Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN nâng cao chất lượng soan giang ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.72 KB, 22 trang )

1
PHÒNG GD & ĐT LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ SƠN A
SÁNG KIẾN
Năm học 2007-2008
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SOẠN - GIẢNG
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Văn Xung
CHỨC VỤ: Hiệu trưởng
ĐƠN VỊ : Trường tiểu học Hoà Sơn A
LƯƠNG SƠN, THÁNG 05 NĂM 2008
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tác động từ phía người dạy (giáo
viên) đến người học (học sinh), nhằm làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri
thức, hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu
ngày một cao của xã hội hiện đại.
Thiết kế nội dung (Soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá
quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một
thời gian thích đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo
bài học. Khi thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá
trình dạy học như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện
kỹ thuật đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp... Từ đó có định hướng rõ rệt
để xác định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như cách thức (sự lựa chọn phương
pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu bài dạy.
Kết quả một giờ dạy không những phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài
dạy mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau cũng như yếu tố chủ
quan không thể tránh khỏi. Đó chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự tin,


tính sáng tạo trong sử lý các tình huống sư phạm...
Trong một vài năm trở lại đây xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày
càng trở nên bức xúc và cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi
mới việc soạn giáo án và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi
mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn
giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép
lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học
thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng
dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo
viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng
2
phổ biến, từ đó chất lượng giờ giảng cho hiệu quả thấp, không gây được hứng thú
cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy đã đặt ra nhiệm vụ tìm ra những giải
pháp nào để nâng cao chất lượng Thiết kế kế hoạch bài học và giờ dạy là vấn đề
cấp bách phải giải quyết, giúp cho anh chị em giáo viên ở trường Tiểu học đổi mới
tư duy vào việc làm trong công tác soạn giảng của mình đem lại hiệu quả thiết thực
phù hợp với trình độ nhận thức của tập thể giáo viên trong đơn vị nhằm từng bước
nâng cao hiệu quả giáo dục. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng soạn giảng ở trường tiểu học” để nghiên cứu, áp dụng vào
công tác quản lý của đơn vị, mong góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa
phương.
3
Phần thứ hai
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở khoa học:
Soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp.
Đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm. Đó là hai
loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên.

Hoạt động dạy và học trong trường tiểu học hiện nay được thực hiện chủ yếu
bằng hình thức dạy và học trên lớp. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng
dạy học. Vì vậy dễ hiểu rằng vì sao cả hiệu trưởng và giáo viên đều tập trung sự
chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp với một mục đích là nâng cao chất
lượng toàn diện giờ lên lớp nhưng mỗi người có vai trò riêng đối với giờ lên lớp.
Trực tiếp quyết định kết quả giờ lên lớp là người giáo viên. Quản lý thế nào để các
giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là việc làm của hiệu trưởng.
Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường tiểu học của người giáo viên là
làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có
những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống
của trẻ. Trong những kĩ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan trọng nhất
là làm cho học sinh có được kĩ năng học tâp để thực hiện “Hình thành hoạt động
học tập” - Hoạt động chủ đạo của các em trong thời kỳ này.
Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức, trước hết là phát triển
tư duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hoạt động của học sinh.
Ở học sinh tiểu học, trí tưởng tượng rất phong phú nhưng trình độ chuẩn bị sẵn
sàng về mặt trí tuệ (hoạt động tư duy) cho học tập chưa phát triển đến mức cần
thiết. Cho nên dạy học chẳng những phải phát triển trí tưởng tượng của các em mà
còn phải rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực nhận thức, năng lực
hoạt động khoa học, sáng tạo.
Những nhiệm vụ dạy và học nói trên được thực hiện đồng thời và thống nhất
với nhau trong quá trình dạy hoc. “Quá trình dạy và học là tập hợp những hành
động liên tiếp của giáo viên và học sinh, được giáo viên hướng dẫn. Những hành
động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ
sảo và trong quá trình đó, phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố
4
của văn hoá, lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan
và hành vi cộng sản chủ nghĩa ” (ÊXiPôp).
Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trung tâm
của một quá trình dạy học và là hai hoạt động mang tính chất khác nhau. Song

thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, dạy và học cùng
lúc diễn ra trong những điều kiện vật chất - kĩ thuật nhất định.
Toàn bộ những vấn đề nêu trên đều liên quan chặt chẽ với nhau một cách
biện chứng. Trong đó điều kiện tiên quyết để dạy tốt – học tốt là vấn để thiết kế kế
hoạch bài học một cách chuẩn xác về kiến thức, tường minh về phương pháp, cách
thức dạy học của người giáo viên; đồng thời với công việc đó là thi công bài giảng
một cách linh hoạt, đảm bảo nội dung kiến thức và phát huy tính tích cực, sáng tạo
của học sinh. Để tổ chức tốt khâu thiết kế và thi công của người giáo viên, vai trò
hết sức to lớn của người cán bộ quản lý nhà trường là nắm bắt xu thế, khơi dậy
tiềm năng và chỉ đạo có hiệu quả công việc hàng ngày của giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn:
a) Vài nét về đặc điểm chung của nhà trường:
Trường Tiểu học Hoà Sơn A được tách ra từ trường Tiểu học Hoà Sơn, từ
tháng 8 năm 1997, trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, kế thừa phát huy truyền
thống nhiều năm liền là trường tiên tiến, Trường đã được công nhận là Trường
Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia năm 2006.
Trường Tiểu học Hoà Sơn A đóng trên địa bàn xã Hoà Sơn nằm giáp danh
tỉnh Hà Tây, là địa phương có nhiều mặt thuận lợi về giao lưu kinh tế với đồng
bằng Bắc bộ. Tuy vậy kinh tế của địa phương còn chậm phát triển, trình độ dân trí
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ tới sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng.
Quy mô nhà trường vào loại trung bình so với các đơn vị bạn: Với tổng số
cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm học 2007 - 2008 là 31 người, trong đó:
- Cán bộ quản lý: 02 người (01 nữ).
- Nhân viên hành chính: 03 người (02 nữ).
- Giáo viên: 26 người (có 02 giáo viên tiếng Anh, 01 giáo viên Hát nhạc, 01
giáo viên Mỹ thuật, 01 giáo viên thể dục).
Trong đó:
- Trình độ Đại học: 09 cán bộ giáo viên.
5

- Trình độ Cao đẳng: 09 giáo viên.
- Còn lại 100% đạt trình độ trung cấp sư phạm.
* Phân loại giáo viên năm học 2006 - 2007 như sau:
- Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 0
- Giáo viên giỏi cấp huyện: 04
- Giáo viên giỏi cấp trường: 12
* Xếp loại thi đua năm học 2006 - 2007 như sau:
- Chiến sỹ thi đua cơ sở: 02
- Lao động giỏi: 13
Năm học 2006 – 2007 có 10 lớp và 265 học sinh trong đó 130/265 học sinh
là dân tộc. Nhìn chung điều kiên học tập của học sinh khá tốt, chỉ có một bộ phận
nhỏ còn gặp khó khă do phụ huynh chưa quan tâm đúng mức vì nhà nghèo. Tuy
vậy đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép có ý thức học tập tốt.
Với tình hình như trên đã nêu nhà trường đứng trước những thử thách vô
cùng to lớn: Đó là làm gì và làm như thế nào để việc soạn giảng của giáo viên đạt
được kết quả cao, đáp ứng được ngày một cao của xã hội.
Qua kiểm tra hồ sơ giáo án và dự giờ giáo viên, chúng tôi thấy tuy có nhiều
cố gắng nhưng kết quả chưa được là bao. Trước hết xin nêu thực trạng thiết kế kế
hoạch bài học của giáo viên.
b) Thực trạng thiết kế kế hoạch bài học (soạn bài):
Trong năm học 2006 – 2007 qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và đột
xuất cũng như tổng kiểm tra hồ sơ bốn lần trong năm học, chúng tôi nhận thấy có
sự khác biệt ở các nhóm giáo viên khác nhau. Đối với giáo viên tuổi cao hoặc hoàn
cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn thì sự đầu tư cho soạn bài rất hạn chế. Việc lập
kế hoạch bài học chỉ như là chép lại sách giáo viên mà không có sự đầu tư nào
khác, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho bài
giảng. Đặc biệt có trường hợp mượn giáo án cũ rồi chép lại. Những điều đó làm
cho chất lượng giảng dạy kém hiệu quả. Đối với những giáo viên có trình độ
chuyên môn vững thì đã có sự đầu tư nhất định. Khi lập kế hoạch bài học họ đã có
sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như tính đến các yếu tố: Học sinh,

phương tiện dạy học, mày mò các tài liệu tham khảo, chú trọng tới việc phát huy
tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên số giáo viên này chưa nhiều.
Sau đây là kết quả phân loại hồ sơ giáo viên trong năm học 2006 – 2007.
6
Tổng số hồ sơ được xếp loại: 26
- Xếp loại A: 14 hồ sơ.
- Xếp loại B: 10 hồ sơ.
- Xếp loại C: 02 hồ sơ
Việc phân loại kế hoạch bài học mới chỉ dừng ở mức những tiêu chí sau:
- Loại A: Đủ bài soạn, không nhầm lẫn kiến thức, không cắt xén chương
trình, đủ các bước lên lớp, trình bày sạch sẽ, có hệ thống câu hỏi gợi mở hướng
dẫn học sinh.
- Loại B: Như các tiêu chí của loại A nhưng còn một số bài soạn sơ lược.
- Loại C: Bài soạn sơ lược nhiều, trình bày chưa khoa học.
Tóm lại: Thực trạng việc thiết kế kế hoạch bài học là: Đủ bài, đúng phân
phối chương trình. Một bộ phận giáo viên nòng cốt có ý thức trách nhiệm tốt đầu
tư nhiều cho bài soạn. Song song với những thiết kế tốt vẫn còn nhiều giáo án sơ
lược, chưa chú ý dúng mức đến phương pháp dạy học đặc thù đối với từng đối
tượng học sinh, những giáo án này thể hiện trình độ chuyên môn hạn chế của giáo
viên, năng lực sư phạm yếu hoặc bị ảnh hưởng của lối làm việc được chăng hay
chớ, thiếu đầu tư suy nghĩ tìm tòi.
c. Thực trạng về thi công bài giảng trên lớp.
Việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên là công việc hàng ngày của mỗi cán
bộ giáo viên cần phải nghiêm túc thực hiện:
Về giờ giấc 100% giáo viên thực hiện lên lớp đúng giờ, đảm bảo thời gian
các tiết học. Tư cách tác phong đĩnh đạc, trang phục gọn gàng, lịch sự. Việc này có
tác dụng tới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo cho các em có nề nếp, tác
phong nhanh nhẹn, làm việc có giờ giấc.
Đối với nội dung bài giảng, trong quá trình kiểm tra giờ dạy của ban giám
hiệu cũng như qua các biên bản nhận xét giờ dạy của các tổ khối chuyên môn có

thể nhận định như sau.
Số lượng giờ lên lớp đảm bảo được mục tiêu đề ra chiếm khoảng 80%. Số
giờ dạy không sử dụng đồ dùng trực quan chiếm 20%, số giờ tổ chức tốt lớp học
chiếm 75%. Số giờ dạy học chỉ chú ý đến phương pháp mà không chú nhiều đến
nội dung chiếm 20%. Số giờ áp dụng các phương pháp thuyết trình một cách đơn
thuần chiếm tới 25%.
7
Từ những số liệu nêu trên cho thấy việc thực hiện tốt cả 3 phương diện: Mục
tiêu, nội dung, phương pháp chiếm tỉ lệ còn thấp. Đặc biệt các giờ dạy chay chiếm
quá nhiều cho thấy việc đầu tư tìm tòi, tận dụng khả năng hiện có của cơ sở vật
chất nhà trường cũng như bản thân giáo viên còn nhiều hạn chế. Điều này một mặt
do tâm lý ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học, mặt khác cũng cho thấy bộc lộ rõ nét
việc sử dụng trang thiết bị dạy học còn nhiều lúng túng ở nhiều giáo viên. Bên
cạnh đó việc thực hiện giờ lên lớp đối với giáo viên có thâm niên công tác lâu năm
thì thường chú ý đến nội dung bài là chính sao cho chuyền đạt hết nội dung bài là
được, còn việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thì thực hiện chậm. Còn
các giáo viên trẻ lại theo xu hướng ngược lại, nghĩa là chú ý quá nhiều đến phương
pháp mà không mở rộng, làm rõ nội dung cần lĩnh hội cho học sinh.
Từ thực trạng như vậy dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa được
cao, học sinh tiếp nhận tri thức một cách thụ động, kiến thức không sâu, thiếu tính
bền vững.
Chung quy lại cho thấy thực trạng giờ lên lớp của giáo viên trong nhà trường
là: Tác phong mẫu mực, ở mức độ nhất định đã làm chủ được giờ giảng song bên
cạnh đó còn nhiều khiếm khuyết như: Một số ít giáo viên chưa thực sự vững về
kiến thức và phương pháp, đặc biệt việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn
chế, việc phối kết hợp các phương pháp dạy học trong một giờ sao cho hiệu quả
nhất chưa được tốt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng nêu trên là: Một số
giáo viên chưa được đào tạo chính quy mà được đạo tạo theo hệ trung học hoàn
chỉnh nên năng lực có nhiều hạn chế, việc tự học và tự bồi dưỡng chưa thường
xuyên và gặp không ít khó khăn do điều kiện gia đình không cho phép. Do vậy có

giáo viên chưa bắt kịp với đà đổi mới hiện nay. Điều đáng mừng là từ năm học
2005 - 2006 đến nay, phòng học, bàn ghế đã được đầu tư mới, đầy đủ đúng quy
cách, đủ điều kiện cho dạy và học 2 buổi/ngày.
II. NỘI DUNG.
1. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần.
Tổ, khối chuyên môn ở trường Tiểu học là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt
động chuyên môn của mỗi thành viên trong khối. Để tiện cho việc chỉ đạo chuyên
môn của tổ trưởng nhà trường đã biên chế mỗi khối lớp một tổ chuyên môn. Việc
chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy được triển khai trược tiếp từ ban
giám hiệu tới tổ trưởng tổ chuyên môn. Trong quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch
8

×