Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực hiện đề án tăng học phí giáo dục đại học là không công bằng với sinh viên nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.44 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cùng với
việc hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn lực con người Việt Nam càng trở
nên có ý nghĩa và đặc biệt quan trọng hơn cả, mang tính quyết định đến
sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Trong đó, giáo dục
ngày càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người
Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội để theo kịp với
các nước phát triển khác. Để thực hiện được những mục tiêu đó thì đòi
hỏi chất lượng giáo dục cần phải được nâng cao. Việc nâng cao chất
lượng giáo dục cũng đòi hỏi cần có kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, cơ
sở hạ tầng và nhiều yếu tố khác để chất lượng giảng dạy được tốt hơn.
Tuy nhiên nguồn kinh phí được lấy từ đâu? Có nên tăng mức học phí, cụ
thể là mức học phí giáo dục đại học hay không vẫn còn là vấn đề khiến
nhiều người băn khoăn và lo lắng.
Việc tăng học phí nằm trong lộ trình đổi mới cơ chế hoạt động và
giao dần việc tự chủ toàn diện đối với các cơ sở giáo dục Đại học công
lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giảm chi ngân sách Nhà Nước.
Tuy nhiên, Việt Nam còn là một nước nghèo, đời sống của người dân ở
từng khu vực, vùng miền có sự khác biệt nên chắc chắn thu học phí sẽ
tác động không nhỏ đến xã hội, đặc biệt là đối tượng sinh viên nghèo,
gia đình hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy mà có quan điểm rằng: “Thực hiện
đề án tăng học phí giáo dục đại học là không công bằng với sinh viên


nghèo”. Nhóm 9 không đồng ý với quan điểm trên và xin đưa ra một số
nhận định nhằm làm rõ quan điểm này.


1.

Thực trạng tăng học phí.


Theo Dự thảo mức trần học phí mới tại các cơ sở đào tạo thuộc hệ

thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ 2015-2016 đến 2020-2021 do Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) soạn thảo, mức trần học phí trình độ đào
tạo ĐH tại trường công lập đại trà (không tự chủ tài chính) vẫn tính theo
3 nhóm ngành nghề đào tạo như quy định trước đây gồm: Khoa học xã
hội, Kinh tế, Luật, Nông, Lâm, Thủy sản; Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật,
Công nghệ, Thể dục Thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch; Y dược.
Mức tăng học phí giai đoạn mới của tất cả các nhóm ngành nghề đều ở
mức 10% mỗi năm tính từ mức trần học phí năm học 2014-2015.
Theo Nghị định 86/NĐ-CP, mức thu học phí của các trường ĐH
công lập tự chủ như sau:
- Khối ngành, chuyên ngành đào tạo khoa học xã hội, kinh tế, luật;
nông - lâm - thủy sản: từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018 là 1,75
triệu đồng/tháng (17,5 triệu đồng/năm); từ năm học 2018-2019 đến
2019-2020: 1,85 triệu đồng đồng/tháng (18,5 triệu đồng/năm); năm
học 2020-2021: 2,05 triệu đồng/tháng (20,5 triệu đồng/năm).
- Khối ngành, chuyên ngành khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ;
thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch: từ năm học 20152016 đến 2017-2018: 2,05 triệu đồng/tháng (20,5 triệu đồng/năm);
từ năm học 2018-2019 đến 2019-2020: 2,2 triệu đồng/ tháng (22
triệu đồng/năm); năm học 2020-2021: 2,4 triệu đồng/tháng (24 triệu
đồng/năm).


- Khối ngành, chuyên ngành đào tạo là y dược: từ năm học 2015-2016
đến 2017-2018: 4,4 triệu đồng/tháng (44 triệu đồng/năm); từ năm
học 2018-2019 đến 2019-2020: 4,6 triệu đồng/tháng (46 triệu
đồng/năm); năm học 2020-2021: 5,05 triệu đồng/tháng (50,5 triệu
đồng/năm).
Tuy nhiên, đến nay chưa trường ĐH thuộc khối ngành Y dược nào

đề xuất chuyển qua loại hình tự chủ tài chính. Như vậy, so với mức học
phí theo Dự thảo, hiện nay các trường đều đang thu học phí ở mức thấp
hơn.
2.

Nguyên nhân của việc nhóm đưa ra nhận định trên:

2.1. Mức học phí tại Việt Nam là khá thấp so với một số nước khác.
Cung cấp tài chính cho giáo dục đại học (GDĐH), trong đó có
nguồn từ học phí, là một chính sách hết sức quan trọng, hết sức phức tạp
và lại khá nhạy cảm của mọi quốc gia. Chính sách này “là nền tảng chi
phối phần lớn ba chủ đề bao quát về chính sách của GDĐH hiện đại:
chất lượng, công bằng xã hội và hiệu quả”. Trên thực tế, người ta vẫn
phải gián tiếp sử dụng một chỉ số gọi “chi phí đơn vị” (CPĐV), là mức
chi trung bình cho một sinh viên (SV) trong một năm học. Con số mức
chi thực tế ở Việt Nam hiện chưa được thống kê đầy đủ và công bố một
cách chính thức: Nếu ước tính, con số gần đúng có thể vào khoảng trên
dưới 2,5 triệu đồng/SV đối với ĐH ngoài công lập, 5-8 triệu đồng/SV
đối với ĐH công lập và 30-50 triệu đồng/SV đối với ĐH nước ngoài liên
doanh hoặc đầu tư trực tiếp ở Việt Nam. Trong khi đó, nếu sử dụng cách


ước tính trung bình của Ngân hàng thế giới, tùy theo trình độ phát triển
của từng nước, có thể cho rằng mức CPĐV hợp lý ở Việt Nam hiện nay
nên khoảng 150% GDP/đầu người, nghĩa là khoảng 12-14 triệu
đồng/SV. Như vậy, dù có thể còn có sai số lớn trong ước tính, vẫn có thể
nói rằng, CPĐV thực tế hiện còn quá thấp so với mức cần thiết tối thiểu.
Và CPĐV quá thấp thì khó lòng mà đảm bảo chất lượng.
Việc tăng học phí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở
giáo dục ĐH công lập là điều tất yếu khi mà đất nước đang rất cần

nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở Việt Nam hiện nay tình trạng
“thừa thầy thiếu thợ” đang rất phổ biến. Đây cũng là yêu cầu đổi mới cơ
chế hoạt động đối với các trường ĐH công lập theo xu hướng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, giảm chi ngân sách Nhà nước.
Nhiều năm qua, nhiều trường đại học phải dùng nguồn thu cao hơn từ
hoạt động các hệ đào tạo khác như tại chức, ngắn hạn, liên kết... để bù
chi cho hoạt động đào tạo chính quy. Tất nhiên, khi đã thiếu kinh phí thì
ảnh hưởng đồng bộ trên mọi khâu từ đầu tư trang thiết bị, dụng cụ phục
vụ đào tạo, cơ sở trường lớp, chế độ lương - đãi ngộ giảng viên...
Thu nhập giảng viên hiện nay rất thấp. Một giảng viên học vị tiến
sĩ học từ nước ngoài về, có ngoại ngữ giỏi mức lương khoảng 500 USD
trong khi với học vị này, giảng viên bỏ ra ngoài làm cho các công ty
nước ngoài thì mức lương đến 3.000-4.000 USD.Trong nhiều năm qua,
rất nhiều giảng viên giỏi bỏ ra ngoài làm việc. Không nâng cao chế độ
lương cho giảng viên thì chất lượng đào tạo sẽ bị hạn chế.


Học phí sẽ phải tăng để đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận
được, kèm theo mức hỗ trợ tương ứng bao gồm miễn giảm học phí, tín
dụng và học bổng, nhưng điều cần lưu ý là chính sách học bổng phải
được xây dựng một cách linh hoạt và khôn ngoan, bao gồm học bổng
dựa trên thành tích lẫn học bổng theo nhu cầu cần được hỗ trợ. Nhà
nước có chính sách hỗ trợ học phí, từng phần hoặc toàn bộ, cho những
ngành học cần thiết cho sự phát triển bền vững của quốc gia nhưng thị
trường không có động lực để đáp ứng nhằm khuyến khích người học và
cân bằng nhu cầu về nguồn lực. Cùng với cơ chế này là chính sách bắt
buộc tất cả các trường công cũng như tư dành ra một tỉ lệ nhất định
trong tổng thu học phí để làm học bổng bao gồm nhiều loại khác nhau
phù hợp với những đối tượng khác nhau.Khi học phí tăng, sẽ đúng với
quy luật thị trường. Tăng học phí cũng đi đôi với thách thức về chất

lượng. Nhưng khi tăng học phí, thì chất lượng đào tạo sẽ cao hơn.


2.2. Tăng học phí là công bằng đối với sinh viên nghèo:
-

Việc tăng học phí giúp nhà trường có thêm nguồn thu để nâng cấp cơ

sở hạ tầng, đầu tư các thiết bị dạy học, đổi mới mô hình dạy học. Ngoài
những tiết học lý thuyết khô khan sẽ có những tiết thực hành, hoạt động
ngoại khóa, tăng sự trao đổi giữa giáo viên với sinh viên, gây hứng thú
học, tiếp thu bài tốt hơn. Ví dụ như có kinh phí nhà trường có thể tổ
chức cho các sinh viên ra Hồ Gươm, Hồ Tây giao lưu với người nước
ngoài để trau dồi kỹ năng nghe, nói cho các bạn học ngoại ngữ; hay các
sinh viên khoa khách sạn du lịch có những buổi được trải cách nhìn thực
tế tại các khách sạn và khu du lịch mà nhà trường sắp xếp, sẽ giúp sinh
viên có hứng thú, hiểu rõ hơn về ngành nghề của mình… Mọi trải
nghiệm thực tế bao giờ cũng cho ta cái nhìn toàn diện hơn là chỉ dựa trên
lý thuyết sách vở.
-

Tăng học phí đặt ra vấn đề cho sinh viên nghèo rằng: lấy tiền đâu để

trang trải học phí? Thay vì lệ thuộc nguồn cung cấp từ gia đình, tại sao
sinh viên không tự mình đi làm kiếm thêm thu nhập phụ giúp cho việc
học; đồng thời việc đi làm cũng giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng
sống như khả năng giao tiếp, sự nhanh nhẹn, khéo léo… Như chúng ta
đã biết hầu hết các trường đại học đều học theo lộ trình tín chỉ, lịch học
trên lớp rất ít, chủ yếu là tự học ở nhà, thời gian rảnh rất nhiều, thay vì
ngồi nhà lướt web, lên facabook, chơi game, xem phim thì hãy sắp xếp

cho mình một lịch trình học và làm hợp lý có lẽ cũng không khó, như


thế việc tăng học phí cũng không còn là quá khả năng của sinh viên
nghèo.
-

Cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, nhà nước

cũng đẩy mạnh các chính sách cho vay vốn không lấy lãi dài hạn hay
cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo có cơ hội đi học, các chính sách
hỗ trợ như miễn giảm học phí. Khi mức phí nâng lên thì mức cho vay,
học bổng cho sinh viên cũng tăng lên theo.
Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên quy định: Đối với học sinh, sinh viên
được áp dụng hỗ trợ là những người có hoàn cảnh khó khăn được vay
vốn để góp phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo
học tại trường bao gồm: Tiền học phí; chi phí mua sách vở, phương tiện
học tập, chi phí ăn, ở và đi lại.
Cho SV vay vốn về bản chất là để có thể tăng thêm mức gánh chịu chi
phí của SV, giảm bớt mức gánh chịu của ngân sách NN (Người đóng
thuế)... Có điều, cần phải chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học
phí trước) sang tương lai, khi mà họ đã “có khả năng chi trả”. Có như
vậy, một mặt SV nghèo mới không phải bỏ học, mặt khác, việc tài trợ
của NN mới có công bằng hơn so với khi thực hiện chính sách học phí
thấp. Chương trình cho SV vay vốn có thể có nhiều mục tiêu như: Tạo
cơ hội tiếp cận GDĐH cho nguời nghèo, giảm bớt áp lực lên ngân sách
NN, mở rộng hệ thống GDĐH, đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực hoặc



nghề nghiệp ưu tiên cụ thể, giảm bớt khó khăn tài chính cho SV đồng
thời tăng cường trách nhiệm của họ.
Điển hình là trường đại học Ngoại Thương, Hiệu trưởng Trường dự
kiến, với sinh viên giỏi và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sẽ cấp học
bổng 100% phần học phí chênh lệch giữa mức quy định của nhà nước và
quy định của trường. Như vậy, sinh viên diện này chỉ phải đóng 6-7 triệu
đồng/ năm. Số sinh viên được hưởng chính sách này được nhà trường
tính toán là 1% so với tổng chỉ tiêu tuyển mới (mỗi năm dự kiến tuyển
khoảng 3.500 chỉ tiêu). Riêng chính sách học bổng khuyến khích học tập
cho sinh viên giỏi vẫn được thực hiện theo quy định của nhà nước.
Đề án của Trường Ngoại thương còn cam kết đảm bảo chất lượng khi
thu học phí cao, cụ thể: ban hành chuẩn đầu ra. Song song với tăng
cường có sở vật chất sẽ giảm sĩ số lớp học từ 140 sinh viên hiện nay
xuồng còn 100 hoặc 80 sinh viên/ lớp.
Để chia sẻ bớt gánh nặng về chi phí học tập cho các sinh viên, hằng năm
trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh có học bổng khuyến khích học tập
dành cho 10% tổng số sinh sinh viên ĐH chính quy toàn trường. Cụ thể,
sinh viên có kết quả học tập xếp loại xuất sắc được hưởng 120% học
bổng, mỗi suất 15,6 triệu đồng, 1.500 suất học bổng toàn phần và 600
suất học bổng bán phần mỗi suất từ 13- 6,5 triệu đồng. Trường cũng có
chính sách miễn giảm 100% học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng
chính sách, hộ nghèo theo quy định của Nhà nước. Phần chênh lệch giữa
mức hỗ trợ của Nhà nước và mức học phí của trường sẽ được trường cấp


bù toàn bộ học phí. Với những sinh viên không nằm trong các diện chính
sách và số lượng sinh viên này chiếm đa số, trường đã phối hợp với các
ngân hàng tạo điều kiện cho các em vay tiền, đồng thời giãn ngày đóng
học phí cho các em và các em được đóng học phí theo từng đợt.
Vậy nên, để xứng đáng với đồng tiền bỏ ra, với những gì mong

muốn khi lên đại học thì sinh viên hãy gắng học để có học bổng bớt đi
gắng nặng học phí tăng.


KẾT LUẬN
Quan điểm: “Thực hiện đề án tăng học phí giáo dục đại học là không
công bằng với sinh viên nghèo” là sai. Xã hội ngày càng phát triển đòi
hỏi nguồn lao động phải chất lượng hơn, đồng nghĩa với việc đào tạo
nguồn nhân lực phải được cải tiến, để làm được điều đó thì việc tăng học
phí là điều hiểu nhiên. Không thể vì một số nhỏ sinh viên nghèo để kìm
hãm sự đổi mới trong giáo dục.
Đề án tăng học phí nói riêng và tài chính của trường đại học nói chung là
một trong những vấn đề cốt lõi của giáo dục đại học, có tác động sau
rộng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia. Chính
vì vậy, xây dựng chính sách học phí hợp lý là một vấn đề có nhiều yếu tố
và rất cần được nghiên cứu kĩ càng để đưa ra những giải pháp có ảnh
hưởng tích cực đến quan hệ giữa chất và lượng của nguồn nhân lực, đến
công bằng và ổn định xã hội dựa trên những quy định, chính sách hiện
có và thực tiễn đang diễn ra trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặt trong
bối cảnh toàn cầu hóa và kinh nghiệm quốc tế.



×