Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tác ðộng của ðiều kiện tự nhiên ðối với phát triển nông nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

BÀI THẢO LUẬN
CHỦ ĐỀ: “TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM”

Giảng viên :NGUYỄN THANH MINH

Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2018


MỞ ĐẦU
Phát triển nông nghiệp được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự
thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền
sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam
đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông
nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo
hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu trong nước và nước ngoài. Xuất khẩu tăng mạnh, nhiều mặt hàng nông sản ở
Việt Nam có vị thế ngày càng cao trên thị trường thế giới. Đạt được những thành
tựu đó là nhờ tác động của nhiều yếu tố như nghiên cứu của các kĩ sư nông
nghiệp về các loại cây trồng, tài nguyên thiên nhiên (Rừng đước ven biển, tài
nguyên nước ngầm, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học…). Bên cạnh đó
cũng không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng to lớn về điều kiện tự nhiên như:
Diện tích- Đất đai, khí hậu, sông ngòi, biển,…
Vậy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nông
nghiệp ở Việt Nam chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tiểu luận của nhóm 4: “TÁC


ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM”.


PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
PHỤ LỤC..........................................................................................................................3
I. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam.........................................................................4
1.Trước đổi mới 1986................................................................................................4
2.Sau đổi mới 1986 đến nay......................................................................................6
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến nông nghiệp Việt Nam.8
1. Đất đai...................................................................................................................8
2. Khí hậu................................................................................................................14
3.Nguồn nước..........................................................................................................17
4.Sông ngòi..............................................................................................................18
KẾT LUẬN.....................................................................................................................22
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN....................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................25


I. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam

1. Trước đổi mới 1986
- Từ năm 1930 - 1945 dưới chế độ thực dân nửa phong kiến , nền nông
nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn
toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp. Năng suất lúa bình quân 1 ha thời
kỳ 1930 - 1944 là 12 tạ , trong khi đó Thái Lan là 18 tạ , Nhật Bản là 34 tạ.
Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân

Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất.
Trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê,
cuốc mướn.
- Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: Hàng năm
Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người
làm ra lúa gạo, lại luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 ở miền Bắc có
trên 2 triệu người chết đói.


Nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc
- Kinh tế kháng chiến (1946 - 1954): Từ một nền kinh tế canh nông đã bị tê
liệt trước năm 1945, nông nghiệp kháng chiến không những không bị suy thoái
tiếp, mà đã được duy trì và phát triển, với sản lượng lương thực, thực phẩm và
hàng hóa ngày càng dồi dào hơn, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cuộc kháng
chiến và đời sống nhân dân. Với nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông thôn. Do đó,
Đảng và Chính phủ đã chú trọng trước hết đến sản xuất nông nghiệp, không
ngừng động viên nông dân ra sức tăng gia sản xuất, đồng thời tiến hành từng
bước chính sách ruộng đất để giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn, cải
thiện đời sống cho nông dân, góp phần nâng cao sức chiến đấu của quân đội.
* Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1953 ở vùng tự do và đến tháng 7
năm 1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475,9 nghìn
ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410
nghìn ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải
phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu
tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, trong đó 2,3 triệu tấn thóc tăng 15,9%.
- Thời kỳ 1955 – 1975: Là thời kỳ đặc biệt của quá trình xây dựng và phát
triển ngành Nông nghiệp nước ta, khi đất nước bị chia cắt làm hai miền, tiến
hành hai chiến lược cách mạng khác nhau, chịu nhiều thách thức to lớn trong và
ngoài nước, dưới chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Trong khi nông
nghiệp miền Nam phát triển không ổn định, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu

lương thực, thực phẩm của xã hội, thì nông nghiệp miền Bắc đã hoàn thành vai
trò mặt trận hàng đầu trong xây dựng hậu phương lớn, chi viện đắc lực cho cuộc
đấu tranh giải phóng miền Nam. Sản lượng lương thực qui thóc từ 3,76 triệu tấn
năm 1955 tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975; đàn lợn từ 2,45 triệu con lên 6,75
triệu con .


Hợp tác hóa nông nghiệp ở huyện Đông Anh phục vụ công cuộc xây dựng CNXH
ở miền Bắc.
- Thời kỳ 1976 – 1986 : Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đất nước
được độc lập, tự do, mở ra cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng,
thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của cả hai miền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhằm phát triển sản xuất nhưng giai đoạn này sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc
vẫn mang nặng tính bình quân, bao cấp; còn ở miền Nam, phong trào hợp tác hóa
phát triển nhanh nhưng không bền vững;…
2. Sau đổi mới 1986 đến nay
Từ năm 1986 (Đại hội Đảng VI), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách, cơ chế, biện pháp mới nhằm giải phóng sức sản xuất, phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ
vậy, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã có những chuyển biến mạnh
mẽ.
Trong 32 năm đổi mới (1986 - 2018) , tốc độ tăng trưởng nông nghiệp liên tục
tăng, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong
một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ
4,06%/ năm giai đoạn (1986 - 2015). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc
dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là ngành
giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh
tế. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gạo, cà
phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản.

Trong khi các ngành kinh tế khác còn đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái
kinh tế, ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn
diện, tăng trưởng ngành đạt tốc độ khá cao. Năm 2014, ngành nông nghiệp đạt


tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012 - 2013), đánh dấu sự hồi phục và tăng
trưởng cao.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,13%, vượt mục tiêu
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6 - 3%). Giá trị sản phẩm thu được
trên 1 ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 79,3 triệu
đồng/ha năm 2014 và khoảng 82 - 83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên 177,4 triệu
đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân
nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu của Nghị
quyết Đại hội Đảng XI đề ra). Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy
sản đạt tới 30,8 tỷ USD, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù, năng suất
lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao, nhưng nông nghiệp là ngành duy
nhất có xuất siêu, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu
hàng đầu thế giới về nhiều loại nông sản đa dạng như: Gạo, cà phê, hạt tiêu, cao
su, các mặt hàng gỗ và thủy sản.
Năm 2016, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tăng trưởng 1,36%, giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 32,1 tỷ USD. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù
hợp với định hướng tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất được
duy trì trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt; xuất khẩu tăng cao, tăng trưởng
ngành được phục hồi. GDP toàn ngành đã tăng 1,2% so với năm 2015; giá trị sản
xuất (theo giá so sánh 2010) tăng 1,44%, trong đó: Trồng trọt giảm 0,9%, chăn
nuôi tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 6,17%; thuỷ sản tăng 2,91%. Kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thủy sản ước đạt khoảng 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm
2015; tiếp tục duy trì được 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở
lên

Năm 2017 , tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,94%, vượt mục tiêu so với Chính
phủ đề ra là 2,84%. Về mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản, Chính phủ đề ra là
32-33 tỷ USD, ngành đã đạt con số 36,37 tỷ USD, vượt tới hơn 4 tỷ USD so với
năm trước và thặng dư tuyệt đối của ngành đạt 8,55 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD
so với năm 2016.

Sơ đồ tăng trưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam 2014-2016


II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến nông
nghiệp Việt Nam
1. Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp; cây trồng vật nuôi là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, nhân tố
quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp là đất đai. Đất đai ảnh hưởng
quyết định đến qui mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp (đặc biệt là với ngành
trồng trọt).
Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit và đất phù sa. Tuỳ theo các
nhân tố, điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất trên
có sự phân hoá khác nhau :
▪ Đất miền núi, chủ yếu là đất feralit : Lượng khoáng nguyên thấp, hàm
lượng mùn không cao, đất chua và có màu đỏ, hoặc đỏ-vàng của ôxít sắt thích
hợp với cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có một số loại đất khác: Đất xám phù sa
cổ (rìa Đồng Bằng sông Hồng và nhiều nhất ở Đông Nam Bộ). Đất này thích
hợp với cây công nghiệp và cây ăn quả. Đất đen (macgalit) phát triển trên đá
bazơ (đá bazan, đá vôi), thường gặp ở thung lũng đá vôi (nhiều nhất ở miền Bắc),
diện tích tuy không lớn nhưng rất thích hợp với các cây công nghiệp có giá trị
(quế, chè, thuốc lá,...). Tốt nhất trong các loại đất đồi núi nước ta là đất bazan
( 2,0 triệu ha), tập trung ở Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ và có một vệt từ
Phủ Quì (Nghệ An) kéo dài đến Vĩnh Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), loại đất này rất
thuận lợi cho cây công nghiệp (cao su, cà phê...) qui mô lớn.

▪ Đất ở đồng bằng : Phần lớn là đất phù sa 3,40 triệu ha (9,5% diện tích cả
nước), đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính, rất
thích hợp cho trồng lúa. Ngoài ra, ở các vùng đồng bằng còn có các loại đất khác
như đất chua mặn, đất mặn, ven biển, đất cát, đất glây hoá trong các vùng trũng,
đất lầy thụt than bùn, loại đất này ít có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp và
việc cải tạo cần nhiều vốn đầu tư.
▪ Thực trạng của việc sử dụng đất hiện nay: Quá trình khai thác lãnh thổ
cho đến 2008 chúng ta mới đưa vào sử dụng 80,0% diện tích đất tự nhiên (trong
đó 28,45% là đất nông nghiệp). Vốn đất thuận lợi cho trồng lúa hầu như đã khai
thác hết, để tận dụng tiếm năng của tự nhiên ở Đồng bằng sông Hồng nhân dân
đã tìm mọi biện pháp để tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất bằng cách thâm
canh và đầu tư lao động sống để nâng cao năng suất. Phần lớn đất nông nghiệp
được trồng cây hàng năm, có thể luân canh - tăng vụ với lúa (như lúa - đay, lúa thuốc lá); phần còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm, nhiều nhất là Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ trên vùng đất bazan. Vốn đất và khả năng mở rộng lại có sự khác
nhau giữa các vùng lãnh thổ. Năm 2008, cả nước có trên 33,0 triệu ha đất tự
nhiên; sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 9,42 triệu ha (28,45%), đất lâm nghiệp
14,8 triệu ha (44,74 %), đất chuyên dùng và thổ cư 407,0 nghìn ha (6,56%), đất
chưa sử dụng 6,7 triệu ha (20,24%). Như vậy đất chưa sử dụng còn lớn, nhưng
việc mở rộng diện tích lại rất khó khăn, chủ yếu là đất dốc, thiếu nước, xói mòn
và thoái hoá; Đất đồng bằng chưa sử dụng còn rất ít, chủ yếu là đất phèn, đất
mặn, đất ngập úng đòi hỏi phải đầu tư lớn. Hiện nay, đất nông nghiệp (đặc biệt là
đất trồng lúa) sử dụng vào mục đích khác như công nghiệp, đô thị... ngày càng


nhiều. Theo dự báo trong vòng 10 năm tới, đất nông nghiệp có thể mất đi mỗi
năm ~ 2,8 vạn ha (trong đó đất trồng lúa ~ 1,0 vạn ha). Điều đó chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến nông nghiệp.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước đến năm 2010
Chỉ tiêu


Tổng
diện tích
đất nông
nghiệp
Đất sản
xuất
nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất nuôi
trồng
thuỷ sản
Đất làm
muối
Đất nông
nghiệp
khác

Diện tích (ha)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Biến động (ha)
200020052000-2010
2005
2010
20.939.679 24.822.560 26.100.160 3.882.881 1.277.600 5.160.481

8.977.500


9.415.568

10.117.893

438.068

11.575.027 14.677.409 15.249.025 3.102.382

702.325

1.140.393

571.616

3.673.998

367.846

700.061

690.218

332.215

-9.843

322.372

18.904


14.075

17.562

-4.829

3.487

-1.342

402

15.447

25.462

15.045

10.015

25.060

Biến động sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trên các điểm sau:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối, giai
đoạn 2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể đến từ
việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp...
- Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy
giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha. Có
41/63 tỉnh giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ
đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng

rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn
quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp (công trình công cộng,
phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh).
- Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ 11.575.027 ha
lên 14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha và mức tăng trưởng
này giảm nhẹ trong giai đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của cả nước năm 2010 tăng
571.616 ha so với năm 2005, tính chung cho cả giai đoạn diện tích đất lâm
nghiệp tăng 3.673.998 ha. Nguyên nhân tăng chủ yếu do các địa phương đã đẩy


mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng, cùng với đó là do
quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp được xác định lại chính xác
hơn.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, thì tổng
diện tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch được duyệt là
595.059 ha, trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch.
- Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự tăng
trưởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm tăng
khoảng 66.500 ha. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843
ha (Hình.1). Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng
cơ cấu đất nông nghiệp.
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố, tổng diện
tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước (không tính diện tích nuôi trồng thủy sản
kết hợp) thực tế thấp hơn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy hoạch được duyệt).
- Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 2000-2005 và
tăng trưởng trở lại trong giai đoạn sau 2006-2010. Diện tích đất làm muối giảm
4.829 ha giai đoạn 2000-2005 và 5 năm sau đó tăng 3.487 ha. Tính cả giai đoạn
2001-2010, diện tích đất làm muối giảm 1.342 ha. Mặc dù trong những năm qua,
sản xuất muối có những tiến bộ nhất định về năng suất và chất lượng, tuy nhiên,
ngành này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hàng năm, đất nước còn

phải nhập khẩu muối cho các nhu cầu khác nhau với giá thành cao. Đây là vấn đề
mang tính nghịch lý cần phải xem xét, vì Việt Nam là một nước nhiệt đới, với
3.444 km chiều dài bờ biển.
- Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng mạnh
trong 10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010, gấp hơn
63 lần. Mức tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng năm ở mức
2.506 ha.
Những kết quả đáng ghi nhận: Trong 22 năm đổi mới, nhất là những năm 1995
- 2007, sản xuất cây công nghiệp lâu năm đã liên tục phát triển toàn diện, tăng
trưởng nhanh cả về mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất, tăng sản
lượng. Năm 2007, diện tích cây công nghiệp lâu năm cả nước đạt 1.797 nghìn
héc-ta, tăng 321 nghìn héc-ta (21,7%) so với năm 2001 và tăng 894 nghìn héc-ta
(99,1%) so với năm 1995. Sản lượng hầu hết các cây công nghiệp lâu năm đều
tăng mạnh, nhất là các cây gắn với xuất khẩu như cà phê, cao su, chè, điều, hồ
tiêu.
Ví dụ:
Cây cà phê ở Việt Nam có diện tích kinh doanh năm 1995 đạt 114,1 nghìn
ha và sản lượng 218 nghìn tấn cà phê nhân khô, năm 2000 có trên 477 nghìn ha
và 802 nghìn tấn, đến năm 2007 diện tích gieo trồng lên tới 506 nghìn ha diện
tích cho sản phẩm là 488 nghìn ha và 961,2 nghìn tấn nhân khô, năng suất đạt
gần 2 tấn/ha. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản lượng sản xuất cà
phê vối chỉ sau Bra-xin. Trong những năm qua, ở nước ta đã hình thành vùng sản
xuất cà phê tập trung quy mô lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong đó Đắc
Lắc là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất, đồng thời cũng là địa
phương có tốc độ tăng trưởng sản lượng cà phê nhanh nhất: năm 2007 đạt trên
350 nghìn tấn, tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995 (150 nghìn tấn). Kế đến là Lâm
Đồng, khoảng 100 nghìn tấn, Gia Lai 70 nghìn tấn và Đồng Nai 30 nghìn tấn,
chủ yếu là cà phê vối. Hầu hết cà phê được trồng trong các hộ gia đình quy mô



vườn 0,5 ha - 1 ha và đang ở độ tuổi sung sức, có năng suất khá cao, tập trung
thành các vùng lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh
miền núi phía Bắc.
Cà phê là cây công nghiệp gắn với xuất khẩu rất chặt chẽ. Quy mô sản
xuất luôn phụ thuộc vào thị trường cà phê thế giới vì trên 95% sản lượng cà phê
để phục vụ xuất khẩu. Xuất khẩu cà phê chỉ trong vòng 20 năm qua đã tăng
nhanh cả về lượng và giá trị. Nếu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu 680.000 tấn cà
phê, đạt kim ngạch trên 500 triệu USD thì đến năm 2016, XK cà phê đã lên tới
mốc kỷ lục 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về lượng và
tăng 24,7% về giá trị so với năm 2015. Nếu năm 1991, sản lượng cà phê Việt
Nam mới chỉ đạt 1% thị phần thế giới, thì đến niên vụ 2015-2016, Việt Nam đã
chiếm gần 20% sản lượng của thế giới. Tính đến tháng 4/2017, tổng sản lượng
xuất khẩu tất cả các mặt hàng cà phê ước đạt 14,28 triệu bao, giảm mạnh so với
mức 15,25 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2015/16; trong đó tổng sản lượng xuất khẩu
hạt cà phê tươi đạt khoảng 13,45 triệu tấn, thấp hơn mức 14,42 triệu tấn trong
cùng kỳ niên vụ 2015/16.

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Tuy vậy, giá trị xuất khẩu cà phê tăng trưởng không vững vàng và lên
xuống rất thất thường. Những năm gần đây, ngành cà phê chịu nhiều tác động từ
biến đổi khí hậu; đặc biệt, năm 2016, ngành cà phê chịu cảnh hạn hán gay gắt
nhất trong vòng 30 năm qua. Năm 2017, giá cà phê có cao hơn những năm vừa
qua.


Giá xuất khẩu trung bình cà phê của Việt Nam những năm qua

Nguồn: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk, Hiệp hội cà phê
Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) và các nhà xuất
khẩu trong nước

Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, phải trồng và chăm sóc khoảng từ
6 đến 7 năm mới bắt đầu khai thác mủ. Thời gian khai thác kéo dài 30 năm- 35
năm. Trong những năm qua đã hình thành 2 vùng sản xuất cao su tập trung là
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đang mở rộng ra các tỉnh khác vùng Bắc Trung
Bộ và miền núi phía Bắc v.v.. Diện tích cao su năm 1996 trên 280 nghìn héc-ta,
trong đó gần 150 nghìn héc-ta đang khai thác mủ. Hai chỉ tiêu tương ứng năm
2000 là 410 nghìn héc-ta và 230 nghìn héc-ta; năm 2007 là 550 nghìn héc-ta và
374 nghìn héc-ta. Diện tích cao su năm 2017 đạt 971.600 ha, giảm 0,2% so với
năm trước do một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có xu hướng phá
bỏ cây cao su già cỗi, chuyển đổi sang trồng tiêu và cây trồng khác. Năng suất
đạt 16,7 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt 1.086,7 nghìn tấn, tăng 4,96% tương
đương 51.400 tấn.
Cùng với mở rộng diện tích, năng suất cao su (tính theo mủ khô) cũng
không ngừng tăng lên, năm 1996 đạt 900kg/ha, trong đó những diện tích cao su ở
độ tuổi từ 12 đến 20 năm đạt trên 1.000kg/ha, đưa sản lượng cao su (mủ khô) của
cả nước lên 140 nghìn tấn, năm 2000 đạt 291 nghìn tấn, và năm 2007 đạt trên
601 nghìn tấn cao su mủ khô. Sản lượng cao su xuất khẩu năm 2007 là 750 nghìn
tấn, kim ngạch đạt trên 1,4 tỉ USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, ước tính khối lượng cao su xuất khẩu năm 2017 đạt 1,39 triệu
tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 11% về lượng và 35,6% về giá trị so với cùng kỳ năm
2016. Mặc dù khối lượng cao su xuất khẩu cao gấp đôi so với nhập khẩu nhưng
giá cao su xuất khẩu trung bình năm 2017 là khoảng 1.625,8 USD/tấn, thấp hơn
324 USD/tấn so với giá cao su nhập khẩu trung bình.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), tuy Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên nhưng hàng năm các doanh nghiệp
trong nước vẫn phải nhập khẩu một số loại cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu
cầu sản xuất và chế biến. Phần lớn cao su nguyên liệu được nhập về để kinh
doanh tạm nhập tái xuất và một phần đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất săm lốp



ở Việt Nam. Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong năm 2017 lên đến 559 ngàn
tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 28,5% về lượng và 59,1% về giá trị so với năm
ngoái.
Do vậy, ngành cao su vẫn tồn tại một nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá
trị thấp, nhưng lại tăng nhập khẩu cao su phục vụ chế biến sâu
Cây chè đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Điều kiện khí hậu nước ta rất
thích hợp phát triển cây chè, tập trung ở hai vùng trọng điểm miền núi trung du
phía Bắc và Tây Nguyên.
Năm 1995, Tổng Công ty Chè Việt Nam (VINATEA) được thành lập, thực
hiện hàng loạt giải pháp mới, gắn sản xuất với chế biến, xuất khẩu. Nhờ đó sản
xuất chè đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2001, diện tích chè đạt
95,6 nghìn héc-ta, sản lượng đạt 371,5 nghìn tấn, xuất khẩu 58 nghìn tấn, kim
ngạch 66,4 triệu USD. Đến năm 2007, diện tích chè lên tới 125,7 nghìn héc-ta,
tăng 31,5%, sản lượng chè đạt 709 nghìn tấn, tăng 91%, chè xuất khẩu đạt 115
nghìn tấn, tăng 98% và kim ngạch đạt 131 triệu USD tăng 98% so năm 2001.
Đến 9 tháng năm 2017, lượng chè xuất khẩu đạt 103 ngàn tấn, trị giá 164 triệu
USD, tăng 12% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Cây điều là cây trồng dễ tính, chịu được đất xấu và nắng hạn, thích hợp
với vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đó là cây trồng xóa đói, giảm nghèo ở
những vùng đất xấu nên diện tích gieo trồng có xu hướng tăng dần từ 195 nghìn
héc-ta năm 1996 lên 348 nghìn héc-ta năm 2005 và 437 nghìn héc-ta năm 2007.
Tuy nhiên, do đầu tư thâm canh kém nên năng suất điều rất thấp và sản lượng
chưa ổn định. Sản lượng hạt điều khô năm 1996 đạt 59 nghìn tấn đến 2000 chỉ có
57 nghìn tấn. Những năm gần đây, tuy sản lượng có tăng lên chủ yếu do tăng
diện tích trồng. Sản lượng điều năm 2001 là 73 nghìn tấn, 2006 là 240 nghìn tấn
và năm 2007 là 302 nghìn tấn. Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu hạt điều năm 2017 ước đạt 353.000 tấn và
3,52 tỷ USD, tăng 1,9% về khối lượng và tăng 23,8% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2016.
Tuy nhiên, ngành điều có 1 nghịch lý là chúng ta phải nhập khẩu nguyên

liệu để chế biến. Là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, nhưng hàng năm
Việt Nam phải nhập khẩu trên 1 triệu trong tổng số 1,4 triệu tấn điều thô dùng để
chế biến. Vì thế khi thị trường nguyên liệu xảy ra biến động các doanh nghiệp
phải gánh chịu những phát sinh như bị hủy hợp đồng, giao hàng không đúng hẹn,
chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm. Để giải bài toán nguyên liệu, không chỉ doanh nghiệp mà rất cần sự tiếp
tay của Nhà nước. Tính đến cuối năm 2016, cả nước có 300.000 ha điều, tập
trung chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vấn đề đặt ra là
ngành nông nghiệp cần quan tâm hơn nữa để diện tích cây điều phát triển ổn
định, bởi so với các nông sản đầu ra khá bấp bênh thì giá hạt điều luôn ổn định
cao. Trước đây, giá thu mua khoảng 10 - 12 ngàn đồng/kg hạt điều thô, nhưng
nay đã lên 35 - 40 ngàn đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với trước. Ngành điều cần
phát triển ở mức 1 triệu tấn nguyên liệu/năm, như vậy mới đảm bảo sản xuất lâu
dài và bền vững. Trước đây, ngành điều chiếm tỷ trọng khoảng 700.000 tấn sản
phẩm/năm, nay chỉ còn khoảng 300 ngàn tấn/năm. Do vậy, cần nghiên cứu phát
triển giống điều năng suất cao và xây dựng những vùng chuyên canh. Nếu Việt


Nam cứ tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu chế biến như hiện nay thì lợi nhuận thực
thu từ xuất khẩu điều sẽ không cao, vì thực chất là chế biến gia công.
Hồ tiêu là cây chiếm ít diện tích nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn nên
chỉ thích hợp với những hộ nông dân hoặc trang trại có tiềm lực và kinh nghiệm
sản xuất hàng hóa, chủ yếu ở Phú Quốc (Kiên Giang), Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên... Nếu năm 1995 mới có 5,2 nghìn héc-ta, sản lượng 9,3 nghìn tấn, năm
2000 tăng lên 14,9 nghìn héc-ta, sản lượng 39,2 nghìn tấn thì năm 2007 lên tới
40,9 nghìn héc-ta và 90,3 nghìn tấn. Về xuất khẩu, năm cao nhất (2006) đạt 114,8
nghìn tấn, kim ngạch trên 300 triệu USD, 9 tháng đầu năm 2008 đạt 72 nghìn tấn
và 255 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ 2007. Những năm gần đây, Việt
Nam là nước đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên năm 2017, giá tiêu giảm mạnh, sau khi tăng lên mức cao kỷ lục

năm 2015 (giá tiêu đen 11,33 USD/kg, tiêu trắng 16,5 USD/kg vào năm 2015).
Tính đến tháng 12/2016, giá xuất khẩu tiêu vẫn ở mức 7,98 USD/kg đối với tiêu
đen và 16,5 USD/kg đối với tiêu trắng nhưng đến hết tháng 8/2017 giá xuất khẩu
tiêu tương ứng chỉ còn 5,12 USD/tấn đối với tiêu đen và là 7,49 USD/tấn đối với
tiêu trắng. Như vậy giá xuất khẩu tiêu đen bình quân 8 tháng năm 2017 chỉ bằng
57% so với cùng kỳ 2015. Với tiêu trắng, giá bình quân 8 tháng năm 2017 chỉ
bằng giá tiêu đen 2016 và bằng khoảng 61% so với cùng kỳ năm 2015. Kết thúc
năm 2017, cả nước xuất khẩu được khoảng 230.000 tấn hồ tiêu, tăng 30% so với
năm 2016 nhưng giá trị lại giảm 22%, ước đạt chỉ 1,11 tỷ USD.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, diện tích trồng hồ tiêu cả nước
hiện đạt gần 127.000 ha. Tình hình thời tiết mưa rải rác liên tục suốt từ tháng
5/2017 tới nay đã khiến các vườn tiêu cả vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
luôn duy trì độ ẩm cao, khiến tiêu ra hoa kém hoặc có ra thì lại rụng hàng loạt,
đặc biệt ở những vườn tiêu già trên 8 tuổi. Tuy chưa thể xác định được năng suất
và có thể năng suất sẽ giảm so với năm trước nhưng nhìn chung vụ 2018 tới sản
lượng hồ tiêu của Việt Nam sẽ không giảm bởi diện tích trồng mới bùng phát
những năm 2012-2013, ước khoảng 15.000 ha, năm nay bắt đầu cho thu hoạch.
Với năng suất trung bình chỉ khoảng 30-40 tạ/ha thì sản lượng năm tới hoàn toàn
có thể bù vào phần dự kiến mất đi do thời tiết bất thuận năm 2017.
2. Khí hậu
- Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là
nhiệt đới. Nhưng do hình thể trải dài theo nhiều vĩ tuyến ở rìa Đông Nam lục địa
châu Á, cho nên chế độ nhiệt có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng. Từ đèo
Hải Vân trở ra chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới (NPc) tràn
xuống, hàng năm có một mùa đông lạnh và một mùa hè nóng. Từ đèo Hải Vân
trở vào nóng quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa. Tính chất nhiệt đới
làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời lớn. Chế độ mưa phong phú (1.500 2.000mm/năm).
- Khí hậu nước ta lại có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo mùa
và theo độ cao. Ở miền Bắc có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa với một mùa Đông
lạnh. Ở vùng núi cao có sương giá và rét đậm. Ở miền Nam khí hậu nhiệt đới

điển hình với một mùa khô và mùa mưa. Ở miền Trung là nơi giao thoa khí hậu
giữa 2 miền Nam-Bắc.
▪ Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp


- Trước hết là việc cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nhiệt
độ và độ ẩm cao nguồn nhiệt phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng
phát triển quanh năm và cho năng suất cao.

- Độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh
mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Cũng trong điều kiện nóng - ẩm còn giúp cho
cây ngắn ngày tăng thêm từ 1 đến 2 vụ/năm; đối với cây dài ngày có thể khai
thác được nhiều đợt, nhiều lứa/năm.

Do các đặc trưng của khí hậu nước ta, đã tạo điều kiện để bố trí một tập đoàn
cây trồng - vật nuôi đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới với hệ sinh
thái phát triển bền vững (ở vùng núi cao 1.500m, khí hậu mát mẻ cho phép phát
triển tập đoàn cây trồng-vật nuôi cận nhiệt và ôn đới; ở miền Bắc có mùa Đông
lạnh là tiền đề để phát triển cây vụ đông).


-Miền Bắc có mùa đông lạnh keo dài có thể trồng được cây ôn đới và cận
nhiệt đem lại thu nhập cao
- Lượng mưa tương đối lớn cung cấp đầy đủ nước tưới tiêu cho sản suất nông
nghiệp, đặc biệt phát triển một nên nông nghiệp lúa nước

- Ở mỗi vùng khí hậu lại có sự tác động khác nhau đến sản xuất nông
nghiệp: Lãnh thổ trải dài 15 vĩ độ trong vùng nội chí tuyến BBC, hẹp ngang,
lượng phân bố bức xạ và nhiệt - ẩm sẽ khác nhau (cả về thời gian và không gian
giữa các vùng lãnh thổ), mối quan hệ giữa các khối khí cũng vậy. Vì vậy:

Ở phía bắc đèo Hải Vân: Tính chất chí tuyến được tăng cường thêm bởi các
khối khí lạnh-khô vào mùa Đông (mỗi năm ~20 đợt). Biên độ nhiệt TB chênh
lệch tới 110C, còn giữa cực trị nhiệt (tối thiểu và tối cao) lên tới 40 0C. Sự nhiễu
loạn về thời tiết đã tạo cho nửa phần phía Bắc nước ta một hệ sinh thái cực đoan
giữa 2 mùa nóng-lạnh. Ở đây thích hợp hơn cả là các cây ngắn ngày và cây ngày
ngắn; đối với cây dài ngày và cây lâu năm, nên chọn cây có biên độ sinh thái
rộng của vùng cận nhiệt (chè, hồi...) thì mới cho năng suất cao.
Ở phía nam đèo Hải Vân: Nền sinh thái ổn định hơn về thời tiết, về nhịp điệu
mùa cũng như nền nhiệt-ẩm, điều này cho phép nền nông nghiệp có tính chất ổn
định hơn. Sự phân hoá cây trồng ở đây chỉ đơn thuần là phân theo loại đất từ cây
hàng năm đến cây lâu năm. Tuy nhiên, còn có sự khác biệt về thời tiết ở sườn
Tây (giữa Tây Bắc – phía Bắc, giữa Tây Nguyên – phía Nam) trên diện tích 26%
lãnh thổ lại có ý nghĩa đáng kể trong việc điều khiển thời vụ đối với cây ngắn
ngày và lựa chọn cây dài ngày.Ví dụ ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc
tương phản với một mùa mưa cường độ cao là điều cần quan tâm đối với cây
trồng lấy mủ.
▪ Trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa:
Tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các tai biến thiên
nhiên như bão, lũ, khô hạn ... trong những năm gần đây lại có chiều hướng gia
tăng. Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển.
Lợi thế trong xuất khẩu trái cây
Trong tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu lúa gạo, việc xuất khẩu trái
cây lại được nói đến thường xuyên hơn như một giải pháp tìm đầu ra cho xuất
khẩu nông sản.
Thời gian gần đây, những thông tin thị trường đã củng cố thêm suy nghĩ
lạc quan của nhiều người về chỗ đứng của trái cây Việt Nam, thậm chí có người
cho rằng thời điểm trái cây “lên ngôi” đã đến gần.
TS. Lương Ngọc Trung Lập (Sofri) cho biết, năm 2010, Việt Nam có sản lượng
trái cây đạt gần 6,1 triệu tấn, chiếm khoảng 1% tổng sản lượng trái cây trên toàn



thế giới, đứng hàng thứ 22 trên thế giới và thứ 8 ở khu vực châu Á, sau Trung
Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Iran, Thái Lan và Pakistan. Hầu hết sản
phẩm trái cây của nước ta được tiêu thụ dưới dạng tươi và ở thị trường nội địa là
chủ yếu (chiếm 90% tổng sản lượng). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả
chính ngạch đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 631 triệu USD, trong đó trái
cây chỉ đạt 260 triệu USD. Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam dù mở
rộng (71 thị trường) nhưng Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, đạt 139,7 triệu USD,
chiếm 53,7% tổng kim ngạch. Tiếp theo là Hà Lan (6,1%), Nga (5,4%), Mỹ
(4,1%), Thái Lan (3,5%), Nhật (3,2%), Indonesia (3,2%), Hàn Quốc (2,4%) và
Singapore (2,0%). Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường
Nam Phi, Rumani, Hy Lạp tăng, tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm mạnh
về kim ngạch như: Jamaica và Ai Cập (giảm 100%), Philippines (giảm 90%) và
Iran (giảm 88%). Có đến 40 loại trái cây được xuất khẩu, thanh long là mặt hàng
luôn đứng đầu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu trái (năm 2011, 107
triệu USD).
Tại hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai với chủ đề “Nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thích ứng biến đổi khí hậu” được tổ chức tại
thành phố Cần Thơ vào trung tuần tháng 8 vừa qua, ông Lê Quốc Doanh - Thứ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thừa nhận ngành
rau quả tuy ít được quan tâm đầu tư nhưng kết quả xuất khẩu lại liên tục tăng
trưởng hết sức ấn tượng. Cụ thể, theo ông Doanh, nếu như năm 2013, xuất khẩu
rau quả chỉ đạt 900 triệu USD thì một năm sau đã đạt 1,47 tỷ USDvà đến năm
2015đạt 1,85 tỷ USD. Riêng trong khoảng thời gian từ ngày1/1đến hết tháng
7/2016, trị giá xuất khẩu rau quả đã đạt1,37 tỷ USDvà nhiều khả năng xuất khẩu
trong cả năm2016sẽ đạt đến 2,5 tỷ USD, tăng khoảng 650 triệu USDso với năm
2015. Điều đáng nói là ngành lúa gạo, tính đến cuối tháng7/2016, kim ngạch xuất
khẩu của doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đạt
hơn1,26 tỷ USD, thấp hơn lĩnh vực rau quả khoảng110 triệu USD.

Đến năm 2017, lần đầu tiên xuất khẩu rau “vượt mặt” xuất khẩu gạo và mang
về 3,5 tỷ USD cho Việt Nam. Với mức tăng tới 43% so với năm 2016, xuất khẩu
rau quả không những qua mặt mà còn vượt rất xa so với những mặt hàng nông
sản khác như gạo. Trái cây là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỉ trọng cao trong
cơ cấu rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là các sản phẩm rau hoa quả
chế biến; rau củ tươi; hoa tươi, các loại lá. Trong 10 thị trường xuất khẩu rau quả
lớn của Việt Nam, Trung Quốc đứng vị trí đầu tiên khi chiếm tới 75% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 3,7%, Mỹ 3%, Hàn Quốc 2,6%
3.Nguồn nước
+ Nước trên mặt: Nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy nước ta có nguồn nước khá
dồi dào. Nhưng các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài: S.Hồng từ
Trung Quốc; S.Mã, S.Cả từ Lào; S.Cửu Long từ Mianma, nếu như ở thượng
nguồn việc sử dụng không hợp lý sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của nước ta.
Lượng mưa TB năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông của Việt
Nam thêm phong phú. Đối với sản xuất nông nghiệp, nước rất cần thiết, ông cha
ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì phân”. Với mức tiêu thụ nước trong nông
nghiệp khoảng 60 tỉ m3 thì về nguyên tắc chỉ cần khai thác 10-15% trữ lượng
nước là đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới sông ngòi phân bố rộng
khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông
nghiệp trù phú. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sông ngòi


còn cung cấp lượng phù sa lớn. Trong phạm vi cả nước, dòng chảy cát bùn là 300
- 400 triệu tấn/năm (hệ thống S.Hồng 130 triệu tấn; S.Cửu Long 100 triệu tấn).
Về mùa lũ, lượng phù sa trên S.Hồng (tại Sơn Tây) đã lên tới 3.500 gr/cm 3, mùa
cạn 500 gr/cm3. Lượng cát bùn lớn đã khiến cho các đồng bằng châu thổ lấn ra
biển hàng năm từ vài chục tới hàng trăm mét.
+ Nước ngầm: cũng rất phong phú, mặc dù chưa thăm dò đánh giá đầy đủ. Trữ
lượng đã thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3. Nước ngầm tập trung ở các phức hệ rời bở (ở
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long); Trong phức hệ trầm tích

cácbônat (ở Đông Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ). Trong phức hệ phun trào
ba dan (ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ), đã được khai thác phục vụ cho tưới
tiêu và sinh hoạt.
+ Hạn chế: Tài nguyên nước phong phú, nhưng phân bố không đều cả về thời
gian và không gian. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 - 80%, mùa kiệt chỉ 20
- 30% tổng lượng nước. Đây là một khó khăn rất lớn đối với nền nông nghiệp, để
hạn chế việc thiếu và dư thừa nước phải xây dựng các công trình thuỷ lợi để chủ
động tưới - tiêu nước. Ngoài ra, chất lượng nước ở một số sông, hồ nguồn nước
đang bị ô nhiễm nặng. Ở các khu vực ven biển, nước mặn có chiều hướng lấn sâu
vào đất liền (ở S.Hồng lấn sâu tới 20 km; S.Thái Bình 40 km; S.Tiền 50 km;
S.Hậu 40 km). Điều này lại càng khó khăn hơn đối với ĐB sông Cửu Long vào
mùa khô.
 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển vượt bậc từ trồng trọt, chăn nuôi gia
súc, gia cầm, làm thủy lợi đến nuôi trồng thủy sản, phát triển các làng nghề…
làm môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng người dân sử dụng
tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, phát triển ồ ạt đàn gia súc gia cầm
với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, không kiểm soát được, cùng với sự phát
triển của các làng nghề không theo quy hoạch, chất thải kim loại nặng thải ra ao,
hồ, kênh, mương như hiện nay đang ở mức báo động.
Với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh khoảng
7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết chưa được thu gom, xử lý hợp vệ
sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Theo số lượng thống kê, riêng năm 2010, khoảng
60 - 65% lượng phân đạm (tương đương 1,77 triệu tấn), 55-60% lượng lân (2,07
triệu tấn) và 55 - 60% kali (344 nghìn tấn) tồn dư trong đất.
4. Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng đường biển dài 3200 km là một lợi thế rất
lớn đối với sự phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Sông ngòi nước ta có trữ lượng nước lớn. Tổng lượng nước mặt trung bình mỗi

năm là 830-840 tỷ m3, đó là nguồn nước tưới rất cần thiết với phát triển nông
nghiệp, đặc biệt nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp lúa nước: 1 ha lúa
nước cần từ 15000-60000 m3. Ngoài ra nước ta còn có hệ thống nguồn nước
ngầm gần 200 triệu m3, có khả năng đáp ứng nước cho cây trồng vào mùa khô.
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên
rất tốt bồi đắp cho đồng bằng càng thêm màu mỡ: nếu có 1 lớp phù sa dày
khoảng 5 cm phủ trên mặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg
thóc/vụ/ha. Đồng thời phù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm


cho đồng bằng ngày càng mở rộng thêm về phía biển. Nhờ vậy mà nhân dân ta
có thể tiến hành lấn biển mở rộng thêm diện tích trồng trọt.

Việt Nam tuy đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan về số lượng xuất
khẩu gạo với 5,52 triệu tấn trong năm 2017 nhưng luôn bị đánh giá là lép vế so
với Thái Lan về giá cả. Nguyên nhân của việc này là gạo Việt Nam chưa đáp ứng
được chất lượng và chủ yếu chỉ xuất khẩu gạo thô.Thế nhưng đầu năm 2018 thì
tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những khởi sắc. Trong tháng 2 năm
2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với gạo của Thái
Lan, đạt mức giá lên tới 475 USD/tấn, cao hơn so với năm 2016 là 435 USD/tấn
và năm 2017 là 450 USD/tấn. Khối lượng gạo xuất khẩu trong tháng 2 đạt 397
nghìn tấn, với giá trị đạt 197 triệu USD. Gạo xuất khẩu giá cao khiến giá trị xuất
khẩu đã đạt 419 triệu USD, tăng hơn 30% so với cùng thời điểm năm 2017. Để
có được bước đột phá này là do trong 3-4 năm qua, chúng ta đã xây dựng được
cơ cấu giống lúa chất lượng cao như gạo thơm, gạo nếp giá cao chiếm tới 80%.
Đồng thời, trong hai năm trở lại đây thị trường gạo xuất khẩu đã có sự tham gia
nhiều hơn của khối doanh nghiệp tư nhân dù tỉ lệ vẫn còn ở mức thấp nhưng các
doanh nghiệp cũng bước đầu quan tâm, đầu tư nhiều hơn trong đẩy mạnh chế
biến gạo.
Sông ngòi còn là địa bàn rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước

lợ: tôm, cá,...
Thủy sản năm qua đã có nhiều thắng lợi, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt.
Chưa năm nào kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản tăng vọt lên 1 tỷ USD như
2017, từ 7 tỷ đã tăng lên 8,2 tỷ USD. Đặc biệt trong thời điểm Việt Nam phải trải
qua 4 năm liên tiếp khó khăn, 2014 sự kiện giàn khoan HD981, 2015 vụ 800 sản
phẩm thủy sản kém chất lượng được cấp giấy chứng nhận khống, 2016 sự cố môi
trường biển miền Trung, 2017 tàu vỏ thép hoen rỉ và liên tiếp bão mạnh tàn phá
nhưng vượt lên tất cả, thủy sản năm nay thắng lợi. Để có được thành công này là
nhờ vào các mặt hàng hải sản chủ lực như cá tra, tôm, cá ngừ, mực,...


Cá tra: Năm 2017 XK cá tra đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm
2016. Trong đó, giá trị XK sang hai thị trường Mỹ và EU giảm tiếp trong tháng
12/2017 lần lượt 26%; 24% kéo tổng giá trị XK cả năm giảm 11% và 22,3%.
Có sự giảm sút này là do chúng ta đang gặp khó khăn trong 2 thị trường
xuất khẩu truyền thống là Mỹ và EU. Tại Mỹ đã tiến hành kiểm tra 100% lô hàng
cá tra Việt Nam từ ngày 02/8/2017 và quyết định sơ bộ của POR13, Bộ Thương
mại Hoa Kỳ công bố mức thuế 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng
lẻ. Riêng tháng 8 và 9/2017, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giảm đột
ngột lần lượt 54,6% và 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Còn tại thị trường EU,
sau sự việc cá tra bị bôi xấu ở Tây Ban Nha, nhà bán lẻ Châu Âu quyết định
ngừng bán cá tra Việt Nam. Mặc dù các tổ chức chứng nhận quốc tế về chất
lượng và môi trường như: BAP, ASC cũng đã lên tiếng không tán thành việc này.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP đã gửi thư phản đối
những thông tin sai lệch của phóng sự của Đài Truyền hình Tây Ban Nha và
chứng minh sự tiến bộ, tính an toàn trong mọi hoạt động nuôi đến chế biến cá tra
tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự việc này cũng đã ảnh hưởng đến uy tín cá tra Việt
Nam và làm sụt giảm giá trị XK sang thị trường EU trong năm 2017. Trong tháng
8 và 9/2017, giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm lần lượt 8,4% và 23,7%
so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị xuất khẩu trung bình trong quý III/2017 đạt từ

15 - 19,4 triệu USD. Đồng thời đó, cá tra Việt Nam bị cạnh tranh áp đảo từ các
sản phẩm cá thịt trắng tại khu vực EU. Bên cạnh những khó khăn tại hai thị
trường chủ lực thì chúng ta đã mở rộng thị trường sang Tung Quốc - Hồng Kông
với 410,8 triệu USD, tăng 34,8% so với năm 2016, chiếm 23% tổng giá trị xuất
khẩu. Tại ASEAN Thái Lan là thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra Việt Nam với giá trị đạt 51 triệu USD, tăng 8,8%. Ngoài ra, hai thị
trường khác là Singapore và Philippines cũng có giá trị xuất khẩu tăng lần lượt
2,8% và 11,9% . Các doanh nghiệp cũng tăng mạnh xuất khẩu cá tra sang 3 thị
trường tiềm năng lớn là Brazil, Mexico và Ảrập Xêut. Giá trị xuất khẩu sang 3 thị
trường này tăng trưởng khá tốt và được dự báo còn giữ tốc độ này trong năm nay.
Theo thống kê, kết thúc năm 2017, giá trị XK cá tra sang Brazil, Mexico và Ảrập
Xêut đạt lần lượt 104,7 triệu USD, 104,2 triệu USD và 53,4 triệu USD, tăng lần
lượt 54%; 23,6% và 4,2%


Tôm: Năm 2017 là năm tăng trưởng mạnh của xuất khẩu tôm Việt Nam.
Nếu như năm 2016, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ tăng trưởng 6,7% thì năm 2017,
đã có bước bứt phá đáng ghi nhận với mức tăng trưởng 22,3%. Giá trị xuất khẩu
sang các thị trường chính đều tăng trưởng tốt. Sản lượng tôm các loại cả nước
năm 2017 đạt 723,8 nghìn tấn trong đó tôm nước lợ đạt 683,4 nghìn tấn; gồm
tôm sú 256,4 nghìn tấn, tôm chân trắng 427 nghìn tấn. Diện tích nuôi tôm nước
lợ đạt 721,1 nghìn ha, trong đó, tôm sú 622,4 nghìn ha, tôm chân trắng 98,7
nghìn ha. Trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm chân trắng chiếm vị trí
chủ đạo với tỷ trọng 65,6%; tôm sú chiếm 22,8%, còn lại là tôm biển với 11,6%.
Có được sự tăng trưởng này là do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tiêu thụ
chính (EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) tăng cao. Có thể nói, năm 2017,
tôm Việt Nam thắng lợi tại thị trường EU do tôm nước lạnh giá cao và nguồn
cung giảm, trong khi nhu cầu cho các lễ hội cuối năm tăng cao và tôm Ấn Độ
(đối thủ chính của Việt Nam tại EU) bị dính kháng sinh nên tôm Việt Nam được
lựa chọn thay thế. Đồng thời đó các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư lớn để

làm hàng chế biến sâu để gia tăng giá trị khi xuất khẩu, đây là bước tiến sâu cho
ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Mực và bạch tuộc: năm 2017 cũng là 1 năm thành công của xuất khẩu
mực và bạch tuộc, tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 620,8
triệu USD, tăng 41,4% so với năm 2016. Trong các dòng sản phẩm mực, bạch
tuộc xuất khẩu; mực tươi sống và đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 36,2%. Tiếp
đến là các sản phẩm bạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh chiếm 36%.
Những thị trường nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN (Thái
Lan và Malaysia là hai thọ trường chính), Tung Quốc, Mỹ. Nguồn cung tăng nhờ
sản lượng khai thác cùng với nhu cầu nhập khẩu tăng cao từ các thị trường chính
đã hỗ trợ xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam trong năm 2017.


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận ta có thể thấy Việt Nam là một trong những nước có
nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Lấy ví dụ hạt điều Việt
Nam xuất khẩu số một thế giới, cà phê đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil,
mặt hàng gạo thứ 3 thế giới, thủy sản thứ 4 thế giới và còn rất nhiều nông sản
khác...Có thể thấy Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp nhưng
nông dân Việt Nam thì vẫn nghèo. Nguyên nhân là do chúng ta còn sản xuất
manh mún, thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, công nghệ chế biến không
có nhiều cải tiến. Năm vừa qua chúng ta được nghe rất nhiều về việc giải cứu
nông sản như giải cứu chuối, dưa hấu, thịt lợn,.. Đó là tình trạng được mùa mất
giá của nhiều mặt hàng nông sản và liên tục diễn ra trong thời gian qua gây thiệt
hại lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của hàng trăm nghìn người nông dân.
Theo Ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin
Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) thì "Vấn đề đầu tiên có thể thấy
được là ngành nông nghiệp nước ta chủ yếu chạy theo số lượng. Nước ta có rất
nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới tuy nhiên chất lượng lại rất thấp,

không có thương hiệu kể cả đối với những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu như hạt
điều, cà phê, gạo… vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Sản xuất nước ta
vẫn còn theo quy mô gia đình, nhỏ lẻ, manh mún và mang tính tự phát. Các hộ
gia đình làm theo phong trào, thấy cái gì có lợi là người ta lao vào trồng hoặc
nuôi dẫn đến cung vượt cầu"
Thật vậy, người nông dân đang hoàn toàn thụ động trong việc sản xuất và
tiêu thụ nông sản. Năm trước giá cao thì năm sau ồ ạt trồng. Tới lúc thu hoạch,
thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc gặp khó khiến người nông dân thiệt hại
nặng nề, nông nghiệp lại rơi vào cảnh khốn đốn, lại nhờ đến sự "giải cứu" của
cộng đồng.
Vấn đề thứ 2 theo Ông Phương là do “ sự thiếu liên kết giữa chính những
người nông dân sản xuất, thiếu liên kết giữa người sản xuất với người thu mua,
phân phối và tiêu thụ. Nếu liên kết với nhau sẽ đối phó với thương lái và không
cho thương lái ép giá.”
Năm vừa qua cũng có một sự việc đáng buồn là thực phẩm sạch cũng bí
đầu ra. Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Long An chia sẻ trên báo Công an , để đáp ứng nhu cầu thị trường, trên địa
bàn tỉnh Long An đã hình thành các mô hình thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn
như xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP, tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,... Tỉnh cũng luôn tạo điều
kiện cho nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các phương pháp cách ly dư
lượng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bào sức khỏe cho người tiêu
dùng và cho trong cộng đồng. Tuy nhiên, dù nông dân tỉnh có thể sản xuất ra


lượng sản phẩm sạch, an toàn với số lượng lớn cung ứng cho thị trường, sẵn sàng
tham gia các chuổi an toàn thực phẩm; song vấn đề khó khăn hiện nay là nông
dân đang "bí" ở khâu đầu ra cho sản phẩm của mình sản xuất. Phần lớn nông dân
muốn đưa thực phẩm an toàn vào siêu thị, chợ đầu mối hay các cơ sở kinh doanh
tại TP.HCM đều phải qua trung gian hoặc nông dân phải tự tìm đầu ra. Như vậy

dù "cầu" đã có, nhưng mạng lưới "cung" thì chưa hình thành. Dù người dân rất
muốn làm thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn nhưng đầu ra hiện nay không đáp
ứng được sản lượng rau sạch của bà con sản xuất. Chính việc bán bên ngoài
khiến giá cả bấp bênh, nhiều lúc bị thương lái ép giá khiến nhiều xã viên không
dám mở rộng diện tích đất canh tác rau an toàn.
Để giải quyết hiện trạng này hiện nay thì chúng ta đã có chuỗi cung ứng
nông sản thực phẩm sạch khắp cả nước.Tính đến tháng 10 năm 2017 thì ta đã xây
dựng được 557 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn của 62 tỉnh, thành
phố. Tổng số địa chỉ kinh doanh đã được cấp giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung
ứng thực phẩm an toàn là 227. Đây được xem là một trong những nỗ lực của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc bài trừ “thực phẩm bẩn”
Vấn đề thứ 3 là “có rất ít nhà máy chế biến và bảo quản, đặc biệt đối rau quả. Để
chế biến và xuất khẩu thì nước ta vẫn chưa làm được điều đó. Sản xuất thu hoạch
không bán nhanh thì hỏng. Rất nhiều hoa quả cũng như thực phẩm phải bán ngay
do không thể để lâu được. Hoa quả chế biến thì nước ta cũng chỉ ăn mứt vào dịp
tết. Rau quả rộ lên vào vụ thu hoạch và hỏng cũng rất nhanh dẫn đến việc người
nông dân phải bán vội và mất giá là điều đương nhiên"
Ngoài ra, công tác phân tích dự báo thị trường cả trong nước và xuất khẩu
của người sản xuất cũng như cơ quan nhà nước hỗ trợ nông dân vẫn chưa được
tốt. Người nông dân rất thiếu khả năng phân tích dự báo, điều này cần phải được
hỗ trợ. Nhưng ngay cả khi cơ quan nhà nước hoặc hiệp hội có đưa ra lời cảnh báo
cho người nông dân là không nên trồng trọt chăn nuôi một số sản phẩm nông sản
thì người nông dân vẫn cứ làm và không nghe theo. Ví dụ đối với thịt lợn, trường
hợp này đã cảnh báo rất nhiều, người dân thấy xuất khẩu sang Trung Quốc được
lời nên lao vào nuôi dẫn đến bị ép giá mạnh. Rất nhiều cơ quan cảnh báo cung
vượt cầu nhưng người nông dân vẫn nuôi, dẫn đến giá bị giảm mạnh.


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.










×