Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kinh tế và kế toán (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.57 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-----o0o-----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - ĐẦU TƯ – XÂY
DỰNG THÀNH PHÁT
Giáo viên hướng dẫn

: Th.S

Bộ môn
Họ và tên sinh viên
Mó sinh viên
Líp

:
:
:
:
Hà Nội - 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-----------------NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên: …………………………………………….
MSSV

: ………………………………………………



Lớp

: ………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
……………………………………………………………………………...
Điểm
Bằng số:……………………………..………
Bằng chữ:………………………………………………………………
Ngày ….. tháng…… năm 2015
Đơn vị thực tập

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-----------------NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên: …………………………………………….
MSSV


: ………………………………………………

Lớp

: ………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………
……………………………………………………………………………...
Điểm
Bằng số:……………………………..………
Bằng chữ:………………………………………………………………
Ngày ….. tháng…… năm 2015
Giảng viên

2


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................2
MỤC LỤC...................................................................................................................................3

MỤC LỤC...................................................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..........................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..........................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT
BỊ ĐIỆN - EEMC........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT
BỊ ĐIỆN - EEMC........................................................................................................................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................................6
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo thiết
bị điện EEMC.......................................................................................................................7
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty TNHH MTV thiết kế và chế
tạo thiết bị điện EEMC.............................................................................................................8
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty TNHH MTV thiết kế và chế
tạo thiết bị điện EEMC.............................................................................................................8
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty.........................................................................10
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty.........................................................................10
1.3.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty...............................................10
1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...............................................10
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty............................................................12
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty............................................................12
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.........................................................................12
1.4.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị...........................................................13
1.4.3. Hình thức kế toán...................................................................................................14
1.4.4. Xây dựng danh mục tài khoản và mã hóa tài khoản.............................................17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN EEMC..........................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN EEMC..........................................19

2.1. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị thực tập......19
2.1. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị thực tập......19
2.1.1. Đặc điểm chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................19

3


2.1.2. Các hình thức tiền lương.......................................................................................19
2.1.3. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương......................................20
2.1.4. Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................................23
2.1.3. Tổ chức sổ kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương..................23
2.2. Thực trạng kế toán nguyên hàng hóa tại công ty.........................................................25
2.2. Thực trạng kế toán nguyên hàng hóa tại công ty.........................................................25
2.2.1. Đặc điểm phần hành kế toán hàng hóa.................................................................25
2.2.2. Mã hóa các đối tượng quản lý liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh trên phần mềm kế toán...........................................................................26
2.2.3. Kế toán chi tiết về hàng hóa...................................................................................30
2.2.4. Kế toán tổng hợp hàng hóa...................................................................................32
2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại đơn vị thực tập.................................................35
2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại đơn vị thực tập.................................................35
2.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty.....................................................................35
2.3.2. Phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định, phương pháp trích khấu hao tài
sản cố định.........................................................................................................................36
2.3.3. Quy trình kế toán tài sản cố định...........................................................................36
2.3.4. Tổ chức sổ kế toán chi tiết tài sản cố định............................................................37
2.4. Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.............................39
2.4. Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.............................39
2.4.1.Chứng từ sử dụng...................................................................................................39
2.4.2.Tài khoản sử dụng..................................................................................................39
2.4.3. Sổ sách kế toán......................................................................................................40

2.4.4. Quy trình sử dụng..................................................................................................40
2.5. Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập.........51
2.5. Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị thực tập.........51
2.5.1.Chứng từ sử dụng...................................................................................................51
2.5.2. Tài khoản sử dụng..................................................................................................52
2.5.3. Sổ sách kế toán......................................................................................................52
2.5.4. Quy trinh kế toán....................................................................................................54

4


2.6. Thực trạng công tác kê khai, quyết toán thuế và kế toán thuế tại đơn vị thực tập.....68
2.6. Thực trạng công tác kê khai, quyết toán thuế và kế toán thuế tại đơn vị thực tập.....68
2.6.1. Phương pháp tính thuế GTGT...............................................................................68
2.6.2. Quy trình kế toán thuế GTGT.................................................................................69
2.6.3. Tổ chức kế toán thuế GTGT..................................................................................69

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty................................................................................................9
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm..........................................................................11
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty................................................................12
Sơ đồ 1.4: Quy trình xử lý số liệu trong Fast Accounting........................................................16
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện phân hệ kế toán lương và các khoản trích theo lương.............23
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Tổ chức sổ kế toán tổng hợp tài sản cố định.................................................37
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.....................................41
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình kế toán............................................................................................54

BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Kết quả kinh doanh năm 2013 và 2014 của Công ty...................................................8

Biểu 2.1: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH..........................................................................21
Biểu 2.2: Sổ cái tài khoản 334..................................................................................................24
Biểu 2.3: Sổ cái tài khoản 632..................................................................................................33
Biểu 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 6321A.......................................................................................34
Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 6321B.......................................................................................34
Biểu 2.6: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.....................................................................38
Biểu 2.7: Bảng kê số lượng sản phẩm sản xuất........................................................................44
Biểu 2.8:Bảng tính giá trị sản phẩm dở dang............................................................................45
Biểu 2.9:Thẻ tính giá thành sản phẩm.......................................................................................45
Biểu 2.10: Thẻ tính giá thành sản phẩm....................................................................................46
Biểu 2.11: Bảng tổng hợp chi phí..............................................................................................46
Biểu 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 154..........................................................................................47
Biểu 2.13: Sổ nhật ký chung.....................................................................................................49
Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 511.................................................................................................60
Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 511..........................................................................................61
Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 911.................................................................................................62
Biểu 2.17: Sổ nhật ký chung.....................................................................................................64
Biểu 2.18: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.....................................................67

5


Biểu 2.19: Sổ cái tài khoản 821...............................................................................................71

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ
TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN - EEMC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty

: Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo thiết bị điện.


Tên giao dịch quốc tế : Electrical Equipment Manufacturing Joint Stock Company
Tên viết tắt

: EEMC

Giám đốc công ty

: Vũ Anh Tuấn.

Đơn vị quản lý

: Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh(nắm giữ 100%

vốn )
Vốn điều lệ

: 2.400.000.000 VNĐ

Địa chỉ

: Thôn Trung Văn, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại

: (04)2186022

Fax

: (04)8543460


Mã số thuế

: 0100101322-004

Loại hình DN

: Công ty TNHH 1 thành viên.

*Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo thiết bị điện được thành lập nhằm mục tiêu:
- Không ngừng nâng cao lợi ích của các thành viên, người lao động và nhà nước.
- Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
- Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
của Hà Nội và đất nước.
*Ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Tư vấn thiết kế các sản phẩm công nghiệp
- Sản xuất thiết bị điện cao áp từ 6-110kv
- Xây lắp đường dây và trạm điện đến 35kv
- Sửa chữa trung đại tu, cải tạo thiết bị điện đến 35kv, các thiết bị cơ nhiệt, thủy
lực đến 250ata…
*Dịch vụ kỹ thuật
- Thiết kế, chế tạo máy biến áp lực
- Thiết kế, lắp đặt đường dây, trạm biến áp đến 35kv
-Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt các thiết bị của Nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
6


1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo
thiết bị điện EEMC
Công ty TNHH một thành viên thiết kế và chế tạo thiết bị điện EEMC tiền thân

là 2 phòng thiết kế và kỹ thuật của Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh.
80% nhân viên của 2 phòng là các kỹ sư, công nhân có tay nghề cao và đa số được đào
tạo ở Liên Xô.
Ngày 28/12/1990 từ 2 phòng thiết kế và chế tạo, thành lập xưởng thiết kế và
chế tạo thiết bị điện.
Ngày 02/10/2006, theo quyết định số 157/EEMC- HĐQT-TC.LĐTL của Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh, Công ty TNHH một
thành viên thiết kế và chế tạo thiết bị điện EEMC được thành lâp.
Công ty là công ty trực thuộc công ty cổ phân chế tạo thiết bị điên Đông Anh,
hạch toán độc lập và chịu sự quản lý của Nhà nước và công ty cổ phần chế tạo thiết bị
điện Đông Anh
Công ty có tổng diện tích mặt bằng 2.228 m2, trên 1.000 m2 nhà xưởng với các
trang thiết bị và dây chuyền tiên tiến. Phần lớn các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân
viên của công ty được đào tạo cú trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, chế
tạo, lắp đặt, sửa chữa, cải tạo các thiết bị, công trình điện.
Công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Công ty luôn luôn
chú trọng tới quy cách phẩm chất của hàng hóa. Các sản phẩm của Công ty được kiểm tra
kỹ lưỡng về chất lượng còng như quy cách trước khi nhập kho và xuất bán. Chính vì vậy
Công ty đó giành được các giải thưởng cao quý sau:
- Cúp ngôi sao chất lượng
- Giải thương hiệu tôt nhất – Madrid
Ngoài ra Công ty thường xuyên nhận được giấy khen, bằng khen do Nhà nước
trao tặng.
Đi đôi với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty còn nâng
cao tay nghề, trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên.

7


Biểu 1.1: Kết quả kinh doanh năm 2013 và 2014 của Công ty

( Đơn vị tính:đồng)
STT

Chỉ tiêu

1

Doanh thu bán hàng

2

và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về

3
4

bán hàng và CCDV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán

5

hàng và CCDV
Doanh thu hoạt động

6

tài chính
Chi phí hoạt động tài


7
8

chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý

9

doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ

10

hoạt động KD
Tổng lợi nhuận kế

11

toán trước thuế
Chi phí thuế thu nhập

12

hiện hành
Lợi nhuận sau thuế

Chênh lệch
Tỷ lệ

Số tiền
(%)

2013

2014

15.876.486.120

16.328.242.350

451.756.230

15.876.486.120

16.328.242.350

451.756.230

13.320.285.240

13.645.591.864

325.306.624

2.556.200.880

2.682.650.490

126.450.610


51.028.326

50.846.428

(182.102)

79.869.298

81.231.628

1.362.330

520.346.400

538.882.500

18.536.100

1.246.158.000

1.197.105.000

(49.053.000)

760.855.508

916.277.790

155.422.282


760.855.508

916.277.790

155.422.282

106.519.771

128.278.891

21.759.120

654.335.737

787.998.899

133.663.162

TNDN

2,85
2,85
2,44
4,95
(0,36)
1,71
3,56
(3,94)
20,43

20,43
20,43
20.43

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty TNHH MTV thiết kế
và chế tạo thiết bị điện EEMC
Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả, bộ máy quản lý
của công ty đựơc tổ chức dưới dạng trực tuyến, bộ máy quản lý gọn nhẹ thể hiện qua
sơ đồ tổ chức:

8


PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP
GIÁM ĐỐC

PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHềNG

PHềNG KỸ THUẬT

TỔNG HỢP

CÔNG NGHỆ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty
*Chức năng các bộ phận trong bộ máy tổ chức quản lý của công ty:
1. Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của

công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần chế tạo thiết bị
điện Đông Anh về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp giám đốc tổ chức, quản lý các công tỏc:
Tổ chức cán bộ, hành chính, tổng hợp, thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Phòng tài Chính kế toán: Tham mưu, giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý công
tỏc tài Chính và hạch toán kế toán nhằm bảo toàn và phát triển tốt nguồn lực của công
ty, thực hiện chức năng quản lý tài Chính theo quy định hiện hành.
4. Phòng kỹ thuật công nghệ: Tham mưu, giúp giám đốc chỉ đạo, quản lý công tỏc
kỹ thuật (công tác cải tiến kỹ thuật, hợp lý húa sản xuất, công tác nghiên cứu khoa học, tiêu
chuẩn kỹ thuật hiện hành, áp dụng công nghệ mới) kiểm nghiệm, đảm bảo độ an toàn
chính xác cho sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
5. Phân xưởng lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết, bán thành phẩm để
tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh.
6. Phân xưởng cơ điện: Chuyên sản xuất các chi tiết (bán thành phẩm) như: Các loại
Giá đỡ, Nắp chụp, Vòng đệm, Lò xo, Chốt chẻ,…để chuyển sang cho Phân xưởng Lắp ráp
thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đồng thời quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị điện.

9


1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty
1.3.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo dây chuyền và được chuyên môn hoá
theo từng phân xưởng. Công ty chế tạo thiết bị điện là đơn vị sản xuất nhiều chủng
loại sản phẩm phục vụ cho ngành điện. Tuy nhiên, sản phẩm chính của công ty hiện
nay là Các loại cầu dao, Cầu chì và Dây chảy.
Bộ máy sản xuất của công ty được chia thành 2 phân xưởng sản xuất chính là
Phân xưởng cơ điện và Phân xưởng lắp ráp.
- Phân xưởng cơ điện: Chuyên sản xuất các chi tiết (bán thành phẩm) như: Các loại
Vỏ thựng, Lừi thép, Giá đỡ, Nắp chụp, Vòng đệm, Lò xo, Chốt chẻ,…để chuyển sang cho

Phân xưởng Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đồng thời quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng
các trang thiết bị điện.
- Phân xưởng lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết, bán thành phẩm để tạo
nên các sản phẩm hoàn chỉnh.
1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu bao gồm:
-

Thép: Thép dẹt, thép tròn, thép phi, thép Lò xo, thép vuông, thép ống, thép
dầy,...

-

Đồng: Đồng đỏ, đồng lá, dây đồng mềm,…

-

Sứ: Sứ cầu dao các loại, Sứ cầu chì các loại, Sứ cao áp,…

-

Bulong, đai ốc, gugiong, inox, gioăng cao su,…

-

Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác: Bản dẫn điện, thanh dẫn điện, miếng tiếp
điểm, vênh, mác, sơn. xăng,…

10



Nguyên
vật liệu

Phân
xưởng cơ
điện

Phân
xưởng lắp
ráp

Kho

Phòng
KCS

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
* Chức năng của từng bộ phận
- Kho: Chức năng của Kho công ty là nơi cất trữ các nguyên vật liệu, vật tư mua về
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các thành phẩm sau khi đó hoàn
thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật còng được nhập kho trước khi xuất bán cho khách
hàng.
- Phân xưởng cơ điện: Chuyên sản xuất, thiết kế các chi tiết (bán thành phẩm) như các
loại Giá đỡ, nắp chụp, Vòng đệm, Lò xo, chốt chẻ…, đồng thời quản lý, sửa chữa và
bảo dưỡng các trang thiết bị điện.
- Phân xưởng lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết (bán thành phẩm) và các vật tư
khác thành các thành phẩm.
- Phòng KCS: Thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm. Phòng cú nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát về chất lượng của nguyên vật liệu, vật tư khi khách hàng đưa về nhà

máy; kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn; kiểm tra, giám
sát về chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho và xuất bán.
Các nguyên vật liệu, vật tư theo lệnh sản xuất được mua về nhập kho. Sau đó
các nguyên vật liệu, vật tư này được chuyển đến Phân xưởng cơ điện. Tại đây tiến
hành chế tạo các chi tiết, linh kiện (bán thành phẩm) theo kế hoạch sản xuất hoặc theo
dơn đặt hàng của khách hàng. Các chi tiết này sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi
chuyển lên Phân xưởng lắp ráp. Khi đó đảm bảo các thông số chất lượng theo quy
định, Phân xưởng lắp ráp sẽ tiến hành lắp ráp thành các thành phẩm. Phòng kỹ thuật
KCS sẽ kiểm tra chất lượng các thành phẩm này (độ bền, tính cách điện…). Nếu đó
11


đảm bảo chất lượng, Phân xưởng lắp ráp sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm rồi chuyển
xuống kho.
Nguyên liệu
(sắt,thép,

Gò, hàn hơi,

Lắp ráp,

Thành

sấy, …

mạ…

phẩm

đồng,…)


1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, công ty tổ
chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Theo đó, công tác kế toán được thực
hiện chung cho toàn công ty, các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng nhằm
đảm bảo cho sự lãnh đạo tập trung, thống nhất.
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 5 người, đứng đầu là kế toán trưởng, đặt
dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty, được tổ chức phù hợp với đặc điểm quản
lý và trình độ của từng người.
*Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Kế toán trưởng
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN

Kế toán tài sản cố
định, xây dựng cơ
bản, ngân hàng, kế
toán thanh toán

Kế toán nguyên
vật liệu, chi phí,
giá thành

Kế toán bán
hàng, thành
phẩm, tiêu thụ

Thủ quỹ
kiêm kế

toán lương

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Nhiệm vụ của công tác kế toán là ghi chép, thu thập thông tin về kế toán chính
xã, trung thực, đầy đủ và kịp thời…Trình bày các thông tin kinh tế tài chính, căn cứ
vào đó lên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán theo quy định.
Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trỏch phòng kế toán của công ty, có nhiệm
vụ tổ chức công tác kế toán, ký duyệt chứng từ, báo cáo, tài liệu có liên quan, đồng thời là
kế toán tổng hợp, tập hợp số liệu trong kỳ để lập và phân tích các báo cáo kế toán. Kế toán
12


trưởng còng là người chịu trách nhiệm theo dõi và hướng dẫn việc thực hiện chế độ,
chuẩn mực kế toán mới theo đúng quy định của nhà nước.
Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản, ngân hàng, kế toán thanh toán: có
nhiệm vụ tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở
các đơn vị sử dụng tài sản cố định; thực hiện kế toán nguồn vốn đầu tư, kế toán sử
dụng vốn đầu tư mà trọng tâm là kế toán chi phí thực hiện đầu tư (kế toán chi phí đầu
tư xây dựng cơ bản), lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư; theo dõi
tình hình thu chi tiền, tình hình thanh toán của công ty với các đối tượng có liên quan
như khách hàng, nhà cung cấp,…
Kế toán bán hàng, thành phẩm, tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ, cùng kế toán trưởng lập các phương án
giá thành, giá bán,…
Kế toán nguyên vật liệu, chi phí, giá thành: có nhiệm vụ chính là căn cứ vào
bảng phân bổ NVL - CCDC, bảng phân bổ lương, BHXH, bảng phân bổ khấu hao,…
để tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành thành phẩm.
Thủ quỹ kiêm kế toán lương: có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ
hợp lệ, theo dõi số tiền mặt tại quỹ; cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, đơn giá tiền
lương, đơn giá sản phẩm do các phân xưởng gửi lên, kế toán tiến hành tính và lập bảng

phân bổ lương, các khoản trích theo lương, bảng tính BHXH,…
1.4.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Công tác kế toán tại Công ty đó được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định
kế toán của Nhà nước:
- Luật Kế Toán 2003
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn kèm theo.
- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông
tư hướng dẫn, sủa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính, phù hợp với yêu cầu
quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty không sử dụng
toàn bộ các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng. Để thuận tiện, các khoản
công nợ, phòng kế toán còn sử dụng hệ thống sổ chi tiết theo dõi việc thanh toán với
khách hàng …
- Niên độ kế toán: 1/1/N đến 31/12/N
13


- Kỳ kế toán: tháng
- Đơn vị tiền tế sử dụng: VNĐ
- Ngoại tệ sử dụng là USD (nếu có).
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
- Trị giá hàng xuất kho được tính theo phương phỏp bình quân gia quyền cố
định.
- Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Công ty thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1.4.3. Hình thức kế toán
Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo
thiết bị điện EEMC là hình thức Nhật ký chung. Công ty sử dụng phần mềm kế toán để
hạch toán kế toán.

Phần mềm mà Công ty áp dụng là Fast Accounting của công ty phần mềm tài
chính kế toán Fast, cho phép lựa chọn giao diện bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh
tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. Fast Accounting có tính bảo mật cao do có mật
khẩu cho từng người dùng và cho phép phân quyền cho người sử dụng đến từng chức
năng của chương trình. Phần mềm này tổ chức các phân hệ nghiệp vụ sau: Phân hệ kế
toán tổng hợp, phân hệ kế toán tiền mặt và tiền ngân hàng, phân hệ bán hàng và công
nợ phải thu, phân hệ mua hàng và công nợ phải trả, phân hệ kế toán hàng tồn kho,
phân hệ kế toán chi phí và giá thành, phân hệ quản lý TSCĐ, phân hệ báo cáo thuế,
phân hệ báo cáo tài chính. Số liệu được cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của
mỡnh, ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ khác và chuyển
sang phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo
quản trị, chi phí và giá thành. Đây là phần mềm hiện nay đang được rất nhiều công ty
sử dụng, với phần mềm này giúp cho công ty khai thác được các thông tin kế toán và
quản trị kinh doanh hiệu quả cao. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng chương trình
Microsoft Word và Microsoft Excel.
Giao diện chức năng phần mềm Fast

14


Đối với phần mềm Fast Accounting, các chứng từ kế toán đều được xử lý, phõn
loại và định khoản kế toán tuỳ theo từng chứng từ trong các phân hệ nghiệp vụ. Kế toán
chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào cho máy thật đầy đủ và Chính xác, còn thông tin đầu ra
như: Sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ chi tiết, các báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý,
luõn chuyển, tính toán và đưa ra các biểu bảng khi cần in.

15


Quy trình xử lý số liệu trong Fast Accounting


Nghiệp vụ kinh
tế phát sinh

Lập chứng từ

Chứng từ kế toán

Nhập các chứng từ vào
phân hệ nghiệp vụ

Các tệp
nhật ký

Chuyển sang sổ cái

Tệp sổ cái

Lên báo cáo

Sổ sách kế toán, báo
cáo tài chính

Sơ đồ 1.4: Quy trình xử lý số liệu trong Fast Accounting
- Căn cứ vào các chứng từ gốc đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ
kinh tế, làm căn cứ để nhập dữ liệu vào máy.

16



- Máy căn cứ vào các chứng từ, các bảng kê, dữ liệu được nhập vào máy thông
qua các lệnh và thao tác của người dùng. Từ đó, số liệu được Nhật ký chung và Nhật
ký đặc biệt. Các chứng từ ghi vào Sổ kế toán chi tiết còng đồng thời được máy xử lý.
- Số liệu được phản ánh từ Nhật ký chung vào Sổ cái tài khoản.
- Căn cứ Sổ kế toán chi tiết, máy tự động lập các Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
số phát sinh.
- Cuối kỳ lập bảng cân đối số phát sinh.
- Máy tự động lập các Báo cáo tài chính và in ra theo yêu cầu người sử dụng.
1.4.4. Xây dựng danh mục tài khoản và mã hóa tài khoản.
Trên phần mềm kế toán thủ công việc mã hóa tài khoản được kế toán trưởng
tiến hành vào giai đoạn đầu của kỳ kế toán.
Truy cập phần mềm sau đó vào Menu kế toán tổng hợp / danh mục từ điển /
danh mục tài khoản.

Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống kế toán. Hầu hết mọi thông
tin kế toán đều được phản ánh trên các tài khoản. Vì vậy việc xây dựng hệ thống tài
khoản sẽ quyết định đến toàn bộ khả năng xử lý và khai thỏc thông tin tiếp theo. Điều
này đặc biệt càng đúng trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy.
Thông thường hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng trên một sườn hệ thống tài
khoản sẵn có. Đối với các doanh nghiệp Việt nam thỡ hệ thống tài khoản tuân theo hệ
17


thống tài khoản do Bộ Tài Chính quy định. Tuy nhiên để phản ánh được toàn bộ hoạt
động và tổ chức kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể thỡ phải mở thêm các tiểu
khoản, tiết khoản trên cơ sở hệ thống tài khoản sẵn có.
Các thông tin phải khai báo khi xây dựng hệ thống tài khoản bao gồm:
1. Số hiệu tài khoản
2. Tên tài khoản
3. Loại tiền

4. Tài khoản mẹ
5. Tài khoản có hay không theo dõi chi tiết công nợ cho từng đối tượng phải thu
hay phải trả
6. Tài khoản là tài khoản sổ cái hay không phải là tài khoản sổ cái. Các tài khoản sổ
cái là các tài khoản được sử dụng khi lên các báo cáo quyết toán như bảng cân đối kế
toán. Tính chất này của tài khoản còn phục vụ việc lên sổ cái của tài khoản và in ấn
một số bảng biểu tổng hợp chương trình sẽ gộp số liệu của các tài khoản chi tiết hơn
vào tài khoản sổ cái
7. Loại tài khoản. Loại tài khoản dùng để chia tài khoản theo tính chất của các tài
khoản phục vụ cho việc phân tích số liệu kế toán. Loại của tài khoản được chọn trong
danh mục phân loại các tài khoản.
8. Nhóm tiểu khoản. Nhóm tiểu khoản được sử dụng trong trường hợp tài khoản có
các tiểu khoản và các tiểu khoản được khai báo trong danh mục tiểu khoản. Khi này ta
phải chỉ rõ tài khoản này có nhóm tiểu khoản nào để chương trình liên kết với các tiểu
khoản có cùng nhóm trong danh mục các tiểu khoản.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN EEMC
2.1. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị thực
tập
2.1.1. Đặc điểm chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là yếu tố đầu vào của Quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng
trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính là biểu
hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn
liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, tiền lương còn là đũn bảy
kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động,
có tác dụng động viên khuyến khích lao động, tạo mối quan tâm của người lao động

đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy
năng suất lao động.
Hiểu được tầm quan trọng của tiền lương, bộ phận kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương đó theo dõi, ghi chộp, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ,
kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính toán các khoản
tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp cho người lao động. Lập báo cáo về lao
động, tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phân tích tình
hình sử dụng lao động, đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả, tăng năng suất lao
động, ngăn ngừa vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích
theo lương.
2.1.2. Các hình thức tiền lương
- Hiện tại, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và lương làm
thêm giờ.
+Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định trả theo tháng cho người làm
cố định trên cơ sở hợp đồng tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy định.
+ Tiền lương theo ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác
định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế
độ.
+ Tiền lương theo giờ là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng
cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.
19


Ngoài ra, Công ty còn xây dựng những quy định về chính sách thưởng cho cán
bộ công nhân viên như tiền thưởng quý, thưởng tết và thưởng theo danh hiệu thi đua
được căn cứ vào kết quả hoạt động và làm việc cụ thể của từng nhân viên trong Công
ty. Những mức thưởng này đều do Ban lãnh đạo của Công ty quyết định.
2.1.3. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương
Áp dụng cho bộ phận kế toán, nhân viên văn phòng, bộ phận quản lý căn cứ vào
bảng chấm công (mẫu số: C01a-LĐTL).

Công thức tính lương thời gian như sau:
Lương thời gian

Lương
thực nhận=
Tổng lương

=

Đơn giá ngay công

= Tổng
lương
Lương
thời gian

+

X

Số ngày làm việc thực tế

- Các
khoản
trừ và
Các
khoản
phụ khấu
cấp (nếu
có)

trích theo lương

Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2014 ông Nguyễn Đức Vũ kế toán trưởng Doanh
nghiệp tư nhân Hoàng Thức Tuyên Quang có:
Ngày công thực tế: 27 ngày
Lương thời gian quy định là: 5.000.000 đ.
Lương ngày công : 185.185 đồng
Lương đóng BHXH: 2.033.000đ
Vậy lương của ông Vũ trong tháng 7 năm 2015:
Tổng lương = lương thời gian + Phụ cấp = 5.000.000
- Các khoản khấu trừ vào lương:
+ BHXH = 2.033.000 x 8%

= 162.640 (đ)

+ BHYT = 2.033.000 x 1,5% =

30.495 (đ )

Lương thực nhận = Tổng lương - Các khoản trích theo lương
= 5.000.000 - (162.640+ 30.495) = 4.806.865 (đ)
Kế toán tiến hành lập “ Bảng tính lương và bảo hiểm xã hội” trên Exel .
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 622.
20


* Trình tự kế toán:
Do phần mềm kế toán Fast không thiết kế mođul tiền lương riêng nên việc
tính lương và các khoản trích theo lương được thực hiện bởi nhân viên thống kê phân
xưởng, còn các bộ phận khác trong đơn vị do Phòng tổ chức lao động thực hiện.

Cuối kỳ, Phòng tổ chức lao động tập hợp Bảng thanh toán lương của các bộ
phận để gửi lên Phòng kế toán xét duyệt. Căn cứ vào Bảng thanh toán lương kế toán
hoàn tất Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ
Biểu 2.1: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 06/2015
Ghi
Nợ TK
Ghi Có TK
Lương cơ bản
TK 334
TK 3382
TK 3383
TK 3384
Tổng

622

102 790 714
117 790 715
2 355 814
15 418 607
2 055 814
137 620 950

6271

6411

19 180 700

25 730 200
514 604
2 877 105
383 614
29 505 523

6 656 200
7 160 000
143 200
998 430
133 124
8 434 754

6421

27 699 500
35 548 650
710 973
4 154 925
553 990
40 968 538

Sau đó kế toán tiền lương nhập các số liệu liên quan đến lương và các khoản
trích theo lương theo trình tự sau: Từ giao diện chính của phần mềm ta chọn Kế toán
tổng hợp, sau đó chọn Cập nhật số liệu, tiếp đó chọn Phiếu kế toán. Khi đó, phiếu
kế toán hiện lên trên màn hình và ta chỉ việc nhập các thông tin cần thiết sau: Mã đơn
vị , số chứng từ, ngày lập chứng từ, TK, mã khách, Phát sinh Nợ, phát sinh Có, Diễn
giải --> nhấn nút Lưu.
Ví dụ: Theo chứng từ PKT 02 tính lương công nhân sản xuất tháng 06/2014là
117 790 715 đồng, ta nhập vào máy theo các bước như trên, được bảng sau:


21


Sau khi nhập dữ liệu như vậy, máy tính sẽ tự động luân chuyển số liệu vào các
sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 334- Kế toán tiền lương.
Việc sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện hàng loạt, cùng lúc có thể
sản xuất nhiều loại sản phẩm với sự tham gia của tất cả các tổ sản xuất nên không thể
xác định được trực tiếp phần chi phí nhân công cho từng loại sản phẩm. Do đó để phục
vụ cho công tác tính giá thành, chi phí nhân công trực tiếp được tính toán phân bổ cho
từng loại sản phẩm dựa trên chi phí NVL trực tiếp đã tập hợp được của từng loại sản
phẩm trong kỳ.
Sau đó, kế toán tiền lương sẽ chuyển bảng trên và các chứng từ cần thiết cho kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

22


2.1.4. Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chứng từ lao động
Bảng chấm công
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn
thành

Phần hệ kế toán
tiền lương và các khoản
trích theo lương

Sổ tổng hợp:
-Sổ nhật ký chung

- Sổ cái TK 334, 338
Ghi chú:

: Nhập số liệu hằng ngày
: In sổ, Báo cáo cuối tháng

Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện phân hệ kế toán lương và các khoản trích theo
lương
Giải thích:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ lao đông, Bảng chấm công, Phiếu xác
nhận sản phẩm hoàn thành để xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào
máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần hệ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập sổ
tổng hợp.
- Cuối tháng các báo cáo được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ
tục pháp lý theo quy định.
2.1.3. Tổ chức sổ kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
Thao tác giống như đã trình bày ở phần chi phí NVL trực tiếp đã trình bày ở
trên. Tương tự, ta còng có Sổ cái 622 như sau:

23


Biểu 2.2: Sổ cái tài khoản 334
CÔNG TY TNHH MTV THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO TBĐ EEMC
Địa chỉ: Trung văn, Từ liêm, Hà nội
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 334 – Tiền lương của nhân viên
Từ ngày 01/06/2014đến ngày 30/06/2014
Số dư đầu kỳ

Chứng từ
Ngày
30/06
30/06
30/06
30/06
…..
30/06

TK

Diễn giải

PKT 04
PKT 05
PKT 02

PKT 06

Số phát sinh

Trích KPCĐ CNSX tháng

đ/ư
3382

Nợ
2 355 814

06/2014

Trích BHXH CNSX tháng

3383

15 418 607

06/2014
Trích BHYT CNSX tháng

3384

2 055 814

06/2014
Tính lương CNSX tháng

111

Số
PKT 03

: 0

06/2014
…………………..
Tính lương CNSX tháng

117 790 715

3 294 161


622A

06/2014



Tổng số phát sinh Nợ: 137 620 950
Tổng số phát sinh Có: 137 620 950
Số dư cuối kỳ

:

0

Ngày ... tháng ... năm ....
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên)

Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán tiến hành phản ánh lương
của nhân viên quản lý doanh nghiệp để phản ánh vào tài khoản 6421. Tương tự như
TK6411, kế toán nhập lương của nhân viên thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp
vào phiếu kế toán


24


×