Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bao cao thuyet minh BAN DO HTSD d cap XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.18 KB, 13 trang )

ppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014
XÃ CÁT NÊ - HUYỆN ĐẠI TỪ

Đại Từ, tháng 06 năm 2015
1


UBND HUYỆN ĐẠI TỪ
UBND XÃ CÁT NÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cát Nê, ngày … tháng … năm 2015.

BÁO CÁO THUYẾT MINH
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cát Nê năm 2014
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng


đất (gọi tắt là Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT);
- Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 thực hiện kiểm kê đất đai,
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29/7/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/8/2007 của
liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh
phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 179/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 26/11/2014
của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sử dụng kinh
phí cho hoạt động kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014;
- Căn cứ Văn bản số 3033/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/7/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc lập phương án kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2014;
UBND xã Cát Nê đã thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014, triển khai nhiệm vụ đối với các đối tượng sử dụng
đất trên địa bàn xã. Công tác bắt đầu triển khai từ ngày 01/01/2015 và hoàn thành vào
ngày …./…./2015

2


1.2. Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 của xã Cát Nê:
a. Mục đích
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2014 được thể hiện sự

phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê đất đai, theo mục đích sử dụng
đất đai tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính. Mục đích để
minh hoạ kết quả kiểm kê đất đai tại thời điểm tiến hành kiểm kê đất đai.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tạo điều kiện cho các cấp nhà nước
quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, đồng thời làm cơ sở cho phân tích đánh giá lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các thời kỳ tiếp theo của địa phương.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo quy định của Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT, theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do
Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác quản lý đất đai trong toàn xã và
huyện Đại Từ, nắm được quỹ đất trong thời điểm kiểm kê, làm tài liệu cơ bản, thống
nhất phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của xã đã được phê duyệt. Đồng thời là tài liệu cho các
ngành khai thác sử dụng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng
phát triển của ngành mình. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 là tài liệu cơ bản
và thống nhất trong toàn huyện, làm cơ sở cho các đợt chỉnh lý và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cho các kỳ kiểm kê và lập kế hoạch sử dụng đất sau này.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 thể hiện đúng, đầy đủ với số liệu trong
các biểu kiểm kê đất đai.
b.Yêu cầu
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Cát Nê năm 2014, tuân thủ theo
quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 thể hiện đầy đủ và chính
xác theo địa giới hành chính và thể hiện được vị trí, hình thể, diện tích các loại đất.
Thể hiện đúng số liệu theo biểu kiểm kê đất đai trên toàn xã.
2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH
2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Xã Cát Nê là một xã miền núi, nằm về phía đông nam của huyện Đại Từ,
cách trung tâm huyện khoảng 20 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau:
Phía Bắc giáp với xã Vạn Thọ và xã Ký Phú, huyện Đại Từ.
Phía Đông giáp với thị trấn Quân Chu huyện Đại Từ và xã Phúc Thuận,
huyện Phổ Yên.
3


Phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Nam giáp xã Quân Chu, huyện Đại Từ.
Xã Cát Nê có tổng diện tích tự nhiên tại thời điểm kiểm kê là 2607,42 ha, chia
thành 20 thôn xóm, dân số tính đến tháng 12 năm 2014 là: 3765 khẩu, 938 hộ.
2.1.2. Địa hình

Địa hình của xã Cát Nê phức tạp, đồi núi chiếm diện tích lớn tới 50% so với
diện tích tự nhiên toàn xã, địa hình dốc dần từ tây sang đông, xen kẽ giữa núi, là
các đồi thấp và những cánh đồng và các rải ruộng nhỏ hẹp, những khu dân cư
tồn tại từ lâu đời với tính tiện canh, tiện cư, rất khó khăn cho việc xây dựng các
cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
2.1.3. Khí hậu:

vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt mùa đông
và mùa hè.
- Mùa đông (hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời
tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít
thiếu nước cho cây trồng vụ đông.
- Mùa hè Cát Nê là một xã miền núi phía bắc, khí hậu mang tính chất đặc
thù của hè (mùa mưa) nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng

mưa lớn vào tháng 6,7,8, chiếm 70% lượng mưa của cả năm, thường gây ngập
úng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân,
mùa này có gió mùa đông nam thịnh hành.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,80C , tổng tích ôn là 7000 đến
80000C.
+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 2210 mm, lượng mưa cao
nhất vào tháng 8, khoảng trên 2000 mm và thấp nhất vào tháng 1, khoảng 1212
mm.
Số giờ nắng trong năm rao động từ 1200 đến 1500 giờ, được phân bố
tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.
+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8; Độ
ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.
+ Sương mù bình quân từ 20 đến 30 ngày/ năm, sươmg muối xuất hiện ít.
Nhiệt độ trung bình năm từ 20-220C, nhiệt độ cao nhất 390C, nhiệt độ thấp nhất
70C.
2.1.4. Thuỷ văn:
Hệ thống thuỷ văn của xã Cát Nê chủ yếu là các con suối nhỏ nằm ở đầu nguồn
nước, các ao, hồ, đập và các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã là
nguồn dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất. Do
địa hình phức tạp nằm ngay chân núi Tam Đảo nên mùa mưa hay bị lũ quét, lụt cục bộ
4


ở những nơi quanh suối và hạn hán về mùa khô gây khó khăn cho việc sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
2.2. Các nguồn Tài nguyên:
2.2.1. Tài nguyên đất:
Xã Cát Nê có tổng diện tích tự nhiên là 2607,42 ha, đất đai có một số loại đất
chính sau:
+ Đất feralít mầu đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất phân

bổ trên toàn xã, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha, thích hợp cho trồng cây nông
nghiệp.
+ Đất Thung lũng và sản phẩm dốc tụ, phân bố ở khắp các chân đồi gò đã được
nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước và các cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất
này có tầng đất dầy, độ mùn tiềm tàng cao.
+ Đất phù sa: Đất phù sa được phân bố ở dọc theo các sông suối, đã được nhân
dân khai thác để trồng lúa và những cây hoa mầu ngắn ngày, loại đất này có lược mùn
cao, có khả năng giữ nhiệt, giữ ẩm tốt.
* Ngoài hai loại đất chính ra trong xã còn có các loại đất khác như: Đất mầu
nâu vàng trên mẫu chất phù sa cổ, đất feralít biến đổi do trồng lúa nước, số lượng
không đáng kể nằm rải rác trên địa bàn xã.
2.2.2. Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Cát Nê có 27,87 ha đất sông suối và Mặt nước chuyên
dùng, gồm có các con suối nhỏ, ao, hồ, đập, vai giữ nước, đây là nguồn nước mặt phục
vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 12-15m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã
được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống,
sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong toàn xã.
2.2.3.Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng ở xã Cát Nê những năm trước đây bị khai thác, chặt phá bừa bãi,
dẫn đến rừng bị nghèo kiệt, các loại gỗ quý hiếm còn lại không đáng kể. Những năm
gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc, diện
tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng rất đa
dạng và phong phú, môi trường ngày được bảo vệ tốt, hạn chế được nhiều quá trình
xói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ. Diện tích rừng của xã hiện nay là 1819,06 ha
chủ yếu là rừng tái sinh, rừng trồng là 982,06 ha, r ừng phòng hộ là 190,08 ha, rừng đặc
dụng là 646,92 ha (chủ yếu là rừng đặc dụng nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia
Tam Đảo). Đây là nguồn tài nguyên quí hiếm, có tiềm năng lớn. Độ che phủ của rừng
ngày một nâng cao.
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản:

5


Xã Cát Nê nguồn tài nguyên chủ yếu là cát sỏi dọc theo các con suối nhân dân
khai thác phục vụ cho xây dựng trong xã.
2.2.5. Tài nguyên nhân văn:
Xã Cát Nê tính đến tháng 12 năm 2014 có 3765 khẩu và số hộ là 938, trong đó số
khẩu nông nghiệp là 90 %, còn lại là số khẩu phi nông nghiệp, chiếm 5 % được phân
thành 25 cụm dân cư gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày, Nùng, Dao,
Kinh. Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống. Trình độ dân trí ở mức trung
bình. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền xã Cát Nê, cán bộ và
nhân dân đoàn kết, thống nhất.
2.3. Thực trạng môi trường:
Là một xã miền núi của huyện Đại Từ, được sự quan tâm của các cấp, các
ngành những năm gần đây, diện tích rừng được tăng nhanh do phát động phong trào
trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hiện nay đất rừng của xã đang tăng nhanh,
cây trồng đa rạng, phong phú, ngoài ra phong trào trồng cây xanh làm đẹp cơ quan,
đường làng, ngõ xóm cũng được các cấp các ngành quan tâm, cảnh quan đẹp, môi
trường trong sạch, mát mẻ, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm không khí và nguồn nước.
3. THỜI ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THÀNH VIỆC THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
Kết thúc ngày
tháng
năm 2015.
4. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP,
CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
4.1. Các tài liệu đã sử dụng
- Bản đồ, hồ sơ địa giới 364 của xã Cát Nê;
- Bản đồ địa chính mới thành lập đo đạc năm 2014 và được cập nhật đầy đủ đến

ngày 31/12/2014, kèm theo các tệp số liệu thuộc tính của bản đồ, sổ mục kê, sổ địa
chính;
- Tài liệu kết quả kiểm kê kỳ trước năm 2005 và 2010, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2010, số liệu thống kê đất đai năm 2011, 2012, 2013;
- Báo cáo, số liệu, danh mục các công trình, dự án trích đo từ Văn phòng đăng
ký QSDĐ huyện, tỉnh, phòng Quản lý đô thị;
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 (gồm hệ thống bảng biểu, danh mục các công
trình dự án thực hiện trong năm 2015; bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2015 trên nền
bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; báo cáo kế hoạch sử dụng đất);
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) của huyện (gồm báo cáo quy hoạch sử dụng đất; bản đồ hiện trạng sử
dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; hệ thống bảng biểu);
- Trích đo bản đồ địa chính phục vụ đền bù, thu hồi, giải phóng mặt bằng.
4.2. Các phương pháp xây dựng bản đồ của xã
a. Xử lý nội nghiệp
6


Bước 1. Từ các loại bản đồ giải thửa tỷ lệ 1:1000 hiện có của địa phương, ghép
chung thành bản đồ tổng của cả xã, kiểm tra và xử lý tiếp biên, số hóa, ghép với bản
đồ điều tra đất lâm nghiệp. Chuyển đổi Seedfile theo quy định của Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT, loại đất cũ theo quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT
Bước 2. Nhập thông tin đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất và bản vẽ
tổng. Thực hiện gộp các khoanh đất có cùng lại đất và cùng đối tượng sử dụng đất,
quản lý đất.
Bước 3. Nhập thông tin kết quả kiểm kê kỳ trước vào các khoanh đất.
Bước 4. Đưa bổ sung các thông tin, các công trình, dự án trích đo thu thập được
từ các loại hồ sơ, tài liệu lên bản đồ dạng số.
Bước 5. Sử dụng phần mềm Famis, TMVMap, gcadas gán thông tin thuộc tính
cho từng thửa.

Bước 6. In ấn bản đồ sau khi đã biên vẽ nội nghiệp, phân chia phạm vi điều tra
ngoại nghiệp.
b. Điều tra ngoại nghiệp
Bước 7. Rà soát, thu thập ý kiến của cán bộ địa chính xã để xác định các khu
vực có biến động trên thực địa trong kỳ kiểm kê cần chỉnh lý bản đồ, cần điều tra bổ
sung. Tiến hành điều tra, khoanh vẽ ngoại nghiệp để xác định ranh giới, loại đất, loại
đối tượng quản lý, sử dụng cho các khoanh đất đã được biên tập nội nghiệp. Thu thập
các thông tin ghi chú, giải thích, tên các trụ sở, cơ quan…
c. Biên tập nội nghiệp sau khi đã điều tra ngoại nghiệp
Bước 8. Chỉnh lý lại ranh giới các khoanh đất, loại đất, loại đối tượng theo kết
quả điều tra ngoại nghiệp.
Bước 9. Tạo vùng cho các khoanh đất từ ranh giới đã chỉnh lý, cập nhật, bổ
sung theo kết quả điều tra thực địa. Nhập thông tin sau:

1. Số TT khoanh đất;
2. Mã loại đất hiện trạng;
3. Mã loại đất kỳ trước;
4. Mã loại đất sử dụng kết hợp;
5. Diện tích hiện trạng;
6. Diện tích kỳ trước;
7. Mã khu vực tổng hợp.
8. Các thông tin thuộc tính biểu 5b, 6b theo quy định của Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT.
Bước 10. Thực hiện gán các thông tin điều tra được ở bước 9 vào cơ sở dữ liệu.
Bước 11. Chạy thống kê bảng biểu 1, 2, 3, 5a, 5b, 6a, 6b, 7, 8, 9, 10, 11, 12 theo
quy định của Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT.
Bước 12. Biên tập và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.

7



4.3. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Phương pháp lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp
tỉnh được thực hiện theo qui định tại điều 20 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT
như sau:
a) Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành
lập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 3 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng
chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư số 28/2014/TTBTNMT;
- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với
kích thước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000 chỉ biểu thị
lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến
của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’.
- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
+ Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN2000;
+ Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master
Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân
giải (Resolution) là 1000.
b) Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên
tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất;
- Sử dụng các loại bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nông
nghiệp và bản đồ nền địa chính thì sử dụng thêm các bản đồ này để tham khảo

hoặc bổ sung các yếu tố nội dung cần thiết ngoài ranh giới các khoanh đất mà
bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa có.
c) Việc tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của từng cấp bảo đảm yêu cầu:
- Mức độ tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của từng cấp phải tương ứng với tỷ lệ bản đồ dạng giấy được in ra. Ranh giới
khoanh đất và các yếu tố hình tuyến được khái quát hóa, làm trơn;

8


- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể
hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh giới
các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh thể hiện
theo các chỉ tiêu tổng hợp quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT;
- Nhãn khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp chỉ thể
hiện mã loại đất;
- Các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng khi có diện tích theo quy định như
sau:

Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1:1000 đến 1:10000

≥ 16 mm2

Từ 1:25000 đến 1:100000


≥ 9 mm2

Từ 1:250000 đến 1:1000000

≥ 4 mm2

Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây thì
được ghép vào các khoanh đất lớn hơn liền kề
- Các yếu tố hình tuyến (sông, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2
cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới 0,5mm
trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến đó.
Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển vị
trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt;
Các yếu tố thuỷ hệ hình tuyến khi tổng hợp phải xem xét giữ được tính
chất đặc trưng của đối tượng để đảm bảo phản ánh đúng mật độ, kiểu phân bố,
đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, không được bỏ dòng chảy đặc
biệt như suối nước nóng, nước khoáng;
- Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hình
dáng đặc trưng của từng kiểu bờ. Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển có
dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ lại
các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi;
- Các yếu tố địa hình, địa vật, ghi chú thuyết minh khác được lựa chọn,
bổ sung hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thông tin, khả năng đọc và tính
mỹ quan của bản đồ;
d) Khi sử dụng phần mềm để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
dạng số thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c trên, còn
phải thực hiện theo các yêu cầu:
- Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin
khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng;

- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng
9


cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell;
- Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain,
Complex Chain hoặc Polyline, … theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên
tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường
thể hiện các đối tượng cùng kiểu;
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng pattern,
shape, complex shape hoặc fill color. Những đối tượng dạng vùng phải là các
vùng khép kín;
- Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và
các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các
đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao
thông, địa giới …) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển
về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất phải có một mã loại đất,
khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưu
trữ. Sản phẩm phải có ghi chú lý lịch kèm theo;
- Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở định
dạng file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu và lý
lịch bản đồ (nếu có); file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin
khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt,
bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu độc lập được tạo sẵn trong thư viện
“HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.cell, ht10-25.cell, ht50100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ có tên
tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng màu có
tên là ht.tbl.
5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
VỀ MỨC ĐỘ ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA CÁC YẾU TỐ
NỘI DUNG


Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê
được phản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ,
không tổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các
khoanh đất với độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa.
Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản
đồ kết quả điều tra kiểm kê thực hiện như sau:
- Bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trong của
bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm và đường
chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá  0,5 mm
tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng;

10


- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không
được vượt quá  0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng.
5.1. Đánh giá chất lượng các tài liệu đã sử dụng

a. Bản đồ địa giới hành chính xã Cát Nê được xây dựng năm 2014
Đây là bản đồ được xây dựng theo địa giới hành chính đã được xác lập
theo Chỉ thị 364 của Chính phủ nhằm xác định chính xác ĐGHC của các đơn vị
hành chính trong cả nước từ Trung ương đến địa phương. Bản đồ này đã thể hiện
một cách rất chi tiết, rõ ràng chính xác ranh giới hành chính của xã.
b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Đây là tài liệu quan trọng làm cơ sở để so sánh biến động đất đai, bản đồ
này được lập năm 2010, bản đồ nền hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Độ chính
xác của các loại bản đồ này không cao và đã được thành lập khá lâu nên không
phù hợp với hiện trạng.

5.2. Đánh giá chung về bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Cát Nê

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Cát Nê là sự thể hiện tổng hợp tất cả
các nội dung cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, do vậy những ưu
điểm của nội dung bản đồ cấp xã sẽ được thể hiện rõ ràng. Qua công tác triển
khai làm việc trực tiếp với cán bộ địa chính và ban chỉ đạo kiểm tra đất đai của
xã cùng với công tác hướng dẫn, kiểm tra nghiệp thu sản phẩm của các cấp đánh
giá và nhận xét về chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Cát Nê
thành lập chính xác về vị trí, hình dáng, loại đất, loại đối tượng, diện tích các
khoanh đất.
5.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
a. Cơ cấu sử dụng đất

Toàn xã Cát Nê có tổng diện tích tự nhiên tại thời điểm kiểm kê là
2607,42 ha, bao gồm:
1. Nhóm đất nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê đất đai của xã Cát Nê cho đến ngày 31/12/2014 đất
nông nghiệp là 2349,67 ha chiếm 90,11% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê đất đai của xã Cát Nê cho đến ngày 31/12/2014 đất
phi nông nghiệp là 255,43 ha, chiếm 9,80% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
Trong đó bao gồm:
- Đất ở: 45,47 ha; chiếm 1,74% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,26 ha; chiếm 0,01% tổng
diện tích tự nhiên toàn xã.
- Đất quốc phòng: 115,64 ha; chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên toàn
xã.
11



+ Đất có mục đích công cộng: 56,67 ha; chiếm 2,17 % tổng diện tích tự
nhiên toàn xã.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 3,70 ha; chiếm
0,11% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 27,87 ha; chiếm 1,07 % tổng
diện tích tự nhiên toàn xã.
3. Nhóm đất chưa sử dụng
Theo số liệu thống kiểm kê đất đai của xã Cát Nê cho đến ngày
31/12/2014 đất chưa sử dụng là 2.32 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã.
b. Đánh giá tình hình sử dụng đất
1. Đất nông nghiệp
Nhìn chung đất nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng bị thu hẹp mạnh
do quá trình đô thị hoá cũng như Nhà nước thu hồi đất đầu tư cho nhiều dự án về
xây dựng. Ngoài ra lấn chiếm san lấp hồ ao tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử
dụng của nhân dân để xây dựng nhà ở.
2. Đất phi nông nghiệp
Do quá trình đô thị hoá rất nhanh, đất phi nông nghiệp tăng đáng kể do
chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang.
3. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên của toàn
xã.
6. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

- Việc người dân tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất làm cho công tác
quản lý đất đai trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù chính quyền đã có rất
nhiều những biện pháp nghiêm cấm và xử lý nhưng tình trạng lén nút vẫn còn
xảy ra.
Bên cạnh đó là vấn đề thay đổi cơ cấu giống cây trồng của người dân địa

phương trên chính mảnh đất của mình cũng đã làm thay đổi mục đích sử dụng
đất trên địa bàn.
7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, TỒN TẠI
7.1. Kết luận

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Cát Nê được xây dựng dựa
trên bản đồ hiện trạng năm 2010 đã thể hiện đầy đủ vị trí, hình thể của từng loại
đất, các đối tượng sử dụng và quản lý đất lên trên bản đồ.
Ủy ban nhân dân xã Cát Nê đã kết hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đơn vị tư vấn, đã thực hiện nhiệm vụ
12


việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ứng
dụng công nghệ tin học và sự hỗ trợ của phần mềm chuyên môn, đảm bảo chất
lượng, hoàn thành đúng tiến độ, thời gian theo quy định. Bản đồ hiện trạng sử
dụng năm 2014 của xã được thể hiện chính xác các loại đất nhằm giúp cho
UBND xã quản lý đất đai được chặt chẽ, đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở để
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho việc phát triển kinh tế xã hội trong
những năm tiếp theo.
Trên đây là báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
xã Cát Nê Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai cũng như công tác thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau này trên địa bàn xã, UBND xã rất cần sự
quan tâm giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ và hướng dẫn của
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ.
7.2. Kiến nghị
Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ tăng cường công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình trên địa bàn xã, phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Đại Từ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái
Nguyên tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để thuận lợi trong tác quản

lý đất đai.
TM. UBND XÃ Cát Nê
Chủ tịch

13



×