Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Mô đun nguội cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 53 trang )

Bài giảng: Nguội cơ bản
Bài 1
NỘI QUI TRUNG TÂM THỰC HÀNH
Trung tâm thực hành là một trong những cơ sở vật chất quan trọng của nhà
trường. Nhằm đảm bảo tay nghề gắn liền lý thuyết với thực hành cho học sinh, sinh
viên. Để đảm bảo tốt chương trình thực tập, bảo vệ tài sản của nhà nước và an toàn lao
động trong quá trình thực hành. Tất cả cán bộ, giáo viên, sinh viên và học sinh phải
chấp hành tốt các qui định sau đây:
1. Nội qui chung đối với CBCNV và HS/SV:
- Không có trách nhiệm không được đi lại trong Trung tâm thực hành công
nghệ. Khách - HS/SV đến liên hệ công tác, thăm quan, kiến tập v.v.... Mời vào làm
việc với văn phòng trung tâm thực hành công nghệ, không được tự tiện vào Trung tâm.
- Nếu có việc cần vào Trung tâm, phải báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc
hoặc phó giám đốc trung tâm.
- Không được sử dụng máy móc, thiết bị khi chưa được phân công. Muốn sử
dụng máy móc thuộc bộ phận khác, phải liên hệ và được sự đồng ý của cán bộ phụ
trách thuộc bộ phận đó. Khi sử dụng phải chấp hành đúng nội qui ban hành.
- Khi cần sử dụng máy móc, dụng cụ phải làm đúng thủ tục bàn giao cả về số
lượng và chất lượng. Nếu xảy ra hư hỏng, mất mát người sử dụng phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
- Trong giờ làm việc không được tự ý nghỉ, bỏ vị trí làm việc của mình, bỏ máy
chạy không có người trông coi, đi lại nhiều lần làm ảnh hưởng trật tự chung.
- Không được sử dụng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu làm công việc riêng.
- Mọi người phải nêu cao tinh thần làm chủ, giữ gìn kỷ luật lao động, bảo vệ
máy móc, thiết bị dụng cụ.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, chấp hành tốt chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ,
sửa chữa đột xuất.
- Thường xuyên bảo đảm vệ sinh công nghiệp, trật tự nơi làm việc, có trách
nhiệm phòng kẻ gian và phòng hỏa hoạn.
2. Nội qui đối với học sinh - sinh viên:
- Hàng ngày vào phòng học thực hành phải có mặt trước từ 5-10 phút. Đến giờ


phải củng cố tác phong, kiểm tra quần áo, giầy, đầu tóc HS/SV nào chưa gọn gàng,
chưa đảm bảo an toàn thì cần phải chuẩn bị lại và điểm danh vào vị trí luyện tập.
2.1. Chuẩn bị trước khi làm việc:
Trước khi tiến hành thực tập phải chuẩn bị các việc sau đây:
- Nhận bàn giao máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc. Nhận phôi liệu.
1


Bài giảng: Nguội cơ bản
- Nghiên cứu qui trình thao tác, qui trình gia công.
- Chuẩn bị xong báo cáo với GV để kiểm tra lại rồi mới bắt đầu làm việc.
Chỉ được sử dụng máy và dụng cụ được phân công và nhận bàn giao. Trong quá
trình thực tập, muốn sử dụng máy phác phải được sự động ý của giáo viên hướng dẫn.
Chỉ được sử dụng thao tác máy sau khi đã được phổ biến về cấu tạo, tính năng,
tác dụng, qui trình thao tác, nội qui chế độ sử dụng máy. Quá trình sử dụng phải tuân
thủ yêu cầu đối với từng máy, không được tự ý thao tác các bộ phận khác của máy.
Nếu không được giao nhiệm vụ và không có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra lại xem máy có làm việc được bình
thường không như: Chế độ dầu mỡ, hệ thống điện, truyền động ... Nếu có vấn đề chưa
tốt phải báo ngay cho GV để khắc phục.
2.2. Trong khi làm việc:
Phải chấp hành tốt các qui trình công nghệ, thao tác, động tác theo hướng dẫn
của GV.
Các dụng cụ lấy sử dụng phải bảo quản và để đúng nơi qui định.
Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, dùng phôi đúng loại theo kích thước qui định
cho bài tập, tránh lảng phí. Phải giữ gìn kĩ luật, trật tự, vệ sinh, không được ca hát, tán
chuyện, đùa nghịch, đi lại lộn xộn, xem điện thoại trong giờ học.
Nếu có việc cần sang phòng thực hành khác, phải báo cáo và được sự động ý
của GV giảng dạy. Đến phòng thực hành khác phải báo cáo với GV giảng dạy tại
phòng học thực hành đó.

Bài tập làm xong sớm, kiểm tra kỹ và nộp lại cho GV. Sau khi nộp, không được
lấy lại để sửa chữa. Nếu còn thời gian, có thể làm tiếp các bài tập khác do GV chỉ định.
Nghiêm cấm làm bài giùm cho nhau. Hết giờ phải nộp bài cho GV mặc dù làm chưa
xong.
2.3. Sau khi làm việc xong:
Khi nghe hiệu lệnh báo hết giờ học thực hành, phải lau chùi sạch sẽ thiết bị,
dụng cụ, phôi liệu, nguyên vật liệu, cất gọn gàng đúng vị trí. Cho người có trách
nhiệm. Không tự ý mang về nhà bất cứ vật gì.
Quét sạch phòng học thực hành và báo cho GV kiểm tra lại. Tập trung lớp để
GV nhận xét ưu khuyết điểm rút kinh nghiệm. Sau đó mới được rời khỏi phòng học
thực hành.

2


Bài giảng: Nguội cơ bản
Bài 2
SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO
1. Dụng cụ đo kiểm tra
1.1. Thước lá
Thước la là dụng cụ đơn giản dùng để đo kích thước thẳng, thước lá có chia vạch,
chiều dài từ 150 ÷ 1000mm, được chế tạo từ thép. Độ chính xác khi đo có sai lệch là ±
0,5mm.

1.2. Calíp (compa đong)
Compa đong dùng để đo kiểm kích thước ngoài, kích thước trong và kiểm tra độ
song song. Được chế tạo từ thép và có cấu tạo như hình vẽ. Độ chính xác khi đo có sai
lệch là ± 0,5mm.

1.3. Thước cặp

Thước cặp dùng để đo kích thước chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong
của lỗ, chiều sâu. Thước cặp có nhiều loại, có chiều dài 100, 125, 200, 300, 400, 500,
600, 800 và 1000mm. Độ chính xác đo 0,1; 0,05; 0,02; 0,01mm và có cấu tạo như hình
vẽ.

3


Bài giảng: Nguội cơ bản
1.4. Panme
Panme dùng để đo bề dày hoặc đường kính ngoài của một chi tiết và có độ chính
xác đến 0,01mm. Panme có cấu tạo như hình vẽ.

1.5. Đồng hồ so
Đồng hồ so dùng để kiểm tra chính xác vị trí
của chi tiết trên bàn phẳng. Khi kiểm tra, để đầu
đồng hồ tiếp xúc và có độ găng với bề mặt chi tiết,
sau đó di chuyển giá đỡ đồng hồ để kiểm tra trên bề
mặt chi tiết. Độ chính xác khi dùng đồng hồ so
thông dụng để kiểm tra là ± 0,01mm.
1.6. Căn mẫu
Căn mẫu dùng để đo hoặc lấy dấu rất chính xác. Căn mẫu được chế tạo thành bộ
gồm nhiều tấm có chiều dày khác nhau, có kích thước từ 1÷ 500mm, độ chính xác đến
0,001mm.

4


Bài giảng: Nguội cơ bản
2. Sử dụng dụng cụ đo

2.1. Đo bằng thước lá

Đặt thước vào đoạn trục cần đo
- Đưa thước sát vào phần cuối bậc.
- Giữ thước song song với chiều đo.

Đọc giá trị đo trên thước
- Mắt nhìn thẳng và vuông góc với thước đo, đọc giá trị đo trên thước.

Một số chú ý khi dùng thước lá:
- Các loại thước lá
Thước lá được làm bằng thép không gỉ hoặc thép cácbon dụng cụ với các chiều
dài tiêu chuẩn : 150, 300, 600, 1000, 1500, 2000 mm.
- Chú ý khi sử dụng
Phần mặt đầu thước là mặt chuẩn để đo, nên khi sử dụng không được làm hư
hỏng mặt đầu hoặc các góc của thước.

5


Bài giảng: Nguội cơ bản
Đặt thước để đo
- Đặt đầu thước thẳng hàng với cạnh của mẫu đo, dùng bề mặt của một khối tì
sát vào đầu thước để đầu thước không di chuyển.

- Khi đo chiều cao, đặt thước thẳng đứng với bề mặt khối kê.

2.2. Đo bằng thước cặp
2.2.1.Đo ngoài


Kẹp mẫu đo giữa hai mỏ đo ngoài của thước cặp
- Khép hai mỏ đo nhẹ nhàng.
- Gài mẫu đo vào sâu trong mỏ đo.
- Kẹp mẫu đo thẳng góc với mỏ đo.
6


Bài giảng: Nguội cơ bản

Đọc giá trị đo trên thang chia
- Để mắt vuông góc với thang chia rồi đọc giá trị đo trên thang chia. Nếu thang
chia khó đọc khi đang kẹp mẫu đo, ta có thể vặn chặt vít điều chỉnh ở hàm di động, rút
thước ra khỏi vật rồi đọc.
- Đọc phần nguyên (mm) trên thang chia chính ở vị trí điểm O trên thang chia
phụ.
- Đọc phần thập phân (lẻ) tới 0,05mm tại vị trí vạch chia trên thang chia phụ
thẳng hàng với một vạch chia trên thang chia chính.

Một số chú ý khi sử dụng thước cặp
- Các kiểu thang chia phụ của thước cặp và những phần đọc nhỏ nhất
Giá trị vạch chia nhỏ nhất Kiểu thang chia phụ
trên thân thước
Chia 12mm thành
phần bằng nhau
0,5
Chia 24,5mm thành
phần bằng nhau
Chia 49mm thành
phần bằng nhau
Chia 19mm thành

1
phần bằng nhau
Chia 39mm thành
phần bằng nhau
- Kiểm tra thang chia phụ của thước cặp
7

Giá trị vạch chia nhỏ nhất
trên thang chia phụ
25
25

0,02

50
20
0,05
20


Bài giảng: Nguội cơ bản
+ Đóng hai mỏ đo ngoài rồi giữ thước và đưa ra trước luồng ánh sáng để kiểm
tra, đảm bảo không có khoảng sáng giữa hai mỏ đo.
+ Với các má đo bên trong đặt ngang bằng nhau, phải nhìn thấy một luồng sáng
mờ.
+ Kiểm tra đảm bảo hai vạch số không (trên thang chia chính và phụ) thẳng
hang nhau khi hai má đo ngoài đóng hoàn toàn.
- Cách bảo quản dụng cụ và thiết bị đo
+ Không để ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
+ Không để ở nơi có độ ẩm cao.

+ Không để ở nơi có nhiều bụi hoặc bẩn trong không khí.
+ Không để ở nơi có nhiệt độ thay đổi nhiều.
2.2.2. Đo trong

Đặt các mỏ đo trong của thước vào vật đo
- Đặt mỏ đo vào vật nhẹ nhàng.
- Đưa mỏ đo vào sâu trong lỗ.
- Để mỏ đo song song với thành của lỗ.
- Kéo phần mỏ di động nhẹ nhàng khi dịch chuyển mỏ đo trong lỗ để tìm kích
thước đường kính (kích thước lớn nhất).

Đọc giá trị đo trên thước
8


Bài giảng: Nguội cơ bản

2.2.3. Đo độ sâu
Đặt thanh đo sâu vào vật đo
- Đảm bảo đáy của vật đo ngang bằng.
- Đặt thanh đo vuông góc với đáy của vật đo.
- Giữ thanh đo nhẹ nhàng.
- Quay mặt có bậc lõm của thanh đo về phía góc của vật đo.

Đọc thước
2.3. Đo bằng thước đo chiều cao

2.3.1. Kiểm tra chuẩn đo tại điểm O
9



Bài giảng: Nguội cơ bản
- Hạ thấp mỏ đo di động đến khi mặt của mũi vạch chạm nhẹ vào bàn máp, vặn
chặt vít điều chỉnh.
- Kiểm tra đảm bảo vạch số O trên thân thước trùng với vạch số O trên thang
chia phụ.
- Xoay thước đo cao sang các vị trí khác của bàn máp để kiểm tra thay đổi nhỏ
của bàn máp.

2.3.2. Đặt mũi nhọn vào mũi đo
- Hạ mũi nhọn của thước chạm vào mẫu đo rồi vặn chặt vít hãm.
- Trượt đế thước, dịch bề mặt của mũi nhọn hết đỉnh của mẫu đo và kiểm tra sự cản
trở nhẹ từ mẫu đo.
- Điều chỉnh vít điều chỉnh chính xác và lặp lại bước hai đến khi nhận được kết quả
tương tự như điều chỉnh điểm O.

2.3.3. Đọc kết quả
10


Bài giảng: Nguội cơ bản
- Để mắt vuông góc với thang chia của thước đo.
- Vạch số O trên thang chia phụ chỉ chiều cao của vật đo (tính bằng mm) trên
vạch chia ở thân thước.
- Phần số lẻ (thập phân) đọc trên thang chia phụ tại vạch trùng với một vạch
chia trên thân thước.

* Chú ý khi sử dụng thước đo cao :
- Cẩn thận không để thước va vào vật cứng hoặc đỗ.
- Giữ phần kéo dài của mũi vạch càng ngắn càng tốt trong quá trình sử dụng.

- Khi dịch chuyển phần trượt (mũi vạch) đi xuống cần cẩn thận tránh đế thước
bị nâng lên làm cho thước có thể bị đổ.

11


Bài giảng: Nguội cơ bản

* Ứng dụng của thước đo cao :
- Thước đo cao dùng để đo chiều cao, vạch dấu và đo so sánh chiều cao bằng thước
đo đòn bẩy.

2.4. Đo bằng panme

2.4.1. Kiểm tra điểm số O
- Lau sạch bề mặt hai mỏ đo.
- Đóng mỏ đo bằng cách quay ống bao, khi hai mỏ đo chạm nhẹ vào nhau thì
quay vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt 2 đến 3 lần.

12


Bài giảng: Nguội cơ bản
- Kiểm tra đảm bảo mép ống đo trùng với vạch số O trên thang chia của thân
thước và vạch ranh giới (đường cơ bản) ở thân thước và vạch số O trên ống bao thẳng
hàng nhau.

2.4.2. Kẹp mẫu đo vào pan me
- Giữ mẫu đứng yên.
- Quay ống bao đến khi khoảng cách của 2 đầu đo lớn hơn kích thước của mẫu

đo.
- Quay ống bao đến khi mỏ đo chạm nhẹ vào mẫu đo.
- Siết vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt 2 đến 3 lần.

2.4.3. Đọc pan me
- Để mắt vuông góc với thân thước (đường chia vạch) để đọc.
- Đọc pan me với mẫu đo đã được kẹp chặt.
- Nếu pan me ở vị trí khó đọc, siết chặt khóa để cố định trục quay rồi đưa pan
me ra khỏi mẫu đo để đọc.
- Đọc phần kích thước đến 0,5mm trên thang chia của thân thước tính đến mép
của ống bao.
- Đọc phần kích thước đến 0,01mm (lẻ) trên thang chia ở ống bao tại vạch trùng
với đường cơ bản ở thân thước.

13


Bài giảng: Nguội cơ bản

* Chú ý khi sử dụng pan me :
- Pan me (micrometers) : Pan me được thiết kế để đo chính xác đến 0,01mm với
một hệ thống vít. Pan me đo ngoài thường được sử dụng nhiều hơn pan me đo trong.
Phạm vi đo của pan me tăng theo bậc 25mm, chẳng hạn (0 ÷ 25) mm và (25 ÷ 50) mm,
để tránh lỗi sản xuất và khó khăn khi sử dụng.
- Khi cất giữ pan me cần để một khoảng cách nhỏ giữa hai mỏ đo (từ 2 đến 3
mm) rồi dùng khóa hãm lại.
- Khi đo một số lượng lớn kích thước tốt nhất là sử dụng một giá đỡ pan me, để
tránh ảnh hưởng nhiệt từ tay người đo.
- Khi mở rộng mỏ đo của pan me nhanh nhất là giữ khung và quay tròn ống bao
bằng long bàn tay kia.


2.4.4. Điều chỉnh vạch số 0 trên Panme
Làm sạch mỏ đo
- Làm sạch mỏ đo và bề mặt trục quay bằng giẻ sạch.
- Kẹp nhẹ một miếng giấy mỏng sạch vào giữa hai mỏ đo, sau đó kéo miếng
giấy ra khỏi mỏ đo.

14


Bài giảng: Nguội cơ bản

Đóng hai mỏ đo lại
- Quay ống bao cho đến khi hai mỏ đo chạm nhẹ vào nhau.
- Quay vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt hai hoặc ba lần.
Hiệu chỉnh vạch số O
- Kẹp chặt thang chia bằng khóa hãm.
- Dùng cờ lê móc nới vít hãm trên khung thước và hiệu chỉnh vạch ranh giới
(đường cơ bản) trên thân thước trùng với điểm O trên thang chia ở ống bao.
- Dùng một búa nhỏ sẽ làm cho việc điều chỉnh chính xác dễ dàng.

2.5. Đo bằng đồng hồ so

15


Bài giảng: Nguội cơ bản
2.5.1. Kiểm tra đồng hồ so
- Kiểm tra đầu kim đo của đồng hồ so đảm bảo không bị lỏng.
- Nâng đầu kim đo bằng đầu ngón trỏ và kiểm tra, đảm bảo trục quay chuyển

động tự do.

2.5.2. Lắp đồng hồ so vào giá đỡ
- Lắp đồng hồ so vào giá đỡ sao cho trục quay thẳng đứng trên phôi.
- Đảm bảo sau khi lắp tất cả phải chắc chắn, đứng vững đồng thời giữ khoảng
cách giữa đồng hồ so và thân giá đỡ càng ngắn càng tốt.
- Kẹp chắc chắn an toàn và kiểm tra sự dịch chuyển.
- Nếu kẹp quá chặc hoặc không đúng chỗ đồng hồ so sẽ không chính xác.
- Áp lực đo phải đủ để di chuyển trục quay trong khoảng 0,2 đến 0,3mm, khi
kim đo chạm vào vật đo.

2.5.3. Đo song song
- Nâng kim đo bằng ngón tay rồi đặt đầu kim đo vào vật đo.
- Xoay núm ngoài đưa kim đồng hồ về vị trí số O.
- Trượt vật đo trên bàn máp đồng thới ấn xuống và đọc trị số đo trên đồng hồ.
16


Bài giảng: Nguội cơ bản
- Xác định giá trị khác nhau giữa hai ranh giới.

* Các loại đồng hồ so :
Các loại đồng hồ so khác nhau bởi giá trị định trước và được sử dụng để đo
song song, đo mặt phẳng và mức độ lệch tâm. Có hai loại đồng hồ so dựa trên nguyên
tắc chung : loại trục quay và loại đòn bẩy.

* Chú ý khi dùng các loại đồng hồ so trục quay :
- Tránh va chạm đột ngột.
- Không tra dầu vào trục quay.
- Khi đo một số lượng lớn các kích thước lặp đi lặp lại, dùng một đòn bẩy (tay

nâng) để tránh ảnh hưởng bởi nhiệt độ trên đồng hồ so.

17


Bài giảng: Nguội cơ bản
2.6. Kiểm tra độ vuông góc bằng ke vuông

2.6.1. Kiểm tra ke vuông
- Làm sạch ke vuông bằng giẻ.
- Kiểm tra đảm bảo
Trên ke không có các khía,
mòn hoặc cạnh sắc trên
góc vuông.

2.6.2. Kiểm tra độ vuông góc
- Đặt ke vuông sát và thẳng với cạnh của phôi, đồng thời ấn nhẹ cả hai (ke và
phôi) xuống bàn máp sao cho chúng tì sát xuống bề mặt của bàn máp.
- Hướng ánh sáng vào phía sau mẫu đo và xác định khe hở giữa mẫu và ke.

18


Bài giảng: Nguội cơ bản
Bài 3
ĐO VÀ LẤY DẤU TRÊN PHÔI
1. Khái niệm về kỹ thuật vạch dấu
1.1. Định nghĩa
Vạch dấu là quá trình xác định hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt
cần gia công trên chi tiết (phôi).

Trong quá trình gia công chi tiết bằng các phương pháp gia công trên máy thì
người ta quan trong nhất là gá đặt. Hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt khi
gia công trên máy hoàn toàn được xác định sau quá trình gá đặt, bởi vì vị trí của các
thành phần công nghệ trong hệ thống đã được hoàn toàn xác định.
Trái lại, trong quá trình gia công nguội thì các thành phần công nghệ của hệ
thống hoàn toàn không có mối ràng buộc với nhau. Do đó để có chuẩn khi gia công
các bề mặt bằng phương pháp nguội thì người ta phải vạch dấu mà theo các vết vạch
đó người ta sẽ gia công. Vạch dấu được gọi là vẽ, tương tự như khi học sinh phổ thông
cắt các hình thủ công hoặc người thợ may thiết kế một chi tiết trang phục.
1.2. Các phương pháp vạch dấu
+ Phương pháp vạch dấu vẽ trực tiếp
Đây là phương pháp vạch dấu bằng cách thực hiện một bản vẽ với tỉ lệ 1:1 của
các bề mặt cần gia công trên phôi (chi tiết). Trong khi vẽ người ta chỉ dùng các kiến
thức về vẽ hình học, bỏ qua các quy định về đường nét, chữ số, vẽ quy ước. Vạch dấu
theo phương pháp này có những đặc điểm:
- Chỉ dùng khi gia công số lượng chi tiết rất ít.
+ Chỉ thực hiện khi người vạch dấu có kiến thức về vẽ kỹ thuật.
+ Phương pháp vạch dấu chép hình
Trong phương pháp này người ta xác định các bề mặt gia công nhờ vào một
chi tiết mẫu. Mẫu có thể là mẫu thật (khi hình dáng, kích thước và vật liệu là thật) hoặc
là mẫu giả (khi hình dáng, kích thước là thật và vật liệu là giả). Người ta chỉ đặt mẫu
lên phôi, điều chỉnh vị trí cho đúng rồi thực hiện công việc vạch dấu. Phương pháp này
có những đặc điểm sau đây:
- Dùng khi gia công số lượng chi tiết nhiều.
- Dùng cho những người không có đủ kiến thức về vẽ kỹ thuật.
2. Dụng cụ dùng trong vạch dấu
2.1. Dụng cụ đo
Vạch dấu là công tác chuẩn bị, cho nên dụng cụ đo dùng trong vạch dấu không
nhiều và cũng rất đơn giản.
19



Bài giảng: Nguội cơ bản
+ Thước lá - thước cuộn
+ Thước cặp, thước đo chiều cao.
+ Ê ke
+ Thước đo góc
2.2. Dụng cụ vạch dấu
Tùy theo bề mặt cần vạch dấu mà người ta dùng các dụng cụ sau:
+ Bàn máp (bàn rà) ( Hình 2-1)
Bàn máp có bề mặt rất phẳng, dùng làm chuẩn để xác định độ cao, để vạch
dấu, để kiểm tra độ thẳng, độ phẳng.

Hình 2-1 . Bàn máp (bàn rà).
+ Khối V ( Hình 2-2)
Trong gia công cũng như trong vạch dấu, đối với những chi tiết có dạng tròn
xoay, nếu đặt trên mặt phẳng (như bàn máp) thì vị trí của chi tiết không ổn định. Do đó
đẻ định vị chi tiết khi gia công và khi vạch dấu người ta dùng dụng cụ gá đặt gọi là
khối V.

Hình 2-2 . Các kiểu khối V.
+ Compa: Com pa là dụng cụ dùng để xác định các bề mặt có dạng cong, hoặc
dùng để chia đều các khoảng cách.( Hình 2-3)

Hình 2-3 . Com pa vạch dấu.
20


Bài giảng: Nguội cơ bản
+ Mũi vạch - cỡ vạch: Mũi vạch là cây bút bằng thép tôi cứng dùng để vạch

những đường, mặt cần gia công trên phôi (chi tiết). Cỡ vạch (đài vạch) là mũi vạch
được gá lên một giá đỡ, cỡ vạch dùng để kết hợp với bàn máp vạch những đường nằm
ngang. (Hình 2-4)

a) Mũi vạch.

b) Cỡ vạch (đài vạch).

Hình 2-4 . Mũi vạch và cỡ vạch.
+ Mũi đột – Búa: Sau khi xác định các đường,mặt cần gia công trên phôi ( chi
tiết) thì các vết vạch đó có thể bị mất trong quá trình gia công hay do chạm tay vào, để
lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững người ta dùng mũi đột và búa. Mũi đột có
kết cấu tương tự như một lưỡi đục, nhưng có lưỡi cắt là một mũi nhọn.(Hình 2-5)

Hình 2-5 . Mũi đột và búa đột dấu.
+ Ê ke định tâm – côn định tâm: Dụng cụ dùng để xác định tâm của các bề
mặt tròn.(Hình 2-6)

a) Ê ke định tâm.

b) Côn định tâm.

1- Chi tiết; 2- Chụp côn; 3- Lỗ trụ; 4- Mũi núng.
Hình 2-6 . Ê ke định tâm và côn định tâm.
21


Bài giảng: Nguội cơ bản
3. Trình tự vạch dấu.
3.1. Chuẩn bị bề mặt vạch dấu. ( Hình 2-7)

Với các vật liệu cơ khí thì thông thường có bề mặt rất cứng nên rất khó để lại
các vết khi vạch. Để nổi rõ các vết vạch người ta bôi lên bề mặt cần vạch dấu một lớp
bột màu, bột màu thường dùng là sơn, vôi quét tường, phấn viết bảng ngâm nước.

Hình 2-7 . Công đoạn bôi bột màu.
3.2. Thực hiện vạch dấu. (Hình 2-8)
Dùng các dụng cụ đo và dụng cụ vạch dấu để thể hiện các bề mặt cần gia công
với tỉ lệ 1:1 bằng một trong hai phương pháp nêu trên.

Hình 2-8 . Công đoạn vạch dấu.

Hình 2-9. Góc nghiêng của mũi vạch

Hình 2-10. Vị trí của đầu nhọn mũi vạch khi vạch dấu.
22


Bài giảng: Nguội cơ bản
3.3. Đột dấu
Các vết vạch dấu rất dễ bị mất đi trong quá trình vận chuyển, gá kẹp và cắt. Để
lưu lại các bề mặt đã vạch dấu một cách lâu dài người ta dùng mũi đột để đột những
điểm dọc theo các đường vạch dấu.
Khi dùng mũi đột để chấm dấu cần chú ý: ban đầu dùng tay không thuận giữ
vào thân nhám của thân mũi đột, sau đó để mũi đột nghiêng đi và đặt đầu nhọn vào
đúng vị trí (hình 2-11a) cần chấm dấu (giữa đường vạch dấu), giữ ở vị trí đó rồi đưa
mũi đột thẳng đứng lên (hình 2-11b) và dùng tay thuận cầm búa gõ lên đầu mũi đột
(lực gõ ≤ 100 gam).

Hình 2-11. Vị trí của mũi đột khi chấm dấu.
3.4. Vạch dấu và chia đoạn thẳng ra các phần bằng nhau.

Chia đoạn thẳng đã cho ra các phần bằng nhau: nếu chia theo du xích trên thước
lá thường chỉ dùng khi lấy dấu thô.
- Chia đoạn thẳng cho trước ra 02 phần bằng nhau
(hình 2-12).
Từ điểm A, B dùng compa quay các cung aa, bb (có
bán kính cung lớn hơn một nửa đoạn AB), các cung
này cắt nhau tại hai điểm, từ hai điểm đó vach đường
thẳng CD, điểm giao nhau giữa AB và CD chính là
điểm giữa của đoạn AB.
Có thể kiểm tra độ chính xác của đoạn thẳng CD
Hình 2-12. Chia đoạn thẳng ra bằng cách vạch hai cung khác là L1, L2 hai cung
2 phần bằng nhau này phải cắt nhau ở điểm nằm trên đường CD. Nếu lấy cung
có bán kính nhỏ hơn một nửa đoạn AB sẽ không vạch được đường thẳng CD.
- Chia đoạn thẳng cho trước ra 03 phần bằng nhau (hình 2-13).

Hình 2-13. Chia đoạn thẳng ra 3 phần bằng nhau.
Trên thước lấy dấu lấy khoảng cách bằng 1/3 chiều dài đoạn AD và lấy điểm
AD (đã núng tâm) làm tâm dùng compa quay cung AB = DC = 1/3AD, lấy B làm tâm
23


Bài giảng: Nguội cơ bản
quay tiếp cung BC, nếu hai cung có tâm từ B, D không trùng nhau thì kiểm tra lại bán
kính cung trên du xích của thước và quay lại lần nửa cho đến khi điểm C là điểm giao
nhau của hai cung BC và CD. Theo kinh nghiệm thì chỉ láy 1-2 lần là được.
3.5. Vạch dấu đường vuông góc.
- Dùng thước góc (thước thợ, ke) (hình 2-14). Phôi được gá ở vị trí cố định trên
bàn phẳng lấy dấu.

Hình 2-14. Vạch dấu các đường vuông góc bằng thước góc trên bàn phẳng lấy dấu.

- Dựng đường vuông góc với đường thẳng AB cho trước (hình 2-15).

Hình 2-15. Dựng đường vuông góc với một đường thẳng cho trước.
Khi đó từ 2 điểm A, B của đường thẳng đã cho dùng compa có bán kính lớn
hơn AB/2 quay các cung cắt nhau ở C, từ đó có thể dựng đường CD vuông góc với AB
qua điểm giữa của AB.
3.6. Xác định tâm cung tròn.

Hình 1-16. Xác định tâm của một cung tròn.
- Xác định tâm cung tròn theo hai điểm. Khi có một cung tròn cho trước ta xác
định hai điểm A, B bất kỳ trên cung tròn và dùng mũi núng chấm tâm hai điểm đó
24


Bài giảng: Nguội cơ bản
(hình 2-16a). Lấy hai điểm A, B làm tâm, dùng compa quay một cung cắt đường tròn
cho trước ở các điểm a1a2, b1b2. Chấm tâm các điểm này và dùng compa có bán kính
bằng 2/3 chiều dài cung a1a2 (và b1b2), lấy tâm là a1a2 (và b1b2) quay một cung cắt nhau
ở điểm C (và D), nối đường AC (và BD) và kéo dài, chúng sẽ cắt nhau ở tâm O của
đường tròn.
- Xác định tâm cung tròn theo ba điểm. Khi có một cung tròn cho trước ta xác
định hai điểm A, B và C bất kỳ trên cung tròn và dùng mũi núng chấm tâm ba điểm đó
(hình 2-16b). Lấy A và B, rồi B và C làm tâm, quay các cung tròn có bán kính bằng
2/3 dây cung tương ứng, chúng sẽ cắt nhau ở hai điểm. Vạch các đường thẳng qua hai
điểm đó, chúng sẽ cắt nhau ở tâm O của cung tròn.
3.7. Chia đường tròn ra các phần bằng nhau.
Việc chia đường tròn ra các phần bằng nhau thường dùng khi lấy dấu khoan các
lỗ cách đều nằm trên một đường tròn của mặt bích một chi tiết.
Chia đường tròn ra 2, 3, 4 phần bằng nhau và tương ứng ra 4, 6, 8 phần bằng
nhau có thể dễ dàng thực hiện bằng các dụng cụ lấy dấu thông thường.

Chia đường tròn ra 5 phần bằng nhau có thể tiến hành theo cách sau (hình 2-17)

Hình 2-17. Chia đường tròn
ra 5 phần bằng nhau

Trước hết từ đường tròn đã cho, vạch hai
đường kính AB và CD vuông góc với nhau, từ
bán kính OD dùng compa chia đôi đoạn OD
được điểm M. Dùng mũi núng chấm tâm điểm
M. Lấy M làm tâm vạch cung tròn có bán kính
MA cắt cạnh CD tại điểm H. Lấy A làm tâm
quay cung tròn có bán kính AH cắt đường tròn ở
điểm K, nối AK, cạnh AK chính là một cạnh của
ngũ giác đều nội tiếp đường tròn đã cho. Từ A,
K dùng compa có thể xác định các điểm còn lại
của ngũ giác đều đó.

Khi chia đường tròn ra 10 phần bằng nhau, công việc bắt đầu tương tự như chia
đường tròn ra 5 phần bằng nhau. Ở đây đoạn OH chính là cạnh của thập giác đều.
Dùng compa với khẩu độ là OH để chia đường tròn ra 10 phần bằng nhau.
Để chia đường tròn ra 7 hoặc nhiều phần bằng nhau, trong nhiều trường hợp
người ta tra bảng. Bảng này xác định cung S giữa hai điểm kề nhau của các điểm chia
đều trên đường tròn có bán kính bằng một đơn vị.

Trong đó: Z - điểm cần chia trên đường tròn.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×