Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

thông tin quốc tế trên báo người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 42 trang )

Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG


TIN QUỐC TẾ TRÊN BÁO
NGƯỜI LAO ĐỘNG NỬA SAU NĂM 2016

NIÊN LUẬN
KHÓA XXXVIII
NGÀNH BÁO CHÍ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.s Hồ Thị Diệu Trang

Mai Thị Xuân Quỳnh


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động
Huế , tháng 4 năm 2017



Lần đầu tiên thực hiện một đề tài niên luận, với thời gian và
khả năng kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức
nhưng sẽ không tránh được những thiếu sót. Tuy vậy, đề tài
niên luận “Tin quốc tế trên báo Người Lao Động nửa sau
2016” đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và
một phần giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Thị Diệu Trang đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ rõ cho em biết những sai
sót trong quá trình thực hiện niên luận này.
Em rất mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên đánh
giá góp ý đề tài niên luận được hoàn thiện hơn, góp phần hỗ
trợ thêm cho em trên con đường học tập sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế , tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Xuân Quỳnh


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu niên luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

Một số quan niệm tin và tin quốc tế

1.2.

Khái niệm về tin quốc tế

1.3.

Đặc điểm về tin quốc tế

1.4.

Phân loại về tin quốc tế

1.5.

Vai trò về tin quốc tế trên báo chí Việt Nam

1.6.

Một vài nét về tờ báo Người Lao Động

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG TIN QUỐC TẾ TRÊN BÁO NGƯỜI
LAO ĐỘNG NỬA SAU NĂM 2016 ( KHẢO SÁT TỪ THÁNG 6/2016THÁNG 12/2016 )
2.1. Nhìn từ góc độ nội dung

2.1.1. Chính trị- quân sự- ngoại giao
2.1.2. Kinh tế
2.1.3. Y tế- giáo dục
2.1.4. Thể thao- giải trí
2.1.5. Các lĩnh vực khác
2.1.6. Nhận xét


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

2.2. Hình thức
2.2.1. Các dạng tin
2.2.1.1. Tin vắn
2.2.1.2. Tin bình (tin sâu)
2.2.1.3. Tin dự báo
2.2.1.4. Chùm tin
2.2.1.5. Tin tường thuật
2.2.2. Cấu trúc của tin
2.2.3. Tít của tin
2.2.4. Ngôn ngữ tin
2.2.4.1. Ngôn ngữ văn tự
2.2.4.2. Ngôn ngữ phi văn tự
2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của việc sử dụng tin quốc tế trên báo Người
Lao Động nửa sau năm 2016
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Nhược điểm
2.3.3. Nhận xét chung

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu hiểu biết của con người
cũng ngày càng được nâng cao. Thông tin trên báo chí đóng vai trò quan trọng
đối với từng quốc gia, từng người dân trên đất nước đó. Trên báo chí, thông
tin được cập nhật từng ngày, từng giờ, thậm chí là từng phút. Thông tin được
truyền tải một cách tức thời tới công chúng. Người dân không những được
biết đến mà còn có thể được chứng kiến và tham gia vào các sự kiện. Thế
nhưng hiện tại nhu cầu đó không đơn thuần là những nguồn thông tin trong
nước mà nó còn được mở rộng ra nhiều khu vực và thế giới. Những thông tin
này được gọi là những thông tin báo chí quốc tế. Nó chính là nhịp cầu gắn kết
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa thông
tin, dưới tác động mạnh mẽ của internet, ranh giới giữa các quốc gia gần như
bị xóa nhòa. Chính vậy mà bất cứ những biến động, thay đổi nào của các
nước trên thế giới, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến
Việt Nam. Bởi vậy, mảng thông tin quốc tế đang dần trở nên quan trọng và
thiết thực, góp phần tạo nên uy tín của một tờ báo.
Ở nước ta, kể từ khi Đảng đề ra chính sách đối ngoại mới “Việt Nam muốn là
bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc
lập và phát triển”, báo chí Việt Nam cũng đã chuyển mình để đáp ứng yêu cầu
của tình hình mới trong công cuộc phát triển đất nước. Theo đó, nguồn thông

tin quốc tế cũng được mở rộng và đa dạng hơn, báo chí nước ta đón nhận
nhiều cơ hội cùng với thách thức mới trên mảnh đất thông tin màu mỡ mà
cũng lắm chông gai này. Như vậy, mảng thông tin quốc tế dĩ nhiên trở thành
một phần quan trọng của báo chí hiện đại và đang có xu hướng phát triển hơn
về mặt nội dung lẫn hình thức.
Vì vậy, khi khảo sát đề tài “Tin quốc tế trên báo Người Lao Động nửa sau
năm 2016 ” tôi đã tìm hiểu một số thể loại trình bày trên báo, từ đó rút ra
được những điểm mấu chốt nhất của báo Người Lao Động trong 6 tháng nửa
cuối năm 2016 về các mặt nội dung lĩnh vực, các dạng tin, cấu trúc, tít và
ngôn ngữ tác phẩm thể hiện trên báo Người Lao Động. Mục đích của việc
nghiên cứu này là để tìm hiểu xem nội dung nó phản ánh và hình thức thể
hiện trên báo như thế nào, từ đó thấy được những ứng dụng của việc thông tin
quốc tế trong hoạt động thực tiễn báo chí nước ta.


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng kết quả của nó sẽ góp phần làm
sáng tỏ lý luận về thể loại tin quốc tế, thực tiễn sử dụng thể tài này trên báo
chí nước ta, đóng góp thêm một phần nhỏ tư liệu vào làm cơ sở cho những
người mới bước đầu làm quen với việc nghiên cứu báo chí.
2. Lịch sử vấn đề
Trước khi thực hiện đề tài này, tôi có tiến hành nghiên cứu, tham khảo một
số tài liệu liên quan cũng như một số công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực đang nghiên cứu, cụ thể là mảng thông tin quốc tế trên báo chí. Mảng đề
tài này đã có nhiều người nghiên cứu, có thể lấy ví dụ như:
 Báo chí với thông tin quốc tế, Đỗ Xuân Hà, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 1999
 Niên luận: Nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh Niên năm 2012
của Chung Thị Loan
 Niên luận: Nội dung thông tin quốc tế trên báo Lao Động năm 2012
của Trần Thị Nga
 Niên luận: Nội dung thông tin quốc tế trên báo Tiền Phong năm 2012
của Trương Hữu Tuấn
Trên thực tế, dù mảng đề tài này đã có nhiều người nghiên cứu nhưng đây lại
là lần đầu tiên nghiên cứu trên báo Người Lao Động, nếu có, thì chỉ ở mức độ
tổng quát (nghiên cứu về nội dung, hình thức chưa có). Vậy nên, đây chính là
thế mạnh giúp đề tài không bị trùng lặp hay đi theo lối mòn của những công
trình nghiên cứu trước. Hi vọng đề tài sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tương
đối đầy đủ về tin quốc tế trên báo Người Lao Động.
3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tôi là mảng tin quốc tế trên báo Người Lao
Động nửa sau năm 2016 để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ và khái quát về thực tế
khai thác và phản ánh những thông tin quốc tế trên báo Người Lao Động
trong nửa sau năm 2016.
Về phạm vi nghiên cứu, ở đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát trên tờ
báo Người Lao Động nhật báo (số ra hằng ngày), về cả nội dung và hình thức,
phát hành tại Việt Nam từ tháng 6/2016 đến hết tháng 12/2016.


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài có sức thuyết phục và có độ chính xác cao, tôi đã áp dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm rõ vấn đề. Đầu tiên, tôi tìm hiểu
cơ sở lý thuyết về tin quốc tế và báo Người Lao Động. Bằng cách tham khảo
một số tài liệu liên quan đến đề tài trên sách báo, cũng như mạng internet để
từ đó có sơ sở lý luận phân tích, chứng minh vấn đề, xác định những nội dung
quan trọng, tiêu biểu. Sau đó tôi khảo sát tất cả các số báo Người Lao Động từ
tháng 6/2016 đến hết tháng 12/2016 từ đó thống kê, phân loại lĩnh vực (nội
dung), dạng tin (hình thức), lấy đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn
sử dụng, khai thác mảng tin quốc tế trên báo Người Lao Động. Qua đó, tôi sẽ
phác thảo diện mạo mảng tin quốc tế trên báo Người Lao Động một cách đầy
đủ và tổng quan nhất.
5. Kết cấu niên luận
Cùng với phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo niên
luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Thực tiễn sử dụng thông tin quốc tế trên báo Người Lao Động nửa
sau năm 2016.


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

Một số quan niệm tin và tin quốc tế


1.1.1. Tin
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, con người thường xuyên cần đến
thông tin. Ngày nay không một quốc gia nào, một dân tộc nào, thậm chí một
cá nhân nào có thể hoàn toàn đứng biệt lập, riêng lẻ với thế giới xung quanh.
Trái đất đã trở thành “ngôi nhà chung” của toàn thể nhân loại. Bước vào kỉ
nguyên mới- bùng nổ thông tin, chưa bao giờ con người lại có những tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau nhiều như thế này. Tin tức đóng vai trò không
những là món ăn tin thần thiết yếu mà còn là một môi trường giáo dục hoàn
hảo trên tất cả các lĩnh vực, dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau
cho mọi người.
Trong tiếng Anh, tin được gọi là news; tiếng Nga là Новости; người Trung
Quốc gọi là Tân Văn. Những từ đó đều bắt nguồn từ nghĩa đen của tin tức là
mới. “Tin tức” có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là những thông điệp
(message) về các sự kiện, vấn đề, con người trong xã hội, được phản ánh
trong các tác phẩm báo chí nói riêng và cấu trúc thông tin nói chung. Nghĩa
thứ hai là chỉ một thể loại báo chí độc lập. Khái niệm tin mà chúng ta xem xét
ở đây là với tư cách thể loại báo chí, gắn liền với sự ra đời và phát triển của
báo chí.
Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên các
phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay vẫn chưa có một quan
niệm chung thông nhất về thể loại này.
Tin là cái hấp dẫn và có thật.
Tin là cái của ngày hôm nay khác của ngày hôm qua, ngày mai khác ngày
hôm nay về bất cứ cái gì và bất kỳ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày.
Tin là một mẩu của thông tin xung quanh một sự kiện đáng chú ý, có một sức
hấp dẫn chung.


Niên Luận
nửa sau năm 2016


Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

Tin là cái mới, cái thật, từng giờ, từng phút diễn ra dưới dạng mất đi hay nảy
sinh trong sự vận động vô cùng.
Theo từ điển tiếng Việt (năm 1992): “Tin là điều được truyền đi, báo đi cho
biết về sự kiện, tình hình xảy ra.”
“Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình
có thật mới xảy ra- đang xảy ra- mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng
hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng
hình thức ngắn gọn nhất, cô động nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất,
được ghi bằng chữ, tiếng nói hặc hình ảnh...” (Trích Giáo trình Nghiệp vụ
báo chí, trường Tuyên Huấn Trung ương, Hà Nội, 1978)
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm, cách nói khác nhau về tin, nhưng đều toát
lên một số yếu tố tương đối thống nhất là: Tin là mới, ngắn gọn, súc tích,
nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định. Các quan niệm về tin
cũng như các thể loại báo chí khác chắc chắn sẽ còn tiếp tục bổ sung, đổi mới
và hoàn chỉnh thêm để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng, sôi động của
báo chí hiện nay.
Từ đó có thể dẫn đến một định nghĩa tương đối về tin như sau: Tin là một
trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó
thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và
nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong
đời sống, có ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định.
1.1.2. Tin Quốc tế
Thời đại của chúng ta không chỉ là thời đại bùng nổ thông tin, mà còn
là thời đại quốc tế hóa thông tin, mỗi quốc gia không còn là một cá thể độc
lập mà trở thành một tế bào của xã hội. Các phương tiện truyền thông có khả
năng to lớn trong việc thỏa mãn nhu cầu thông tin ngày càng tăng của con
người. Từ đó mỗi quốc gia cần có sự đòi hỏi phải phát triển sự nghiệp thông

tin báo chí trên lĩnh vực quốc tế.
Ở nước ta, năm 1991, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố, “Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập và phát triển.” Đó là điểm mấu chốt trong đường lối đối ngoại
của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới, đồng thời cũng là định
hướng cơ bản cho mọi lĩnh vực của các ngành có liên quan đến quốc tế, trong
đó có báo chí mà nổi bật nhất là mảng thông tin quốc tế.


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

Trên thực tế chúng ta ít hoặc không có những quan niệm về tin quốc tế. Khi
tìm hiểu về tin quốc tế, người ta thường tìm hiểu về thông tin quốc tế. Về nội
dung, thông tin quốc tế và tin quốc tế giống như nhau. Hai quan niệm này
thực chất chỉ khác nhau về hình thức thể hiện. Qua tìm hiểu, chúng ta có một
số quan niệm về thông tin quốc tế:
Thông tin quốc tế là những thông tin diễn ra ở các quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới được đăng tải ở nước ta, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến nước ta.
Trong cuốn sách báo chí và thông tin quốc tế, PGS.TS Đỗ Xuân Hà có viết:
“Thông tin quốc tế là tạo dựng cho công chúng nước mình một bức tranh sinh
động, luôn luôn biến đổi về thế giới bên ngoài. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu
về thông tin mà còn nhằm hình thành dư luận xã hội, hành vi của nhân dân
nước mình trước những vấn đề quốc tế, nâng cao dân trí, góp phần vào sự
hội nhập của dân tộc vào cộng đồng nhân loại, đưa thế giới phát triển theo
hướng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.”
Thông tin quốc tế không những là phác họa một bức tranh toàn diện của thế

giới đang vận động và biến đổi không ngừng mà còn phải đi sâu vào lĩnh vực
mà công chúng quan tâm. Thông tin quốc tế có thể khai thác từ nhiều nguồn
khác nhau những phải được chọn lọc, định hướng, nên đưa thông tin gì, sự
việc gì, đưa ở góc độ nào cho phù hợp,...
1.2.

Khái niệm về tin quốc tế

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm tin quốc tế,
có chăng chỉ là những lí luận về báo chí quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình
tham khảo tài liệu, chúng tôi tạm rút ra một khái niệm chỉ mang tính chất
tương đối: Tin quốc tế là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại
báo chí thông tấn, nội dung của nó thuộc một lĩnh vực thông tin quan trọng
của báo chí, cũng cấp cho độc giả trong nước những thông tin quan trọng,
cần thiết xảy ra ở các nước trên thế giới hoặc quan hệ giữa nước ta với nước
ngoài nhằm góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí.
Từ đây có thể hiểu, tin quốc tế trên báo chí, không chỉ là một môi trường giáo
dục, nâng cao dân trí, hiểu biết của xã hội. Mà cao hơn nữa, tin quốc tế là
một công cụ đắc lực cho công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước trong mọi
tình hình.
1.3.

Đặc điểm về tin quốc tế


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động


Tin quốc tế trên báo chí nước ta, những năm qua, cơ bản đã đáp ứng
được nhu cầu thông tin của người dân từng thời kỳ, làm tốt công tác định
hướng tư tưởng. Trong khi, các hãng tin lớn trên thế giới thường chú trọng
mảng tin quốc tế không kém gì trong nước, lượng thông tin quốc tế thường
chiếm 50% tờ báo. Thế nhưng nước ta, ở một số tờ báo, thông tin quốc tế lúc
đầu được ấn định hạn chế trong 2/20 trang báo, hoặc thậm chí là ít hơn.
Trước năm 1986, chỉ có hai tờ báo “Nhân dân” và “Quân đội nhân dân” đưa
tin về vấn đề quốc tế, nhưng dung lượng còn ít, chỉ chiếm từ 5-8% lượng
thông tin. Nội dung của thông tin quốc tế, trước thời kì đổi mới, luôn theo
đúng định hướng chính trị và đối ngoại của nước ta, xuất hiện nhiều bài bình
luận sắc sảo và mang tính chiến đấu cao. Tuy nhiên thông tin quốc tế trong
thời kì này còn thiếu toàn diện, một chiều, đơn điệu. Báo chí chỉ tập trung
những thành tựu của khối nước xã hội chủ nghĩa, tránh không đưa tin về
những vấn đề gây cấn đang đặt ra hay những thiệt hại do thiên tai, tai nạn,...
Cuối những năm 80, đầu 90, đặc biệt là những năm gần đây, tin quốc tế trên
báo chí đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Tin quốc tế trên báo chí thay
đổi mạnh mẽ, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, vừa hòa mình
vào thời đại bùng nổ thông tin của thế giới. Có thêm nhiều tờ báo đưa tin
quốc tế, số lượng thông tin quốc tế của mỗi tờ báo cũng nhiều hơn, đồng thời
xuất hiện thêm nhiều tờ báo, tạp chí chuyên về vấn đề quốc tế.
Nội dung tin quốc tế là những vấn đề về đời sống các nước trên thế giới hoặc
những vấn đề quan hệ giữa nước ta với nước ngoài. Ngày nay, với những biến
động của thế giới, báo chí đã kịp thời thông tin đến bạn đọc những thông tin
có giá trị về các lĩnh vực chính trị- xã hội, kinh tế, quân sự- ngoại giao, văn
hóa- văn nghệ, khoa học- giáo dục, y tế- sức khỏe,...nhằm đưa đến một cách
nhìn toàn diện sâu sắc cho độc giả về những vấn đề mình quan tâm.
Với nguồn tin được khai thác từ nhiều hãng tin của nước ngoài, hay các bài
viết của phóng viên thường trú nước ngoài, đang cung cấp cho Việt Nam một
bức tranh đang vận động và biến đổi không ngừng của thế giới.
Hiện nay trong cơ chế thị trường, do phải đảm bảo tự hạch toán và có lãi, một

số tờ báo đã đi “quá đà” theo hướng “thương mại hóa”, đưa ra nhiều tin giật
gân, cung cấp những nội dung đáp ứng loại thị hiếu tầm thường, thậm chí
thấp kém của bộ phận độc giả kém hiểu biết, kém văn hóa trong xã hội, vi
phạm nghiêm trọng quyền của tuyệt đại đa số công chúng là được hưởng một


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

môi trường thông tin lành mạnh, bổ ích, mang nhiều yếu tố mới mẻ, tôn trọng
tình cảm đạo đức, truyền thống thẩm mỹ của dân tộc.
1.4.

Phân loại về tin quốc tế
Về nội dung, tin quốc tế có nhiều cách phân loại.

Dựa trên cơ sở tác động đến Việt Nam, tin quốc tế có thể chia thành 2 loại: tin
đối nội và tin đối ngoại. Tin đối nội là những tin tức quốc tế có ảnh hưởng đến
nước ta. Ví dụ: vấn đề Biển Đông, diễn đàn ASEAN,...Tin đối ngoại là những
tin tức về các sự kiện diễn ra trên thế giới được đăng tải trên báo chí nước ta.
Ví dụ: vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,...
Căn cứ vào nội dung tin, chúng tôi có thể chia tin quốc tế ra thành nhiều lĩnh
vực: chính trị, quân sự, kinh tế, y tế, môi trường, an ninh- xã hội và thể thao.
Căn cứ vào hình thức tin, chúng tôi có thể chia tin quốc tế thành các dạng tin:
tin vắn (tin ngắn), tin bình (tin sâu), tin dự báo, tin tường thuật, tin tổng hợp,...
1.5.

Vai trò về tin quốc tế trên báo chí Việt Nam


Tin quốc tế trên báo chí một mặt đảm nhiệm việc cung cấp thông tin
cho công chúng về những sự kiện diễn ra trên thế giới được công chúng quan
tâm, góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, xây dựng tình
cảm hữu nghị, hòa hiếu với nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong
khu vực và thế giới. Bên cạnh đó tin quốc tế còn có nhiệm vụ định hướng
chính trị, hướng dẫn dư luận trước tình hình diễn biến của thế giới theo đúng
định hướng của Đảng và nhà nước.
Tin quốc tế đóng vai trò ngày càng cao trong tình hình mới, đó là cầu nối giữa
Việt Nam với thế giới hiện đại, đáp ứng nhu cầu hiểu biết, mở rộng tầm nhìn
cho công chúng. Việc đưa tin quốc tế một mặt đáp ứng nhu cầu thông tin của
công chúng, mặt khác còn thúc đẩy sự phát triển và hòa nhập của Việt Nam
với thế giới. Tin quốc tế nghiễm nhiên trở thành một phần quan trọng của báo
chí hiện đại và đang có xu hướng phát triển rộng hơn cả về dung lượng lẫn
chất lượng. Hiện nay, trước những làn gió lạ xâm nhập vào nước ta, trong thời
kì đất nước mở cửa, tin quốc tế đối với một quốc gia không chỉ là một cầu nối
mà nó còn là một “chân cầu” giữa thăng bằng và ổn định cho cho xã hội.
Báo chí cung cấp cho độc giả nhiều thông tin thiết thực, những vấn đề đang
diễn ra trên thế giới hằng ngày. Không chỉ có chức năng thông tin, tin quốc tế


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

còn góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, giúp độc giả
có cái nhìn tổng quan, khách quan về thời đại.
Việc đưa tin quốc tế góp phần quan trọng làm cho công chúng tin tưởng vào
đường lối của Đảng, nhà nước, cũng như nhu cầu tất yếu để tờ báo tồn tại và

phát triển. Ngược lại tin quốc tế giúp cho những nhà lãnh đạo đưa ra những
quyết sách phù hợp trong chính sách đối ngoại, hợp tác với nước khác
Tin quốc tế đều có những định hướng rõ ràng, phục vụ cho mục đích đối
ngoại của Đảng và nhà nước, độ tin cậy cao, lối viết thận trọng, ít xuất hiện
tin giật gân nhằm lôi cuốn người đọc.
Như vậy, tin quốc tế trên các tờ báo phản ánh nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ.
Độc giả không chỉ thông tin về vấn đề thế giới mà còn có thể hiểu được chiều
sâu hơn, đầy đủ hơn vấn đề mà mình quan tâm bởi lối phân tích sắc sảo và
cập nhật liên tục của báo chí Việt Nam. Chính vì vậy mà mảng tin quốc tế trở
thành một phần không thể thiếu của báo chí Việt Nam trong nhiều năm qua.
Cũng vì vậy mà trong việc phân tích, nhận xét, so sánh, chuyển hóa thông tin
vai trò của những nhà báo làm tin quốc tế là hết sức quan trọng. Năng lực
phát hiện phân tích đánh giá tin tức hình thành tác phẩm báo chí phụ thuộc
vào trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống và tay nghề cho người làm báo. Nhà
báo phải luôn tỉnh táo nhận ra sự thật đích thực với sự thật chỉ mang cái vỏ
bên ngoài còn bên trong chứa đựng một nội dung giả dối, xuyên tạc, nhằm
làm lợi cho các tập đoàn người có lợi ích đối lập với nhân dân lao động.
1.6.

Một vài nét về tờ báo Người Lao Động

Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên đoàn Lao động thành phố
Hồ Chí Minh, là nhật báo phát hành từ thứ hai đến thứ bảy. Tờ báo này được
thành lập vào ngày 25/7/1975 với tên gọi công nhân giải phóng. Ngoài nhật
báo, báo Người Lao Động còn có phụ trương Thế giới @ chuyên về công
nghệ thông tin phát hành thứ Năm hàng tuần.
Năm 1990, đổi tên là Người Lao Động, phát hành mỗi tuần 2 kì báo.
Năm 1996 phát hành mỗi tuần 4 kì báo (thứ 2,4,6,7)
Ngày 29-7-2012, Báo Người Lao Động đã khánh thành trụ sở mới tại số 123127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3-Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở Báo
Người Lao Động được xây dựng trên diện tích 1.039 m². Khởi công từ ngày

14-9-2010, sau gần 2 năm thi công, tòa nhà được hoàn tất với quy mô 11 tầng
và 2 tầng hầm, là nơi làm việc, sinh hoạt của gần 200 cán bộ, phóng viên,
công nhân viên báo Người Lao Động. Báo Người Lao Động còn có văn phòng


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

đại diện tại các tỉnh thành lớn trên cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Trung Bộ,
Cần thơ.
Hiện nay, báo Người Lao Động đã trở thành một tờ báo quen thuộc với người
dân, với số lượng phát hành mỗi ngày một số. Sở dĩ có sự phát triển vượt bậc
đó là do nhu cầu, đòi hỏi của người lao động nói chung .Những hiểu biết,
thông tin của người lao động ngày càng trở nên cấp thiết.
Người ta gọi đây là báo Người Lao Động bởi vì tờ báo này- nó chính là tiếng
nói của nhân dân Lao động. Người viết là phóng viên, nhà báo còn người
được phản ánh chính là những người xung quanh chúng ta, là nhân dân. Tựu
chung lại thì tất cả những con người đó đều được coi là những người lao
động- những người đang góp phần xây dựng và phát triển của quốc gia Việt
Nam.
Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí
Minh với phương châm “Luôn đồng hành với cuộc sống, việc làm của Người
Lao Động”. Nội dung thông tin của báo Người Lao Động luôn đi sâu phản
ánh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và
Người Lao Động. Báo Người Lao Động thông tin về thời sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội trong nước và quốc tế. Đặc biệt là các vấn đề bức xúc của nhân dân lao
động, quản lí đô thị, quản lí xã hội, phòng chống tham nhũng, tệ nạn xã
hội,...là những thông tin thường xuyên được chú trọng phản ánh kịp thời trên

từng trang báo.
Từ khi ra đời đến nay, báo Người Lao Động đã có những đóng góp đáng kể
nhằm thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước,
nhiệm vụ của tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động
thành phố Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
nhân, viên chức và Người Lao Động, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn
vững mạnh.
Báo Người Lao Động không những là tờ báo đại diện cho tiếng nói của Liên
đoàn Lao Động thành phố Hồ Chí Minh mà còn là tờ báo đại diện cho tiếng
nói của Người Lao Động trên khắp cả nước, trở thành một tờ báo luôn đồng
hành với cuộc sống và việc làm của bạn đọc, với những thông tin thiết thực vì
đời sống và lao động chất lượng cao, bao quát các sự kiện trong và ngoài
nước.
Trải qua 42 năm phát triển, báo Người Lao Động hiện nay đã có phiên bản
báo in và báo điện tử với địa chỉ />

Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN SỬ DỤNG TIN QUỐC TẾ TRÊN
BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG NỬA SAU NĂM 2016
2.1.Nhìn từ góc độ nội dung
Báo chí chính là đưa thông tin kịp thời đến công chúng. Để đáp ứng
nhu cầu hiểu biết của công chúng, báo chí đã liên tục cập nhật từng ngày, từng
giờ và thậm chí là từng phút. Mỗi tờ báo đều có những cách đưa tin khác
nhau. Trong đó báo Người Lao Động không chỉ đưa đầy đủ mà còn sâu sắc,
toàn diện bối cảnh tình hình của thế giới và Việt Nam năm 2016 theo các lĩnh

vực:
2.1.1. Chính trị- quân sự- ngoại giao
Các sự kiện của Việt Nam và thế giới diễn ra sôi động trên lĩnh vực
chính trị- quân sự- ngoại giao thu hút sự quan tâm của các tác giả khi viết về
tin quốc tế trên báo Người Lao Động năm 2016, đặc biệt các sự kiện thời sự
vừa mới xảy ra mà công chúng rất quan tâm hoặc tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến cuộc sống của mọi người.
Năm 2016 được đánh giá là một năm có nhiều chuyển biến trong lĩnh vực
chính trị - quân sự- ngoại giao cùng rất nhiều sự kiện nổi bật. Ở đây, tin quốc
tế đóng một vai trò to lớn trong việc chuyển tải, phản ánh những vấn đề về
chính trị, quân sự, ngoại giao mang tính thời sự nóng hổi đối với người dân.
Đó là thông tin về những sự kiện lớn trong và ngoài nước: những chuyến
công du của những các vị nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam, sự kiện tranh
chấp biển Đông,... Có thể nói về vấn đề chính trị- quân sự- ngoại giao chiếm
một số lượng không nhỏ trong tin quốc tế.
Theo khảo sát, từ tháng 7 đến tháng 12, tin quốc tế trên lĩnh vực chính trịquân sự- ngoại giao là 178 tin quốc tế, trên tổng số 872 tin quốc tế. Như vậy
tin quốc tế trên lĩnh vực chính trị- quân sự- ngoại giao chiếm 20,41%.
Trong đó, tin quốc tế trên lĩnh vực chính trị- quân sự- ngoại giao vào tháng 9
là nhiều nhất (50 tin quốc tế), vào tháng 12 là ít nhất (19 tin). Bởi lẽ, tháng 9
là tháng có nhiều sự kiện chính trị- quân sự- ngoại giao quan trọng xảy ra.
Nhiều tin quốc tế xoay quanh vấn đề tranh chấp ở biển Đông như “Tránh
chạm trán ở biển Đông”(1/9/2016, số 7309); “Biển Đông tăng nhiệt trước
hội nghị G20”(4/9/2016, số 7312); “Hoạt động ở biển Đông tuần thủ luật


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động


pháp quốc tế” (23/9/2016, số 7331);... Điển hình như tin “Giữ hòa bình hữu
nghị trên biển Đông” (27/9/2016, số 7335):
“Ngày 26-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông
Quách Thành Côn, Bộ Trưởng Công an Trung Quốc, đang có chuyến thăm,
làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ Chính phủ hai nước tạo điều kiện
thuận lợi để hai Bộ Công an hợp tác ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thúc
đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam- Trung Quốc.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Hai bên cần giải quyết vấn đề trên biển trên tinh
thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, thực hiện nghiêm Tuyên bố về Ứng xử của
các bên ở biển Đông (DOC),tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông(COC)để
biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghĩ, tự dohàng hải, hàng
không”...”
Cũng vào tháng 9 này, các vị nguyên thủ quốc gia tiến hành những chuyến đi
công du nhằm đẩy mạnh hợp giữa các nước với nhau đặc biệt là Việt Nam với
nước ngoài như “Thủ tướng Ấn Độ sang Việt Nam” (3/9/2016, số 7311);
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào”
(5/9/2016, số 7313); “Tổng thống Pháp bắt đầu thăm Việt Nam” (6/9/2016,
số 7314); “Luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của Bulgaria: Chủ tịch nước tiếp đại sứ
Canada”,“Nâng tầm hợp tác Việt Nam- Bhutan” (8/9/2016, số 7316); “Việt
Nam- Singapore tăng cường hợp tác quốc phòng” (13/9/2016, số
7321)...Điển hình như tin “Tổng thống Philippines đến Việt Nam”(29/9/2016,
số 7337):
“Chiều 28-9, Tổng thống Philippines- ông Rodrigo Duterte- đã tới Hà Nội,
bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 28 và 29-9 theo
lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tháp tùng Tổng Thống Duterte
có Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto R.Yấy, Bộ trưởng Tư PhápVitaliano
N.Aguirre, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ramon M.Lopez, Cố vấn
An ninh quốc gia HermogenesC.Esperon, Thượng nghị sĩ Alan Peter
S.Cayetano, Bộ trưởng Truyền thông Phủ Tổng thống Jose Ruperto Martin
M.Andanar, Bộ trưởng Nội các phụ trách vấn đề lương thực Leoncio Padilla

Evasco và Đại sứ Philippines tại Hà Nội Noel Servigon...”
Mặt khác, tình hình các nước trên thế giới trong tháng 9 cũng có nhiều nhiều
biến động trong đời sống chính trị, quân sự, ngoại giao quốc tế. Nổi bật là
“Tổng thống Brazil bị phế truất” (1/9/2016, số 7309); “Đối phó Trung Quốc,
Nhật nhượng bộ Nga” (2/9/2016, số 7310); “Mỹ chịu sức ép vì Triều Tiên”
“Hy vọng mới cho Syria” (11/9/2016, số 7319),...Điều này đã đưa nền hòa


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

bình thế giới ngày càng khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn. Bởi đây là
những quyết định đến sự sống còn của một quốc gia, nhất là trong thời đại
toàn cầu hóa hiện nay.
Những vấn đề chính trị-quân sự- ngoại giao là nội dung được các người làm
báo quan tâm, cập nhật thường xuyên. Có thể nói khảo sát các tin quốc tế
trong từng khoảng thời gian có thể nắm bắt được không chỉ tình hình chính
trị, xã hội năm qua đã diễn biến như thế nào mà còn được cung cấp một lượng
thông tin vấn đề nổi cộm khá đầy đủ với những ưu- khuyến điểm của tính
hình chính trị - xã hội đất nước ta trong lúc bấy giờ.
2.1.2. Kinh tế
Xã hội loài người đang tiến đến nền văn minh trí tuệ, mà trong đó
thông tin đóng vai trò quyết định. Nền kinh tế thị trường đặc biệt nếu thiếu và
chậm thông tin sẽ dẫn tới thất bại và lạc hậu vì thông tin là huyết mạch, thông
tin thay đổi từng ngày, từng phút. Do đó thông tin chiếm vai trò quan trọng
quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Theo khảo sát cho thấy, kinh tế là một lĩnh vực chiếm một số lượng lớn trong
tin quốc tế trên báo Người Lao Động 2016. Số lượng tin quốc tế trên lĩnh vực

kinh tế từ tháng 7 đến tháng 12 trên báo Người Lao Động là 217 tin trên tổng
số 872 tin quốc tế, chiếm 24,88% so với các lĩnh vực khác.
Các tin quốc tế trên lĩnh vực kinh tế được người làm báo chú trọng và cập
nhật hàng ngày vì vậy mà hầu như số lượng tin quốc tế trên lĩnh vực kinh tế
từ tháng 7 đến tháng 12 là rất lớn và sự chênh lệch giữa các tháng rất ít. Tuy
nhiên ở tháng 12 là thời điểm cuối năm nên tin quốc tế được cập nhật không
nhiều. Cụ thể:
Tin quốc tế
trên lĩnh
vực kinh tế
(tin)

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

40

34

42

Tháng 10 Tháng 11 Tháng12
41

40

20


Bảng 2.1.2 Tin quốc tế trên lĩnh vực kinh tế của báo Người Lao Động
từ tháng 7 đến tháng 12.
Ở đây ta thấy được vị trí quan trọng của nền kinh tế trong đời sống xã hội.
Những sự kiện, vấn đề có liên quan đến kinh tế luôn được cập nhật đầy đủ bởi
vì nó tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân Việt Nam dù ít hay nhiều, dù
trực tiếp hay gián tiếp. Vì vậy, khi thế giới hay trong nước xảy ra những sự


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

kiện, vấn đề kinh tế từ nhỏ cho đến lớn luôn được công chúng quan tâm đến.
Bởi vậy, báo chí là là cơ quan thông tin đảm nhận vai trò cung cấp đầy đủ
những sự kiện và vấn đề quan trọng về kinh tế cho bạn đọc. Từ tính chất của
tin quốc tế, người làm báo đã mang lại cho bạn đọc một cái nhìn đúng đắn,
khách quan, toàn diện hơn trước những sự kiện, vấn đề kinh tế mới, phức tạp
trong tin quốc tế trên báo Người Lao Động.
Ví dụ: Việt Nam- Iran phấn đấu đạt kim nghạch thương mại 2 tỉ USD
“Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5 đến 7-10 theo lời
mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 6-10, Tổng thống Cộng hòa
Hồi giáo Iran- ông Hassan Rouhani- đã hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại
Quang, tới chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với thủ tướng chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Hợp tác kinh tế là lĩnh vực trọng tâm trong trao đổi giữa hai vị lãnh đạo tại
cuộc hội đàm.Trên cơ sở đó, hai bên cam kết tạo điều kiện thuận lượi cho
doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp cận thị trường của nhau để tìm kiếm
cơ hội kinh doanh và đầu tư. Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi cụ thể các

biện pháp để sớm đạt mức kim nghạch thương mại 2 tỉ USD trong thời gian
tới. Trong đó có việc tháo gỡ các cơ chế về thanh toán, thiếp lập các cơ chế
hợp tác thanh toán giữa các ngân hàng hai nước; thúc đẩy hợp tác đầu tư
trong lĩnh vực hai nước có tiềm năng như dầu khí, sản phẩm hóa dầu, vật liệu
xây dựng....”

Ảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Tổng thống Iran Hassan Rouhanni
(Báo Người Lao Động,7/10/2016, số 7345, chuyên mục thời sự, tác giả
D.Ngọc)


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

2.1.3. Y tế- giáo dục
Phát triển y tế và giáo dục con người là một trong những yếu tố quan
trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Khảo sát báo Người Lao Động từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2016 ta thấy, có 52 tin quốc tế trên lĩnh vực y tếgiáo dục, chiếm 5,97% tổng số tin quốc tế. Trong đó, tháng 9 được coi là
tháng có số lượng tin quốc tế nhiều nhất trên lĩnh vực y tế- giáo dục (17 tin
quốc tế).
Về y tế, một sự kiện, vấn đề có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con
người phát sinh vào tháng 9 đó là sự xuất hiện của Virus Zika. Điều này được
thể hiện trong những tin: “Virus Zika đe dọa hơn 2 tỉ người”(3/9/2016, số
7311); “Malaysia chặn lây nhiễm từ Singapore” (5/9/2016, số 7313); “Phát
hiện một người Việt nhiễm Virus Zika tại Nhật Bản” (14/9/2016, số 7322);
“Rời Trà Vinh, một người Đài Loàn nhiễm Zika”(17/9/2016, số 7325); “Bộ y
tế 10 nước ASEAN họp khẩn về Zika” (20/9/2016, số 7328);....
Về giáo dục, ở nước ta tháng 9 là tháng bắt đầu một năm học mới, bởi vậy

những tin tức quốc tế về giáo dục được người làm báo chú trọng trong thời
gian này. Một số tin quốc tế được viết vào tháng 9 như: “Thúc đẩy giảng dạy
tiếng Pháp tại các trường ở Việt Nam”(8/9/2016, số 7316); “Lao động biết
thêm tiếng Pháp sẽ là thế mạnh”,“11 học viên liên kết đào tạo với Đức tốt
nghiệp” “Cơ hội học nghành hàng không tại Anh”(12/9/2016, số 7320);
“85% học viên Arena Multimedia có việc làm trước khi tốt
nghiệp”(21/9/2016, số 7329);....
2.1.4. Thể thao- giải trí
Bức tranh về lĩnh vực giải trí (văn nghệ, nghệ thuật,...) của thế giới và
Việt Nam năm 2016 được báo Người Lao Động liên tục cập nhật nhanh
chóng, chính xác và toàn diện. Trong đó thể thao là một bộ phận thuộc các
lĩnh vực giải trí được toàn thế giới chú ý nhất. Theo khảo sát cho thấy, số
lượng tin quốc tế trong lĩnh vực thể thao- giải trí trên báo Người Lao Động từ
tháng 7 đến tháng 12 là 305 tin quốc tế trên tổng số tin, chiếm tỉ lệ lớn nhất
trong tất cả các lĩnh vực (chiếm 34.98%). Tin quốc tế trên lĩnh vực thể thaogiải trí được cập nhật một cách gần như là đồng đều, có tính chất ổn định. Cụ
thể:
Tháng 7 Tháng 8
Tin quốc tế

47

49

Tháng 9
59

Tháng 10 Tháng 11 Tháng12
52

52


45


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

trên lĩnh
vực thể
thao- giải
trí (tin)

Bảng 2.1.4 Tin quốc tế trên lĩnh vực thể thao- giải trí
của báo Người Lao Động từ tháng 7 đến tháng 12.
Bởi lẽ, những tin quốc tế về lĩnh vực thể thao- giải trí đặc biệt là các tin về các
trận thi đấu các môn thể thao giữa các nước nói chung, Việt Nam nói riêng
luôn được công chúng chú ý và theo dõi. Những tin tức quốc tế này không chỉ
có giá trí thông tin mà nó còn có giá trị giải trí sau một ngày lao động mệt
nhọc, lúc nghỉ ngơi....Ví dụ như một tin quốc tế về đôi vợt Hoàng Nam và Ti
chen:
Đôi Hoàng Nam/ Ti Chen vô địch F9
“Sau khi dừng bước ở tứ kết đơn nam Vietnam F9 Futures 2016, tay vợt Lý
Hoàng Nam cùng tay vợt Ti Chen của Đài Loan- Trung Quốc với tư cách hạt
giống số 1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1(6-2,4-6,10-5)trước cặp Moon Ju
Hae- Noo Sang Woo (Hàn Quốc) để lên ngôi vô địch vào sáng 5-11 tại Bình
Dương.
Sau 9 giải Men’Futures liên tiếp diễn ra tại Bình Dương, thành tích tốt nhất
của Hoàng Nam là lên ngôi cả ở nội dung đơn lẫn đôi tại F5và đôi ở F9. Đây

cũng là thành tích tốt nhất mà một tay vợt Việt Namđạt được trong lịch sử tại
đấu trường này. Trước đó vào ngày 25-7, Hoàng Nam chỉ đứng thứ 874 thế
giới nhưng sau hơn 3 tháng trui rèn ở đấu trường Men’Futures, tay vợt này
đã tăng lên 245 bậc.
Nếu giữ vững phong độ, kar năng Hoàng Nam lọt vào tốp 600owr bẳng xếp
hạng ATP là rất cao. Đầu tháng 12 tới, Hoàng Nam sẽ biết thứ hạng của
mình trong năm 2016 là bao nhiêu.”


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

Ảnh tay vợt Lý Hoàng Nam cùng đồng đội Ti Chen vô địch đôi nam giải F9
(Báo Người Lao Động, 6/11/2016, số 7375, tác giả Q.Liên)
2.1.5. Các lĩnh vực khác
Tin quốc tế trên lĩnh vực khác bao gồm khoa học- công nghệ, du lịch –
dịch vụ, pháp luật, ....Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức của con người
về tự nhiên, xã hội và tư duy với bản chất và quy luật vận động của chúng. Nó
được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết định hướng hoạt
động của con người. Công nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa
học vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Đó là tập hợp các giải pháp, phương
pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ thuật,… được sử dụng tạo ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ cụ thể. Thông tin về lĩnh vực khoa học và công nghệ
là thông tin tập hợp về các phát minh, hoạt động thể hiện gắn bó giữa lý
thuyết và thực tiễn, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Hay dịch vụ- du lịch
là là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch.

Theo khảo sát, từ tháng 7 đến tháng 12 trên báo Người Lao Động, trừ các lĩnh
vực chính trị- quân sự- ngoại giao, kinh tế, thể thao- giải trí, y tế- giáo dục thì
còn lại 120 tin quốc tế thuộc về các lĩnh vực khác. Trong đó, tin quốc tế trên


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

lĩnh vực khoa học- công nghệ có 27 tin, trên lĩnh vực du lịch- dịch vụ có 36
tin. Các lĩnh vực này chiếm 13,76% trên tổng số tin.
Các tin quốc tế trên lĩnh vực khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tin
quốc tế nhưng đôi với tin quốc tế nó lại là một số lĩnh vực không thể thiếu
trong tin quốc tế. Bởi nó là một phần tạo nên bức tranh toàn cảnh về tình hình
thế giới và trong nước giúp công chúng có thể tiếp nhận thông tin một các
toàn diện và chính xác nhất.
2.1.6. Nhận xét
Sau khi khảo sát, tùy vào những sự kiện, vấn đề trong mỗi tháng mà tin
quốc tế trên báo Người Lao Động theo từng lĩnh vực có sự thay đổi không
ngừng. Cụ thể:
Tháng

Chính trịQuân sựNgoại
giao

Kinh tế

Y tếThể
Các lĩnh

giáo dục thao- giải vực khác
trí

Tổng

7

30

40

7

47

21

145

8

23

34

6

49

21


133

9

50

42

17

59

22

190

10

35

41

8

52

14

150


11

21

40

8

53

21

143

12

19

20

6

45

21

111

6 tháng

cuối

178

217

52

305

120

872

Bảng 2.1.6 Số lương tin theo từng lĩnh vực trên báo Người Lao Động
từ tháng 7 đến tháng 12
Sau khi xử lý số liệu, ta có thể minh họa tỉ lệ số phần trăm tin quốc tế theo
từng lĩnh vực bằng biểu đồ tròn như sau:


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

Biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ tin quốc tế theo từng lĩnh vực trong
từ tháng 7-12/2016
2.2. Nhìn từ góc độ hình thức:
2.2.1. Các dạng tin
Dạng tin trước hết là một tin báo chí đúng nhưng được trình bày dưới

nhiều hình thức khác nhau tạo nên sự phong phú đa dạng khi chuyển tải nội
dung sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi khảo sát, đối
với báo Người Lao Động, tôi có đưa ra cách phân loại cho loại tin quốc tế
cùng với những ví dụ điển hình cho những dạng tin đó như sau:
2.2.1.1. Tin vắn
Tin vắn là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn tắt
nhất sự việc, sự kiện, nhân vật xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội. Dung
lượng của tin vắn ngắn gọn nhất so với các thể loại báo chí cũng như so với
các dạng tin khác (trong vòng 60-100 chữ, khoảng 3-4 dòng). Do dung lượng
rất ngắn nên tin vắn thường không có lời bình, có thể có tít hoặc không có tít
(tùy theo cách trình bày). Tin vắn thường trả lời 4 câu hỏi (what?, who?,
when?, why?) trong công thức 5W.
Tin vắn quốc tế trên báo Người Lao Động thường được bố cục trong một số
mục, tiêu đề tiêu biểu có tên gọi là “Đọc nhanh” trong chuyên mục thời sự
hay “Khắp nơi” trong mục thể thao. Ví dụ:


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động

“Tay vợt Lý Hoàng Nam và Ouyang Bowen (Trung Quốc) giành quyền vào
bán kết đôi nam Giải Quần vợt Vietnam F4 Futures 2016 tại Bình Dương khi
thắng đôi Cannell Joel (Đức)- Hundal Vikram S (Mỹ) 7-6,7-6 vào chiều 15-9.
Đối thủ của Nam- Bowen vào chiều 16-9 là bộ đôi Nhật Bản Shintaro ImaiYuchi Ito.(Q.L)”(Báo Người Lao Động,16/9/2016, số 7321, mục khắp nơi)
“HLV J.Mourinho bị báo chí, giới chuyên môn và CĐV Đức chỉ trích dữ dội
sau quyết định đưa tiền vệ B. Schweinsteiger xuống đội hai, động thái tuyên
bố ông không cần anh ở lại M.U.(Daily Mail)”(Báo Người Lao Động,
6/8/2016,số 7283 mục khắp nơi)

“Ông Ousmane Dione (quốc tịch Senegal, Giám đốc nghành khu vực Đông
Á- Thái Bình Dương)sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Quốc gia
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam kể từ ngày 12-9, thay bà Victoria Kwakwa.
(A.N)”(Báo Người Lao Động, 10/9/2016, số 7318,mục đọc nhanh)
“Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cho biết hiện chưa có thông tin người Việt
Nam gặp nạn trong vụ tấn công bằng súng tại TP Munich (CHLB Đức), hôm
22-7.(D.Ng)”(Báo Người Lao Động, 24/7/2016, số 7270,mục đọc nhanh)
2.2.1.2. Tin bình (tin sâu)
Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức
bình luận, nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để định hướng
dư luận xã hội. Tuy là tin bình nhưng yếu tố tin là chính. Quan điểm, thái độ
của nhà báo hay cơ quan báo chí thể hiện ở mức độ nhất định. Đặc biệt người
viết cần thận trọng, nhạy cảm khi thể hiện quan điểm, thái độ trước các vấn đề
quốc tế hay nhân vật nào đó. Đây là dạng tin theo công thức 5W+H.
Trên báo Người Lao Động, tin bình quốc tế thường xuất hiện trong nhiều
chuyên mục như thời sự, kinh tế,...
Ví dụ 1: Việt Nam coi trọng củng cố quan hệ với Lào và Campuchia
“Trong khuôn khổ chuyến thăm hưu nghị chính thức Lào, chiều 27-9, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến thủ tướng Thongloun
Sisoulith.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Việt Nam
luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam và
Lào.


Niên Luận
nửa sau năm 2016

Tin quốc tế trên báo Người Lao Động


Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu
cấp cao Quốc hội Việt Nam đã lên đường thăm hữu nghị chính thứcVương
quốc Campuchia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin,
theo TTXVN.
Ngay sau lễ đón trọng thể, hai hai bên đã tiến hành hội đàm. Hai bên cho
rằng trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, sự tác
động của các nước lớn trong khu vực, mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước
tiếp tục được củng cố và phát triển. Hai Chủ tịch Quốc hội nhất trí tiếp tục
đẩy mạnh vai trò giám sát việc thực hiện những hiệp định, thỏa thuận đã đạt
được giữa Chính phủ hai nước; tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ, tham vấn lẫn nhau
trong những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm; tăng cường hợp tác
chặt chẽ tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương mà Quốc hội hai nước là
thành viên.
Chủ tịch Quốc hội hai nước cũng khẳng định trước sau như một luôn coi
trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường quan hệ láng
giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài
giữa hai nước. ”
(Báo Người Lao Động,28/9/2016,số 7336, chuyên mục thời sự, tác giả B.T.Q)
Ví dụ 2:Việt Nam mong muốn có nhiều “làng thần kỳ”
“Chiều 24-10, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp ông Shui Chi
Abe, Thống đốc Nagono- Nhật Bản, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt
Nam.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng địnhViệt Nam luôn coi
Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ông Shui Chi Abe và tỉnh Nagano hỗ
trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp , đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp
công nghệ cao. Hoan nghênh ý tưởng chuyển giao kiến thức trong rau sạch
của tỉnh Nagano, đặc biệt là của trưởng “làng thân kỳ” Kawakami theo hình
thức cử chuyên gia sang Việt Nam chuyển giao công nghệ và tiếp nhận lao

động trẻ đến làng họp tập kinh nghiệm. Chủ tịch nước khẳng định đây là nội
dung hợp tác hiệu quả và thiết thực đối với Việt Nam nhằm thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, khi tiếpông
Shuichi Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị ông


×