ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
`
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN PHƯỚC BÌNH
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ
THI CÔNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Công trình DD & CN
Mã số: 60.58.02.08
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
ĐÀ NẴNG - NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT
Phản biện 1:
TS. Lê Khánh Toàn
Phản biện 2:
TS. Mai Chánh Trung
Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình dân dựng và công
nghiệp, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 7 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu,Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một dự án xây dựng thường bao gồm rất nhiều đầu mục công
việc. Mỗi đầu mục công việc thường đòi hỏi một thời gian hoàn thành
nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Tính chất của một dự án
xây dựng là thời gian thi công dài, quy trình phức tạp, môi trường ô
nhiểm, cơ cấu tổ chức năng động, kỹ thuật phức tạp sẽ tạo ra những rủi
ro rất lớn. Chính vì vậy, muốn thi công một công trình đúng tiến độ và
đạt chất lượng cao, đòi hỏi phải biết chính xác: dự án cần bao nhiêu
thời gian để hoàn thành, vào lúc nào có thể bắt đầu hoặc kết thúc công
việc; nếu công việc bị kéo dài thì có thể kéo dài bao nhiêu ngày, để vẫn
đảm bảo hoàn thành kế hoạch, những công việc nào là trọng tâm, cần
sự tập trung chỉ đạo. Do vậy việc lập “tiến độ thi công” là một khâu
quan trọng trong việc thi công xây dựng công trình, giúp việc thi công
được diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, đúng tiến độ, đảm bảo chất
lượng công trình và tránh phát sinh những chi phí không cần thiết.
Trong thực tế xây dựng thường gặp rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên
tác động (điều kiện về thời tiết, việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết
bị…) có thể gây ra rủi ro khiến cho việc thi công không thực hiện đúng
như kế hoạch đã được lập qua đó ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành,
chất lượng của công trình. Những rủi ro ảnh hưởng tiến độ thi công có
thể kể đến như:
• Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu:
Do đặc điểm của ngành xây dựng chủ yếu là sản xuất ngoài trời
trong thời gian dài nên các yếu tố thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn
đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và chi phí của dự án.
• Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường:
Những ngành kinh tế quan trọng và chiếm một lượng vốn đầu tư
rất lớn của nền kinh tế quốc dân. Những biến động lớn và bất ngờ của
thị trường trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến các dự án xây
2
dựng. Các biến động này đem theo các rủi ro về mặt tài chính đối với
dự án đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
• Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật:
Rủi ro này liên quan đến việc đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị
phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và việc sử dụng các máy móc
thiết bị đó.
• Rủi ro do việc huy động số lượng và chất lượng nhân
công:
Khả năng huy động nhân lực nhiều khi chưa thể xác định chính
xác ngay từ đầu; năng suất lao động, ý thức kỷ luật của người công
nhân chưa đạt yêu cầu trong thời gian sử dụng.
Vì vậy, thời hạn hoàn thành các công việc nhiều khi không cố
định. Vấn đề đặt ra ở đây là: Phải xử lý tình trạng không ổn định về
thời gian như thế nào để rút ra được những kết luận đáng tin cậy và có
thể sử dụng được trong thực tế thi công, đặc biệt là phải đánh giá được
khả năng (xác suất) hoàn thành đúng tiến độ thi công của dự án để có
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý. Muốn giải quyết vấn đề
này có thể vận dụng các phương pháp của lý thuyết xác suất thống kê
để nghiên cứu sơ đồ mạng PERT (Program Evaluation and Review
Technique, có nghĩa là Kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án). Đây
cũng chính là hướng nghiên cứu cần thiết và có giá trị thực tiễn mà đề
tài sẽ tập trung nghiên cứu.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ứng dụng phương
pháp mô phỏng Monte Carlo vào sơ đồ mạng PERT để phân tích, đánh
giá rủi ro tiến độ thi công một số dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài cụ thể hóa một số
3
mục tiêu chi tiết sau:
• Phân tích được các nguyên nhân, yếu tố tác động đến việc dự
án không hoàn thành đúng tiến độ - minh họa trường hợp nghiên cứu
thực tế cho các dự án xây dựng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi.
• Tổng hợp được các ưu điểm và nhược điểm của các mô hình
tiến độ, trong đó tập trung phân tích phương pháp sơ đồ mạng CPM
(Critical Path Method) và PERT (Program Evaluation and Review
Technique).
• Ứng dụng được thuật toán mô phỏng Monte Carlo trong
phương pháp sơ đồ mạng PERT để đánh giá khả năng hoàn thành dự án
đúng tiến độ thi công.
• Phân tích kết quả thu được và rút ra được những kết luận có
thể sử dụng được trong thực tế thi công.
3. Đối tượng nghiên cứu:
• Cơ sở lý thuyết về sơ đồ mạng.
• Yếu tố rủi ro trong tổ chức tiến độ thi công.
• Ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong việc phân tích các
yếu tố rủi ro trong thi công.
4. Phạm vi nghiên cúu
Nhà lớp học và nhà thi đấu đa năng của các trường trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
• Thu thập tài liệu; tìm hiểu lý thuyết về sơ đồ mạng và việc lập
tiến độ thi công bằng sơ đồ mạng, so sánh ưu nhược điểm với các mô
hình tiến độ khác.
• Phân tích các yếu tố tác động đến vấn đề rủi ro trong thi công.
- Phương pháp mô phỏng:
• Ứng dụng Monte Carlo để phân tích, tính toán ảnh hưởng của
các yếu tố rủi ro đến tiến độ thi công.
4
- Phân tích kết quả thu được, nhận xét và đưa ra kiến nghị.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn này dùng phương pháp Monte Carlo trong sơ đồ mạng
PERT để phân tích, tính toán ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến tiến
độ một số dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm mục đích xác định
chính xác khả năng hoàn thành dự án trong bối cảnh thời gian cho mỗi
công việc dễ bị thay đổi và mang tính ngẫu nhiên. Phương pháp này có
thể cung cấp cơ sở khoa học định lượng và các thông tin cho quản lý dự
án. Ở một chừng mực nào đó, nó cũng sẽ giúp các nhà quản lý dễ dàng
kiểm soát rủi ro thời gian và đưa ra quyết định đúng.
7. Bố cục của luận văn
Chương 1. Tổng quan về rủi ro trong tổ chức thi công các dự án
xây dựng
Chương 2. Cơ sở khoa học của sơ đồ mạng và mô phỏng monte
carlo
Chương 3. Đánh giá khả năng hoàn thành tiến độ thi công các dự
án xây dựng trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIẾN
ĐỘ THI CÔNG MỘT SỐ DỰ ÁN Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG
Tổ chức thi công là chức năng quản trị sản xuất trong xây dựng,
bao gồm nội dung: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát
và quản lý các hoạt động của con người trong việc cung cấp vật tư thiết
bị, chi tiêu hạch toán kinh tế.
5
Nhiệm vụ của tổ chức xây dựng là hoàn thiện hệ thống quản lý, xác
định các phương pháp tổ chức, chỉ đạo xây dựng một cách khoa học đảm
bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật tối ưu khi xây dựng một công trình cũng như
khi xây dựng một liên hợp công trình dân dụng, công nghiệp.
1.1.1. Nội dung của công tác tổ chức thi công là
- Lựa chọn biện pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp với điều kiện
thực tế của công trình.
- Đề xuất và lựa chọn được mô hình tổ chức thi công cho các bộ
phận, công trình đơn vị phù hợp với kế hoạch tiến độ thi công.
- Trên cơ sở thời gian thi công đã xác định, tổ chức thi công sao
cho đảm bảo kế hoạch thời gian và hài hòa được điều kiện cung cấp vật
tư thiết bị tiêu hao vốn.
Dù phương pháp sản xuất nào cũng phải tuân theo các nguyên tắc
cơ bản của tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức sản xuất xây dựng, đó là:
-Tuân thủ công nghệ sản xuất để đảm bảo chất lượng công trình.
- Bảo đảm thời hạn thi công.
- Hạ giá thành sản phẩm.
1.1.2. Các phương pháp tổ chức thi công
a. Phương pháp tổ chức thi công tuần tự
b. Phương pháp thi công song song
c. Phương pháp thi công dây chuyền
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG
Trong xây dựng các công trình các phương pháp và công cụ quản
lý tiến độ sau đây thường được sử dụng:
- Phương pháp sơ đồ ngang (Grant).
- Phương pháp sơ đồ xiên (dây chuyền).
- Phương pháp sơ đồ mạng.
1.2.1. Phương pháp sơ đồ ngang (Grant)
1.2.2. Phương pháp sơ đồ xiên
6
1.2.3. Phương pháp sơ đồ mạng
1.3. CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG TỔ CHỨC TIẾN ĐỘ THI
CÔNG
1.3.1. Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí
hậu
1.3.2. Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường
1.3.3. Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật
1.3.4. Rủi ro do việc huy động số lượng và chất lượng nhân
công
1.3.5. Các rủi ro trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu,
bàn giao
1.3.6. Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành
chính, pháp lý
1.4. ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH ĐÚNG TIẾN ĐỘ
THI CÔNG MỘT SỐ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẢNG NGÃI
1.4.1. Đánh giá về nhu cầu vốn và mức độ đáp ứng cho đầu tư
phát triển
1.4.3. Đánh giá chung về kết quả triển khai thực hiện dự án,
công tác nghiệm thu, bàn giao công trình, dự án hoàn thành (tiến
độ, chất lượng, hiệu quả của dự án) trong giai đoạn 2014 - 2016
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Rủi ro là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi trong mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là trong quá trình
thi công xây dựng công trình thì rủi ro là những điều không thể tránh
khỏi. Do đó việc nhận diện được rủi ro sớm, kịp thời và tìm ra được
phương án giải quyết rủi ro đó là một việc làm vô cùng quan trọng,
quyết định sự thành công của một dự án/công trình. Trong quá trình tổ
chức thi công xây dựng thì nhà thầu thường chịu các rủi ro như: Chủ
đầu tư thay đổi thiết kế, công nghệ, đòi rút ngắn thời gian thực hiện,
7
công tác giải phóng mặt bằng không đảm bảo chất lượng, biến động về
giá cả các yếu tố đầu vào, nhà thầu thiếu vốn, bỏ giá thầu thấp nên nhà
thầu bị lỗ,…tất cả những rủi ro này sẽ đều ảnh hưởng đến tiến độ và
chất lượng thi công công trình,…
Trong giới hạn luận văn này, tác giả tập trung vào việc đánh giá
mức độ (khả năng) hoàn thành tiến độ thi công của một số dự án trên
địa bàn Quảng Ngãi sử dụng vốn ngân sách nhà nước dựa vào sơ đồ
mạng PERT và các phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SƠ ĐỒ MẠNG PERT VÀ PHƯƠNG
PHÁP MÔ PHỎNG MONTE CARLO
Chương 2 luận văn sẽ trình bày một số kiến thức đại cương của
xác suất để làm cơ sở cho việc giới thiệu phương pháp sơ đồ mạng
PERT (được phát triển dựa vào lý thuyết xác suất). Bên cạnh đó,
phương pháp Monte Carlo sẽ được áp dụng vào tính toán sơ đồ mạng
PERT.
2.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ
2.1.1. Định nghĩa về xác suất
a. Một số khái niệm
Trong xác suất thống kê, thực hiện một phép thử nghĩa là làm
một thí nghiệm, thực hiện một quan sát, thực hiện một công việc, một
hành động nào đó.
- Phép thử mà ta không khẳng định được một cách chắc chắn kết
quả của nó trước khi thực hiện phép thử gọi là phép thử ngẫu nhiên.
- Các phép thử có thể xảy ra của phép thử gọi là các biến cố.
- Các biến cố không thể phân tích được nữa gọi là biến cố sơ cấp.
- Biến cố chắc chắn là biến cố nhất định xảy ra khi phép thử
được thực hiện. Ta kí hiệu biến cố chắc chắn là Ω.
- Biến cố không thể là biến cố không thể xảy ra khi phép thử
8
được thực hiện. Ta kí hiệu là Φ.
- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố mà nó có thể xảy ra và cũng có
thể không xảy ra khi phép thử được thực hiện. Ta thường kí hiệu biến
cố ngẫu nhiên bởi các chữ cái in hoa: A, B, C, …
b. Quan hệ giữa các biến cố
- Tổng của 2 biến cố: Tổng của 2 biến cố A và B là một biến cố
được kí hiệu là A∪B, sao cho biến cố tổng A∪B xảy ra khi và chỉ khi
hoặc A xảy ra hoặc B xảy ra.
Tích của 2 biến cố: Tích của 2 biến cố A và B là một biến cố
được kí hiệu là A ∩ B hoặc AB, sao cho biến cố tích AB xảy ra khi và
chỉ khi A xảy ra và B xảy ra.
* Định nghĩa xác suất dạng cổ điển
* Định nghĩa xác suất dạng thống kê
* Một số tính chất của xác suất
2.1.2. Xác suất có điều kiện
2.1.3. Đại lượng ngẫu nhiên và hàm phân phối
2.1.4. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên
2.1.5. Lý thuyết mẫu
2.1.6. Ước lượng tham số
2.1.7. Sơ lược về ước lượng hợp lý cực đại
2.2. SƠ ĐỒ MẠNG CPM VÀ PERT DÙNG ĐỂ LẬP TIẾN ĐỘ
THI CÔNG
2.2.1. Lý luận chung về Phương pháp đường găng - CPM
(Critical Path Method)
a. Các nguyên tắc bắt buộc khi lập sơ đồ mạng lưới
b. Đường Găng
d. Thời gian sớm, thời gian muộn của các công việc và thời
gian dự trữ của các công việc
2.2.2. Lý luận chung về Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự
án – PERT (Program Evaluation and Review Technique)
9
a. Ước lượng thời gian hoàn thành công việc
b. Đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch xây dựng công
trình
2.3. PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTE CARLO
Hình 2.1. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp Monte Carlo
2.4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO VÀO SƠ ĐỒ
MẠNG PERT
Mô phỏng Monte Carlo là một công cụ để phân tích các hiện
tượng có chứa yếu tố rủi ro nhằm rút ra lời giải gần đúng. Nó còn được
gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê. Mô phỏng Monte Carlo
thường được sử dụng khi việc thực hiện các thí nghiệm hoặc các
phương pháp tính toán bằng giải tích gặp nhiều khó khăn hoặc không
thể thực hiện được, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính số và không
yêu cầu những công cụ toán học phức tạp.
Các bước tính toán, thực hiện có thể tóm tắt như sơ đồ dưới đây:
Hình 2.2. Các bước tính toán của phương pháp Monte Carlo
10
Các bước thực hiện phương pháp Monte Carlo
Trình tự các bước thực hiện được mô tả theo hình 2.4.2
Hình 2.3. Sơ đồ khối của phương pháp Full – Monte Carlo
2.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Sơ đồ mạng là phương pháp mà cốt lõi của nó là dùng lý thuyết
đồ thị có hướng để xác định đường đi trong mạng, từ thời điểm khởi
công dự án đến thời điểm kết thúc dự án, qua một số các công việc và
các mối quan hệ giữa các công việc này, có chiều dài lớn nhất. Chiều
dài đường găng cũng chính là tổng thời gian thực hiện toàn bộ dự án.
Phương pháp này, thường phổ biến áp dụng cho các dự án mà các công
việc nằm trong dự án có thời lượng (thời gian công việc) xác định (các
11
công việc đều có định mức sử dụng tài nguyên thông thường và thời
gian, được xác định sẵn). Trong trường hợp các công việc chưa từng có
định mức, thì phải kết hợp phương pháp này với lý thuyết xác suất
thống kê - phương pháp PERT.
Trong thực tế xây dựng thường gặp rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên
tác động (điều kiện về thời tiết, việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết
bị…). Vì vậy, thời hạn hoàn thành các công việc nhiều khi không cố
định. Vấn đề đặt ra ở đây là: Phải xử lý tình trạng không ổn định về
thời gian như thế nào để rút ra được những kết luận đáng tin cậy và có
thể sử dụng được trong thực tế thi công. Muốn giải quyết vấn đề này có
thể vận dụng các phương pháp của lý thuyết xác suất thống kê để
nghiên cứu sơ đồ mạng PERT.
Quản lý rủi ro các dự án xây dựng đã được nhìn nhận như là một
quá trình rất quan trọng để đạt được mục tiêu dự án về thời gian, chi phí,
chất lượng, an toàn và môi trường bền vững, nhất là khi các nguồn lực
này hạn chế. Việc đánh giá khả năng hoàn thành tiến độ của một dự án
xây dựng dựa vào sơ đồ mạng PERT sử dụng phương pháp mô phỏng
Monte Carlo giúp ta xác định được xác suất hoàn thành tiến độ thi công
dự án.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư số
16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ xây dựng hướng
dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày
12
28/6/2012 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây
dựng; Kể từ ngày 30/9/2016, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có các Bản
Quản lý dự án như sau:
3.1.1. Các Chủ thể quản lý dự án trên địa bàn tỉnh
a. Đối với cấp tỉnh
b. Đối với cấp huyện
c. Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp
3.1.2. Về tình hình quản lý tiến độ thi công trên địa bàn tỉnh
Quản lý tiến độ của dự án là tính từ bước chuẩn bị đầu tư đến
bước thực hiện đầu tư và đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa
vào sử dụng, hoàn thành công tác bảo hành công trình và cuối cùng là
quyết toán dự án hoàn thành.
Trong các quá trình thực hiện quản lý tiến độ của dự án thì có
một bước quản lý tiến độ cũng hết sức cần thiết là quản lý tiến độ thi
công mà hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai thực
hiện.
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của Chính phủ về việc quy định về quản lý dự án đầu tư xây
dựng có quy định:
- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi
công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập
phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án được chủ đầu tư chấp
thuận.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi
công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai
đoạn theo tháng, quý, năm.
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi
công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám
sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong
trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài
13
nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
- Trường hợp xét thấy tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì
chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh
tiến độ tổng thể của dự án.
Theo quy định nêu trên, căn cứ vào tiến độ thi công đã được ký
kết trong hợp đồng thi công xây dựng, nhà thầu lập tiến độ thi công
tổng thể và tiến độ thi công chi tiết:
a. Tiến độ thi công tổng thể
b. Tiến độ thi công chi tiết
c. Theo dõi tiến độ thi công chi tiết
3.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH MỘT SỐ DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NGÃI
Trong giới hạn phần này, tác giả sử dụng hai loại công trình điển
hình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và được đầu tư trọng điểm trong
giai đoạn hiện nay phục vụ công tác phát triển cơ sở vật chất của ngành
giáo dục đó là Nhà lớp học và Nhà thi đấu đa chức năng. Bao gồm các
bước sau:
• Bước 1: Căn cứ vào hồ sơ dự thầu của nhà thầu xây dựng cho
hai loại công trình điển hình trên là Nhà lớp học Trường THPT Lê
Trung Đình và Nhà thi đấu đa chức năng của Trường THPT Trần Kỳ
Phong làm cơ sở cho việc phân tích.
• Bước 2: Dựa vào danh mục công việc, tác giả tiến hành khảo
sát (xem biểu mẫu và kết quả khảo sát ở phần phụ lục) với 30 kỹ sư là
những người tham gia quản lý và trực tiếp điều hành các dạng công
trình tương tự như trên về thời gian dự thầu và sự rút ngắn (hay chậm
trễ) của từng công việc tương ứng trên. Từ đó, chúng ta có thể xác định
được thời gian hoàn thành thực tế của chúng.
• Bước 3: Với mỗi công việc, sau khi có kết quả khảo sát của 30
kỹ sư, tiến hành nhận diện quy luật phân phối xác suất của thời gian
hoàn thành thực tế dựa vào phương pháp ước lượng hợp lý cực đại.
14
• Bước 4: Ứng dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để
phân tích khả năng (xác suất) hoàn thành dự án với một thời gian nhất
định cho trước.
3.2.1. Mô tả dự án nhà lớp học Trường THPT Lê Trung Đình
và nhà thi đấu đa chức năng của Trường THPT Trần Kỳ Phong
3.2.2.1. Công trình nhà thi đấu đa chức năng Trường Trung
học phổ thông Trần Kỳ Phong
Bảng 3.1. Danh mục các công việc và thời gian hoàn thành Công trình
nhà thi đấu đa chức năng Trường Trung học phổ thông Trần Kỳ Phong
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Ký
hiệu
công
việc
A
B
C
D
E
F
G
H
I
K
L
M
N
O
P
Q
R
1
A
Thời gian
hoàn
thành
(ngày)
5
10
22
18
17
23
12
27
54
39
65
41
51
20
22
16
7
Tên công việc
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lán trại, vật tư, máy móc
Đào móng công trình bằng máy và thủ công
Công tác bê tông cốt thép móng công trình
Làm bể tự hoại, lấp đất – xây móng đá chẻ
Công tác bê tông cốt thép giằng, dầm móng
Công tác bê tông cốt thép cột
Công tác bê tông cốt thép dầm, bậc khan đài
Công tác bê tông cốt thép dầm, sàn mái
Xây tường nhà, lanh tô, lam các loại
Gia công lắp dựng vì kèo, mái, lợp tole
Tô trát toàn nhà
Công tác ốp gạch, đá granit tường nhà, quét vôi, sơn nước
Gia công lắp dựng hệ thống cửa, vách kính
Láng granito, lát gạch sàn nhà, lan can, biểu tượng thể thao
Thi công hệ thống điện nước công trình
Hệ thống chống sét và phòng chống cháy
Hoàn thiện, dọn dẹp và bàn giao công trình
2
B
3
C
4
D
5
E
6
F
7
G
8
H
9
I
10
K
11
L
12
M
13
N
O
15
P
14
17
16
R
Q
R
18
Hình 3.1. Sơ đồ mạng dự án nhà thi đấu đa chức năng Trường THPT
Trần Kỳ Phong (Lưu ý: tiến độ thi công do nhà thầu đề xuất)
15
Sử dụng phương pháp sơ đồ mạng CPM, chúng ta xác định được
đường găng và thời gian hoàn thành như sau:
Đường găng
123456791012
13151618
Tổng thời gian
5+10+22+18+17+23+27+54+65+41+20
+22+7=331
3.2.2.2. Công trình nhà lớp học Trường THPT Lê Trung Đình
(giai đoạn 2)
Bảng 3.2. Danh mục các công việc và thời gian hoàn thành Công trình
nhà lớp học Trường THPT Lê Trung Đình (giai đoạn 2)
STT
Ký hiệu
công việc
1
2
3
A
B
C
4
D
5
6
E
F
7
G
8
H
9
I
10
K
11
L
12
13
14
M
N
O
15
P
16
17
Q
R
Chia theo Thời gian
đợt công hoàn thành
tác
(ngày)
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
6
Đào móng công trình bằng máy và thủ công
11
Công tác bê tông cốt thép móng nhà
18
Xây đá hộc, gạch thẻ móng và đắp nền công
16
trình
Công tác bê tông giằng móng nhà
8
Công tác bê tông cột từng tầng (F1, F2,…)
X
6 ngày/đợt
Công tác bê tông cốt thép giằng, xà, dầm sàn
X
25 ngày/đợt
từng tầng
Xây tường gạch bao che từng tầng
X
17 ngày/đợt
Sản xuất và lắp dựng các cấu kiện bê tông
X
10 ngày/đợt
đúc sẵn
Công tác bê tông cốt thép cầu thang từng
X
9 ngày/đợt
tầng
Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ, xà gồ, lợp
23
mái ngói
Trát tường trong ngoài, láng cấu kiện
20
Công tác ốp lát
9
Quét vôi, quét sơn
12
Gia công và lắp dựng khung, cửa chính, cửa
18
sổ
Công tác lắp đặt hệ thống điện nước
15
Hoàn thiện và dọn dẹp vệ sinh
4
Tên công việc
*Ghi chú: Dựa vào số tầng công trình, ta chia làm 3 đợt thi công.
3.2.2. Kết quả khảo sát
3.2.2.1. Đề cương khảo sát
• Đối tượng khảo sát: 30 kỹ sư có kinh nghiệm điều hành, quản
lý tại công trường trong quá trình thi công các công trình xây dựng dân
16
dụng
• Phạm vi khảo sát: Công trình Nhà lớp học và Nhà thi đấu đa
năng của Trường THPT trên địa bàn Quảng Ngãi
• Nội dung khảo sát: Thời gian dự thầu và thời gian chậm trễ
(hay rút ngắn) so với đề xuất
• Biểu mẫu khảo sát: xem phần phụ lục
3.2.2.2. Kết quả khảo sát (Viết tắt: KHCV: Ký hiệu công việc;
KS1: Kỹ sư 1)
3.2.3. Nhận diện quy luật phân phối xác suất thời gian hoàn
thành các công việc dựa vào phương pháp ước lượng hợp lý cực đại
(maximum likelihood estimation – MLE)
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về MLE trên mô hình thống
kê để nhận diện quy luật phân phối xác suất của một biến ngẫu nhiên
(trong luận văn này chính là thời gian hoàn thành các công việc). Dẫn
ra một vài ví dụ về ước lượng hợp lý cực đại trên một số mẫu dữ liệu
quan sát và giải bài toán. Sau đó, chúng ta ứng dụng trên các mẫu quan
sát thời gian hoàn thành các công việc.
3.2.3.1. Phương pháp ước lượng hợp lý cực đại trên mẫu quan sát
Chúng ta có một mô hình xác suất M của hiện tượng nào đó.
Chúng ta biết chính xác cấu trúc của M, nhưng không biết là những giá
trị của những tham số xác suất θ của nó. Mỗi sự hiện diện của M cho
một sự quan sát x[i], tương ứng với phân phối của M.
Mục tiêu của chúng ta là với các mẫu x[1],…, x[N], ước lượng
những tham số xác suất θ từ quá trình phát sinh quan sát dữ liệu trên.
a. Khái quát về ước lượng hợp lý cực đại
Hàm khả năng (Likelihood Function) tương ứng với các mẫu
x[1],…, x[N] được cho bởi mô hình những tham số θ với mô hình xác
xuất có điều kiện M, được định nghĩa như sau:
L(θ) = P(x[1],..., x[N ] | θ , M )
Điều kiện đặt ra cho những mô hình chúng ta sẽ xem xét cho
17
những mẫu x[1], x[2], …, x[N] là:
- Tập giá trị x[i] (i =1, …, N) được xác định.
- Sự phân bố của mỗi mẫu có khả năng xảy ra là như nhau.
- Mỗi mẫu được lấy độc lập với những mẫu trước đó.
Trong MLE chúng ta tìm kiếm tham số mẫu θ làm cho hàm trên
đạt giá trị cực đại. Hay là phải tìm một vectơ của những tham số θ mà
được phát sinh từ bộ dữ liệu đã cho.
b. Ví dụ về ước lượng hợp lý cực đại
Chúng ta sẽ bắt đầu với từ một ví dụ đơn giản nhất là đánh giá sự
thiên lệch khi tung một cây đinh bấm, sau đó đến những mô hình phức
tạp hơn từ đó áp dụng MLE tới phỏng đoán cây sinh loài.
Hình 3.2. Hai trường hợp xảy ra khi tung đinh bấm
Đối với cây đinh, khi được tung lên khi rơi xuống nó có thể ở
một trong hai trường hợp sau (hình vẽ trên): Đầu (H) hoặc Đuôi (T),
Chúng ta biểu thị bởi θ (chưa biết) là xác suất P(H).
Cho một sự nối tiếp những mẫu quan sát D: x[1], x[2], …, x[N]
mà chúng ta muốn ước lượng P(H ) = θ và P(T ) =1- θ
Từ bộ mẫu dữ liệu quan sát trên ta có hàm khả năng là:
n
LD ( ) P( D ) P( x[i])
i 1
Với ví dụ trên, giả sử dãy mẫu quan sát là H, T, T, H, H ta có
hàm hợp lý:
LD(θ) = θ.(1- θ).(1- θ).θ. θ
c. Giải bài toán ước lượng hợp lý cực đại
Nguyên lý ước lượng hợp lý cực đại: Chọn những tham số mà
làm cực đại hàm khả năng.
Nguyên lý này được sử dụng rộng rãi trong việc ước lượng trong
thống kê, cả trong việc nhìn nhận của trực giác.
18
Logarit hàm hợp lý:
Kỹ thuật khác để làm cho việc tính toán dễ hơn khi làm việc trên
logarit hàm likelihood hơn chính hàm likelihood. Lý do chính cho điều
này bởi tính toán hơn là lý thuyết. Nếu chúng ta nhân lên nhiều số rất nhỏ
cùng nhau (ví dụ nhỏ hơn 0.0001) thì chúng ta sẽ khó có thể biểu hiện số
trên với một máy tính thông thường nào đó hiện nay vì nó quá gần với 0.
Tình trạng này thường xuất hiện trong việc tính toán xác suất, khi chúng
ta đang nhân những xác suất nhiều sự kiện hiếm có nhưng độc lập để tính
toán xác suất chung. Log của hàm likelihood thường đơn giản nhiều cho
tính toán, và chúng ta thấy nghiệm thỏa giá trị lớn nhất của hàm log
likelihood cũng là nghiệm giá trị lớn nhất của chính hàm likelihood. Với
ví dụ ở trên, log likelihood là:
lD(θ)=ln LD (θ) hay lD(θ) = NH ln θ + NT ln(1- θ)
Công thức này thoạt nhìn không có vẻ đơn giản, nhưng thật ra nó
rất dễ dàng khi tính đạo hàm cho log likelihood trong trường hợp này
cũng như nhiều trường hợp khác.
Lấy đạo hàm và cho chúng bằng 0, chúng ta được:
N
N
N (1 ) NT N H ( N H N T )
'
lD ( ) H T H
0
1
.(1 )
.(1 )
NH
N H NT
Bảng 3.3. Bảng biến thiên của hàm hợp lý
với là nghiệm chúng ta cần tìm, phù hợp với những gì chúng
ta mong muốn.
d. Tổng quát hóa bài toán ước lượng hợp lý cực đại
Ước lượng hợp lý cực đại trên mẫu quan sát
Nếu x là biến ngẫu nhiên với hàm phân bố:
19
fx[i]( θ1, θ2, …, θK)
với θ1, θ2, …, θK là K tham số cần phải ước lượng, với dãy N mẫu
độc lập là x[1], x[2], ..., x[N]. Thì hàm likelihood được cho bởi tích sau:
n
LD (1 , 2 ,..., K ) f x[i ] (1 , 2 ,..., K )
i 1
và hàm ln likelihood như sau:
n
lD ( ) ln LD ( ) ln f x[i ] (1 , 2 ,..., K )
i 1
MLE của θ1, θ2, …, θK đạt được khi LD(θ) hay lD(θ) là lớn nhất,
chúng ta đã biết xác định giá trị lớn nhất với lD(θ) dễ hơn với LD(θ), vậy
MLE của θ1, θ2, …, θK là giải hệ K phương trình sau:
(l )
0, j 1, 2,..., K
j
3.2.3.2. Ứng dụng MLE vào nhận diện quy luật xác suất của
biến thời gian (ngẫu nhiên) hoàn thành các công việc
Theo trên, giải phương trình hợp lý làm cực đại phương trình:
L(θ) = f1(θ)u1f2(θ)u2… fn(θ)un
với ui ∈ N.
Hiện nay có hai hướng tiếp cận khác nhau để giải quyết bài toán
này, trong mỗi phương pháp có những ưu và khuyết điểm riêng của nó:
Phương pháp gần đúng
Phương pháp tính toán đại số
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chọn phương pháp tính
toán đại số với sự trợ giúp của phần mềm Matlab để nhận diện quy luật
phân phối xác suất biến thời biến thời gian (ngẫu nhiên) hoàn thành các
công việc. Hình vẽ dưới đây trình bày một ví dụ minh họa cho công
việc A của hạng mục nhà lớp học Trường THPT Lê Trung Đình. Trong
đó, chúng tôi giả thuyết công việc A có thể tuân theo các quy luật cho
trước như: Phân phối chuẩn, Log-normal, Weilbull, Beta, Reyleigh…
20
Hình 3.3.Nhận diện quy luật phân phối xác suất hoàn thành công việc A
Để xác định quy luật hợp lý nhất trong số các quy luật giả thuyết,
chúng tôi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để so sánh kết quả
của các quy luật phân phối đã giả sử với đồ thị đường thực nghiệm
(đường tần suất ở hình vẽ trên). Với ví dụ trên với công việc A, chúng
tôi nhận thấy quy luật phân phối phù hợp nhất là log-normal. Và quy
luật Beta không phù hợp như giả định của phương pháp xác suất truyền
thống của sơ đồ mạng PERT đã thừa nhận.
Với cách làm như trên, chúng tôi có kêt quả nhận diện quy luật
phân phối xác suất của thời gian hoàn thành các công việc ở hai loại
công trình trên như sau:
Bảng 3.4. Công trình nhà lớp học
TT
Tên công việc
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Đào móng công trình bằng máy và thủ công
Công tác bê tông cốt thép móng nhà
Xây đá hộc, gạch thẻ móng và đắp nền công trình
Công tác bê tông giằng móng nhà
Công tác bê tông cột từng tầng (F1, F2,…)
Công tác bê tông cốt thép giằng, xà, dầm sàn từng
7
tầng
8 Xây tường gạch bao che từng tầng
9 Sản xuất và lắp dựng các cấu kiện bê tông đúc sẵn
10 Công tác bê tông cốt thép cầu thang từng tầng
11 Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ, xà gồ, lợp mái ngói
1
2
3
4
5
6
Tham số
Quy luật
phân phối Trung Độ lệch
bình chuẩn
Log-normal 4,7
1,4
Log-normal 10,9
4,9
Normal
30,5
4,1
Log-normal 13,8
7,3
14,2
12,6
Normal
58,6
6,0
Log-normal 104,1
35,18
Log-normal
Normal
Log-normal
Log-normal
27,9
33,2
8,7
7,8
45,6
47,5
18,1
40,6
21
TT
12
13
14
15
16
17
Tên công việc
Trát tường trong ngoài, láng cấu kiện
Công tác ốp lát
Quét vôi, quét sơn
Gia công và lắp dựng khung, cửa chính, cửa sổ
Công tác lắp đặt hệ thống điện nước
Hoàn thiện và dọn dẹp vệ sinh
Tham số
Quy luật
Trung
Độ lệch
phân phối
bình chuẩn
Log-normal 124,6
21,9
Log-normal 78,2
13,8
Normal
78,7
7,9
Log-normal 37,8
11,0
Log-normal 80,8
13,9
Normal
13,9
4,4
Bảng 3.5. Công trình nhà thi đấu đa chức năng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Tên công việc
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lán trại, vật tư, máy
móc
Đào móng công trình bằng máy và thủ công
Công tác bê tông cốt thép móng công trình
Làm bể tự hoại, lấp đất – xây móng đá chẻ
Công tác bê tông cốt thép giằng, dầm móng
Công tác bê tông cốt thép cột
Công tác bê tông cốt thép dầm, bậc khan đài
Công tác bê tông cốt thép dầm, sàn mái
Xây tường nhà, lanh tô, lam các loại
Gia công lắp dựng vì kèo, mái, lợp tole
Tô trát toàn nhà
Công tác ốp gạch, đá granit tường nhà, quét vôi,
sơn nước
Gia công lắp dựng hệ thống cửa, vách kính
Láng granito, lát gạch sàn nhà, lan can, biểu tượng
thể thao
Thi công hệ thống điện nước công trình
Hệ thống chống sét và phòng chống cháy
Hoàn thiện, dọn dẹp và bàn giao công trình
Tham số
Quy luật
Trung
Độ lệch
phân phối
bình
chuẩn
Log-normal
5,4
Log-normal 14,17
Log-normal 33,7
Normal
20,6
Log-normal 37,3
Normal
55,5
Log-normal 69,2
Log-normal 70,3
Log-normal 80,1
Log-normal 23,5
Normal
94,7
1,4
7,23
3,4
2,1
3,9
5,7
19,4
17,4
20,1
14,8
8,5
Normal
117,9
29,7
Normal
60,1
25,7
Normal
73,4
9,7
Log-normal
Log-normal
Log-normal
48,4
69,9
15,9
12,3
18,2
4,3
3.2.3. Kết quả xác suất hoàn thành tiến độ thi công
Ứng dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo bằng cách thực
hiện theo các bước được mô tả ở chương 2 ta có kết quả tương ứng với
thời gian hoàn thành dự kiến Ts như sau:
- Số lần thực hiện mô phỏng (thực thi trong phần mềm Matlab) là
22
500.000.
- Kết quả đánh giá xác suất hoàn thành được thể hiện ở bảng 3.6,
3.7 và hình vẽ 3.????.
Bảng 3.6. Xác suất hoàn thành dự án công trình nhà thi đấu đa năng
Xác suất hoàn thành (%)
Thời gian tham chiếu Ts
290 300 310 320 331 340 350 360 370 380
51,3 64,1 72,8 75,2 79,2 81,9 85,2 92,4 99,7 100
Hình 3.4. Khảo sát khả năng hoàn thành dự án theo thời gian tham
chiếu Ts – Công trình Nhà thi đấu đa năng
Bảng 3.7. Xác suất hoàn thành dự án công trình nhà lớp học
Xác suất
hoàn
thành
(%)
Thời gian tham chiếu Ts
287
300
310
250
260
270
280
5,5
22,2
26,4
47,7
67,3
74,8
83,2
320
330
340
95,6
100,0
100,0
Hình 3.5. Khảo sát khả năng hoàn thành dự án theo thời gian tham
chiếu Ts – Công trình Nhà lớp học
Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả khảo sát khả năng hoàn thành dự án theo thời
23
gian Ts cho hai loiạ công trình Nhà thi đấu đa chức năng và Nhà lớp
học, ta nhận thấy rằng, nếu sử dụng kết quả của phương pháp sơ đồ
mạng CPM với thời gian hoàn thành lần lượt là Ts1 = 331 (Nhà thi đấu
đa năng) và Ts2 = 287 (Nhà lớp học) thì khả năng hoàn thành dự án chỉ
lần lượt tương ứng với 79,2% và 67,3%. Điều này nói lên rằng khả
năng hoàn thành tiến độ thi công là không cao, đặc biệt ở trường hợp
nhà lớp học (<70%). Công trình sẽ luôn luôn hoàn thành tiến độ (xác
suất 100%) khi thời gian đề xuất sẽ là ≥ 380 ngày đối với công trình
nhà thi đấu đa năng hay là ≥ 340 ngày đối với công trình nhà lớp học.
3.3. Kết luận chương
Trong chương này, luận văn trình bày sơ lược thực trạng quản lý
tiến độ thi công các dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
trên địa bàn Quảng Ngãi và đi sâu phân tích hai ví dụ tương ứng với hai
loại công trình Nhà thi đấu đa năng và Nhà lớp học của trường THPT.
Tác giả đã thực hiện hai ví dụ với sự áp dụng của sơ đồ mạng
PERT và phương pháp mô phỏng Monte Carlo vào việc đánh giá khả
năng (xác suất) hoàn thành tiến độ thi công của dự án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong thực tế xây dựng thường gặp rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên
tác động (điều kiện về thời tiết, việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết
bị…). Vì vậy, thời hạn hoàn thành các công việc nhiều khi không cố
định. Do đó việc nhận diện được rủi ro sớm, kịp thời và tìm ra được
phương án giải quyết rủi ro đó là một việc làm vô cùng quan trọng,
quyết định sự thành công của một dự án/công trình. Trong quá trình tổ
chức thi công xây dựng thì nhà thầu thường chịu các rủi ro như: Chủ
đầu tư thay đổi thiết kế, công nghệ, đòi rút ngắn thời gian thực hiện,
công tác giải phóng mặt bằng không đảm bảo chất lượng, biến động về
giá cả các yếu tố đầu vào, nhà thầu thiếu vốn, bỏ giá thầu thấp nên nhà
thầu bị lỗ,…tất cả những rủi ro này sẽ đều ảnh hưởng đến tiến độ và