Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.66 KB, 65 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS
TMĐT
BVNTD
CHLB

Bộ Luật Dân sự
Thương mại điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng
Cộng hòa liên bang

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

2


Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong
đời sống thường ngày và là một chế định điển hình trong pháp luật dân sự nói riêng và
pháp luật nói chung. Hợp đồng được giao kết hàng ngày, với nhiều hình thức, giữa nhiều
chủ thể khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ
của đời sống kinh tế - xã hội, vai trò của hợp đồng ngày càng được phát huy, trở thành cơ
sở, nền tảng cho các mối quan hệ trong rất nhiều lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực hôn nhân và
gia đình.
Trên thế giới, Hợp đồng theo mẫu đã được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Ở Việt


Nam, loại hợp đồng này cũng đã được áp dụng ngày một nhiều trong thực tiễn hoạt động
giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những lĩnh vực áp
dụng hợp đồng theo mẫu thường là những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có số lượng
khách hàng lớn, ổn định, đặc biệt là những lĩnh vực mà nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
mang tính chất độc quyền. Khi người tiêu dùng muốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của
các doanh nghiệp này, họ bắt buộc phải đồng ý và ký kết vào các hợp đồng với các điều
khoản, điều kiện mặc định sẵn. Họ vẫn được quyền đọc, nhưng thường sẽ không có thời
gian để tìm hiểu rõ hoặc không được giải thích rõ về những nội dung của hợp đồng nên
thường không ý thức được các rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các
hợp đồng đó. Thậm chí, một số trường hợp, người tiêu dùng đã nhận thức được các rủi ro
đó nhưng khi thương lượng lại với doanh nghiệp thì doanh nghiệp thường nói đó là chính
sách chung áp dụng cho tất cả mọi khách hàng và từ chối việc sửa chữa, bổ sung hợp
đồng theo ý kiến của người tiêu dùng đó.
Đối với một số lĩnh vực doanh nghiệp đưa ra hợp đồng theo mẫu đó là độc quyền
trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì khách hàng, dù hoàn toàn ý thức được về các
khả năng rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng cũng vẫn phải chấp nhận nếu muốn tiếp
tục mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Ngay cả đối với một số lĩnh vực không phải là độc
quyền, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn các doanh nghiệp khác để mua/sử dụng
hàng hóa, dịch vụ, nhưng có một thực tế tồn tại hiện nay, đó là các doanh nghiệp trong
cùng lĩnh vực thường chỉ có sự phân biệt về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, còn lại, các
điều khoản, điều kiện dành cho khách hàng mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ của họ thường
có một điểm chung: trong mọi trường hợp đều phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

3


Do đó, các hợp đồng theo mẫu của họ cũng thường là giống nhau, thậm chí, một số doanh
nghiệp còn sao chép lại y nguyên của các doanh nghiệp khác.
Tình trạng này đã tồn tại từ lâu và đang dần trở nên phổ biến trong đời sống và
quan hệ kinh tế xã hội tại Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày càng càng lạm dụng vị thế để

sử dụng ngày càng nhiều dạng hợp đồng theo mẫu với những điều khoản không có lợi cho
người tiêu dùng. Hơn lúc nào hết, các hợp đồng loại này đang nở rộ, được sử dụng rộng
rãi, áp dụng đại trà và cũng là đối tượng của những tranh chấp đang nảy sinh ngày một
nhiều giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Giữa pháp luật và công nghệ thông tin có nhiều tác động qua lại. Có ý kiến cho
rằng, một trong những lý do dẫn đến cần phải cải cách pháp luật nói chung là khi có sự ra
đời của công nghệ mới mà pháp luật hiện hành không đủ khả năng điều tiết. Theo GS.
Yves Poullet, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và pháp luật, Đại học Namur,
vương quốc Bỉ, công nghệ phát triển làm nên cuộc cách mạng của pháp luật, thậm chí làm
mất cả nền tảng của pháp luật. Sự trở lại của công nghệ thông tin là do ngày nay Internet
đã trở thành một hiện tượng xã hội quan trọng và ứng dụng Internet đang ngày càng phổ
biến trong hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các gia đình và trong
các mối quan hệ giữa con người với nhau. Hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật theo
các phương thức truyền thống hiện nay đang bị tác động sâu sắc trong xã hội Internet, bởi
chính các đặc tính của công nghệ này.
Tuy nhiên, thực tế giao kết hợp đồng mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng
cho thấy sự phức tạp mà hợp đồng mẫu mang lại đối với luật hợp đồng mẫu hiện có và
những vấn đề có thể nảy sinh khi áp dụng quy định hiện tại đối với hợp đồng mẫu về
thương mại điện tử như vấn đề về xác định năng lực chủ thể của các bên, bảo vệ quyền lợi
nguời tiêu dùng, xác thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng, vấn đề bản gốc, công
chứng hợp đồng điện tử... Pháp luật hợp đồng truyền thống chưa đề cập đến những vấn đề
như nhìn vào góc độ của người dùng hợp đồng khi kí kết hay những vấn đề liên quan đến
lợi ích của các bên.
2. Tình hình nghiên cứu :

4


Hiện nay mạng internet gần như đến mọi nơi trên thế giới, với sự phát triển này thì
thương mại điện tử dường như luôn gắn liền với người sử dụng. Từ đó hợp đồng theo mẫu

trong lĩnh vực thương mại điện tử trở nên phổ biến.
Có một số các bài nghiên cứu, bài báo trong và ngoài nước về vấn đề hợp đồng
theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử làm nâng cao khả năng nhận thức của người
dùng và giúp quyền lợi của họ được bảo vệ.
2.1, Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Các bài viết về lĩnh vực hợp đồng mẫu trong thương mại điện tử:
- Bài viết “ INTERNET LAW - Arbitration Clause and Internet Contracts of
Adhesion” được viết bởi Martha L. Arias, IBLS Director nói về quyết định của Toà Phúc
thẩm tại Illinois, điều khoản mẫu trong hợp đồng Internet là hợp lý và có giá trị ràng
buộc đối với các bên tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng theo mẫu
phải đúng với quy định của pháp luật. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp phổ
biến cho các hợp đồng Internet liên quan đến các bên nằm trong các khu vực pháp lý và
hợp đồng khác nhau mà một số luật có thể áp dụng và quyết định này rất quan trọng đối
với các nhà bán lẻ trực tuyến và khách hàng của họ. Bài báo này trình bày quyết định của
Tòa Án Kháng Án Illinois trong trường hợp Hubbert và Dell Corp.
- Bài viết “A Study on the Unfairness of Adhesion Contracts for Internet Contents
Service” được viết bởi Mi Hye Park, Kang, Lee J. Mục đích của nghiên cứu này là để tìm
hiểu sự không công bằng của các hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực TMĐT. Nội dung
internet được phân thành sáu loại ảnh nền, học tập, phần tải, sách điện tử và trang web
điện ảnh. Các hợp đồng theo mẫu của lĩnh vực internet được thu thập trên 60 trang web.
Sự không công bằng của hợp đồng theo mẫu đã được xem xét theo cách điều chỉnh nội
dung hợp đồng theo mẫu. Các kết quả chính như sau: Trước tiên, nghĩa vụ của tuyên bố,
giải thích chưa rõ ràng và giao hàng không được kiểm soát kĩ lưỡng. Thứ hai, nhiều điều
khoản của hợp đồng theo mẫu đã không công bằng và đặc biệt vi phạm Điều 7 và 9. Do
đó, hệ thống hợp đồng theo mẫu tiêu chuẩn cho lĩnh vực thương mại điện tử nên được
thực thi và phải tự điều chỉnh các nhà cung cấp dịch vụ thông tin.

5



- Bài viết “ Internet Library of Law and Court Decisions” của Martin Samson nêu
được các đặc điểm cơ bản của hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện
tử(TMĐT).
Ngoài ra còn một số các bài viết về vấn đề hợp đồng theo mẫu hỗ trợ thêm hiểu
biết về đặc điểm của loại hợp đồng này:
- Bài viết “Internet & The Law - Where, Oh Where, Have My Employees Gone
Online “ của Martin Samson in tại báo New York Law Journal.
- Bài viết “ Contractual choice of law in contracts of adhension and party
autonomy” của Mo Zhang.
- Bài viết “Adhesion Contracts in Conflict of Laws” của Albert Ehrenzweig,.
- Bài viết “Contracts of Adhesion – Some thoughts about Freedom of Contract “
của Friedrich Kessler.
- Bài viết “ Adhesion Contract and the Twenty First Century Consumer” của Leon
E. Trakman .
- Bài viết “Korea Fair Trade Commission, Regulations on Adhesions Contracts”
của Daewon Hong Tài liệu Hội thảo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế
giới
2.2, Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam:
- Bài luận văn “Pháp luật về Hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới – Những
kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Anh. Bài luận văn đã làm rõ cơ sở
khoa học, lý luận chung về hợp đồng theo mẫu. Phân tích chế định hợp đồng theo mẫu
trong luật pháp quốc tế , cụ thể là Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán quốc tế
hàng hoá và luật của một số nước ,vùng lãnh thổ với đại diện tiêu biểu của châu Âu là
Đức , Pháp, của châu Mỹ là Canada, của châu Á là Hàn Quốc và Đài Loan , rút ra bài học
điển hình để nghiên cứu và học hỏi của Việt Nam và những quốc gia đang phát triển
khác . Đề xuất các khuyến nghị về việc áp dụng một số kinh nghiệm của các nước trên thế
giới đối với pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh chế định hợp đồng theo mẫu, đảm
bảo phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam cũng như thực trạng và định
hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


6


- Luận văn “Hợp đồng thương mại điện tử và các biện pháp hạn chế rủi ro” của
Thạc sĩ Lê Thị Kim Hoa ( Tạp chí Luật học số 11/2008). Luận văn chỉ ra khái niệm của
hợp đồng thương mại điện tử, đồng thời phân loại, nêu đặc điểm và chỉ ra được các biện
pháp làm hạn chế rủi ro khi kí kết hợp đồng thương mại điện tử.
- Luận văn “ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua
internet” của ThS. Trần Văn Biên, Viện Nhà nước và Pháp luật – Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam in tại Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử ngày 01 tháng 11 năm 2010. Luận
văn đã chỉ ra được sự cần thiết phải có sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng - bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng điện tử. Sự thành công của hợp
đồng điện tử phụ thuộc vào việc xây dựng một môi trường giao dịch thu hút cũng như an
toàn đối với các bên tham gia. Điều này đặc biệt đúng khi nói tới khía cạnh bảo vệ người
tiêu dùng.
- Bài “Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện
giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) “ của Đỗ Giang Nam, Khoa Luật
– Đại học Quốc gia Hà Nội, NCS tại Khoa Luật, Đại học Utrecht, Hà Lan.
-.Bài “ Quy định của pháp luật về thương mại điện tử - Bất cập và kiến nghị hoàn
thiện”- Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng
- Bài “ Quy định pháp luật về Thương mại điện tử”- Đoàn luật sư thành phố Hà
Nội, công ty luật Thái An
- Bài” Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam”Phạm Hồng Nhật (Viện Nhà nước và pháp luật)
- Bài “ Pháp luật và hợp đồng điện tử”- Th.s Trần Văn Biên (Viện Nhà nuớc và
pháp luật)
Có thể nói hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào tổng hợp một cách đầy đủ
và chuyên sâu về cả lý luận và thực tiễn về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực TMĐT tại
Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm khoa học vừa mang tính kế thừa vừa mang
tính mới mẻ, các công trình, bài viết trên của các tác giả rất bổ ích cho nhóm trong quá
trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.

3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1, Mục tiêu nghiên cứu:

7


Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học, lý luận chung về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực thương mại điện tử.
Thứ hai, phân tích các quy định trong pháp luật Việt Nam về các vấn đề cơ bản liên
quan đến hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị và nâng cao đối với pháp luật Việt Nam về các
vấn đề liên quan đến hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử.
3.2, Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp và phân tích các văn bản quy phạm pháp luật có chứa những quy định
liên quan đến hợp đồng theo mẫu về lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- Tìm hiểu tình hình thực tiễn và phân tích thiếu sót của các trang hoạt động sử
dụng dạng hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- So sánh, đối chiếu, đánh giá và phân tích để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến
kết quả khảo sát thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1, Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này bao gồm:
- Khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại
điện tử.
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia kí kết hợp đồng đồng theo mẫu trong
lĩnh vực thương mại điện tử.
- Thực trạng các quy định pháp luật hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại
điện tử và cơ chế quản lý của Nhà Nước đối với hoạt động này.
- Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp, người tiêu

dùng và các chủ thế khác có liên quan đối với hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương
mại điện tử.
4.2, Phạm vi nghiên cứu:
Để làm được mục tiêu trên, bài nghiên cứu khoa học đã dựa trên một loạt các quy
định pháp luật có liên quan đến hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử,

8


đồng thời tìm ra các bất cập về hợp đồng mẫu trong các case study cũng như của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Qua bài nghiên cứu khoa học này, mong rằng pháp luật Việt Nam sẽ quy định chặt
chẽ và khắc phục được những bất cập về về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương
mại điện tử.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: so
sánh, phân tích, tổng hợp để từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam về
hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử và các giải pháp hoàn thiện trên cơ
sở tham khảo so sánh có chọn lọc với hệ thống pháp luật trên thế giới.
Có rất ít các bài nghiên cứu về vấn đề hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương
mại điện tử, các bài đã được nghiên cứu đa phần có kết quả nghiên cứu chỉ dựa trên
nghiên cứu lý luận, lý thuyết mà thiếu đi kết quả từ thực tiễn đời sống.
Bài nghiên cứu khoa học này vừa đưa ra được những lí luận, lý thuyết, đồng thời
đưa ra được những bất cập và khắc phục từ thực tiễn. Đồng thời còn bổ sung phương
pháp nghiên cứu định lượng để đưa ra nhận xét chính xác hơn về đề tài. Không chỉ có
vậy, từ việc đưa ra được bất cập và phương pháp khắc phục thông qua thực tế, người tiêu
dùng có thể tự trang bị kiến thức luật pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
6. Kết cấu của báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện
tử

Chương 2: Thực trạng hệ thống pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương
mại điện tử
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng theo mẫu
trong lĩnh vực thương mại điện tử

9


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1, Một số vấn đề lí luận về hợp đồng mẫu:
1.1.1, Một số vấn đề lí luận về hợp đồng:
a, Khái niệm:
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự và là
phương tiện pháp lý cơ bản để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã
hội. Theo đó, các chủ thể trong xã hội, trong đó có người tiêu dùng và doanh nghiệp, luôn
tồn tại các nhu cầu để phát triển, bao gồm cả nhu cầu mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ và
ngược lại là nhu cầu bán/cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Để thỏa mãn các nhu cầu đó, các
chủ thể phải tìm đến và giao dịch với nhau. Kết quả của các giao dịch thành công sẽ là
xác lập nên các giao kết, hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng
dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tiền gửi… Hợp đồng tồn tại ở khắp nơi, trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống, xã hội và nền kinh tế.
Trên thế giới, các nhà làm luật hầu như không có sự phân biệt các loại hợp đồng
dân sự hay thương mại. Hợp đồng được sử dụng theo nghĩa chung với những nguyên tắc,
đặc điểm chung. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực, các quốc gia sẽ có những quy định mang
tính đặc thù về nội dung và hình thức của hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của nhà
nước và xã hội.
Hợp đồng dân sự là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và thông dụng nhất, là
một trong những chế định quan trọng của pháp luật Dân sự. Có rất nhiều cách định nghĩa
“Hợp đồng dân sự”, chẳng hạn:

Theo phương diện chủ quan: Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự, trong đó
các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau.
Theo phương diện khách quan: Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ xã hội được
quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất định.
Dưới góc độ pháp luật thực định, khái niệm hợp đồng dân sự tại Việt Nam được
quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Khái niệm này

10


thể hiện đầy đủ về đặc điểm của hợp đồng dân sự nói riêng và hợp đồng nói chung. Theo
đó, hợp đồng phải là sự thỏa thuận giữa các bên chứ không phải là các tuyên bố, thông
báo, cam kết đơn phương của cá nhân hay tổ chức nào và nội dung của hợp đồng để xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên.
b, Đặc điểm và phân loại:
* Đặc điểm:
Trên cơ sở khái niệm này, các nhà làm luật đặc biệt chú ý các nhân tố để hình
thành hợp đồng dân sự, bao gồm:
Thứ nhất, về chủ thể giao kết Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự phải có sự tham
gia của hai chủ thể trở lên. Theo đó, nếu chỉ có một bên đưa ra tuyên bố đơn phương thì
không thể được coi là Hợp đồng dân sự. Không những vậy, các chủ thể khi tham gia xác
lập, giao kết Hợp đồng dân sự còn phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi,
nhận biết và ý thức đầy đủ về hành vi và hậu quả của hành vi do mình thực hiện.
Thứ hai, về nguyên tắc giao kết Hợp đồng dân sự: Việc giao kết Hợp đồng dân sự
phải tuân thủ nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và ngay
thẳng giữa các bên. Điều này có nghĩa là, Hợp đồng dân sự phải được hình thành trên cơ
sở thỏa thuận và thống nhất giữa các chủ thể tham gia xác lập và giao kết Hợp đồng.
Nguyên tắc này được kế thừa từ tinh thần “Tự do khế ước” truyền thống lâu đời trong

pháp luật Việt Nam. Nếu thiếu đi tinh thần tự do, sự thỏa thuận này, Hợp đồng dân sự sẽ
không còn là giao dịch đúng nghĩa.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự cơ bản có thể tồn tại
dưới cả hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong những
trường hợp pháp luật có quy định, một số dạng hợp đồng còn cần phải được công chứng,
chứng thực bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thứ tư, về nội dung của hợp đồng dân sự: Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng
hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Về cơ bản, các bên có thể
tự do thỏa thuận và thống nhất về các điều kiện, điều khoản của hợp đồng nhưng không
được trái với các quy định pháp luật hiện hành và không trái với đạo đức xã hội.
Các nhân tố then chốt, đặc điểm nổi bật của hợp đồng dân sự kể trên cũng chính là
của các loại hợp đồng thương mại, kinh tế. Khi hợp đồng dân sự nói riêng và hợp đồng

11


nói chung thỏa mãn được cả 4 yếu tố về chủ thể giao kết, tinh thần giao kết, nội dung giao
kết và hình thức giao kết, hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực. Trong các trường hợp ngược lại,
hợp đồng sẽ được xác định là vô hiệu. Tuy nhiên, hợp đồng không đương nhiên vô hiệu
mà cần phải được một bên trong quan hệ hợp đồng hoặc bất kì bên thứ ba nào khác yêu
cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định và tuyên bố vô hiệu. Trên cơ sở quyết định
có hiệu lực của Tòa án, hợp đồng mới chính thức bị vô hiệu.
Xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành, khi giao kết hợp đồng, để tránh các
rủi ro pháp lý từ việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các chủ thể tham gia giao kết phải
thực sự chú trọng và cân nhắc về cả 4 yếu tố nêu trên cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ
của mình phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng đã/sẽ giao kết đó.
* Phân loại:
- Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp
đồng, thì hợp đồng được chia thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ,
trong đó:

+ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay
nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa
vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối
lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ trong
hợp đồng mua bán tài sản, thì bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền,
còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Mặc dù trong Bộ luật Dân
sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ
thể nào, song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn bản thì phải
lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên đã thoả thuận
thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn;
không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ
trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện
được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ
hoặc có người bảo lãnh; hoặc nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ
của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện
nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ

12


không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì
nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
+ Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là
trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì
đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải
thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản). Do đó, nếu hợp đồng được giao
kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã
thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, hợp đồng được chia thành hai loại sau:

+ Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết (hay còn được gọi là hợp đồng ưng
thuận). Đây là những hợp đồng mà theo quy của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên
phát sinh ngay sau khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp
đồng. Trong việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực
hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát
sinh. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các
bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên
bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên
không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản
và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
trước cho nhau một thời gian hợp lý.
+ Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ
phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
- Dựa vào tinh chất thỏa thuận của HĐ, có thể chia thành HĐ theo mẫu và HĐ
thông thường:
+ Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo
mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận
thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra .
Điều này có nghĩa là trong hợp đồng theo mẫu, chỉ có một người đưa ra các điều khoản,
còn bên kia không được sửa hay tham gia thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.

13


+ Hợp đồng thường là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Có sự thảo thuận của cả hai bên về nội dung các điều
khoản.
1.1.2, Một số vấn đề lý luận về hợp đồng theo mẫu:
a, Khái niệm:
Ngày nay, hợp đồng theo mẫu được sử dụng nhiều, phổ biến trong hoạt động của

các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn và đa số là
khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ. Thực tế này cũng rất dễ hiểu bởi trên thực tế, với số lượng
giao dịch phát sinh nhiều như các doanh nghiệp này, họ sẽ không thể có đủ thời gian để
xác lập và giao kết các hợp đồng theo trình tự, thủ tục thông thường đối với từng khách
hàng được. Họ rất cần phải có sẵn các hợp đồng mang tính chất chuẩn tắc, với những điều
kiện, điều khoản ràng buộc khách hàng và vẫn bảo vệ được quyền lợi của chính doanh
nghiệp. Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ trong việc sử dụng hợp đồng theo mẫu tại các
doanh nghiệp hiện nay.
Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu có thể được quy định bằng các tên gọi khác nhau
cũng như tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Xét từ khía cạnh bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa ra khái niệm hợp đồng theo mẫu gồm có:
Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hồng Kong, Ấn Độ, Nauy,
Anh…
Tại nhiều quốc gia, hợp đồng theo mẫu được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như
hợp đồng gia nhập…. nhưng về cơ bản các thuật ngữ này đều có nội hàm như nhau, dùng
để chỉ dạng hợp đồng do một bên đưa ra và bên còn lại không có khả năng sửa đổi, thỏa
thuận về từng điều khoản.
Trên thực tế, pháp luật Canada xác định loại hợp đồng theo mẫu là hợp đồng tiêu
dùng và mỗi một tỉnh bang tại Canada đều có các biện pháp pháp lý riêng nhằm bảo vệ
người tiêu dùng khỏi các điều khoản không công bằng. Tại bang Quebec, vấn đề hợp
đồng tiêu dùng được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Còn tại các tỉnh, bang khác của Canada, vấn đề trên chủ yếu dựa vào
thông lệ truyền thống của Anh. Do pháp luật Việt Nam thuộc trường phái civil law, nên tại

14


khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ chỉ tập trung đi sâu phân tích chế định hợp đồng theo
mẫu trong các văn bản luật của bang Quebec.
Theo Điều 1379 Bộ luật Dân sự Que’bec năm 1991 đã định nghĩa như sau: “Hợp

đồng theo mẫu là hợp đồng khi mà các quy định chủ yếu được áp đặt hoặc chuẩn bị bởi
một bên theo ý đồ của họ và những điều khoản đó không thể được tự do thảo luận. Tất cả
các hợp đồng không phải hợp đồng mẫu đều phải có thỏa thuận giữa các bên“.
Tại Pháp. Jacques Ghestin – Giáo sư nổi tiếng chuyên ngành luật nghĩa vụ của
pháp tại Đại học Paris I Panthe’on – Sorbonne đưa ra một định nghĩa cũng tương tự như
vậy: “Hợp đồng theo mẫu có thể được định nghĩa là sự tham gia vào một hợp đồng mẫu
sẵn, được soạn thảo đơn phương của một bên, bên kia gia nhập vào và không có khả
năng thay đổi nội dung của hợp đồng.“
Năm 2002, các nhà lập pháp Đức đã chuyển hóa toàn bộ Luật về các điều kiện
thương mại chung vào Bộ luật dân sự CHLB Đức tại Quyển 2 – Nghĩa vụ dân sự, Chương
2 – Các nghĩa vụ hợp đồng hình thành từ các điều kiện thương mại chung. Theo đó,
những điều kiện thương mại chung được quy định trong các Điều từ 305 đến 310.
Tại Điều 305, Bộ luật đưa ra định nghĩa về các điều kiện thương mại chung như
sau: “Các điều kiện thương mại chung là tất cả các điều khoản hợp đồng được soạn thảo
sẵn để áp dụng cho hàng loạt hợp đồng mà một bên (Bên soạn thảo) đưa ra cho bên còn
lại (Bên giao kết) để ký kết hợp đồng.” Các điều kiện thương mại chung chỉ được đưa vào
trong hợp đồng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn: “(i) trong suốt quá trình giao kết hợp đồng,
bên soạn thảo hợp đồng đã thực sự kêu gọi sự chú ý của bên giao kết đối với các nội
dung của hợp đồng theo cách mà hợp đồng được ký kết...; (ii) bên soạn thảo đã cung cấp
một phương thức thích hợp cho bên giao kết xem xét về các bất lợi, rủi ro khi giao kết
hợp đồng mà bên soạn thảo có thể nhận thức được...; và (iii) các bên phải chấp thuận
trước về các điều kiện thương mại chung cụ thể được áp dụng đối với mỗi loại giao dịch
pháp lý nhất định.”
Đối với các điều khoản mập mờ, tối nghĩa và gây dễ gây hiểu nhầm cho bên giao
kết mà Bộ luật định nghĩa là “Những điều kiện thương mại chung mà trong những hoàn
cảnh nhất định, cụ thể là khi chỉ đọc sơ qua hợp đồng, thì bên giao kết không thể chú ý và
hiểu hết ý nghĩa của chúng sẽ không được coi là một phần của hợp đồng. Để tránh hiểu

15



nhầm, các điều khoản thương mại chung sẽ được giải thích chống lại người soạn
thảo.”( [1] xem tại Điều 305c Bộ luật Dân sự Đức). Theo quy định này, trong trường hợp
các điều kiện thương mại mà doanh nghiệp đưa ra có điều khoản mập mờ, khó hiểu và dễ
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ được giải thích chống lại doanh nghiệp và theo
hướng có lợi cho người tiêu dùng và/hoặc bên thứ ba có liên quan.
Chế định hợp đồng theo mẫu được đề cập khá rõ ràng, cụ thể trong Luật Bảo vệ
Người tiêu dùng của Đài Loan. Theo đó, tại Khoản 9, Điều 2, Luật định nghĩa về hợp
đồng theo mẫu là: “ Hợp đồng mà một phần hoặc toàn bộ điều khoản cơ bản được soạn
thảo bởi các doanh nghiệp”. Tại Khoản 7, Điều 2 cũng đưa ra định nghĩa về các điều
khoản của hợp đồng theo mẫu là “Các điều khoản mẫu được các doanh nghiệp đơn
phương soạn thảo để giao kết với số lượng các lớn và không xác định các đối tác. Ngoài
dạng văn bản, những điều khoản này còn được thể hiện trên các bảng thông báo công
cộng, tờ rơi, các màn hình quảng cáo công cộng, internet hoặc các phương tiện khác”.
Pháp luật Hàn Quốc có quy định: “Cụm từ “Hợp đồng theo mẫu”, hay còn gọi là
hợp đồng gia nhập, được hiểu là một loại hợp đồng bao gồm các điều khoản, điều kiện –
bất kể phạm vi, thể loại hay tên gọi của chúng thế nào – được một bên chuẩn bị trước
dưới một hình thức nhất định, với mục đích giao kết hợp đồng với nhiều đối tác khác
nhau”. Ngay tại Điều 1, Luật về hợp đồng gia nhập Hàn Quốc đã xác định mục đích của
Luật là nhằm “bảo vệ người tiêu dùng và cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng bằng
cách ngăn chặn các doanh nghiệp trong việc soạn thảo và sử dụng các hợp đồng gia
nhập chứa đựng các điều khoản và điều kiện không công bằng thông qua việc lạm dụng
vị thế thương lượng và tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của
mình trên cơ sở các các điều khoản và điều kiện không công bằng trong hợp đồng gia
nhập”. Có thể coi đây là tôn chỉ tối cao cho các nhà làm luật trong quá trình soạn thảo nội
dung của luật. Theo đó, tất cả các điều khoản trong Luật đều để nhằm phục vụ cho mục
đích này.
Thông thường, hợp đồng sẽ được hình thành trên cơ sở kết quả của các cuộc
thương lượng, thống nhất giữa các bên tham gia giao kết. Tuy nhiên, trong guồng quay
của sự phát triển, các chủ thể đều muốn rút ngắn thời gian soạn thảo hợp đồng để thúc đẩy

quá trình giao dịch. Chính vì vậy, các hợp đồng theo mẫu ra đời.

16


Tuy tên gọi ở mỗi nước có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể định nghĩa hợp
đồng theo mẫu là :” Hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên
kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như
chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra” (Điều 405 Bộ
luật Dân sự 2015)
b, Đặc điểm và phân loại:
* Đặc điểm:
Từ định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng hợp đồng theo mẫu có một số đặc điểm
khác biệt so với các hợp đồng thông thường. Điều này được thể hiện ở một số đặc điểm
khá nổi bật, rất dễ nhận biết như sau:
Đặc điểm đầu tiên đó là, hợp đồng theo mẫu có các điều kiện, điều khoản do một
bên trong hợp đồng đưa ra chứ không dựa trên cơ sở của việc thỏa thuận, thương lượng
rồi đi đến thống nhất. Thông thường, các doanh nghiệp lớn sẽ có hẳn một bộ phận để
nghiên cứu, soạn thảo, kiểm tra và “nâng cấp” các hợp đồng này. Họ dành nhiều thời gian
để tìm hiểu và lập nên các hợp đồng rất chặt chẽ, tỉ mỉ để ràng buộc người tiêu dùng và
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Người tiêu dùng chỉ có thể có thời gian để đọc, nhưng
khả năng để họ hiểu hoặc được giải thích, cung cấp thông tin là rất ít.
Cho dù người tiêu dùng hiểu được hợp đồng cũng không mang lại nhiều ý nghĩa
thiết thực bởi đối với các hợp đồng kiểu này, họ sẽ không được quyền thương lượng lại
các điều khoản, điều kiện trong đó. Nếu người tiêu dùng muốn mua hoặc sử dụng hàng
hóa, dịch vụ, họ buộc phải chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng mà doanh nghiệp đã
đưa ra.
Đặc điểm thứ hai, rất dễ nhận biết của các hợp đồng này, đó là về hình thức trình
bày. Thông thường vì là hợp đồng theo mẫu, nên các nội dung của hợp đồng thường rất tỉ
mỉ, chi tiết và đôi khi là rất dài dòng để có thể bao trùm được tất cả những nội dung mà

doanh nghiệp muốn phản ánh, điều chỉnh hoặc trong một số trường hợp chỉ là với mục
đích của doanh nghiệp là làm phức tạp thêm nội dung của hợp đồng để người đọc không
thể hiểu hết nếu không phải chuyên gia hoặc không có đủ thời gian hợp lý.
Thêm nữa, các doanh nghiệp thường tiết kiệm chi phí và/hoặc để tiện ích nên
những nội dung tỉ mỉ, chi tiết và dài dòng đó thường chỉ được trình bày trong không quá

17


hai trang của một tờ giấy. Do đó, font chữ của các hợp đồng này thường rất nhỏ. Tất cả
những điều này chính là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng rất ít khi đọc hợp đồng
mặc dù không ít người trong số họ cũng là người rất am hiểu pháp luật và đã ý thức được
việc không đọc, cũng như không hiểu gì về hợp đồng khi giao kết hợp đồng là có tính rủi
ro pháp lý rất cao.
Đặc điểm thứ ba là về chủ thể của hợp đồng theo mẫu. Đối với các hợp đồng thông
thường, sự chênh lệch về địa vị của các bên khi giao kết hợp đồng là không rõ ràng và
thường là ngang bằng nhau. Chính vì vậy, họ có đầy đủ cơ sở, điều kiện và khả năng để
thương lượng, thỏa thuận về từng điều kiện, điều khoản của hợp đồng để thỏa mãn các
yêu cầu mà mình đặt ra.
Tuy nhiên, đối với hợp đồng theo mẫu, giữa các chủ thể tham gia giao kết hợp
đồng thường tồn tại một khoảng cách về địa vị, vị thế thương lượng rất lớn. Thường thì
bên đưa ra các điều khoản, điều kiện của hợp đồng là bên có địa vị cao hơn, có khả năng
về tài chính, về pháp lý và đặc biệt là có sự am hiểu, khả năng và điều kiện tìm hiểu về
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như các vấn đề liên quan đến việc cung ứng hàng hóa,
dịch vụ đó cho người tiêu dùng. Ngược lại, trong mối quan hệ này, bên phải chấp nhận vô
điều kiện nội dung của hợp đồng mà bên kia đã đưa ra lại có một vị thế thấp hơn hẳn. Họ
không có đủ khả năng về cả tài chính, chuyên môn và địa vị xã hội để có thể thương
lượng về các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến các nội dung mà họ đã đọc hoặc
nhiều khi chỉ là được nghe nói lại. Cũng có những trường hợp người tiêu dùng có đầy đủ
những yếu tố trên nhưng do ảnh hưởng của yếu tố tập quán, thói quen tiêu dùng nên họ đã

tự từ bỏ quyền của mình khi giao kết hợp đồng theo mẫu.
Đặc điểm thứ tư đó là các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng này để áp dụng
hàng loạt cho khách hàng, người tiêu dùng. Doanh nghiệp soạn thảo ra loại hợp đồng này
để áp dụng cho tất cả khách hàng của mình. Đây là những điều khoản, điều kiện mang
tính mặc định và cố định dành cho bất kì ai mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp.
Khách hàng khi giao dịch với doanh nghiệp sẽ không được đàm phán riêng lẻ về
các nội dung của hợp đồng mà chỉ có thể chấp nhận toàn bộ hoặc không. Như vậy, có thể
khẳng định, bất kì hợp đồng nào mà doanh nghiệp chỉ sử dụng cho một hoặc một nhóm

18


khách hàng cụ thể và không được áp dụng lại nhiều lần cho các đối tượng khác đều sẽ
không được coi là hợp đồng theo mẫu.
Đặc điểm thứ năm là về nội dung của hợp đồng theo mẫu. Thông thường, các hợp
đồng theo mẫu có nội dung rất dài, tỉ mỉ nhưng lại được trình bày với một ngôn ngữ
chuyên môn hết sức khó hiểu khiến cho người tiêu dùng dù đọc đi đọc lại đến vài lần vẫn
không hiểu hết được ý nghĩa của câu từ, nếu không muốn nói đến hiểu được mục đích của
người soạn thảo. Thêm nữa, tâm lý của người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng hàng hóa,
dịch vụ thường chỉ quan tâm đến ba yếu tố là giá thành, số lượng và chất lượng.
Do đó, sau khi đã được đại diện của doanh nghiệp giải thích hoặc hứa hẹn về ba
yếu tố này, người tiêu dùng thường không quan tâm tới những điều kiện và điều khoản
khác có liên quan. Điều này khiến cho hợp đồng theo mẫu ít được đọc hoặc có được đọc
nhưng chỉ đối với một số điều khoản chính chứa đựng ba yếu tố trên và lờ đi các điều
khoản khác.
Trong khi đó, trên thực tế, các vụ tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ hợp
đồng thường lại liên quan đến các vấn đề ngoài ba nhân tố nói trên, chẳng hạn như vấn đề
thời gian và phương thức thanh toán, vấn đề giải quyết tranh chấp, vấn đề thời gian và
phương thức giao hàng/cung cấp dịch vụ... Ngoài ra, các hợp đồng theo mẫu thường chứa

đựng các điều khoản hạn chế quyền tự định đoạt của người tiêu dùng. Các điều khoản này
có thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, có thể là điều khoản hạn chế quyền
khiếu nại hoặc khởi kiện của người tiêu dùng, cũng có khi là điều khoản hạn chế quyền
đổi hoặc trả lại hàng hóa, thậm chí có thể là những điều khoản hạn chế quyền sử dụng và
định đoạt tài sản của chính khách hàng....
* Phân loại:
Xét về hình thức, hợp đồng theo mẫu có thể phân chia thành các hợp đồng theo
mẫu bằng văn bản và các quy tắc thương mại chung. Theo đó, với hợp đồng theo mẫu
bằng văn bản, các nội dung của hợp đồng sẽ được soạn thảo và kết cấu vào một văn bản
thống nhất, chặt chẽ như các hợp đồng cung ứng điện, nước, hợp đồng tín dụng, hợp đồng
bảo hiểm hay như các vé xem phim, vé xe buýt... Các hợp đồng bằng văn bản này sẽ đòi
hỏi các khách hàng phải ký kết hoặc coi như đã ký kết khi khách hàng đã nhận được một
bản hợp đồng. Trong khi đó, các quy tắc thương mại chung thường được soạn thảo thành

19


các nội quy bán hàng hoặc được mặc định thành tập quán mua sắm mà người tiêu dùng,
khách hàng sẽ chỉ được phổ biến hoặc đọc qua hay thậm chí là mặc nhiên phải hiểu và
công nhận khi mua, sử dụng hàng hóa và dịch vụ.
Xét về nội dung và lĩnh vực điều chỉnh, hợp đồng theo mẫu có một số dạng chính
và phổ biến nhất, đó là:
- Hợp đồng/các điều khoản bảo hiểm.
- Hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền gửi.
- Các loại vé xe, vé xem phim, vé tham quan...
- Hợp đồng điện, nước, viễn thông, bưu điện.
- Xổ số, lô tô, trò chơi có thưởng.
- Hợp đồng xây dựng, hợp đồng thuê nhà.
- Các điều khoản mua, sử dụng phần mềm, chương trình tin học.
Hợp đồng theo mẫu đã và đang ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng

trong đời sống kinh tế, xã hội và pháp lý của chúng ta. Bất kì ai trong chúng ta khi tham
gia bất kì giao dịch dân sự nào dù là đơn thuần nhất cũng đã có cơ hội để xác lập và giao
kết hợp đồng theo mẫu. Để bảo vệ được người dùng tránh khỏi các rủi ro pháp lý mà các
hợp đồng theo mẫu có thể gây ra thì vấn đề quan trọng và cần thiết nhất đó là phải tìm
hiểu xem trên thực tế hợp đồng theo mẫu thường được sử dụng như thế nào và pháp luật
đã có những biện pháp hay hình thức nào để bảo vệ quyền và lợi ích của chúng ta – những
người tiêu dùng chân chính.
1.2, Một số vấn đề lí luận về hợp đồng theo mẫu trong thương mại điện tử:
1.2.1, Khái niệm và đặc điểm:
Từng nước, từng tổ chức quốc tế tiếp cận về hợp đồng thương mại điện tử có nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Theo nhóm nghiên cứu của ủy ban châu Âu về thương mại điện
tử thì việc ký kết hợp đồng thương mại điện tử là quá trình thiết lập, đàm phán, ký kết và
duy trì các hợp đồng dưới dạng dữ liệu điện tử . Pháp lệnh thương mại điện tử của Việt
Nam định nghĩa: “Hợp đồng thương mại điện tử là một hợp đồng được giao kết thông
qua các phương thức thương mại điện tử, trong đó hợp đồng hay một phần của hợp đồng
được lập dưới dạng dữ liệu điện tử”

20


Đặc biệt với hợp đồng theo mẫu trong thương mại diện tử là hợp đồng gồm những
điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu dưới dạng thông điệp dữ liệu để bên kia trả lời
trong một thời gian hợp lý, nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận
toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đưa ra và bên được đề nghị cũng trả
lời bên đưa ra đề nghị dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Xét về hình thức, các hợp đồng theo mẫu điện tử này không giống với hợp đồng
theo mẫu dạng văn bản giấy – thường được trình bày tỉ mỉ, chi tiết với font chữ nhỏ, ngôn
ngữ khó hiểu, các hợp đồng theo mẫu điện tử thường bố trí các điều kiện, điều khoản dưới
dạng các link dẫn chiếu đến các trang web hoặc văn bản khác.
Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực thương mại điện tử còn có những đặc trưng rất

khác biệt sau:
Thứ nhất: Về vấn đề chủ thể, ngoài các chủ thể thông thường là người mua và
người bán thì trong hợp đồng mẫu thương mại điện tử còn có một chủ thể cũng không
kém phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet, dịch vụ email, dịch vụ
công nghệ thông tin và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử
Thứ hai: Đặc biệt đối với loại hợp đồng này, nội dung được một bên đưa ra một
cách cố định, không có sự góp ý hay thỏa thuận từ bên kí kết. Về vấn đề nội dung, hợp
đồng mẫu thương mại điện tử có một số điểm khác biệt với hợp đồng truyền thống như:
địa chỉ pháp lý ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website. Vấn đề địa chỉ email rất quan trọng.
Thứ ba: Những quy định này rất khác biệt so với việc giao kết bằng hợp đồng
truyền thống. Nếu bên kí kết không đồng ý các điều khoản được nêu trong hợp đồng thì
cũng không được góp ý hay sửa đổi nội dung bản hợp đồng. Người kí kết chỉ được chấp
thuận hay từ chối việc giao kết . Việc ký kết và giao dịch bằng hợp đồng mẫu thương mại
điện tử cũng rất khác biệt, khi việc ký kết hợp đồng thương mại điện tử sẽ áp dụng các
quy định về truy cập mạng, bảo mật thông tin, các quy định về thanh toán, quy định về
trung gian thanh toán…
Thứ tư: Thực hiện giao kết bằng hợp đồng mẫu thương mại điện tử sẽ thực hiện
bằng dữ liệu điện tử và chữ ký điện tử, các bên sẽ không phải mất thời gian để gặp gỡ, ký
kết như hợp đồng truyền thống.

21


Thứ năm: Việc ký kết hợp đồng truyền thống sẽ bị điều chỉnh bằng các văn bản
pháp luật như Bộ Luật dân sự, Luật thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng mẫu thương mại
điện tử còn chịu thêm sự điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử, Nghị định về thương mại
điện tử và các văn bản khác có liên quan.
Thứ sáu: Việc xác định pháp luật nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trong hợp đồng mẫu thương mại điện tử cũng rất khó khăn do có nhiều chủ thể tham gia.
1.2.2, Vai trò:

Hợp đồng thương mại điện tử có đặc điểm là các bên giao kết với nhau thông qua
cách gián tiếp, việc kí kết hợp đồng không bằng giấy tờ,văn bản in, mà bằng các trang
wed, trang thông tin điện tử. Do đó khả năng thỏa thuận về từng điều khoản của các bên
là rất khó khăn vì việc gián tiếp trao đổi làm việc thỏa thuận các điều khoản trong hợp
đồng rất vướng mắc. Vì vậy hợp đồng theo mẫu đưa ra cách thức giao kết hợp đồng mới,
theo đó các bên có thể trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua một hợp đồng được thiết kế
sẵn và bên còn lại nếu đồng ý có thể hình thành hợp đồng ngay.
Môi trường thương mại điện tử cho phép cùng lúc giao kết hợp đồng với rất nhiều
đối tác khác nhau, vì thế hợp đồng theo mẫu sẽ giúp thiết lập cơ chế chung áp dụng đồng
thời cho các đối tượng khách hàng tương tự. Từ đó việc kí kết hợp đồng giữa các đối tác
sẽ đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Vì chỉ một kiểu hợp đồng có thể kí kết với
nhiều loại đối tác khác nhau với nhiều mục đích và nội dung khác nhau.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng vì mọi khách hàng đều có chính sách như
nhau, có thông tin của hợp đồng bắt buộc phải để công khai. Vậy nên đối thủ cạnh tranh
có thể xây dựng chính sách cạnh tranh phù hợp.Từ đó người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều
ưu đãi từ việc cạnh tranh ấy. Cạnh tranh vừa giúp thị trường phát triển vì ra được nhiều
mặt hàng với nhiều kiểu dáng chất lượng, đồng thời người tiêu dùng có cơ hội dể lựa
chọn những thứ phù hợp với mình nhất.
Tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng
phương tiện điện tử, sử dụng hợp đồng mẫu thương mại điện tử nhanh hơn so với giao
dịch truyền thống, hợp đồng truyền thống. Khi có hợp đồng theo mẫu, bên lập hợp đồng
sẽ không phải đánh máy nhiều lần với cùng một nội dung, họ chỉ cần nêu những điều
khoản đã định sẵn và gửi tới bên kí kết hợp đồng.

22


Người dùng có thể dễ dàng tìm và đọc được hợp đồng mong muốn thông qua các
đường link hay trong các trang wed. Các điều khoản quy định rất rõ ràng, xem xét nội
dung có phù hợp với nhu cầu của mình không để đồng ý hay từ chối việc kí kết một cách

chủ động và dễ dàng.
Với doanh nghiệp, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa
thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới
hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại,
thời gian gặp mặt trong khi mua bán.
Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng
hóa, dịch vụ nhanh chóng thông qua các dịch vụ mạng.

23


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
THEO MẪU TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng theo mẫu trong lĩnh
vực thương mại điện tử:
Tại Việt Nam, hợp đồng theo mẫu cũng được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch
dân sự - kinh tế - thương mại mà điển hình là các hợp đồng trong lĩnh vực tín dụng – ngân
hàng – chứng khoán – bảo hiểm, hợp đồng cung cấp điện, nước, hợp đồng viễn thông...
Có thể thấy rõ các lĩnh vực thường sử dụng hợp đồng theo mẫu tại Việt Nam là các lĩnh
vực có tính chất chuyên môn cao, có số lượng khách hàng lớn hoặc là các lĩnh vực mà các
doanh nghiệp hoạt động trong đó có vị thế độc quyền. Chính vì vậy, khi giao dịch với các
doanh nghiệp trong các lĩnh vực nói trên, người tiêu dùng thường không hiểu hết hoặc
thậm chí là không biết về các quyền lợi mà mình sẽ hoặc có thể được hưởng hoặc trường
hợp khác là họ bắt buộc và mặc nhiên chấp nhận toàn bộ những vấn đề mà doanh nghiệp
đưa ra chỉ với mục đích cuối cùng là được mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đó.
Do chưa có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả và các quy định pháp luật chặt
chẽ về hợp đồng theo mẫu nên trên thực tế, các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng theo mẫu
với các điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng ngày càng nhiều. Mặc dù người tiêu dùng
có quyền lựa chọn giao kết hoặc không giao kết hợp đồng, nhưng trên thực tế, hầu hết các

hợp đồng cùng loại, trong cùng lĩnh vực của các doanh nghiệp khác nhau đều có những
điều khoản mang tính chất tương tự. Chính vì vậy, cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa
chọn một hợp đồng có lợi cho mình là hầu như không có.
2.1.1, Quy định trong hệ thống pháp luật về hợp đồng theo mẫu:
Trước khi ban hành Luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 2010, các
quy định pháp luật về hợp đồng theo mẫu của Việt Nam vẫn còn khá tản mạn do được quy
định trong nhiều văn bản khác nhau, và nội dung cũng còn sơ sài, chưa mang tính hệ
thống và chưa bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng khi xác
lập hợp đồng với nhà cung cấp. Từ nhận định về sự yếu thế, dễ bị lạm dụng của người
tiêu dùng trong các giao dịch với doanh nghiệp và xác định người tiêu dùng là chủ thể cần
được bảo vệ trước tiên khi có sự lạm dụng các điều kiện giao dịch chung và hợp đồng

24


theo mẫu của doanh nghiệp, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 lần đầu tiên đã
đặt nền tảng pháp lý tương đối đồng bộ cho việc kiểm soát các điều kiện giao dịch chung
và hợp đồng theo mẫu từ khái niệm, điều kiện hiệu lực, nghĩa vụ cung cấp thông tin,
nghĩa vụ thực hiện các điều kiện giao dịch chung, hợp đồng theo mẫu, các biện pháp kiểm
soát các điều kiện giao dịch chung, hợp đồng theo mẫu, hậu quả pháp lý của các điểu
khoản vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch
chung.
Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam đi liền với quá trình hoàn thiện
hệ thống pháp luật, đặc biệt là việc thiết lập khung pháp luật dân sự làm nền tảng cho nền
kinh tế thị trường. Để đáp ứng mục tiêu trên, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 và sau đó
là BLDS năm 2005 được xây dựng dựa trên nguyên tắc nền tảng của luật hợp đồng cổ
điển: nguyên tắc tự do hợp đồng. Nguyên tắc này tiếp tục được thừa nhận là nguyên tắc
cơ bản của luật hợp đồng trong BLDS 2015
Tuy nhiên, đối với hợp đồng mẫu, một trong hai bên không có cơ hội thương lượng
và thoả thuận. Đối với hợp đồng thông thường thì không có hoặc có rất ít cơ hội cho một

bên được quyết định nội dung của hợp đồng. Chính điều này đã đặt ra những thách thức
lớn đối với lý thuyết truyền thống về hợp đồng cổ điển vốn được xây dựng dựa trên - cơ
sở lý luận cho việc xây dựng chế định hợp đồng trong BLDS Việt Nam :
Thứ nhất, việc thiếu khả năng thương lượng và thoả thuận có thể dẫn đến việc một
bên không nhận thức được sự tồn tại hay nội dung của hợp đồng mẫu do một bên đơn
phương đưa ra. Do đó, vấn đề đầu tiên đặt ra là pháp luật cần can thiệp để quy định những
điều kiện nhất định để nội dung trong hợp đồng mẫu do một bên đơn phương soạn thảo có
thể trở thành một phần của hợp đồng và ràng buộc bên còn lại.
Thứ hai, vấn đề quan trọng hơn là việc sử dụng các hợp đồng mẫu có nguy cơ tạo
ra hợp đồng bất lợi và thậm chí bất công cho bên còn lại, vậy phải tìm cách để đảm bảo
tính công bằng trong các trường hợp đồng.
Thứ ba, tìm cách để các nội dung trong hợp đồng mẫu được giải thích một cách rõ
ràng nhất khi bên còn lại không có khả năng tác động vào quá trình soạn thảo hợp đồng.
- Các quy định điều chỉnh hợp đồng mẫu trong hệ thống pháp luật chung về hợp
đồng.

25


×