Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 15 trang )

NGOẠI KHÓA HÌNH ẢNH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG
THƠ CA
Quân đội ta –Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì
nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Bác Hồ kính yêu dìu dắt,
giáo dục mà ngày càng lớn mạnh theo chiều dài của lịch sử dân tộc
và đã thực sự trở thành một quân đội anh hùng ,tiên phong ,trung
với nước, hiếu với dân.
Từ cây đa Tân Trào lịch sử, với lực lượng 34 chiến sĩ,trãi qua muôn
vàn gian khó,hi sinh , được Bác Hồ kính yêu dìu dắt , đưa đường
,chỉ lối, quân đội ta đã lớn mạnh như vũ bão.Từ hình ảnh anh vệ
quốc đoàn năm xưa đến hình ảnh anh giải phóng quân-anh bộ đội
Cụ Hồ đều soi bóng vào văn học vói những vẻ đẹp kì diệu biết bao
nhiêu .Tổ quốc ca ngợi anh, nhân dân ca ngợi anh bằng những lời
ca, những vần thơ đẹp nhất, trân trọng nhất :
“ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo “
Các anh là con người hết sức bình dị, hiền lành mà lại rất phi
thường, dũng cảm. Chính các anh đã góp phần quan trọng làm nên
trang sử vàng của dân tộc. Anh bộ đội Cụ Hồ- hình ảnh của những
con người đẹp nhất, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp
nhất, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, làm
rạng rỡ non sông đất nước ta.
Anh bộ đội Cụ Hồ -Cái tên bình dị thân thương mà rất đỗi tự hào,
là sự kết tinh tất cả những tinh hoa của thời đại và được hun đúc
trong suốt bốn ngàn năm lịch sử cuả dân tộc . Anh bộ đội Cụ Hồ, từ
nhân dân mà ra và lớn lên dưới ánh sáng của Đảng quang vinh và
Bác Hồ vĩ đại . Trải qua cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân
Pháp xâm lược, quân đội ta cùng với nhân dân ta đã làm nên một
Điện Biên Phủ đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng Đống Đa


và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành
trì của chủ nghĩa đế quốc
Ngay từ buổi đầu còn trứng nước ,quân đội ta đã mang trong mình
một lý tưởng cao đẹp “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Với
Lý tưởng cao đẹp đó mà người lính vệ quốc đoàn đã không nề gian
khổ , hi sinh , sẵn sàng xông lên tìm giặc mà đánh . Họ mang khí
chất của người nghĩa sĩ năm xưa , dẫu chưa quen với chiến trường
,súng đạn , chỉ quen với đồng ruộng cuốc cày , nhưng với vũ khí thô
sơ “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” , hay với một ngọn tầm vông
giáo mác , với manh áo vải ,vẫn đốt vẫn chém rơi đầu quân thù
không một phút giây do dự . Họ là người “áo vải chân không đi
lùng giặc đánh” để quyết giữ cho đất nước thanh bình . Sự ra đi của
họ không một chút băn khoăn do dự , mà bằng tấm lòng quả cảm ,
ra đi để quyết bảo vệ sự sinh tồn cho non sông đất nước mình.
Lời thề năm nào “ra đi thà chết không lui” đã thể hiện ý chí sắt đá
của người chiến sĩ cách mạng khi họ đã nhận thức rõ niềm hạnh
phúc gia đình nằm trong hạnh phúc chung của dân tộc, bởi họ đã
hiểu rất rõ ý nghĩa của “sự ra đi”.
Người nghĩa sĩ năm xưa, hay anh vệ quốc quân trong kháng chiến
chống Pháp, họ ra đi từ những quê hương bị quân thù tàn phá và
tình nguyện đứng vào hàng quân của đội quân dũng cảm để làm nên
những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Hình ảnh người nông dân
“áo vải chân đất đi lùng giặc đánh” đã xuất hiện từ những ngày đầu
đất nước còn chìm trong màn đêm đen tối. Các anh đã ra đi với
những thanh gươm, lưỡi mác, gậy tre, với những cái mộc mạc bình
dị nhất và với tình yêu nhân dân, yêu đất nước nồng nàn, tình đồng
đội gắn bó, gian khó có nhau:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá

Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Nhà thơ Chính Hữu đã diễn tả những tình cảm mộc mạc đơn sơ mà
cao quý của tình đồng chí, của những con người từ những phương
trời chưa hề quen biết nhau để rồi gắn bó với nhau thành “đôi tri
kỉ”.
Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, hình ảnh những người chiến sĩ- con đẻ
của nhân dân lao động đã chiếm được vị trí xứng đáng trong trái tim
của quần chúng và cả trong thơ ca, bởi ở các anh không chỉ dám
chịu đựng gian khổ hi sinh, sẵn sàng quên thân mình cho sự bình
yên của dân tộc, mà ở các anh còn nồng nàn thắm đượm một tình
yêu thương trong sáng thiết tha đối với quê hương, đối với nhân
dân. Từ chân dung người chiến sĩ cầm súng của thời đại Bác Hồ, có
điều gì mới mẻ đã xuất hiện. Phải chăng đó là sự gắn bó máu thịt
với nhân dân rất giản dị nhưng có sức lay dộng lạ thường. Đó là nỗi
nhớ thương da diết của người chiến sĩ chân đất đối với người mẹ
hiền chân đất được nhà thơ Tố Hữu biểu hiện một cách tự nhiên
trong bài thơ “Bầm ơi”:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”.
Để rồi từ tình thương yêu ruột rà, cụ thể mà ở anh càng rộng mở
hơn, mênh mông hơn rất nhiều: người mẹ – nhân dân – đất nước.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm, yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Hay:
Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Và đây cũng chính là cái mô hình kết hợp tiền tuyến với hậu phương
rất mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng.
Với những sức mạnh tiềm ẩn trong tâm hồn và trí tuệ của người
lính, hẳn chúng ta đều muốn biết họ chiđấu ra sao, xu thế như thế
nào, nghĩa là họ sống ra sao. Đã không ít những bài thơ, bài ca đã
gợi lên, vẽ lên rất tài tình, rất thú vị cuộc sống mãnh liệt, lạc quan
của anh bộ đội cụ Hồ. Gian khó càng nhiều, hi sinh càng lắm, họ
càng thể hiện rõ tinh thần bất khuất, quả cảm, tình yêu nước thiết tha
của mình. Vì vậy, họ chỉ có tiến, không có lùi. Gian khó bao nhiêu,
nguy hiểm không lường hết, nhưng anh bộ đội Cụ Hồ chỉ biết say
sưa với nhiệm vụ, chỉ biết tìm cách để vượt qua.
Chúng ta hồi hộp biết bao khi những chiếc xe pháo leo dốc lên trận
địa để tiêu diệt quân thù. Nhưng có dốc núi nào cao hơn chí căm thù
của các anh.
“ Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi – Vực sâu
thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”.
Tiếng hò kéo pháo làm sống dậy cả một hình ảnh trùng điệp năm
xưa với những bước chân hùng dũng, ngoan cường của người chiến
sĩ. Họ đã vào trận với tất cả tấm lòng thành, với lời thề son sắt với
Đảng, với Bác Hồ kính yêu. Cho nên không khó khăn nào mà họ
không vượt qua, chẳng kẻ thù nào mà họ không đánh thắng. Họ
chẳng phải là ai xa lạ và cao siêu, họ vẫn là những chàng trai chân
đất, là anh Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, là anh Tô Vĩnh Diện
lấy thân chèn pháo, là anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu
mai, là anh Cù Chính Lan dũng cảm đánh xe tăng địch... Nhà thơ Tố
Hữu đã kẻ về các anh với những lời thơ thành kính, yêu thương và
cảm phục:
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Họ còn là biết bao tên tuổi chói lọi khác đã làm nên một Điện Biên
Phủ lẫy lừng, chấn động địa cầu, cả nước reo mừng, hoan hô chào
đón các anh trong niềm vui chiến thắng:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Còn gì đẹp hơn hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ – Hình ảnh của cả một
dân tộc gan góc đúc kết trong đó. Các anh rất xứng đáng được đón
nhận tình thương yêu, lòng trân trọng cảm phục của nhân dân, bởi
các anh là những người con anh hùng của thời đại, là con đẻ của
nhân dân và mang trong mình lí tưởng cao đẹp nhất: Ra đi là mang
chiến thắng trở về, ra đi là đem lại cảnh thanh bình cho đất nước:
Các anh về mái ấm nhà vui
Các anh về xôn xao làng bé nhỏ
Và:
Anh về cối lại vang lừng
Chim kêu quanh núi, gà mừng dưới sân
Anh về sáo lại ái ân
Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca
Từ những cuộc trường chinh đầy gay go và thử thách, quân đội ta đã
lớn mạnh như vũ bão; đội quân ngày càng trùng trùng điệp điệp,
điệp điệp trùng trùng nối tiếp nhau ra trận:

Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành
Và lập nên những chiến công hiển hách, đã tô thắm cho trang sử
vàng ngày càng chói lọi của dân tộc. Dòng máu của các anh đã viết
nên những bản anh hùng ca bất diệt, gây cho quân thù những nỗi
kinh hoàng sợ hãi:
Quân thù đi mỗi bước
Mỗi bước chết âm thầm
Từ chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng đã khiến cho thực dân Pháp
phải tìm đường tháo chạy, chấp nhận sự thất bại, nhục nhã. Các anh
bộ đội Cụ Hồ, những người luôn luôn chiến thắng và kiêu hãnh
bước tiếp vào trận mới. Các anh luôn sẵn sàng tay súng tiêu diệt
quân thù, canh giữ bier trời của ta:
Giặc Mỹ mày đến đây
Thì ta tiêu diệt ngay
Trời xanh ta nổi lửa
Biển xanh ta giết mày
(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên).
Họ là những chàng Thạch Sanh, Thánh Gióng chăng? Không, họ chỉ
là những chàng trai áo vải, bình thường, mang nặng hồn quê hương:
Thần chiến thắng là những chàng áo vải
Những binh nhất, binh nhì mười tám tuổi

×