Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

phong cách lãnh đạo của Mai Kiều Liên tổng giám đốc công ty vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.16 KB, 29 trang )

PHẦN I: Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay , thành công của một
doanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm năng con
người mà còn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách lãnh đạo, quản lý.
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn
mang tính toàn cầu. Đặt trong bối cảnh như vậy, hơn nữa Việt nam đang
trong thời kì phát triển, hội nhập toàn cầu thì đó được xem là thách thức rất
lớn, đòi hỏi các công ty, tập đoàn trong nước phải linh hoạt, có những đổi
mới về công nghệ kĩ thuật, đào tạo tư duy và cách tổ chức lãnh đạo…Khi
đó những nhà lãnh đạo đóng vai trò cùng quan trọng trong việc chèo lái
“con thuyền” của mình. Những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi của tương lai
phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ
chức mà họ quản lý. Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con
người (tứ năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình…) xung quanh họ. Để đạt được
như vậy thì người lãnh đạo, quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ
vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo
hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu
cầu khác nhau của người lao động, tập thể trong tổ chức .Vì vậy mà tôi
chọn đề tài : “Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên”

II. Đối tượng nghiên cứu
CEO Mai Kiều Liên – chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk.

III. Mục đích nghiên cứu
1


Tìm hiểu thêm về môn quản trị học, nghiên cứu để thấy được phong cách
lãnh đạo tài tình của CEO Mai Kiều Liên và những thành tựu bà đã mang
lại cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinanmilk) từ đó rút ra những hạn


chế trong phong cách lãnh đạo của bà.

Phần 2: Tổng quan về phong cách lãnh đạo
I. Khái niệm về phong cách lãnh đạo
- Phong cách là gì ?
Phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức thực hiện của một hoạt
động nào đó của một các nhân hay một nhóm người có cùng tính chất hoạt
động. Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kì một hoạt động nào đều theo một
phong cách nhất định. Mỗi một tình huống khác nhau con người thường đi
theo một hướng ứng xử nhất định mà bản thân đó đã định hướng rõ ràng để
thực hiện mục tiêu và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra
một phong cách riêng
- Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo (Leadership)là năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ
chức để thúc đẩy họ tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức
Lãnh đạo (Leading)là tạo động lực ,hướng dẫn và gây những ảnh hưởng
khác tới con người để họ tích cực làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức
2


Lãnh đạo là một quá trình, một nghệ thuật tác động hoặc gây ảnh hưởng
đến con người làm cho họ tự nghuyện, hăng hái thực hiện thành công các
công việc, mục tiêu của tổ chức
- Phong cách lãnh đạo là gì ?
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của
người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi
người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương
pháp, cách thức của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia
hoạt động chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung. Phương pháp

cách thức làm việc đó làm cho mọi người đoàn kết, khuyến khích họ nâng
cao, bồi dưỡng chuyên môn.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau cũng có những khái
niệm:
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của
họ.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân , sự kiện và
được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính*môi trường.
Phong cách lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách
thức cư xử mang tính đặc trưng, điển hình và tương đối ổn định mà người
3


lãnh đạo sử dụng trong việc giải quyết các công việc hàng ngày với tư cách
là nhà lãnh đạo.
Như vậy, có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo là
kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ
quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống
quản lí.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo
Thứ nhất, tùy thuộc vào cá tính của mỗi vị lãnh đạo sẽ là nguyên nhân làm
người lãnh đạo định hướng riêng cho mình phong cách
Thứ hai, phụ thuộc vào chính định hướng giá trị của mỗi cá nhân. Sự lựa
chọn một phong cách lãnh đạo là phản ánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý
tưởng các nhân mà người lãnh đạo gắn bó
Thứ ba, phụ thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Năng lực

là những phẩm chất tâm lý cá nhân giúp cho người lãnh đạo đạt hiệu quả
nhất định. Năng lực ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược, vạch ra mục tiêu,
phương pháp lãnh đạo và ảnh hưởng đến phong cách và uy tín người lãnh
đạo.
Thứ tư, môi trường hoạt động ảnh hưởng lớn đến phong cách của nhà lãnh
đạo. Nếu môi trường tốt họ sẽ phát huy sáng tạo khả năng vốn có của bản
thân.
4


Thứ năm, mối quan hệ, đôi tượng của hoạt động quản lý, tình huống trong
quá trình hoạt động… là những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn của người
lãnh đạo đi theo một chiều hướng nhất định.
Ngoài những yếu tố trên còn rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến phong
cách lãnh đạo: Cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thông, trình độ, phẩm chất
đạo đức, tính cách

III. Phân loại phong cách lãnh đạo
Có 3 loại phong cách lãnh đạo:

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ thông tin, tập trung quyền lực
trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết
để thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh đề ra trên cơ sở kiến
thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền.
Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập
trung, chính xác, người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của
người dưới quyền
Ưu điểm: cho phép giải quyết công việc nhanh chống trên cơ sở kinh
nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo không có sự tham gia của tập

thể.
Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc,
quyết định nên phong cách này không tập chung được sự sáng tạo, kinh
5


nghiệm của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích
thích được mọi người trong tổ chức làm việc

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo thu hút đông lao động tham gia vào việc thảo luận và
lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập
thể. Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự
tham gia của tập thể. Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê
bình, góp ý của mọi người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch, hành vi
của mình.
Ưu điểm: Khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm của người
dưới quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái, được tham gia vào việc
quyết định và có tính sáng tạo cao, cho bầu không khí của tổ chức tốt, có
môi trường tích cực nên hiệu quả công việc cao.
Nhược điểm: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian. Trong rất
nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định
cũng như giải quyết nhiệm vụ trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ
không cho phép kéo dài.

3. Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền
hạn và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được tự do hành động
theo điều họ nghĩ, theo cách thức mà họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của
tập thể đều đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránh

khuyết điểm cá nhân.
Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu không
6


khí tổ chức thoải mái,…
Hạn chế: Dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do thiếu
vắng sự chỉ đạo của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả công việc
thường thấp.
Như vậy, mỗi phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn
đề đặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, lựa chọn
phong cách lãnh đạo phù hợp.

IV.

Phẩm chất và chức năng của nhà lãnh đạo
 Có tầm nhìn thời đại; có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất xã hội
công nghiệp - xã hội hiện đại
 Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất của xã hội công nghiệp – xã
hội hiện đại phát triển theo xu hướng nhân văn: xu hướng và mục tiêu
chính trị là phát triển tiến booj xã hội – con người.
 Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy duy vật biện chứng, phù hợp với
tính chất công nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực tư duy
sắc bén, nhanh nhạy, uyển chuyển, sáng tạo.
 Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như vững vàng về tinh thần, phát
triển sâu sắc và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí, yếu tố tình cảm
hài hòa.
 Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tinhschaats công việc
được giao: tri thức tổng hợp và chuyên sâu.
 Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học – công nghệ hiện đại cũng

như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông…
 Khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức, huy
7


động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục tiêu
chung.
 Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể sảy ra trong hiện thực và
tương lai, đồng thời dự phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chũng
trong những điều kiện khó khăn nhất.
 Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt qua cái cũ, tìm tòi, khám
phá, phát hiện và đề xuất cái mới có ích cho nhân dân, có giái trị cho xã
hội.
 Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc chắn trong việc đưa ra
những quyết định cũng như trong chỉ đạo hành động.
Phẩm chất và năng lực không thể tách rời trong một chủ thể lãnh đạo.
Phẩm chất làm nền tảng cho năng lực phát triển; năng lực lại thể hiện phẩm
chất khi nó căn cứ trên các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là những phẩm
chất và năng lực biểu hiện thành những kết quả có giá trị và cống hiến lớn
của người lãnh đạo cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy
nhanh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta

Phần 3: Phong cách lãnh đạo của CEO MAI KIỀULIÊN
8


I. Khái quát về công ty cổ phần sữa vinamilk .
1. Giới thiệu về công ty vinamilk
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :

- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy
Sỹ).

Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9%
thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa
đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới
hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn
được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba
Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 40 năm ra mắt
người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất,
9


2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại
Cambodia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan

II. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lí kinh doanh
1. Tầm nhìn của công ty vinamilk
Vinamilk xác định tầm nhìn của mình: “Trở thành biểu tượng niềm tin
hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc
sống con người“

2. Sứ mệnh của công ty vinamilk
Vianamilk xác định sư mệnh của công ty là: “Vinamilk cam kết mang đến
cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng
chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội”


3. Giá trị cốt lỗi của công ty vinamilk
Vinamilk luôn xác định giá trị cốt lõi của công ty: “Trở thành biểu
tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người “:
- CHÍNH TRỰC: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong
tất cả các giao dịch.
- TÔN TRỌNG: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn
trọng Công ty: Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
- CÔNG BẰNG: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung
cấp và các bên liên quan khác.
- ĐẠO ĐỨC: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành
động một cách đạo đức
- TUÂN THỦ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các
quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
10


Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực,
lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người
bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và
cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

4. Chính sách chất lượng của công ty vinamilk
Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng
bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và
tuân theo luật định.

III. Quá trình phát triển của công ty sữa vinamilk

Quá trình phát triển và hình thành của công ty đã trải qua các mốc lịch sử
quan trọng sau

1. Giai đoạn 1976 – 1986 :
Sau khi tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975 : nhà
máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường
Thọ ( tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac ( Nestle )
tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc thiết bị hư hại
nhiều, phụ tùng thiếu thốn, nguyên liệu trống không. Cán bộ công nhân
viên đã năng động hiến kế, nhiều giải pháp kỹ thuật ra đời như đổi hàng lấy
nguyên liệu cho sản xuất; liên kết với các đơn vị trong nước vừa khôi phục
nhà máy, vừa sản xuất và phân phối sản phẩm. Trong điều kiện đó, công ty
vẫn đảm bảo một lượng hàng nhất định để phục vụ người tiêu dùng, đối
tượng chủ yếu là người già, người bệnh và trẻ em . Ghi nhận thành tích
11


trong giai đoạn này, năm 1986 công ty được Nhà nước tặng Huân chương
lao động hạng Ba .

2. Giai đoạn 1987 – 20010 :
Tên gọi Công ty sữa Việt Nam, gọi tắt là Vinamilk chính thức có từ tháng
3/1992. Công ty dưới quyền quản lý của Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản
xuất và chế biến sữa, các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994 Vinamilk có thêm nhà máy mới ở Hà Nội, tổng có 4 nhà máy
trực thuộc nhằm chiếm lĩnh thị trường miền bắc.
Năm 1996 Vinamilk liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn
tiến tới thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định nhằm thâm nhập
thị trường miền nam.
Năm 2000 xây dựng nhà máy sữa Cần thơ ở Cần Thơ cùng xí nghiệp Kho

vận ở Hồ Chí Minh, Và cũng trong năm này Vinamilk được nhà nước
phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Năm 2003 Công ty sữa Việt Nam chuyển thành Công ty Cổ phần sữa Việt
Nam, có mã giao dịch VNM trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Năm 2004 Vinamilk mua lại công ty Cổ phần sữa Sài Gòn
Năm 2005Vinamilk vinh dự một lần nữa được nhà nước tặng thưởng
Huân chương Độc Lập Hạng Ba . Vinamilk mua số cổ phần còn lại của
đối tác liên doanh tại Nhà máy sữa Bình Định, mở cửa Nhà máy Sữa
12


Nghệ An. Tháng 8/2005 công ty liên doanh thành lập Công ty TNHH
Liên Doanh SABMiller Việt Nam, tung ra thị trường thương hiệu Zorok
vào giữa năm 2007.
Năm 2007 Vinamilk mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam
Sơn, tiếp tục có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa vào
thánh 7
Năm 2009 công ty tiếp tục phát triển 135 nghìn đại lý phân phối cùng 9
nhà máy, các trang trại nuôi bò sữa ở hai tỉnh Nghệ An, Tuyên Quang
Năm 2010 – 2012 công ty rót vốn 220 triệu USD đầu tư xây dựng nhà
máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương.
Năm 2011 công ty chi 30 triệu USD nhằm hoạt động nhà máy sữa Đà
Nẵng

3. Giai đoạn 2012 – đến nay:
Năm 2012 Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng,nhà máy sữa
Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản
xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.
Năm 2013 Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh (dự
kiến khánh thành quý 2 năm 2017)

Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Hà Tĩnh
13


Năm 2014Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa Như Thanh tại Thanh Hóa
Năm 2015 Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (dự kiến khánh thành quý 3 năm 2017 ). Vinamilk tăng cổ
phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%.
Năm 2016 Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái
Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN, khánh thành nhà máy sữa
Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk. Đây là nhà máy sữa đầu tiên và
duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này . Tiên phong mở lối cho
thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa
tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ .

Và được nhà nước trao trặng huân chương độc lập hạng ba

14


Năm 2017 được xem là năm tiền đề cho việc thực hiện chiến lược trong
giai đoạn mưới 2017-2021,công ty sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bằng
cách đẩy mạnh phân khúc trung và cao cấp. Trong đó có việc tiếp tục mở
rộng thêm 4 thị trường tiềm năng trọng điểm tại khu vực Châu Phi.
Trong năm 2017, Vinamilk cũng đã đầu tư vào CTCP Chế biến Dừa Á
Châu (mua 25% vốn), CTCP Bò Giống miền Trung.

4. Sản phẩm chính của vinamilk
Vinamilk hiện tại đang có hơn 200 sản phẩm được phân phối trên 30
lãnh thổ và quốc gia. Và có 18.000.000 được tiêu thụ mỗi ngày.Vinamilk
luôn mang đến cho bạn những giải pháp dinh dưỡng chất lượng quốc tế,

đáp

ứng

nhu

cầu

cho

mọi

đối

tượng

tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

15


Vinamilk có các sản phẩm chính như: sữa nước, sữa chua vinamilk, sữa
bột vinalik, bột ăn dặm, nước giải khát, kem, sữa đậu nành…..

IV.

Vài nét về CEO Mai Kiều Liên
Sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học về
chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô. Bà gia nhập vào Vinamilk ở vị
trí của một kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy

sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty
Sữa Việt Nam). Năm 1983, bà học khoa quản lý kinh tế của trường Đại học
Kinh tế Leningrad (Nga), năm 1984 bà được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc
Cty sữa Việt Nam rồi và giữ vị trí Tổng Giám đốc từ năm 1992 đến nay.

Sau 37 năm gắn bó với Vinamilk, hơn 20 năm ở cương vị người đứng đầu,
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch Hội
16


đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã đưa
Vinamilk trở thành một thương hiệu lớn, lọt vào danh sách 200 doanh
nghiệp xuất sắc nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình dương từ năm 2010 và
đang hiện thực hóa tham vọng đưa Vinamilk đạt doanh thu 3 tỷ USD, nằm
trong top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Phương
châm làm việc của nữ doanh nhân Mai Kiều Liên là luôn lao động hết
mình với cường độ cao nhất, cộng với sự sáng tạo không ngừng, dám nghĩ,
dám làm. Bà không thích sự lặp lại hay đi theo lối mòn. Chính nhờ thế, bà
đã điều khiển Vinamilk trở thành một trong 15 doanh nghiệp có lợi nhuận
trên 1.000 tỉ đồng trên sàn chứng khoán. Không những vậy, vị nữ giám đốc
luôn đề cao tính nhân văn trong kinh doanh . Bà không muốn đuổi việc
nhân viên trình độ kém, ngược lại sẵn sàng đào tạo cho đến khi họ trở nên
lành nghề. Quan điểm của bà "Không có gì không thể làm được. Mỗi thời
điểm có cái khó khác nhau nhưng nếu đồng tâm hợp lực, biết cách khơi
dậy sức sáng tạo của mỗi người sẽ vượt mọi trở ngại”

V.

Phong cách lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên
1. Phong cách lãnh đạo xuất sắc quyết đoán nhưng không độc

đoán:
Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ những tập đoàn thực phẩm có máu mặt
trên thế giới cũng như sự trội dậy của các công ty trong nước, Vinamilk
vẫn tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua
để tiếp tục giữ vị trí là công ty thực phẩm số 1 Việt Nam. Trong khối các
doanh nghiệp tư nhân vinamilk luôn tục có mặt trong top 5 doanh nghiệp
17


có doanh thu lớn nhất từ 2008 cho đến nay. Một trong những câu chuyên
làm nên thành công của Vinamilk trong suốt chặng đường phát triển của
mình là công ty đã may mắn có được những người lãnh đạo có tâm, có tầm
nhìn và có những kĩ năng lãnh đạo xuất sắc. Điển hình trong số đó là bà
Mai Kiều Liên – CEO của công ty từ 1992 – người được mệnh danh là
kiến trúc sư trưởng cho những thành quả của Vinamilk đã đạt được kể từ
thời kì đổi mới Những năm cuối thập niên 90, Vinamilk khá hấp dẫn với
những doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài. Lúc này, Vinamlik đứng
trước thời khắc lựa chọn “bán mình” hay “giữ mình”. Để đưa ra được
quyết định và Mai Kiều Liên suy nghĩ rất nhiều, nếu liên doanh thì đối tác
nắm đến 70% cổ phần, công ty chỉ còn 30% như vậy đồng nghĩa vưới việc
công ty không còn tiếng nói trong việc điều hành.
Đến cuối cùng bà quyết định từ chối liên doanh. Sở dĩ như vậy là vì thà
chịu khó là đối thủ, phải vất vả nhiều, nhưng tất cả mọi người đều vận
động, cạnh tranh vì mục đích thúc đẩy thị trường sữa Việt Nam được phát
triển..
Bản thân bà vốn là một chuyên gia trong nghành sữa, thực phẩm, nước giải
khát… với những phong cách lãnh đạo sáng tạo, luôn tìm kiếm những sự
đổi mới, cải tiến trong quản lý cũng như kiên định và táo bạo, có đạo đức
và quan trọng nhất là khiêm tốn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk đã
luôn không ngừng sáng tạo, đột phá trong kinh doanh và cạnh tranh sòng

phẳng với các thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới đang có mặt tại thị
trường Việt Nam như Abbott, Mead Johnson hay Dutch Lady,
18


Hiện tại dù bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam nhưng Vinamilk
vẫn dẫn đầu với thị phần sản lượng đạt 50% của tất cả các sản phảm sữa và
từ sữa.

2. Minh bạch và trung thực
Lần đầu tiên, có 1 doanh nghiệp Việt Nam được lọt vào danh sách 200
doanh nghiệp Châu Á xuất sắc của tạp chí Forbes bình chọn. Vinanmilk có
được thành quả như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình,
cũng như tôn chỉ của công ty là minh bạch và trung thực Đây chính là
nguyên tắc của Vinamilk mấy chục năm nay
Không những về thông tin mà trong cách cư xử, hành xử của lãnh đạo cũng
như mọi nhân viên trong công ty, tiêu chí trung thực là tiêu chí hết sức
quan trọng. Khi tự mình đánh giá. Nhận xét ình một cách trung thực, thì
mọi việc đều minh bạch rõ ràng. Mình đang đứng ở đâu, khiếm khuyết một
chỗ nào, lợi thế cái gì, chỗ nào tốt, cần cải thiện điều gì để thể hiện rõ.
Chính từ những số liệu và thông tin trung thực được niêm yết trên sàn
chứng khoán mà Vinamilk đã hoạt động và cải thiện được giúp công ty
ngày càng phát triển. Nếu số liệu và thông tin không đúng sẽ rất mù mờ,
không biết chính xác mọi vấn đề. Thông tin không rõ ràng đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực của sự nguy hiểm.
Từ khi Vinamilk lên sàn chứng khoán thì đã trở thành một công ty đại
chúng. Mọi thông tin mọi người đều biết và rất quan tâm. Các cổ đông của
công ty rất quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy
vinamilk cũng nhận được nhiều đóng góp của các cổ đông qua email, thư..
19



Họ đóng góp ý kiến rất nhiều, hỏi cũng rất nhiều và trách nhiệm của
Vinanmilk phải trả lời những câu hỏi đó. Những thắc mắc cùng nhau thảo
luận, những kế sách hay thì được công ty áp dụng, còn những điều họ hiểu
không đúng thì phải được giải thích. Khi trở thành công ty đại chúng, công
ty được rất nhiều người tham gia quản lý nên việc quản trị công ty ngày
càng được cải thiện tốt.
Mai Kiều Liên cũng luôn nhắc nhở nhân viên phải luôn kiểm soát được
vùng mình quản lý. Không có một nhân viên nào nằm ngoài vùng kiểm
soát từ hệ thống cửa công ty.
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa
sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với
giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định

3. Tự do trong công việc
Vị thế vững chắc của Vinamilk ngày hôm nay góp phần không nhỏ của bà
Mai Kiều Liên, được biết đến là người phụ nữ quyết đoán và có suy nghĩ
cấp tiến. Bà là người ra những quyết định kịp thời như đầu tư vùng nguyên
liệu từ sớm (đầu những năm 1990), tiến hành tái cấu trúc Vinamilk
(2003”0, đưa Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
(2006), quyết định đầu tư và ngừng đầu tư trong lĩnh vực bia, cà phê (2005
– 2010). Và nay bà đặt mục tiêu sẽ đưa công ty lọt vào top 50 doanh
nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.
Bà xử lý phần lớn công việc qua email, khuyến khích tư duy phân biệt
phản biện nhưng rất ghét họp hành. Nhân viên trong công ty , bất kì ai có
20


bức xúc gì thì cứ email, bà trả lời nagy. Trung bình một ngày bà nhận được

từ 2 – 3 thư thế này
Yếu tố hàng đầu mang lại thành công cho Mai Kiều Liên đó chính là làm
việc hết mình. Thêm một yếu tố quan trọng nữa đó là sự sáng tạo. Tức là
không đi theo lối mòn không theo xu hướng đám đông. Nhiều khi mình đi
ngược lại xu thế nhưng vẫn làm khi thấy chắc chắn là mình đúng và hiệu
quả

4.Lãnh đạo tạo lòng tin
Lãnh đạo muốn tạo lòng tin đối với nhân viên trong doanh nghiệp phải có
được “tâm” và “tầm”. Doanh nghiệp muốn có được lòng tin của khách
hàng phải đảm bảo thực hiện “lời hứa thương hiệu”mà mình đặt ra tại mọi
thời điểm.
Ban lãnh đạo là người đứng đầu, là người có trách nhiệm phải xây dựng
lòng tin của mình đối với toàn thể nhân viên và các cổ đông. Mỗi hành
động hay phát ngôn trước công chúng của lãnh đạo phải được xem xét cẩn
trọng vì chỉ một chút sơ sẩy cũng có thể dẫn đến rủi ro không đáng có.
Là thương hiệu thương hiệu đầu tiên của Việt Nam lọt vào top 200 doanh
nghiệp xuất sắc nhất Châu Á do Forbes bình chọn. Trong cơn bão khửng
hoảng melamine chính Mai Kiều Liên là người đứng ra truyền thông và tạo
dựng lòng tin cho hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam rằng các sản phẩm
của Vinamilk hoàn toàn không chứa melamine. Khi một người lãnh đạo
cao cấp của một thương hiệu uy tín đã đích thân truyền đi thông điệp sẽ tạo
niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng và từ đó họ thêm tin tưởng và tiếp tục ủng
hộ Vinamilk.
21


Trong xây dựng thương hiệu, lòng tin của khách hàng vào thương hiệu
được xây dựng qua năm tháng. Họ sẽ trả qua những giai đoạn như nghe và
nhìn (Awareness) rồi đến liên tưởng (Association), thử (Trial) và trung

thành (Loyalty). Một thương hiệu, cần luôn trung thành với tính cách
thương hiệu và truyền thông tính cách đó một cách nhất quán từ thời kỳ
này qua thời kỳ khác. Bà quan niệm rằng : Với tầm nhìn chiến lược , hành
xử công bằng và chuẩn mực sẽ giúp tạo lòng tin cho toàn bộ nhân viên, cổ
đông và các đối tác làm nền tảng để thương hiệu thực hiện “lời hứa thương
hiệu” với khách hàng. Nếu trong đội ngũ mà mất đi lòng tin thì không thể
tạo dựng được sự tín nhiệm từ khách hàng bên ngoài. Nhiệm vụ của bà là
phải xây dựng được lòng tin trong mooic nhân viên vào chiến lược và mục
tiêu mà công ty đang hướng tới để với lòng tin đó mỗi nhân viên có động
lực tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo giúp nâng cao danh tiếng doanh
nghiệp. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, câu châm ngôn “một
lần bất tín, vạn lần bất tin” như vẫn giữ nguyên giá trị như một kim chỉ
nam cho việc tạo dựng danh tiếng của bất cứ doanh nghiệp hay thương
hiệu nào.
Bà cam kết ‘’ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhất với chất
lượng đạt kết quả cao nhất , giá cả cạnh tranh, và trung thực trong mọi giao
dịch’’ Tôn trọng con người :Hướng tới mọi đối tượng người tiêu dùng nhân
viên , đối tác,nhà cung cấp. Đối với người lao động mà không muốn đuổi
những người trình độ kém mà sẵn sàng đào tạo nâng cao tay nghề. Gắn lợi
ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội : Luôn nhìn
nhận khách hàng như 1 đối tác kinh doanh dựa trên cơ sở đôi bên cùng có
22


lợi. Vinamilk dưới sự lãnh đạo của bà luôn có những hành động thiết thực

Phần 4 : KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên, ta có thể thấy bà Mai Kiều Liên có đầy đủ năng
lực của nhà quản trị. Bà là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh
nhân quyền lực nhất Châu Á bình chọn bởi Forbes. Bà còn được tạp chí

Quản trị Doanh nghiệp châu Á trao giải thưởng “ Asian Excellence
recognition Awards 2012”.

Để có được sự thành công như vậy bà đã không ngững nỗ lực phấn
đấu, vận dụng linh hoạt , nhạy bén các kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng dùng
23


người. Bà sử lý tình hình theo kiểu “kỷ trị” hơn so với thiên hướng “nhân
trị” của Châu Á. Đồng thời phải “đi tắt, đón đầu”, tận dụng công nghệ mới
áp dụng thành công vào doanh nghiệp của mình, áp dụng một cách khôn
ngoan và hợp lý. Bà là nhà lãnh đạo tiêu biểu trong lĩnh vực quản trị doanh
nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, để có sự phát triển bền vững thì năng lực lãnh
đạo của nhà quản trị là rất quan trọng. Đó là năng lực tổ chức, năng lực sư
phạm của các nhà quản trị. Vận dụng chúng một cách linh hoạt sao cho phù
hợp với từng điều kiện của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần biết rõ năng lực
của từng thành viên dưới quyền, để bố trí, sử dụng phù hợp góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiên cho
mỗi thành viên phát triển đúng hướng. Năng lực lãnh đạo tốt giúp cho
doanh nghiệp ngày càng phát triển, tạo chỗ đứng trên thị trường đăc biệt là
trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam
hiện nay. Nhờ sự lãnh đạo của bà đã giúp cho công ty Vinamilk tiếp tục
dẫn đầu phân khúc sữa tươi cả về doanh số và sản lượng trong năm 2017,
Không ngừng nỗ lực áp dụng những công nghệ và tiêu chuẩn hàng đầu thế
giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên tục trong 3 năm liền Vinamilk
được bình chọn là nhãn hàng tiêu dùng nhanh số 1 Việt Nam theo số liệu
báo cáo của Kantar Worldpanel và một lần nữa đã được khẳng định khi sản
phẩm sữa tươi Vinamilk 100% được Công ty Nielsen chứng nhận là nhãn
hiệu đứng đầu phân khúc sữa tươi Vinamilk trong năm 2015, 2016 và 2017

về cả doanh số và sản lượng. Đến nay, Vinamilk có 10 trang trại trải dài
khắp Việt Nam, đều là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn
24


quốc tế thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P.). Các trang trại
của Vinamilk có quy mô lớn, toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ
và New Zealand và 13 nhà máy sản xuất sữa, Vinamilk còn đầu tư xây
dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (sở hữu 100%), Vinamilk nắm
22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ
phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan. Sản phẩm
của Vinamilk hiện có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới như: Campuchia,
Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada,
Mỹ... Kim ngạch xuất khẩu của của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD
năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016.
Nhờ cách lãnh đạo trung thực mà vinamilk đã dẫn đầu top 10 công ty
tập đoàn niên iết tin cậy nhất năm 2017

25


×