Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KIỂM TRA MỘT SỐ LOẠI VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM LỎNG (Khuẩn lạc Coliforms)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.28 KB, 5 trang )

Bài 3. KIỂM TRA MỘT SỐ LOẠI VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM LỎNG
(Khuẩn lạc Coliforms)
I. Mục đích
Giúp cho sinh viên làm quen, nắm được các thao tác cũng như áp dụng lý thuyết đã học
vào trong quá trình kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm.
Nội dung bài thực tập giúp sinh viên biết phương pháp chuẩn bị môi trường, mẫu, cách
lấy mẫu, phương pháp nuôi cấy, kiểm tra vi sinh vật trong các sản phẩm thực phẩm lỏng.
Từ đó xác định mức độ nhiễm của vi sinh vật trong thực phẩm này.
II. Phương tiện thí nghiệm
2.1 Nguyên liệu
- Nước rau má
- Sữa tươi
- Cồn
- Bông gòn
- Nước cất vô trùng
- Muối tinh khiết
2.2 Hóa chất
- Môi trường Endo
2.3 Dụng cụ thí nghiệm
- Đĩa petri
- Đèn cồn
- Ống đong, pipet 5ml
- Ống nghiệm
2.4 Thiết bị sử dụng
- Tủ cấy, tủ ủ


III. Phương pháp thí nghiệm
3.1 Chuẩn bị môi trường
- Cân môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cất với hàm lượng xác định trong bình
cầu (hoặc bình tam giác). Dùng bông gòn bịt kín miệng bình cầu.


- Đun nóng môi trường để hòa tan hoàn toàn các thành phần môi trường trong nước.
- Pha loãng dung dịch muối 0.85%. Dùng ống đong đong 90ml nước muối đã pha loãng
cho vào bình cầu. Bịt kín miệng bình cầu bằng bông gòn.
- Rửa sạch các đĩa petri, ống nghiệm, pipette. Dùng giấy bịt kín (chuẩn bị thanh trùng).
- Thanh trùng các môi trường, dụng cụ thủy tinh, bình chứa mẫu pha loãng.
3.2 Tiến hành thí nghiệm
- Tiến hành pha loãng mẫu: sữa tươi từ 10-1 đến 10-2
+ Dùng pipette vô trùng hút 9 ml nước muối sinh lý vào 2 ống nghiệm, cho 1 ml sữa tươi
vào ống nghiệm thứ nhất được nồng độ 10-1, sau đó hút 1 ml dung dịch từ ống nghiệm 1
cho vào ống nghiệm thứ 2 được nồng độ 10-2.
- Tiến hành pha loãng mẫu: nước rau má từ 10-1 đến 10-7
+ Dùng pipette vô trùng hút 9 ml nước muối sinh lý vào 7 ống nghiệm, cho 1 ml rau má
vào ống nghiệm thứ nhất được 10-1, sau đó hút 1 ml dung dịch từ ống nghiệm 1 cho vào
ống nghiệm thứ 2 được 10-2, hút tiếp 1 ml dung dịch từ ống nghiệm thứ 2 cho vào ống
nghiệm thứ 3 được nồng độ 10-3, tiếp tục pha loãng đến nồng độ 10-7.
- Cấy mẫu:
+ Sau khi pha loãng mẫu, dùng pipet vô trùng lấy 1 ml mẫu đã pha loãng cho vào giữa
đĩa petri.
+ Đổ vào mỗi đĩa khoảng 15 ml môi thạch dinh dưỡng. Lắc tròn xuôi và ngược chiều kim
đồng hồ, mỗi chiều 5 lần. Đặt đĩa trên mặt phẳng ngang cho đông tự nhiên.
+ Khi môi trường đông lật úp đĩa và đặt vào tủ ấm ở chế độ 37oC trong thời gian 24-48h.
- Đọc kết quả: Đếm số khuẩn lạc trên đĩa, tính giá trị trung bình của các nồng độ pha
loãng và quy ra lượng vi sinh vật trong 1 ml (hay 1 gam) mẫu.


IV. Kết quả các nhóm
4.1 Nhóm 1
- Sữa:
Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1

Đĩa 2

10-1
18 + 1 vệt lớn
23

10-2
12
13

10-6
6
11 + 1 vệt lớn

10-7
3 + 1 vệt lớn
2

10-1
18
17

10-2
1
1

* Kết quả tính toán:
N= == 300 (cfu/ml)
- Rau má:
Nồng độ (pha loãng)

Đĩa 1
Đĩa 2
* Kết quả tính toán:
N= == 10. (cfu/ml)
4.2 Nhóm 2
- Sữa:
Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1
Đĩa 2
* Kết quả tính toán:
N= == 168 (cfu/ml)

- Rau má:


Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1
Đĩa 2

10-6
8
1

10-7
12
3

10-1
2
0


10-2
1
0

10-5
3
2

10-6
55
374

10-1
13
7

10-2
3 + 1 vệt lớn
2

* Kết quả tính toán:
N= == 11 (cfu/ml)

4.3 Nhóm 3
- Sữa:
Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1
Đĩa 2
* Kết quả tính toán:

N= == 14 (cfu/ml)
- Rau má:
Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1
Đĩa 2
* Kết quả tính toán:
N= == 20 (cfu/ml)
4.4 Nhóm 4
- Sữa:
Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1
Đĩa 2

* Kết quả tính toán:
N= == 114 (cfu/ml)


- Rau má:
Nồng độ (pha loãng)
Đĩa 1
Đĩa 2
* Kết quả tính toán:
N= == (cfu/ml)

10-5
162
178

10-6
14

25



×