Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đánh giá về quy mô vốn đầu tư, tỷ lệ đầu tư so với GDP và cơ cấu vốn đầu tư của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.01 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KINH TẾ
…..…..

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ PHÁT
TRIỂN
Đề Tài
Câu 1: Tìm hiểu tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và Đài Loan
Câu 2: Đánh giá về quy mô vốn đầu tư, tỷ lệ đầu tư so với GDP và cơ cấu
vốn đầu tư của Việt Nam hiện nay

Giáo viên hướng dẫn: TH.S Bùi Thị Lan

1


Mục Lục
Câu 1. Tìm hiểu tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và Đài Loan
1.
Điều kiện tự nhiên: Thủ đô, diện tích, tài nguyên thiên nhiên, nguồn khoáng
sản( rừng , biển, khí hậu)
4
1.1. Điều kiện tự nhiên

4

1.2. Tài nguyên thiên nhiên

6

2.



Về điều kiện xã hội

11

2.1. Quy mô dân số

11

3.Thành tựu về phát triển kinh tế

13

3.1. ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2005 -2010 CỦA VIỆT
NAM VÀ ĐÀI LOAN
13
3.2 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2005 -2010 CỦA VIỆT NAM
VÀ ĐÀI LOAN
15

3.3 Thành tựu về phát triển kinh tế

16

3.4. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp trong tổng lực lượng lao động
xã hội một năm nào đó giai đoạn 2005-2010
18
3.5.Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP giai đoạn 2005-2010

19


3.6.Các yếu tố tạo ra tăng trưởng
3.7 Tỷ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) năm 2010
3.8. HỆ SỐ GINI CỦA VIỆT NAM
3.9. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)
3.10 Tuổi thọ trung bình của việt Nam và Đài Loan năm 2010

4.So sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam so với Đài Loan:
Câu 2: Đánh giá về quy mô vốn đầu tư, tỷ lệ đầu tư so với GDP và cơ cấu vốn đầu tư của
Việt Nam hiện nay

2


NỘI DUNG

Câu 1: Tìm hiểu tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và Đài Loan
1.Điều kiện tự nhiên: Thủ đô, diện tích, tài nguyên thiên nhiên, nguồn khoáng
sản( rừng , biển, khí hậu)
1.1 Điều kiện tự
nhiên
1.1.1 Thủ đô

1.2.2 Diện
tích

1.2.3 Tài
nguyên thiên

Việt Nam

Hà Nội là thành phố lớn
nhất Việt Nam về diện tíchvới
3328,9 km2 sau đợt mở rộng
hành chính năm 2008, đồng thời
cũng là địa phương đứng thứ
nhì về dân số với 7.500.000
người (năm 2015).
Nằm giữa đồng bằng sông
Hồng trù phú,
-Là 1 trung tâm chính trị, kinh
tế và văn hóa ngay từ những
buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Đài Loan
Đài Bắc
- dân số thì Thành phố Đài Bắc là
nơi sinh sống của 2,6 triệu người.
- Đài Bắc là trung tâm trong sự phát
triển kinh tế nhanh chóng của quốc
đảo và đã trở thành một trong các
thành phố toàn cầu về chế tạo các
mặt hàng công nghệ cao cũng như
các bộ phận thành phần của
chũng. Là một phần của điều được
gọi là kì tích Đài Loan.

Đài Loan là tên gọi của một hòn đảo
và một quần đảo tại Đông Á, bao
gồm đảo Đài Loan và một số đảo
nhỏ hơn xung quanh. Hòn đảo

chính nằm cách bờ biển đông
nam Trung Quốc đại lục quaeo biển
Đài Loan khoảng 180 kilômét (112
- Việt Nam Có diện tích
dặm).
331.698 km², bao gồm khoảng
Đài Loan có diện tích 35.883 km2
327.480 km² đất liền và hơn
2
sq mi)
4.500 km² biển nội thủy, với hơn trong đó 32.260 km (12.456
2
là đất liền và 3.720 km là diện tích
2.800 hòn đảo, bãi đá ngầmlớn
vùng lãnh hải tự tuyên bố.
nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm
cả Trường Sa và Hoàng Sa ,
có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế
-Việt Nam có đường biên giới
đất liền dài 4.550 km: phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Campuchia và Lào và phía
Đông giáp biển Đông.[41]

Tài nguyên nước mặt của nước
ta tương đối phong phú, chiếm

-Nguồn tài nguyên thiên nhiên độc
đáo với những cảnh quan phong


3


nhiên

khoảng 2% tổng lượng dòng
chảy của các sông trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền
nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35%
của thế giới.

THẾ MẠNH

-Tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
phong phú, với trên 39 triệu ha
đất tự nhiên, 3260 km bờ biển
với vùng lãnh thổ rộng tới
226000 km2 thuận lợi phat triển
thủy hải sản. ..
-Khí hậu Việt Nam phân bố
thành 3 vùng khí hậu riêng biệt
theo phân loại khí hậu
Köppen với miền Bắc là khí
hậucận nhiệt đới ẩm, miền
Trung và Bắc Trung bộ là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, miền
Nam và Nam Trung bộ mang đặc
điểm nhiệt đới Xavan. Đồng
thời, do nằm ở rìa phía Đông

Nam của phần châu Á lục địa,
giáp với biển Đông (một phần
của Thái Bình Dương), nên chịu
ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí
hậu gió mùa mậu dịch, thường
thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
-Có trên 39 triệu ha đất tự
nhiên, diện tích đất đã sử dụng
vào các mục đích kinh tế - xã hội
là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04%
quỹ đất tự nhiên, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 22,20% diện
tích đất tự nhiên và 38,92% diện
tích đất đang sử dụng. Hiện còn
14,217 triệu ha đất chưa sử
dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự

1.2. Tài
nguyên thiên
nhiên
Tài nguyên
đất

phú của đồi núi cao, những gò đồi
và những bình nguyên, bờ biển.
-Hệ sinh thái tự nhiên đa dạng của
nhiệt đới, ôn đới và nhiệt đới á.
-ở Thái Bình Dương về phía đông
của Đài Loan bạn có thể thấy các
nhóm cá heo spinner, cá heo

bottlenose và cá heo Risso
_ Tất cả các mặt đất liền đều giáp
biển, Đài Loan có thế mạnh về dầu
khí và khoáng sản biển dồi dào cùng
với nhiều loại năng lượng như năng
lượng thủy triều, năng lượng gió,…
-Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa
xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa
hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và
ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến
tháng 11, mùa đông từ tháng 12
đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu
ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt
đới với nhiệt độ trung bình hàng
năm khoảng 25 độ C đến 28 độ C.

4


nhiên.
-Diện tích đất liền nước ta chỉ
chiếm 1,35% của thế giới.

Tài nguyên
nước

-Chiếm khoảng 2% tổng lượng
dòng chảy của các sông trên thế
giới, Nước ta có trữ lượng nước
ngầm phong phú, khoảng 130

triệu m3/ngày, đáp ứng được
60% nhu cầu nước ngọt của đất
nước.

Tài nguyên
biển

Việt Nam có 3260 km bờ biển
với vùng lãnh thổ rộng tới
226000 km2, diện tích có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản là 2
triệu ha trong đó 1 triệu ha
nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ
và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần
lớn diện tích này đã được đưa
vào sử dụng để khai thác hoặc
nuôi trồng thuỷ sản
Trong đó có 3 khu sinh quyển
thế giới là: vườn quốc gia Xuân
Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần
Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn
quốc gia Cát Bà (hải Phòng).
Đồng thời nước ta còn có
290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha
đầm phá.

Đài Loan có một hệ sinh thái biển
rất phong phú. Ở Thái Bình Dương
về phía đông của Đài Loan, bạn có
thể thấy các nhóm cá heo

bottlenose ,cá heo spinner, cá heo
Risso, nhảy lên khỏi mặt nước. Biển
Kending ở phía nam Đài Loan xanh
biếc với các rạn san hô tuyệt đẹp.

Tài Nguyên
Rừng

-Có 3/4 diện tích là đồi núi và
rừng che phủ hơn 30% diện tích.
Rừng Việt Nam là kho tài nguyên
quí báu, là bộ phận quan trọng
của môi trường sinh thái, rừng
làm cho không khí trong lành,

Đài Loan có rất nhiều rừng. Có 258
đỉnh núi cao hơn 3.000 mét, địa lý
làm cho Đài Loan khác biệt với các
nước trên thế giới. Vì núi có ở bất
cứ đâu, leo núi là một hoạt động
giải trí phổ biến tại Đài Loan. Bạn có

5


điều hoà khí hậu.
-Có khoảng 8000 loài thực vật
bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài
nấm, 275 loài thú, 820 loài chim,
180 loài bò sát, 471 loài cá nước

ngọt và hơn 2000 loài cá biển
sống trên lãnh thổ Việt Nam..
-Độ che phủ của rừng cao và
hợp lý làm giảm dòng chảy mặt
ngay sau mưa, làm chậm lũ, điều
hoà dòng chảy giữa mùa mưa và
mùa khô...
- Có hơn 100 khu bảo tồn thiên
nhiên. Để nâng cao độ che phủ
của rừng, Chính phủ đang tiến
hành giao trên 1 triệu ha đất
lâm nghiệp cho các hộ gia đình
cá nhân, hơn 5 triệu ha cho các
tổ chức kinh tế xã hội để quản lý.

thể chọn để đi bộ trên núi ở vùng
ngoại ô của thành phố hoặc chấp
nhận thách thức trong việc leo lên
một trong những ngọn núi cao rất
nhiều, theo các dòng suối và thung
lũng, đi về nguồn của các con sông,
hoặc leo qua toàn ngọn núi. Trong
bất kì trường hợp nào, phong cảnh
tươi đẹp sẽ mở ra trước mắt bạn.

6


Tài nguyên
sinh vật


Tài nguyên
khoáng sản

Hệ thực vật: có khoảng 14.000
loài thực vật bậc cao có mạch;
đã xác định được khoảng 7.000
loài thực vật bậc cao, 800 loài
rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong
biển. Trong đó có 1.200 loài thực
vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực
vật đã được sử dụng làm lương
thực thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây
dựng.
- Hệ động vật:
nước ta có 275 loài thú, 1.009
loài và phân loài chim, 349 loài
bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá
nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá
biển, 12.000 loài côn trùng,
2.500 loài động vật thân mềm,
350 loài sa nhô được biết tên…
-Hệ động vật Việt Nam có mức
độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú
và phân loài thú, hơn 100 loài và
phụ loài chim, 7 loài linh
trưởng.
Các loại khoáng sản có quy mô
lớn:

:
- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ
tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ
yếu là ở Quảng Ninh, Thái
Nguyên . Năm 1996 lượng than
khai thác là 10,9 triệu tấn than
lộ thiên .
- Boxit : trữ lượng vài tỉ tấn, hàm
lượng quặng cao 40 - 43%, chất
lượng tốt, tập trung nhiều ở
Nam Việt Nam .
- Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có
hàng chục ngàn tấn, khai thác
còn ít, trữ lượng 129.000 tấn .
- Sắt: phân bố ở phía bắc Thái

Nguồn tài nguyên sinh vật có hàng
vạn loài, trong đó có rất nhiều loài
quý hiếm. Đài Loan có khoảng
18.500 loài động vật hoang dã đã
được xác nhận, bao gồm hơn 70 loài
động vật có vú, trong đó có 20 loài
là đặc chủng chỉ có ở Đài Loan, 25
loài á chủng, chiếm tỷ lệ 60%. Trong
500 loài chim hoang dã có 15 loại
đặc chủng, 69 loài á chủng. Có hơn
18.000 loài cô trùng, trong đó có
400 loài bướm, khoảng 50 loài đặc
chủng hoặc á chủng. Tỷ lệ loài bò
sát, lưỡng cư và cá nước ngọt là đặc

chủng hoặc á chủng của Đài Loan
rất cao.
Các chủng loài thực vật ở Đài Loan
cũng rất đa dạng, thực vật nguyên
sinh khoảng 4.000 loài, trong đó
khoảng 1.000 loài là đặc chủng chỉ
có ở Đài Loan.

7


Tài Nguyên
du lịch

Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang,
ven sông Hồng . Trữ lượng
khoảng gần 1 tỉ tấn .
- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn .
- Ðồng: trữ lượng khoảng 600
ngàn tấn, khai thác còn ít .
- Crom: trữ lượng khoảng 10
triệu tấn, chất lượng không cao .
- Vàng: phân bố nhiều ở Bồng
Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa
khoáng quy mô nhỏ ở Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Hà Tuyên ..., trữ
lượng khoảng 100 tấn .
- Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy
(Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An,
Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên,

bao gồm: Granat, Rubi, Saphia...
- Ðá vôi: ở miền Bắc, miền Trung
có trữ lượng lớn và miền Nam
(Hà Tiên, trữ lượng 18 tỉ tấn) .
- Cát thủy tinh: phân bố dọc
theo bờ biển từ Quảng Bình đến
Bình Thuận, trữ lượng là 2,6 tỉ
tấn
.
- Dầu mỏ: tập trung trong các
trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng
ven biển và thềm lục địa. Trữ
lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu
tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn,

-Địa hình có núi, có rừng, có
sông, có biển, có đồng bằng ,cao
nguyên. Núi non đã tạo nên
những vùng cao có khí hậu rất
gần với ôn đới, nhiều hang
động, ghềnh thác, đầm phá,
nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh
lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào
Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà
Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây

Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích
Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng
cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính
điều này đã tạo nên khung cảnh

thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho
vùng đất nơi đây.
Đài Loan đã cho xây dựng 7 công
viên quốc gia và 13 khu bảo tồn
phong cảnh quốc gia, tập hợp mọi
tinh hoa của cảnh quan thiên nhiên

8


Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng
Sơn),), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh
Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần
được UNESCO công nhận là di
sản của thế giới),

và tài nguyên du lịch của cả Đài
loan.Vườn quốc gia Taroko một khe
núi hẹp được tạo ra bởi một con
sông đã cắt qua các dãy núi;Vườn
quốc gia Yushan có chứa cột mốc
cao nhất của Đài Loan và cũng là
-Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi đỉnh cao nhất trong Đông Bắc Á;
biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp Vườn quốc gia Xueba, có các sườn
nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy
dốc nguy hiểm; Vườn quốc gia
(Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải
Yangmingshan có các miệng núi lửa
Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá),
và hồ; Vườn quốc gia Kending có

Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô
khu vực nhiệt đới duy nhất củaĐài
(Thừa Thiên Huế), Non Nước
Loan; và Vườn quốc gia Kinmen,
(Đà Nẵng), …
vớicác ngọn đồi đá granite.
Với hàng nghìn năm lịch sử,
Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, ,
các tác phẩm nghệ thuật - văn
hoá khác nằm rải rác ở khắp các
địa phương trong cả nước là
những điểm tham quan du lịch
đầy hấp dẫn.
-Với tiềm năng du lịch phong
phú, đa dạng, độc đáo như thế,
mặc dù còn nhiều khó khăn
trong việc khai thác gần đây
ngành Du lịch Việt Nam cũng đã
thu hút hàng triệu khách du lịch
trong và ngoài nước
-Nguồn suối nước khoáng cũng
rất phong phú như: suối khoáng
Quang Hanh (Quảng Ninh), ..

1. Về điều kiện xã hội
2.1.Quy mô dân số

9



- Quy mô dân số của một vùng lãnh thổ( một địa phương, một nước, hay một lãnh thổ,...)
là tổng số dân sinh trên vùng lãnh thổ đó.
2.1.1. Việt Nam:

Dân số
88000
87000
86000
Dân số

85000
84000
83000
82000
81000



2006

2007

2008

2009

2010

Cơ cấu thành thị nông thôn, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn
giáo.

Bảng cơ cấu dân số phân theo phạm vi năm 2010( triệu người):
Tổng số

86,93

Thành thị

26,01

Nông thôn

60,92

Năm 2010, dân số Việt Nam là 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm:
dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ
43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%.
Trong tổng dân số năm 2010, dân số thành thị là 26,01 triệu người chiếm 29,9% tổng dân
số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm
70,1%, tăng 0,63%. Cơ cấu dân số phân theo vùng giữa nông thôn và thành thị không

10


đồng đều. Nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với thành thị bởi phạm vi vùng nông
thôn chiếm diện tích lớn hơn. Ngoài ra còn do tỉ suất sinh của nông thôn cao hơn thành
thị. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam trên 100 nữ.
Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc
khác và người Việt Nam có gốc nước ngoài sinh sống. Với 54 dân tộc sinh sống, Việt
Nam trở thành một đất nước có một nền văn hóa, phong tục tập quán vô cùng phong phú
và đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc.

Bảng số liệu thống kê dân số các tôn giáo tại Việt Nam theo cuộc điều tra dân số năm
2009 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, phân chia
theo dân số và giới tính
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên tôn giáo
Cả nước
Phật giáo
Công giáo
Cao Đài
Hòa Hảo
Tin Lành
Hồi Giáo
Bà La Môn
Đạo Tứ ấn hiếu nghĩa
Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Bửu sơn kì hương

Minh sư đạo
Bahá’í
Minh Lí Đạo

Tổng( người)
18.651.467
6.812.318
5.677.086
3.807.915
1.433.252
734.168
75.268
56.427
41.280
11.093
10.824
709
731
366

Nam( người)
8.509.832
3.172.576
2.783.619
1.384.204
717.191
354.696
34.445
27.791
20.633

5.295
5.510
328
361
173

Nữ( người)
10.141.635
3.629.742
2.893.167
2.423.711
716.061
379.472
37.823
28.636
20.647
5.798
5.314
381
370
193

Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng và phong phú.
Các tôn giáo chiếm tỉ lệ cao là Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Phật giáo chiếm
tỉ lệ cao nhất. Điều này thấy rõ được khi người Việt tôn thờ phật, đi lễ chùa vào các ngày
lễ, Tết, ngày rằm, mùng một…
Nhiều người dân Việt Nam xem họ là những người không tôn giáo, mặc dù họ có đi đến
các địa điểm tôn giáo vào một vài dịp trong năm. Người Việt Nam được cho là ít có tinh
thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, còn mặt giáo lí, tinh
thần lại ít được quan tâm. Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam

năm 2009 thì toàn quốc có 15.651.467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó.
Cùng với đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình sinh hoạt tôn giáo phổ biến,
được thực hành bởi đa số dân cư.

11


2.1.2 Đài Loan:
Dân số Đài Loan năm 2010 ước tính khoảng 23,2 triệu người, hầu hết trong số đó cư trú
tại đảo Đài Loan.
Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng núi có diện tích chiếm 1/3
tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1000m, nhưng trung bình mỗi
một killômet vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi một kilomet vuông có hơn
4800 người.
Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Hán, Mông Cổ, dân tộc Mèo, dân tộc Cao
Sơn...Trong đó, khoảng 98% là người Hán, 86% có nguồn gốc là những người nhập cư từ
trước năm 1949. 12% dân số là “ ngoại tỉnh nhân”, nhóm này gồm có những người đã di
cư từ Trung Quốc đại lục sau Nội chiến Trung Quốc cùng với Quốc Dân Đảng và hậu duệ
của họ. Hầu hết ngoại tỉnh nhân chủ yếu nói tiếng phổ thông
Khoảng 2% dân số Đài Loan, vào khoảng 458.000 người liệt kê là thổ dân Đài Loan, họ
được chia tiếp thành 13 nhóm chính là: Ami, Ataval, Paiwan, Bunun, Rukai, Puyuma,
Tsou, Saisiyat, Tao(Yami), Thao, Kavalan, Truku và Sakizaya Tôn giáo tại Đài Loan( do
chính quyền Đài Loan cung cấp):
Tôn giáo
Phật giáo
Đạo giáo
Vô thần
Cơ Đốc giáo
I-Kuan Tao


Tỉ lệ(%)
31,5
33
14
3,9
3,5

Phần đông dân số Đài Loan là người có tôn giáo, họ chủ yếu theo Phật giáo(31,5%), Đạo
giáo(33%). Nhiều người khác theo tín ngưỡng dân gian. Đạo Khổng và văn hóa Khổng
Mạnh có một ảnh hưởng lớn trên đờ sống tinh thần, đặc biệt trong quan niệm phổ thông
về luân thường đạo lí. Theo CIA World Factbook thì từ 80% đến 93% dân số có sự hòa
trộn của Phật giáo, Đạo giáo và Đạo Khổng.
3.Thành tựu về phát triển kinh tế
3.1. THÀNH TỰU VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HÀNG NĂM GIAI
ĐOẠN 2005 -2010 CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN
Tốc độ tăng GDP (%)

12


Năm

Việt Nam

Đài Loan

2005

8,4%


5,416%

2006

8,32%

5,623%

2007

8,46%

6,517%

2008

6,31%

0,704%

2009

5,32%

-1,567%

2010

6,78%


10,631%
nguồn: tổng cục thống kê

Trong giai đoạn này, bình quân thời kỳ 2006- 2010 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt
7,01%, bình quân giai đoạn 2008- 2010 đạt 6,14 % do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao
và suy thoái kinh tế thế giới . Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ
11694 nghìn đồng năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần , tương
đương 11084 nghìn đồng . Nếu tính theo USD ( Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm ),
tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168
USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD.
Còn đối với đất nước Đài Loan trong giai đoạn 2005 – 2010 nền kinh tế tăng trưởng khá
ổn định. Tuy nhiên giữa năm 2008 tốc độ kinh tế giảm mạnh chỉ đạt 0,704% và đạt tốc độ
tăng trưởng âm -1,567% năm 2009 do ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái kinh tế thế giới.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2005 dự kiến lên đến 5,8 tỉ đô la, tăng
khoảng 38% so với năm trước, đạt mức cao nhất trong tám năm qua, từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á
Trong giai đoạn chịu tác động khủng hoảng của nền kinh tế thế giới , nền kinh tế nước ta
đã có những chuyển biến tích cực . Song hành cùng với đó là một nền kinh tế phát triển
của Châu Á – nền kinh tế Đài Loan. Trong giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh bởi suy thoái
nền kinh tế này vẫn tăng trưởng ổn định là nhờ nền kinh tế này hoạt động rất linh hoạt và
có được những điều chỉnh phù hợp đúng lúc . Một trong những điều chỉnh lớn đặc biệt
quan trọng là sự điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và
nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Chính sự điều chỉnh
kịp thời và quan trọng này đã giúp Đài Loan sớm chiếm lĩnh được thị trường thế giới
trong nhiều mặt hàng có hàm lượng tri thức cao vốn đang tương đối rộng mở. Các ngành
công nghệ cao vẫn tiếp tục được nhấn mạnh phát triển và số lượng các ngành này được
mở rộng ra. Cho đến nay có thể nói nền kinh tế dựa vào tri thức đã bén rễ khá tốt ở Đài
Loan, và sản xuất ra nhiều sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Sự phát triên vượt trội về
kinh tế đã giúp Đài Loan trở thành một đất nước phát triển trên thế giới và được mệnh
danh là “con hổ” của Châu Á.


13


Kết Luận : Sự phát triển vượt trội này sẽ là một bài học quý giá cho đất nước chúng ta :
đầu tiên là sự chuyển hướng kịp thời tiếp theo đó là phát triển đồng bộ các yếu tố hạ tầng
cần thiết cho sự triển khai và phát triển các định hướng đã đưa ra . Cả hai kinh nghiệm
trên của Đài Loan đều rất quan trọng. Tuy nhiên, việc xác định đúng hướng, với những
sản phẩm phù hợp quyết định một nửa sự thành công. Đối với những nước đi sau như
Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu xu thế của thị trường thế giới để xác định hướng phát
triển các ngành mũi nhọn là đặc biệt quan trọng .
3.2 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2005 -2010 CỦA VIỆT
NAM VÀ ĐÀI LOAN
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam (GNI/người)
Năm

Theo phương pháp quy đổi ngoại tệ
trực tiếp

Theo phương pháp ppp

2005

620

2.100

2006

700


2.310

2007

790

2.520

2008

-

2.700

2009

-

2.992

2010

1.168

2.948
nguồn: ngân hàng thế giới

Thu nhập bình quân đầu người ở Đài Loan (Đơn vị: USD)
Năm


Theo phương pháp quy đổi
ngoại tệ trực tiếp

Theo phương pháp PPP

2005

-

27.500

2006

-

29.500

2007

-

30.100

2008

-

31.100


2009

-

32.000

2010

-

35.700

14


Nguồn: CIA World Factbook.
Thông qua bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và Đài Loan, ta
có thể nhận ra được rằng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và Đài Loan đều
tăng qua từng năm nhưng Đài Loan tăng mạnh mẽ hơn, phản ánh đời sống của người dân
Đài Loan tốt hơn người dân nước ta rất nhiều. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng
trong giai đoạn này , tuy nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều điều kiện khó khăn trong nước
và quốc tế nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm , đó cũng là một khởi
đầu thuận lợi cho những giai đoạn tiếp theo.

3.3 Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 của Đài Loan và Việt
Nam
(Đơn vị: %)
Việt Nam

Đài Loan


Công nghiệp

38,2

29,2

Nông nghiệp

18,9

1,6

Dịch vụ

42,9

69,2

Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ

1. Đài Loan
 Công nghiệp :29,2%

15


Từ một nền sản xuất và gia công,Đài Loan đã chuyển hướng nhanh chóng qua nghiên

cứu phát triển và trở thành một trong những khu vực kinh tế năng động sáng tạo không
chỉ của Châu Á mà còn toàn cầu.
5 ngành công nghiệp mũi nhọn :
+
+
+
+
+


Thực phẩm
Chiếu sáng
Quà tặng
Văn phòng phẩm
Xe đạp và dụng cụ thể thao
Nông nghiệp :1,6%
Những thành tựu đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp của Đài Loan trong những thập
niên gần đây là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của đất nước này.
Đài Loan định hướng nông nghiệp theo 4 nguyên tắc:

+
+
+
+

Kinh tế nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp
Môi trường nông nghiệp
Quốc tế hóa sản xuất nông nghiệp
Từ một đất nước phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp,Đài Loan đã chuyển mình trở thành

một vùng đất công nghiệp và thương mại.Hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ
trong tổng nền kinh tế nhưng do nâng cao kỹ thuật,cơ giới hóa hoàn toàn sản xuất,xây
dựng tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nên nông nghiệp chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà
còn xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài.

 Dịch vụ

: 69,2%

Hiện nay,55% lựu lượng lao động được tuyển dụng trong ngành lao động.Phần đông
buôn bán tại các tiệm sỉ và lẻ,cửa hàng ăn và khách sạn.
2. Việt Nam

16


Việt Nam

Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ

 Công nghiệp : 38,2%
Năm 2010,gặp nhiều khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào tăng,lãi suất ngân hàng tăng
nhưng sản xuất của ngành Dệt may vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái,kim ngạch xuất
khẩu cả nước ước đạt 11,17 tỷ USD,tăng 23,2% so với năm 2009.Một số ngành khác
như:Da giày,Thuốc lá,Giấy,Bia-Rượu,Nước giải khát,Nhựa,Sữa đều tăng đáng kể.
 Nông nghiệp: 18,9%
Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
vẫn tăng 2,8%.

Theo Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết
“Có thể nói 2010 là một năm hiếm thấy của nông nghiệp,khi chúng ta vừa được
mùa,được giá trên toàn diện các ngành sản xuất”
Theo Tổng cục Lâm nghiệp độ che phủ rừng đã tăng từ 37,1% năm 2005 lên 39,5% năm
2010,vượt 9% so với kế hoạch.
Theo Tổng cục Thủy sản,tổng sản lượng thủy sản đạt gần 5,2 triệu tấn tăng 7,2% so với
năm 2009.
Năm 2010,Việt Nam là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới,với sản lượng nông sản
lên đến 116000 tấn.[Vneconomy]
 Dịch vụ

: 42,9%

17


Việt Nam đang từng bước chuyển mình sang ngành dịch vụ để hội nhập cùng thị trường
quốc tế.
Cuối năm 2010,Việt Nam có khoảng 170 triệu thuê bao điện thoại,trong đó có 154 triệu
thuê bao di động.Số thuê bao 3G đạt 7,7 triệu thuê bao.

3.4. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp trong tổng lực lượng lao
động xã hội một năm nào đó giai đoạn 2005-2010
Năm 2010
3.4.1 Việt Nam
Tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp chiếm 49,5%. Ước tính khoảng 24279
(nghìn người )
Năm 2010 là năm đầu tiên chứng kiến sự thay đổi giảm cả về số tương đối và tuyệt đối
lao động nông nghiệp.Đây là kết quả của quá trình phấn đấu chuyển dịch theo ngành
nghề và thu hút lao động khỏi nông nghiệp.

Bên cạnh đó lao động nông nghiệp còn gặp nhiều hạn chế,trình độ lao động không có
chuyên môn kỹ thuật chiếm 88,5%
3.4.2 Đài Loan
Tính đến năm 2010,tổng số dân của Đài Loan là 25 triệu người,trong đó lao động xã hội
khoản 10 triệu người
Nông dân không còn làm những công việc thủ công như gặt lúa,hái quả hay bón
phân.Những công việc này đều được các doanh nghiệp bên ngoài bao thầu.Sản phẩm của
nông dân nào cũng đều có mã vạch riêng của người đó.Mọi quy trình đều được thực hiện
một cách nhanh chóng và chặt chẽ.
Lực lượng lao động trong nông nghiệp của Đài Loan chỉ chiếm một số lượng nhỏ,nông
nghiệp chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước.Đài Loan hướng tới một đất nước công
nghiệp và dịch vụ.Họ đã trở thành một trong bốn “Con rồng Châu Á”
=>KẾT LUẬN:
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế sau hơn 30 năm nữa số lao động làm trong nông nghiệp
của Việt Nam mới bằng số lao động làm trong nông nghiệp của Đài Loan năm 2010.
Qua 2 vấn đề rút ra bài học cho đất nước:
Việt Nam đang dần dần đi lên một cách khả quan,bên cạnh những thành tựu,ta còn gặp
không ít khó khăn và thử thách song con đường phía trước và cơ hội phát triển còn rất

18


nhiều.Không những Việt Nam nên học tập cách tổ chức kinh tế,phân bổ nguồn
lực,chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đài Loan mà còn một số nước trên khu vực và toàn
thế giới.Có như vậy,Việt Nam mới mau chóng hội nhập được với các cường quốc trên
toàn cầu.
Mặc dù Đài Loan chỉ có 7% dân số trong nông nghiệp nhưng một số mặt hàng nông sản
của họ vẫn có giá trị xuất khẩu cao,hơn thế nữa chính nhờ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà
năng suất lao động ngày càng phát triển,nông nghiệp không cần quá nhiều lao động như
trước.

Việt Nam cần phải thay đổi phương pháp làm nông nghiệp chú trọng nhiều hơn vào máy
móc,thay thế các công cụ thô sơ bằng thiết bị hiện đại hơn,đổi mới giống cây và vật nuôi
liên tục để nâng cao năng suất lao động
3.5.Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP giai đoạn 2005-2010
3.5.1 Việt Nam
Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so với năm
2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3%. Vốn đầu tư khu vực
Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ
2006-2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng
47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 11,4%. Vốn đầu tư
khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời
kỳ 2006-2010 tăng 25,7%.
Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn dài
hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và có nhiều
thuận lợi. Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008
đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với
năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn
đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010 (tăng 157,5% so với năm
2006). Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiện tăng bình quân 25,7%/năm.
Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua theo
giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7%
GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (2001 – 2005).

19


3.6.Các yếu tố tạo ra tăng trưởng
3.6.1 Việt Nam
Tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên và các yếu tố tác động đầu vào

(vốn, lao động) của nền kinh tế, còn tác động của các nhân tố tổng hợp (TFP), chủ yếu là
nhân tố khoa học, công nghệ... thì rất thấp. Mặt khác, chất lượng các nhân tố tác động
vào mô hình tăng trưởng trong thời kỳ 5 năm 2006 – 2010 vẫn chưa có những đột biến
tích cực, biểu hiện rõ nét nhất là nguồn vốn sử dụng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát
nhiều, chất lượng nhân lực còn hạn chế, chưa tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế
và năng suất lao động.
Nguồn nhân lực kỹ năng lao động, có tay nghề cao thiếu trầm trọng, đang là vật cản
kìm hãm chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chỉ số
xếp hạng cạnh tranh của Việt Nam theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã giảm trong
giai đoạn 2006 – 2009, từ thứ 64 xuống 75 năm 2009. Năm 2010, tuy đã tăng 16 bậc
trong bảng xếp hạng (lên vị trí số 59), nhưng 4 yếu tố cơ bản được coi là ảnh hưởng tới
chỉ số cạnh tranh của Việt Nam (gồm lạm phát, kết cấu hạ tầng, lao động có trình độ và
tham nhũng) vẫn chưa được cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ hỗ trợ sản
xuất, kinh doanh chậm phát triển và chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế, dẫn đến hậu
quả tăng chi phí trung gian và các yếu tố đầu vào, năng lực cạnh tranh thấp.
Tài chính quốc gia còn hạn hẹp; thu ngân sách nhà nước chủ yếu mới đáp ứng nhu
cầu chi thường xuyên và trả nợ, phần lớn vốn đầu tư phát triển phải dựa vào các khoản
vay trong nước và ngoài nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu, và huy động vốn
để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục.

3.7 Tỷ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) năm 2010
3.7.1 Tỷ lệ người lớn biết chữ ở Việt Nam và Đài Loan năm 2010:
3.7.1.1 Tỷ lệ người lớn biết chữ ở Việt Nam năm 2010:

20


- Năm 2010, tỷ lệ người lớn biết chữ ở Việt Nam là 93,7%. Ta có thể thấy năm 2010 và
năm 2007 là năm tỷ lệ người lớn biết chữ ở Việt Nam đạt mức cao nhất trong khoảng thời
gian 4 năm (2006-2010)

- Các con số cho thấy tỷ lệ người lớn biết chữ của Việt Nam trong giai đoạn từ 20062010 tăng khá chậm và thậm chí còn giảm.
1.2 Tỷ lệ người biết chữ ở Đài Loan năm 2010:
- Năm 2010, tỷ lệ người lớn biết chữ ở Đài Loan ghi nhận kỷ lục cao nhất từ trước đến
giờ (98,04%), vượt qua kỷ lục của chính đất nước này năm 2000 (95.55%)
+ Công dân từ 65 tuổi trở lên chiếm 13.1% trong tổng số người không biết chữ.
+ Công dân từ 15-24 tuổi hầu như không có người mù chữ.
- Theo Taiwan Today, tỷ lệ người lớn biết chữ ở Đài Loan đứng thứ 4 Châu Á, đứng sau
Nhật Bản, Bắc Hàn, Nam Hàn (đều đạt tỷ lệ 99%).
- Cũng theo Taiwan Today, con số trên cho thấy số người đạt học vị thạc sĩ tăng từ
722,000 (2007) lên đến 925,000 (2010), và cuối năm 2009, có 3,98 triệu người đạt được
bằng cử nhân.
- Số người đạt bằng thạc sĩ gia tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm (2000-2010) cùng
với tỷ lệ người lớn biết chữ đứng thứ 4 thế giới một lần nữa chứng tỏ nền giáo dục tốt và
hiện đại của Đài Loan .
1.3 So sánh tỷ lệ người biết chữ ở Việt Nam và Đài Loan:
- Nhìn vào số liệu của năm 2010 và các năm trước đó, ta thấy rằng tỷ lệ biết chữ của
Đài Loan (98,4%) cao hơn Việt Nam (93,7%) khá nhiều. Điều này cho thấy rằng hệ thống
giáo dục cũng như những biện pháp để xóa mù chữ toàn dân của Việt Nam dù đã nỗ lực
cố gắng nhưng còn yếu kém so với nước bạn.

21


- So với Việt Nam, Đài Loan ở vị trí cao hơn trong tỷ lệ người lớn biết chữ cũng như
việc phát triển con người.
3.8. HỆ SỐ GINI CỦA VIỆT NAM
3.8.1. Hệ số GINI

Hệ số GINI (G):
Lý thuyết: 0≤G≤1

Thực tế: 0Nếu G > 0.5 mức độ bất công bằng lớn
G từ 0.4 - cận 0.5 bất công bằng vừa
G < 0.4 bất công bằng chấp nhận được
Hệ số này càng cao, xã hội càng thiếu công bằng
3.8.2. Hệ số GINI của Việt Nam năm 2010:

22


- Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị nông thôn đang được rút ngắn, nhưng mức
chênh lệch tuyệt đối lại đang tăng lên.
Bảng 1: Hệ số Gini tính theo thu nhập ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2010
(Đơn vị: lần)
Năm
Khu vực

2002

2004

2006

2008

2010

Thành thị
Nông Thôn
Chung cả nước


0.410
0.360
0.420

0.410
0.370
0.420

0.393
0.378
0.424

0.404
0.385
0.434

0.402
0.395
0.433

Bảng 1: Hệ số Gini tính theo thu nhập ở Việt Nam và Đài Loan thời kỳ 2002 –
2006
(Đơn vị: lần)
Năm
Nước

2002

2004


2006

Việt Nam (1)
Đài Loan (2)

0.421
0.345

0.423
0.338

0.424
0.339

Nhận xét:
- Ở Việt Nam: Hệ số GINI ở ngưỡng từ 0.4 đến cận 0.5, tức là mức độ bất công bằng vừa.
Ở Đài Loan: Hệ số GINI < 0.4, bất công bằng chấp nhận được.

- Giai đoạn 2002 - 2006 hệ số GINI của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ.

Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ các năm - Tổng cục thống kê
2 Nguồn: Thống kê tài chính của chính phủ Đài Loan
1

23


Năm 2004 hệ số GINI của Đài Loan giảm mạnh so với năm 2002, tới năm 2006 thì tăng
nhẹ. Tuy nhiên tính trong cả giai đoạn thì mức độ bất bình đẳng trong phận phối thu nhập

của Đài Loan có sự giảm đáng kể.

- So sánh GINI giữa Việt Nam và Đài Loan năm 2004: có thể dễ dàng nhận thấy GINI
của Việt Nam cao hơn của Đài Loan rất nhiều, không chỉ năm 2004 mà cũng thể hiện khá
rõ rệt qua các năm. Điều đó chứng tỏ rằng sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư ở Việt Nam cao hơn, đáng báo động hơn nhiều.

- Từ năm 2004 - 2006, tức trong vòng 2 năm, hệ số GINI cả 2 nước đều tăng 0.001.
Năm 2004: GINI Việt Nam cao hơn Đài Loan là

Làm một phép toán giả sử GINI của Việt Nam không tăng, GINI của Đài Loan 2 năm
tăng 0.001 thì phải năm nữa GINI của hai nước mới bằng 3.8.4 So sánh hệ số Gini của
Việt Nam và Đài Loan:
- Qua hệ số Gini của Việt Nam và Đài Loan qua các năm, ta thấy hệ số Gini của Đài
Loan luôn nhỏ hơn hệ số Gini của Việt Nam. Hệ số Gini của Việt Nam qua các năm thì
biến động liên tục, tăng nhiều nhưng giảm ít. Còn hệ số Gini của Đài Loan tuy giảm
không đáng kể nhưng liên tục giảm qua các năm.
Điều này chứng tỏ rằng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam cao hơn Đài Loan. Sự
nỗ lực cố gắng cũng như bày ra và thực hiện các phương pháp để thu nhỏ sự bất bình
đẳng trong thu nhập của Đài Loan tốt hơn Việt Nam. Việc hạn chế bất bình đẳng trong
thu nhập của Việt Nam còn yếu kém so với Đài Loan.
3.9. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)
3.9.1. HDI là gì?
- Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số tổng hợp (bình
quân giản đơn) của ba chỉ số thành phần: chỉ số Tuổi thọ, chỉ số Giáo dục và chỉ số GDP
phản ánh về sự phát triển kinh tế.
+ HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
3.9.2..Chỉ số phát triển con người của Việt Nam và Đài Loan năm 2010
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định
lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia

trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

24


Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia ngườiPakistan là Mahbub ul Haq và nhà
kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.
Việt Nam

Đài Loan

Chỉ số HDI

0,572

0,868

Chỉ số GDP bình quân đầu
người/năm (USD)

0,424

0,98

Chỉ số tuổi thọ trung bình

0,833

0,888


Chỉ số HDI của Việt Nam tăng hàng năm, chỉ số này tăng 11% so với mức 0,651 được
công bố 10 năm trước, song tính từ năm 2006 đến năm 2010,xét về thứ hạng,Việt Nam
chỉ tăng có 1 bậc, đang đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người,được xếp
hạng trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoại
trừ Lào và Campuchia
Chỉ số HDI rất cao đạt 0,868 vào năm 2010, xếp thứ 18 Thế giới (theo cách tính mới của
Liên Hợp Quốc)
Trong đó: - Mặc dù Việt Nam đúng ở vị trí thứ 8 trong tốp 10 quốc gia trên thế giới có
nhiều tiến bộ nhất về thu nhập trong HDI nhưng chỉ có một mức thu nhập bình quân đầu
người ở mức khiêm tốn,đứng thứ 120/169 trên thế giới,nằm trong tốp những nước nghèo
nhất khu vực Đông Á và đây chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể giá trị trị số HDI.
Nếu không kể yếu tố thu nhập thì HDI ngoài thu nhập của Việt Nam đạt 0,646( trong
khiHDI có tính thu nhập thì chỉ đạt 0,572). Trong cùng thời điểm đó, chỉ số GDP bình
quân đầu ngừoicủa Đài Loan đạt rất cao, thể hiện một nền kinh tế phát triển vượt bậc so
với các nước láng giềng, là 1 trong 4 con rông Châu Á
-Chỉ số tuổi thọ trung bình của Việt Nam và Đài Loan đều cao và cao xấp xỉ nhau thể
hiện những thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực y tế. Việt Nam đạt tỉ lệ đáng khích lệ trong
việc giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tỉ lệ tử vong dưới 5 tuổi
Qua đây ta thấy :Đài Loan có mức phát triển nhanh,chỉ số phát triển con người cao hơn
thể hiện sự phát triển của đất nước cũng như chất lượng cuộc sống của người dân,mặc dù
chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng qua các năm nhưng vẫn còn kém xa so với
Đài Loan và phải cần 1 thời gian dài Việt Nam mới chạm được tới chỉ số phát triển con
người của Đài Loan năm 2010

25


×