Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.31 KB, 20 trang )

iên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cho cả hai
nhóm hàng trên là 20,5 tỷ USD nhưng giá trị nhập khẩu điện tử, máy
309


tính, linh kiện và các yếu tố đầu vào khoảng 13,1 tỷ USD (so với 7,2 tỷ
năm 2011, tăng 67%) khiến giá trị gia tăng xuất khẩu của các nhóm hàng
này không lớn. Đây là vấn đề không mới tại Việt Nam, với đặc thù tập
trung vào các mặt hàng gia công và phải nhập khẩu phần lớn đầu vào sản
xuất do cơ cấu trong nước mất cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là
sự thiếu vắng và yếu kém của các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Trong tám tháng đầu năm 2013, xu hướng nêu trên vẫn tiếp diễn.
Trong khi xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 28,7 tỷ USD, chỉ
tăng 3,1% thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt
56,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, nếu như
nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 37,1 tỷ USD, chỉ tăng 4% thì
khu vực FDI đạt 48,3 tỷ USD, tăng 25,1%. Theo đó, khu vực kinh tế
trong nước nhập siêu 8,4 tỷ USD trong khi khu vực FDI xuất siêu 7,8
tỷ USD.
Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
Xét theo đối tác xuất khẩu, trước những năm 2000 đối tác nhập
khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là EU, ASEAN và Nhật Bản. Trong
những năm 1996-1999, giá trị xuất khẩu sang ba thị trường này luôn
đạt mức xấp xỉ 60% tổng giá trị xuất khẩu. Từ sau năm 2001, Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực, thương mại
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh, giá trị xuất khẩu sang
Hoa Kỳ liên tục tăng nhanh qua các năm và dần trở thành thị trường
xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau EU. Năm 2012, xuất khẩu Việt
Nam tiếp tục phụ thuộc nhiều vào một nhóm các quốc gia, khu vực như
EU (chiếm tỷ trọng cao nhất 17,7%), Mỹ (17,2%), ASEAN (14,9%) và
Nhật Bản (11,4%), với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này


tiếp tục tăng cao, phản ánh những khó khăn kinh tế nói chung trên thế
giới không ảnh hưởng quá lớn đến nhu cầu hàng Việt Nam. Điều này có
thể giải thích bởi hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam vẫn thuộc chuỗi giá
trị thấp, đáp ứng nhu cầu bình thường của các nước, trong khi Trung
Quốc đang dần dời bỏ chuỗi sản xuất này để chuyển sang chuỗi giá trị
cao hơn và dần nhường lại thị phần cho các nước Đông Nam Á khác,
trong đó có Việt Nam.
310


Hình 12. Cơ cấu xuất khẩu phân theo nước, khối nước chính

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Hình 13: Cơ cấu nhập khẩu chia theo nước, khối nước chính

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Với thị trường hàng nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam
chủ yếu đến từ các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Khác với
xuất khẩu có sự đa dạng hóa đối tác thì nhập khẩu của Việt Nam ngày
càng phụ thuộc vào nhóm nước này đặc biệt là sự lệ thuộc ngày càng
lớn vào Trung Quốc. Nếu như những năm 1996-1999 hàng hóa xuất
khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng hóa
nhập khẩu của Việt Nam thì cho đến năm 2012, con số này đã lên tới
25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng
thâm hụt song phương với Trung Quốc ngày càng tăng nhanh. Trung
Quốc hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo
đó, thâm hụt song phương với quốc gia này đã lên tới 16,7 tỷ USD năm
2012 (tăng từ 13,5 tỷ USD năm 2011), tiếp tục mang lại rủi ro cho sự

bền vững của thương mại cũng như sản xuất nội địa. Do “hiện tượng”
311


Samsung, Hàn Quốc vươn lên trở thành thị trường Việt Nam nhập siêu
lớn thứ hai (khoảng 10 tỷ USD).
Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu bị tác động lớn bởi các hiệp định
thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã kí kết và tham gia tám khu vực mậu
dịch tự do (FTA) gồm có ASEAN, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Australia,
New Zealand, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Trung
Quốc và các hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản, và
Chile100. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký hiệp định
có mức tăng trưởng cao. Cụ thể, trong năm 2012, 33,6% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tương đương
18 tỉ USD, hưởng các ưu đãi thuế quan, trong đó nhiều nhất là xuất khẩu
tới các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc101.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán các hiệp định
thương mại đa phương và song phương như ASEAN+6, ASEAN-EU,
Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình-TPP, EU, Hàn
Quốc, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA và Liên minh Hải quan
(Nga, Belarus, Kazakhstan) với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, và góp
phần cải thiện cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam3.
Hình 14. Cán cân thương mại Việt Nam và một số đối tác FTA (1997-2011)

100 />
101 />
312


Nguồn: WITS, 2013.


Hình 14 cho thấy việc tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do
nhìn chung giúp tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng dường
như tác động xấu đến cán cân thương mại. Việt Nam có xu hướng nhập
khẩu nhiều hơn từ các nước đối tác, và thâm hụt thương mại có chiều
hướng nới rộng. Như thị trường Trung Quốc, từ vị trí thặng dư thương
mại trước năm 2001, Việt Nam nhập siêu liên tục từ Trung Quốc và biên
độ có xu hướng tăng. Đối với thị trường Nhật Bản, cán cân thương mại
khá cân bằng trước năm 2008 nhưng Việt Nam lại đang có xu hướng
nhập siêu trở lại. Trường hợp Chilê, Việt Nam cũng chuyển từ xuất siêu
sang nhập siêu. Nguyên nhân có thể do ngành công nghiệp hỗ trợ còn
nhiều yếu kém, do bản thân doanh nghiệp chưa biết và chưa tận dụng
được cơ hội ưu đãi thuế. Ngoài ra, các đối tác Việt Nam đã kí hiệp định
song phương hoặc đa phương chủ yếu nằm trong khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, gần gũi về địa lý, thuận lợi cho các hoạt động thương mại
nhưng lại đều có chung định hướng xuất khẩu, cạnh tranh lẫn nhau102.
102 />
8107.html.

313


Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu thương mại Việt Nam
đang đứng trước một số thách thức chính như: i) mặc dù nhập siêu đang
có xu hướng giảm dần nhưng không bền vững, ii) hàng xuất khẩu Việt
Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô và sơ chế, hàm lượng công nghệ
trong các mặt hàng công nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh không
cao, iii) hàng nhập khẩu chủ yếu là đầu vào sản xuất, phản ánh ngành
công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp,
iv) khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu quy mô lớn phản ánh

năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cẩu của các
doanh nghiệp trong nước là yếu, v) lệ thuộc vào một số thị trường như
Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế, trong khi
Việt Nam chưa tận dụng được các hiệp định thương mại để cải thiện
cán cân thương mại. Những vấn đề này kéo dài qua nhiều năm những
chưa có cải thiện đáng kể, cho thấy các biện pháp đưa ra chưa thực sự
có hiệu quả. Trong giai đoạn tới, giải pháp căn bản là phải quyết liệt
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, theo đó,
giảm được chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm quốc gia, và đảm bảo
được những cân đối vĩ mô lớn của nền kinh tế. Khung khổ chung trong
quá trình này là chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững, nâng cao
hiệu quả và tăng trưởng theo chiều sâu, cắt giảm dần tổng tỷ trọng đầu
tư của xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả và chống lãng phí trong đầu
tư (đặc biệt là đầu tư công). Cũng cần có những chính sách để tăng
cường tỷ lệ tiết kiệm nội địa của nền kinh tế. Một mặt cần thực thi chính
sách tài khóa thận trọng để duy trì thâm hụt ngân sách ở mức thấp, mặt
khác cần tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống tài chính ngân hàng để không
những gia tăng được tỷ lệ tiết kiệm ròng của khu vực hộ gia đình, mà
còn kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng dư nợ tín dụng phục vụ cho
đầu tư của khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần những giải pháp
hiệu quả hơn để nâng cao được năng lực cạnh tranh công nghệ quốc gia,
xây dựng công nghiệp hỗ trợ mạnh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá
trị toàn cầu.

314



×