Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kinh tế và kế toán (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 79 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nơi thực tập:
TÊN ĐƠN VỊ: EXIMBANK – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI EXIMBANK – CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

MÃ SỐ SV:

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

LỚP:

NIÊN KHÓA: 2012 – 2016

Bình Dương, ngày 16 tháng 02 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu
trong khóa luận được thực hiện tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi
nhánh Bình Dương, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2015


Sinh viên
(ký tên)

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chuyển lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành của em đến quý Thầy Cô
trường Đại học Thủ Dầu Một. Các Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức hết
sức quý báu trong thời gian qua. Kính chúc Thầy Cô thật dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy. Đặc biệt cho em gửi lời cảm
ơn đến Cô người đã tận tình hướng dẫn và góp ý rất kỹ lưỡng, giúp em có thể hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, cùng toàn
thể anh chị cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam –
Chi nhánh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.
Trong thời gian ngắn, nên đề tài còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các Thầy Cô và lãnh đạo Ngân hàng.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh Viên

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP


Họ và tên sinh viên :
MSSV :
Khoá :
1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
Đơn vị thực tập

iii



NHẬN XÉT GIÁO VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................................ ii
NHẬN XÉT THỰC TẬP.......................................................................................................................................... iii
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN......................................................................................................................................... iv
MỤC LỤC................................................................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................................................ ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ........................................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài............................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ.............................................................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế...................................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm:................................................................................................................................................ 4
1.1.2. Đặc điểm.................................................................................................................................................. 4
1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế................................................................................................................... 5
1.1.3.1. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại.................................................................................................... 5
1.1.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại............................................................5
1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng....................................................................................... 6
1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)............................................................................................... 6
1.1.4.2. Phương thức nhờ thu(Collection)....................................................................................................... 7
1.1.4.3. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – cash against documents).............................................9
1.1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)............................................................................................... 10
1.2. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C)......................................................................10
1.2.1. Khái quát về tín dụng chứng từ............................................................................................................... 10
1.2.1.1. Tín dụng chứng từ............................................................................................................................ 10
1.2.1.2. Đặc điểm của giao dịch thư tín dụng................................................................................................ 12
1.2.1.3. Nội dung của thư tín dụng................................................................................................................ 12
1.2.2. Các loại thư tín dụng thông dụng............................................................................................................ 16
1.2.2.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)..............................................................................16
1.2.2.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).......................................................................17
1.2.2.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirm irrevocable L/C)......................................17
1.2.2.4. Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận (Unconfirm irrevocable L/C)............................17

1.2.2.5. Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)......................18
1.2.2.6. Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).............................................................18
1.2.2.7. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)..........................................................................................19
1.2.2.8. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)...................................................................................... 19
1.2.2.9. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)............................................................................................. 19
1.2.2.10. Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)............................................................................20
1.2.2.11. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)............................................................................................ 20
1.2.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.......................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT........................................................................................ 23
2.1. Giới thiệu khái quát về Eximbank – Chi nhánh Bình Dương..........................................................................23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình
Dương.............................................................................................................................................................. 23
2.1.1.1. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam..................................................................................23
2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất........................................24
2.1.2. Cơ cấu tố chức và chức năng của các phòng ban.....................................................................................24
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức.(Hình 2.1).................................................................................................................. 24

v


2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban......................................................................................... 26
2.1.3. Khái quát về các sản phẩm dịch vụ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất..........................................26
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất..............................................27
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn............................................................................................................................. 29
2.1.5.1. Thuận lợi.......................................................................................................................................... 29
2.1.5.2. Khó khăn......................................................................................................................................... 30
2.1.6. Một số chỉ tiêu, kế hoạch trong năm nay................................................................................................. 30
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình
Dương.................................................................................................................................................................. 31

2.2.1. Thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương....................................................................31
2.2.1.1. Sơ lược hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank.........................................................................31
2.2.1.2. Tình hình thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.............................................32
2.2.2. Thực trạng về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương..........33
2.2.2.1. Qui trình thanh toán L/C xuất – nhập khẩu....................................................................................... 33
2.2.2.2. Thực trạng thanh toán L/C xuất – nhập khẩu....................................................................................39
2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi
nhánh Bình Dương........................................................................................................................................... 41
2.2.3.1. Văn bản quy định quy trình thực hiện nghiệp vụ còn bất cập............................................................41
2.2.3.2. Mạng lưới ngân hàng đại lý chưa rộng khắp.....................................................................................42
2.2.3.3. Sự bất cập trong kiến thức ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng.......................................42
2.2.3.4. Trình độ đội ngũ nhân viên cán bộ.................................................................................................... 43
2.2.3.5. Công nghệ........................................................................................................................................ 44
2.2.3.6. Áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng khác.........................................................................................44
2.2.3.7. Công tác tư vấn và hỗ trợ khách hàng............................................................................................... 45
2.2.3.8. Nguồn cung ngoại tệ và sự biến động tỷ giá hối đoái........................................................................45
2.2.4. Đánh giá chung tình hình sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh
Bình Dương...................................................................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NÂNG CAO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.................................................................................................. 48
3.1. Định hướng hoạt động của Eximbank – Chi nhánh Bình Dương....................................................................48
3.1.1. Về định hướng thực hiện chung............................................................................................................... 48
3.1.2. Về dịch vụ.............................................................................................................................................. 48
3.2. Giải pháp phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương........49
3.2.1. Hoàn thiện văn bản quy định cho việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ........................................................................................................................................................... 49
3.2.2. Phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý.................................................................................................. 49
3.2.3. Tăng cường chính sách giữ chân khách hàng........................................................................................... 51
3.2.4. Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ thanh toán...................................................................................... 51
3.2.5. Nâng cấp và đổi mới công nghệ thanh toán............................................................................................. 53

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát................................................................................................ 53
3.2.7. Khai thác tốt các nguồn ngoại tệ và ứng dụng các công cụ phái sinh.......................................................54
3.3. Kiến nghị....................................................................................................................................................... 55
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước..................................................................................................... 55
3.3.2. Đối với Eximbank Hội Sở....................................................................................................................... 58
3.3.3. Đối với Eximbank – Chi nhánh Bình Dương........................................................................................... 59
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 62
PHỤ LỤC 1............................................................................................................................................................. 63
PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THÔNG BÁO L/C/ TU CHỈNH L/C.................................................................64
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ PHÁT HÀNH L/C.................................................................................................................. 65
PHỤ LỤC 4: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÝ THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU.....................................................66

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức Thương mại Thế giới
vii


TTQT

Thanh toán quốc tế

NHTM


Ngân hàng thương mại

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTB

Ngân hàng thông báo

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TTTM

Tài trợ thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

IT (Information Technology)

Thông tin Kỹ thuật

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm ...................................................27
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ theo các năm................................................................ 28
Bảng 2.3. Doanh số thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương..29
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2014 tại Eximbank............................32
Bảng 2.5. Tỷ trọng thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương. ..33
Bảng 2.6. Giá trị thông báo L/C và thanh toán L/C xuất khẩu ................................ 42
Bảng 2.7. Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu ....................................43

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C .......................................................21
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương. ........................25
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng TTQT tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương qua các năm.
.............................................................................................................................. 33
Sơ đồ 2.1. Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn
Nhất. .....................................................................................................................34
Sơ đồ 2.3. Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu............................... 38

x


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập WTO, hoạt động giao thương giữa Việt
Nam và các nước không ngừng mở rộng, và hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân
hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh
toán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp
nào đó, mà yêu cầu đặt ra là các phương thức thanh toán quốc tế phải được thực hiện

nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng
thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian
chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng
thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động
ngoại thương của mỗi nước.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất.
Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua
và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất
do mức độ phức tạp của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) đã sớm đưa các phương thức thanh toán quốc tế nói chung và phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng vào hoạt động kinh doanh, nhưng tại Eximbank –
Chi nhánh Bình Dương cũng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế về cả số lượng và
chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đáp
ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và
sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng
và sự bất cập trong quản lý vĩ mô.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ (L/C) tại Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi
nhánh Bình Dương” là điều cần thiết để tìm ra những mặt hạn chế và đưa ra các giải
pháp thiết thực nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank
– Chi nhánh Bình Dương.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế nói chung và phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.
- Phân tích thực trạng về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại
Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.

- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: doanh số, thu nhập…từ những số liệu thống kê của

bộ phận thanh toán quốc tế và các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh qua các năm của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, nghiên
cứu còn dựa vào các tạp chí nội bộ, chuyên ngành, website của Eximbank Hội sở,
báo cáo thường niên của Hội sở qua các năm và quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân
hàng nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng thanh toán quốc tế tại
Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ phân tích thực trạng và xây dựng
các giải pháp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ của Eximbank – Chi nhánh Bình Dương. Bên cạnh đó, do Eximbank – Chi
nhánh Bình Dương mới được thành lập từ cuối năm 2013 nên nghiên cứu chỉ sử dụng
các số liệu giai đoạn 2013 – 2015 để phân tích.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-

Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu về

doanh số, thu nhập, tốc độ tăng trưởng qua các năm – quý, và những tồn tại trong
toàn bộ quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình
Dương, từ đó cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp.
-

Thông qua thuận lợi và khó khăn, trên cơ sở thực trạng phân tích được, bám


sát định hướng phát triển của Eximbank từ đó nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm
nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh
Bình Dương trong thời gian tới.
2


5. Kết cấu của đề tài
Gồm ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.
- Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nâng cao phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. [1]
1.1.2. Đặc điểm.
- Thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này
sang đồng tiền của nước khác. Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế
thường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như đồng dollar Mỹ

(USD), đồng Euro (EUR), đồng bảng Anh (GBP), đồng Yên Nhật (JPY), đồng
dollar Úc (AUD). Trong đó đồng dollar Mỹ và Euro vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanh
toán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch.
- Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng
cho khách hàng. Đây là dịch vụ mang tính chất vô hình, quá trình cung ứng và tiêu
dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và là dịch vụ không thể lưu trữ được.
- Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: như không
gian và thời gian thanh toán tương đối dài. Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụ
thanh toán quốc tế của các quốc gia không đồng đều. Môi trường pháp lý quốc tế của
thanh toán quốc tế chưa đồng bộ, các tập quán quốc tế của phòng thương mại quốc tế
ICC (The International Chamber of Commerce) ban hành tương đối đầy đủ, nhưng còn
nhiều bất cập trong vận dụng. Trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tế
của các quốc gia chênh lệch rất lớn. Có thể coi đó là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong
thanh toán quốc tế hiện nay.
[1] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống
Kê.

4


- Hệ thống thanh toán quốc tế ngày càng phát triển. Hiện nay phần lớn việc chi
trả trong thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (Society for
Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication – Hội viễn thông tài chính liên
ngân hàng toàn cầu). Theo thống kê của tổ chức này thì có tới 72% các giao dịch tài
chính tiền tệ quốc tế hàng ngày được thực hiện qua SWIFT. Phần còn lại được thực
hiện thông qua con đường điện tín, bưu điện dưới hình thức ủy nhiệm thu, chi hộ lẫn
nhau giữa các ngân hàng. Tỉ lệ trả bằng tiền mặt trong thanh toán quốc tế chiếm một
phần không đáng kể.
1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.3.1. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại

Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, khâu cuối cùng để khép kín một chu
trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc
gia khác nhau trên toàn Thế giới.
TTQT là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động kinh tế
đối ngoại phát triển. Có thể nói nếu không có hoạt động TTQT thì không có hoạt động
kinh tế đối ngoại. Vì vậy, việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, chính
xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của
mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động
ngoại thương.
Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng ngoại thương.
Vì thế, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không một phần
nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không. TTQT tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động XNK, qua
đó phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
1.1.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động của ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động
TTQT mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó

5


không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một hoạt động không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh của NHTM.
+ Trước hết, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có
nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng
thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
+

Thứ hai, thông qua hoạt động TTQT, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt


động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản
lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT với ngân
hàng.
+

Thứ ba, TTQT sẽ giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó

tạo tiền đề cho ngân hàng có thể phát triển tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo
lãnh và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
+

Thứ tư, hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua

lượng tiền ký quỹ.
+

Ngoài ra, hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu

của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng.
Tóm lại, trong xu thế ngày nay hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng
trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Vì
vậy, việc nghiên cứu thực trạng để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ TTQT có ý
nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, đổi mới nền kinh tế đất nước.
1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.
1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa
điểm nhất định.

Có hai hình thức chuyển tiền:
+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)
+ Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)
6


Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh
hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm rà, người
mua và người bán không phải tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau.
- Nhược điểm: Độ an toàn trong thanh toán không cao, không đảm bảo quyền
lợi cho người bán, hàng đã chuyển nhưng việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của
người mua. Trong trường hợp người mua chuyển tiền trước khi giao hàng mà vì
một lý do nào đó, việc giao hàng của người bán chậm trễ, hoặc không đúng theo yêu
cầu thì người mua sẽ ứ đọng vốn.
- Trường hợp áp dụng: phương thức này chủ yếu để thanh toán phi mậu dịch,
các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi thường, còn nếu áp dụng trong thanh toán xuất
nhập khẩu thì chủ yếu đối với khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao.
1.1.4.2. Phương thức nhờ thu(Collection).
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và
chứng từ do người xuất khẩu lập ra.
 Nhờ thu trơn (clean collection): người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng
hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân
hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối
phiếu do mình lập ra.
- Ưu điểm: thanh toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản
- Nhược điểm: là không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng
của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể

nhận hàng mà không trả tiền hay trả tiền chậm. Đối với người mua áp dụng phương
thức này cũng có bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả
tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng theo hợp đồng
hay không.

7


- Trường hợp áp dụng: với phương pháp này, tính an toàn đối với cả người
xuất khẩu và nhập khẩu đều thấp, tốc độ thanh toán chậm. Do vậy, nó ít được sử
dụng trong thanh toán quốc tế, có chăng chỉ là thanh toán các chi phí vận tải, bảo
hiểm, hoa hồng, lợi tức... hoặc khi hai bên mua và bán tin cậy lẫn nhau hoặc hai bên
cùng nội bộ công ty với nhau (công ty mẹ và công ty con).
 Nhờ thu chứng từ (documentary collection): là phương thức trong đó người
xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn
cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều
kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Tùy theo thời hạn trả tiền, nhờ thu chứng từ được chia thành hai loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents Against Payment - D/P): Được sử
dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.
+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents Against Acceptance - D/A): Áp
dụng trong trường hợp nhờ thu trả sau.
-

Ưu điểm: phương thức này đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt người bán

khống chế chứng từ.
- Nhược điểm:
+ Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từ

hàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước. Vì vậy, người mua gặp rủi ro
trong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặc không đúng trong
hợp đồng. Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởng vào khả năng và thiện chí
thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngân hàng tham gia hoàn toàn không chịu
trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải
chịu hết tất cả chi phí chuyên chở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên đường vận chuyển.
+ Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu D/P vì
khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đó
trong khi đã nhận hàng. Thời gian thanh toán bị kéo dài do phải phụ thuộc vào thời
gian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất khẩu đến ngân hàng bên nhập khẩu
8


nên người xuất khẩu phải mất khá lâu mới thu được tiền còn người nhập khẩu thì có lợi
hơn.
-

Trường hợp áp dụng: với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các

chứng từ hàng hoá khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn
phương thức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn và
chi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Do vậy, phương thức
này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ
và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen và tin cậy.
1.1.4.3. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – cash against documents)
Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài
khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ
những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ
xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.
- Ưu điểm:

+ Thủ tục thanh toán đơn giản.
+ Chuyển từ ngân hàng phục vụ người mua qua người bán nhanh.
+ Người bán thanh toán bằng phương thức này rất có lợi: giao hàng xong là được
tiền ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Người mua phải có đại diện hay chi nhánh ở nước người bán vì phải xác nhận
hàng hoá trước khi gửi.
+ Việc ký quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại ngân hàng, nếu
người bán không giao hàng thì tiền ký quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.
- Trường hợp áp dụng: nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau
và nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhà
nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện người
mua về việc giao hàng hóa. Và thường dùng khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thị
trường.

9


1.1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng hầu hết hiện nay
nhờ vào tính chặt chẽ và an toàn của nó cho người bán, người mua, cũng như cho đối
tượng trung gian là ngân hàng. Vì vậy phương thức tín dụng chứng từ sẽ được trình bày
một cách cụ thể và rõ ràng hơn ở mục lớn tiếp theo.
1.2. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
1.2.1. Khái quát về tín dụng chứng từ.
1.2.1.1. Tín dụng chứng từ.
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng
phát hành) mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm
vi số tiền đó nếu người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù

hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng.
Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng
một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy
định đã nêu trong văn bản đó.
Các đối tượng liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ.
+ Người xin mở L/C (Applicant): người mua hay nhà nhập khẩu.
+ Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): người bán hay người xuất khẩu.
+ Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành
L/C theo yêu cầu của Người nhập khẩu.
+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo
L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH.
Ngoài ra còn có:
+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm
của mình sẽ cùng với ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu
trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác

10


nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo L/C hay là một ngân hàng khác do người
xuất khẩu yêu cầu.
+ Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): có thể là ngân hàng mở L/C hoặc có thể
là một ngân hàng khác được ngân hàng mở L/C chỉ định thay mình thanh toán tiền cho
nhà xuất khẩu hoặc chiết khấu hối phiếu.
+ Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Là ngân hàng được ngân hàng mở
thư tín dụng cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng chiết khấu
thường cũng là ngân hàng thông báo L/C.
Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
-


UCP 600: Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ

(Uniform customs and practice for documentary credit –UCP). UCP do phòng
thương mại quốc tế (ICC) phát hành vào 1933. Để phù hợp với thực tiễn thương mại
quốc tế từ lúc ra đời đến nay, UCP đã 7 lần sửa đổi. Tháng 12/2006 ICC ban hành
UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007. UCP 600 là văn bản hiện hành khi sử dụng cần dẫn
chiếu vào L/C.
- URR 725: Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín
dụng chứng từ (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary
credit No.725-URR 725), do ICC ban hành có hiệu lực từ ngày 1/10/2008, được áp
dụng trong trường hợp L/C qui định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng
thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu,...nếu người hưởng
lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân
hàng mở L/C hoàn trả tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân
hàng khác – gọi là ngân hàng hoàn tiền.
- e.UCP: Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại
điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ, ICC cho ra đời văn
bản bổ sung e.UCP được coi là UCP 500.1 có hiệu lực từ tháng 2/2002. Để phù hợp
UCP 600 ICC ban hành e.UCP 1.1 có hiệu lực từ 1/7/2007.
- ISBP-681: Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân
hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard
11


Banking Practice for examination of document under documentary credit). ISBP-681
bao gồm 185 nội dung được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn quí báu về kiểm tra
chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới đồng thời phù hợp với tinh thần
sửa đổi của UCP 600.
- Một số văn bản pháp lý khác: Incoterms 2000, luật hối phiếu,...các tập quán

thương mại quốc tế.
1.2.1.2. Đặc điểm của giao dịch thư tín dụng
- L/C là hợp đồng kinh tế độc lập của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu. Mọi
yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện. Do đó, tiếng nói chính
thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C.
-

L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại

thương, nhưng sau khi được thiết lập thì hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi
L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng
với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên có liên quan đến L/C.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ. Khi
chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu,
mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không hoàn toàn
đúng như ghi trên chứng từ.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: vì giao dịch và thanh toán chỉ
căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu này là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được
thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các
điều khoản và điều kiện của L/C.
- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro vì L/C có ưu điểm vượt trội so với
các phương thức thanh toán khác.
1.2.1.3. Nội dung của thư tín dụng
1. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C.
2. Loại thư tín dụng.
3. Tên, địa chỉ các bên liên quan.
12



4. Số tiền và loại tiền của L/C.
5. Ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực.
6. Thời hạn trả tiền của L/C.
7. Các điều khoản về giao hàng, vận tải.
8. Mô tả hàng hóa.
9. Những chứng từ cần xuất trình.
10. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.
11. Những quy định khác.
12. Chữ ký của ngân hàng mở L/C.

13


Sender bank:
BSABESBB – BANCO DE SABADELL S.A. SABADELL Receiver’s
bank: BFTVVNVX002 – BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (HANOI
BRANCH) HANOI
Output Date:
11/1/2008 8:30:02 AM
3
Input Date:
10/01/2008 13:01
Message type:

MT700 – issue of a Documentary Credit
SWIFT Detail
27: Sequence of Total
1/1
40A: Form of Documentary Credit
2

IRREVOCABLE
20: Documentary Credit Number
0615314679800
1
31C: Date of Issue
080110
40E: Applicable Rules
UCP LATEST VERSION
31D: Date and Place of Expiry
5
080330 SPAIN
50: Applicant
ES Import - SPAIN
59: Beneficiary
/002 4 37 003
3
YM: michaelhoan
www. vntips. com
HANOI, VIETNAM
32B: Currency Code, Amount
USD21461,8
4
41A: Available With... By...
BSABESBBXXX
42P: Deferred Payment Details
6
30 DAYS PAYMENT
43P: Partial Shipments
ALLOWED
43T: Transshipment

ALLOWED
7
44E: Port of Loading/Airport of Departure
ANY PORT IN VIETNAM
44F: Port of Discharge/Airport of Destination
VALENCIA PORT, SPAIN
44C: Latest Date of shipment
080315
45A: Description of Goods and/or Services
+ BAMBOO BASKETS, AS PER S/C 01/PNHE/2008, 8
CIF VALENCIA, SPAIN (INCOTERMS 2000)

14


×