, chỉ tôn sùng đối với người đứng đầu thị
tộc.
Thời kỳ này những tư tưởng Triết học đã xuất hiện, tuy chưa đạt tới mức
là một hệ thống. Những tư tưởng đó gắn chặt thần quyền và thế quyền, ngay từ
đầu nó đã lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị - xã hội với lĩnh vực
đạo đức luân lý. Do xuất phát và gắn liền với cuộc sống còn thô sơ nên trong tư

tưởng Triết học xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những
tư tưởng vô thần tiến bộ đối lập lại chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị đương

7


thời. Tư tưởng cơ bản về đạo đức nhà Chu có thể gói gọn trong 2 chữ Đức và
Hiếu.
3.2.2. Thời kỳ thứ hai: thời Đông Chu (thời Xuân Thu (722-481) Chiến quốc (481-221)).
Trung Quốc thời kỳ này có 9 trường phái Triết học chính (gọi là Cửu lưu
hoặc Cửu gia) gồm: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Danh gia, Pháp
gia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia. Trừ Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ
sau này, các trường phái Triết học được hình thành vào thời Xuân Thu - Chiến
Quốc được bổ sung hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung cổ, đã tồn tại
trong suốt quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Quốc cho tới thời cận
đại.
Có thể khẳng định rằng, khi nghiên cứu lịch sử Triết học là nghiên cứu sự
phát sinh, phát triển, sự kế tiếp nhau của các trường phái, học thuyết, phương
pháp Triết học trong lịch sử. Do vậy, việc nghiên cứu lịch sử Triết học Ấn Độ,
Trung Quốc cổ, trung đại không thể bỏ qua những điều kiện, tiền đề về đặc điểm
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, tôn giáo… của hai vùng này thời cổ
đại. Những yếu tố tiền đề, điều kiện ấy đã làm xuất hiện các trường phái Triết
học khác nhau trong lịch sử và quy định những đặc điểm nổi bật của nền Triết
học phương Đông cổ, trung đại và lưu giữ giá trị, sức ảnh hưởng cho đến tận
ngày nay.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ, TRUNG ĐẠI:
1. Triết học phương Đông nhấn mạnh mặt thống nhất trong mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên:
Những tộc người cổ đại phương Đông là Arya, Dravida ở Ấn Độ và Trung
Á; Hạ Vũ, Ân Thương, Chu Hán ở Trung Quốc; Lạc Việt ở Việt Nam… sớm

định cư canh tác nông nghiệp. Thiên nhiên ưu đãi, quanh năm cây cối xanh tươi,
8


hoa trái xum xuê hòa quyện con người với trời đất bao la, giữa con người và tự
nhiên hình như không có gì tách biệt. Cái cơ sở ban đầu hiển nhiên ấy dần dần
được người phương Đông khái quát thành tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”.
Ở Trung Quốc, nơi mà nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất,
hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đó là
những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của
nhân dân Trung Hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ con người với thế giới xung
quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn... trời đất với ta cùng
sinh, vạn vật với ta là một. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính
chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao la. Từ điều này cho ta thấy hình thành
ra các khuynh hướng như: khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử thì cho rằng vũ
trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan vầ trong ý niệm đạo đức Trời phú
cho con người. Ông đưa ra quan điểm “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”. Ta tự xét
mình mà thành thực, thì có cái thú vui nào lớn hơn nữa. Ông dạy mọi người phải
đi tìm chân lý ở ngoài thế giới khách quan mà chỉ cần suy xét ở trong tâm, “tận
tâm” của mình mà thôi. Như vậy theo ông chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính
mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không có gì vui thú hơn. Còn theo Thiện Ung thì
cho rằng: vũ trụ trong lòng ta, lòng ta là vũ trụ. Đối với khuynh hướng duy vật
thô sơ - kinh dịch thì biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết
đến cái tính của vạn vật, trời đất: trời có chín phương, con người có chín khiếu.
Ở phương Đông khuynh hướng duy vật chưa rõ ràng đôi khi còn đan xen với duy
tâm, mặc dù nó là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiến
lâu dài của nhân dân Trung hoa thời cổ đại. Quan điểm duy vật được thể hiện rõ
ở học thuyết Âm dương, tuy nó còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây
thơ và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội nhưng trường phái
triết học này đã bộ lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát


9


của mình trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật hiện
tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội.
Ở Ấn độ tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại được hình thành bắt nguồn từ thế
giới quan thần thoại, tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang
tính chất tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân
loại. Ở Ấn độ nguyên tắc “thiên nhiên hợp nhất” lại có màu sắc riêng như:
Xu hướng chính của Upanishad là nhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm,
tôn giáo trong kinh Vêđa về cái gọi là “tinh thần sáng tạo tối cao” sángtạo và chi
phối thế giới này. Để trả lời câu hỏi cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của
tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và
có thể giải thoát được linh hồn khỏi sự lo âu khổ nào của đời sống trần tục và
ràng buộc của thế giới này là “tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, là thực thể duy
nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới đều nảy
sinh ra và nhập về với nó sau khi chết. Tóm lại Brahman là tinh thần vũ trụ, là
đấng sáng tạo duy nhất, là đại ngã, đại đinh, là vũ trụ xung quanh cái tồn tại thực
sự, là khách thể.
Còn Atman là tinh thần con người, là tiểu ngã, là cái có thể mô hình hoá,
là chủ thể và chẳng qua chỉ là linh hồn vũ trụ cư trú trong con người mà thôi.
Linh hồn con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của “tinh thần
tối cao”. Vì Atman “linh hồn” là cái tồn tại trong thể xác con người ở đời sống
trần tục, nên ý thức con người lầm tưởng rằng linh hồn, “cái ngã” là cái khác với
“linh hồn vũ trụ”, khác với nguồn sống không có sinh, không có diệt vong của
vũ trụ.
Vậy nên kinh Vêđa nối con người với vũ trụ bằng cầu khẩn, cúng tế bắt
chước hoà điệu của vũ trụ bằng lễ nghi, hành lễ ở hình thức bên ngoài. Còn kinh
Upanishad quay vào hướng nội để đi từ trong ra, đồng nhất cá nhân với vũ trụ

bằng tri thức thuần tuý kinh nghiệm.
10


Đối với phương Tây lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con
người là chủ thể, chúa tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ – thế giới khách quan.
Và cũng chính từ thế giới khách quan khách nhau nên dẫn đến hướng nghiên cứu
tiếp cận cũng khác nhau:
Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều
đặc điểm khác của triết học phương Đông như: lấy con người làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội; hay như nghiên cứu thế giới cũng là
để làm rõ con người và vấn đề bản thảo luận trong triết học phương Đông bị mờ
nhạt. Nhưng ngược lại triết học phương Tây lại đặ trọng tâm nghiên cứu vào thế
giới – tính chất hướng ngoại; còn vấn đề con người chỉ được nghiên cứu để giải
thích thế giới mà thôi. Cho nên phương Tây bàn đậm nét về bản thể luận của vũ
trụ.
Ở Phương Đông người ta đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ người với
người và đời sống tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của con người, chỉ
nghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác theo lập trường của giai cấp trống trị cho
nên nghiên cưú con người không phải là để giải phóng con người mà là để cai trị
con người, không thấy quan hệ giữa người với người trong lao động sản xuất.
Ở Phương Tây họ lại ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao cái
tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải phóng con người về mặt nhận
thức, không chú ý đến nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng con
người.
2. Phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần
tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái nọ lấy cái kia
làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với
những tác phẩm triết học độc lập. Và có những thời kỳ người ta đã lầm tưởng
triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan xen với chính trị


11


lý luận, còn triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật. Nói chung ở
phương Đông thì triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học.
3. Lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về
chất có tính vạch ra ở các thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp
xen kẽ. Ở Ấn độ, cũng như Trung quốc các trường phái có từ thời cổ đại vẫn
giữ nguyên tên gọi cho tới ngày nay (từ thế kỷ VIII – V trước công nguyên
đến thế kỷ 19).
Nội dung có phát triển nhưng chỉ là sự phát triển cục bộ, thêm bớt hay đi
sâu vào từng chi tiết như: Nho tiền tần, Hán nho, Tống nho vẫn trên cơ sở nhân –
lễ – chính danh, nhưng có cải biên về một phương diện nào đó ví như Lễ thời
tiền Tần là cung kính, lễ phép, văn hoá, thời Hán biến thành tam cương ngũ
thường, đời Tống biến thành chữ Lý...
Các nhà triết học ở các thời đại chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ ủng hộ,
bảo vệ quan điểm hay một hệ thống nào đó để hoàn thiện và phát triển nó hớn là
vạch ra những sai lầm và không đặt ra mục đích tạo ra thức triết học mới. Do vậy
nó không mâu thuận với các học thuyết đã được đặt nền móng từ ban đầu, không
phủ định nhau hoàn toàn và dẫn đến cuộc đấu tranh trong các trường phái không
gay gắt và cũng không triệt đêt. Có tình trạng đó chính là do chế độ phong kiến
quá kéo dài và bảo thủ, kết cấu kinh tế, giai cấp trong xã hội đan xen cộng sinh
bên nhau.
Ngược lại ở phương Tây lại có điểm khác biệt. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời
kỳ, bên cạnh các trường phái cũ lại có những trường phái mới ra đời có tính chất
vạch thời đại như thời cố đại bên cạnh trường phái Talét, Hêraclit... đến
Đêmôcrit rồi thời đại khai sáng Pháp, CNDV ở Anh, Hà lan, triết học cổ điển
Đức... Và hơn nữa cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật mang tính chất quyết
liệt, triệt để hơn.

4. Sự phân chia trường phái triết học cũng khác:
12


Ở phương Đông đan xen các trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện
chứng, siêu hình không rõ nét. Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào
những nội dung cụ thể thường là có mặt duy tâm có mặt duy vật, sơ kỳ là duy
vật, hậu kỳ là nhị nguyên hay duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán,
thiếu triệt để của triết học vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng
không mạch lạc như phương Tây.
5. Hệ thống thuật ngữ của triết học phương Đông rất đặc trưng:
Về bản thể luận: Phương Tây dùng thuật ngữ “giới tự nhiên”, “bản thể”,
“vật chất”. Còn ở phương Đông lại dùng thuật ngữ “thái cực” đạo sắc, hình, vạn
pháp,... hay ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ... Để nói về bản chất của vũ
trụ đặc biệt là khi bàn về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ thì phương Tây
dùng phạm trù khách thể – chủ thể; con người với tự nhiên, vật chất với ý thức,
tồn tại và tư duy. Còn phương Đông lại dùng Tâm – vật, năng – sở, lí – khí, hình
– thần. Trong đó hình thần là những phạm trù xuất hiện sớm và dùng nhiều nhất.
Nói về tính chất, sự biến dổi của thế giới: phương Tây dùng thuật ngữ
“biện chứng” siêu hình, thuộc tính, vận động, đứng im nhưng lấy cái đấu tranh
cái động là chính. Đối với phương Đông dùng thuật ngữ động – tĩnh, biến dịch,
vô thường, thường còn, vô ngã và lấy cái thống nhất, lấy cái tĩnh làm gốc là vì
phương Đông triết học được xây dựng trên quan điểm vũ trụ là một, phải mang
tính nhịp điệu.
Khi diễn đạt về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới thì
phương Tây dùng thuật ngữ “liên hệ”, “quan hệ” “quy luật”. Còn phương Đông
dùng thuật ngữ “đạo” “lý” “mệnh” “thần”, cũng xuất phát từ thế giới quan thiên
nhân hợp nhất nên tất cả phải mang tính nhịp điệu, tính quy luật, tính soắn ốc của
vũ trụ như thái cực đến lưỡng nghi... Có nhịp điệu là hài hoà âm dương, còn vũ
trụ là tập hợp khổng lồ các soắn ốc...


13


6. Tuy cả hai dòng triết học phương Đông và phương Tây đều nhằm
giải quyết vấn đề cơ bản của triết học nhưng Triết học phương Đông nặng về
giải quyết mặt thứ hai.
Triết học phương Đông đi từ khái quát đến cụ thể bằng các ẩn dụ triết học
với những cấu cách ngôn, ngụ ngôn nên không chính xác nhưng lại hiểu cách
nào cũng được, nó gói được cả cái ngẫu nhiên mà ngày nay khoa học gọi là khoa
học hỗn mang – dự báo.
III. Ý NGHĨA ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ
TRUNG ĐẠI ĐẾN VIỆT NAM:
Triết học phương Đông cổ trung đại mà cụ thể là triết học Ấn Độ và Trung
Quốc cổ trung đại với những đặc điểm, những tư tưởng cụ thể của mình đã để lại
cho kho tàng triết học thế giới những luận điểm tư tưởng, học thuyết đa dạng
phong phú, có sức ảnh hưởng sâu rộng tới các khu vực xung quanh và hình thành
những hệ tư tưởng liên kết ở các khu vực đó, trong đó có Việt Nam.
Xã hội Việt Nam chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cả hai nền Triết học
phương Đông cổ trung đại với hai trường phái chủ đạo là Phật giáo Ấn Độ vầ
Nho giáo Trung Quốc.
Những tư tưởng của hai trường phái trên đã có sự ảnh hưởng cả tích cực
và tiêu cực đến xã hội Việt Nam, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống văn hóa, tinh
thần của người Việt. Những trường phái này du nhập vào Việt Nam, gắn kết với
điều kiện cụ thể của Việt nam và bị Việt Nam hóa thành tư tưởng của người Việt
trên nền những tư tưởng chủ yếu của Phật giáo và Nho giáo, chọn lọc và vận
dụng những tư tưởng phù hợp với quan niệm, văn hóa Việt Nam.

14



PHẦN KẾT LUẬN
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên
thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong
lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ
đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.
Theo quan điểm của Mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là
học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ
của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự
phản ánh tồn tại của xã hội văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng
đồng nên Triết học phương Đông cũng mang những đặc điểm rất khác biệt và
đặc trưng./.

15



×