Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 28 trang )

UBND HUYỆN KRƠNG ANA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ
NHIỆM Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Lĩnh vực: Chủ nhiệm
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Năm
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi

Krông Ana, tháng 02 năm 2018



Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đều biết mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người
và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Tình trạng mơi trường thay
đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa
bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như bây giờ. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường
đang được đẩy lên mức báo động, gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường sống con
người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm khơng vacxin phịng bệnh. Và ở trong ngơi
trường THCS Nguyễn Trãi cũng vậy một thực trạng đáng buồn là dù yêu trường lớp đến
đâu nhiều học sinh vẫn vô tư xả rác khắp nơi, từ sân trường đến hành lang lớp học và
nhất là trong ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số học
sinh hồn nhiên phát biểu: Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ
kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh… do sự thiếu ý thức của một bộ phận các em học
sinh mà làm mất cảnh quan trường học, làm cho mơi trường học tập bị ảnh hưởng.


Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài
nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi giảng
dạy trong trường Phổ thông, mặc dù trong nhà trường ở các tiết học như giáo dục cơng
dân, hoạt động ngồi giờ lên lớp, hay các buổi sinh hoạt dưới cờ… đã có sự lồng ghép
rèn luyện cho các em ý thức bảo vệ môi trường xong chưa thường xuyên và do nhận
thức của các em còn hạn chế cho nên việc rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho các
em chưa thực sự hiệu quả. Tôi thiết nghĩ rằng người giáo viên chủ nhiệm là người gần
gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm tư, tình cảm của
các em nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm sẽ
là người trực tiếp cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản có liên quan đến mơi
trường, sự ơ nhiễm môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm… tăng cường sự hiểu biết
về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động
sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có
thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ mơi trường. Vì vậy, giáo dục bảo vệ mơi trường
cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất, nó cịn là
nền tảng để phát triển đạo đức xã hội của mỗi con người.
Trước thực tế như vậy, là một giáo viên chủ nhiệm, tơi thấy bản thân phải tìm cách
để giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, khơng những trong nhà trường mà

Người viết: Hồng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 1


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường

cịn ở gia đình và xã hội. Mục tiêu muốn hạn chế bớt rác thải cũng như nâng cao ý thức
về bảo vệ môi trường cho các em học sinh trong nhà trường, xuất phát điểm từ học sinh
lớp chủ nhiệm.
Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm được phân

công làm công tác chủ nhiệm, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp ...tôi
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong q trình làm cơng
tác chủ nhiệm tôi đã thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ
nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường”. Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè
đồng nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh ở trường THCS Nguyễn Trãi, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thông qua công tác chủ nhiệm. Nhằm giúp học
sinh nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và đời sống con
người. Từ đó có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung ở mọi lúc mọi nơi. Có ý thức tiết
kiệm điện, nước...tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học cũng
như ở địa phương tổ chức.
Đề tài này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các giờ dạy kiến thức, các giờ sinh hoạt 15
phút đầu giờ, các giờ sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa... góp phần thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục ở trường THCS Nguyễn Trãi, từ đó mở rộng cho các trường THCS khác
trên địa bàn Huyện Krông Ana.
* Nhiệm vụ
• Nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo vệ mơi trường.
• Khảo sát, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở trường

THCS Nguyễn Trãi. Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường ở trường
THCS Nguyễn Trãi.
• Thực nghiệm sư phạm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp
8A1 (năm học 2016 - 2017) trường THCS Nguyễn Trãi làm lớp thực nghiệm.


Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 2


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

4. Giới hạn của đề tài
Tìm hiểu về ý thức bảo vệ mơi trường của học sinh lớp 8A1 năm học 2016 - 2017
trường THCS Nguyễn Trãi.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập thơng tin trên báo chí, trên internet...
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, tổng hợp, so sánh, quan sát, thực
nghiệm.
II.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt
Nam).
Trong những năm gần đây, người dân cả nước đã chứng kiến sự phát triển không
ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của người dân ở nhiều nơi được cải thiện rõ rệt. Các
khu đô thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu
của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, song song với việc
phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đã và đang trở
thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội và gây ra những
tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên. Vậy đâu là nguyên nhân gây ơ
nhiễm mơi trường ở nước ta hiện nay ?



Do các chất khí thải ra từ hoạt động cơng nghiệp và sinh học.



Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.



Do các tác nhân phóng xạ.



Do các chất thải rắn.



Do tiếng ồn, bụi, khói…



Do sinh vật gây bệnh…



Và nhiều ngun nhân khác.

Cịn tại trường THCS Nguyễn Trãi, mơi trường học đường lâu nay vẫn cịn tình
trạng rác ở khắp mọi nơi: bồn hoa, ngăn bàn, góc lớp, cầu thang, căng tin đâu đâu cũng
có rác. Thế nhưng, các học sinh của chúng ta lại dửng dưng làm ngơ, qn đi và thậm chí


Người viết: Hồng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 3


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

là không hay biết. Chính các em cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh
nơi trường lớp.
Dẫu biết rằng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh mơi trường xanh - sạch - đẹp ở bất kì
nơi đâu đã được trang bị cho các em học sinh từ rất sớm. Song đáng buồn thay, ở bất kì
ngơi trường nào khi chúng ta có dịp ghé thăm thì khơng khó để nhận thấy những cảnh
tượng học sinh khơng giữ gìn vệ sinh học đường, thậm chí những hình ảnh này cịn mang
tính chất rất phổ biến. Nhiều em học sinh vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã
kẹo cao su,… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới
nền lớp học… Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng,
lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số các em học sinh. Các em
nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học khơng phải nhà mình, vậy thì
việc gì mà phải mất cơng giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ như vậy thật
đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó
sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các lớp học hàng ngày. Mặc dù, các thầy cô giáo và ban cán
sự lớp luôn thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Vệ sinh môi trường học đường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải
quyết hiện nay. Vì vậy các em học sinh hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh
quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và
vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học ngay hơm nay. Hãy có ý thức chấp hành tốt, khơng
xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,… Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một
nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường học tập sáng xanh - sạch - đẹp.
Rác thải chính là những chất thải hằng ngày do con người chúng ta sinh hoạt và làm
việc thải ra môi trường xung quanh. Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác thải

công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Rác thải cơng nghiệp tồn tại dưới các hình thức: chất hóa
học của các máy, nước thải, các loại phế liệu bẩn... Còn rác thải sinh hoạt (gồm rác thải
hữu cơ, rác thải vơ cơ) nó là những thứ gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta
như: chai nhựa, túi ni lông, bao tải các loại thức ăn, nước uống cịn thừa, những vật dụng
khơng cịn tác dụng sử dụng nó đều được coi là rác thải. Ngày nay, khi đất nước chúng ta
ngày một gia tăng dân số, thì tỷ lệ rác thải đang ở mức gây ơ nhiễm môi trường trầm
trọng. Rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, mơi trường nước, mơi trường khơng khí, phá
hủy môi trường sống, hệ sinh thái bị ô nhiễm, phá hủy cảnh quan, ảnh hưởng đến sinh

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 4


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

hoạt, sức khỏe con người. Mặc dù đảng và nhà nước ta cũng có những chính sách, biện
pháp ngăn ngừa chúng. Tuy nhiên khơng phải khi nào, con người cũng có những ý thức
chấp hành việc xả rác đúng nơi quy định. Minh chứng cho thấy, rất nhiều nhà máy, khu
công nghiệp lợi dụng việc ở gần biển, xả trực tiếp các loại chất thải, nước thải ra biển,
gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng. Cụ thể là việc cá chết hàng loạt ở khu vực biển
kéo dài ở Nghệ An, Hà Tĩnh hồi tháng 4/2016. Nguyên nhân trực tiếp là do sự ô nhiễm
của nước biển. Hay ngay tại Hà Nội đầu tháng 10 vừa rồi khu vực Hồ Tây thơ mộng, cá
chết hàng loạt mà nguyên nhân là do sự ô nhiễm trực tiếp của nguồn nước. Thế mới thấy,
chính con người chúng ta lại làm hại lẫn nhau. Ngoài ra, hằng ngày chúng ta vẫn thường
xuyên xả rác ra môi trường ngồi. Làm ơ nhiễm mơi trường sống của chúng ta.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là rất cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta
thực hiện mọi biện pháp, việc làm, cách làm nhằm mục đích là làm cho mơi trường
xanh - sạch - đẹp.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đã thải ra ngoài rất nhiều

lượng chất thải có hại cho con người và mơi trường chúng ta, những chất thải như: bọc
nilon, chai nhựa, chai sành sứ, thủy tinh …
Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm, cho dù môi trường ô nhiễm ra sao,
coi đó là việc của xã hội, của người khác khơng phải của mình. Nguy hại hơn, những suy
nghĩ trên khơng phải của một số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, cần hiểu lại vấn
đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên
là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa.
Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế chất thải có hại
cho con người và mơi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt.
Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình và
xem đây là nhiệm vụ quan trọng của học sinh.
2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong các trường THCS nói chung hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cũng rất được quan tâm, đối với các em học sinh thì ngành cũng đã có một số biện pháp
để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em như: cho các em lao động nhặt rác sân
trường, tham gia phong trào làm cho thế giới sạch hơn, tuyên truyền dưới cờ về bảo vệ
môi trường... và ở một số môn học cũng được lồng ghép chủ đề mơi trường vào giảng

Người viết: Hồng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 5


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường

dạy, cũng góp phần nào làm sạch hơn môi trường của chúng ta. Tuy nhiên cũng chưa đi
vào hoạt động có hiệu quả vì đa số các em chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi
trường, những việc làm của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhở u
cầu các em mới làm, nếu có thì chỉ có số ít các em làm, nếu như một trường mà chưa có

được một tập thể học sinh có ý thức về bảo vệ mơi trường thì việc thực hiện phong trào
thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp khó có thể thực hiện tốt.
Hiện nay tình trạng bán hàng rong trước cổng trường học vẫn còn nhiều, sau khi
mua xong hàng hóa, như một thói quen xấu, các em học sinh có thể dễ dàng xả rác ngay
ra cổng trường mà không cần suy nghĩ điều này làm mất cảnh quan trường học.
Đa số các bậc phụ huynh chưa quan tâm tớp việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường
cho con em mình xem việc này là của nhà nước, của xã hội không phải của mình. Nhiều
phụ huynh có tư tưởng:
Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bị nó ăn.
Chính tư tưởng này làm ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của các em học sinh. Làm cho
các em nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được cịn bẩn thì ai bẩn mặc ai cho
nên cũng chẳng quan tâm. Ngay cả những nơi công cộng không phải là của mình thì việc
gì mà phải mất cơng gìn giữ. Thêm một nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ
lâu, khó sửa đổi, đồng thời chúng ta cũng lại phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Ta như nhận thấy được rằng chính ở trong các lớp học, hằng ngày, các
thầy cơ và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp.
Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý, thùng rác chưa được phân loại, hiện tại sân
trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử lý: bọc nilon, giấy, chai nhựa,
lá cây.

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 6


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường

Một số hình ảnh về rác thải trong khuôn viên trường
Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề

cập đến những loại chất thải gần gũi với chúng ta, nhất là các em học sinh và gia đình các
em, loại chất thải đó là:
-Bọc nilon: đây là một loại chất thải tiềm ẩn những nguy hiểm, nhưng mọi người
khơng để ý đến và nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt của chúng ta, hầu
như gia đình nào cũng sử dụng bọc nilon, thời gian phân hủy của nó cũng rất lâu khoảng
về trăm năm tùy loại bọc nilon.
-Chai nhựa: đây cũng là một loại chất thải rất nguy hiểm, thời gian phân hủy của nó
cũng rất lâu.
-Giấy và lá cây: đây là loại rác sẽ làm mất mỹ quan, mất đi cái đẹp và cũng tìm ẩn
nguy hiểm.
-Những chai lọ, chậu cây bằng sành, sứ.
Những chất thải trên tiềm ẩn những nguy hiểm, làm mất vẽ đẹp cảnh quan môi
trường sư phạm.
Trước thực tế như vậy, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tơi cảm thấy mình phải
tìm cách nào để giáo dục các em trước hết là học sinh lớp mình chủ nhiệm, ý thức bảo vệ
mơi trường tốt hơn, khơng những trong nhà trường mà cịn ở gia đình và xã hội. Chúng ta
phải giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường với tồn thể học sinh vì lực lượng này rất đông
đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ môi trường chúng ta
thêm xanh - sạch - đẹp. Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt, thực hiện tốt việc bảo vệ mơi
trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khơi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm
nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có
những biện pháp, những cách làm, những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ mơi
trường.

Người viết: Hồng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 7


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường


Trước khi thực hiện đề tài, tơi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học sinh
về ý thức bảo vệ môi trường qua phát phiếu thăm dò cho 5 lớp 8 (từ 8A1 đến 8A5, trong
đó có lớp tơi chủ nhiệm 8A1) năm học 2016 -2017 vào tháng 9/2016 về các nội dung sau:
• Em thấy sân trường trường em như thế nào?
• Rác thải làm ảnh hưởng như thế nào đến mơi trường sống của chúng ta?
• Ở trường các em có được tham gia thường xuyên các buổi lao động hay khơng?
các buổi lao động đó nhằm mục đích gì?
• Sân trường đã sạch đẹp thì em có ý thức giữ gìn hay khơng?
• Em nghĩ thế nào về những bạn hay xả rác bừa bãi?
• Em có những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ mơi trường?
• Em đã tuyên truyền, vận động các bạn, gia đình và cộng đồng bảo vệ mơi trường
như thế nào?
Kết quả thống kê cho thấy:
Số HS có ý thức
Lớp

8A1
8A2
8A3
8A4
8A5

Sĩ số

32
32
28
30
25


BVMT
SL
8
7
6
6
5

Tỉ lệ %
25
22
23
21
21

Số HS có ý thức
BVMT chưa
thường xuyên
SL
Tỉ lệ %
11
35
10
32
9
33
11
36
8

32

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Số HS chưa có ý
thức BVMT
SL
13
15
13
13
12

Tỉ lệ %
40
46
44
43
47

Trang 8


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Qua kết quả thăm dị ban đầu tơi thấy, số lượng học sinh có ý thức bảo vệ mơi
trường cịn ít, giữa lớp chủ nhiệm so với các lớp khác chưa có sự khác biệt, số lượng học
sinh ý thức bảo vệ môi trường chưa thường xuyên hoặc chưa có ý thức về bảo vệ mơi
trường cịn nhiều ở tất cả các lớp.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp

a. Mục tiêu của giải pháp
-Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp đặc
điểm lứa tuổi. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
-Nhận thức mối quan hệ khăng khít qua lại giữa con người với mơi trường.
-Từng bước bồi dưỡng cho học sinh lịng u q thiên nhiên, biết trân trọng mơi
trường tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ mơi trường sống.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường, gia đình và nơi
cơng cộng.
-Có ý thức tun truyền, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi
trường.
-Thông qua các hoạt động làm tăng cường tinh thần đoàn kết tập thể.
-Thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
+ Nội dung thực hiện

Trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm tơi đã tìm tịi, sưu tầm và đúc kết
được một kinh nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh và đã sử
dụng trong các năm làm công tác chủ nhiệm và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi
xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
-Lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường đối với lớp chủ nhiệm.
-Thông qua các hoạt động vệ sinh xanh - sạch - đẹp trường lớp.
-Tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon.
-Tiến hành phân loại rác.
-Làm phân ủ hữu cơ.
-Tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải).
-Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học sinh.
Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi


Trang 9


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

-Tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp.
+ Cách thức thực hiện biện pháp
Vậy phải làm gì để bảo vệ môi trường của chúng ta? Bảo vệ môi trường phải cần
một thời gian dài, liên tục, tốn kém nhiều cơng sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường
nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh. Hiện nay,
vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường
chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các
cấp học phổ thông. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn sinh học, giáo
dục công dân, địa lý và một số tiết học ngoại khóa. Do vậy, ý thức bảo vệ mơi trường vì
thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Với mục đích hạn chế rác thải, góp
phần giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường ở trường THCS Nguyễn Trãi mà trước hết tôi
tiến hành thực nghiệm ở lớp chủ nhiệm bằng những việc làm, những hành động thiết thực
cụ thể như sau:
Thứ nhất lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường đối với lớp chủ nhiệm.
Khi nhận lớp chủ nhiệm tơi ngồi việc lập kế hoạch chủ nhiệm tơi đã lên cho mình
một kế hoạch riêng để giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh lớp mình cụ thể
như sau:
+ Trong lớp học đặt sẵn 2 sọt rác hữu cơ và vô cơ. Tôi hướng dẫn học sinh cách
phân loại rác hợp lý.
+ Giao cho ban cán sự lớp theo dõi việc vệ sinh lớp học của các thành viên trong
lớp: Từ việc bỏ rác đúng nơi quy định, kiểm tra thường xuyên trong ngăn bàn nếu phát
hiện trong ngăn bàn học sinh nào có rác sẽ phạt trực nhật 1 tuần và trừ điểm thi đua tùy
mức độ vi phạm.
+ Giao cho các tổ luân phiên nhau trong việc chăm sóc cơng trình măng non. Tuần 1

bắt đầu từ tổ 1.
+ Chia cho các tổ trồng cây xanh để trang trí lớp học tạo mơi trường lớp học xanh sạch - đẹp.
Ngay từ đầu năm học lên kế học rõ ràng, ban cán sự lớp làm việc rất năng động
cộng với ý thức của các em khá tốt và kết quả khá khả quan, khi 100% các em đều bỏ rác
đúng nơi quy định, các em tham gia trồng cây xanh, trang trí lớp học rất nhiệt tình, khơng

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 10


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường

cịn tình trạng rác trong ngăn bàn hay trong góc lớp. Mơi trường lớp học thân thiện với
các em hơn.
Thứ hai thông qua các hoạt động vệ sinh xanh -sạch -đẹp trường lớp
Ngoài vệ sinh lớp học hàng ngày, cứ đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, lớp
chủ nhiệm thực hiện buổi lao động cơng ích “ngày chủ nhật xanh”, làm sạch các khu vực
hai bên đường quốc lộ gần trường, trong khuôn viên nhà trường, cổng trường, nhổ cỏ,
chăm sóc bồn hoa cây cảnh.

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 11


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường
Một số hình ảnh về “Ngày Chủ nhật xanh” của học sinh lớp 8A1 trường THCS Nguyễn Trãi

Thứ ba là tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon

Đây là một trong những rác thải gây ô nhiễm môi trường ở trường chúng tôi. Túi
nilon khi đốt cháy tạo ra đi - ô - xin gây ngộ độc, khó thở, gây ung thư và các dị tật bẩm
sinh cho trẻ. Khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy q trình biến đổi khí hậu.
Theo các nhà khoa học chất phụ gia hóa dẻo trong túi nilon có thể làm tổn thương, thối
hóa thần kinh và tủy sống; chất tạo màu trong túi nilon gây hại não và là một trong những
nguyên nhân gây ung thư; chất DOP ( dioctinplatalat) trong túi nilon có thể gây vơ sinh
nam và dậy thì sớm ở bé gái.
Thế nhưng hiện nay hầu hết các siêu thị, cửa hàng, chợ... và trong sinh hoạt hàng
ngày, mọi người có thói quen sử dụng túi nilon để đựng đồ cho khách. Còn tại các quán
ăn, hàng trăm hộp xốp được sử dụng để đựng thức ăn sẵn cho khách mang về. Đặc biệt ở
trường tôi, đa số học sinh học xa nhà, buổi trưa thường hay ở lại trường, vì vậy các em
học sinh hàng ngày đều sử dụng túi nilon, hộp xốp để đựng thức ăn sáng, ăn trưa, quà
vặt... đến trường. Đây là loại rác thải không thể tái chế được và phải mất hàng nghìn thậm
chí hàng trăm nghìn năm để phân hủy trong mơi trường tự nhiên. Tơi hướng dẫn các em
thay vì sử dụng túi nilon hay hộp xốp chúng ta có thể sử dụng các túi sinh thái, túi giấy,
hộp nhựa, cặp lồng...để mang thức ăn hay đồ dùng đến trường.

Thứ tư tiến hành phân loại rác
Theo các chuyên gia thì trong 100 tấn rác chúng ta thải ra chỉ có 2,22 tấn là rác vô
cơ không thể tái chế cần phải đem chôn lấp, hai loại rác còn lại là rác hữu cơ và rác tái
chế đều có thể tận dụng để chế biến làm phân bón hoặc tái chế thành các sản phẩm có
ích. Ở trường tơi có nhiều thùng rác, tuy nhiên rác thải để lẫn lộn với nhau thì khơng có
giá trị gì. Rác thải được phân loại chính xác mới trở thành nguyên liệu có giá trị. Vậy tại
sao chúng ta khơng học cách vứt bỏ rác có ý thức hơn? Chính vì vậy tơi đã hướng dẫn
học sinh lớp chủ nhiệm tiến hành phân loại rác, dán nhãn phân loại thùng rác vô cơ và
thùng rác hữu cơ, chúng được đặt ở nhiều vị trí trong nhà trường như căng tin, trong sân
Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 12



Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

trường, nhà để xe... Như vậy, thông qua những thùng rác này các em đã biết cách phân
loại rác.

Những thùng rác khi chưa được phân loại

Các thùng rác được dán nhãn để phân loại rác

Thứ năm làm phân ủ hữu cơ
Trường tơi có nhiều cây xanh, cứ đến mùa lá rụng thì sân trường lúc nào cũng rất
nhiều lá. Các em học sinh lớp tôi đã sử dụng rác hữu cơ làm phân ủ hữu cơ để bón cho
các bồn hoa, cây cảnh trong sân trường.
Cách tiến hành: Chuẩn bị một thùng xốp có nắp thống khí, đáy của thùng có lỗ
thống để tiếp xúc với khơng khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay ở dưới
để hứng nước(nếu có).
Để dưới đáy thùng các vật liệu như lá khô, rơm hoặc một phần đát xốp dày khoảng
15cm. Tiếp đó cho các loại rác hữu cơ như lá rau, vỏ hoa quả, bã chè, bã cà phê...(chú ý
không cho các chất béo, mỡ thịt, các sản phẩm bơ sữa vì chúng sẽ gây mùi; không cho
các loại lá cây bị sâu bệnh, phân chó mèo vì có thể có sán và khơng được phân hủy hết
trong quá trình ủ)
Cho chút nước vào để đảm bảo độ ẩm vừa đủ.
Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ mới vào
thùng phân ủ hàng ngày.
Sau 1 tháng chúng ta có một thùng phân ủ với đầy đủ các chất dinh dưỡng để bón
cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại khơng gây ơ nhiễm mơi trường.

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi


Trang 13


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Học sinh lớp 8A1 ủ phân hữu cơ

Bón phân hữu cơ cho cây trồng trong sân trường

Thứ sáu tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải)
Khơng phải tất cả các loại rác thải đều bỏ đi, chúng ta có thể tái sử dụng các rác thải
vơ cơ như vỏ lon, vỏ chai, giấy, vỏ bút,… để làm ra các sản phẩm tái chế phục vụ cho học
tập, sinh hoạt. Trong lớp chủ nhiệm tôi chia lớp ra làm 6 nhóm với những học sinh gần
nhà nhau và giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà trong thời gian 1 tuần làm ra các sản
phẩm tái từ rác vơ cơ mà các em đã phân loại trước đó. Các em rất hào hứng và tham gia
nhiệt tình. Vào ngày cuối tuần tơi tổ chức một buổi ngoại khóa có mời các thầy cơ và đại
diện học sinh các khối lớp tới tham dự “ Ngày hội rác”. Sản phẩm mà các em đem lại vô
cùng phong phú và đa dạng:

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 14


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Một số sản phẩm tái chế từ rác được trưng bày trong " Ngày hội rác" của học sinh lớp 8A1

Thứ bảy tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học
sinh lớp chủ nhiệm.

Tôi đã tổ chức một buổi thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường vào giờ sinh
hoạt lớp cho học sinh lớp chủ nhiệm. Cuộc thi đã thu hút đông đảo sự tham gia của các
em học sinh. Qua cuộc thi, các em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức về môi trường.
Biết được sự tác động qua lại giữa môi trường với tự nhiên và con người. Biết yêu quí
Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 15


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

thiên nhiên và thấy có trách nhiệm, ý thức phải bảo vệ mơi trường. Từ đó có những hành
động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Đồng thời cuộc thi làm tăng thêm tinh thần đồn
kết tập thể cho HS lớp chủ nhiệm.
[

Hình ảnh trong “Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức BVMT” lớp 8A1

Thứ tám tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 16


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Sau mỗi khi kiểm tra xong các môn học kỳ hoặc sau mỗi buổi học, trong các phịng
học và sân trường có rất nhiều giấy vụn, chai nhựa. Các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã
thay nhau đi gom giấy vụn và chai nhựa. Số tiền thu được từ bán chai nhựa và giấy vụn

để tổ chức các hoạt động cho lớp như ngày hội rác, thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ mơi
trường, ngày chủ nhật xanh...

Hình ảnh giấy vụn rất nhiều trong lớp sau giờ tan học

Các bạn học sinh lớp 8A1 thu gom giấy vụn, chai nhựa
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Để nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh thì có rất nhiều biện pháp, tuy
nhiên cần tiến hành song song các biện pháp và được thực hiện xuyên suốt năm học. Phải
làm sao để bảo vệ mơi trường là một thói quen hàng ngày của học sinh. Biến việc bảo vệ
môi trường thành một thói quen, một lối sống tốt.

Người viết: Hồng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 17


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng
+ Kết quả khảo nghiệm
Sau một năm thực hiện những biện pháp nói trên, tơi thực hiện lại phiếu điều tra vẫn
với những câu hỏi như vậy với 5 lớp 8A1, 8A2, 8A3,8A4, 8A5, kết quả cho thấy đa số
học sinh trong lớp 8A1( lớp chủ nhiệm) của năm học 2016 - 2017 có ý thức bảo vệ mơi
trường rất tốt, khơng cịn học sinh chưa có ý thức bảo vệ mơi trường, cịn các lớp cịn lại
khơng được giáo dục thường xun nên ý thức bảo vệ mơi trường chưa có sự thay đổi.
Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau:
Số HS có ý thức
Lớp


8A1
8A2
8A3
8A4
8A5

Sĩ số

32
32
28
30
25

BVMT
SL
23
9
7
7
7

Tỉ lệ %
73
28
25
21
26


Số HS có ý thức
BVMT nhưng chưa
thường xuyên
SL
Tỉ lệ %
9
27
11
35
9
33
12
41
8
32

Số HS chưa có ý
thức BVMT
SL
0
12
12
11
10

Tỉ lệ %
0
37
42
38

42

Kết quả thực nghiệm cho thấy những biện pháp đã thực hiện đạt hiệu quả cao, tỉ lệ
học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường tăng cao rõ rệt ở lớp chủ nhiệm (lớp 8A1).
+ Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 18


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

* Đối với bản thân tác giả
Đây là một cách có thể đem lại hiệu quả cao trong giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn
mơi trường cho học sinh, giữ cho lớp học thêm sạch, cho trường thêm sạch và đây cũng
là một cách mà tơi có thể sử dụng tốt trong gia đình tơi và đã đem lại hiệu quả tốt. Giúp
tơi có thêm kinh nghiệm trong giáo dục học sinh về bảo vệ mơi trường và kinh nghiệm
trong gia đình về vấn đề xử lý rác thải.
* Đối với học sinh
Giúp các em hiểu sâu hơn về rác thải (tác hại và lợi ích của nó), giúp các em có ý
thức trong việc giữ gìn mơi trường vì rác khơng phải là thứ bỏ đi mà nó đem lại lợi ích
như trên, chính vì thế giúp các em ý thức hơn từ đó các em sẽ khơng vứt rác bừa bãi mà
bỏ rác đúng quy định. Sẽ góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua trường học “Xanh sạch - đẹp”.
+ Phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Sau một năm cố gắng nỗ lực của cơ và trị lớp chủ nhiệm đã chứng minh tính đúng
đắn của đề tài. Qua những hoạt động các em học sinh đã được trải nghiệm, học được
nhiều điều bổ ích, mang lại cho các em nhiều kiến thức sâu rộng, biết vận dụng những
kiến thức mình đã được học vào thực tiễn đời sống.
Các em biết phân bố thời gian hợp lí giữa học tập và làm việc để vệ sinh trường lớp,

giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, vườn tược, đường làng ngõ xóm hằng ngày làm
cho mơi trường sống xanh sạch đẹp.
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp chủ nhiệm tăng cao rõ rệt, trường lớp
sạch sẽ. Các em cịn có một vốn quỹ từ việc thu gom giấy vụn để tổ chức những hoạt
động trong lớp.
Với những hành động nhỏ, việc làm thiết thực hi vọng sẽ góp phần giúp trường
THCS Nguyễn Trãi nói riêng và các trường THCS nói chung xây dựng được ngôi trường
xanh - sạch - đẹp.
Sau khi áp dụng cho lớp chủ nhiệm mang lại những hiệu quả thiết thực, đầu năm
học 2017- 2018 tôi đã đề nghị với lãnh đạo nhà trường và tổng phụ trách đội tổ chức một
buổi hoạt động giáo dục dưới cờ để triển khai cho học sinh tồn trường các biện pháp bảo
vệ mơi trường, sau đó tơi có trao đổi trực tiếp với các giáo viên chủ nhiệm của các lớp
những kinh nghiệm mà mình đã áp dụng để xây dựng ngơi trường THCS Nguyễn Trãi

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 19


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

xanh - sạch - đẹp. Và đây là một số hình ảnh về trường THCS Nguyễn Trãi vào tháng 12
năm 2017:

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 20


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ mơi trường


Người viết: Hồng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 21


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ mơi trường từ những việc làm bình thường hàng
ngày trong cuộc sống để trở thành nếp nghĩ, hành vi tự nhiên như ăn mặc, đi đứng...trong học
tập cũng như trong cuộc sống của các em. Như vậy, sau này chúng ta sẽ có những cơng dân có
ý thức bảo vệ môi trường tốt.
Được thực hành, được trải nghiệm, được tìm hiểu, được nêu những cảm nghĩ, được nhận
xét đánh giá về việc bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu trong học sinh ý thức bảo vệ môi trường
tốt nhất. Việc giáo dục bảo vệ môi trường không ngừng lại ở bài học, trị chơi, làm việc nhóm
mà cần được sự quan tâm, phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, lãnh đạo nhà
trường, địa phương, gia đình cùng phối hợp giáo dục học sinh, coi đây là việc làm cần thiết
thường xuyên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con người thời đại mới. Đặc biệt giáo viên
chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất, phải là những tấm gương sáng, cùng học, cùng
làm, cùng tham gia vận động bảo vệ môi trường với học sinh, để các em tin tưởng, ngưỡng mộ
và làm theo. Hãy cùng chung tay để xây dựng và bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của tất cả
loài người trở nên tốt đẹp hơn, an toàn hơn và trong sạch hơn.
2. Kiến nghị
- Cần tổ chức cho giáo viên tham gia nhiều buổi tập huấn về bảo vệ môi trường
- Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế những khu vực ô nhiễm môi trường hoặc
những khu vực thực hiện tốt bảo vệ môi trường trong xã, huyện, tỉnh.
- Trang bị, cập nhật thêm những tư liệu về môi trường như phim, ảnh...
- Cấp phát cho trường học những mẫu thùng rác tiện dụng.

- Nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm
điện, khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên,
học sinh, sinh viên.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp
quan trọng góp phần xây dựng mơi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi
ích trước mắt và lâu dài.
Người viết
Hoàng Thị Năm

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 22


Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ mơi trường năm 2005.
2. Hóa học cơng nghệ và mơi trường - Tác giả: Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt.Nhà xuất bản Giáo Dục – Năm 1999.
3. Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Tìm hiểu các thơng tư tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu trên các trang
website về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Phổ thông.

Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 23



×