Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành (16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.16 KB, 51 trang )

1
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm của việc phân tích báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính:
Là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh
doanh, là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài
chính đã qua và hiện tại. Phân tích tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu
trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng
tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.
1.1.2. Nội dung các báo cáo tài chính :
Hệ thống báo cáo tài chính của một công ty gồm có:

Bảng cân đối kế toán


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh



Ngoài ra, còn có hai bảng báo cáo thuộc hệ thống báo cáo tài chính của

một công ty là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Nhưng
do đề tài nghiên cứu nghiêng về phân tích tình hình tài chính nên chỉ cần sử dụng
số liệu cung cấp từ hai bảng: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là đủ. Cho nên hai bảng sau đã không sử dụng trong đề tài nghiên cứu
này.


1.1.2.1 Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng
khác nhau bên ngoài cũng như bên trong công ty. Đây là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản
đó của công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Cơ cấu
của bảng cân đối kế toán gồm hai phần: tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn bằng
nhau.
Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của công ty tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá
trình kinh doanh của công ty. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


2
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại công ty vào
thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của công ty
đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở công ty. Nguồn vốn được chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Do bảng cân đối kế toán mang tính chất thời điểm nên đã làm ảnh hưởng đến
công tác phân tích tình hình tài chính, đó là vì dữ liệu mà chúng cung cấp đã thuộc
về quá khứ trong khi phân tích lại đang hướng đến tương lai.
1.1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được gọi là báo cáo thu nhập hay

báo cáo lợi tức, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh
của đơn vị qua một kỳ kế toán kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm hai
phần chính:
Phần lãi (lỗ): Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
và các khoản phải nộp khác.
1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính:
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng
về vốn của công ty. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng trong các chức năng quản
trị có hiệu quả ở công ty. Phân tích là quá trình nhận thức kinh doanh, là cơ sở đưa
ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá
và đưa ra những hành động cần thiết để cải thiện tỉnh hình hoạt động kinh doanh
của công ty.
1.3 Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính:
1.3.1 Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang chính là việc xem xét , nhìn nhận
đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty . Mục đích cụ thể của việc phân
tích là đưa ra những đánh giá sơ bộ ban đầu về tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn
của công ty . Tài liệu phân tích chủ yếu là bảng cân đối kế toán của công ty
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


3
BÁO CÁO THỰC TẬP


GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

1.3.2 Phân tích theo chiều dọc:
Phân tích theo chiều dọc là việc xác định tỷ lệ tương quan giữa các khoản mục
trên báo cáo tài chính qua đó xem xét đánh giá thực chất xu hướng biến động một
cách đúng đắn mà phân tích theo chiều ngang không thể thực hiện được.Với báo
cáo quy mô chung , từng khoản mục được thể hiện bằng 1 tỷ lệ kết cấu so với 1
khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc giúp ta
đưa về 1 điều kiện so sánh , dễ dàng thấy được kết cấu của từng chi tiêu bộ phận so
với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm như thế nào, từ đó đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính:
1.4.1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:
1.4.1.1 Phân tích tình hình chung:
Để phân tích khái quát tình hình tài chính, trước hết xem xét ở sự thay đổi của
bảng cân đối kế toán, tức là sự tăng giảm về mặt tổng số tài sản và nguồn vốn. Sự
thay đổi này nói lên sự thay đổi về qui mô hoạt động của công ty. Dùng phương
pháp liên hệ cân đối đã nghiên cứu, lần lượt phân tích những nguyên nhân đã ảnh
hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. Bằng cách đó,
chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của
bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân bằng:
Tổng tài sản = Tổng khoản nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Việc đánh giá khái quát bảng cân đối kế toán được thực hiện thông qua sự so
sánh các số liệu, các chỉ tiêu tổng thể trên bảng cân đối này.
1.4.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán:
1.4.1.2.1 Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản:
Bất kỳ công ty nào muốn thành lập cũng như đang hoạt động khâu đầu tiên là
phải có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh có thể tồn
tại dưới nhiều hình thức khác nhau và hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng

nhìn chung vốn của công ty chia làm hai loại: Tài sản lưu động và tài sản cố định.
1.4.1.2.1.1 Tài sản lưu động:
Vốn bằng tiền: Bất kỳ một công ty nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm đến ba
mục đích sau: mục đích mua bán, dự phòng và đầu cơ.
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


4
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Các khoản phải thu: Đây là phần tài sản theo dõi các khoản phải thu nhằm xác
định thực trạng của các khoản phải thu và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách
thu tiền của công ty.
Hàng tồn kho: Để dự trữ hàng tồn kho công ty phải tốn kém chi phí. Có hai
loại chi phí liên quan đến việc dự trữ hàng tồn kho là chi phí đặt hàng và chi phí lưu
trữ hàng tồn kho.
Vốn lưu động: là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình kinh doanh,
là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, tồn tại dưới các hình thức
nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ.
Vốn lưu động là một bộ phận tạo nên nguồn tài chính của công ty.
1.4.1.2.1.2 Tài sản cố định:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng,
và thời gian sử dụng ít nhất trên một năm.
Tài sản cố định trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhiều chu
kỳ nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và giá trị hao mòn tài sản cố
định được chuyển dần vào sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
1.4.1.2.2 Phân tích sự biến động và kết cấu nguồn vốn:
Phần này phản ánh những nguồn vốn mà công ty quản lý và đang sử dụng vào

thời điểm lập báo cáo tài chính. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các
nhà quản trị công ty thấy được thực trạng tài chính của công ty đang quản lý sử
dụng. Về mặt pháp lý, nhà quản trị thấy được trách nhiệm cua mình về tổng số vốn
được hình thành như: vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và các đối tượng khác, các
khoản phải trả, phải nộp ngân sách, các khoản phải thanh toán với công nhân.
Nợ phải trả: Đây là số vốn mà công ty vay ngắn hạn hay dài hạn. Loại vốn này
công ty chỉ được dùng trong một thời gian nhất định với kỳ hạn phải trả lại cho chủ
nợ.
Vốn chủ sở hữu: Loại vốn này thuộc sở hữu của chủ công ty hay những bên
góp vốn, phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán, sử dụng được vô
kỳ hạn. Gồm:
Vốn kinh doanh: Được hình thành từ: nguồn vốn pháp định và nguồn vốn tự
bổ sung
Quỹ và dự trữ: Gồm quỹ dự trữ, quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi. Được hình thành từ lợi tức sản xuất kinh doanh và công ty dùng vào
việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh hay dự trữ để dự phòng những rủi ro
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


5
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

bất ngờ, hay là để khen thưởng, trợ cấp mất việc làm, làm những công việc phúc lợi
phục vụ người lao động.
Lợi nhuận chưa phân phối: Đây là số lợi tức do hoạt động sản xuất kinh doanh
chưa được phân phối hoặc chưa được sử dụng.
1.4.1.3. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm

tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá
vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của
hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Từ đó, đánh giá xu
hướng phát triển của công ty qua các kỳ khác nhau. Khi phân tích báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh ta cần xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi
(lỗ) giữa kỳ này so với kỳ trước. Thông qua việc so sánh cả về tương đối lẫn tuyệt
đối, tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động đó. Đồng thời, giải trình lợi nhuận
thuần thu từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm do nhân tố nào tác động.
1.4.2 Phân tích các tỷ số tài chính:
1.4.2.1 Các tỷ số thanh toán
1.4.2.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Chỉ tiêu này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn
hạn, là thước đo khả năng có thể trả nợ của công ty. Nó chỉ ra phạm vi, qui mô và
các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển
thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ.
Hệ số thanh toán hiện thời

=

Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn

1.4.2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Ngoài tỷ số thanh toán hiện thời và vốn luân chuyển, người ta còn xác định
khả năng thanh toán nhanh của công ty thông qua những tài sản quay vòng nhanh.
Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền
mặt, nó không bao gồm hàng tồn kho hay tài sản dự trữ. Do đó, tài sản quay vòng
nhanh là tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho hay tài sản dự trữ. Hệ số thanh toán
nhanh là chỉ tiêu đánh giá khá khắt khe về khả năng thanh toán. Nó đo lường mức
độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mối

quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền với nợ ngắn hạn. Hệ số
này càng cao thể hiện khả năng thanh toán càng lớn.
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


6
BÁO CÁO THỰC TẬP

Hệ số thanh toán nhanh =

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Tài sản lưu động – (Hàng tồn kho + Tài sản dự
trữ)
Nợ ngắn hạn

1.4.2.2 Các tỷ số hoạt động:
Hiệu quả hoạt động hay hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với
sự tồn tại của công ty. Nó là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu và là
thước đo năng lực nhà quản trị công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là có tác
dụng đánh giá chất lượng của công tác quản lý các loại tài sản sử dụng vào mục
đích sản xuất kinh doanh của công ty.
1.4.2.2.1 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (vòng):
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải
thu bằng tiền mặt của công ty, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu
thuần và số dư bình quân các khoản phải thu.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu


1.4.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân (ngày):
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một
công ty. Tỷ số này phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải
thu, nghĩa là bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần

/365

1.4.2.2.3 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi việc xác định qui mô hàng tồn kho như thế
nào để đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất, điều này phụ thuộc vào sự kết hợp của
nhiều yếu tố: thời gian trong năm và loại hình kinh doanh. Một phương pháp để đo
lường tính chất hợp lý và cân đối của hàng tồn kho và so sánh hàng tồn kho với
mức tiêu thụ trong năm để tính tỷ số luân chuyển hàng tồn. Số vòng quay hàng tồn
kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham
gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại.
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


7
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân


Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =

1.4.2.2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Về mặt ý nghĩa, tỷ số
này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định của công ty sẽ tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là
hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
Vòng quay tài sản cố định

=

Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản cố định bình quân

1.4.2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được tính bằng quan hệ
so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động trong kỳ. Nó thể hiện một đồng vốn
lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay vốn lưu động =

Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân

1.4.2.2.6 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản. Nó đo lường sự luân
chuyển của toàn bộ tài sản. Nó phản ánh một đồng vốn của công ty sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tổng tài sản =


Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản bình quân

1.4.2.2 Các tỷ số về đòn cân nợ:
Các tỷ số quản trị nợ phản ánh cơ cấu nguồn vốn của một công ty. Cơ cấu
vốn có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các cổ đông và rủi ro phá sản của một
công ty. Vì vậy, các tỷ số này được xem là một chính sách tài chính nhằm gia tăng
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


8
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

lợi nhuận của công ty. Nó phản ánh sự góp vốn của chủ sở hữu công ty trong tổng
nguồn vốn. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng đối với chủ nợ khi quyết định cho vay.
1.4.2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A):
Tỷ số nợ trên tổng tài sản hay còn gọi ngắn gọn là tỷ số nợ, nó đo lường tỷ lệ
phần trăm tổng số nợ do người đi vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công
ty.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng nợ phải trả
Tổng giá trị tài sản

1.4.2.3.2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E):
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu
của một công ty. Nó là một chỉ tiêu để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản
nợ để phục vụ cho các mục tiêu thanh toán hay không. Tỷ số này càng cao mang lại

hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định và kinh doanh có lãi.
Tỷ số này càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp hoạt động bị
giảm và kinh doanh thua lỗ một mức độ nhất định thì có thể chấp nhận được, nhưng
nợ quá nhiều là một tín hiệu đáng báo động đối với các nhà đầu tư.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

1.4.2.3 Các tỷ số doanh lợi hay tỷ số lợi nhuận:
Khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng của một loạt các chính sách và quyết
định của công ty, đây cũng là đáp số sau cùng về khả năng quản trị của các nhà lãnh
đạo. Đối với các nhà đầu tư chỉ tiêu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước khi
đầu tư vào bất kỳ dự án nào.
1.4.2.4.1 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS):
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận
ròng thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan
trọng hơn nếu chúng ta so sánh với lợi nhuận ròng năm trước. Sự thay đổi mức lợi
nhuận có thể thay đổi về hiệu quả hoạt động và đường lối sản phẩm của công ty.

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


9
BÁO CÁO THỰC TẬP

Tỷ lệ lợi nhuân ròng trên doanh thu =

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm


Lợi nhuân ròng
Doanh thu thuần

1.4.2.4.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, hay khả năng sinh lời
của vốn đầu tư. Được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và
tổng tài sản trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản =

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân

1.4.2.4.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu hay đúng hơn là
đo lường khả năng sinh lời trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư
thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi
nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu =

Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sỡ hữu bình quân

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


10
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm


CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NHÂN KIẾN VĂN
2.1 Lịch sử hình thành:
2.1.1 Lịch sử hình thành:


Tên đơn vị: Công ty TNHH Nhân Kiến Văn



Địa chỉ: 207/15 Lê Văn Thọ, Phường 9, Quận Gò Vấp, TPHCM



Mã số thuế: 0312187579



Công ty thành lập từ năm 2010



Vốn điều lệ: 400.000.000 đ



Số điện thoại: (08) 6289 2556

2.1.2 Quá trình phát triển:

Lúc mới thành lập CÔNG TY TNHH NHÂN KIẾN VĂN chỉ có 04 nhân
viên, đến nay sau hơn 03 năm hoạt động số nhân viên của công ty bình quân 20
nhân viên và phát triển mạnh ngành mua bán máy vi tính, thiết bị văn phòng, kinh
doanh văn phòng phẩm.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động:
2.2.1 Chức năng hoạt động:


Tư vấn và cung cấp phần mềm



Mua bán hàng kim khí điện máy, điện thoại



Mua bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và linh kiện của máy tính

2.2.2 Nhiệm vụ hoạt động


Cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý cho các

khách hàng


Thực hiện chính sách hậu mãi, bảo hành tốt nhằm tạo thương hiệu
vững mạnh.
SVTH: Dương Trần Khánh Linh



11
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

2.3 Tổ chức bộ máy quản lý:
2.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty với cơ cấu đơn giản gọn nhẹ phù hợp với trình độ
năng lực, cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Công ty thực hiện chế độ một Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp. Bộ phận
giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo công việc, đề xuất những vấn đề
có liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng cá nhân chịu trách nhiệm trực
tiếp về kết quả công việc của mình.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức CÔNG TY TNHH NHÂN KIẾN VĂN
GIÁM ĐỐC

PGĐ. KINH
DOANH

PHÒNG
KINH
DOANH

MARKETTING

PGĐ.
NHÂN SỰ

BỘ PHẬN

GIÁM SÁT

PHÒNG KẾ
TOÁN

BỘ PHẬN
GIAO NHẬN KHO HÀNG

Nguồn: (Lấy từ tài liệu của công ty)
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
2.3.2.1 Giám đốc
Là người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm cao nhất trước cơ quan
quản lý nhà nước và các đối tác. Giám đốc tổ chức quản lý một cách tổng quan mọi
vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.2.2 Phó giám đốc kinh doanh:

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


12
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm kiếm đối tác, tham mưa, kiến nghị và
đề xuất với giám đốc những thị trường tiềm năng nhất.
2.3.2.3 Phó giám đốc nhân sự:
Chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng và bố trí nhân sự cho phù hợp với khả
năng trình độ và nhu cầu công việc cụ thể.
2.3.2.4 Phòng kinh doanh:

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc, phòng này thực hiện toàn bộ
công việc kinh doanh, tìm kiếm đối tác, tổ chức mua bán hàng hóa.
2.3.2.5 Phòng Marketting:
Đây là bộ phận hỗ trợ cho phòng kinh doanh và ban Giám Đốc trong việc
nghiên cứu thị trường, phát triển và mở rộng thị trường có tiềm năng tốt, phát triển
mặt hàng mới.
2.3.2.6 Phòng kế toán:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc, phòng kế toán có nhiệm vụ thực
hiện toàn bộ nhiệm vụ có liên quan đến công tác kế toán tài chính của công ty như:
nghiệp vụ thu chi, theo dõi xuất nhập tồn hàng hóa, xuất hóa đơn, tính giá thành,
tính toán lãi lỗ, quyết toán thuế, tính thuế phải nộp nhà nước…Cuối mỗi tháng, mỗi
quý phòng kế toán báo cáo cho giám đốc kết quả kinh doanh đồng thời lập các báo
cáo tài chính để nộp cho cơ quan nhà nước.
2.3.2.7 Bộ phận giám sát:
Bộ phận này hỗ trợ cho Giám đốc việc theo dõi và giám sát, đôn đốc công việc
phòng ban trong công ty. Ngoài ra bộ phận này còn đề xuất với giám đốc khen
thưởng những bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt công việc cũng như xử phạt khi
không hoàn thành công việc được giao.
2.3.2.8 Bộ phận giao nhận:
Thực hiện việc giao nhận,tổ chức quản lý hàng tồn kho.

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


13
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

2.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty.

2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán CÔNG TY TNHH NHÂN KIẾN VĂN

Kế Toán Trưởng

Kế Toán Tổng Hợp

Kế Toán

Kế Toán

tiền mặt

TGNH

Kế Toán
Công Nợ,
Chi Phí

Thủ Quỹ

Tiền Mặt

Nguồn: (Lấy từ tài liệu của công ty)
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
2.4.2.1 Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng do Giám Đốc quyết định, bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu trách
nhiệm trước Giám Đốc về việc thực hiện trách nhiệm được giao. Kế toán trưởng có
nhiệm vụ và quyền hạn:
Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công việc hàng ngày thuộc chức năng,

nhiệm vụ của phòng kế toán.
Tổ chức triển khai các công việc của phòng kế toán theo kế hoạch đã được
Giám Đốc phê duyệt, tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động của phòng trong từng
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


14
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

tháng, từng quý, từng năm để đối chiếu với nhiệm vụ kế hoạch được giao để báo
cáo Giám Đốc công ty.
Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra nhân viên trong phòng, triển khai công
việc đã được phân công cụ thể cho từng người.
Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý toàn bộ tài sản, hồ sơ tài liệu thuộc
phòng kế toán ( trên cơ sở đó phân công người chịu trách nhiệm cụ thể từng phần
việc ).
Có ý kiến đề xuất cho Giám Đốc về việc thay đổi bổ sung nhân sự bộ phận kế
toán cho phù hợp với khối lượng và yêu cầu của phòng kế toán trong từng thời điểm
hợp lý để Giám Đốc quyết định.
2.4.2.2 Kế toán tổng hợp:
Kiểm tra việc ghi chép sổ sách, hạch toán các nghiệp vụ theo đúng chế độ quy
định.
Kiểm tra các số liệu và lập chứng từ kết chuyển chi phí, giá vốn, doanh thu.
Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm cho công ty.
Thực hiện và hạch toán các nghiệp vụ về TSCĐ, phân bổ lao động trong kỳ.
Theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lập các chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ về trích lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ. Chi phí trả trước, phân bổ chi phí trả trước.

Lưu hồ sơ quyết toán, hồ sơ của trưởng phòng kế toán.
In báo cáo chi tiết cho các bộ phận kế toán khi có yêu cầu.
2.4.2.3 Kế toán chi phí:
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán và thực hiện chính xác, kịp thời các
nghiệp vụ bằng tiền mặt thanh toán cho khách hàng và nội bộ của công ty.
Đối chiếu với kế hoạch thu cho từng đợt được Giám Đốc phê duyệt để thực
hiện các nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở kiểm tra các hồ sơ chứng từ được thanh
toán, được phê duyệt hợp lệ.
Hạch toán đầy đủ chính xác và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh theo đúng như
quy định.
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


15
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Lập báo cáo quỹ hàng ngày và tham gia các công tác kiểm quỹ theo quy định
khi có yêu cầu.
Theo dõi và thực hiện báo cáo tình hình công nợ nội bộ và thanh toán tạm ứng
nội bộ.
2.4.2.4 Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Kiểm tra tính hợp lệ các hồ sơ thanh toán và thực hiện chính xác, lập kịp thời
các nghiệp vụ về thanh toán qua ngân hàng, thanh toán tiền hàng, thuế và các khoản
trích nộp khác.
Liên hệ với ngân hàng để giao nhận các chứng từ của ngân hàng (giấy báo nợ,
giấy báo có ) kịp thời.
Hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
tiền gửi, tiền vay, thanh toán qua ngân hàng đúng theo quy định hiện hành.

Kiểm tra thường xuyên số dư tiền gửi và tài khoản tiền mặt, kiểm tra chi tiết
mỗi loại tiền.
Đối chiếu và báo cáo cho kế toán trưởng hàng ngày các khoản tiền gửi ngân
hàng, chi tiết từng nguồn tiền tồn, khoản thu, sổ phụ của các ngân hàng.
Cung cấp kịp thời các chứng từ kế toán, các khoản phí ngân hàng cho kế toán
công nợ để sao giữ và đối chiếu công nợ khách hàng.
2.4.2.5 Kế toán chi phí, công nợ:
Theo dõi tình hình thanh toán và công nợ từng khách hàng.
Kết hợp với kế toán thanh toán qua ngân hàng, tiền mặt để theo dõi công nợ
khách hàng.
Hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ về công nợ, lập báo cáo công nợ
theo đúng quy định.
Hỗ trợ với kế toán ngân hàng để giải quyết những lệnh chi gấp vào buổi chiều
trong ngày.
2.4.2.6 Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, ghi chép sổ quỹ, lập phiếu thu, phiếu chi, quản
lý cơ sở vật chất, trang phục cho nhân viên.
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


16
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Thực hiện chính xác kịp thời và ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thu
chi qua ngân quỹ của công ty.
Giao dịch với các ngân hàng để thực hiện chính xác và đảm bảo trong các
nghiệp vụ giao nhận tiền của công ty.
Kiểm tra cuối ngày, đối chiếu với báo cáo quỹ trong ngày.

Thực hiện kiểm quỹ cuối tháng theo định kỳ.
2.5 Chiến lược, phương hướng phát triển của Công ty
2.5.1Chiến lược phát triển
Mở rộng Công ty thêm một chi nhánh ở quận Thủ Đức.
Tuyển dụng thêm cán bộ, công nhân viên để bổ sung thêm lực lượng còn thiếu
và nhu cầu cho chi nhánh mới.
2.5.2 Phương hướng phát triển
Vì Công ty mới thành lập không lâu, nên nhân sự còn chưa nhiều. Công ty nên
tổ chức thông báo tuyển dụng trên báo chí, website và tổ chức phỏng vấn tuyển
dụng , lựa chọn những đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm để bổ sung vào bộ máy
của Công ty.

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


17
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÂN KIẾN VĂN
3.1 Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Nhân Kiến Văn:
3.1.1 Phân tích tình hình chung:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình
hình tài chính của công ty. Nó còn là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của
công ty tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng
đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và
sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế, tài chính của công ty để định hướng cho

việc nghiên cứu tiếp theo.
3.1.1.1 Phân tích khái quát tổng tài sản:
Bảng 3.1: Khái quát tổng tài sản năm (2011-2013)
Năm
2012

2011
Chỉ tiêu

I. TSLĐ &
ĐTNH

Giá
trị
(trđ)

Chênh lệch
2012/2011
2013/2012

2013

Tỷ
trọng
(%)

Giá
trị
(trđ)


Tỷ
trọng
(%)

Giá
trị
(trđ)

Tỷ
trọng
(%)

+(-)

%

+(-)

%

2,609 90,69

2,557

92.82

2,780

91,87


(51)

(1,98)

223

8,70

7.18

246

8,13

(70)

(26,18)

48

24,49

II.
TSCĐ &
ĐTDH

267

9,31


197

TỔNG TS

2,877

100

2,755 100 3,026
100 (121) (4,23) 270 9,83
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

Qua bảng số liệu trên (bảng 3.1) ta thấy tổng tài sản luôn biến động bất
thường. Cụ thể, tổng tài sản của công ty năm 2012 giảm 121 triệu đồng, tương
đương giảm 4,23% so với năm 2011. Đến năm 2013 hoàn toàn ngược lại, tổng tài
sản của công ty năm 2013 tăng 270 triệu đồng, tương đương 9,83% so với năm
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


18
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

2012. Tốc độ tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 lên 8,70%, tương đương 223 triệu
đồng; bên cạnh đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp
hơn so với tỷ lệ gia tăng của tài sản ngắn hạn. Lượng gia tăng đó tương đương 48
triệu đồng (tỷ lệ ứng với số tiền đó là 24,49%). Tóm lại, Tổng tài sản năm 2013 cao
hơn năm 2012 là do chủ yếu phần gia tăng của Tài sản ngắn hạn.

Mặt khác, tỷ trọng của từng loại tài sản cũng biến động qua từng năm. Tỷ
trọng Tài sản ngắn hạn của DN tăng từ 90,69% năm 2011 lên 92,82% năm 2012, và
tỷ trọng của Tài sản dài hạn giảm từ 9,31% năm 2011 xuống còn 7,18% năm 2012.
Điều này thể hiện năm 2012 công ty đầu tư cho hoạt động mua sắm các loại Tài sản
cố định và đầu tư dài hạn ít hơn so với năm 2011.
Và đến năm tiếp theo của kỳ phân tích, tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn đã giảm
từ 92,82% xuống còn 91,87% năm 2013; và tỷ trọng của Tài sản dài hạn tăng lên từ
7,18% năm 2012 đến 8,13% năm 2013. Điều này có nghĩa là sang năm 2013, công
ty có xu hướng ưu tiên đầu tư cho Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh hơn so với năm 2012.
3.1.1.2. Phân tích khái quát tổng nguồn vốn:
Bảng3.2: Khái quát tổng nguồn vốn năm (2011-2013)
Năm
2012

2011

Chỉ tiêu
I. Nợ
phải
trả
II.
Nguồn
VCSH
TỔNG
NV

Giá
trị
(trđ)


Tỷ
trọn
g
(%)

Giá
trị
(trđ)

2013
Tỷ
Tỷ
Giá
trọn
trọng trị
g
(%) (trđ) (%)

Chênh lệch
2012/2011
2013/2012
+(-)

1,690 58.76 1,525

55.36 1,808 59.76 (165)

1,186 41.24 1,230


44.64 1,317 43.54

2,877

43

%

+(-)

%

(9.78)

283

18.57

3.68

87

7,13

100 2,755
100 3,026
100 (121) (4.23) 270
9.83
(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)


Qua bảng số liệu trên (bảng 3.2) ta thấy song song với sự biến động của tổng
tài sản thì tổng nguồn vốn cũng biến động liên tục qua các năm. Năm 2012 thì tổng
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


19
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

nguồn vốn của công ty đã giảm đi 121 triệu đồng, về tốc độ giảm 4,23% so với năm
2011. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng nguồn vốn giảm đa phần là do khoản nợ
phải trả giảm 165 triệu đồng. Mà khoản nợ phải trả năm 2012 giảm một phần là do
công ty sử dụng lợi nhuận có được để trả bớt nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Đến năm
2013 thì tổng nguồn vốn của công ty tăng 270 triệu đồng về tốc độ tăng 9,83% so
với năm 2012.
Về tỷ trọng các khoản mục trong tổng nguồn vốn cũng luôn biến động. Năm
2011 thì tỷ trọng khoản phải trả trong tổng nguồn vốn là 58.76% đến năm 2012 thì
tỷ trọng này chiếm 55,36%. Điều này cho thấy khoản phải trả của công ty tuy có
giảm đi nhưng giảm không nhiều, chứng tỏ công ty vẫn giữ một mức nợ có thể
kiểm soát được. Đến năm 2013 nợ phải trả tăng lên 59,76% so với năm 2012. Còn
về nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 41.24% năm 2011 và 44,64% năm 2012
trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2013 đạt 43,54% chỉ tiêu này giảm nhẹ so với năm
2012 . Điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty đang
giảm và mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ là cao.
3.1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán:
3.1.2.1. Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản:
Tài sản của công ty là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty, việc phân tích
sự biến động về vốn cũng nhằm để biết được sự thay đổi về vốn qua các thời kỳ của
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm xem tính hiệu quả của việc sử dụng

vốn như thế nào.

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


20
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Bảng 3.3: Sự biến động tài sản trong ba năm (2011-2013)
Năm 2011
Chỉ tiêu
I. TSLĐ và ĐTNH
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản ngắn hạn
khác
5. Hàng dự trữ quốc
gia
II. TSCĐ và ĐTDH
1. Các KPT dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Các khoản đầu tư
dài hạn
4. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TS


2,609,513

Tỷ
trọng
(%)
90.69

153,092
1,102,037
1,354,384

5.32
38,30
47.07

Năm 2012

2,557,942

Tỷ
trọng
(%)
92.82

383,751
1,148,682
1,025,509

267,922
161,042


Giá trị
(ngàn đ)

106,880
2,877,435

Chênh lệch
2012/2011

Năm 2013

Chênh lệch
2013/2012

+(-)

%

+(-)

%

2,780,466

Tỷ
trọng
(%)
91.87


(51,571)

(1.98)

222,524

8.70

13.93
41.68
37.21

238,970
1,245,687
1,295,809

7.90
41.16
42.81

230,659 150.67 (144,781)
46,645
4,23
97,005
(328,875) (24.28) 270,300

-

-


-

-

-

-

-

-

7.18

246,208

8.13

(70,148)

(26.18)

48,434

24.49

5.60

197,774
112,076


4.07

63,110

2.09

(48,966)

(30.41)

(48,966)

(43.69)

3.71
100

85,698
2,755,716

3.11
100

183,098
3,026,674

9.31

Giá trị

(ngàn đ)

Giá trị
(ngàn đ)

(37.73)
8.44
26.36

6.05
(21,182) (19.82) 97,400
113.65
100
(121,719) (4.23) 270,958
9.83
(Nguồn:Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


21
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

TSLĐ và ĐTNH là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung qua bảng phân tích ở trên (bảng 3.3),
ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty luôn biến động liên tục qua ba năm. Trong tổng
TSLĐ và ĐTNH năm 2011 đạt 2,609 triệu đồng, chiếm 90,69 %, tương ứng với nó
là TSCĐ và ĐTDH 267 triệu đồng, chiếm 9,31% so với tổng tài sản trong kỳ.

Trong khi đó vào năm 2012 đạt 2,577 triệu đồng TSLĐ và ĐTNH chiếm 92,82%,
còn TSCĐ và ĐTDH là 197 triệu đồng, chiếm 7,18% so với tổng tài sản. Đến năm
2013 thì TSLĐ và ĐTNH đã tăng lên so với năm 2012 với giá trị tương ứng là
2,780 triệu đồng, về mặt tỷ trọng chiếm 91,87%, bên cạnh đó TSCĐ và ĐTDH là
246 triệu đồng, chiếm 8,13% so với tổng tài sản trong kỳ. Theo số liệu trong bảng
đánh giá (bảng 3.1.2.1), ta thấy giá trị của tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011
giảm 121 triệu đồng, tương đương 4,23%. Năm 2013 so với năm 2012, tổng tài sản
tăng 270 triệu đồng, tương ứng tăng 9,83%. Trong đó, tiền là một loại tài sản có tính
thanh khoản cao nhất, có thể sử dụng để chi cho các mục đích khác nhau cũng đã
tăng từ 153 triệu đồng năm 2011 lên 383 triệu đồng năm 2012. Về mặt giá trị tài sản
tiền tăng lên 230 triệu đồng, về tốc độ tăng 150%. Nhìn chung, nguyên nhân làm
cho vốn bằng tiền tăng nhanh là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của công
ty trong năm 2012 đều tăng. Sang năm 2013 giá trị tài sản tiền giảm 144 triệu đồng
tương ứng giảm 3,73% so với năm 2012 .
Năm 2012 khoản phải thu đã tăng lên 1,148 triệu đồng, về tốc độ thì tăng
41,68%. Nhưng đến năm 2013 thì KPT đạt 1,245 triệu đồng. Còn đối với hàng tồn
kho của công ty năm 2011 là 1,354 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 1,025
triệu đồng nhưng sang năm 2013 thì tăng lên 1,295 triệu đồng. Điều này cho thấy
sự ứ đọng nhiên liệu tại kho cao là dấu hiệu không tốt, vì hiện nay giá cả luôn biến
động nên công ty có chiến lược dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý.
TSCĐ và ĐTDH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích
lâu dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài sản
mà công ty nắm giữ để sử dụng chứ không phải để bán và được coi như những tài
sản dài hạn dùng trong một số năm. Giá trị TSCĐ và ĐTDH năm 2012 so với năm
2011 giảm 70 triệu đồng về giá trị và về tốc độ giảm 26,18%. Cho thấy công ty
không đầu tư thêm máy móc thiết bị nên TSCĐ và ĐTDH năm 2012 giảm xuống.
Năm 2013 TSCĐ và ĐTDH tăng 48 triệu đồng so với năm 2012, nguyên nhân có
thể là do công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ tốt cho công việc nên
SVTH: Dương Trần Khánh Linh



22
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

TSCĐ và ĐTDH năm 2013 tăng lên. Như vậy, qua việc phân tích tình hình biến
động kết cấu tài sản trong ba năm qua của công ty là tương đối hợp lý. Điều này thể
hiện qua tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng tài sản. Điều đó có thể đánh giá
rằng qui mô về vốn đã tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được
nâng cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh càng được mở rộng hơn.
3.1.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một tổng thể thống nhất, đó là lượng tài sản
của công ty. Do đó, ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phân tích kết
cấu nguồn vốn. Việc phân tích này giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ
về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà
công ty gặp phải trong khai thác các nguồn vốn.

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


23
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Bảng 3.4: Sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2011-2013)
Năm 2011
Chỉ tiêu
I. NỢ PHẢI TRẢ

1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
II. NGUỒN VỐN CHỦ
SỞ HỮU
1. Vốn chủ sở hữu
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Lợi nhuận chưa phân
phối
2. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
- Quỹ khen thưởng và
phúc lợi
3. Quỹ dự trữ quốc gia
TỒNG NV

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch
2012/2011

Chênh lệch
2013/2012

+(-)

+(-)


%

183,234
183,234
-

12.01
12.01
-

Giá trị
(ngàn đ)
1,690,887
1,690,887
-

Tỷ
trọng
58.76
58.76
-

Giá trị
(ngàn đ)
1,525,550
1,525,550
-

Tỷ
trọng

55.36
55.36
-

Giá trị
(ngàn đ)
1,708,784
1,708,784
-

Tỷ
trọng
56.46
56.46
-

1,186,548
1,186,548
1,000,000
-

41.24
41.24
34.75
-

1,230,166
1,230,166
1,000,000
-


44.64
44.64
36.29
-

1,317,890
1,317,890
1,000,000
-

43.54
43.54
33.04
-

43,618
43,618
0
-

3.68
3.68
0
-

87,724
87,724
0
-


7.13
7.13
0
-

186,548

6.48

230,166

8.35

317,890

10.50

43,618

23.38

87,724

38.11

-

-


-

-

-

-

-

-

-

2,877,435

100

2,755,716

100

3,026,674

%

(165,337) (9.78)
(165,337) (9.78)
-


-

100
(121,719) (4.23) 270,958 9.83
(Nguồn : Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


24
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

Qua bảng số liệu trên (bảng 3.4) ta thấy, nguồn vốn của công ty có xu hướng
tăng lên vào năm 2011 và lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2012 và lại tăng
trong năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng là do khoản nợ phải trả tăng
và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng trong năm 2013, cho thấy được qui mô của
công ty được mở rộng. Trong đó: nợ phải trả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá
trị các khoản nợ phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh
doanh, tại thời điểm báo cáo. Giá trị khoản nợ phải trả năm 2011 là 1,690 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 58,76%; năm 2011 nợ phải trả giảm xuống còn 1,525 triệu
đồng về giá trị, chiếm 55,36% ,và đến năm 2013 khoản nợ phải trả đạt 1,708 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 56,46%. Điều này cho thấy, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng
nguồn vốn là rất cao và sẽ có xu hướng giảm trong năm tới.
Còn nguồn vốn chủ sở hữu, đó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn
vốn thuộc chủ sở hữu của công ty. Theo kết quả phân tích của bảng trên
(bảng 3.4) ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu thì vẫn có tăng nhưng không nhiều và
không đáng kể. Năm 2012 tăng nhiều hơn năm 2011 về giá trị là 43 triệu đồng, về
tốc độ tăng 3,68%. Năm 2012 lại tăng so với cùng kỳ năm trước về giá trị là 87

triệu đồng, hay tường ứng tốc độ giảm là 7,13%. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì
chủ yếu cấu thành do nguồn vốn quỹ. Với sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu so
với nợ phải trả thì tốc độ tăng chậm hơn dẫn đến tỷ trọng của nguồn vốn vẫn nhỏ
hơn nợ phải trả. Điều này đã khẳng định mức độ tự chủ động về mặt tài chính của
công ty ngày càng có hướng giảm sút.

SVTH: Dương Trần Khánh Linh


25
BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Nguyễn Thị Minh Diễm

3.1.3 Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động Kinh Doanh
Bảng 3.5: Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh (2011-2013)
Năm
Chênh lệch
2011
2012
2013
Chỉ tiêu
(ngàn đ)
(ngàn đ)
(ngàn đ)
2012/2011
%
2013/2012
1. Doanh thu bán hàng
3,058,741

3,645,698
3,907,461
586,957
19.19
261,763
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
38,565
46,585
32,906
8,020
20.80
(13,679)
3 Doanh thu thuần
3,020,176
3,599,113
3,874,555
578,937
19.17
275,442
4. Giá vốn hàng bán
2,105,654
2,243,972
2,676,908
138,318
6.57
432,936
5. Lợi nhuận gộp
914,522
1,355,141
1,197,647

440,619
48.18
(157,494)
52,569
75,265
6. Doanh thu HĐTC
82,728
22,696
43.17
7,463
21,254
32,654
7. Chi phí tài chính
35,076
11,400
53.64
2,422
Trong đó : Chi phí lãi vay
322,659
448,525
8. Chi phí bán hàng
350,985
125,866
39.01
(97,540)
9. Chi phí quản lý DN
180,265
255,736
269,905
75,471

41.87
14,169
442,913
693,491
624,409
10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD
250,578
56.57
(69,082)
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
442,913
693,491
624,409
250,578
56.57
(69,082)
15. Thuế TNDN hiện hành
110,728
173,373
156,102
62,645
56.57
(17,271)
16. Thuế TNDN hoản lại
17. Lợi nhuận sau thuế
332,185
520,118

468,307
187,934
56.57
(51,812)
18. Lãi cổ phiếu(*)
-

%
7.18
(29.36)
7.65
19.29
(11.62)
9.92
7.42
(21.75)
5.54
(9.96)
(9.96)
(9.96)
(9.96)
-

(Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)
SVTH: Dương Trần Khánh Linh


×