Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

nền kinh tế singapore và các chính sách phát triển của chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
----------------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: NỀN KINH TẾ SINGAPORE VÀ CÁC
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Minh
Sinh viên thực hiện

: Nhóm 3

Lớp

:

TPHCM, tháng 4 năm 2018
1


Mục lục
1.

2.

TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE...................................................................................6
1.1.

Thông tin sơ lược....................................................................................................6



1.2.

Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên....................................................................6

1.3.

Lịch sử phát triển....................................................................................................7

1.4.

Đặc điểm nền kinh tế..............................................................................................7

SINGAPORE trước cải cách..........................................................................................8
2.1.

Về chính trị:............................................................................................................8

2.2.

Về tài nguyên..........................................................................................................8

2.3.

Về kinh tế-xã hội....................................................................................................8

3. Các chính sách của chính phủ Singapore, tác động của các chính này đến con
người và nền kinh tế Singapore..............................................................................................9
3.1.


Các chính sách của chính phủ Singapore...............................................................9

3.1.1.

Bình ổn kinh tế vĩ mô và sự can thiệp hiệu quả của chính phủ........................9

3.1.2.

Khuyến khích đầu tư dựa trên chính sách thuế hiệu quả................................11

3.1.3.

Phát triển vốn con người có mục tiêu.............................................................11

3.1.4.

Cung cấp hàng hoá công hiệu quả..................................................................11

3.2.

Bảy nguyên tắc chiến lược tạo nên thành công của Singapore............................12

3.3. Tác động của các chính sách của chính phủ đến con người và nền kinh tế
Singapore..........................................................................................................................15
3.3.1.

Sản lượng quốc gia.........................................................................................15

3.3.2.


Lạm phát.........................................................................................................16

3.3.3.

Tỷ giá hối đoái................................................................................................17

3.3.4.

Tỷ lệ thất nghiệp.............................................................................................17

3.4.
4.

Hạn chế của những chính sách của chính phủ Singapore.....................................19

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM.............................................21

2


1. Mục đích đề tài
Tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình nền kinh tế Singapore, các chính sách của chính
phủ Singapore cũng như tác động, ảnh hưởng của các chính sách này đến con người và
nền kinh tế Singapore đã giúp cho Singapore trở thành quốc gia hàng đầu khu vực Đông
Nam Á.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của chính phủ đến nền kinh tế của Singapore.
Chính sách, chủ trương của Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Phạm vi nghiên cứu : Về mặt lý thuyết, nghiên cứu về tình hình về nền kinh tế

Singapore trước cải cách và trong giai đoạn hiện nay, tác động, vai trò của chính phủ đối
với nền kinh tế của Singapore. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu các chính sách của chính
phủ đem lại thành công cho nền kinh tế Singapore cũng như tác động của các chính sách
đó tới con người và sự phát triển kinh tế.

3. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu, tham khảo sách báo và mạng xã hội về tình hình nền kinh tế
Singapore , kết hợp với các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp đã giúp chúng
em hoàn thành đề tài này.

3


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Singapore – nền kinh tế cửa ngõ của Đông Nam Á. Nền kinh
tế Singapore đã gắn liền với sự phát triển của Đông Nam Á. Singapore đang định vị lại
nền kinh tế của chính mình nhằm đưa Đông Nam Á trở thành một trung tâm sản xuất,
đô thị hoá và nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Chính phủ nước này cũng đang đầu tư vào các
mô hình khởi nghiệp và những ý tưởng đổi mới. Singapore hiện nay được đánh giá là
một nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới là một điểm đến mơ ước của nhiều
người vì nền kinh tế phát triển nhanh hệ thống giáo dục, y tế chất lượng cũng như môi
trường xanh sạch. Mặc dù vào thập niên 60 Singapore từng là một bang của Malaysia và
gặp nhiều khó khăn về cả kinh tế và chính trị. Thế mà chỉ hơn 60 năm sau Quốc đảo sư
tử đã phát triển một cách vượt bậc, làm cách nào một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn về tài
nguyên lại có thể trở thành một trung tâm kinh tế lớn như vậy.
Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Thủ tướng
Singapore từng nói “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài
Gòn”. Vậy mà giờ đây nền kinh tế của đất nước ta đã cách Singapore một khoảng cách
rất xa. Chính vì vậy chúng em đã chọn đề tài :”Nền kinh tế Singapore và các chính sách
của chính phủ ”. Hy vọng qua bài tiêu luận này sẽ giúp cho mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về

thành công mà đất nước Singapore đã đạt được và góp phần đưa nền kinh tế nước ta
phát triển hơn.

4


1. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
1.1. Thông tin sơ lược
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được 60 đảo nhỏ
khác bao quanh. Singapore liên tục mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi,
đáy biển và những nước lân cận.

1.2. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
- Ví trí của Quốc đảo này nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và
nằm cách đường xích đạo 137km về phía Bắc, giữa vĩ độ 103038' và 104006' vĩ độ
đông. Singapore nối liền Malaysia bởi hai cây cầu vượt, và những hòn đảo nhỏ thuộc
quần đảo Riau của Indonesia chỉ cách quốc gia một chuyến tàu tốc hành.
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt, nhiệt độ và
áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn
cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào, phần còn lại được nhập
khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế.
- Singapore gần như không có tài nguyên. Nguyên
liệu chủ yếu đều phải nhập từ bên ngoài, kể cả
lương thực, thực phẩm và nước sạch.
Tuy không có tài nguyên, song vị trí địa lý mang
lại cho Quốc đảo này những tiềm năng "tài nguyên"
vô cùng phong phú và nhiều ưu thế. Singapore nằm
ở giao nhau của con đường Huyết mạch chính vận
chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình
Dương và eo biên Malacca. Nằm tại một trong

những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của
Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần
giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm
quan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn
thông và du lịch. Quả là đất nước "cửa ngõ" vào
Đông Nam Á.

5


1.3. Lịch sử phát triển
 Vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, các hòn đảo của Singapore bắt đầu có người
định cư và sau đó thuộc một số quốc gia bản địa.
 Năm 1819, chính trị gia Anh Quốc Stamford Raffles thành lập Singapore hiện đại
với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh, hành động này được
Vương quốc Johor cho phép. Năm 1824, Anh Quốc giành được chủ quyền đối với
đảo. Năm 1826, Singapore trở thành một trong Các khu định cư Eo biển của Anh
Quốc.
 Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
 Sau chiến tranh, năm 1963 Singapore tuyên bố độc lập từ Anh Quốc và hợp nhất
với các cựu lãnh thổ khác của Anh Quốc để hình thành Malaysia.
 Năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia. Kể từ đó, Singapore phát triển
nhanh chóng, được công nhận là một trong ”Bốn con hổ châu Á”.

1.4. Đặc điểm nền kinh tế
Singapore có một nền kinh tế thị trường tự do,
mở cửa, phát triển cao.
Singapore có hệ thống cơ sở hạ tầng và một số
các ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và
trên thế giới như: cảng biển, hệ thống giao thông,

công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp
lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp linh kiện...
Kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất
khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản
phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và lĩnh vực
ngân hàng tài chính.
Singapore hiện là quốc gia đi đầu trong việc
chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức với mục tiêu đến
năm 2018 sẽ trở thành một thành phố hàng đầu thế
giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh
tế toàn cầu và khu vực châu Á.

6


2. SINGAPORE TRƯỚC CẢI CÁCH
2.1. Về chính trị:
Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bộ quyền kiểm soát phần lớn các hoạt động
cai trị thuộc địa, từng được áp đặt ở Singapore. Trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày
1/6/1959, Singapore giành quyền tự trị trong mọi lĩnh vực của đất nước ngoại trừ quốc
phòng và ngoại giao, Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này vào
ngày 3/6/1959. Chính quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất nước,
chủ yếu là vì lý do kinh tế. Từ năm 1963- 1965, Singapore là một phần lãnh thổ của
Liên bang Malaysia. Ngày 9/8/1965, Singapore thành lập nước cộng hòa độc lập.

2.2. Về tài nguyên
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài.
Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp,
chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển,
Singapore phải lệ thuộc các nước bên ngoài về nguồn lương thực, chất đốt và nguồn

nước sạch.

2.3. Về kinh tế-xã hội
Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn
thất nghiệp tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là 10%, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên
nhiên như dầu mỏ. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tại thời điểm độc lập,
khoảng 70% hộ dân Singapore phải sống trong điều kiện đông đúc tồi tàn, một nửa dân
số mù chữ. Năm 1962, GDP đầu người của Singapore đạt 516 USD, đây là mức cao
nhất ở Đông Nam Á, nhưng vẫn thấp nếu so với các nước châu Âu. Lúc đó Singapore
rất nghèo, đang loay hoay tìm đường phát triển sau khi độc lập và sau cú sốc tách khỏi
Malaysia.
Sự tác động vào việc tăng giá nhập khẩu hàng
hóa được cảm nhận rõ rệt. Đất nước không hề có
nguyên liệu công nghiệp và nông nghiệp. Không có
thị trường nội địa rộng lớn. Trong khi đất nước đang
áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế
với mô hình “trục trọng tâm - nan hoa” – một mô
hình thương mại trung chuyển truyền thống. Nội tình
đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa
đối lập và các liên minh quân đội. Bộ máy chính
quyền mới thành lập và ít kinh nghiệm phải đối mặt
với một trọng trách to lớn trong việc cố gắng tạo
7


dựng một sự nhận thức đúng đắn về thế chế quốc gia đối với dòng người nhập cư đa
thành phần.Trình độ dân trí hết sức nghèo nàn.
Từ năm 1965 trở đi, Lý Quang Diệu đã đưa Singapore bước sang một giai đoạn
mới với việc hoạch định các chiến lược kinh tế quyết tâm đưa toàn bộ các hoạt động
kinh tế thế giới và xây dựng một hệ thống pháp lý toàn diện, nhằm khuyến khích đầu tư

và phát triển.

3. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ SINGAPORE, TÁC
ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH NÀY ĐẾN CON NGƯỜI VÀ NỀN
KINH TẾ SINGAPORE
3.1. Các chính sách của chính phủ Singapore
3.1.1. Bình ổn kinh tế vĩ mô và sự can thiệp hiệu quả của chính phủ
Các chính sách kinh tế vĩ mô luôn được duy trì hiệu quả ở Singapore gồm có lạm
phát thấp, tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh, lãi suất thực ở mức dương, chính sách tài
khoá ổn định và một chế độ cán cân thanh toán luôn ở mức an toàn. Với những chính
sách bình ổn kinh tế vĩ mô hiệu quả như vậy, Singapore đã tạo ra và duy trì được cả
trạng thái tăng trưởng cao và khuyến khích đầu tư trong dài hạn.
Một điều khác biệt quan trọng về chính sách kinh tế là sự can thiệp ở mức cao của
chính phủ trong nền kinh tế Singapore khi so sánh với việc đề cao vai trò của thị trường
và tư nhân ở các nước phương Tây. Sự can thiệp của chính phủ Singapore đối với nền
kinh tế tập trung vào ba khu vực chính, bao gồm:
 Điều tiết thị trường lao động
Về điều tiết thị trường lao động, trong giai đầu của phát triển chính phủ Singapore
xây dựng khu vực việc làm cho lao động phổ thông thông qua việc thu hút đầu tư và mở
rộng các hoạt động sản xuất nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm
duy trì mức cạnh tranh quốc tế trong hoạt động sản xuất, chính phủ Singapore áp đặt
mức lương tối thiểu hiệu quả.
 Khuyến khích giáo dục và đào tạo
Về giáo dục và đào tạo, chính phủ tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giáo
dục và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Giáo dục và đào tạo ban đầu được trợ cấp
bởi chính phủ và sau đó khuyến khích đầu tư nhằm hiện đại hoá và nâng cao chất lượng
của các hoạt động này nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở quốc gia này. Hiện
nay Singapore có hệ thống giáo dục và đào tạo tiên tiến bậc nhất thế giới.
8



 Nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế: bao gồm tiết kiệm về mặt không
gian, tiết kiệm nước, tiết kiệm chất xám con người. Các nguyên tắc này
được thể hiện cụ thể qua các hành động sau:
+Do tình trạng mặt bằng hẹp nên Chính phủ đã quy hoạch hệ thống giao thông
khoa học nhằm tiết kiệm không gian một cách hợp lý nhất nhưng đảm bảo giao
thông luôn thông suốt, không có tình trạng tắc nghẽn giao thông hàng ngày,
đồng thời ban hành và chế tài nghiêm khắc đối với việc tuân thủ luật giao
thông. Hệ thống giao thông thuận tiện đã giúp cho quốc gia này tiết kiệm được
rất nhiều thời gian và chi phí đi lại của toàn dân cũng như tiết kiệm được chi
phí sửa chữa, làm mới các công trình giao thông hàng năm.
+ Chính phủ thành lập Ban Phát triển nhà ở để thực hiện xây dựng nhiều nhà
cao tầng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân và cho người lao động
nước ngoài với mức giá bán và cho thuê thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn,
những khu đầm lầy đã biến thành các tòa nhà chung cư, giúp những người gốc
Singapore, hay gốc Trung Quốc, Malaysia, Ấn ròi khỏi các khu sống riêng của
họ để hòa nhập vào các cộng đồng chung được quy hoạch ngăn nắp.
Chính phủ thực hiện nâng cấp nhiều lần, thay mới những tòa nhà cũ để đem lại
cho người dân cuộc sống tốt hơn. Ngày nay, 82% dân cư Singapore sống trong
các căn hộ do Ban Phát triển nhà ở của Chính phủ cung cấp. Chính phủ yêu cầu
toàn dân tham gia trồng cây tại tất cả những nơi trống xung quanh các tòa nhà
cao tầng, chính vì vậy giờ đây Singapore được đánh giá có môi trường xanh và
sạch.
+ Nhà nước Singapore xem xét việc tiết kiệm nước là quốc sách hàng đầu, các
cuộc vận động tiết kiệm nước luôn được tiến hành và nhận được sự ủng hộ của
dân chúng. Bên cạnh đó, tái sử dụng nguồn nước thải đã giúp Singapore có
thêm nguồn nước mới dồi dào và giá rẻ, đồng thời giải quyết triệt để nạn ngập
nước vào mùa mưa.
+ Tiết kiệm chất xám và sức lao động được thực hiện thông qua việc khai thác
chất xám, khai thác sức lao động một cách hiệu quả. Từ một nơi chuyên sản

xuất hàng giá rẻ vào những năm 60, Singapore hiện giờ là trung tâm ngoại hối
lớn, đứng thứ 4 trên toàn thế giới với ngành kinh doanh tài chính và quản lý tài
sản có giá trị trên 1000 tỷ USD.
+Ngoài ra chính phủ còn khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế nhằm duy trì
trạng thái tài khoá ổn định cho quốc gia.
9


3.1.2. Khuyến khích đầu tư dựa trên chính sách thuế hiệu quả
Singapore đặt mục tiêu phát triển dựa trên khả năng tích luỹ vốn và nguồn lực ở
mức cao. Một chính sách quan trọng giúp Singapore đạt được mục tiêu này là đưa ra
chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Khoảng 96% hàng nhập khẩu vào Singapore được miễn thuế. Xuất khẩu cũng

có cùng một đặc quyền, trừ khi thoả thuận hạn chế song phương có hiệu lực.
+ Không có kiểm soát về ngoại hối và không có biện pháp bảo hộ.
Singapore vì vậy trở thành một trong những “thiên đường” thuế cho các nhà đầu
tư nước ngoài trên thế giới. Chính sách thuế hiệu quả sẽ giúp nguồn lực được tái đầu tư
trong nền kinh tế Singapore. Hệ quả là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở mức cao được duy trì
ổn định lâu dài.

3.1.3. Phát triển vốn con người có mục tiêu
Với mục tiêu cải thiện chất lượng nguồn lao động, chính phủ Singapore đã tập
trung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học.
Chính sách phát triển vốn con người dựa trên đầu tư lớn của nhà nước vào hệ thống giáo
dục dựa trên hai chính sách quan trọng là:
+ Lựa chọn người đi học, đặc biệt là học đại học dựa trên năng lực và mang tính
cạnh tranh cao, và nhà nước sẽ chi trả toàn bộ chi phí đào tạo cho những nhân tài;
+ Chính phủ lồng ghép việc phát triển hệ thống giáo dục, và đào tạo trong các
chính sách công nghiệp hoá, trong đó ngoài quá trình học tập trong hệ thống giáo dục

lao động có kỹ năng được khuyến khích phát triển trong các khu vực sản xuất công
nghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài. Đây được xem là một chiến lược quan
trọng nhằm học hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước phương Tây cho nguồn nhân
lực Singapore.
3.1.4. Cung cấp hàng hoá công hiệu quả
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và hiệu quả được xem là một nền tảng quan
trọng cho chính sách công nghiệp hoá ở Singapore. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có cảng
biển, sân bay, bưu chính viễn thông, đường xá, và các tiện ích cho chuyển đổi nền kinh
tế. Một ví dụ điển hình về thành quả của chính sách này là sân bay Changi của
Singapore trở thành trạm trung chuyển quan trọng bậc nhất ở châu Á Thái Bình Dương
với sự hiện đại bậc nhất.

3.2. Bảy nguyên tắc chiến lược tạo nên thành công của Singapore
 Có nền quản trị tốt (Good Governance).
10


Muốn có nền quản trị tốt, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nền hành chính quốc gia liêm chính và có trách nhiệm, dựa trên cơ chế thực tài (đảm
bảo tuyển dụng người tài làm việc trong bộ máy chính quyền) và tinh thần thượng tôn
pháp luật; ii) chính sách công thực mạnh và thực dụng (theo nghĩa tích cực), bắt buộc sử
dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức.
 Có nền công vụ trung thực và hiệu quả (Honest & Efficient Civil Service).
Đây cũng là nhu cầu tự thân xuất phát từ bối cảnh năm 1959, nền công vụ Singapore
được tiếp quản từ người Anh sau khi Singapore nắm quyền tự quyết và Đảng Hành động
Nhân dân (PAP) thắng cử, phải đối mặt với hai thách thức kép là tạo việc làm cho người
dân và đảm bảo nhà ở cho dân. Để hoàn thành hai sứ mệnh đầy thách thức này, nền
công vụ Singapore phải cải tổ theo hướng trung thực và hiệu quả, đảm bảo có đủ năng
lực thực thi có hiệu lực và hiệu quả các chính sách của Chính phủ.
Tính hiệu quả của nền công vụ phụ thuộc vào cơ chế thực tài. Công chức được tuyển

dụng trên cơ sở năng lực chuyên môn giỏi và được thăng tiến dựa trên năng lực và tiềm
năng. Công chức không đáp ứng tiêu chuẩn sẽ bị thải loại. Cơ chế thực tài cho phép
chính quyền lựa chọn được những người giỏi nhất có đủ năng lực giải quyết các thách
thức quốc gia (như sứ mệnh tạo việc làm và đảm bảo nhà ở cho mọi người dân
Singapore). Bên cạnh đó, một nền công vụ hiệu quả cũng đòi hỏi công chức phải có tính
trung thực. Nền công vụ trung thực sẽ loại trừ các nguy cơ tham nhũng, đảm bảo chất
lượng dịch vụ công, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và thu
hút được đầu tư nước ngoài. Nguyên tắc thực tài và trung thực sẽ bảo đảm sự tự tin của
nền công vụ và niềm tin của dân chúng đối với chính quyền.
 Phát triển kinh tế – tạo việc làm cho người dân (Economic Development –
Creating jobs for the people).
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ mới khi tiếp quản chính quyền là phải tạo việc làm
cho mọi người dân Singapore. Khi đất nước không có đất đai để phát triển nông nghiệp
và thu hút việc làm thì công nghiệp hóa là một lựa chọn tất yếu. Mục tiêu thu hút đầu tư
nước ngoài được đặt ra và khi người dân đã có việc làm, thì giai đoạn phát triển tiếp
theo của nền kinh tế cần đặt trọng tâm không chỉ vào việc tạo thêm việc làm, mà là tạo
việc làm có thu nhập cao hơn.

 Phát triển nhà ở công – xây nhà cho dân ở (Public Housing – Building homes for
the people).
11


Bên trái là hình ảnh những khu nhà

ở Singapore thời kỳ mới lập nước 50
năm trước. Bên phải là khu chưng cư
Treelodge ở Punggol là thế hệ nhà ở
xã hội mới nhất ở Singapore với chất
lượng tương đương nếu không phải là

cao hơn chung cư cao cấp tại các
thành phố khác trong vùng. Bên phía
phải khu nhà là đường tàu điện LRT
kết nối các khu này với dịch vụ công
cộng và việc làm. ( Nguồn ảnh:
/>y-luc-singapore-phan-1/)

Khi người dân đã có việc làm, thì nhu cầu tiếp theo là cần nơi ăn, chốn ở ổn định.
Chính phủ Singapore xác định trách nhiệm của mình là phải đảm bảo cho mọi người
dân đều có nhà để ở. Chính sách nhà ở công ra đời từ năm 1964 và từ đó đến nay đã
thành công tốt đẹp, có tới hơn 90% người dân Singapore sống tại nhà ở công – các căn
hộ do Chính phủ đầu tư xây dựng và bán lại với cơ chế sao cho người dân có thu nhập
thấp nhất vẫn đủ khả năng sở hữu căn hộ.
 Phát triển hệ thống giao thông đường bộ – giúp người dân di chuyển thuận
lợi(Land Transport System – Keeping the nation moving).

12


Khi chính sách tạo việc làm và nhà ở cho người dân thành công cũng lại tạo ra
một thách thức mới, đó là vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị. Trước thực trạng đó,
Chính phủ Singpore đặt ra mục tiêu phải đảm bảo cho giao thông thông suốt, thuận tiện
cho người dân đi lại, từ đó, giảm các chi phí cơ hội do ùn tắc giao thông gây ra, góp
phần thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả hơn.
Chiến lược thông minh của Chính phủ nhằm giải quyết vấn đề giao thông đô thị là:
kiểm soát chặt chẽ việc sở hữu và sử dụng xe ô tô cá nhân; khuyến khích người dân sử
dụng phương tiện giao thông công cộng; đồng bộ hóa quy hoạch hệ thống giao thông và
quy hoạch sử dụng đất đai. Đặc biệt, cơ chế thu phí tắc nghẽn giao thông được áp dụng
từ năm 1998 (Electronic Road Pricing scheme) được coi là một sáng kiến đặc biệt thành
công của

Singapore trong giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông giờ cao điểm, đã được nhiều
quốc gia trên thế giới học tập, áp dụng.
Một nét chính sách cực kỳ độc đáo và nhân văn của Chính phủ nhằm khuyến khích
người dân tham gia giao thông công cộng đó là: xây dựng các mái che cho các con
đường dẫn từ các ga tàu điện ngầm tới bến xe buýt và các khu nhà ở của người dân. Sự
thuận tiện của hệ thống giao thông công cộng đã thu hút hơn 60% người dân quốc đảo
sử dụng phương tiện này, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề tắc nghẽn giao thông của
thành phố.
 Bảo vệ môi trường – giữ cho đất nước sạch và xanh (Environment Protection –
Keeping the country clean and green).
Khi các điều kiện cơ bản về việc làm, nhà ở và giao thông được bảo đảm, Chính
phủ Singapore tính đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cố Thủ
tướng Lý Quang Diệu tin tưởng sâu sắc rằng, việc đảm bảo một môi trường đô thị sạch
và xanh là vô cùng quan trọng đối với sự ổn định xã hội. Từ đó, các chính sách về đảm
bảo vệ sinh môi trường, xử lý nước thải thành nước sinh hoạt, phủ xanh các tòa nhà cao
tầng (với triết lý việc xây dựng các tòa nhà lấy đi thảm cây xanh trên mặt đất thì phải trả
13


lại màu xanh tự nhiên đó trên các nóc nhà hoặc ban công tòa nhà), trồng thêm công viên
cây xanh và kết nối các công viên trên toàn thành phố bằng các con đường thư giãn.
 Phát triển đô thị – tạo nên một thành phố đáng sống và bền vững (Urban
Development – Creating a sustainable and livable city).
Phát triển thành phố trở thành một nơi đáng sống và có tính bền vững, truyền cảm
hứng cho hơn 5.6 triệu người dân là mục tiêu mà Chính quyền đô thị Singapore hướng
tới. Do vậy, quanđiểm chỉ đạo quy hoạch đô thị của thành phố dựa trên ba từ khóa cơ
bản: Tổng thể (Comprehensive), Tích hợp (Integrated) và Hướng tới tương lai
(Forward-looking) với mục tiêu biến Singapore từ “Thành phố vườn” (Garden City,
năm 2008) thành “Thành phố trong vườn” (City in a Garden). 90% dân số Singapore ở
trong các khu chung cư có chất lượng tốt do nhà nước xây dựng, và bán lại với giá rẻ.

Bên trái là hình ảnh những khu nhà ở Singapore thời kỳ mới lập nước 50 năm
trước. Bên phải là khu chưng cư Treelodge ở Punggol là thế hệ nhà ở xã hội mới nhất ở
Singapore với chất lượng tương đương nếu không phải là cao hơn chung cư cao cấp tại
các thành phố khác trong vùng. Bên phía phải khu nhà là đường tàu điện LRT kết nối
các khu này với dịch vụ công cộng và việc làm.
Có sự khác biệt khá tinh tế giữa triết lý xây dựng thành phố nhiều cây xanh (thành
phố có vườn – Garden City) với thành phố nằm trong một khu vườn rộng lớn được bao
bọc bởi màu xanh vô tận của cây cỏ, đa dạng sinh học và muôn loài cùng sinh sống giao
hòa với con người (City in a Garden).
Tầm nhìn Thành phố ở trong vườn (City in a Garden) được khởi xướng từ năm
1998 như một giai đoạn tiếp theo của Tầm nhìn Thành phố vườn với các hoạt động
trọng tâm như: xây dựng các khu vườn đẳng cấp thế giới ở Singapore; làm trẻ hóa các
công viên đô thị và con đường đi bộ; tối ưu hóa các không gian đô thị dành cho cây
xanh và giúp con người thư giãn; làm giàu đa dạng sinh học trong môi trường đô thị; lôi
cuốn và truyền cảm hứng cho cộng đồng để cùng tham gia đồng sáng tạo vì một
Singapore xanh hơn và đáng sống hơn.

3.3. Tác động của các chính sách của chính phủ đến con người và nền
kinh tế Singapore
3.3.1. Sản lượng quốc gia
 Tổng sản phẩm quốc dân (GDP)
Theo số liệu từ cục thống kê Singapore, trong giai đoạn từ 2013-2015 tổng sản
phẩm quốc dân (GDP) liên tục tăng. Cụ thể: Năm 2013 đạt 302,25 tỉ USD, năm 2014
đạt 307,86 tỉ USD, và năm 2015 là 320 tỉ USD.
14


(Nguồn ảnh từ /> Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo số liệu của Bộ Công Thương Singapore (MTI) công bố mới nhất 24/2/2016,
kinh tế Singapore tăng trưởng 2% trong năm 2015, giảm khá nhiều so với mức tăng

trưởng 3,3% vào năm 2014. Đây cũng là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 2009, thời
điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngành sản xuất bị tổn thương mạnh do thương mại toàn cầu yếu, là nguyên nhân
chính khiến tăng trưởng của Singapore có phần chậm lại.
Ngành sản xuất của đảo quốc sư tử tăng trưởng âm (-) 5,2% vào năm 2015 do
kinh tế của Trung Quốc suy yếu. Điểm sáng trong năm 2015 là tăng trưởng kinh tế trong
quý 4 tăng mạnh 6,2% so với quý trước đó.
3.3.2. Lạm phát
 Lạm phát lõi (không bao gồm những thay đổi về giá của vận tải đường bộ và nhà
ở tư nhân) đã giảm 1,5%. Tính chung cả năm 2014, lạm phát lõi của Singapore
nhích lên mức 1,9%, so với mức 1,7% của năm 2013.
 Theo số liệu, chi phí vận tải đường bộ cá nhân giảm 1,1% của tháng 12/2015, do
giá xe giảm mạnh hơn đã bù đắp tốc độ giá xăng tăng. Trong khi đó, giá hàng hóa
cũng giảm 3,1%, do giá thuê bất động sản giảm.
 Lạm phát ngành dịch vụ nói chung ở mức 0,5%, giảm so với mức 0,9% của tháng
12/2015, do mức tăng chậm của phí dịch vụ liên quan đến giáo dục và phí đi lại
trong dịp nghỉ lễ
 Phí dịch vụ y tế tăng do những tác động giảm lạm phát bằng trợ cấp y tế hồi tháng
1/2015 đã hết tác dụng. Lạm phát trong lĩnh vực thực phẩm tăng 1,7%, so với
mức 1,5% của tháng 12/2015, do giá thực phẩm không qua chế biến tăng.
15


 Tính chung trong cả năm 2015, lạm phát CPI nói chung giảm 0,5%, từ mức 1%
của năm 2014. Theo Cục thống kê Singapore, đây là mức giảm đầu tiên kể từ
năm 2002.
 Do giá dầu thế giới tiếp tục ở mức thấp trong những tháng gần đây, dự kiến lạm
phát CPI các mặt hàng trong năm 2016 của Singapore sẽ tiếp tục giảm khoảng -1
đến 0% so với mức -0,5 đến 0,5%.
3.3.3. Tỷ giá hối đoái

Với những chính sách tiền tệ của chính phủ Singapore, giá trị của đô Singpore so
với đô Mỹ đã phục hồi như trước. Nhìn chung, đồng đô Sing ít bị mất giá hơn, tỷ giá hối
đoái tuy có biến động nhưng mức chênh lệch không cao và khá ổn định.
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương của một đất
nước, nó tác động mạnh mẽ đến cán cân thanh toán của đất nước thông qua việc xuất
nhập khẩu hàng hóa. Việc đồng đô Sing liên tục tăng giá hay tỷ giá hối đoái liên tục
giảm khiến cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, trong khi hàng hóa xuất khẩu lại trở nên đắt
đỏ hơn với người nước ngoài làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa với người nước
ngoài kém. Điều này gây bất lợi cho xuất khẩu, đặc biệt là một quốc gia phụ thuộc rất
nhiều vào xuất nhập khẩu như Singapore
Singapore là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động xuất nhập khẩu.
Singapore được xem là trung tâm xuất nhập khẩu hoạt động theo phương thức: mua sản
phẩm thô, tinh luyện và xuất khẩu trở lại.
Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ (NODX) của Quốc đảo Sư tử trong tháng 12/2015
đã sụt giảm mạnh ở mức 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, do xuất khẩu các mặt hàng
phi điện tử giảm tới 10,3%.
3.3.4. Tỷ lệ thất nghiệp
Nhìn chung, chính
phủ Singapore đã kiểm
soát được tình trạng thất
nghiệp có hiệu quả. Tỷ lệ
thất nghiệp thấp, tuy
nhiên chỉ số có việc làm
tăng lên không đáng kể
chỉ khoảng 2%/năm.
Nguyên nhân là do nhu
cầu làm việc vẫn cao hơn
nhu cầu tuyển dụng .
Tỷ lệ thất nghiệp của Singapore ở mức rất thấp trong nhiều năm


16


(Nguồn: BLOOMBERG)

Nhờ vai trò cũng như các chính sách được áp dụng hiệu quả của chính phủ,
Singapore đã dần phát triển thành trung tâm tài chính giao thương.
Theo chuyên gia Kurlandzick thì một trong những ngành công nghiệp nội địa quan
trọng nhất của Singapore như: đóng tàu, điện tử, ngân hàng đã có nền móng khởi đầu
vững chắc chính phủ Singapore đã dùng đáng kể ngân sách để đầu tư trực tiếp vào
những lĩnh vực này nhờ việc đầu tư xây dựng công trình công cộng hiệu quả mà sân bay
của Singapore trở thành trạm trung chuyển quan trọng và hiện đại bật nhất ở Châu Á
Thái Bình Dương nhờ đó mà Singapore trở thành một điểm đến quan trọng của kinh tế,
du lịch, đầu mối giao thông hàng không và trung tâm vận chuyển đường biển quan trọng
của khu vực cùng với nền quản trị công minh bạch và hiệu quả đã giúp nâng cao vị thế
Singapore trở thành nơi đặt nhiều cở sở tập đoàn đa quốc gia tại Châu Á .

Quốc đảo Sư Tử Singapore đã
vươn lên trở thành nền kinh tế cạnh
tranh trong nhiều năm qua, đánh giá
này do ngân hàng thế giới (Word
Bank) phối hợp cùng tổ chức Tài
Chính Quốc Tế IFC thực hiện dựa
trên một số yếu tố như thời gian bắt
đầu khởi nghiệp, thời gian nộp thuế
và lượng hàng hóa xuất khẩu của
từng quốc gia thu nhập bình quân
đầu người của Singapore tăng mạnh trở thành nước có GDP đầu người cao trên thế giới
(hiện tại đứng thứ 3 trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 90,531 USD sau
Quatar 124,927 USD và Luxembourg 109,191 USD).

Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công. Người dân
Singapore được hưởng một nền kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh và không hề có
tham nhũng. Hiện nay Singapore là một quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường với mục tiêu đến năm 2018 sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đây là dấu hiệu ban đầu cho sự phát triển chậm lại của lực lượng lao động địa
phương khi mà một thế hệ bắt đầu bước vào độ tuổi nghỉ hưu và một phần lực lượng lao
động trẻ bắt đầu tham gia thị trường.
Bên cạnh đó, tăng trưởng lao động nước ngoài chậm lại cũng đồng nghĩa với việc
các công ty sẽ phải hoạt động với ít nhân viên hơn và phải thiết kế lại công việc để tăng
17


hiệu suất lao động, đầu tư vào kỹ năng, công nghệ và tìm ra mô hình nhân lực mới để
phát triển bền vững.

Chính vì những chính sách của Chính Phủ mà Singapore đã trở thành một trong số quốc
gia phát triển bật nhất ở khu vực Châu Á với chính sách đối ngoại và chiến lược phát
triển kinh tế khôn ngoan nên từ khi độc lập vào năm 1965 tới nay Singapore đã trở
thành một trung tâm thương mại toàn cầu một trong bốn con rồng của Châu Á.

3.4. Hạn chế của những chính sách của chính phủ Singapore
Bên cạnh những thành tựu không thể không khâm phục của Singapore trong 50
năm lập quốc, “từ thế giới thứ 3 vươn lên thế giới thứ 1”, nước này cũng đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề xã hội và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt.
Trong quá trình phát triển, một trong những chiến dịch được cho là đã quá thành
công “Dừng lại ở hai con” nhằm hạn chế tăng dân số trong những năm 1960 và 1970.
Đến nay, tỷ lệ sinh của Singapore là một trong những nước thấp nhất ở châu Á. Đối với
một dân số ổn định, mỗi gia đình cần phải có từ 1 đến 2 con nhưng tại Singapore trung
bình là 1.3 hoặc thấp hơn. Tỷ lệ sinh thấp khiến cấu trúc dân số già đi, số lượng người
nghỉ hưu sẽ tăng trong khi dân số lao động co lại. Mức sống và tiền lương tăng cao cũng

đòi hỏi nâng cao năng suất làm việc.
Chính phủ Singapore đã cố gắng đối phó bằng cách nâng hạn ngạch nhập cư, tuy
nhiên chính sách này đã gia tăng bất bình đẳng xã hội và kinh tế. Theo số liệu từ BBC
năm 2013, người nước ngoài hiện chiếm 40% dân số, với 5,3 triệu người và sự gia tăng
rất lớn con số này trong thập kỷ qua đã làm dấy lên những lo ngại rằng bản sắc của
Singapore đã bị “pha loãng”.
Trong khi đó, một số người cho rằng, chính phủ Singapore đã quá khắt khe, khiến
nơi đây trở thành một trong những xã hội được quản lý chặt chẽ nhất.Đồng thời, khoảng
cách giàu- nghèo tại quốc đảo này cũng gia tăng nhanh nhất trong các nước phát triển.
Ước tính từ các nhà nghiên cứu xã hội cho thấy rằng khoảng 10% đến 15% dân số sống
ở mức thu nhập thấp - ít hơn 1.100 USD (£ 700) một tháng.
Là một trong những thành phố đắt đỏ, chi phí sinh hoạt cao và việc tìm kiếm một
sự cân bằng công việc-cuộc sống tốt hơn đã khiến nhiều người muốn ra đi. Báo cáo Chi
phí Sinh hoạt Toàn cầu 2015 của Economist Intelligence Unit (EIU) công bố tháng 3
vừa qua cho thấy Singapore là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, với giá trị hàng hóa cơ
bản đắt hơn New York 11%. Theo kết quả khảo sát của hãng Barclays được công bố trên
WSJ ngày 15/9/2014, người Singapore đứng thứ hai (sau Trung Quốc) về mong muốn
thay đổi nơi sinh sống với 23% đang có kế hoạch tìm nơi định cư mới trong 5 năm tới.
18


Singapore có nền kinh tế mở, phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Điều này
thể hiện rất rõ qua việc kim ngạch thương mại hằng năm của nước này thường gấp 3 lần
GDP. Chính sự phụ thuộc quá lớn đến sự ổn định của thị trường quốc tế mà nền kinh tế
Singapore dễ tổn thương trước bất cứ sự suy giảm thương mại nào. Bất kì tác động gì
của thế giới đều có thể tác động đến nền kinh tế và nhất là xuất khẩu của Singapore.
Đặc biệt rõ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu được biết đến với tên gọi “cơn
sóng thần tài chính” ( nhưng chính là sự sụp đổ của lĩnh vực xuất khẩu, chứ không phải
của các thị trường tài chính) đã gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế này.
Singapore cũng ngày càng đối mặt với sự cạnh tranh, ngay từ các nước láng giềng

khi Malaysia và Indonesia đã học được từ thành tựu của quốc đảo này, đầu tư mạnh vào
giáo dục và thu hút đầu tư. Trong năm kỷ niệm này, nền kinh tế của Singapore dự kiến
sẽ tăng từ 2-4%, theo Bộ Thương mại và công nghiệp nước này. Tăng trưởng trong dài
hạn sẽ phụ thuộc một phần vào cách Singapore nhạy bén và tận dụng các cơ hội kinh
doanh tiềm năng trong thời đại ngày nay.
Giữa lúc nhiều nền kinh tế phát triển và đang phát triển đang chuyển hướng sang
bảo hộ, thì nền kinh tế của Singapore vẫn phải để mở. Tự do hóa đơn phương trước đây
đã không bảo đảm Singapore có thể tiếp cận thị trường không phân biệt đối xử trong
một thị trường toàn cầu bị đứt gãy do các hiệp định thương mại ưu đãi và bảo hộ mậu
dịch gia tăng. Singapore đã trở nên khao khát tham gia các hiệp định thương mại ưu đãi.
Các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và nhân viên kỹ thuật chiếm hơn
một nửa lực lượng lao động nhưng phải đối mặt với rủi ro cao hơn khi bị thôi việc và
khó khăn hơn trong xin việc làm trở lại do những kỹ năng không phù hợp. Việc làm có
sẵn chủ yếu là ở trong những lĩnh vực như công nghệ thông tin, y tế, cơ sở hạ tầng công
cộng và giáo dục, trong đó chi tiêu chính phủ tăng đang hỗ trợ một số tăng trưởng.
Chính phủ Singapore đã kêu gọi công nhân tự trang bị cho mình những kỹ năng
cần thiết thông qua chương trình “Kỹ năng tương lai” để giúp họ tiếp nhận những kỹ
năng mới và lấp đầy chỗ trống hiện tại cũng như chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
Một dân số và lực lượng lao động già đi nhanh chóng cũng ảnh hưởng đến chi phí y tế
và an sinh xã hội. Việc cung cấp chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với “Gói chăm sóc thế
hệ tiên phong” và nhiều cơ sở y tế công. Quỹ dự phòng trung ương cung cấp mạng lưới
an toàn xã hội cơ bản cho hầu hết người Singapore.
Nhưng đó là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nghỉ hưu đối với nhiều người có thu
nhập thấp và các hộ gia đình tự làm chủ. Điều này đã dẫn đến các chương trình khác
nhau của chính phủ như chương trình phúc lợi lao động cho những công nhân có tay
nghề thấp.
19


4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

- Tập trung ưu tiên đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là giáo dục, đặc
-

-

biệt là hệ thống giáo dục đại học và sau đại học.
Phát triển kinh tế với sự phát triển bền vững con người và môi trường.
Đẩy mạnh việc tạo điều kiện đầu tư cho nước ngoài.
Khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư hợp lý.
Định hướng về phát triển kinh tế - xã hội.
Xử lý vấn đề tham nhũng trong bộ máy chính quyền một cách dứt điểm.
Xây dựng tính tự giác của người dân.
Chính sách phúc lợi xã hội.
Mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp sạch, đem lại sự phát triển bền
vững cho nền kinh tế và bảo vệ môi trường.
Xây dựng chính phủ điện tử. Mọi hoạt động của người dân liên quan đến bộ máy
công quyền, mọi vấn đề đều có thể giải quyết thông qua hệ thống điện tử tự động
từ trên xuống dưới. Điều này giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí và các hành vi
tham nhũng, hối lộ.
Tạo điều kiện và đãi ngộ tốt cho những lao động có trình độ cao, kể cả những lao
động nước ngoài sang làm việc.

20


KẾT LUẬN
Vốn là một đất nước không có lợi thế về tài nguyên cũng nhưng chính phủ
Singapore luôn đưa ra nhũng chính sách phát triển phù hợp với hoàn cảnh của mình.
Bằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, chú trọng giao thương với các nước trên
thế giới, áp dụng các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như nguồn

tri thức góp phần vào sự phát triển cảu đát nước. Song song vơi viêc phát triển kinh tế
chính phủ Singapore còn rất chú trọng tơi viêc bảo vệ môi trường, đây là thành phố sạch
bậc nhất thế giới. Phát triển là thế tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay chính phủ
Singapore cũng gặp nhiều khó khăn từ trong nước lẫn sự cạnh tranh của các nền kinh tế
phát triển trong khu vực. Trước các thách thức đó chính phủ Singapore cần nhiều giải
pháp mới cho con đường phát triển của mình.

21


TƯ LIỆU THAM KHẢO
“ Thành tựu của Singapore 50 năm lập quốc “ báo điện tử
“Singapore và câu chuyện phát triển thần kỳ “.
/> /> /> />
22



×