Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài:
“Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012”
Học viên: Phạm Anh Tú
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã ngành:
Khoa: Sau đại học
Lớp: Cao học K19 - QLĐĐ
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải
THÁI NGUYÊN - 2012

Mục lục
Trang
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Yêu cầu của đề tài 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1. Cơ sở lý luận về giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư 3
1.1.1. D án u t v vai trò c a d án u t trong vi c ho ch nh phát tri nự đầ ư à ủ ự đầ ư ệ ạ đị ể 3
1.1.2. t ai v vai trò c a t ai i v i các d án u tĐấ đ à ủ đấ đ đố ớ ự đầ ư 4
1.1.3. S c n thi t c a công tác giao t, cho thuê t i v i các d án u tự ầ ế ủ đấ đấ đố ớ ự đầ ư 6
1.1.3.1. Khái ni mệ 6


1.1.3.2. T m quan tr ng c a công tác giao t v cho thuê t i v i cácầ ọ ủ đấ à đấ đố ớ 7
d án u tự đầ ư 7
1.1.3.3. Nguyên t c s d ng tắ ử ụ đấ 7
1.2.4.1. Tình hình giao t, cho thuê t i v i các d án u tđấ đấ đố ớ ự đầ ư 23
1.2.4.2. Tình hình s d ng t c a các d án u t trên a b n t nh Thái Nguyênử ụ đấ ủ ự đầ ư đị à ỉ 23
Chương 2 25
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 25
2.1.2.Ph m vi v th i gian nghiên c uạ à ờ ứ 25
2.1.2.1.Ph m vi nghiên c uạ ứ 25
2.1.2.2. Th i gian nghiên c uờ ứ 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.2.1.Các câu h i t ra m t i c n nghiên c uỏ đạ àđề à ầ ứ 26
2.3.5 Các ch tiêu phân tíchỉ 28
2.3.5.1. Ch tiêu ph n ánh i u ki n kinh t - xã h i t nh Thái Nguyênỉ ả đề ệ ế ộ ỉ 28
2.3.5.2. Các ch tiêu ánh giá tình hình s d ng t c a các d án u tỉ đ ử ụ đấ ủ ự đầ ư 28
30
Chương 3 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Thái Nguyên 31
3.1.1. i u ki n t nhiên c a t nh Thái NguyênĐề ệ ự ủ ỉ 31
3.1.1.1. V trí a lýị đị 31
3.1.1.3. Khí h uậ 33
3.1.1.4. Thu v nỷ ă 34
3.1.1.5. Các ngu n t i nguyênồ à 35
a. T i nguyên t aià đấ đ 35
3.1.2. Dân s v lao ng c a t nh Thái Nguyênố à độ ủ ỉ 40
3.1.3. H th ng c s h t ngệ ố ơ ở ạ ầ 41
3.1.3.1. M ng l i giao thôngạ ướ 41

3.1.3.2. H th ng thu l iệ ố ỷ ợ 42
3.1.3.3. M ng l i y t , giáo d c, v n hoáạ ướ ế ụ ă 42
3.1.4. i u ki n kinh t c a t nh Thái NguyênĐề ệ ế ủ ỉ 44
3.1.5. ánh giá chung v i u ki n t nhiên, kinh t , xã h i , môi tr ngĐ ềđề ệ ự ế ộ ườ 45
3.1.4.1. L i th v k t qu t cợ ế à ế ảđạ đượ 45
3.2. Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên 47
3.2.1. Tình hình phân b qu t cho các n v h nh chính trong t nh Thái Nguyênổ ỹđấ đơ ị à ỉ
47
3.2.2. C ch , chính sách trong vi c thu hút u tơ ế ệ đầ ư 53
3.2.3. Các v n b n ch o c a t nh trong vi c giao t, cho thuêă ả ỉ đạ ủ ỉ ệ đấ 53
3.2.4. ánh giá tình hình giao t, cho thuê t th c hi n d án u tĐ đấ đấ ự ệ ự đầ ư 53
3.2.5. ánh giá tình hình giao t i v i các d án xây d ng khu ô th , khu dân cĐ đấ đố ớ ự ự đ ị ư
56
3.2.6. ánh giá tình hình cho thuê t i v i các d án trong khu công nghi p, c mĐ đấ đố ớ ự ệ ụ
công nghi pệ 60
3.2.7. ánh giá k t qu t c trong công tác giao t, cho thuê tĐ ế ảđạ đượ đấ đấ 63
3.2.7.1. V trình t , th t cề ự ủ ụ 64
3.2.7.3. Th c hi n chính sách pháp lu tự ệ ậ 65
3.2.7.4. V qu n lý s d ng t ti t ki m v có hi u quề ả ử ụ đấ ế ệ à ệ ả 65
3.3. ánh giá tình hình s d ng t c a các t ch c c Nh n c giao t, cho Đ ử ụ đấ ủ ổ ứ đượ à ướ đấ
thuê t trên a b n t nh Thái Nguyênđấ đị à ỉ 66
3.3.1. ánh giá tình hình ch p h nh pháp Lu t t ai c a các t ch cĐ ấ à ậ Đấ đ ủ ổ ứ 66
3.3.2. ánh giá tình hình s d ng t i v i các d án thuê t ngo i khu công Đ ử ụ đấ đố ớ ự đấ à
nghi p, c m công nghi pệ ụ ệ 68
3.3.4. ánh giá k t qu thanh tra, ki m tra s d ng t c a các t ch c vi ph m pháp Đ ế ả ể ử ụ đấ ủ ổ ứ ạ
lu t v t ai t 2010-2012ậ ềđấ đ ừ 71

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư phát
triển kinh tế được xem là một trong những trụ cột góp phần vào tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được, cũng còn không ít hạn chế. Vì vậy, làm thế nào để thu hút tối
đa nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là
vấn đề cần được quan tâm hiện nay.
Hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn
tượng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nước có tốc độ
phát triển kinh tế chậm, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước
có tốc độ phát triển cao và ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. Các dự
án đầu tư góp phần thúc đẩy Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn vào
nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những đóng góp tích cực, Các dự án đầu tư
cũng đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến mục tiêu phát
triển bền vững của đất nước.
Qua đây có thể thấy được vai trò của các dự án đầu tư đối với mục tiêu
phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để
góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất vì vậy tôi chọn
đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất đối với các dự
án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất đối với các dự án đầu tư được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất
của các dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức thực hiện các dự

án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý tình hình sử dụng đất của các
tổ chức sau khi được giao đất, cho thuê đất.
- Các chính sách pháp luật có liên quan đến giao đất, cho thuê đất để
thực hiện dự án đầu tư.
4. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật; tài liệu liên quan
- Các chỉ tiêu đánh giá sát thực với tình hình thực tế
- Số liệu điều tra phải khách quan và đảm bảo độ tin cậy;
- Đưa ra các ý kiến đánh giá đảm bảo tính khách quan, chính xác
- Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Đưa ra được những giải pháp có tính khả thi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng và làm sáng tỏ những luật định trong công tác quản lý giao
đất, cho thuê đất.
- Góp phần bổ sung và hoàn thiện những luật định, văn bản pháp luật
cho phù hợp trong công tác quản lý giao đất, cho thuê đất.
* Ý nghĩa thực tiễn
Thực hiện tốt Luật Đất đai và công tác quản lý Nhà nước về đất đai,
đặc biệt là trong công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án nhằm
sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực
về đất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
2
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư
1.1.1. Dự án đầu tư và vai trò của dự án đầu tư trong
việc hoạch định phát triển
Trong các hoạt động kinh tế hiện nay, chúng ta đã không còn xa lạ với

thuật ngữ dự án đầu tư. Có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án đầu tư, khoản
8 điều 3 Luật Đầu tư giải thích “dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định”. Tuy nhiên, dự án đầu tư có thể được xem xét từ
nhiều góc độ khác nhau, Giáo trình Lập dự án đầu tư (PGS. TS. Nguyễn
Bạch Nguyệt, NXB Thống kê, 2005) đưa ra các cách hiểu khác nhau về dự án
đầu tư dưới từng góc độ như sau:
Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm
đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong
tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội
trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hoá: dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,
làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí
cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa
điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
3
Thứ nhất, dự án đầu tư là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ
của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, chương trình phát triển một các có hiệu
quả nhất.
Thứ hai, dự án đầu tư là phương tiện để gắn kết giữa kế hoạch và thị
trường, nâng cao tính khả thi của kế hoạch, đồng thời đảm bảo khả năng điều
tiết thị trường theo định hướng xác định của kế hoạch.
Thứ ba, dự án đầu tư góp phần giải quyết quan hệ cung - cầu về vốn
trong phát triển kinh tế -xã hội và giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm,

dịch vụ trên thị trường.
Thứ tư, dự án đầu tư góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải biến bộ
mặt kinh tế - xã hội của từng vùng, của cả nước.
Do có các vai trò trên nên dự án đầu tư còn gọi là các dự án phát triển
rất được coi trọng trong hệ thống kế hoạch hóa hiện nay ở nước ta. Nó là công
cụ để triển khai thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch với hiệu quả kinh
tế - xã hội cao nhất.
1.1.2. Đất đai và vai trò của đất đai đối với các dự án đầu tư
Khác với các ngành và lĩnh vực khác, đất đai trong các dự án đầu tư được
quan tâm dưới góc độ là địa điểm. Xác định đất đai, nói đúng hơn là xác định
địa điểm bố trí dự án là một trong những chìa khóa để thực hiện thành công
các dự án đầu tư. Trừ các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, các dự án
đầu tư ít quan tâm đến các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, độ màu mỡ của
đất đai, mà quan tâm nhiều đến vị trí của đất đai, địa điểm. Địa điểm bố trí dự
án được đánh giá thông qua các khía cạnh sau:
- Vấn đề cung – tiêu: địa điểm bố trí dự án gây khó khăn hay thuận lợi cho
việc cung cấp các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của dự
án.
4
- Kết cấu hạ tầng (điện, cấp và thoát nước, nhà ở, thông tin liên lạc, giao
thông,…) có đáp ứng được yêu cầu của dự án hay không? Có thuận lợi và khó
khăn gì?
- Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng: điều kiện mặt bằng, lao
động của địa phương, luật lệ và an ninh ở địa phương.
Như vậy, đất đai với các dự án đầu tư được quan tâm ở góc độ không
giống các lĩnh vực khác.
Đất đai từ lâu đã gắn liền với đời sống và sản xuất của con người, nó gắn
liền với lịch sử đấu tranh sinh tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì vậy, đất
đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Đất đai được Hiến pháp nước ta
khẳng định với vai trò là một tài nguyên quốc gia, Giáo trình đăng ký –

thống kê đất đai đã viết về vai trò quan trọng của đất đai như sau: “Đất đai là
tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”.
Nói như vậy để thấy được rằng đất đai có vị trí vô cùng quan trọng đối với tất
cả các ngành, lĩnh vực trong cả đời sống và sản xuất của con người.
Là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Sự tồn tại
và phát triển của đất đai quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người,
không có đất đai thì không thể có sự sống và không có sự tồn tại và phát triển
của bất cứ một xã hội loài người nào. Vì vậy, đất đai không chỉ là tài nguyên
vô cùng quý giá mà còn là điều kiện sống của muôn loài.
Đất đai tham gia vào mọi hoạt động của đời sống và sản xuất. Rõ ràng là
nếu như không có đất đai thì sẽ không có bất kì một ngành sản xuất nào, một
quá trình lao động nào. Vai trò của đất đai về mặt này được thể hiện:
+ Thứ nhất, đất đai là địa điểm cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống
diễn ra.
5
+ Thứ hai, đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã
hội. Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân, đất đai có
vị trí khác nhau. Đối với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, đất đai là
địa điểm để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, bến bãi,… đất đai
cung cấp nguồn nguyên liệu cho một số ngành sản xuất như ngành công
nghiệp sản xuất gạch ngói, xi măng, gốm sứ, Đối với các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt và vai trò hết sức quan trọng, là tư
liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. Nó không những là chỗ
đứng, chỗ tựa để lao động, mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng, là nơi
chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng. Đất đai sử dụng
trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất, nó có ý nghĩa vừa là đối tượng lao
động, vừa là tư liệu lao động. Thông qua đất đai và sản xuất nông nghiệp để

tạo ra các thực phẩm nuôi sống con người.
Vì vậy có thể khẳng định đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sản xuất và đời sống của con người. Dưới bất cứ một thời đại nào, một chế độ
xã hội nào, đất đai cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của bộ máy
Nhà nước. Giao và cho thuê đất là một trong những công tác quan trọng của
quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy công tác này có ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống của toàn xã hội. Vậy đối với các dự án đầu tư, công tác giao và
cho thuê đất có vai trò và tầm quan trọng như thế nào?
1.1.3. Sự cần thiết của công tác giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu

1.1.3.1. Khái niệm
Luật Đất đai 2003 đã đưa ra những khái niệm cụ thể về công tác giao
và cho thuê đất. Điều 4 của Luật giải thích:
6
- “Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng
quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” [8].
- “Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng
hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”[8].
1.1.3.2. Tầm quan trọng của công tác giao đất và cho thuê đất đối với các
dự án đầu tư
Để thực hiện một dự án đầu tư thì cần phải có vốn. Bất kì một dự án
đầu tư nào cũng đòi hỏi một số vốn rất lớn mà bản thân các chủ đầu tư bằng
nguồn vốn tự có của mình không chắc đã có đủ mà phải huy động từ các
nguồn khác. Một trong các nguồn huy động vốn là ngân hàng. Tuy nhiên tiếp
cận được nguồn vốn này là không dễ. Cơ sở pháp lý của giao và cho thuê đất
là GCNQSDĐ tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng bằng cách thế chấp quyền sử dụng đất. Nguồn vốn này cùng với
các nguồn vốn từ kênh huy động khác là điều kiện để chủ đầu tư có thể tiến
hành đầu tư vào đất đai, thực hiện dự án.
1.1.3.3. Nguyên tắc sử dụng đất

Theo Điều 11 Luật Đất đai 2003 quy định việc sử dụng đất phải đản
bảo các nguyên tắc sau:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến
lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
7
hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan [8].
1.1.4. Các quy định của nhà nước về giao đất và cho thuê đất đối với các dự
án đầu tư
1.1.4.1. Căn cứ để giao đất và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư
Theo Điều 27 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường và hỗ trợ tái định cư thì căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất
gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất
được duyệt thì căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong văn bản sau:
Đối với các tổ chức thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cấp giấy chứng
nhận đầu tư;
Đối với các dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì phải thể hiện nhu
cầu sử dụng đất trong đơn xin giao đất, thuê đất và có văn bản của Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định về nhu cầu sử dụng đất [5].

8
1.1.4.2. Cơ chế và hình thức giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án
Sơ đồ 1.1. Cơ chế, hình thức giao đất, cho thuê đất
Luật đất đai 2003 đưa ra 2 cơ chế để tạo quỹ đất cho dự án đầu tư: Nhà
nước thu hồi đất và nhà đầu tư tự thoả thuận với người đang sử dụng đất; đưa
ra 3 cơ chế giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư: đấu giá đất, đấu
thầu dự án có sử dụng đất và giao đất trực tiếp cho nhà đầu tư. Trong 3 cơ chế
giao đất, cho thuê đất thì hiện nay các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện theo cơ
chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đất để giao trực tiếp cho
nhà đầu tư.
1.1.4.3. Thời hạn giao và cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
Điều 66, Điều 67 của Luật Đất đai 2003 quy định thời hạn sử dụng của
các loại đất. Trong đó một số loại đất như đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan,
xây dựng công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo là
9
Nhà nước thu hồi đất
của người đang sử
dụng
1.Thu hồi đất theo quy
hoạch
1. Thu hồi đất theo dự
án
Nhà nước cho thuê đất
hoặc giao đất cho nhà
đầu tư
1. Đấu giá đất
2.Đấu thầu dự án có sử
dụng đất
3.trực tiếp cho thuê đất
hoặc giao đất cho nhà

đầu tư
2. Giao đất có thu tiền sử
dụng đất
1. Cho thuê đất trả tiền
thuê đất hang năm
2. Cho thuê đất thu tiền
một lần cho cả thời gian
thuê
1. Giao đất không thu tiền
sử dụng đất
Đất đang được sử
dụng
Nhà đầu tư tự thoả thuận
với người sử dụng đất
Đất sẽ cho thuê hoặc
giao cho nhà đầu tư sử
dụng
những loại đất được giao sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn giao đất, cho thuê
đất đối với tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư được xem xét, quyết
định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá
năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự
án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần
thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi
năm [8].
Việc quy định thời hạn sử dụng đất một mặt giúp các nhà đầu tư có thể
yên tâm đầu tư và sử dụng đất phù hợp, mặt khác là cơ sở để Nhà nước có thể
thu hồi lại đất khi đã hết thời hạn giao và cho thuê để sử dụng vào mục đích
khác. Tuy nhiên, Nhà nước cũng quy định thời hạn giao và cho thuê đất đủ
dài để nhà đầu tư có đủ thời gian để thu hồi vốn và khai thác các lợi ích mà
mình đã đầu tư trên đất.

Luật còn quy định trong trường hợp đã hết thời hạn giao đất, cho thuê
đất, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất đó thì nhà đầu tư có thể đăng ký xin
gia hạn thời hạn sử dụng đất. Có thể thấy rằng đây là một quy định tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư tiếp tục khai thác những lợi ích mình đã bỏ ra đồng
thời khuyên khích họ đầu tư thêm vào đất.
1.1.4.4. Thẩm quyền giao đất và cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
Thẩm quyền giao và cho thuê đất được quy định tại điều 37 Luật Đất
đai 2003. Điều này quy định ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
thực hiện các dự án đầu tư.
1.2. Tổng quan về công tác giao đất, cho thuê đất ở một số nước trên thế
giới và Việt Nam
1.2.1. Công tác giao đất, cho thuê đất ở một số nước trên thế giới
Một số nước trên thế giới, với tình hình kinh tế - xã hội riêng đều có cơ
10
chế xử lý vần đề đất đai phù hợp với đất nước mình để có thể tận dụng hiệu
quả tài sản đất, đảm bảo thu lợi từ quyền sở hữu đất đai và ngăn chặn tình
trạng thất thoát tài sản đất trong quá trình quản lý nền kinh tế - xã hội theo
hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
a. Hungary:
Đất đai được phân chia lại theo quyền sở hữu Nhà nước, tư nhân và hỗn
hợp. Nhà nước chủ yếu nắm quyền sở hữu về đất đai dùng cho mục đích công
cộng, xã hội và những vùng quan trọng. Tư nhân chủ yếu nắm giữ quyền sở
hữu đất cho sản xuất, đặc biệt là đất nông nghiệp
* Đặc điểm chính sách đất đai của Cộng Hoà Hungary:
- Quyền sử dụng đất được quy định thống nhất, không phân biệt giữa tổ
chức, cá nhân mua hay thuê đất của Nhà nước. Nhà nước quản lý, giám sát
chặt chẽ mục đích sử dụng đất của mỗi tổ chức, cá nhân và hạn chế quyền sở
hữu đất đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài, việc quản lý đất được phân

cấp từ Trung ương đến địa phương;
- Không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị của doanh nghiệp mà
chỉ tính giá trị của tài sản trên đất;
- Giá mua và giá cho thuê đất được xác định theo giá thị trường
* Thời hạn sử dụng đất: được phân biệt rõ ràng theo hình thức sở hữu
- Đất thuộc sở hữu tư nhân có thời hạn sử dụng vĩnh viễn
- Đất thuê của Nhà nước có thời hạn sử dụng tối đa 99 năm và tối thiếu
là 1 năm.
* Các phương thức sử dụng đất:
- Phương thức bán đất của Nhà nước: Thực hiện theo phương thức đấu
giá công khai, mọi đối tượng đều có quyền tham gia đấu giá hoặc thông qua
mua cổ phiếu.
- Phương thức cho thuê đất: Thực hiện theo giá thị trường, đối tượng
11
cho thuê là các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân và tổ
chức nước ngoài [7].
b. Cộng hoà Ba Lan
* Đặc điểm chính sách đất đai của Cộng Hoà Ba Lan:
- Quyền sử dụng đất được thống nhất, giống nhau không phân biệt giữa
tổ chức, cá nhân mua đất và thuê đất của Nhà nước
- Nhà nước quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng đất của các tổ chức, cá
nhân.
- Thực hiện chế độ cho thuê đất đối với doanh nghiệp
- Giá cho thuê đất của Nhà nước thực hiện theo giá thị trường thông
qua mức giá thuê đất bằng 1/30 đơn giá bán đất.
12
* Thời hạn sử dụng đất: được phân biệt rõ ràng theo hình thức sở hữu
- Đất thuộc sơ hữu tư nhân có thời hạn sử dụng vĩnh viễn
- Đất thuê của Nhà nước có thời hạn sử dụng tối đa 99 năm.
* Phương thức sử dụng đất:

- Phương thức bán đất của Nhà nước: Thực hiện theo phương thức đấu
giá công khai, mọi đối tượng đều có quyền tham gia đấu giá. Một số trường
hợp được ưu tiên không đấu giá như ưu tiên đối với chủ cũ trước đây đã sử
dụng và bị quốc hữu hoá nay có nhu cầu mua lại, hoặc mua để sử dụng vào
các hoat động phục vụ phúc lợi xã hội………
- Phương thức cho thuê đất: Thuê với thời hạn từ 3 năm trở lên phải
đấu giá. Trong đó một số trường hợp không phải đấu giá như sử dụng vào các
hoạt động từ thiện……… Đối tượng áp dụng cho thuê đất là doanh nghiệp,
đất thuộc hành lang lưới điện quốc gia [7].
b. Trung Quốc:
Theo Hiến pháp của nước CHND Trung Hoa và Luật quản lý Nhà nước về
đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Là
người đại diện cho toàn dân, nhà nước Trung Quốc có toàn quyền của một
chủ sở hữu. Để có thể tận dụng hiệu quả tài sản đất, đảm bảo thu lợi từ quyền
sở hữu đất và ngăn trặn tình trạng thất thoát tài sản đã có những quy định hạn
chế việc lựa chọn phương thức xử lý đất đai theo pháp luật.
- Phương thức giao đất: Doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đô thị sau
khi được Nhà nước giao đất. Trước khi tiến hành cổ phần hoá, doanh nghiệp
phải thông qua việc giao đất và phải làm thêm các thủ tục, nộp tiền giao đất
(nộp 1 lần) để có được quyền sử dụng đất, hoặc doanh nghiệp phải làm thủ
tục đăng ký liên quan để có được quyền sử dụng đất. Trung Quốc thực hiện 3
phương thức: đấu thầu, niêm yết giá và đấu giá trong giao đất.
Đất đai trong thời hạn được giao sẽ thuộc tài sản của doanh nghiệp, vì
vậy doanh nghiệp không chỉ được sử dụng và thu lợi từ đất mà còn có thể tiến
13
hành các hoạt động kinh doanh như chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Nhà nước Trung Quốc quy định kỳ hạn cao nhất đối với việc giao
quyền sử dụng đất: đất nông nghiệp 50 năm, đất ở 70 năm, đất dùng cho
thương mại, du lịch, giải trí có kỳ hạn 40 năm, đất dùng cho giáo dục, khoa

học kỹ thuật văn hoá, y tế, thể dục, thể thao có kỳ hạn giao 50 năm, đất sử
dụng tổng hợp hoặc mục đích khác là 50 năm
- Phương thức cho thuê đất của Nhà nước: Nhà nước cho doanh nghiệp
thuê quyền sử dụng đất theo phương thức cho thuê, ký hợp đồng thuê đất
trong một giai đoạn nhất định và tiến hành thu tiền thuê đất hàng năm. Với
phương thức này, đất thuê không được tính vào giá trị tài sản của doanh
nghiệp, tuy nhiên trong điều kiện nhất định có thể cho thuê lại, chuyển
nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất [7].
d. Liên Bang Nga:
Hiện nay việc quản lý đất đai ở Nga được thực hiện thông qua việc
quản lý các nguồn lực đất đai, điều tiết các quan hệ pháp luật đất đai và các
đối tượng bất động sản khác trên cơ sở xoá bỏ độc quyền của nhà nước đối
với đất đai, nhằm đảm bảo chuyển phần lớn các bất động sản vào tay các pháp
nhân, thể nhân, cho phép các chủ thể sử dụng đất sử dụng theo cơ chế thị
trường dựa trên những đặc tính, đặc trưng của đất đai, tính đa dạng của sở hữu
cũng như các điều kiện kinh tế thị trường và thị trường bất động sản. Vì vậy,
Nhà nước Nga đã thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đai thông qua:
- Chuyển quyền sở hữu đất đai có các công trình cho chủ sở hữu các
công trình đó
- Phân định đất đai theo mức độ sở hữu
- Tư nhân hoá các mảnh đất, thửa đất và các công trình bất động sản.
* Phương thức sử dụng đất:
phương thức bán đất của Nhà nước thực hiện theo phương thức đấu
14
giá công khai, mọi đối tượng đều có quyền tham gia đấu giá. Một số trường
hợp được ưu tiên không đấu giá như ưu tiên đối với chủ cũ trước đây đã sử
dụng và bị quốc hữu hoá nay có nhu cầu mua lại, hoặc mua để sử dụng vào
các hoat động phục vụ phúc lợi xã hội……… [7].
15
1.2.2. Công tác giao đất, cho thuê đất ở Việt Nam

Việc khai thác và sử dụng đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát
triển của Việt Nam. Điều này cũng đúng cả với những nước khác trên thế
giới. Những phương cách trong đó đất đai được sử dụng, được xác lập quyền
sở hữu hay chuyển giao giữa các thế hệ có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt
kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi nước. Điều này đặc biệt đúng với Việt
Nam nơi đã có những thay đổi lớn về chính sách sử dụng đất đai trong thời
gian qua. Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển và hội nhập
kinh tế quốc tế, từng bước “nắm chắc, quản chặt, khai thác có hiệu quả”
nguồn tài nguyên đất đai.
Theo đánh giá tổng quan, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch ngày
càng đi vào thực chất, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất
hợp lý và có hiệu quả. Tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở
các địa phương đã giảm đáng kể. Vai trò giám sát của người dân được tăng
cường, phát huy tính dân chủ, minh bạch và hạn chế tiêu cực trong quản lý đất
đai. Đặc biệt, đã khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp hợp lý, bảo vệ
quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Đất dành
cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô
thị cũng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai hiện
nay. Đó là, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển của các ngành,
lĩnh vực, các dự án đầu tư và kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương còn
chưa tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
nhu cầu của thị trường bất động sản dẫn tới tình trạng vừa thiếu, vừa thừa quỹ
đất, phải liên tục điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch đất chủ yếu thiên về các
16
mục tiêu quản lý hành chính mà chưa tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội - môi
trường, đảm bảo sự phát triển bền vững nên chưa phát huy tối đa tiềm năng

đất đai. Nhiều địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm
đất nông nghiệp Thêm vào đó là tình trạng sử dụng không hiệu quả của đất
xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, sân bay, cảng nước sâu, sân golf và
khu nghỉ dưỡng [7].
1.2.2.1. Thực trạng công tác giao, cho thuê đất đối với các dự án hiện nay
trên cả nước
Công tác giao và cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ
cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và
phát triển kinh tế trong thời gian qua đã đạt được triển khai khá đồng bộ, đúng
quy định pháp luật, đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và quốc tế với
quy mô lớn cả về đất đai và vốn đầu tư.
Thủ tục và quy trình giao và cho thuê đất đã từng bước được hoàn
thiện, góp phần rút ngắn thời gian giao đất cho chủ dự án. So với trước đây,
thủ tục giao và cho thuê đất đã được đơn giản hơn rất nhiều theo cơ chế “một
cửa”.
Theo số liệu báo cáo trong dự thảo Chiến lược phát triển ngành đất đai
ở Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo, hiện diện tích đất đã
giao, cho thuê chiếm trên 76% diện tích tự nhiên của cả nước. Trong đó, gần
50% cho hộ gia đình cá nhân, trên 20% cho các tổ chức kinh tế trong nước
[17].
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thống
kê trên địa bàn cả nước cho thấy, diện tích đất của các tổ chức được giao đất,
cho thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng lên tới 299.719ha. Trong đó, diện tích
để hoang hóa trên 250.000ha, thuộc quyền quản lý của hơn 2.400 tổ chức.
Riêng diện tích chưa đầu tư hoặc xây dựng chậm là gần 49.000ha, tập
trung nhiều tại khu vực Bắc Trung bộ. Với các dự án bất động sản, cả nước có
17
khoảng 2.500 dự án, trong đó có 1.200 dự án thuộc diện được Nhà nước giao,
cho thuê đất, nhưng chưa đưa vào sử dụng, với diện tích trên 130.000ha, tập
trung nhiều ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Long An, Bình Dương, Đồng Nai,

Quảng Nam, Nam Định [19].
Hiện nay trên địa bàn toàn quốc có 260 khu công nghiệp hiện có, chiếm
khoảng 71.000 ha đất với tỷ lệ lấp đầy là 46%, cộng với gần 300 khu công
nghiệp dự kiến sẽ được thành lập từ nay tới năm 2020 theo phê duyệt của Thủ
tướng Chính phủ và diện tích tăng thêm là 128.000 ha đất mà tỷ lệ lấp đầy đạt
thấp. Chỉ tiêu Quốc hội chỉ cho phép giao đất 44.000 ha vào năm 2010, nhưng
trên thực tế, các địa phương đã giao mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp cho các doanh nghiệp lên tới 93.000 ha, vượt 211,26%. Điều này cũng
xảy ra tương tự tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao trên địa bàn cả nước,
dẫn tới tình trạng giữ nhiều đất nhưng triển khai chậm vì không thu hút được
đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu yếu kém nên không tạo được động lực phát
triển [19].
1.2.2.2. Những tồn tại chính
- Tiềm năng đất đai chưa thực sự được khai thác đầy đủ, đất đai còn để
hoang hoá, lãng phí; việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai của một số
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa nghiêm, tình trạng vi phạm pháp luật đất
đai vẫn còn xẩy ra ở hầu hết các địa phương dưới nhiều hình thức như: tự ý
làm nhà xuống ruộng, chuyển nhượng đấ đai và chuyển mục đích sử dụng đất
trái phép, không đúng quy hoạch, cơ chế tài chính đối với đất đai chưa phát
huy được hiệu quả còn để tình trạng dây dưa, nợ đọng các nguồn thu từ đất
gây thất thu cho ngân sách.
- Về công tác quy hoạch sử dụng đất, nhìn chung chất lượng còn hạn
chế chưa có dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng đất, các ngành, các địa
phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các địa phương dẫn đến
18
tình trạng liên tục phải điều chính bổ sung.
- Hệ thống hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, không đồng bộ, thống nhất,
thiếu thông tin so với nhu cầu, gây không ít khó khăn cho công tác giao đất,
cho thuê đất để thực hiện dự án.

- Công tác giải phóng mặt bằng còn rất khó khăn, thời gian của nhiều
dự án còn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và làm tăng chi phí đầu tư
- Công tác kiểm tra việc sử dụng đất dau khi được giao đất, cho thuê
đất còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và ban
hành các kết luận thanh tra còn chậm; việc xử lý vi phạm chưa triệt để, hiệu
quả chưa cao, các chế tài sử lý chưa đủ mạnh để ngăn chặn các vi phạm pháp
luật đất đai, thiếu sự phối hợp thường xuyên với các cấp chính quyền địa
phương dẫn đến hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế.
- Vấn đề phân cấp, phân quyền trong giao đất, cho thuê đất, đã bộc lộ
nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng dự án "treo" xuất hiện ngày càng nhiều, gây
lãng phí tài nguyên đất, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự
án. Đây là nội dung cần sớm được sửa đổi nhằm phát huy hiệu quả quỹ đất.
1.2.2.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại
- Nguyên nhân khách quan: Những năm qua chính sách pháp luật về
đất đai có nhiều thay đổi, hàng trăm, văn bản dưới Luật theo đó cũng được
ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, nhưng cũng còn không ít những vấn đề
chưa rõ, chưa cụ thể, thậm trí còn trồng chéo, mâu thuận, chưa nhất quan khó
thực hiện; nhiệu vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được
điều chỉnh và sử lý kịp thời.
- Nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo, điều hành, tham mưu của
các cơ quan chuyên môn còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực cho
công tác quản lý Nhà nước về đất đai đặc biêt là cấp cơ sở còn yếu, năng lực
giải quyết công việc về đất đai còn nhiều thiếu sót, có những mặt còn yếu
kém; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ.
19
1.2.3. Tổng quan về công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã
có những chuyển biến tích cực, các văn bản pháp luật và các cơ chế, chính
sách về đất đai được triển khai đồng bộ giúp công tác quản lý đất đai đi vào
nề nếp, sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả, tạo nguồn nội lực quan trọng

thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư. Những chủ trương, cơ
chế đúng đắn góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, phát triển nông
nghiệp nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy
sự ra đời nhanh chóng của thị trường quyền sử dụng đất, góp phần tích cực
trong việc ổn định chính trị, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
1.2.3.1. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tỉnh Thái
Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là
trong công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự,
nội dung và các mẫu đơn, tờ khai được niêm yết công khai, thời gian thực
hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục,
xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu
bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án được thực hiện quan cơ chế
“ một cửa liên thông” của tỉnh [16].
1.2.3.2. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ các quy định của Luật đất đai năm 2003, tỉnh Thái Nguyên đã
xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về
đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiến của địa phương, trong đó có các Nghị
quyết về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị quyết về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Nghị quyết về công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng, Nghị quyết về giá đất hàng năm. Chủ động triển khai có hiệu quả các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên quan
20
đến công tác giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng……
được dư luận đánh giá tích cự, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng rào
cản để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển [16].
1.2.3.3. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được triển
khai rất sớm và đồng bộ ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã, được Chính phủ xét
duyệt tại Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006. Hiện nay

UBND tỉnh đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn lập và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015 theo chỉ đạo tại văn bản số 23/CP-
KTN ngày 23/2/2012 của Chính Phủ. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
trong thời gian quan về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, đã góp phần phát triển đồng bộ kết cấu
hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi
hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh [16].
1.2.3.4. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai
Công tác đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được
chú trọng. Đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc và lập bản đồ địa chính ở
162/181 phường, xã với diện tích trên 338 nghìn ha đạt 95,82% diện tích tự
nhiên. Hệ thống bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số, có độ chính
xác cao và chi tiết đến từng thửa đất đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất
lượng.
Toàn tỉnh đã cấp trên 437 ngàn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các
loại với diện tích trên 163 nghìn ha đạt 60% diện tích cần cấp, trong đó có 04
đơn vị cấp huyện đạt diện tích cấp trên 80% bao gồm huyện Phú Bình, huyện
21

×