Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành (42)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.18 KB, 45 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói rằng, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 yếu tố. Đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất, sức
lao động. Là một trong 3 yếu tố chính của quá trình sản xuất, nếu thiếu vật liệu
thì các Doanh nghiệp không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Mặt khác, chi phí về nguyên liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm vì thế việc sử dụng và hạch toán nguyên vật liệu một cách khoa
học sẽ dẫn tới tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Trong thực tế, vấn đề không đơn giản là có sử dụng nguyên vật liệu là
điều quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất tìm mọi
biện pháp để hoàn thiện công tác kế toán trong đó có kế toán nguyên vật liệu
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận đồng thời
thoả mãn tốt hơn yêu cầu của người dùng. Mặc dù vậy, công tác kế toán vật liệu
vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Cũng như nhiều DN hiện nay, Công ty Cổ
phần sản xuất Thương mại Tân Đức đứng trước vấn đề bức xúc là làm thế nào
để quản lý, hạch toán chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý và sử dụng có
hiệu quả vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh vừa đúng chế độ
chung lại vừa phù hợp với điều kiện riêng của Công ty.
Xuất phát từ những vấn đề trên sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
sản xuất Thương mại Tân Đức trên cơ sở kiến thức có được cùng với sự hướng
dẫn nhiệt tình của Cô giáo, sự giúp đỡ của các cô chú phòng tài vụ của Công ty
Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức em đã chọn đề tài : "Kế toán nguyên vật
liệu tại Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức " làm chuyên đề của
mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức
Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức
Phần III: Giải pháp hoàn thiện kế hoạch NVL tại công ty Cổ phần sản


xuất Thương mại Tân Đức .
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

1


Chuyên đề thực tập
Do thời gian thực tập, nghiên cứu chức năng cũng như khả năng và kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định vì vậy em mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn
Hoàng Thị Hồng Lê và cô chú trong Phòng tài vụ của Công ty để chuyên đề của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

2


Chuyên đề thực tập
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI TÂN ĐỨC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI TÂN ĐỨC
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần sản xuất
Thương mại Tân Đức
- Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức là một đơn vị sản xuất
kinh doanh có tư cách pháp nhân.
- Sở giao dịch: 609 Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội
- Tổng lực lượng lao động 200 người

Trong đó, nhân viên quản lý 50 người
- Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức được Sở kế hoạch
Thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 101956 thành lập ngày
18/11/1998. Hiện nay Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức là nhà
sản xuất bao bì, thực phẩm.
- Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức được thành lập với tổng
số vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế
thị trường, chính sách đa dạng hoá, sản phẩm, Công ty vừa sản xuất những mặt
hàng truyền thống vừa sản xuất những mặt hàng thiết yếu mà thị trường cần. Vì
vậy hoạt động sản xuất của Công ty đã có những sự chuyển biến tích cực, điều
đó thể hiện thông qua giá trị sản lượng tổng doanh thu cũng như lợi nhuận đều
tăng lên. Để có được thành quả đó là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty. Công ty đã năng động chuyển hướng sản xuất và
quản lý theo hướng đa dạng hoá mặt hàng với rất nhiều chủng loại sản phẩm
chất lượng tốt, lấy thị trường trong nước làm trọng tâm hướng tới xuất khẩu.
- Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển công ty đã có những hướng
đi đúng đắn trong việc tổ chức cũng như trong việc quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh, công ty không những tồn tại được mà ngày càng khẳng định được vị
trí của mình trong nền kinh tế thị trường.

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

3


Chuyên đề thực tập
1.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần sản xuất
Thương mại Tân Đức
Hiện nay, Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức sản xuất kinh
doanh các mặt hàng sau.

* Hàng phức hợp: Túi thuốc bột Glucose, túi ví Doly, túi ví Joly, săm sao
vàng, thuốc lào Hồng Phúc.
* Hàng in: Khay bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà….
* Bao bì nhựa PP: Túi khăn thơm Conveient.
* Bao bì nhựa PE: Túi thuốc nổ, túi băng vệ sinh, Swar mảnh, túi PE
60x90, túi PE 60x120, túi đựng phích 21, 11 túi đựng phích 30, 55.
* Các loại màng: Màng co, màng cuốn lớp.
1.2. Chức năng
Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức với chức năng sản xuất
kinh doanh các mặt hàng trong lĩnh vực bao bì.
Hiện nay, Công ty đang là nhà phân phối chính thức các sản phẩm bao bì
hàng đầu Việt Nam như Hữu Nghị, Rạng Đông, Z113, Inoue… nhờ có khả năng
ổn định tính chuyên nghiệp cao trong sản xuất kinh doanh khả năng bảo hành và
hỗ trợ kỹ thuật ở mức tối đa, những mặt hàng INPA cso tham gia phân phối luôn
được khách hàng tin tưởng và đặt doanh số cao.
Khi mới thành lập với quy mô nhỏ và thời gian hoạt động chưa dài vì vậy
Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức đã gặp rất nhiều khó khăn trong
việc quản lý sản xuất tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ cũng như khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Trải qua hơn 11 năm
hoạt động Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân Đức đã tìm ra hướng phát
triển bền vững và có hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh thương mại của
mình và thực tế Công ty đã trở thành nhà sản xuất, phân phối có tên tuổi với
những sản phẩm được thị trường công nhận.
2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất của Công ty.
Quy trình sản xuất của Công ty là một quy trình phức tạp kiểu chí biến
song song. Quy trình sản xuất của sản phẩm bao gồm những giai đoạn chế biến
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

4



Chuyên đề thực tập
khác nhau, giữa giai đoạn có thể gián đoạn về kỹ thuật nhiều bộ phân có quy
trình công nghệ riêng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nói chung là
giống nhau nhưng do tính chất đặc điểm của sản phẩm khác nhau nên cấu trúc
khác nhau.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.
NVL ban đầu

Chế tạo thổi màng

Nhập kho thành
phẩm

Gia công hoàn
thành sản phẩm

Gấp tay

In mầu, đục lỗ,
cuộn lốp

Gấp tay SP

Hoàn thành SP

Nhập kho thành
phẩm

3. Đặc điểm tổ chức quản lý

Do chủng loại mặt hàng sản xuất rất đa dạng nên để đảm bảo cho quy
trình sản xuất có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô
hình quản lý tập trung với bộ máy, quản lý gọn nhẹ, thông tin thống nhất kịp
thời tạo điều kiện cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm.

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

5


Chuyên đề thực tập
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Ban giám đốc

Phòng
hành
chính

Phòng
tài vụ

Phòng
TCL
Đ tiền
lương

Phòng
kinh

doanh

Phòng
kế
hoạch

Phòng
kỹ
thuật

Phân
xưởng
thổi
màng

Phân
xưởng
gấp
tay

Phân
xưởng
in màu

Phân
xưởng
dụng
cụ in
màu


Bộ máy của Công ty được phân chia các bộ phận khác phụ với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn khác cụ thể:
Ban giám đốc gồm 03 người:
- Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hành vi
pháp nhân và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách về công tác kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất
và an toàn lao động.
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách công tác kinh doanh và vấn đề tiêu
thụ sản phẩm của Công ty.
Các phòng ban chức năng:
- Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch cho sản xuất
từ đó lập ra các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất đó.

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

6


Chuyên đề thực tập
- Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ mua NVL, sản phẩm của Công ty xây
dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện Marketing, tổ chức tham gia các đợt
triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty.
- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ giám sát về tài chính nhằm theo dõi mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thái tiền tệ kế hoạch các
khoản chi phí xác định kết quả kinh doanh, cung cấp thông tin một cách kịp
thời về tình hình sản xuất kinh doanh cho giám đốc để từ đó có thể đưa ra quyết
định đúng đắn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Phòng TCLĐ tiền lương có nhiệm vụ quản lý cán bộ công nhân viên
toàn Công ty, quản lý sắp xếp lao động, các chế độ chính sách quản lý mức lao

động xây dựng đơn giá tiền lương.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ tiếp khách, quan hệ công tác theo dõi
và quản lý giấy tờ đi đến nội bộ quản lý con dấu , chịu trách nhiệm công tác văn
thư, in ấn và phát hành các văn bản công văn, cấp phát văn phòng phẩm chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế hoàn thiện quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm theo dõi chế thử sản phẩm mới, xây dựng định mức tiêu hao
NVL. Quản lý hồ sơ liên quan đến kỹ thuật sản phẩm, quản lý chất lượng sản
phẩm, kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm theo quy trình công nghệ, kiểm tra
NVL mua về kho dự phòng.
- PX thổi màng: Chịu trách nhiệm tạo phôi thổi màng cho các sản phẩm
bao bì.
- PX gấp tay: Chịu trách nhiệm gấp các sản phẩm bao bì để in màu.
- PX in màu: chịu trách nhiệm in các màu tạo trang trí cho sản phẩm
- PX dụng cụ in màu: chịu trách nhiệm cung cấp các loại mẫu cần thiết
cho sản phẩm.
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán của Công ty được tập trung ở phòng tài vụ dưới phân
xưởng cũng có kế toán phân xưởng nhưng chỉ làm nhiệm vụ thống kê tập hợp
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

7


Chuyên đề thực tập
các số liệu và ghi chép ban đầu gửi lên phòng kế toán bộ máy kế toán có nhiệm
vụ là giám sát tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình thanh toán và
chiếm dụng vốn của Công ty phân phối lợi nhuận thành ra các quỹ và giám sát
việc sử dụng các quỹ đó. Hàng tháng, quý, năm, kế toán tập hợp báo cáo tổng

kết hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất và quản lý của Công ty, hơn nữa
để việc tổ chức kế toán có hiệu quả và đảm bảo lãnh đạo thống nhất tập trung cả
kế toán trưởng, đông thời sự chuyên môn hoá của cán bộ kế toán mà bộ máy kế
toán của công ty được phân công cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu với chức năng là phụ trách chung
toàn bộ các công việc của phòng. Kế toán trưởng giúp giám đốc ký kết các hợp
đồng kinh tế đồng thời làm công tác Kế toán TSCĐ.
- Một kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng.
- Một kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương và BHXH
- Một kế toán chi tiết giá thành sản phẩm và hạch toán kinh tế phân xưởng
kiêm kế toán vật liệu.
- Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ
- Một kế toán vật liệu
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Bộ
máy
KT
tổng
hợp

NH

Bộ
phận
KT
thanh

toán

lương

Bộ
phận
KT
thành
phẩm
và tiêu
thụ

Bộ
phận
KT
vật
liệu

Bộ
phận
KT chi
tiết giá
thành

Bộ
phận
kế
toán
TSCĐ


Kế toán các phân xưởng

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

8


Chuyên đề thực tập
PHẦN II: THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TÂN ĐỨC
I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẬT LIỆU CÔNG TY
1. Đặc điểm chung của vật liệu.
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều chủng
loại khác nhau. Với việc sản xuất nhiều sản phẩm như vậy ta có thể thấy vật liệu
chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong Công ty. Trong chi phí sản xuất sản
phẩm thì chi phí vật liệu chiếm tới 60-70% không những thế nguyên vật liệu
trong Công ty rất đa dạng và phức tạp với khối lượng lớn như nhựa, các loại
mực, dung môi….
Do đó việc quản lý và sử dụng vật liệu gặp không ít khó khăn với đặc
điểm như trên việc quản lý vật liệu là rất cần thiết ở Công ty vì vậy cần phải tổ
chức và quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở các khâu quản lý
vật tư bởi nó góp phần không nhỏ tới hiệu quả của Công ty nên kế toán vật tư
phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà trọng tâm là quản lý nguyên vật liệu.
2. Phân loại Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng và phong phú để công tác quản
lý hạch toán nguyên vật liệu đảm bảo khoa học, hợp lý thì NVL của Công ty
được phân loại dựa trên vai trò, công dụng và chúng bao gồm các loại sau:
- NVL chính: Nhựa, mực các loại, hạt màu, keo phức hợp…
- NVL phục: Máy đục lỗ, máy gấp tay, băng dính, máy cuốn lốp
- Nhiên liệu: Dung môi….

- Phế liệu thu hồi: Chủ yếu là các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán chi tiết vật liệu Công ty tiến hành phân
chia thành từng loại , nhóm, thé khác nhau về việc phân loại được tiến hành
tương đối rõ ràng, cụ thể.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp và sử dụng vật liệu của
Công ty.
Việc thu mua NVL ở Công ty được lập kế hoạch từ trước và việc lập kế
hoạch này là do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

9


Chuyên đề thực tập
sản xuất và định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm , phòng kế hoạch lên
kế hoạch thu vật tư để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên so sự biến động
thường xuyên về giá cả NVL nên việc thu mua của phòng kinh doanh hầu như
không đúng theo kế hoạch đã được lập. Ngoài ra có trường hợp Công ty đã nhập
vật tư về để sản xuất theo đơn đặt hàng khác (nếu cùng chủng loại) hoặc đem
bán để thu hồi vốn chức không nhập kho để dự trữ ở mức tối thiểu. Để thực hiện
tốt vấn đề này, Công ty đã thiết lập một tổ tiếp liệu có nhiệm vụ chuyên tìm hiểu
các nguồn vật tư có giá nhập thấp nhất, địa điểm mua thuận tiện từ đó giảm chi
phí thu mua góp phần hạ thấp chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm. Bên
cạnh đó Công ty còn tổ chức bảo quản vật liệu không để bị mất mát, giảm phẩm
chất ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm.
4. Tính giá vật liệu
Tính giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị vật liệu theo
những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất, chính xác
và đầy đủ.
Tính giá vật liệu là khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán

vật liệu, để biết được chi phí thực tế nguyên vật liệu trong sản xuất cần phải tính
giá vật liệu đầy đủ chính xác.
4.1. Tính giá vật liệu nhập kho
Vật liệu Công ty sử dụng được thu mua từ nhiều nguồn gốc khác nhau cả
trong nước và nước ngoài. Với các nguồn thu mua khác nhau thì giá vốn thực tế
của vật liệu nhập kho cũng khác nhau.
- Đối với vật liệu mau ngoài:
+ Trị giá vốn VL nhập kho = Giá mua ghi trên HĐ + Thuế NK + Chi phí
mua - các khoản giảm trừ (nếu có).
Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vì
vậy gia mua ở đây là giá mua chưa có thuế.
Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 001128 ngày 5/1/2008 Công ty mua nhựa
của Công ty CP Hoá chất nhựa.
Trên hoá đơn GTGT ghi:
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

10


Chuyên đề thực tập
Giá mua chưa thuế:

57877.000

Thuế GTGT:

5.787.700

Tổng cộng tiền TT:


63.664.700

Giá vốn thực tế nhập kho được xác định: 57.877.000
- Đối với vật liệu nhập kho thuê ngoài gia công chế biến:
Trị giá NVL
nhập kho

=

Trị giá NVL

+

thuê gia công

Chi phí vận chuyển cả
đi và về

- Đối với vật liệu thu hồi nhập kho;

Giá phế liệu thu hồi
nhập kho

Giá ước tính có thể tiêu

=

thụ trên thị trường

Ví dụ: Trong tháng 12/2007 Công ty thu hồi 142 khay hộp mực màu bị lỗi

với giá ước tính có thể tiêu thụ trên thị trường là 12.000đ. Như vậy giá phế liệu
có thể thu hồi là 142 x 12.000 = 1.704.000đ
4.2. Tính giá vật liệu xuất kho
Do Công ty sử dụng nhiều loại NVL, việc nhập xuất diễn ra thường xuyên
hàng ngày nên kế toán có thể là giá ghi trên hoá đơn mua hàng cuối cùng của
tháng trước làm giá hạch toán.
Do sử dụng giá hạch toán nên Công ty sử dụng phương pháp hệ số giá,
không sử dụng một trong 4 phương pháp theo chuẩn mực kế toán số 02 đã trình
bày ở Phần I.
Theo phương pháp hệ số giá thì hàng ngày DN sử dụng giá hạch toán để
theo dõi tình hình nhập xuất NVL, cuối tháng điều chỉnh giá hạch toán thành giá vốn thực tế
NVL xuất dụng dựa vào hệ số giá.

Tổng trị giá thực tế
Hệ số giá

=

NVL tồn đầu kỳ
Tổng trị giá hạch toán
NVL tồn đầu kỳ

+
+

Tổng trị giá thực tế
NVL nhập trong kỳ
Tổng trị giá hạch toán
NVL tồn đầu kỳ


Cuối kỳ căn cứ vào hệ số giá và trị giá hạch toán xuất kho để tính giá thực
tế xuất kho.
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

11


Chuyên đề thực tập
Giá vốn thực tế xuất kho = Tổng trị giá hạch toán xuất kho x Hệ số giá
Ví dụ: Trích dẫn tài liệu về quá trình nhập kho Nhựa trắng.
Tháng 1/2008 Công ty mua Nhựa trắng của Công ty Cp Hoá chất nhựa.
Hoá đơn GTGT do bên bán gửi kèm như sau.

HOÁ ĐƠN GTGT
Liên 2: (Giao cho khách hàng)
Ngày: 5/1/2008

Đơn vị bán hàng: Công ty CP Hóa chất Nhựa
Địa chỉ: 44 ngõ 173 Hoàng Hoa Thám - Hà Nội
Họ tên người mua: Anh Nguyễn Hữu Thành
Đơn vị: Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Tân

Số TK
Mã số 0100232667
Số TK
Mã số 0100103626

Đức
Địa chỉ: 609 - Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt

TT

Tên hàng
ĐVT Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Nhựa trắng
Kg
9335
6200
57.877.000
Cộng tiền hàng:
57.877.000
Thuế suất GTGT: 10%
Cộng tiền thuế:
5.787.000
Tổng tiền thanh toán:
63.664.700
Số tiền viết bằng chữ : Sáu mươi ba triệu sáu trăm sáu mươi tư nghìn bảy
trăm đồng

Người mua hàng
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)


Căn cứ vào hoá đơn do bên bán lập, phòng kế hoạch vật tư lập PNK như sau:

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

12


Chuyên đề thực tập

PHIẾU NHẬP VẬT TƯ
Ngày 5/1/2008
Số: 195
Nợ: 1521
Có: 111
Nhập của : Công ty Cổ phần hoá chát Nhựa
Thao số hoá đơn: 0011128
TT
1

Tên, nhãn hiệu ĐVT
quy cách vật tư
Nhựa trắng
Kg

MVT

Số lượng
Theo C.Từ
Thực nhập

9335
9335

Đơn giá Thành tiền
HT
6000
56.010.000

Cộng thành tiền bằng chữ: Năm mươi sáu triệu không trăm mười nghìn
đồng
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)

Người giao hàng
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Trong đó: Cột số lượng do thủ kho ghi
Cột thành tiền: Do kế toán VL ghi khi nhận PNK, ghi theo giá trị hạch toán.
Ví dụ: Trong tháng có nghiệp vụ xuất nhựa trắng cho phân xưởng thổi
màng đê sản xuất hộp thuốc căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho
sản phẩm túi thuốc do phòng kỹ thuật xây dựng và căn cứ vào kế hoạch sản
xuất, phòng kế hoạch vật tư đã lập phiếu xuất kho như sau:

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2


13


Chuyên đề thực tập

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10/1/2008
Số: 156
Nợ:
Có: 1521
Họ tên người nhận : Phân xưởng thổi màng
Lý do xuất: SX hộp thuốc
Xuất tại kho 1521
TT
1

Tên, nhãn hiệu ĐVT
quy cách vật tư
Nhựa trắng
Kg

Thực
xuất

Số lượng
Yêu cầu
Thực xuất
5000
5000


Đơn giá Thành tiền
6000

30.000.000

Viết bằng chữ: Ba mươi triệu đồng chẵn
Xuất ngày 10/01/2008
Người nhận
(Ký, họ tên)

Người viết phiếu
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Cột số lượng: Do thủ kho ghi khi xuất kho
Cột đơn giá: Do kế toán ghi khi nhận phiếu xuất kho do thủ kho chuyển đến.
5. Kế toán chi tiết vật liệu
Để phù hợp với đặc điểm NVL của Công ty đó là rất phong phú, đa dạng,
thường xuyên biến động, công ty đã sử dụng phương pháp sổ số dư vào hạch
toán chi tiết vật liệu. Thực chất của phương háp này là sự kết hợp giữa phương
pháp ghi thẻ song song và phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển.
Cụ thể nội dung và trình tự như sau:
- Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho được mở theo mẫu SCT vật liệu
Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, thủ kho
sẽ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ, đối chiếu số lượng vật liệu thực
tế nhập, xuất với số lượng ghi trên chứng từ, sau đó vào sổ chi tiết vật tư, chỉ ghi
phần số lượng. Cuối ngày, thủ kho tính ra số tổng kho và ghi vào sổ chi tiết của

từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng.
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

14


Chuyên đề thực tập
Định kỳ hàng tháng, thường là đầu tháng sau sau khi ghi xong sổ chi tết vật
tư, thủ cho tiến hành phân loại chứng tư theo PNK,PXK và chuyển cho phòng
kế toán cả PNK,PXK và sổ chi tiết vật tư.
- Ở phòng kế toán : định kỳ một tháng, thường là đầu tháng sau, kế toán
NVL xuống kho nhận chứng từ nhập, xuất và sổ chi tiết vật tư. Tại phòng kế
toán, kế toán tiến hành sắp xếp chứng từ theo trình tự số chứng tư theo mỗi loại
chứng từ để dê dàng cho việc đối chiếu kiểm tra số lượng vật liệu ghi trên PNK,
PXK và số lượng ghi trên sổ chi tiết vật tư ở kho.
Sau đó, kế toán kiểm tra việc tính toán số dư trên sổ chi tiết vật tư nếu
thấy chính xác, kế toán ký xác nhận vào sổ chi tiết vật tư. Đồng thời kế toán ghi
phần giá trị của vật liệu vào PNK, PXK và sổ chi tiết vật tư. Giá trị của vật liệu
được ghi theo giá hạch toán và kế toán sẽ định khoản ngay trên đó để thuận tiện
cho công tác hạch toán sau này. Cơ sở ghi vào sổ số dư là tổng cộng cột nhập,
xuất, tồn cả về số lượng và giá trị ở sổ chi tiết vật tư. Sổ số dư do kế toán lập
được mở cho cả năm và được mở cho từng thứ, từng loại vật liệu. Thực chất sổ
số dư tại phòng kế toán là sổ đối chiếu luân chuyển.
Kết cấu:
Cơ sở số liệu và phương pháp ghi:
- Cột tồn năm trước: Căn cứ vào số liệu của cột tồn năm trên sổ số dư năm
trước chuyển sang.
- Cột nhập trong tháng: Căn cứ vào số liệu trên dòng tổng cộng nhập trên
sổ chi tiết vật tư của từng thứ vật liệu đó.
- Cột tồn cuối tháng: Căn cứ vào số liệu trên dòng tổng cộng cột xuất trên

sổ chi tiết vật tư của từng thứ vật liệu đó.
- Căn cứ vào sổ số dư kế toán tiến hành lập và ghi số liệu vào bảng tổng
hợp nhập, xuất, tồn vật liệu.
Kết cấu: (Biểu số 1)
Cơ sở số liệu và phương pháp ghi:
Cột đầu tháng: Căn cứ vào số liệu dòng tổng cộng cột tồn cuối tháng trên
bảng tổng hợp, nhập xuất, tồn vật liệu của tháng trước đó.
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

15


Chuyên đề thực tập
Cột nhập trong tháng: Căn cứ vào dòng tổng cộng cột nhập trong tháng
theo chỉ tiêu giá trị trên sổ số dư của từng thứ vật liệu cùng tháng.
Cột xuất trong tháng: Căn cứ vào dòng tổng cộng cột xuất trong tháng
theo chỉ tiêu giá trị trên sổ số dư của từng thứ vật liệu cùng tháng.
Biểu số 1:

BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN VẬT LIỆU VÀ CÔNG
CỤ DỤNG CỤ
Tháng 01 - 2008
Tổng hợp kho 1521
Tên vật tư
Hạt nhựa LDPE
Hạt nhựa PP trơn
Hạt nhựa 2LĐE
Hạt nhựa PP rít
Màng OPP
Hạt sứ

Màng CPP
Hạt ta kan

Tồn đầu
tháng
975.918.500
54.863.800
24.630.100
50.236.000
22.234.100
96.364.100
48.752.700
3.884.100

Nhập
166.305.400
420.233.100
0
120.556.600
152.694.300
11.347.500
0
10.149.800

Xuất
643.048.100
401.696.500
104.000
99.667.400
136.882.400

62.492.700
44.019.200
9.300.400

Tồn cuối
tháng
499.175.800
72.358.400
24.526.600
71.125.200
38.046.000
45.218.900
4.733.500
4.733.500

Tổng cộng
6. Tổ chức hạch toán tổng hợp NVL tại Công ty Cổ phần sản xuất Thương
mại Tân Đức .
Do đặc điểm vật liệu của Công ty là đa dạng và phong phú do đó công ty
đã áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán nhập, xuất, tồn VL…
Theo phương pháp này để tổ chức hạch toán tổng hợp NVL và TK khác
có liên quan đến vật liệu cụ thể như sau:

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

16


Chuyên đề thực tập
TK 152: Nguyên vật liệu chính, phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến

động, tăng giảm vật liệu ở Công ty theo giá thực tế. TK 152 được mở chi tiết
thành các TK cấp 2:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1527: Phế liệu
TK 331: Phải trả cho người bán: Theo dõi tình hình thanh toán với người bán.
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, được mở chi tiết thành các TK
TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng thổi màng
TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng in các màu
TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng gấp tay
TK 1544: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho gia công chế biến
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, được mở thành các TK chi tiết sau
TK 6211 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng thổi màng
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng in các màu
TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở phân xưởng in màu
TK 6214 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho gia công chế biến.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn sử dụng các TK 111, 112 …
Do công ty sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ nên hệ thống sổ kế toán
tổng hợp dùng cho hạch toán NVL trong Công ty gồm: Sổ chi tiết, các bảng kê,
bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ và sổ cái TK 152.
6.1. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu
Cũng giống như công tác kế toán chi tiết vật liệu, công tác kế toán tổng
hợp nhập vật liệu là công việc không thể thiếu được trong công tác hạch toán vật
liệu. Ta biết rằng NVL mà công ty sử dụng hoàn toàn là nhập từ bên ngoài, do
đó kế toán tổng hợp nhập vật liệu luôn gắn liền với kế toán công nợ và yêu cầu
phản ánh đầy đủ đúng đắn kịp thời giá thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho
bao gồm:
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2


17


Chuyên đề thực tập
Trị giá vật liệu mua ngoài nhập kho = Giá ghi trên HĐ + Chi phí mua
Vật liệu mua ngoài của Công ty chỉ xảy ra trường hợp hàng hoá và hoá
đơn về cùng tháng chứ không có trường hợp hàng về nhưng hoá đơn chưa về
hoặc ngược lại. Vì điều này nên công ty không mở TK 151 "Hàng mua đang đi
đường" cũng như nhật ký chứng từ số 6 để theo dõi hàng đang đi trên đường và
cũng không phải nhập kho NVL theo giá tạm tính. Việc ghi sổ của kế toán đơn
giản hơn.
Nguyên vật liệu nhập kho không chỉ la mua ngoài mà còn là do thuê ngoài
gia công chế biến, nhập lại do xuất cho sản xuất nhưng dùng không hết hoặc
nhập kho phế liệu thu hồi, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
* Nhập kho vật liệu từ nguồn mua ngoài.
a. Trường hợp mua vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt
Khi nghiệp vụ khinh tế xảy ra thì cùng với việc ghi sổ kế toán, các nghiệp
vụ liên quan đến mua NVL sẽ được phản ánh trên NKCT số 1.
Nhật ký chứng từ số 1: Mở hàng tháng theo các chứng từ kế toán. Căn cứ
để ghi vào nhật lý chứng từ số 1 là các phiếu chi.

Ví dụ: Trong tháng 1/2008 có các nghiệp vụ mua NVL thanh toán trực tiếp bằng
tiền mặt. Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt kế toán ghi vào sổ quỹ như sau.

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

18



Chuyên đề thực tập
SỔ QUỸ
T1/2008

Ngày
tháng

Số phiếu
Thu
Chi

Diễn giải

TK đối
ứng

1/1

2

Mua dầu mỡ

1522 133

3/1

5

Mua máy đục lỗ


1524 133

4/1

7

Mua máy gấp tay

1522 133

5/1

12

Mua hạt nhựa trắng

1521 133

6/1

17

Mua hạt nhựa
2LDPE

1521 133

Cộng 6 ngày:

Số tiền

Thu
Chi
5.850.000
585.000
3.131.000
313.000
670.000
67.000
57.877.000
7.787.700
9.072.000
907.200
83.258.900

Căn cứ vào sổ quỹ kế toán lập báo cáo quỹ:
BÁO CÁO QUỸ
Ngày
1/1
3/1
4/1
5/1
6/1
Cộng

1521

1522
5.850.000

1524


57.877.000
670.000
3.130.000
9.072.000
66.949.000

6.520.000

3.130.000

133
585.000
5.787.700
67.000
313.000
907.200
7.659.900

Định kỳ 6 tháng 1 lần căn cứ vào sổ quỹ kèm báo cáo quỹ kế toán ghi vào

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

19


Chuyên đề thực tập
NKCT số 1:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi có TK 111 – Tiền mặt

Tháng 02/2008
Chứng từ
Số

Ghi có TK 111, ghi Nợ các TK

Ngày

1521

01-06/1

66.949.000

07-12/1

1.600.000

13-18/1

183.455.804

19-24/1
25-28/1
Cộng

1522

1523


6.520.000
171.408.40
0
18.207.500

36.710.000
288.714.804

196.135.90
0

22.697.00
0
22.697.00
0

Cộng có 111

1524

133

331

….

3.130.000

7.659.900


2.004.546

20.632.461

9.762.000

9.780.400

8.848.379
18.745.00
0
10.230.00
0
42.957.92
5

1.395.590

7.930.600

579.267.000

107.528.900

6.486.505

51.832.500
220.884.700

36.174.456


17.692.60
0

969.293.500
550.505.629

Số liệu trên NKCT số 1 sẽ được sử dụng để ghi vào bảng kê số 3 và sổ cáI
TK 152
b/ Trường hợp công ty mua nguyên vật liệu thanh toán bằng chuyển khoản.
Kế toán viết séc số tiền thực tế thanh toán, ghi nhận tờ séc vào bảng kê chi
tiền. Khi nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng và hoá đơn GTGT của hàng
mua về kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ vào hoá đơn GTGT để ghi vào sổ kế
toán đồng thời phản ánh các nghiệp vụ mua vào NVL trên NKCT số 2.
Nhật ký chứng từ số 2: Được mở hàng tháng, theo các chứng từ kế toán.
Căn cứ để ghi vào Nhật ký chứng từ số 2 là giấy báo Nợ của ngân hàng kèm
theo các hoá đơn mua nguyên vật liệu.
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2008 Công ty mua mực trắng của công ty CP
Hoá chất nhựa ngày 31/1 Công ty đã nhận được giấy báo nợ số 20 của Ngân
hàng, thông báo đã chuyển trả tiền cho Công ty CP Hoá chất nhựa số tiền là:
70.951.000 trong đó thuế GTGT là 7.095.100
Căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng kế toán sẽ ghi vào NKCT số 2:

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

20


Chuyên đề thực tập
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2

Ghi có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Tháng 1/2008

Ghi có TK 111, ghi Nợ các TK

Chứng từ
S


Ngày
2/1
5/1
9/1
15/1
23/1
27/1
29/1
31/1
Cộng

Cộng có
111

1521

1522

3.474.000
150.678.500
84.930.500

367.430.900
180.594.100
787.108.000

7.567.000
5.724.700
3.126.300
11.285.500
8.658.500
36.362.000

133
331
970.600
734.400
22.175.500
37.285.300 636.300.000
20.457.700 23.192.000
5.989.500
44.297.000 81.477.000
52.634.000 213.620.000
184.544.000 954.589.000

338
….
180.000

5.111.500
13.853.000


19.144.500

9.256.800
13.731.400
57.204.600
893.766.200
278.920.580
49.800.000
694.784.500
472.658.000
2.470.122.080
823.470.000

Số liệu trên NKCT số sẽ được sử dụng để ghi vào bảng kê số 3 và sổ cái
TK152
c/ Trường hợp công ty mua NVL chưa trả tiền ngay cho nhà cung cấp.
Trong tháng khi có hoá đơn mua vật liệu chưa trả tiền cho nhà cung cấp do
người bán gửi kèm theo, sau khi vật liệu được nhập kho căn cứ vào hoá đơn và
PNK kế toán ghi sổ theo định khoản vào sổ kế toán. Đồng thời với việc phản
ánh tăng giá trị vật liệu nhập kho kế toán còn theo dõi chi tiết thanh toán với
người bán. Để theo dõi chi tiết thanh toán với người bán kế toán công nợ tiến
hành ghi sổ chi tiết TK 331 – thanh toán với người bán.
Sổ chi tiết TK 331: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người bán
về cung cấp vật tư.
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2008 có một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến
phải trả cho người bán như sau: (mau keo phức hợp của Công ty TNHH Cao
Cường).
+ Căn cứ vào hoá đơn số 434 ngày 13/1/2008 và phiếu nhập kho số 234 ngày 13/1/2008
về số NVL mua của Công ty TNHH Cao Cường nhập kho, kế toán ghi:


Nợ TK 1521:
Nợ TK 133:
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

636.300.000
63.630.000
21


Chuyên đề thực tập
Có TK 331: 699.930.000
(Chi tiết công ty TNHH Cao Cường)
Trong tháng Công ty dùng tiền gửi ngân hàng để trả cho Công ty Cao
Cường theo chứng từ số 120, ngày 15/1/2008 số tiền là: 699.930.000 phiếu chi
kế toán ghi:
Nợ TK 331: 699.930.000
(Chi tiết Công ty TNHH Cao Cường)
Có TK 112: 699.930.000
Cuối tháng kế toán ghi vào sổ chi tiết số 2
Cuối tháng tiến hành cộng sổ chi tiết TK 331 để ghi vào Nhật ký chứng từ
số 5.
* Số liệu trên Nhật ký chứng từ số 5 sẽ dùng để ghi vào bảng kê số 3 –
bảng kê tính gia thực tế vật liệu.
* Kế toán nhập kho vật liệu thừa:
Trường hợp vật liệu thửa do kiểm kê. Căn cứ vào biên bản kiểm kê phòng
kế hoạch vật tư sẽ lập bảng kê chi tiết nhập kho. Còn kế toán căn cứ vào bảng
kiểm kê sẽ tiến hành ghi sổ.
Ví dụ: Ngày 04/1/2008 Công ty tiến hành kiểm kê lại vật tư và phát hiện
thừa 135 hạt màu ban kiểm kê đã lập biên bản kiểm kê 012. Căn cứ vào biên bản
kiểm kê, phòng kế hoạch vật tư đã lập phiếu nhập kho và ghi vào bảng kê chi

tiết vật tư nhập kho như sau:

SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

22


Chuyên đề thực tập
BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ NHẬP KHO 152 (4)
Tháng 1/2008
Thành
TK đối
TT
ĐVT Số lượng
tiền
ứng
HT
TT
1 Hạt màu
135
2.295.000 2.268.000
1542
Cộng
Trong quá trình sản xuất có khi xảy ra trường hợp vật liệu xuất dùng cho
Chủng loại

sản xuất nhưng không sử dụng hết, theo nguyên tắc là nhập lại kho. Nhưng do
quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục nên NVL không sử dụng hết
phần lớn được để lại kho phân xưởng để tháng sau sử dụng tiếp và được coi là
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154). Tuy nhiên, vẫn có một số trường

hợp thì nhập lại kho. Khi đó phòng kế hoạch sẽ lập PNK và căn cứ vào PNK vật
liệu thừa không sử dụng hết để kê chi tiết vật tư nhập lại kho. Kế toán căn cứ
vào các PNK để ghi sổ.
Ví dụ: Trong tháng Công ty nhập lại kho Dung môi không sử dụng hết cho
sản xuất theo PNK số 41 với số lượng là 109 hộp trị giá thực tế là 28.028.600đ.
Căn cứ vào PNK phòng kế hoạch đã lập bảng kê chi tiết vật tư nhập kho như
sau:
BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ NHẬP KHO 152 (2)
Tháng 1/2008
TT Chủng loại ĐVT Số lượng Thành tiền
HT
TT
1 Dung môi Kg
109
28,013,000 28,013,000
28,013,00 28,013,00
Cộng
0
0
* Kế toán nhập kho thu hồi phế liệu sản phẩm hỏng.

TKĐƯ
1542

Trong quá trình sản xuất các loại phế liệu như sắt, thép,… hay các sản
phẩm hang nếu bán ngay sẽ bán còn không sẽ được nhập kho. Phòng kế hoạch
lập phiếu nhập kho, lập bảng kê chi tiết vật tư nhập kho (kho 1527). Kế toán vật
liệu ghi sổ khi nhận được các chứng từ ở kho vè và ghi giá theo giá ước tính của
phế liệu hay sản phẩm hang thu hồi được.
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2


23


Chuyên đề thực tập
BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT TƯ NHẬP TẠI KHO
Tháng 1/2008
TT
Tên vật t
ĐVT
1 Hạt màu
kg
Băng dính
2
kg
Cộng TK 541
3 Hạt màu
kg
4 Mực mầu
kg
5 Màng CPP
kg
6 Mực đen
kg
Máy quấy lốp
kg
7 Cộng TK 154 (2)
Tổng cộng 154

Thành

tiền
120.000
212.000
332.000
76.000
45.000
45.000
784.000
28.500
1.235.500
1.567.500

SL
120
212
76
45
45
784
28,
5

Tên PX
Thổi màng

TKĐƯ
1541

Thổi màng


1541

In các màu 1
In các màu 2
Thổi màng
Co các màu 3

1542
1542
1542
1542

DC in màu

1542

Số liệu ở bảng kê chi tiết vật tư nhập lại kho 152 (2), 152 (4), 152 (7) sẽ
được phản ánh trên NKCT số 7 theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh… Còn cứ
để ghi vào NKCT số 7 (phần 1 – Mục B) là tổng cộng ở các bảng kê này – Phần
ghi nợ TK 152, có các TK 154, 642…
NKCT SỐ 7
Tháng 1/2008

TK ghi Nợ

152
1

152
2


152
3

152
4

152
7

154

Tổng
CP

TK ghi có
Cộng A
1521
1522
28.028.600
1524
2.268.000
1527
1.567.500
….
Cộng B
31.864.100
Số liệu trên NKCT số 7 (phần I – mục B) sẽ được sử dụng để ghi vào bảng
kê số 3 và sổ cái TK 152.
2.3.2.4.2 Kế toán tổng hợp xuất vật liệu

Vật liệu của công ty sau khi về chủ yếu là xuất dùng cho sản xuất sản
phẩm. Bên cạnh đó NVL còn được xuất kho cho các nhu cầu khác của công ty
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

24


Chuyên đề thực tập
như xuất bán hay thuê gia công chế biến. Khi NVL xuất cho các nhu cầu khác
nhau, kế toán phải phản ánh kịp thời và phân bổ chính xác cho các đối tượng sử
dụng theo giá thực tế xuất dùng. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu, cuối
tháng kế toán tập hợp vật liệu tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất kho để ghi sổ kế
toán.
Để tính giá vật liệu xuất kho, công ty sử dụng phương pháp hệ số giá. Việc
tính giá thực tế vật liệu xuất kho được thực hiện trên bảng kê số 3.
Bảng kê số 3 là bảng kê được dùng để tính giá vật liệu xuất dùng trong
tháng.
Hiện nay công ty sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết các nghiệp vụ
nhập xuất vật liệu. Do đó, đến cuối tháng kế toán thực hiện việc tính giá thực tế
cho số vật liệu đó căn cứ vào Bảng kê số 3.
Cùng với việc lập Bảng kê số 3 – Bảng kê tính giá thực tế vật liệu thì hàng
tháng vào cuối tháng kế toán tổng hợp phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng phân
bổ cho các đối tượng sử dụng liên quan vào Bảng phân bổ số 2.
Bảng phân bổ số 2: Là bảng phân bổ vật liệu được lập hàng tháng.
Kết cấu:
Cơ sở số liệu và phương pháp ghi:
Ở công ty trước khi lập bảng phân bổ vật liệu (bảng phân bổ số 2) kế toán
vật liệu mở sổ để theo dõi, tập hợp PXK và phân loại PXK theo tong kho, trong
tong kho lại phân loại theo từng đối tượng sử dụng cụ thể. Do đó thay vì phải lập
bảng kê xuất vật liệu kế toán đã sử dụng sổ theo dõi NVL xuất. Căn cứ vào các

PXK đã được kế toán tập hợp và phân loại cho từng đối tượng sử dụng cụ thể,
đến cuối tháng kế toán tiến hành cộng tổng giá trị hạch toán xuất kho của từng
loại NVL cho từng phân xưởng để ghi vào cột giá hạch toán trên bảng phân bổ
số 2 tương ứng với các đối tượng sử dụng. Đồng thời, kế toán căn cứ vào hệ số
giá đã tính thực tế vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời, kế
toán căn cứ vào hệ số giá đã tính được ở bảng kê số 3 cùng tháng nhân với tổng
giá trị hạch toán sẽ được tổng giá thực tế vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử
dụng để ghi vào cột giá thực tế ở các dòng tương ứng.
SV Trần Thị Thanh Nga – Lớp 5KT2

25


×