Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.86 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
~~~~~ ◊ ~~~~~

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Ngô Anh Tú
Lớp: QTKD2
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Yến

Hà Nội, tháng 3 năm 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển thì hoạt động sản xuất, kinh doanh càng giữ vai trò quan
trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công tác nghiên cứu, phân tích và
đánh giá các mặt của hoạt động sản xuất và kinh doanh vì thế mà ngày càng được quan
tâm trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua phân tích các hoạt động kinh doanh một
cách toàn diện sẽ giúp cho công ty đánh giá đầy đủ và sâu sắc các hoạt động kinh tế của
mình, tìm ra các mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản lý của công ty. Mặt khác, qua
phân tích kinh doanh sẽ giúp cho các công ty tìm ra các biện pháp tăng cường các hoạt
động kinh tế và quản lý công ty nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về tiền vốn, lao
động, đất đai... của công ty vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Là một sinh viên quản trị kinh doanh, em đã được các thầy cô truyền đạt những
kiến thức cơ bản về bộ máy và các công tác quản trị nhưng để đảm bảo áp dụng thành
thạo và vận dụng được các kiến thức đã học phải đi thực tập thực tế.
Vì vậy, em đã lựa chọn thực tập tại Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long để
tìm hiểu, vận dụng và bổ sung thêm các kiến thức đã học được trong nhà trường.
Được sự hướng dẫn của cô Ths Nguyễn Thị Yến và sự giúp đỡ của Ban giám đốc
và các phòng ban trong Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long, em đã cố gắng hoàn
thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Qua báo cáo này, em đã có được cái nhìn tổng


quan về các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này giúp em có định
hướng đúng đắn trong việc lựa chọn “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” của mình.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Vận Tải & TM
Nam Long
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu xong do thời gian có hạn, trình độ và
kinh nghiệm thực tế của em còn nhiều hạn chế nên em chưa thể đi sâu vào phân tích từng
vấn đề cụ thể của công ty và không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để báo cáo thực tập này được hoàn thiện
hơn.

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...................................................................................5
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
NAM LONG....................................................................................................................... 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long. 6
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty..............................................................................6
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.................................................6
1.2. Chức năng và nhiệm vụ tại Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long.................7
1.2.1. Các chức năng nhiệm vụ của công ty...............................................................7
1.2.2. Các hàng hóa dịch vụ hiện tại công ty..............................................................7
1.3. Quy trình cung ứng dịch vụ chủ yếu........................................................................8
1.3.1. Sơ đồ quy trình cung ứng dịch vụ....................................................................8

1.3.2. các bước trong quy trình quy trình cung ứng dịch vụ......................................9
1.4. Hình thức tổ chức quy trình dịch vụ......................................................................12
1.4.1. Hình thức tổ chức dịch vụ ở công ty...............................................................12
1.4.2. Kết cấu dịch vụ của Công ty...........................................................................12
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long.13
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty..................................................................13
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận.................................................14
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY........................16
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing................................16
2.1.1. Tình hình tiêu thụ những năm gần đây...........................................................16
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường...................................................................17
Lợi ích mang lại cho cá nhân/doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ vận tải:................19
2.1.3. Chính sách giá................................................................................................19
2.1.4. Chính sách phân phối.....................................................................................21
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán.................................................................................21

2


2.1.6. Công tác marketing........................................................................................24
2.1.7. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty.......................................................25
2.1.8. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ và công tác marketing..........................26
2.2. Phân tích công tác lao động và tiền lương.............................................................26
2.2.1. Cơ cấu lao động..............................................................................................27
2.2.2. Định mức lao động.........................................................................................29
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động.............................................................30
2.2.4. Năng suất lao động.........................................................................................31
2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động.....................................................................32
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương...........................................................35
2.2.7. Hình thức trả lương........................................................................................37

2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định..............................................38
2.3.1.Các loại vật liệu dùng trong công ty................................................................38
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng vật liệu.............................................................39
2.3.3. Tình hình sử dụng vật liệu..............................................................................40
2.3.4. Tình hình dự trữ và bảo quản vật liệu.............................................................41
2.3.5. Cơ cấu với tình hình hao mòn của tài sản cố định..........................................41
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định..................................................................43
2.3.7. Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư của tài sản cố định.......................43
2.4. Phân tích chi phí và giá thành.............................................................................44
2.4.1. Phân loại chi phí.............................................................................................44
2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch.........................................................................44
2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế...................................47
2.4.4. Các loại sổ sách kế toán.................................................................................50
2.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty...............................................................51
2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................51
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán......................................................................53
2.5.3. Phân tích một số chỉ số tài chính....................................................................60
2.5.4. Nhận xét chung...............................................................................................63

3


PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI..............................................64
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty....................................................64
3.1.1. Các ưu điểm....................................................................................................64
3.1.2. Các nhược điểm..............................................................................................65
3.2. Định hướng lựa chọn đề tài...................................................................................65

4



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng.........................................................................8
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình quản lý dịch vụ.......................................................................12
Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long.....................13
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh phân phối......................................................................................21
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu chi phí, giá thành.................................................................................47
Sơ đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu tài sản.............................................58
Sơ đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn......................................59
Sơ đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn............................................................59

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2013-2014...................................................16
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu vận tải của công ty...........................................................17
Bảng 2.3: Bảng giá một số khối lượng vận chuyển...........................................................20
Bảng 2.4: Doanh số thu được qua 3 tháng trong năm 2015..............................................23
Bảng 2.5: Một Số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty...............................................25
Bảng 2.6: Bảng đánh giá trình độ lao động của công ty....................................................27
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng lao động..............................................................................30
Bảng 2.8: Tình hình năng suất lao động năm 2013-2014..................................................31
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu...................................................................40
Bảng 2.10: Cơ cấu tài sản cố định năm 2013 – 2014........................................................42
Bảng 2.11: Cơ cấu chi phí, giá thành................................................................................46
Bảng 2.12: Bảng phân tích tình hình doanh thu................................................................51

5


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG
MẠI NAM LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam

Long.
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
-

-

Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long
Add: Số 8/2/7, đường Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, TP Hà Nội.
Tell: (+84-4) 858 61061
Mobi: (+84) 987 877 555
Email:
Website: www.vanchuyennambac.com
Công ty thành lập theo quyết định số 4425/QD-TLDN ngày 23 /04/2012 của

UBND TP.Hà Nội. Và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0106632369 do
Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 23/04/2012
Vốn điều lệ: 4.500.000.000đ
Giấp phép kinh doanh số: 0106632369
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Nằm 2008: Công ty thành lập và đặt trụ sở tại: Số 8/2/7, đường Tô Hiệu, P.
Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, TP Hà Nội.
Năm 2009: Công ty bước vào hoạt động ổn định, bắt đầu có lợi nhuận.
Tháng 1/2008 : Căn cứ nhu cầu của khách hàng và nhằm tối ưu hoá thời gian vận
chuyển, Công ty đã mở các tuyến chạy trực tiếp Hải Phòng - Hồ Chí Minh - BangkokLaemchabang - Hồ Chí Minh - Hải Phòng Hải Phòng - Hồ Chí Minh - Singapore - Hồ Chí
Minh
Tháng 3/2008 Công ty đã mở các tuyến chạy trực tiếp Hải Phòng - Hongkong Phòng Thành - Hải Phòng
Hiện nay, Biển Đông là hãng tàu có dịch vụ, thời gian vận chuyển container từ
Bangkok về Hải Phòng nhanh nhất trong số 11 hãng tàu nước ngoài cùng tham gia vận
chuyển.
Với chủ trương đa dạng hoá kết hợp với chuyên môn hoá trong khai thác vận tải,

bên cạnh vận tải container, Ban lãnh đạo Công ty đã lựa chọn hướng đi mới đó là lĩnh vực

6


chuyên chở dầu sản phẩm. Qua phân tích, nghiên cứu thị trường, Ban lãnh đạo Công ty
TNHH Thương mại và Vận tải Nam Long đã nhận thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của thị
trường vận tải xăng dầu. Nhanh chóng nắm bắt cơ hội, ngày 10/10/2008 Công ty đã nhận
bàn giao và đưa vào khai thác tàu chở dầu 35,400 tấn số 1, ngày 4/4/2009 nhận bàn giao
và đưa vào khai thác tàu chở dầu 47.084 tấn số 2. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng khai
thác (cuối năm 2006), tàu chở dầu đã đem lại doanh thu cho Công ty là 25.470.200.000
đồng góp phần rất lớn trong việc hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Năm 2010: Công ty phát triển ổn định, đang trên đà thu hồi vốn, lợi nhuận tăng
nhiều so với năm trước.
- Năm 2013, Công ty thay đổi người đại diện và đổi tên Công ty thành Công ty
TNHH Vận Tải & TM Nam Long (Sau đay gọi tắt là Công ty Nam Long). Đại diện: Ngô
Anh
- Hiện nay, Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Longđã có 1 chi nhánh (tại D1
Đường 8A, Khu Dân Cư Nam Long, P.Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM) với đội ngũ nhân
viên có trình độ cao, chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ tại Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long
1.2.1. Các chức năng nhiệm vụ của công ty
Nam Long cũng như mọi Công ty kinh doanh thương mại khác, chức năng chính là
cung cấp dịch vụ vận chuyển từ nhà cung cấp hoặc kho của Công ty tới tay khách hàng
(Công ty xây dựng, các Công ty thương mại khác…). Nam Long đóng vai trò là cầu nối
giữa khách hàng với nhà sản xuất, thực hiện chức năng lưu thông trung chuyển hàng hóa .
Đồng thời Nam Long đóng vai trò là nhà tư vấn sáng suốt cho khách hàng khi có nhu cầu
mua hàng cũng như quá trình luân chuyển của Công ty.
1.2.2. Các hàng hóa dịch vụ hiện tại công ty

- Dịch vụ chở hàng thuê uy tín, giá rẻ
- Cho thuê xe tải nhỏ chở hàng, chuyển nhà
- Dịch vụ vận tải hàng hóa Bắc Nam giá rẻ
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam
- Vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

7


- Vận chuyển ô tô, xe máy bằng tàu hỏa
- Dịch vụ vận tải quốc tế
- Dịch vụ vận tải hàng đi Châu Âu
- Dịch vụ vận tải hàng đi Mỹ
- Dịch vụ vận tải hàng đi Trung Quốc
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
1.3. Quy trình cung ứng dịch vụ chủ yếu
1.3.1. Sơ đồ quy trình cung ứng dịch vụ
Với đặc điểm là một đơn vị thương mại dịch vụ nên công tác tổ chức kinh doanh
là tổ chức quy trình luân chuyển chứ không phải là quy trình công nghệ sản sản xuất.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng
(1) Nhận lịch xuất hàng
(9) Nhận
container
(2) Chuẩn bị kiểm tra
(10)Kiểm
(10)
Kiểm
tra
cont,tra

cont,
truck
truck
(11) Sữa
chữa

(3) Chọn Mẫu
(5) Lô hàng bị giữ
(4) Kiểm tra cấp 1

(8) Lưu kho chờ xuất

(6) Kiểm tra
100% sửa chửa

(14) Lưu kho chờ xuất

(7) Kiểm tra cấp 2

(12) Kiểm tra
(15) Kiểm tra lên hàng

Kết
Thúc

(18) Xuất hàng
Kiểm tra chứng từ
Trả lại nhà cung cấp
1.3.2. các bước trong quy trình quy trình cung ứng dịch vụ
(1) Nhận lịch xuất hàng

Công việc kiểm tra hàng lần cuối được tiến hành khi người kiểm tra hàng lần cuối
nhận được lịch xuất hàng từ Giám đốc hay các bộ phận có liên quan.
(2) Chuẩn bị kiểm tra

8


(3) Chọn mẫu
Số lượng mẫu dựa theo tiêu chuẩn ISO 2859 AQL 2.5
Mẫu được chọn ngẫu nhiên
Ví dụ: Đối với việc giao hàng bình thường của một lô hàng là 1250 cái, số mẫu cần
lấy để kiểm tra là 50 cái và mức độ kiểm tra cấp 1 được tiến hành.
Nếu số lượng không hợp quy cách là 3 cái hoặc ít hơn thì lô hàng đó được chấp
nhận
Nếu số lượng không hợp quy cách là 4 cái hoặc nhiều hơn thì lô hàng đó không
được chấp nhận và phải thực hiện kế hoạch khắc phục hàng không đạt chất lượng.
Sau khi lô hàng được khắc phục thì mức độ 2 sẽ được sử dụng. Trong 1250 cái thì
125 mẫu sẽ lấy ra để kiểm tra. Nếu số lượng không phù hợp quy cách là 5 cái hoặc ít hơn
thì lô hàng chấp nhận được
(4) Kiểm tra
Kiểm tra từ ngoài vào trong theo thứ tự lần lượt từng sản phẩm
+ Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra thùng carton, pallet, nhãn FP( cả mã vạch), kích
thước carton, pallet, đóng gói…
+ Kiểm tra bên trong: kiểm tra cách gói chi tiết, đảm bảo cách thức đóng gói bảo
vệ sản phẩm và đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Kiểm tra chi tiết: kiểm tra số lượng, nhãn hàng, kích thước, màu sắc, bề mặt,
men rạn nứt…
(5) Lô hàng bị giữ
Lô hàng bị giữ lại khi số lỗi được phát hiện trong quá trình kiểm tra vượt quá lỗi
cho phép của AQL 2.5. Treo bảng:” Hàng chờ xử lý”.

(6) Kiểm tra 100% chờ sửa chữa
Trên cơ sở biên bản kiểm tra hàng lần cuối, bộ phận KCS tiến hành kiểm tra lại
toàn bộ lô hàng bị giữ đó, lập kế hoạch khắc phục hàng không đạt chất lượng và tiến hành
kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm mới.
Tiến hành đóng kiện lại để tiến hành kiểm tra sản phẩm theo AQL 2.5 mức độ 2.
(7) Kiểm tra sản phẩm cấp 2

9


Được tiến hành tương tự như kiểm tra sản phẩm theo cấp độ 1
(8) Lưu kho chờ xuất
Nếu lô hàng kiểm tra được chấp nhận, người kiểm tra phải treo bảng” hàng kiểm
đạt”
Hàng phải được di chuyển đến:” khu vực kiểm hàng đạt”
Bộ phận xuất hàng sẽ tiến hành sắp xếp các kiện hàng sao cho thuận tiện lên hàng
và di chuyển đến khu vực chờ xuất.
(9) Nhận container/ truck
Khi nhận lịch xuất hàng, nhân viên giao nhận sẽ book container/ truck ở hãng tàu
vả nhận container/ truck rỗng.
Khi container/ truck vận chuyển đến doanh nghiệp, nhân viên công ty tiến hành
kiểm tra container/ truck, seal, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ tiến hành nhận.
(10) Kiểm tra container/ truck rỗng
Người có trách nhiệm trong bộ phận kiểm tra hàng lần cuối sẽ tiến hành xác nhận
loại container , số container, số seal.
Tiến hành kiểm tra theo thứ tự từ ngoài vào trong theo yêu cầu của các bản kiểm
tra và phải kết luận cho biết có đủ điều kiện đóng hàng xuất khẩu hay không.
(11) Sửa chữa
Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy có những tiêu chuẩn không đạt yêu cầu cho việc
xuất hàng, người kiểm tra phải yêu cầu bên cấp container/ truck tiến hành sửa chữa để

đảm bảo yêu cầu cho việc xuất hàng
(12) Kiểm tra lại
Sau khi tiến hành sửa chữa, người kiểm tra container sẽ tiến hành kiểm tra lại theo
yêu cầu của bản kiểm tra và kết luận container có đủ điều kiện xuất hàng hay không
(13) Trả lại
Khi container/ truck không đạt được các tiêu chuẩn trong bản kiểm tra mặc dù đã
qua sửa chữa. Trong trường hợp này, bên hãng tàu phải tiến hành cấp container/ truck
khác cho doanh nghiệp hoặc có những biện pháp thỏa thuận, giải quyết khác.
(14) Lên hàng

10


Sau khi kiểm tra container/ truck đạt yêu cầu cho việc xuất hàng, người phụ trách
lên hàng hướng dẫn người lái xe di chuyển đến khu vực hàng xuất để tiến hành lên hàng.
Người phụ trách lên hàng phải tiến hành sắp xếp các pallet sao cho có thể lên hàng
một cách dễ dàng và chất được các loại hàng theo yêu cầu của packinglist.
Chuẩn bị xe nâng, nhân sự phục vụ cho việc lên hàng.
Tiến hành lên hàng theo thứ tự từ trong ra ngoài container. Đối với hàng carton,
người phụ trách lên hàng hướng dẫn các nhân viên chất lên các pallet và dùng dây bụôc
lại để đảm bảo hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển.
(15) Kiểm tra lên hàng
Người kiểm tra lên hàng phải thực hiện các công việc sau:
+ Ghi lại hàng hóa, vị trí lên hàng trên container.
+ Kiểm tra xe trong quá trình lên hàng, hàng có bị chèn gây vỡ, bể hay làm hư
hỏng bao bì hay không.
+ Kiểm tra điều kiện thời tiết lên hàng. Tuy nhiên, với mặt hàng Gốm sứ và điều
kiện lên hàng trong nhà thì điều kiện thời tiết không ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản
phẩm và tiến trình lên hàng.
+ Kiểm tra các pallet lên hàng có bị nghiêng hay không, nếu nghiêng phải yêu cầu

nhân viên khắc phục mới cho phép tiếp tục lên hàng.
+ Kết luận quá trình lên hàng
(16) Kiểm tra chứng từ
Để đảm bảo cho việc xuất hàng, người kiểm tra hàng lần cuối phải tiến hành kiểm
tra chứng từ: packinglist, container, biên bản bàn giao xem có đầy đủ hay không.
(17) Sửa chữa
Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu phát hiện có sai sót gì, người kiểm tra phải yêu cầu
sửa chữa hay làm lại cho phù hợp với yêu cầu xuất hàng.
(18) Xuất hàng
Sau khi lên hàng, kiểm tra chứng từ và có kết luận của người kiểm tra đồng ý cho
xuất hàng thì tiến hành vận chuyển hàng đến cảng

11


1.4. Hình thức tổ chức quy trình dịch vụ
1.4.1. Hình thức tổ chức dịch vụ ở công ty.
Công ty với lĩnh vực dịch vụ chính là thực hiện việc vận chuyển hàng hóa cho
khách hàng. Mỗi dự án mà công ty thực hiện là một công đoạn mới hoặc cũ lặp lại từ kho
đến kho của nhà cung cấp tới khách hàng hay di chuyển một công đoạn vì vậy công ty là
chuyên môn hóa theo công nghệ dịch vụ. Các xe được bố trí chuyên dùng để chở hàng
theo trọng tải từ kho khách hàng đến kho khách hàng và theo lộ trình nào sẽ được giữ
nguyên vị trí nhằm đảm bảo cho khách hàng tin tưởng cũng như giản đơn các vấn đề về
giấy tờ đăng ký khi xe ra vào trong kho
Do công đoạn vận chuyển được thực hiện theo nhu cầu của khách hàng nên hình
thức tổ chức dịch vụ của công ty là:
 Vận chuyển từ kho- kho.
 Vận chuyển nguyên toa hàng.
 Quy trình vận chuyển phức tạp với nhiều sản phẩm dịch vụ hàng hóa
1.4.2. Kết cấu dịch vụ của Công ty

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình quản lý dịch vụ
Giám đốc

Quản lý 1

Tổ xe 1

Quản lý 2

Tổ xe 2

Quản lý 3

Tổ xe 2

* Giải thích sơ đồ
- Phó giám đốc nhận ủy quyền của Giám đốc , quản lý hoạt động điều hành các
quản lý đội xe; nhận báo cáo của quản lý đội xe về lịch trình và tình trạng của xe.

12


- Các quản lý theo dõi tình hình hoạt động của các tổ lái xe và theo dõi tình hình đi
làm, lộ trình xe của lái xe với tổ lái rồi thông báo với nhân viên kho hàng sắp xếp việc lưu
kho luân chuyển hàng hóa cho giao nhận thực hiện chấm công cho lái xe. Báo cáo tình
hình của các xe và lái xe cho Phó giám đốc trong cuộc họp.
- Các đội xe hoạt động theo lịch trình của quản lý, liên tiếp nhau. Mỗi tổ xe đảm
nhiệm từng khu vực địa lý trong miền bắc, nam và thực hiện giao hàng cho khách hàng
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Tổ chức công tác quản lý trong bất kỳ Công ty nào cũng cần thiết và không thể
thiếu, nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của Công ty.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý thì mỗi Công ty cần có một bộ máy tổ chức
quản lý phù hợp. Đối với Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long cũng vậy, là một
Công ty nhỏ nên bộ máy tổ chức quản lý hết sức đơn giản, gọn nhẹ nó phù hợp với mô
hình và tính chất kinh doanh của Công ty. Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
TNHH Vận Tải & TM Nam Long
Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long
GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

1.5.2.ĐỘI
Chức
cơ bản
của các bộ phận
XEnăng nhiệm
P. vụ
KINH
DOANH
P. KẾ TOÁN

P. QL NHÂN SỰ

Giám đốc: là người phụ trách chung, là đại diện của công ty trước pháp luật, chịu
trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về hoạt động của công ty hoạch định phương
hướng, mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn cho cả công ty. Giám đốc kiểm tra, đôn đốc

13



chỉ đạo các đơn vị, trưởng các đơn vị trực thuộc kịp thời sửa chữa những sai sót, hoàn
thành tốt chức nặng và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ cụ thể do
Giám đốc giao hay ủy quyền khi vắng mặt.
Phòng hành chính - nhân sự:
Chức năng trong công ty: động viên toàn bộ cán bộ công nhân viên đoàn kết, hăng
hái say sưa lao động, hoàn thành mọi chức năng nhiệm vụ được giao; có nhiệm vụ quản
lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ nhân viên theo phân cấp đúng quy định; tham mưu và làm thủ
tục tiếp nhận cán bộ công nhân viên, đi đến quản lý và giải quyết các mặt công tác trong
công ty có liên quan đến công tác hành chính, quản lý văn thư, quản lý con dấu theo đúng
chế độ quy định, chịu trách nhiệm an ninh, an toàn bên trong công ty .
Phòng kinh doanh:
Là phòng tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch kinh doanh, lựa chọn phương
án kinh doanh phù hợp nhất; điều hoà kế hoạch sản xuất chung của công ty thích ứng với
tình hình thực tế thị trường; nghiên cứu ký kết hợp đồng với các đối tác. Phòng kinh
doanh còn có Ban thị trường, theo quy định Công ty TNHH Vận Tải & TM Nam Long:
Các đơn vị thành lập bộ phận thị trường và khai thác chuyên trách tìm hiểu nghiên cứu thị
trường khách du lịch, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác các sản phẩm, dịch vụ,
thương mại phục vụ cho các đơn vị kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ chính của Ban thị trường công ty: Định hướng thị trường, tìm hiểu các
hoạt động thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng (quảng cáo trên báo đài,
TV…website); Xúc tiến việc tiếp cận và khai thác thị trường các sản phẩm dịch vụ du
lịch, xe ô tô, khách sạn, du lịch quốc tế, xuất nhập khẩu, vé máy bay và các dịch vụ khác
để phục vụ kinh doanh của các đơn vị trong công ty;
Đội xe: Thực hiện lái xe, rửa xe, sửa xe theo nhiệm vụ được giao, với tinh thần
làm việc có trách nhiệm cao.
Phòng Kế toán : Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc công ty trong việc quản lý
tài chính và hạch toán kinh doanh; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ về Tài
chính – kế toán


14


Ngoài trụ sở chính, công ty còn có các chi nhánh tại Hà Nội và Sài Gòn, các chi
nhánh này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ những năm gần đây
Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2013-2014
ĐVT: 1.000 đồng

15


STT

1
2
3

Chỉ tiêu

Năm 2013

2014

Chênh lệch
Tuyệt đối ±


Tương đối
(%)
11.772.725
143,85
7.063.635
2,43849341

8.184.066
19.956.791
Doanh thu
4.910.440
11.974.075
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau
2.121.958
1.192.769
-929.189
-43,79
thuế
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Doanh thu thuần năm 2014 cao hơn rất nhiều so với năm 2013, chênh lệch

11.772.725 nghìn đồng tương ứng với 143,85%, tuy nhiên lợi nhuận thuần lại tăng tỷ lệ
bằng một nửa doanh thu. Do đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu lại thấp hơn so với năm
2013, chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận. Điều
này có thể nói tình hình doanh thu vận tải của doanh nghiệp chưa được tốt, dịch vụ nhiều
nhưng lợi nhuận thu về không được nhiều.
Dịch vụ vận chuyển chủ yếu của công ty là vận tải nội địa. Nguyên nhân là do
công ty đang mở rộng thị trường sang thị trường vận chuyển quốc tế nên phát sinh nhiều

đơn hàng hàng từ nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh khác cũng đã biết đến và sử dụng dịch vụ
tại công ty. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ công tác marketing của doanh
nghiệp đã có hiệu quả.

16


Bảng 2.2: Tình hình doanh thu vận tải của công ty
ĐVT: 1.000 đồng

Sản phẩm

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
+/-

%

Dịch vụ vận
tải đường sắt

3.292.450

40,23

6.018.968


30,16

2.726.518

82,81

Vận tải
đường biển

2.505.143

30,61

10.126.076

50,74

7.620.933

304,21

Dịch vụ vận
tải đường bộ

2.386.474

29,16

3.811.747


19,1

1.425.273

59,72

Tổng

8.184.067

100

19.956.791

100

11.772.724

144

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Nhận xét: Cơ cấu dịch vụ vận tải của Công ty có sự thay đổi trong hai năm 2013
và năm 2014. Năm 2013, dịch vụ được sử dụng nhiểu nhất được dịch vụ vận tải đường
sắt, tiếp đó là vận tải đường biển và dịch vụ vận tải đường bộ. Vận tải đường sắt lớn nhất
vì có lượng khách chủ yêu là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa như hóa chất, vật tư xây
dựng, vật tư sản xuất.. cần vận chuyển hàng hóa từ nam- bắc và ngược lại tại thời điểm
này. Tuy nhiên sự chênh lệch là không nhiều, tỷ lệ tiêu thụ xấp xỉ nhau. Sang năm 2014
thì đã có sự thay đổi, vận tải đường biển được sử dụng nhiểu hơn 50% trong tổng số
doanh thu dịch vụ khách hàng sử dụng tại công ty (chiếm 50,74%) và vẫn còn có xu
hướng đang tăng. Nguyên nhân là khi mở rộng lĩnh vực dịch vụ vận tải thì nhiều khách

hàng đa số đều là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa như hóa chất, vật tư xây dựng, vật
tư sản xuất.. cần vận chuyển hàng hóa từ nam- bắc và ngược lại. Hơn nữa khách hàng
cũng mở dần sản xuất nên lượng vật tư vận chuyển nhiều. Chi phí vận tải đường biển lại
rẻ nên đã kích thích dịch vụ vận chuyển của khách hàng
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường
- Các loại dịch vụ vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường bộ, biển và đường sắt.
Các dịch vụ của công ty sử dụng để vận tải hàng hóa cho khách hàng . Dịch vụ mà công
ty đang làm chủ yếu là dịch vụ vận chuyển đường sắt nên khách hàng của công ty là
khách hàng cả miển bắc và miền nam và chỉ duy nhất khách hàng nội địa. Thị trường
hoạt động rộng lớn. Khách hàng chủ yếu là các công ty sản xuất họ có nhu cầu vận

17


chuyển tất cả các loại hàng hóa như: hàng tiêu dùng (bánh kẹo, rượu bia, hóa mỹ
phẩm…), các loại hàng điện tử, vải vóc quần áo, nguyên liệu sản xuất, máy móc, vật tư…
Khối lượng vận chuyển từ vài trăm kg đến hàng chục tấn .. Tuy nhiện lượng khách này
chỉ đảm bảo tính ổn định về lượng hàng hóa cần chuyển trong tháng. Lượng khách hàng
mang lại hiệu quả về lợi nhuận là những khách hàng có nhu cầu chuyển nhà , chuyển đồ
văn phòng.. lượng khách hàng này không chuyển thường xuyên tuy nhiên họ lại không
cân đối nhiều đến khoản chi trả chi phí cho công ty.

Hình 2.1. Hình ảnh vận chuyển hàng hóa cho khách hàng
- Logo: Do dịch vụ vận chuyển là do nhân viên công ty đi giao dịch trực tiếp nên
cần có logo trên đồng phục để tạo sự chuyên nghiệp
- Dịch vụ: Công ty luôn chú trọng đến chăm sóc khách hàng, xử lý ngay những
tình huống do giao hàng hóa cho khách hàng không đạt tiêu chuẩn nguyên đai, nguyên

18



kiện ban đầu hoặc xảy ra tình trạng móp méo. Xin lỗi khách hàng và làm đơn hàng khác
đền bù, do vậy, Công ty ngày càng tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng đặt dịch vụ
và tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho nhân viên.
Lợi ích mang lại cho cá nhân/doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ vận tải:
- Chi phí sử dụng dịch vụ vận chuyển đường sắt, đường bộ của doanh nghiệp
chúng tôi luôn luôn là rẻ nhất.
- Chúng tôi sẽ thay mặt doanh nghiệp xử lý tất cả những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình làm việc.
- Hỗ trợ mọi thông tin chi tiết liên quan đến dịch vụ vận chuyển bằng máy bay
doanh nghiệp, hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì đã làm, cam kết nộp phạt hầu như
nếu làm sai, chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có sai sót trong quá trình vận chuyển.
- Kiểm tra, rà soát hàng hóa chi tiết khi giao hàng và khi nhận hàng.
- Hoàn thành bàn giao đủ giấy tờ khi hàng hóa, đồ đạc đã về tới nơi.
- Thông báo kịp thời cho quý khách hàng các vấn đề về hàng hóa khi chuyển đồ.
- Trong tương lai thì doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm nữa quy mô công ty, tìm kiếm
các khách hàng ở khu vực lân cận, mở rộng thêm các chi nhánh công ty ở tỉnh ngoài.
2.1.3. Chính sách giá
Do năm 2014 bắt đầu đầu tư thêm nhiều phương tiện vận chuyển ô tô mới nên chi
phí giá vốn hàng bán tăng cao dẫn đến doanh thu tăng khá cao nhưng vẫn bị kéo xuống
một phần khá mạnh. Phương pháp định giá kết hợp theo hướng chi phí và hướng thị
trường. Công ty vừa định giá theo chi phí cộng thêm phần lợi nhuận mong muốn nhưng
cũng tham khảo của các công ty đối thủ sau đó điều chỉnh giá của mình để có thể cạnh
tranh được với đối thủ
Giá của sản phẩm được tính theo kích cỡ, chủng loại và theo số lượng của hàng
hóa cần vận chuyển Đối với những hàng hóa có số kg 300kg mà lớn hơn 1 khối sẽ quy
chuẩn theo tính hàng kg và ngược lại sẽ tính theo quy chuẩn hàng khối. Phương pháp định
giá bán của sản phẩm sẽ được căn cứ trên giá vốn và tỷ lệ lợi nhuận doanh thu trên giá
vốn và được xây dựng cho riêng từng khách. Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì tỷ số
này sẽ được nâng cao khoảng 50% so với giá vốn còn đối với khách hàng là cá nhân sẽ


19


xây dựng cao hơn từ 70-80% giá vốn tùy theo sự đánh giá tâm lý khách hàng đối với nhân
viên bán hàng. Bảng giá được tính như sau và khi đơn đặt hàng nhiều sẽ được chiết khấu
dựa trên số lượng đơn đặt hàng. Chính sách chiết khấu chỉ được áp dụng cho các doanh
nghiệp vận chuyển nhiều hoặc với cá nhân nào có số lượng vận chuyển tại công ty .
Phương pháp định giá được xây dựng như sau:
Đối với đường sắt : Căn cứ trên giá vốn mà nhà tàu đường sắt Việt Nam quy định
đối với hàng khối là 300.000 vnđ / khối đối với hàng kg sẽ được đơn giá 1.000đ/ kg. Căn
cứ vào số lương hàng của khách hàng mà nhân viên xây dựng giá thành cho khách hàng
với mức nhỏ nhất là 120% giá vốn.
Đối với đường bộ: Căn cứ vào chi phí xăng xe và chi nhân công lái xe đơn giá xây
dựng cho xe tải đường bộ sẽ là 130% chi phí lương nhân viên + chi phí nhiên liệu
Định mức xăng cho xe 1.25 tấn đi đường bằng:
Công thức tính tiêu thụ nhiên liệu cho một chuyến xe
Áp dụng công thức: Mc = K1. L/100 + K2 . P/100 + nK3
Trong đó: - Mc: Tổng số nhiên liệu được cấp cho 1 chuyến xe (lít);
- K1: Định mức kỹ thuật (lít/100 km);
- K2: Phụ cấp có tải, có hành khách (lít);
- K3: Phụ cấp phải dừng đỗ để xếp, dỡ (khi có hàng, có hành khách);
- L: Tổng quãng đường xe chạy (có chở hàng và không chở hàng) sau khi đã quy
đổi ra đường cấp 1 (km);
- P: Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tính theo (T.km) hoặc (HK.km) sau khi
đã quy đổi ra đường loại 1;
- n: Số lần xếp dỡ hàng hóa hoặc số lần dừng đỗ xe (trên 1 phút)
Bảng 2.3: Bảng giá một số khối lượng vận chuyển
Khối


Ga Sóng Thần – Ga Giáp Bát – Ga Giáp Bát – Ga Giáp Bát –

lượng

Ga Giáp Bát

Nội thành HN

Bình Giang, Hải Thuận Thành, BN
Dương

1 – 2m3
2- 3 m3

520.000đ/m3
480.000đ/m3

20


3 – 5m3
5- 8m3
8 – 10 m3

450.000đ/m3 400.000đ/xe chở
430.000đ/m3
được 6,5m3
420.000đ/m3

800.000đ/ xe chở


700.000đ/ xe 1,2

được 6,5 m3 (xe

tấn

1,2 tấn)
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

2.1.4. Chính sách phân phối
Hiện tại công ty đang sử dụng hình thức phân phối trực tiếp mà không qua
trung gian. Công ty sẽ nhận điện thoại trực tiếp của khách hàng và làm thủ tục giao nhận
cho khách hàng.
Việc giao nhận xếp dỡ hàng được tiến hành giao nhận ngay tại kho hàng của
khách hàng và bằng phương tiện vận chuyển của công ty như vậy có thể giúp công ty
kiểm soát được chất lượng vận chuyển sản phẩm và đưa ra giá dịch vụ tốt hơn (do không
mất chi phí cho những khâu trung gian), chi phí biến đổi thấp hơn, chi phí cổ định thấp
khi sử dụng hình thức dịch vụ vận chuyển từ kho của nhà sản xuất và dịch vụ chăm sóc
sẽ tốt hơn do đóng gói sản phẩm trước khi vận chuyển sẽ được doanh nghiệp kiểm định
chất lượng trước khi giao hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm khả năng bao phủ về mặt
địa lý kém hơn do hoạt động địa bàn không rộng khắp.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh phân phối
Công ty Nam
Long

Khách hàng

2.1.5. Chính sách xúc tiến bán
- Chính sách quảng cáo: Công ty hầu như chỉ quảng cáo sản phẩm của mình trên

trang web riêng của công ty của hoặc sử dụng catalog
những sản phẩm của công ty. Cùng với quảng cáo trên web công ty thì còn có chiến
lược SEO từ khóa

STT

1

Tên từ khóa
dịch vụ vận tải

Link bài viết tìm kiếm
/>
21

Số lần tìm
kiếm
1170


2

vận chuyển hàng hóa bắc nam

3

vận chuyển đường sắt

4
5


vận chuyển bắc nam

6

van chuyen duong sat

7

xe tải nhỏ chở hàng

8

thuê xe tải nhỏ

9

cần thuê xe tải

10

dịch vụ chở hàng thuê

11

cho thuê xe tải giá rẻ

dịch vụ vận tải hàng hóa

/> /> />

5510

/> /> /> /> /> /> />
3150

3780
2330

2120
7200
5700
3000
2160
1960

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Web của công ty được dùng quảng cáo cho các từ khóa về vận chuyển, vận chuyển
giá rẻ, vận chuyển đường sắt

22


- Các chương trình khuyến mại: hiện tại doanh nghiệp có chương trình khuyến mại
như mừng ngày tết ấm lịch, dịp ngày lễ 30/4-1/5 để kích cầu người tiêu dùng sử dụng dịch
vụ của công ty. Qua các đợt quảng cáo này nguồn lợi thu về cũng khá hơn và lượng viwer
của khách hàng trên web nhiều lên. Nhằm thúc đẩy thứ hạng web của công ty trên hệ
thống google mạnh hơn.
Bảng 2.4: Doanh số thu được qua 3 tháng trong năm 2015

Sản phẩm hàng hóa

Dịch vụ chuyển nhà
Dịch vụ xe tải
Dịch vụ hàng hóa
Bắc - Nam

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tháng 11/ tháng
10
Số tiền
%

Tháng 12/ tháng 11
Số tiền

%

80.808.960
69.444.000

96.970.752
95.332.800

130.243.728
108.212.672


16.161.792
25.888.800

1,20
1,37

33.272.976
12.879.872

1,34
1,14

67.096.640

68.515.968

94.959.792

1.419.328

1,02

26.443.824

1,39

23


Dịch vụ hàng hóa

Nam- Bắc
Dịch vụ vận chuyển
xe máy
Dịch vụ vận chuyển
ô tô
Cộng

119.843.920

131.812.704

153.447.744

11.968.784

1,10

21.635.040

1,16

82.728.960

96.874.752

160.124.688

14.145.792

1,17


63.249.936

1,65

34.818.432
462.740.912

65.782.112
555.289.088

83.569.824
688.558.448

30.963.680
92.548.176

1,89
1,20

17.787.712
133.269.360

1,27
1,24

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Tháng 12 tăng hẳn so với năm tháng 11 và tháng 10. Tháng 12 sau khi áp dụng
chương trình khuyến mại dành cho khách hàng nhân dịp tết Bính Thân số tiền
133.269.360 đồng/ tháng. Mức tăng tương đương 24% so với tháng 11. Việc này đã

đánh giá chiến dịch quảng cáo nhân dịp Bính Thân đã mang lại hiệu quả
- Các hoạt động PR chưa được công ty thực hiện nhiều nên dịch vụ chưa được
các bạn hàng trong ngành biết đến.
- Tuy vậy nhưng doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu.
Ngày càng có nhiều đơn hàng mới với số lượng lớn đến từ nhiều khu vực khác nhau,
còn khách hàng cũ thì vẫn được duy trì tiếp tục sử dụng dịch vụ .
2.1.6. Công tác marketing
- Thu thập về bản thân công ty: Thông qua các hệ thống sổ sách kế toán, hệ
thống báo cáo bán hàng theo kỳ để có các thông tin nội bộ như: báo cáo doanh thu, dịch
vụ hàng hóa, các khoản phải thu, dòng tiền mặt trong kỳ, đơn đặt hàng.. từ nhiều nguồn
khác nhau: phòng kế toán, phòng kế hoạch….

24


×