Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận: Phân tích những đặc điểm của dòng vốn FPI vào Việt Nam và đề xuất tăng cường thu hút FPI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.97 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
 Môn: Tài chính quốc tế
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm thực hiện:
CK2: 1) Doãn Mạnh Linh
2) Nguyễn Mạnh Tuấn
3) Hồ Hoàng Yến
4) Nguyễn Thanh Phương Ánh
CK1: 5) Đặng Thị Ngọc Phượng
Phân tích những đặc điểm của
dòng vốn FPI vào Việt Nam
và đề xuất tăng cường thu hút
FPI
I. Một số khái niệm
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI - Foreign
Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ
các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức
đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và
nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Điều 3 Luật Đầu tư của Việt Nam được thông qua năm 2005 và có hiệu lực
từ tháng 7/2006 đã xác định: "Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua
việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua
quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác
mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư".
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment): là hình
thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.


- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - Official Development Assistance: là
một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này
thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian
vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa
của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước
được đầu tư. Gọi là Chính thức, vỡ nú thường là cho Nhà nước vay.
Để có thể phân biệt rõ hơn về 3 hình thức đầu tư trên, có thể tóm tắt các
tính chất của các hình thức đầu tư như sau:
FDI FPI ODA
Dài hạn Ngắn hạn hoặc
trung hạn
Dài hạn
Mục đích kiếm
lời.
Mục đích kiếm lời. Mục đích: phát
triển nền KT, nâng
cao phúc lợi cho
nước nhận đầu tư,
không vì lợi
nhuận.
không mang tính
chất chính trị.
không mang tính
chất chính trị.
Mang tinh chất
chính trị.
-Thành lập các cơ
sở kinh doanh SX.
-Mua các tài sản tài
chính

-Cho (C.phủ) vay
với mức lãi suất
thấp hoặc không
lãi suất.
-Có quyền kiểm
soát
-Có trách nhiệm
đối với DN nhận
đầu tư
-Ko có quyền kiểm
soát
-Ko có trách nhiệm
đối với các DN
nhận đầu tư
Không có quyền
kiểm soát với số
vốn đã đầu tư
Phải gánh chịu
thuế cho các
doanh thu có được
từ hoạt động đầu
tư.
Phaûi chòu thueá
Không chịu thuế.
Có tính cố định,
nhà đầu tư không
thể đột ngột rút
vốn.
Rất linh hoạt, nhà
đầu tư có thể tăng

hoặc giảm cũng như
rút vốn tùy theo
mục đích của họ.
Không thể rút vốn,
thậm chí có thể là
họ sẽ từ bỏ quyền
rút vốn của họ vì
mục đích của hình
thức đầu tư này là
không vì lợi
nhuận.
 Nếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa vào các dự án 100% vốn
nước ngoài hoặc liên doanh, có đóng góp cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu
và tạo việc làm, thì vốn gián tiếp nước ngoài đặc biệt cần thiết cho các
doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu vốn cho phát triển ở quy mô lớn hơn
trước và nâng cao khả năng cạnh tranh.
II.Tình hình và đặc điểm FPI tại Việt Nam
II.1 Hiện trạng và quy mô của FPI
Vốn gián tiếp đã và sẽ vào hay ra khỏi Việt Nam là bao nhiêu?
- Không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Việt Nam hiện đang có
ít nhất ba cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ liên quan đến quản lý luồng vốn
gián tiếp và hàng chục văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lí nguồn
vốn này,bao gồm: Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, các quy định về quản lý
ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Luật Tổ chức tín dụng. Hiện
nay vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang ở trạng thái “chõn khụng”, có
nhiều luật cùng tham gia điều chỉnh nhưng ở những góc độ khác nhau chứ
không có luật điều chỉnh một cách chính thức, đồng bộ.
-Ta có thể chia tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp của Việt Nam
thành 3 giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1 (1988-1997): Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn đầu tư

gián tiếp nước ngoài để vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu
hút đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở vn đó cú 7 Quỹ đầu tư nước
ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD.
 Giai đoạn 2 (1998-2002): Là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng
hoảng tài chính - tiền tệ châu Á khiến cỏc dũng vốn đầu tư trực tiếp và gián
tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng chung của xu hướng này với việc giảm sút và thu hẹp đáng kể quy
mô thu hút của cả FDI và FPI. Trong số 7 Quỹ đầu tư kể trên có 5 Quỹ rút
khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ
Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập 7/1995 với quy mô vốn
35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.
 Giai đoạn 3 (từ 2003 cho tới nay): Là thời kỳ phục hồi trở lại của
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng
cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài
chính. Cụ thể:
1. Thành lập HOSE (7/2000) và HASTC (3/2005): đặc biệt là chủ
trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá và nới lỏng tỷ
lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hoá (từ 30% lên 49%). Trong giai
đoạn này dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào nước ta tăng khá nhanh. Tính
đến tháng 7 năm 2006, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có
khoảng 22 quĩ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, với các
tên tuổi như Sumitomo Misui Việt Nam, Fullerton Vietnam Fund, Tong
Yang Việt Nam, Maxford Growth-Vietnam Focus, Vietnam Resource,
Credit Agricole Fund… nâng tổng số vốn đầu tư gián tiếp tại nước ta lên
khoảng trên 2 tỷ USD.
2. Năm 2007 FPI gia tăng đột biến: Theo số liệu báo cáo tổng kết chính
xác của các thành viên lưu ký, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư
nước ngoài (NĐTNN) trên thị trường niêm yết năm 2007 đạt 7,6 tỉ USD.
Nếu tính chung cả thị trường không chính thức, con số này đạt gần 20 tỉ

USD, tăng gấp 3 lần quy mô năm 2006. Cũng theo số liệu chính thức từ
Trung tâm Lưu ký, số lượng tài khoản đăng ký của NĐTNN tính đến
3/12/2007 là 516 tổ chức và 8.167 cá nhân. Riêng trong tháng 11/2007 đó
cú 24 tổ chức và 530 cá nhân được cấp mã số giao dịch. Theo đánh giá
của UBCKNN, năm 2007 có tốc độ gia tăng nguồn vốn gián tiếp nước
ngoài vào TTCK Việt Nam rất khả quan. Số lượng tài khoản cũng tăng
hơn 3 lần so với năm 2006. Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCK Nhà nước cho
biết, con số 7,6 tỉ USD là giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN tính đến
thời điểm ngày 14/12/2007, ụng cũn nhận xét các nhà đầu tư nước ngoài
hiện đang nắm giữ từ 25 - 30% cổ phần của các công ty niêm yết, doanh
số giao dịch chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường
 Nếu theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, FPI năm 2007 khoảng 6 tỷ
USD nhưng theo UBCKNN thì con số này chỉ khoảng 4 tỷ USD.
3. Đến năm 2008
- Theo UBCKNN có khoảng 60 quỹ đầu tư lớn, nhỏ đang hoạt động tại
Việt Nam.
- Khoảng vài chục quỹ đầu cơ (hedge fund) nhưng không lớn, hoạt động
cầm chừng.
- Theo ông Phạm Hồng Sơn, Trưởng ban Quản lý quỹ - UBCKNN, hiện
nay tại TTCK Việt Nam đó cú trờn 10.000 tài khoản của nhà đầu tư nước
ngoài. Trong đó cú trờn 640 tài khoản của các tổ chức. Chiếm số lượng
đáng kể trong các tài khoản của tổ chức là các quỹ đầu tư ở nước ngoài.
- 2/2008, giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN trên thị trường chính thức
khoảng 8 tỉ đô la.Theo thống kê cán cân thanh toán của NHNN qua hai
tháng đầu năm 2008, đầu tư gián tiếp đã đạt được 760 triệu đô la Mỹ.
4. Nếu ước đoán chung mức vốn gián tiếp (FII) gốc vào trong 5 năm
2003-2008 đạt khoảng 12 tỉ USD. Trong đó chỉ từ quý 4/2006 đến tháng
3.2008, theo tính toán của VAFI, nhà đầu tư nước ngoài đã mua trái
phiếu chính phủ khoảng chừng 5 tỉ USD.
 Trao đổi với báo chí, một quan chức của UBCKNN cho biết: “Con số

thực về giá trị vốn đã rót vào UBCKNN khó có thể nắm bắt được chính xác.
Mặc dù Ủy ban có thể nắm được quy mô các quỹ đầu tư tại Việt Nam,
nhưng mức vốn họ đầu tư cụ thể thì chưa chắc đã tương đương quy mô vốn
của quỹ. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, đây vẫn chỉ là các con
số ước đoán. Theo thông tin từ UBCK Nhà nước, các báo cáo về giá trị danh
mục được dựa trên số liệu của các thành viên lưu ký, và các con số này là
giá trị danh mục thị trường tại thời điểm báo cáo chứ không phải giá trị vốn
gốc FII vào Việt Nam. Lâu nay, việc thống kê chính xác quy mô luồng vốn
này không hề đơn giản khi có sự giao thoa giữa UBCK Nhà nước và NHNN.
Từ góc độ thị trường, UBCK Nhà nước chỉ có thể kiểm soát được quy mô
danh mục đầu tư trên cơ sở lưu ký chứng khoán trong khi NHNN chỉ kiểm
soát từ góc độ ngoại tệ vào.
 Hiện nay, NHNN yêu cầu nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam phải mở
các tài khoản riêng biệt như tài khoản đầu tư trực tiếp, tài khoản góp vốn
mua cổ phần, mua CK. Tuy nhiên, hiện những tài khoản như vậy lại khụng
búc tỏch được giữa việc mua CP gián tiếp thực sự hay mua góp vốn vào DN.
Ngoài ra, hai cơ quan này cũng chưa xác định chính xác được mức vốn góp
trên thị trường chính thức và thị trường không chính thức.
à
Tình hình thu hút vốn FPI ngày càng khởi sắc, điều này là rất đáng
mừng, nhưng song song đó chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ được
tầm quan trọng của nguồn vốn này
- Có nên chăng kiểm soát FPI?
- Sử dụng nó sao cho hợp lý nhằm tối đa hóa những mặt tích cực
và tối thiểu hóa những mặt tiêu cực của nó ?
II.2 Tác động của dòng vốn FPI :

Tác động với nước đi đầu tư:
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
-1. Đa dạng hóa cơ cấu đầu tư

-2. Có thể nhanh chóng khắc
phục xu hướng lợi nhuận bình
quân giảm dần, nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
-1. Những rủi ro đặc biệt của thị
trừơng tài chính NN, rủi ro chính
trị, rr đạo đức rr và kinh tế của
thị trường mới nổi.
-2. Các rào cản về thủ tục hành
chính, về thuế có thể làm triệt
-3. San sẽ rủi ro kinh doanh nhạy
bén hơn và đa dạng hơn FDI.
-4. Thông qua FPI -> cơ hội tìm
hiểu và thâm nhập thị trường
mới, thích nghi từng bước với thị
trường mới.
tiêu lợi ích thu được.
-3. Những chính sách điều tiết thị
trường vốn của các nước nhận
vốn FPI.
-4. Chi phí giao dịch trong đầu tư
FPI có thể cao hơn so với dự
kiến.

Tác động với nước nhận đầu tư:
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
-1. Kênh dẫn vốn có quy mô lớn,
-2. Giúp đẩy mạnh FDI (thông
qua mua cổ phiếu, NĐTNN có
thể sở hữu và trực tiếp quản lý

doanh nghiệp).
-3. Giúp nhanh chóng hội nhập
vào thị trường vốn quốc tế, nâng
cao sự tín nhiệm trong hoạt động
kinh tế đối với nước ngoài.
-4.Tăng tính thanh khỏan >đầu
tư dài hạn hấp dẫn hơn ->cải
thiện tình hình phân phối vốn và
tăng năng lực sản xuất.
-5. Giúp các DNTN hoạt động
hiệu quả hơn,(Ví dụ:
(VINAMILK )/
-6. Đầy nhanh tốc độ tăng
trưởng. (làm tăng KN thanh toán
và hiệu suất của thị trường vốn
nội địa > nguồn lực đc sử dụng
một cách có hiệu quả -> đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng.)
-7. Tăng hiệu quả quản lý doanh
nghiệp (tính công khai, minh
-1. Tính không ổn định.
-2. FPI quá lớn sẽ làm mất cân
bằng vĩ mô, đặc biệt là khi chính
sách vĩ mô không nhất quán và
hướng tới những mục tiêu mâu
thuẫn. (VD:tỷ giá tăng lên quá
mức ->phá vỡ cân bằng TK vốn
và làm tích tự nợ nước ngoài )
-3. Áp lực lạm phát (vd: khi tỷ
giá cố định đươc duy trì, dòng

vốn đổ vào dẫn đến tình trạng
mở rộng điều kiện tiền tệ ->sẽ tác
động đến mức giá, tỷ lệ lạm phát
có thể gia tăng.
-4. Rủi ro khủng hoảng TCT.Tệ.
(các NĐTNN rút vốn ào ạt
( Mêxicô (1994), Thái Lan
(1997))
bạch thông tin của thị trường )
-8. Mua lại DN ko hiệu quả, thay
đổi bộ máy quản lý và khuyến
khích sản xuất kinh doanh phát
triển.
II.3.Cỏc vấn đề về kiểm soát FPI:
II.3.1 Kiểm soát vốn là gì ?
- Capital control: là sự can thiệp của chính phủ, tác động lờn dũng
vốn nước ngoài chảy vào và ra nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của
chính phủ.
Mục đích là làm thay đổi quy mô và cấu trúc của dòng vốn
chảy vào nền kinh tế theo hướng khuyến khích cỏc dũng vốn dài
hạn. (PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Trang – Trường ĐHKT)
II.3.2 Các hình thức kiểm soát vốn FPI :
Kiểm soát vốn trực tiếp.Kiểm soát vốn dựa trên cơ
sở thị trường
-Hạn chế những giao dịch
vốn, những khoản thanh
toán liên quan đến giao
dịch vốn và việc chuyển
tiền bằng những qui định
mang tính chất hành

chính (như đặt ra các thủ
tục kê khai …)
-Vd:Chuyện « mở room »
cho các nhà đầu tư nước
ngoài là biện pháp kiểm
soát vốn trực tiếp
-Hạn chế biến động của
dòng vốn và những giao
dịch khác thông qua các
biện pháp thị trường, chủ
yếu làm cho các giao dịch
vốn phải tốn kém nhiều chi
phí hơn, từ đó hạn chế
(không phải ngăn cấm) các
giao dịch này.
-Vd:Đánh thuế cao trên các
dòng vốn ngắn hạn, đi liền
với việc miễn thuế đối với
các dòng vốn mang tính dài
hạn
+Yêu cầu các định chế tài
chính muốn đi vay hoặc
phát hành cổ phiếu thì cần
phải được xếp hạng tín
nhiệm…
 Cần hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm soát vốn trực tiếp (mang
tính hành chính) vì đó là biện pháp khá mạnh tay, cản trở trực tiếp vốn FII
chảy vào Việt nam và tốn nhiều chi phí trong việc thiết lập và điều hành.
Các biện pháp dựa trên cơ sở thị trường hiện nay vẫn chưa hiệu quả, cần chú
trọng hơn nữa. Ngoại trừ một số ngành nghề và lĩnh vực nhạy cảm, việc

dừng lại chủ trương mở room đồng loạt cho các lĩnh vực như trong thời gian
qua là điều mà Chính phủ cần phải xem xét lại bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến
chủ trương thu hút vốn hiện nay .
II.3.3 Cái giá phải trả khi kiểm soat vốn:
Kiểm soát vốn, dù là bằng biện pháp nào, trực tiếp hay trên cơ sở thị trường,
luôn đi kèm với việc phải trả một giá nhất định. Cái giá chung nhất chính là
sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng
cạnh tranh quyết liệt để thu hút dòng vốn toàn cầu.
- Thứ nhất, kiểm soát vốn nếu không khéo sẽ mâu thuẫn với pháp lệnh
ngoại hối mới vừa ban hành vào tháng 12-2005, mà tinh thần chung là tự do
húa cỏc giao dịch ngoại hối. Chính phủ có chỉ đạo cần phải nghiên cứu bổ
sung và sửa đổi các văn bản hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối có liên quan đến
việc gửi và rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài, những thay đổi như vậy sẽ
ảnh hưởng đến chiến lượt của họ. Vì vậy, các văn bản luật, pháp lệnh về
kiểm soát vốn sau này cần áp dụng quy tắc bất hồi tố để không làm ảnh
hưởng đến cỏc dũng vốn hiện tại.
- Thứ hai, kiểm soát vốn làm chi phí giao dịch vốn (tớnh trờn tổng qui
mô dòng vốn) tăng cao và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc
gia khác. Ví dụ, nếu chi phí giao dịch tại Trung Quốc là 1,2%, VN là 2%.
Nếu áp đặt thờm cỏc biện pháp kiểm soát vốn nặng về hành chính, có khả
năng dòng vốn đang chảy vào VN sẽ chuyển huớng ngược trở về các nước
có chi phí giao dịch vốn thấp hơn như Trung Quốc chẳng hạn.
II.3.4 Lý do kiểm soát vốn – Cơ sở lý luận
Hiện nay, kiểm soát vốn đang được dư luận trong và ngoài nước cùng
với Chính Phủ quan tâm, có nhiều quan điểm khác nhau về việc nên hay
không nên thực hiện việc kiểm soát nguồn vốn gián tiếp này, và nếu nờn thỡ
việc kiểm soát nên được thực hiện ở mức độ nào là hợp lý và phù hợp với
yêu cầu của thị trường tài chính Việt Nam. Sau đây, chúng em sẽ đưa ra 2 cơ
sở cho thấy sự cần thiết của việc kiểm soát nguồn vốn FII ở Việt Nam.


Dựa vào kinh nghiệm trên thế giới (1997-1998)
Malaysia-sự KS thông
minh
Thái Lan-sự kiểm soát bồng
bột.
Malaysia kiên quyết khước
từ "liệu pháp IMF", thực thi
một chế độ kiểm soát gắt
gao việc chảy máu ngoại tệ.
Cuối chiều T3.18/12, NHTW
yêu cầu các nhà băng tư nhân:
Từ 19/12 phong tỏa tối thiểu
30% trị giá các TK tiền gửi
Một Uỷ ban đặc biệt với sự
chủ trì trực tiếp của Thủ
tướng đã được thành lập và
làm việc ngày đêm theo kiểu
thời chiến để đối phó với
khủng hoảng.
Kết quả thật bất ngờ,
Malaysia vững vàng vượt
qua được sóng gió không
cần đến bất cứ viện trợ nào
của các tổ chức tiền tệ quốc
tế.
ngoại tệ được lập để
ĐTTChính, kéo dài trong
vòng một năm. Nếu NĐT
muốn rút trước hạn quy định,
chỉ được giải ngân tối đa 2/3

khoản tiền bị giữ lại đồng thời
chịu phạt 10% tổng số tiền
gửi ban đầu. Các biện pháp
trên đây được đưa ra nhằm
chặn đà tăng giá của đồng
baht so với đôla Mỹ.
Tuy nhiên, ngay trong ngày
đầu tiên quy định kiểm soát
tiện tệ có hiệu lực, TTCK
Thái Lan rơi vào thế hoảng
loạn. Chỉ số SET mở cửa với
mức thấp hơn 20% so với thứ
2 và đến cuối phiên chốt
622,14 điểm, giảm 14,8%.
622,14 điểm là mức chốt thấp
nhất kể từ 29/10/2004. Mức
giảm gần 15% cũng được xem
là lớn nhất kể từ 1975. Cú mất
điểm này khiến giá trị thị
trường chứng khóan Thái Lan
sụt 23 tỷ USD. Và tác nhân
chính không gì khác là cơn
tháo chạy hoảng loạn của
các nhà đầu tư nước ngoài.
à
Từ đây có thể thấy, cùng là thực hiện kiểm soát vốn nhưng Malaysia lại
đạt được những thành công kỳ diệu, trong khi Thái lan lại vấp phải thất bại
nặng nề. Do vậy, vấn đề kiểm soát vốn hay không là một vấn đề không hề
đơn giản. Và nếu kiểm soát vốn thì phải thực hiện như thế nào cho hiệu quả
cũng là một bài toán đau đầu các nhà hoạch định chính sách.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về vấn đề nên hay không nên kiểm
soát vốn, các quan điểm “đối đầu nhau” kịch liệt.
Đại diện nhóm lợi ích
NĐTNN.
Đại diện quan điểm
của CP
Lấy lý do đã gia nhập
WTO, phải theo thông
lệ chung của thế giới
( phải tự do hóa dòng
vốn, phải để thị trường
tự điều tiết,) bất cứ sự
can thiệp nào từ phía
nhà nước cũng là
không tốt.
Nhóm này tiêu biểu
cho quan điểm ủng hộ
tự do hóa vốn.
Phải kiểm soát vốn để
nhằm:
-ổn định thị trường, đưa
thị trường phát triển
lành mạnh.
-Tránh những cú sốc từ
các nhà đầu tư nước
ngoài rút vốn ồ ạt, gây
náo loạn thị trường, gây
khủng hoảng nền kinh
tế.
Những nghiên cứu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (tháng 8-

2006) chính là bài học cho Việt Nam trong việc tiếp cận vấn đề: chỉ khi nào
đã hình thành về cơ bản các định chế tài chính và thị trường vốn, lúc đó việc
tự do hóa vốn mới mang lại hiệu ứng tích cực.
II.3.5 Thực trạng tại Việt Nam
Và cho đến thời điểm này thì chính phủ Việt Nam vẫn chưa thực hiện
quản lý vốn ĐTNN vào TTCKVN, tuy nhiên môi trường kinh tế chung
cũng như sức khỏe nền kinh tế của VN chưa đủ thực hiện tự do hóa vốn.
Chỉ khi thị trường vốn và các định chế tài chính hội đủ những điều
kiện cần thiết thì tự do hóa vốn mới mang lại những hiệu ứng tích cực.
Điều kiện tiên quyết này Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Và
như vậy việc hấp thụ vốn FPI như thế nào sẽ phải được đặt ra, khi mà các
định chế tài chính và thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán,
vẫn đang trong giai đoạn ban đầu và còn nhiều lỗ hổng (chủ yếu ở khu vực
các ngân hàng thương mại quốc doanh).
Thế nhưng đó cũng mới chỉ là những điều kiện ban đầu, theo IMF thỡ
cỏc điều kiện khác cho việc tự do hóa vốn còn là:
ã Trình độ quản trị công ty
ã Chính sách tỷ giá
ã Mức độ mở cửa hội nhập
ã Việc điều hành chính sách vĩ mô
ã Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
 Soi VN vào từng điều kiện , xem xét mức độ nền kinh tế VN đã đáp ứng
đến đâu? Liệu đã đủ chín muồi để thực hiện tự do hóa vốn chưa?
 Ta thấy ngay rằng trình độ quản trị thấp của các doanh nghiệp,
nhất là khu vực DNNN, sẽ dẫn tới việc hấp thụ vốn nước ngoài không
hiệu quả và điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất cập như hiện
nay dễ dẫn đến những sai lầm trong việc hướng luồng vốn vào những
nơi nó không cần đến. Trường hợp thị trường bất động sản lúc nóng
lên lúc lại đóng băng như hiện nay chắc có không ít nguyên nhân từ
những bất cập như thế.

 Chính sách tỷ giá nếu không thật sự linh hoạt hơn nữa và cứ để
cho đồng nội tệ liên tục được định giá cao sẽ dẫn đến tình trạng các
doanh nghiệp và ngân hàng trong nước có thói quen nghiện ngoại tệ
với giá rẻ để ngày càng tích lũy các tài sản nợ chồng chất bằng đồng
đô la. Tình trạng gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam nhưng lại đi vay
bằng đồng đô la đang là “xu hướng” hiện nay ở nước ta, đến khi đồng
đô la tăng giá thì thảm họa sẽ xuất hiện.
 Mức độ mở cửa thương mại hiện nay cũng vẫn còn quá khiêm
tốn, nền kinh tế khó có thể hấp thụ hết ngay một lúc dòng vốn FPI cho
các chiến lược tăng trưởng. Hệ quả sẽ là: khi vốn FPI chảy vào khu
vực tài chính quá mức, sẽ chuyển hướng sang các lĩnh vực khác
không có lợi cho nền kinh tế, có thể làm cho thị trường chứng khoán
nóng lên hoặc làm cho đồng Việt Nam được định giá quá cao.
 Điều hành kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất cập -> dễ dẫn đến
những sai lầm trong việc hướng luồng vốn vào những nơi nó không
cần đến. (Trường hợp thị trường bất động sản lúc nóng lên lúc lại
đóng băng như hiện nay chắc có không ít nguyên nhân từ những bất
cập như thế.)
 Tốc độ cổ phần hóa chậm chạp cũng là một thách thức không nhỏ
cho việc tiếp nhận vốn FPI từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
 Dựa vào tình hình hiện nay ở Việt Nam, trong năm yếu tố đề cập ở trên
chúng em có nhận xét sau:
1 Khía cạnh vi mô: đó là trình độ quản trị công ty, yếu tố này cần phải
có thời gian để thực hiện, để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nội lực để
phát triển chính mình, qua đó bảo đảm an toàn hệ thống tài chính nói chung,
tránh tác động xấu đến thị trường chứng khoán, gây hiệu ứng domino đến
các thị trường tài chính tiền tệ.
1 Khía cạnh vĩ mô: bao gồm chính sách tỷ giá, mức độ mở cửa hội
nhập, việc điều hành chính sách vĩ mô, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, có thể việc điều hành chính sách vĩ mô đóng vai trò quan trọng

nhất trong tình hình Việt Nam hiện nay, vỡ nú quyết định đến sự hình thành
và phát triển của các yếu tố còn lại. Và nếu vậy thì Nhà nước cần phải có đủ
lực để điều hành hiệu quả chính sách vĩ mô, nhằm có thể kiểm soát hiệu quả
nguồn vốn gián tiếp, cũng như rút ngắn giai đoạn thực hiện tự do hóa vốn
trong tương lai. Đây cũng là xu hướng chung của các nước trên thế giới
trong quá trình hội nhập.
III. Giải pháp – Phương hướng thu hút và kiểm
soát nguồn vốn FPI
III.1 Các giải pháp thu hút FPI
1) Cần quảng bá TTCK Việt Nam để các NĐTNN biết và có thể thu thập
thông tin về TTCK VN để có thể dễ dàng đầu tư.
Theo các chuyên gia tài chính, dường như chúng ta cũng chỉ có kế
hoạch quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam cho các công ty cổ phần và
nhà đầu tư trong nước chứ chưa quảng bá ra khỏi phạm vi trong nước,
chưa tiếp thị một cách đúng mức với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt
là các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới. Hiện hầu hết các công ty niêm
yết khi tổ chức đại hội cổ đông, ít có công ty nào chịu chuẩn bị tài liệu
bằng tiếng Anh, mặc dù công ty đú cú cổ đông là người nước ngoài.
Hoặc đối với các công ty chứng khoán cũng vậy, cho tới nay không
phải tất cả các công ty chứng khoán đều đó cú trang thông tin bằng
tiếng Anh trên trang web của mình, hoặc nếu có, cũng chưa được đầy
đủ thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài.
2) Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm gia tăng tính minh bạch thị
trường tài chính, gia tăng quy mô và chất lượng các sản phẩm tài chính.
Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định mới ban hành của các cơ quan
chức năng đã cản trở những bước tiến của nhà đầu tư vào thị trường vốn
Việt Nam.
Nghị định 160/2006 của CP quy định nhà đầu tư nước ngoài phải mở
tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu
tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng

Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp
phải thực hiện thông qua tài khoản này. Khi chuyển vốn ra nước
ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt Nam trên tài
khoản vốn đầu tư gián tiếp này để mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
Quy định này đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài
bởi họ phải chịu thiệt hại khi chuyển đổi từ ngoại tệ ra VND và ngựoc
lại, đồng thời họ cũng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi tỷ giá ngoại tệ
trên thị trường biến động mạnh.
3) Cần sớm ban hành và thực thi Chính sách mở cửa thu hút đầu tư gián
tiếp, xem xét nới lỏng phạm vi ngành nghề hoạt động và tỷ lệ nắm giữ cổ
phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với sự phát triển và
năng lực hệ thống tài chính Việt Nam. Cần mở Room cho nhà đầu tư
nước ngoài, tuy nhiên phải theo lộ trình để trỏnh cỏc “cỳ sốc” đối với
TTCK.
Theo Nghị định 69 của CP ban hành ngày 20/4/2007, tổng mức sở
hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30%
vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nhưng thực
tế hiện nay, hầu hết các ngân hàng cổ phần đều muốn ưu tiên tỷ lệ
"room" tối đa 30% cho các nhà đầu tư chiến lược. Vì thế, các quỹ đầu
tư nước ngoài, cá nhân đầu tư nước ngoài rất khó có điều kiện và cơ
hội đầu tư vào các ngân hàng cổ phần. Hiệp hội các nhà đầu tư tài
chính VN đã đề xuất giải pháp nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các
NĐTNN từ mức 30% như hiện nay lên 35 - 37%. Việc tăng "room"
này không chỉ làm tăng tỷ lệ huy động vốn của NĐTNN vào lĩnh vực
ngân hàng mà còn tăng quy mô đầu tư của các quỹ nước ngoài vào
TTCK và làm cho thị trường vốn của nước ta trở nên hấp dẫn hơn,
đồng thời làm cải thiện đáng kể tính tổ chức và tính ổn định trong cơ
cấu cổ đông của ngân hàng Việt Nam.
4) Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn

như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư phát triển
Việt Nam, MobiFone, Vinaphone
III.2 Giải pháp kiểm soát FPI
1) Tăng cường an ninh tài chính, tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền
tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính
- chứng khoán trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp và các khoản
vay nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ phù hợp với khả năng sử dụng và mức dự trữ
ngoại hối, trên cơ sở bảo đảm ổn định tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính.
2) Xây dựng cơ chế thu thập thông tin, báo cáo, cung cấp, công bố thông tin
về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để có thể nắm chắc quy mô các
nguồn vốn vào ra, thông tin về đối tượng đầu tư, phương thức loại hình đầu
tư, danh mục đầu tư, trên cơ sở đú cú sự phân loại, đánh giá và dự báo được
sự luân chuyển của luồng vốn này để kịp thời điều chỉnh, ban hành các chính
sách quản lý nguồn vốn gián tiếp một cách phù hợp.
3) Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc quản lý luồng vốn đầu tư
gián tiếp. Tăng dự trữ ngoại hối để đảm bảo thanh toán của quốc gia, sẵn
sàng phòng ngừa rủi ro khi nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
TTCK “đảo chiều” khi nền kinh tế chịu tác động thất thường do yếu tố quản
lý nhà nước hoặc rủi ro khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và thế giới.
4) Áp dụng việc đánh thuế (thuế cổ tức, thuế giao dịch) đối với dòng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài. Kiểm soát sự gia tăng của luồng vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài thông qua biện pháp thuế là giải pháp đơn giản và linh hoạt
nhất bởi mức thuế có thể thay đổi theo thời gian đầu tư; có thể áp dụng tùy
theo tính chất của các nhà đầu tư; có thể điều chỉnh (cắt giảm) tùy theo từng
tình huống. Nguồn thu thuế nên được sử dụng để phát triển thị trường, củng
cố cơ sở pháp lý điều tiết thị trường.
5) Tăng cường tính minh bạch của thị trường: tăng cường việc công bố
thông tin, cả thông tin về doanh nghiệp, thị trường và các thông tin về điều

hành chính sách nhằm giảm bớt các tin đồn không có lợi; ngăn chặn các giao
dịch nội gián; tăng cường công tác thống kê và công bố các số liệu thống kê,
đặc biệt các số liệu thống kê về tình hình đầu tư của các nhà đầu tư nước
ngoài.
 Kết luận
Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối
với Việt Nam trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đầu tư nước
ngoài, đặt biệt là nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có vai trò to lớn
trong việc kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao
hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới, nâng cao
chất lượng quản trị doanh nghiệp v.v… Tất cả đều phục vụ đắc lực cho công
cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, cạnh tranh
gay gắt ở khắp nơi như hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng,
do đó, đối với đầu tư nước ngoài không còn con đường nào khác là phải
nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn và sử
dụng các nguồn vốn này sao cho có hiệu quả nhất. Nhà nước cần nâng cao
năng lực và vai trò quản lý của mình ở tầm vĩ mô hơn là can thiệp vào các
công việc kinh tế cụ thể, phải tích cực cải cách hành chính, thi hành chặt chẽ
và hiệu quả các điều luật, minh bạch nền kinh tế; từng bước hoàn thiện kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, v.v… Thu hút các nguồn vốn đầu tư đó khú,
nhưng làm sao tận dụng thật hiệu quả các nguồn vốn đó để phát triển nền
kinh tế nước nhà cũn khú hơn. Để có được một nên kinh tế phát triển nhanh
và thật bền vững, phía trước vẫn là cả một con đường dài với muôn vàn khó
khăn thử thách chúng ta.

×