Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.47 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đến thời điểm hiện tại, có một
phần không thể thiếu sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Việt Nam vẫn luôn là một
Quốc gia thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài. Do đặc điểm về tự nhiên,
môi trường, lao động và chính trị của Việt Nam rất thuận lợi và ổn định. Mặc dù đó là
điểm đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó trong hoạt động của các
doanh nghiệp FDI vẫn còn tồn tại nhiều những vấn đề sai trái như: Các vấn đề về thuế,
quan hệ lao động, thực hiện luật lao động…
Để sớm phát hiện, xử lý các hành vi sai phạm đó, cần phải có các cơ quan có thẩm
quyền điều tra, xử lý và giải quyết các hành vi sai trái, lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp
lý Nhà nước. Cơ quan được Nhà nước giao cho thẩm quyền đó là các cơ quan Thanh tra.
Giữa bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, việc đề cao vai trò của người lao động
ngày càng được chú trọng. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước đưa ra luôn mang tâm
ý hài hòa, bình đẳng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Chính vì vậy, bất cứ
doanh nghiệp nào thực hiện sai các quy định của pháp luật về lao động đều phải được
phát hiện kịp thời, để điều chỉnh và thanh đổi. Góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển
của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động đều
được đảm bảo công bằng. Đối với mỗi lĩnh vực lại có những cơ quan thanh tra khác nhau,
thực hiện chức năng nhiệm vụ chuyên ngành riêng. Liên quan đến các vấn đề về lao động
thì có Thanh tra lao động là đơn vị thanh tra chuyên ngành về lao động.
Thanh tra lao động thanh tra các vấn đề: thực hiện pháp luật về chính sách lao động,
BHXH, an toàn, vệ sinh lao động…. Đã có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp FDI hay các
doanh nghiệp khác đã bị phát hiện ra nhiều sai phạm trong vấn đề thực hiện pháp luật về
lao động, và được Thanh tra lao động xử lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn
chế trong quá trình thực hiện thanh tra. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, em xin chọn đề
tài “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam” , làm đề tài tiểu luận của mình. Bài tiểu
luận gồm 3 phần chính như sau:
Chương I: Tổng quan về thanh tra lao động
1



Chương II: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
Chương III: Một số đề xuất cho công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Thanh Tra

Thanh tra, là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ
chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm
phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác.
1.1.2

Thanh Tra Lao Động
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và sử lý việc thực hiện pháp luật

về lao động của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực
hiện theo trình tự pháp luật quy định. Nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.( tài liệu tập
huấn Thanh tra Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội, năm 2016)
1.2 Vị trí và chức năng của thanh tra lao động

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 238 của Bộ Luận Lao Động được sửa đổi và bổ sung

năm 2012 và Điều 5, NĐ 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội và thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về lao động. Theo đó thanh tra lao động là tổ chức thanh tra chuyên ngành
lao động. Ở cấp Trung ương là thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ở các
tỉnh, thành phố là thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội. Thanh tra lao động
thực hiện các chức năng hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động trong phạm vi
quản lý của Nhà nước và quy định của pháp luật.
1.3 Mục đích thanh tra lao động

Theo như mục đích của thanh tra được quy định tại điều 2, chương I, Luật thanh tra
2010 thì mục đích hoạt động thanh tra lao có thể suy ra là: hoạt động nhằm phát hiện sơ
hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan Nhà
3


nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về
các vấn đề của lao động; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân người lao động.
1.4 Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động

Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân theo
pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động
thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công
chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.(Theo Điều 4- NĐ 39/2013/NĐ-CP Về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội)
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ

quan thực hiện chức năng thanh tra; Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.(Theo Điều 7 –Luật thanh tra năm 2010]
1.5 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra lao động
1.5.1 cơ cấu tổ chức

Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và
Xã hội; Thanh tra Sở Lao động- Thương binh Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Tổng cục
dạy ghề; Tổng cục quản lý lao động nước ngoài. (Theo Điều 5- NĐ 39/2013/NĐ-CP Về
tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.5.2

Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo Điều 237, Bộ luật lao động 2012 quy định Thanh tra Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
4






Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện

lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

− Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
− Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm
pháp luật về lao động.
Ngoài ra nhiệm vụ cụ thể của định Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Chương II, NĐ
39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội.
1.6 Môt số hành vi cấm đối với thanh tra lao động

Theo điều 5 nghị định 39/2013/NĐ-CP và Theo luật thanh tra năm 2010. Thủ trưởng
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm
tại Điều 13 của Luật Thanh tra:


Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách

nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
− Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
− Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết
luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
− Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có
kết luận chính thức.
− Năm cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu
hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
− Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra,
người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho



hoạt động thanh tra.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác

động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
− Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
5


Và các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải báo cáo
từ chối và không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường
hợp bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình trực tiếp là đối tượng
thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
1.7 Hình thức thanh tra lao động

Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.
Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
(Điều 37 – Luật thanh tra 2010)
1.8 Nội dung thanh tra lao động

Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại báo cáo định
kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời
giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao
động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao

động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối với lao
động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy
định khác của pháp luật lao động; (Theo điểm a, khoản 2, Điều 20 nghị định 39/2013/NĐCP)

6


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM
2.1 Tổng Quan Về Việt Nam
Việt Nam tên gọi đầy đủ và chính thức là Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
Đất nước của chúng ta nằm ở Đông Nam Á, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía đông và
giáp với Biển Đông, phía nam giáp với vịnh Thái Lan, phía tây giáp với Campuchia và
Lào. ( Xem phụ lục 2.1 phần a)
Theo Wikipedia : Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km²
đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần
và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tuy
nhiên vài năm ngần đây do hiện tượn biến đổi khí hậu trái đất nên dẫn đến hiện tượn đất
ven biển sụt lở và bị nước biển dâng lên nhấn chìm, nên diện tích Việt Nam đã thay đổi
331.23 km2 ( theo niên giám thống kê 2016, Tổng cục Thống Kê)
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc ( tính từ phía bắc dãy núi Bạch
Mã) có 4 mùa rõ rệp xuân, hạ, thu đông. Phía Nam ( tính từ phía nam của dãy núi Bạch
Mã) có 2 mùa mưa và mùa khô.
Việt Nam có 63 tỉnh thành phố và khoảng 54 dân tộc. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hiệp
Quốc ngày 15/12/2017 là 95.577.578 người. Mật độ dân số hiện tại là 308 người/ km 2.
Với cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động từ 15- 64 chiếm 69.3% dân số cả nước. Cao
hơn từ độ tuổi dưới 15 là 41.1% và trên 64 là 63.8%. Dân số nữ là 47.625.625 dân số
nam là 47.403.257 người. Số nam và nữ chênh nhau khoảng gần 200.000 người.( xem

phụ lục 2.1 phần b).
Sự ổn định trong chính trị, dồi dào về lao động và đặc điểm địa lý thuận lợi cho gia
thương, đặc biệt là số lao động trẻ trong độ tuổi lao động chiến tỷ trọng cao. Nên Việt
Nam đã và đang là một điểm đến phù hợp của rất nhiều các nhà đầu tư, doanh nghiệp .
2.2 Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài (FDI)
7


Theo khoản 17, Điều 3, Luật đầu tư năm 2014 : Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Mặc dù luật
này không nói cụ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là
thành viên hoặc cổ đông.
Theo Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư tính đến ngày 20/02/2017 cả nước có 22.904 doanh
nghiệp, dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 297 tỷ
USD. Các năm gần đây các doanh nghiệp FDI thường đầu tư sang lĩnh vực chế biến, kinh
doanh bất động sản, và sản xuất, phân phối điện, linh kiên điện tử. Có 116 quốc gia và
vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng số vốn đăng
ký là 50.98 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản, Singapoge, Trung Quốc Đài Loan, Anh, Hồng
Kông….
Các doanh nghiệp FDI đã giúp người lao động Việt Nam có công ăn việc làm ổn
định và mức thu nhập bình quân cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Theo
niên giám thống kê 2016 của Tổng Cục Thống Kê, tính đến ngày 31/12/2015 thu nhập
bình quân của một lao động là 7.502 nghìn đồng. Khá cao so với các loại hình doanh
nghiệp khác. Trong 6 tháng đầu năm 2016, số lao động doanh nghiệp FDI tăng 6.6% so
với năm ngoái. Điều đó đủ nhận thấy các doanh nghiệp FDI đang có sức hút ngày càng
lớn đối với người lao động
Mặc dù các ghiệp FDI ngày càng phát triển, đầu tư nhiều vào Việt Nam và mang lại
nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI không thực hiện

đúng cam kết trong hợp đồng lao động, thực hiện đúng luật lao động như các vấn đề về
tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, các chế độ bảo hiểm và an toàn, vệ
sinh lao động. Việc kiểm soát điều này gặp phải nhiều khó khăn vì những lỗ hổng trong
quản lý, trong luật lao động của Việt Nam.
2.3 Thực Trạng Về Công Tác Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Tại Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài (FDI) Ở Việt Nam
2.3.1 Cơ quan thanh tra Lao động về việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay
8


 Cơ chế chính sách:

Ở cấp Trung ương thanh tra chuyên ngành về lao động tại các doanh nghiệp, các tổ
chức là Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hiện nay, các văn bản pháp lý
quy định về chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hiện công tác thực hiện pháp luật lao
động của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định tại :
Nghị định số 14/2017/NĐ-CP, ngày 17/02/2017: Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quyết định số 916/QĐ- LĐTBXH, ngày 20/06/2017: Quy định chức năng quyền hạn,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ.
Quyết định số 614/QĐ – LĐTBXH, ngày 16/04/2013: Quyết định về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ
Luật lao động 2012; Luật thanh tra 2010; Luật BHXH năm 2014…
Nghị định số 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội.
 Cơ cấu thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gồm có : 1 Bộ trưởng, 1Tổng thanh
tra chính phủ, 1 chánh thanh tra, 4 phó chánh thanh tra, và gồm 7 phòng ban như sau:
Phòng tổng hợp và thanh tra hành chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chánh thanh tra;

phòng thanh tra chính sách người có công, phòng thanh tra chính sách lao động, phòng
thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, phòng thanh tra chính sách về trẻ em và xã hội, Phòng
tiếp dân và giải quyết khiêu nại, tố cáo, Phòng thanh tra chính sách BHXH, 6 phòng này
chịu sự chịu sự chỉ đo trực tiếp từ các phó chánh thanh tra ( xem phụ lục 2.3 phần a).
 Lực lượng thanh tra

Theo ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng cục an toàn lao động ( Bộ LĐ-TBXH) tính đến
thời điểm 2015 đội ngũ thanh tra viên ngành lao động là 500 thanh tra. Với 500 thanh tra
viên, thanh tra về tất cả các lĩnh vực liên quan đến lao động như: an toàn, vệ sinh lao
động; BHXH, BHTN, BHYT; người có công…Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng
9


612.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Vậy nếu đến thời điểm hiện tại, số thanh tra viên
vẫn là 500 thanh tra viên. Thì cứ mỗi 1 thanh tra viên sẽ phải thanh tra 1.224 doanh
nghiệp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển
như nước ta, trung bình từ 25.000 – 40.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao
động. Vậy với hơn 65 nghìn ngươi ở độ tuổi lao động ở nước ta, cần tối thiểu khoảng
2.500 thanh tra. Với thời điểm hiện tại thanh tra lao động của Nước ta còn quá mỏng.
Không kể đến thanh tra viên về nghiệp vụ yếu kém, sự hiểu biết về các lĩnh vực chuyên
sâu cũng hạn chế.
Khi các doanh nghiệp mỗi ngày một tăng lên nhanh chóng, và đặc biệt các doanh
nghiệp FDI càng ngày càng pháp triển và mạnh như hiện nay. Thì số thanh tra viên hiện
tại của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với trình độ còn rất thiếu và yếu, sẽ không
thể đáp ứng được công việc thanh tra hiệu quả.

 Hình thức thanh tra và phương thức thanh tra
Như đã nêu ở phần trên hình thức thanh tra lao động .Hình thức thanh tra của thanh tra
Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội tương tự như vậy: Thanh tra được thực hiện với
hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt; hoặc đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ

chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lao động hay cụ thể hơn về việc thực hiện
pháp luật về lao động ; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo do thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
Về phương thức thanh tra của thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội được
quy định như sau: Ngày 16/02/2006 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành nghị
quyết số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH. Nghị quyết này chỉ rõ quy chế hoạt động thanh tra
Nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.Theo Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội cả nước chia ra làm 4 vùng: Vùng 1 gồm 17 tỉnh thành
phố trực thuộc Trung ương thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Bộ; Vùng 2 gồm: 15 tỉnh thành
phố trực thuộc Trung ương thuộc Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ; Vùng 3 gồm
10


10 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Vùng 4
gồm 22 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông
Cửu Long.( Xem phụ lục 2.3 phần b)
2.3.2 Kết quả cuộc thanh tra

 Số lượng và chất lượng cuộc thanh tra
Theo Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của
thanh tra Ngành LĐ-TBXH: năm 2016, Thanh tra toàn Ngành đã triển khai 7.923 cuộc
thanh tra. Tuy nhiên như vậy so với 22.904 doanh nghiệp FDI hiện tại thì con số đó còn
quá nhỏ, chưa kể đến trong 7.923 cuộc thanh tra bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp cổ phần. Năm 2014, các doanh nghiệp Trung Quốc và Singapore có xu
hướng bị thanh tra nhiều hơn doanh nghiệp các quốc gia khác. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh
tra lao động tại các doanh nghiệp FDI vẫn là rất nhỏ.
Các cuộc thanh tra lao động chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, hay theo các
ghành vào từng năm và thời điểm cụ thể. Bởi vì có rất nhiều vấn đề trong các doanh
nghiệp Nhà nước, mặt khác các doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước
sở hữu, chính vì vậy mà thường được quan tâm và quản lý chặt hơn. Khi thanh tra theo

ngành, các doanh nghiệp FDI sẽ chỉ hoạt động nhiều ở một lĩnh vực nhất định như điện
tử, xây dựng… và sẽ không thể hoạt động ở hết tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó các cuộc
thanh tra thường áp dụng phương thức thanh tra vùng, thực hiện phát phiếu cho từng
điểm. Không mang lại được kết quả cao, khi số phiếu thu về không đủ, dẫn đến kết quả
thiếu sót
Vì vậy, việc thanh tra các doanh nghiệp FDI về thực hiện chính sách lao động không
được đảm bảo đầy đủ. Dẫn đến việc, rất nhiều doanh nghiệp từ lúc hoạt động đến lúc
không hoạt động nữa vẫn không được thanh tra bất cứ một lần nào. Điều đó tạo nên sự
thiếu sót trong quản lý của Nhà nước, lỗ hổng cho doanh nghiệp thực hiện các hành vi trái
pháp luật.
 Một số kết quả cuộc thanh tra
11


Vi phạm về thời gian làm việc: các doanh nghiệp FDI xây dựng thời gian làm việc
cho người lao động phù hợp với thời gian làm việc tại nước của họ. Với bản thân người
lao động Việt Nam có năng suất làm việc không cao, nên khi sắp xếp lịch làm việc 12h/
ngày thì không phù hợp. Hiện nay, theo mặt bằng chung các doanh nghiệp FDI thường để
cho người lao động làm việc từ 10-12h/ ngà. Với tỷ lệ như sau : 10-12h/ ngày là 8.6 %
doanh nghiệp FDI. Từ 8-9h/ ngày chiếm 60%, 31.4 % làm việc 8h/ ngày. Ngày làm việc
của doanh nghiệp FDI chủ yếu là 7 ngày/tuần. Ví dụ: theo điều tra năm 2017 các doanh
nghiệp sản xuất linh kiện điện tử trong đó đặc biệt có Samsung, người lao động làm thêm
giờ quá số giờ quy định: 30 giờ/tháng, 300 giờ/năm
Vi phạm việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động: Tính đến tháng 10/2016,
90 % lao động khối FDI tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động. Như vậy, vẫn còn
10% doanh nghiệp FDI chốn đóng và đóng chậm bảo hiểm cho người lao động.
Vi phạm thực hiện hợp đồng lao động: Theo như thống kê, các doanh nghiệp FDI
đang để người lao động nghỉ việc trước tuổi. Do việc trả lương cho những người có thâm
niên sẽ mất rất nhiều, nên một số doanh nghiệp FDI thực hiện chính sách nghỉ hưu sớm
và nhận một khoản lương tương đương với 1 năm làm việc. Có rất nhiều người lao động

không biết doanh nghiệp mình có thỏa ước lao động hay chưa. Các thỏa ước lao động vẫn
còn khá nhiều doanh nghiệp sử dụng mang tính hình thức, chống chế trước pháp luật. Các
quy định trong nội quy lao động cũng chỉ mang tính hình thức.
2.4 Đánh Giá Về Công Tác Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động
Tại Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài (FDI) Ở Việt Nam
2.4.1. Những mặt đạt được
Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật, quy định liên quan đến lao động,
thanh tra lao động, chức năng nhiệm vụ của thanh tra và đối tượng thanh tra ngày càng rõ
rành, cụ thể và chi tiết hơn. Từ đó hoạt động thanh tra tiến hành hiệu quả hơn, đúng với
các quy định trong hành lang pháp lý.

12


Các cuộc thanh tra diễn ra trên nhiều ngành và lĩnh vực, đã phần nào đảm bảo
được tính kịp thời, hạn chế những sai phạm trong quá trình thực hiện các chính sách pháp
luật về lao động của các doanh nghiệp FDI.
Các cuộc thanh tra lao động đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức(VCCI,Bộ
Lao động – Thương Binh và Xã Hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt nam…), đoàn thanh
tra và đơn vị, doanh nghiệp là đối tượng cần thanh tra. Sự phối hợp này, giúp cho hoạt
động thanh tra nhanh chóng nắm bắt được thông tin chính xác, đưa ra được các kết quả
khách quan, các quyết định thanh tra chánh được nhầm lẫn và sai sót.
Đội ngũ thanh tra viên chuyên ngành lao động đã luôn cố gắng hoàn thành công
việc một cách xuất sắc, thanh tra minh bạch, khách quan.
2.4.2 Những mặt hạn chế
Về lực lượng thanh tra viên chuyên ngành lao động về thực hiện pháp luật về chính
sách lao động hiện tại còn thiếu, yếu và mỏng. So với số doanh nghiệp FDI nói riêng và
doanh nghiệp cả Nước nói chung ngày càng ra tăng và phát triển, với số lượng thanh tra
viên như vậy sẽ không đảm bảo được công tác thanh tra.
Các thanh tra viên chuyên ngành lao động cần phải đảm bảo được kế hoạch thanh

tra với nhiều phương diện khác nhau trong lĩnh vực lao động. Chính vì vậy, Hiện tượng
quá tải cho các thanh tra viên, và hiện tượng bỏ lơ rất nhiều doanh nghiệp khác không
thanh tra. Sẽ luôn là một vấn đề khó giải quyết trong việc xây dựng các kế hoạch thanh
tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thanh tra viên đến thời điểm hiện tại, còn rất yếu trong công tác thanh tra chuyên
ngành. Các lĩnh vực chuyên môn chưa có sự am hiểu sâu rông. Các cuộc đào tạo kiến
thực hiện tại vẫn chỉ mang tính chất lý thuyết, trên thực tế có rất nhiều sự việc diễn ra
hoàn toàn khác biệt.Vì vậy, với đội ngũ thanh tra viên hiện tại sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc thanh tra, phát hiện ra các sai phạm trong các doanh nghiệp.
Khi thanh tra đối với các doanh nghiệp FDI, việc phát hiện các sai phạm trong
chính sách còn hạn chế, không cập nhật kịp thời. Các doanh nghiệp FDI thường rất giỏi
trong lạng lách Luật ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp rất tinh vi trong sai phạm.
13


Cơ sở vật chất,chi phí, phương tiện hay các hỗ trợ trong công tác thanh tra còn gặp
nhiều hạn chế.
Các kết quả thanh tra hiện tại dường như vẫn là những con số bí mật đối với tất cả
mọi người. Điều đó sẽ gây khó khăn, trong quá trình tìm kiếm thông tin của người lao
động. Họ sẽ không biết được các doanh nghiệp FDI đang có những vấn đề gì, từ đó họ
không thể chánh được và làm việc cho những doanh nghiệp không tốt.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Đối với Nhà nước và Thanh Tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Nhà nước cần quan tâm tới công tác thanh tra chuyên ngành nhiều. các chính sách
pháp luật, các quy định cần siết chặt hơn, và cập nhật kịp thời với sự thay đổi, giúp cho cơ

chế hoạt động trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn nữa. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động thanh tra chuyên ngành, cũng như hạn chế được các hành vi sai phạm của các
doanh nghiệp FDI lợi các kẽ hở pháp luật.
Thanh tra Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội cần mở rộng hơn phạm vi, đối
tượng thanh tra chuyên ngành, xây dựng đội ngũ thanh tra viên mạnh hơn cả về số lượng
lẫn chất lượng. Thường xuyên huấn luyện đào tạo các thanh tra viên, nên sử dụng các
hình huống thực tế giúp các thanh tra viên học hỏi và rút ra được kinh nghiệm cho quá
trình thanh tra thực tế. Cần hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như các
hỗ trợ khác để giúp thanh tra viên hoàn thanh tốt nhiệm vụ thanh tra của mình.
3.2 Đối với đội ngũ thanh tra viên chuyên ngành về lao động
Đội ngũ thanh tra viên cần phải bổ sung trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, và
kiến thức chuyên ngành. Các thanh tra viên mới cũng như các thanh tra viên trước đó, đều
14


phải thường xuyên học hỏi, tìm hiểu về tất cả các lĩnh vực chuyên ngành về lao động
cũng như các văn bản, quy định của pháp luật hiện hành liên quan. Luôn tạo cho mình sự
nhạy bén, chính trực trong tác phong làm việc. Có như vậy hoạt động thanh tra mới có thể
thực hiện đúng, hiệu quả, công khai và minh bạch.
3.3 Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra lao động
Các cuộc thanh tra cần diễn ra một cách công khai và minh bạch hơn nữa giúp cho
người lao động nắm rõ hơn về các doanh nghiệp FDI hiện nay. Các trang thông tin, điện
tử của thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội luôn luôn cập nhật kịp thời các
quy định, kế hoạch, và các kết quả thanh tra một cách nhanh chóng và chính thức. Giúp
các thanh tra viên và các đối tượng khác cập nhật thông tin một cách kịp thời, hạn chế
được các bài báo, các trang mạng đưa thông tin sai lêch về công tác thanh tra.
Bên cạnh sử dụng các hình thức thanh tra trước đây, thanh tra Bộ Lao động –
Thương Binh và Xã hội nên áp dụng biện pháp tuyên truyền, kiểm tra kịp thời, kiểm tra
đúng và thường xuyên hơn trên tất cả các đối tượng cần thanh tra. Góp phần nâng cao ý
thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI, và của thanh tra viên.

3.4 Tuyên dương, khen thưởng
Đối với các thanh tra viên thực hiện đúng về nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm và
quyền hạn của mình trong việc thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành lao động cần
được khen thưởng, biểu dương kịp thời. Tạo động lực cho các thanh tra viên luôn tận tậm
với công việc và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, đúng pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng khi thực hiện theo
đúng các quy định của pháp luật về lao động, giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Nên tổ chức tuyên truyền một cách rộng rãi, có các giải thưởng, bằng khen, tuyên dương
cho các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật về lao động. Nêu cao tấm gương sáng cho
các doanh nghiệp khác học hỏi và làm theo.

15


TỔNG KẾT
Việc thanh tra lao động đã giúp phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm
việc thực hiện chính sách lao động của các doanh nghiệp FDI. Hạn chế được nhiều sai
phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của quan hệ
lao động trong bối cảnh hiện nay.
Thông qua những thông tin và dữ liệu thu thập được, bài tiểu luận đã khái quát nên
được phần nào về bộ máy thanh tra lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cũng như đã thu thập được thông tin về các cuộc thanh tra gần đây của đơn vị đối với các
vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách về lao động của doanh nghiệp FDI. Từ đó
phân tích dựa trên các kết quả đó, suy ra được những yếu kém trong vấn đền triển khai và
thực hiện thanh tra.
Cuối cùng là các ý kiến đóng góp, các kiến nghị đối với Thanh tra Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, với các thanh tra viên và Nhà nước, để phần nào hoàn thiện hơn
công tác thanh tra. Tạo hiệu quả sâu rộng và nhiều hơn nữa cho hoạt động thanh tra việc
thực hiện chính sách pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp nói chung, doanh
nghiệp FDI nói riêng.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin và làm bài không chánh khỏi những thiếu sót. Rất
mong cô góp ý giúp em hoàn thiện bài hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

16


17


18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. báo dân chí: Thiếu nhân lực để thanh tra lao động 500.000 doanh nghiệp, 35 triệu

lao động
/>2. Bộ kế hoạch và đầu tư

/>3. Có doanh nghiệp kêu trời vì 1 năm đón... 20 đoàn thanh tra

/>4. dân số

/>5. Kinh tế và dự báo

/>6. luật đầu tư

/>7. Luật lao động sửa đổi 2012
8. Luật thanh tra 2010
9. nđ 14/2017/NĐ-CP


/>10. NĐ 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động -

Thương binh và Xã hội.
/>itemid=28492
11. Niên giám thống kê 2016
19


file:///C:/Users/Lala/Downloads/02.%20Dan%20so%20%20Lao%20dong%20_MA
%20mi_%20(1).pdf
12. Quyết định số 916/QĐ-LĐTBXH

/>13. Quyết định Số: 614/QĐ-LĐTBXH

/>14. THỜI BÁO TÀI CHÍNH Doanh nghiệp FDI đánh giá cao các cải cách của BHXH

/>15. vneconomy Bộ Lao động kết luận gì sau thanh tra tại Samsung?

/>
PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1 phần a: BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Phụ lục 2.1 phần b: MỘT SỐ SỐ LIỆU VỀ DÂN SỐ VIỆT NAM
Phụ lục 2.3 phần a: CƠ CẤU BỘ MÁY THANH TRA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
Phụ lục 2.3 phần b: VÙNG THANH TRA

20



Phụ lục 2.1 phần a: BẢN ĐỒ VIỆT NAM

21


Phụ lục 2.1 phần b: MỘT SỐ SỐ LIỆU VỀ DÂN SỐ VIỆT NAM

DÂN SỐ VIỆT NAM THEO ĐỘ TUỔI VÀ GIỚI TÍNH
Người

(Theo: ngày 15/12/2017)

(Theo: ngày 15/12/2017)

22


Phụ lục 2.3 phần a: CƠ CẤU BỘ MÁY THANH TRA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI

Theo thanh tra Lao động- Thương binh và Xã Hội
/>
23


Phụ lục 2.3 phần b: VÙNG THANH TRA
Ngày 25 tháng 02 năm 2008, Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
đã ban hành Quyết định số 10/QĐ - TTr về việc phân công Trưởng vùng và Thanh tra
viên phụ trách vùng, căn cứ việc phân vùng theo Quyết định số 251/QĐ-LĐTBXH ngày

17 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
Vùng 1: Gồm 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Đông Bắc và Tây Bắc
bộ: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La và Hoà Bình. Chỉ đạo vùng: Ông Tạ Văn Thiệu – Phó Chánh thanh tra Bộ. Trưởng
vùng: Ông Phạm Trung Thông – Phó trưởng phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động;
Các thanh tra viên phụ trách vùng: Ông Nguyễn Xuân Hạnh – Thanh tra viên; Ông
Nguyễn Thành Vinh – Thanh tra viên; Ông Vũ Văn Hưng – Cán bộ thanh tra.
Vùng 2: Gồm 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc đồng bằng sông Hồng
và Bắc Trung bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam
Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên – Huế. Chỉ đạo vùng: Ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Chánh thanh tra Bộ phụ
trách thanh tra Trưởng vùng: Ông Nguyễn Tiến Tùng – Trưởng phòng Tổng hợp và Thanh
tra hành chính; Các thanh tra viên phụ trách vùng: Ông Lê Mạnh Kiểm – Thanh tra viên
chính; Ông Nguyễn Văn Dụng – Thanh tra viên chính; Bà Nguyễn Thị Hồng Diệp –
Thanh tra viên; Bà Nguyễn Thị Thu Hoà - Cán bộ thanh tra.
Vùng 3: Gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Nam Trung bộ và Tây
Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Kon
Tum, Gia Lai, Đắc Nông và Đắc Lắc. Chỉ đạo Vùng: Ông Phan Đăng Thọ – Phó chánh
thanh tra Trưởng vùng: Ông Nguyễn Mạnh Dũng – Phó Trưởng phòng Thanh tra Chính
sách lao động; Các thanh tra viên phụ trách vùng: Ông Đỗ Đăng Thang – Thanh tra viên;
Bà Ngô Thị Thanh Huyền – Cán bộ thanh tra; Bà Trần Thị Liên – Cán bộ thanh tra.
Vùng 4: Gồm 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Đông Nam bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long: Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng,
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp,
24


An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau..


25


×