Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

DE CUONG TCDN CHUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.3 KB, 35 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1: LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LN CỦA DN
1. CHI PHÍ CỦA DN
1.1. Chi phí SXKD của DN
a.- Khái niệm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà DN bỏ ra để thực
hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí SXKD:
+ Biểu hiện bằng tiền
+ Của hao phí TLSX và LĐ
+ Trong quá trình sx tiêu thụ sản phẩm
+ Trong 1 thời kỳ năm 360, quý 90, tháng 30
b. Phân loại CP SXKD
* Theo tính chất kinh tế của CP (là chi phí gì), Gồm 5 yếu tố:
+CP nguyên vật liệu mua ngoài ( vật tư mua ngoài): NL chính, VL chính, VL phụ, nhiên liệu, phụ
tùng, bao bì…Các vật tư DN tự sx không được tính vào CP này
+CP nhân công: tiền lương, tiền công ( thuê, khoán, lao động ngoài tạm thời)
+CP khấu hao TSCĐ: tổng sô tiền KH TSCĐ của DN không phân biệt TSCĐ đó do DN hay bộ
phận đơn vị nào quản lý
+CP dịch vụ mua ngoài: CP kiểm toán, DV thông tin liên lạc, điện nước
+CP khác bằng tiền
- Ý nghĩa: Dùng lập kế hoạch chi phí SXDK định hướng trong công tác quản lý
- Nhược điểm: Không thể tính được từng loại, giá thành từng loại sx vì CP tổng hợp chung
* Theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh Gồm 5 khoản mục chi phí:
+CP nguyên vật liệu trực tiếp :
giá trị các loại vật tư DN sử dụng trực tiếp để sx sản phẩm (DV) cho một loại sản phẩm DV ( CP của 2
loại phải phân bổ)
+CP nhân công trực tiếp:
CP công nhân trực tiếp tham gia sx 1 loại sản phẩm DV
+CP sản xuất chung:
CP quản lý phân xưởng, CP quản lý đội, trại sx của các loại sản phẩm sx tại xưởng, phân bổ cho từng loại
sản phẩm
+CP bán hàng:


CP trực tiếp bán hàng, CP liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm ( quảng cáo, tiêu thụ, xúc tiến bán hàng)
+CP quản lý DN:
Tổng tiền lương, BHXH của bộ máy phòng ban, CP liên quan đến mọi hoạt động của DN
- Ý nghĩa: Là cơ sở tính GTSP xác định kết quả SXKD của DN
- Nhược điểm: Xảy ra tính trùng, không phản ánh được CP thật

1


* Theo mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng Gồm 2 loại:
+Chi phí cố định ( bất biến, định phí):
Là loại CP không biến đổi đồng thời so với sự tăng, giảm của sản phẩm. VD tiền lương của bộ máy quản

+Chi phí biến đổi ( khả biến, biến phí):
Là loại CP biến động đồng thời theo sản lượng, sản lượng tăng thì CP tăng
VD: CP nhân công trực tiếp
- Ý nghĩa: giúp phân tích điểm hòa vốn  lựa chọn kế hoạch kinh doanh, chính sách đầu tư hợp lý
Qhòa vốn =
Q: số lượng sản phẩm hòa vốn
F: Tổng CP cố định
P: Giá bán 1 đơn vị sản phẩm
V: chi phí biến đổi
Ví dụ: Qhv = 100.000 những sản phẩm còn lại DN có thể bán giá thấp để đạt PQ cao
1.2 Giá thành sản phẩm
- Khái niệm: Thể hiện hao phí cá biệt của DN để thực hiện sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm nhất
định
- Zsp: + Biểu hiện bằng tiền của hao phí vật chất và lao động
+DN bỏ ra để hoàn thành sản phẩm ( không tính sản phẩm dở dang)
+ Đơn vị sản phẩm ( số lượng sản phẩm) chủ yếu tính Z/1 đơn vị sản phẩm
- Ý nghĩa:

+ Là thước đo hao phí sx và tiêu thụ 1 vsp, là căn cứ xác định hiệu quả HĐKD
+ Là căn cứ xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh
+ Là công cụ kiểm tra giám sát tình hình sử dụng chi phí
+ Là căn cứ xây dựng chính sách bán sản phẩm
Công thức xác đinh:
+ Tổng giá thành sp (Zsp) = Cp dở dang đầu kỳ + Cp phát sinh trong kỳ - Cp dở dang cuối kỳ
+ Giá thành đvsp =
- Phân loại
+ Căn cứ: Theo phạm vi chi phí tính vào giá thành Gồm 2 loại:
. Giá thành sản xuất gồm: Cp nguyên vật liệu trực tiếp, cp nhân công trực tiếp, cp sản xuất chung
. Giá thành toàn bộ gồm: giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, cp quản lý DN
Z kế hoạch: CP hợp lý cần thiết để hoàn thành SX tiêu thụ sp
Z thực tế: CP thực tế DN phải loại ra để hoàn thành sx TT sản phẩm
- Hạ giá thành sản phẩm
-Ý nghĩa:

2


+Trực tiếp làm tăng lợi nhuận DN
+Tạo điều kiện DN tiêu thụ sản phẩm tốt do có thể hạ giá bán, thu hút khách hàng, tăng thị phần,
nâng cao cạnh tranh,..
+Tạo điều kiện mở rộng quay mô sxsp, hàng hóa do tiết kiệm chi phí đầu vào, hao phí dovsp ít hơn
 tổng mức tiêu hao như cũ tạo ra nhiều sản phẩm hơn
- 2 Chỉ tiêu đánh giá hạ gia thành sản phẩm
+ Mức hạ giá thành:
Là tổng số CP DN có thể tiết kiệm được trong quá trình sx, tiêu thụ sản phẩm so sánh được
Mz = tổng (Qi1zi1 – Qi1zi0)
+ Tỷ lệ hạ giá thành
Tz =100%

Phản ánh mức độ phấn đấu của DN trong việc tiết kiệm CP và hạ giá thành
1.3 Nội dung quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
- Xây dựng định mức tiêu hao về nguyên vật liệu, lao động  giảm lãng phí
- Quản lý đơn giá nguyên vật liệu, lao động
- Lập dự toán chi phí SXKD
- Quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng nvl, lao động,..
- Phân tích, theo dõi đảm bảo điều chỉnh kịp thời
2. DOANH THU VÀ DOANH THU BÁN HÀNG
2.1 Doanh thu bán hàng
- Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lợi ích kinh tế mà DN thu được từ việc bán sản phẩm,
hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
- Công thức xác định:
Doanh thu bán hàng (T)= ∑ (Qti x Pi)
+Qti: Số lượng sản phẩm, hàng hóa tieeu thuj trong kỳ
+Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm
+i: Loại sản phẩm ỉ
Doanh thu thuần bán hàng = DT bán hàng – các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, giá trị hàng bán bị trả lại và thuế gián thu( nếu có)
Các khoản giảm trừ vào DT bán hàng:
+ Thuế gián thu đánh vào sản phẩm tiêu thụ (VAT, TTĐB, XK…)
+ Chiết khấu hàng bán (CK TM) giảm trừ cho người mua do KH mua nhiều, khuyến mãi
+ Giảm giá hàng bán: do lỗi của bên bán như sx hỏng không đúng quy cách, giao hàng chậm
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: lỗi của bên bán và bên mua từ chối nhận hàng
Thời điểm ghi nhận DTBH: Đã xuất giao sản phẩm và hàng hóa cho khách hàng và được chấp nhận thanh
toán
- Nhân tố ảnh hưởng:- Sản lượng tiêu thụ

3



- Giá bán sản phẩm
- Kết cấu hàng bán
- Chất lượng và mẫu mã sản phẩm
- Dịch vụ hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng
- Nội dung công tác quản trị DT: Lập kế hoach DT ngắn &dài hạn, xây dựng chính sách tín dụng thương
mại, chiết khấu bán hàng, quản lý chặt chẽ công tác bán hàng và thu hồi công nợ.
2.2 Doanh thu hoạt động tài chính
Là biểu hiện bằng tiền giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ do các hoạt động tài
chính mang lại như lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi do góp vốn liên doanh, lãi cổ tức được chia
2.3 Thu nhập khác
Là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt động không thường xuyên tạo ra như: Tiền thu do nhượng
bán thanh lý TSCĐ, tiền thu từ tiền bảo hiểm được các tổ chức bồi thường khi tham gia bảo hiểm, khoản
thu về tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp động kinh tế…
3. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA DN
3.1 Khái niệm:
Lợi nhuận DN là chênh lệch giữa DT và chi phí mà DN đã bỏ ra để đạt được DT đó từ các hoạt động của
DN trong một thời kỳ nhất định.
3.2 Cách xác định
- Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
LN hoạt động sxkd = DTBH – giá thành toàn bộ sp tiêu thụ - các khoản giảm trừ DTBH
= DT thuần BH – giá thành toàn bộ sp tiêu thụ
- Lợi nhuận hoạt động tài chính
LN hoạt động TC = DT hoạt động TC – CP hoạt động TC – Thuế gián thu ( nếu có)
- Lợi nhuận khác
LN khác = TN khác – CP khác
- Tổng lợi nhuận trước thuế
Tổng LN trước thuể của toàn bộ hoạt động = LN SXKD + LNhđTC + LN hđ khác
- Lợi nhuận sau thuế
LN sau thuế = LN trước thuế - Thuế TNDN phải nộp
= LN trước thuế (1-t)

3.3 Cách xác định khác
LN trước lãi vay và thuế
EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí SXKD
= Doanh thu thuần –Tổng giá thành toàn bộ
= QxP – (F+QxV) = Q(P- V) – F
Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

4


P: Giá bán chưa có thuế gián thu
F: Tổng CP cố định trong kỳ
V: Chi phí biến đổi/ 1sp
LN trước thuế:
EBT = EBIT – I
I = Debt x i tiềnvay
Trong đó: I là tổng số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
LN sau thuế:
NI
= EBT - T
=EBT x (1-t)
3.4 Ý nghĩa của lợi nhuận
- Kích thích mọi mặt hoạt động sxkd của DN
- Thúc đẩy giá cổ phần trên thị trường
- Là nguồn tích lũy bổ sung vốn sxkd
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sxkd của DN:
3.5 Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

P% = 100%

Phản ánh mức lãi ròng /100đ DTT
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

P% = 100%
- TSSL kinh tế của TS
BEP = 100%

Trong kỳ DN cứ bỏ ra 100đ vốn tạo ra bn đ LN Phản ánh LN do DN thực tạo ra chưa tính đến
nguồn gốc vốn và điều tiết của NN, phản ánh trình độ quản lý của DN
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
ROE =
Phản ánh trong kỳ CSH bỏ ra 100đ vốn mang lại cho CSH bn đ lãi ròng
3.6 Biện pháp quản trị lợi nhuận của DN
- Hướng tác động:
+Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
+ Tăng doanh thu của DN
* Biện pháp cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch lợi nhuận
- Phân tích thường xuyên tình hình thực hiện lợi nhuận để có biện pháp điều chỉnh kịp thời

5


- Kích khích người lao động…..
3.7 Phân phối lợi nhuận của DN
* Nguyên tắc lợi nhuận đã thực hiện
Nguyên tắc lợi nhuận ròng
Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán
Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể



-

Nội dung phân phối lợi nhuận của DN
Lợi nhuận trước thuế thu nhập
Chuyển lỗ các năm trước (theo quy định luật thuế thu nhập doanh nghiệp)
Nộp thuế TNDN
Bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết hạn (nếu có)
Lập quỹ dự phòng
Lập quỹ đầu tư phát triển
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác

CHUYÊN ĐỀ 2: VỐN KINH DOANH CỦA DN

1. Tổng quan VKD của DN:
a. Khái niệm:
vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

b. Phân loại vốn kinh doanh:
+ Theo kết quả của hoạt động đầu tư:
- Vốn đầu tư vào TSLĐ
- Vốn đầu tư vào TSCĐ
- Vốn đầu tư vào TS tài chính
+ Theo đặc điểm luân chuyển của vốn:
- Vốn cố định,
- Vốn lưu động

2. Vốn cố định của DN
2.1. Khái niệm và đặc điểm vốn cố định

a. Khái niệm: Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ
dùng cho hoạt động SXKD của DN.
Số vốn ứng trước: gồm

6


VCĐ ứng trước ban đầu = Tổng NG TSCĐ
VCĐ hiện đang tham gia sxkd = GT còn lại của TSCĐ tại thời điểm tính toán = NG TSCĐ – Lũy kế
KHTSCĐ
b. Đặc điểm của vốn cố định:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
- Luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm mới sản xuất
- Hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh (khi TSCĐ hết thời gian sử dụng).
2.2 Khấu hao TSCĐ của DN
a. Hao mòn TSCĐ
*Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cho các hoạt động của DN,
phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định (TSCĐ).
* Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ:
+ Có thời gian 1 năm trở lên
+Tiêu chuẩn về thời ggiá trị lớn. hiện nay là có giá trị >=30trđ
* Hao mòn tài sản cố định chia thành 2 loia
- Hao mòn hữu hình:
+ là sự giảm dần về GTSD và theo đó làm giảm dần giá trị của TSCĐ
+ Nguyên nhân:
Do quá trình sử dụng TSCĐ vào hoạt động sxkd , quá trình sử dụng càng nhiều hao
mòn càng nhanh
Do tác động của điều kiện tự nhiên
Do chất lượng vật tư cấu thành TSCĐ
- Hao mòn vô hình:

+ là do sự giảm thuần thúy về mặt giá trị của TSCĐ nhưng giá trị sử dụng không giảm hoặc giảm ít
+ Nguyên nhân:
Do sự tiến bộ của KHKT và việc sử dụng tiến bộ KHKT vào sxkd
Do sự chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm
b. Khấu hao tài sản cố định
* Khấu hao tài sản cố định: là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào giá trị
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
* Bản chất của việc khấu hao:
+ Trên góc độ kinh tế, khấu hao TSCĐ là một yếu tố của chi phí được tính vào phí SXKD trong kỳ.
+ Trên góc độ tài chính, khấu hao TSCĐ không phải là dòng tiền chi ra, trái lại là dòng tiền thu vào, là
phương pháp thu hồi VCĐ.
* Mục đích của việc khấu hao: thu hồi vốn để TSX hay khôi phụcTSCĐ.
- Về nguyên tắc: Tính khấu hao TSCĐ phải đảm bảo thu hồi đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ
- Trên thực tế: tuỳ thuộc việc lựa chọn p/p khấu hao và HMVH
* Khấu hao TSCĐ hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn:
- Là một biện pháp quan trọng để bảo toàn VCĐ.

7


- DN tập trung được vốn từ tiền khấu hao, kịp thời đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao khả
năng cạnh tranh.
- Xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
c. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
* Phương pháp khấu hao đường thẳng (đều, tuyến tính cố định
- Nội dung:
Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm của TSCĐ được ổn định
(giữ nguyên) trong toàn bộ thời gian khấu hao của TSCĐ

- Cách xác định:

+ Mức khấu hao hàng năm được xác định bằng công thức:

Mk =
Trong đó:
MK : Mức trích khấu hao bình quân hàng năm
NG : Nguyên giá TSCĐ (tổng số tiền DN bỏ ra để có được TS)
T
: Thời gian sử dụng hữu ích ( kinh tế) của TSCĐ ( đã tính đến hao mòn vô hình)
+ Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm (TK)
Tk = x 100%
Các loại tỷ lệ khấu hao:
+ Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ
+ Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của các loại TSCĐ

- Ưu điểm:
+ Tính toán đơn giản, dễ dàng
+ Mk hàng năm đều nhau, DN bình ổn giá thành và giá bán
+ Thích hợp với TSCĐ hao mòn đều đặn trong kỳ

- Nhược điểm:
+ Không phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ
+ Một trong số TH không lường trước được tiến bộ KHKT, việc áp dụng phương pháp này có thể dẫn đến
việc không thu hồi đủ VCĐ
+ Phương pháp này không phù hợp với các TSCĐ hoạt động không đồng đều
* phương pháp khấu hao nhanh (giảm dần) (accelerated depreciation)
- nội dung: việc hạ thấp dần Mk và Tk hàng năm của TSCĐ, đồng thời để nhanh chóng thu hồi vốn đầu t
ban đầu phục vụ cho việc đổi mới tscđ ngời ta tăng mk và tk ở những năm đầu tiên sử dụng tscđ cao hơn
so với mức bình thờng.
- cách xác định:


8


Phương pháp theo số dư giảm dần
+ Mk hàng năm đợc xác định dựa vào tỷ lệ khấu hao cố định và giá trị còn lại của tscđ ở đầu năm tính kh
Mk(t) = Tk(t)x Gt= Tk(n) x (NG - Kt)
trong đó:
Mkt mức kh của năm tính kh thứ t
Gt: giá trị còn lại của tscđ tại thời điểm đầu năm tính kh
Gt = NSTSCĐ – lũy kế KHTSCĐ
Kt: luỹ kế khấu hao của tscđ tính tới đầu năm tính kh
Tkn : tỷ lệ kh nhanh. Tkn = Tk x Hs
Tk: tỷ lệ kh đờng thẳng
Hs: hệ số điều chỉnh tỷ lệ khấu hao
t : thứ tự năm tinh khấu hao
+ ưu điểm
cho phép thu hồi nhanh vốn đầu t trong những năm đầu  hạn chế sự mất vcđ do hao mòn vô hình tscđ
+ Nhược điểm:
Áp dụng công thức cứng nhắc, máy móc , không thu hồi đủ VĐT
mức khấu hao các năm có sự chênh lệch lớn ảnh hởng đến giá thành và lợi nhuận các năm
Để khắc phục hạn chế này, người ta sử dụng p/p khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Nghĩa là
trong những năm sử dụng cuối cùng, người ta chia đều giá trị còn lại cho số năm sử dung còn lại của
TSCĐ
* phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
- nội dung:
Trong đó: TKt được xác định bằng 2 cách:
+ Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng của TS
CĐ.
+ Cách 2: Xác định theo công thức:
T: thời hạn sử dụng TSCĐ.

t: thứ tự năm tính khấu hao (1,2,..).

- ưu điểm:
trong những năm đầu sử dụng tscđ áp dụng pp số d giảm dần, vào những năm cuối chuyển sang áp
dụng pp đờng thẳng.

- nhận xét:
vừa phát huy đợc u điểm của pp khấu hao nhanh vừa khắc phục đợc nhợc điểm của pp khấu hao đờng thẳng và khấu hao theo số d giảm dần
* điều kiện áp dụng:

9


Các DN thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi nhanh, phát triển nhanh và TSCĐ tham gia
hđkd thỏa mãn đồng thời các điều kiện
*Phương pháp khấu hao theo tổng số (khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng; tỷ lệ giảm dần)
- Nội dung: Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hàng năm được tính dựa vào tỷ lệ khấu hao hàng
năm và nguyên giá của TSCĐ.
Cách xác định:
MKt = NG x TKt
Tkt = hoặc là lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm
- Ưu điểm
+ tốc độ thu hồi vốn nhanh  hạn chế đợc sự mất vốn do hao mòn vô hình tscđ
+ nếu chính phủ cho phép các dn thực hiện kh nhanh, thực chất là cho phép dn “hoãn nộp” một phần thuế
tndn  tạo điều kiện cho dn nhanh chóng tập trung nguồn vốn để đổi mới mmtb, nâng cao khả năng cạnh
tranh
( Năm đầu KH lớn, CP lớn, LN giảm, thuế ít tạo điều kiện cho sxkd. Những năm sau KH ít , CP nhỏ, LN
tăng, thuế phải nộp nhiều. Tổng số thuế không đổi nhưng các năm nộp không đều nhau)
- hạn chế:
+ việc tính toán khá phức tạp.

+ số kh trong những năm đầu lớn  ảnh hởng đến giá thành và lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính và giá cổ
phiếu  để áp dụng phơng pháp kh nhanh cần xem xét các điều kiện nhất định
Thông tư 45 BTC quy định chung về KH TSCĐ 5 năm, 10 năm
* phương pháp khấu hao theo sản lượng
- nội dung:
+ xác định mức kh bq/đơn vị sp, tùy theo sản lợng sp sx trong các thời kỳ (tháng, quý, năm) để tính ra
mức kh tscđ của thời kỳ đó.
+ mức kh bq/đơn vị sp chỉ thay đổi khi công suất thiết kế hoặc nguyên giá tscđ thay đổi.
+ ppkh theo sản lợng thích hợp với những tscđ có mức độ phát huy công suất không đồng đều giữa các
thời gian sử dụng (năm, tháng..) .
- Công thức:
Mkh/1đvsp =

Mức KHTSCĐ trong kỳ = SLg sx trong kỳ x Mức KH/1 đv sp
- Ưu điểm
việc tính kh phù hợp hơn với mức độ hao mòn do sử dụng của tscđ .
- hạn chế:
+ để thực hiện pp này đòi hỏi ngời vận hành sử dụng phải thực hiện chính xác công tác ghi chép ban đầu
làm cho việc kh trở nên phức tạp khi ý thức ngời vận hành thấp
+ chưa tính đến hao mòn vô hình tscđ

10


c. Phạm vi KH TSCĐ
- Nguyên tắc:
-

Mọi TSCĐ hiện có trong DN liên quan đến hđ kd đều phải trích KH kể cả do mua sắm hoặc được
cho tặng

TSCĐ không phải trích KH
+ TSCĐ đã KH hết nhưng vẫn sử dụng được
+ TSCĐ chưa KH hết nhưng bị mất
+ TSCĐ không dùng trong hđkd ( dùng trong hoạt động phúc lợi, tập thể)
Vd nhà nghỉ trong công ty giày thượng đình
+ TSCĐ thuê hoạt động ( thuê ngắn hạn)
+ Quyền sử dụng đất lâu dài không xác định thời gian sử dụng
+ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ
2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ và VCĐ
a. Hiệu suất sử dụng VCĐ
- Công thức
Hiệu suất sử dụng VCĐ =

VCĐ bq =
VCĐ cuối năm = NG cuối năm – KH lũy kế cuối năm
NG cuối năm = NG đầu năm + NG tăng trong năm – NG giảm trong năm
+ NG tăng: do đầu tư mua sắm; nâng cấp HĐH; nhận biếu tăng, nhận điều chuyển đến
+ NG giảm: Do thanh lý, nhượng bán; mất; điều chuyển đi
Lũy kế KH cuối năm = Lũy kế KH đầu năm + Số KH trích trong năm – Số KH giảm
KH giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, xóa KH của TSCĐ điều chuyển đi
- Ý nghĩa:
Trong kỳ DN bỏ ra 100đ VCĐ bq sẽ tham gia tạo ra được bn đồng DTT về tiêu thụ sp
+ Càng cao càng tốt
b. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
- Công thức:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ==
NG bq TSCĐ trong kỳ =
( không phân biệt là phải KH hay không phải KH)
- Ý nghĩa:
+ Trong năm, cứ đầu tư 100đ vào TSCĐ sẽ tạo ra bn đ DTT

+ Càng cao càng tốt
c. Hệ số hao mòn TSCĐ tại thời điểm
- Công thức
Hệ số hao mòn TSCĐ tại thời điểm==

- Ý nghĩa:
+Phản ánh tỷ lệ vốn ĐT đã được thu hồi thông qua KH
+ Phản ánh gián tiếp tình trạng kỹ thuật của TSCĐ
+ Hệ số HM càng tăng (lớn) phải quan tâm đến: sửa chữa lớn, sửa chữa TX, nguồn vốn ĐT,
chứng tỏ DN ít quan tâm đến đổi mới HĐH
d.Hàm lượng VCĐ
- Công thức:
11


Hàm lượng VCĐ=
- Ý nghĩa:
+ Để tạo ra 100đ DTT trong kỳ thì DN đã huy động và sử dụng bn đ VCĐ bq
+ Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ DN sử dụng vốn kém hiệu quả hơn
3.Vốn lưu động của DN
3.1 Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm:
VĐL là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành nên
b. Chu chuyển VLĐ
- VLĐ chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sxkd và luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển
- VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong 1 lần
- VLĐ hình thành 1 vòng tuần hoàn sau 1 chu kỳ kinh doanh
c. Phân loại:
* Dựa vào vai trò của VLĐ trong quá trình tham gia tái sx
- VLĐ trong khâu dự trữ sx ( giá trị các loại vật tư): DN nhập kho, xuất dần cho quá trình sx

- VLĐ trong khâu trực tiếp sx: giá trị các loại sp dở dang (các loại vật tư trong quá trình chế biến), bán
thành phẩm ( các vật tư đã kết thúc 1 or 1 số công đoạn chế biến và có thể bán cho 1 số đơn vị khác)
- VLĐ trong khâu lưu thông: vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng hóa, thành phẩm chờ bán…
T – H …..sx…..H’ – T’
* Dựa vào hình thái và tính hoàn tệ của vốn
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: quản lý phức tạp dễ bay hơi
- Vốn và hàng tồn kho: VLĐ biểu hiện dưới hình thái vật chất gồm toàn bộ vốn trong khâu sx trực tiếp và
hàng hóa, thành phẩm chờ bán
Vốn = Tiền + nợ phải thu có tính thanh khoản cao nhất
3.2 Nhu cầu VLĐ
a. Khái niệm
- Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục
b. Phân loại nhu cầu VLĐ
(1) Dựa vào tính chất:
- Nhu cầu thường xuyên cần thiết: nhu cầu VLĐ tương đối ổn định, tối thiểu cần thiết duy trì sxkd
thường xuyên, liên tục ( dự trữ HTK, bù đắp NPT từ KHao, có tính chất ổn định, nguồn vốn đảm bảo
thường xuyên
- Nhu cầu cần thiết nhưng không thường xuyên: nhu cầu mang tính tạm thời , không ổn định, phát
sinh ngắn hạn, nhất thời ( dự trữ thời vụ, dự trữ tăng thêm do biến động thị trường)
-> nguồn vốn đảm bảo là nguồn tạm thời ( ngắn hạn)

12


- Cách xác định:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho (*)+ Nợ phải thu (*)- Nợ phải trả nhà cung cấp (*)
-Nhân tố ảnh hưởng:
+Quy mô kinh doanh tỷ lệ thuận với HTK
+ Các yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm

+ Giá cả sản phẩm
+ Đặc điểm, tính chất ngành nghề
+ Chính sách tiêu thụ sản phẩm của DN
+ Thay đổi kỹ thuật, công nghệ, trình độ của DN
Có 2 phương pháp xác định nhu cầu VLĐ:
+ Phương pháp trực tiếp
+ Phương pháp gián tiếp
Phương pháp trực tiếp:
+ Nội dung: Xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà
cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của DN.
+ Trình tự xác định nhu cầu VLĐ:
Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất:
Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả
trước
Công thức xác định: Vsx = Pn x CKsx x Hsd
Trong đó:
Vsx : Nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất
Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày
CKsx : Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)
Hsd : Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)
Đối với chi phí trả trước:
Công thức xác định: Vtt = Pđk + Pps - Ppb
3. Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông:
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu đã loại trừ các khoản
phải trả.
+ Nhu cầu vốn thành phẩm
Vtp= Zsx x Ntp
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu:
Vpt = Dtn x Np
+ Xác định quy mô nguồn vốn nợ phải trả NCC có thể chiếm dụng TX:

Vpt ncc = Dmc x Nmc
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp:

13


+ Ưu điểm: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng khoản vốn vật tư hàng hóa trong từng khâu kinh doanh 
kết quả tương đối sát với nhu cầu vốn của DN.
+ Hạn chế: Việc tính toán phức tạp, đòi hỏi có đủ các thông tin về tình hình cung cấp vật tư, dự trữ, sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm -> mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của DN.
b. Phương pháp gián tiếp
B1- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo:
ND: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo qui mô kinh doanh và
tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
Cách xác định:
VKH = Vbq bc x x (1- t%)
t%= 100%
Trong đó:
Vbq KH : Tổng nhu cầu VLĐTX trong kỳ
Tbq BC: Tổng VLD sử dụng bình quân kỳ BC
MKH (B/C): Tổng mức b/c VLĐ trong kỳ KH (b/c) = DTT
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển bq VLĐ
t% < 0: rút ngắn
t%> 0 Kéo dài
B2- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch:
ND: Nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển
VLĐ dự tính của năm kế hoạch.
Công thức tính :
VKH =
B3- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

ND: dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của DN năm báo
cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch (xem mục 18.4.2 chương 18).
Ưu điểm và hạn chế:
+ Ưu điểm: Dự báo nhu cầu vốn lưu động nhanh chóng, đáp ứng kịp thời thông tin cho việc Quản lý huy
động vốn.
+ Hạn chế: Kết quả dự báo nhu cầu vốn thường kém sát thực hơn phương pháp trực tiếp.
3.3 Quản lý vốn bằng tiền
a. Lợi và bất lợi khi dự trữ vốn bằng tiền
+ Điểm lợi khi dự trữ vốn bằng tiền
- Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày

14


- Giúp DN nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời.
- Nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro trong kinh doanh
+ Điểm bất lợi khi dự trữ vốn bằng tiền:
- Tiền là đối tượng dễ bị tham ô, lạm dụng
-Việc dự trữ vốn bằng tiền phát sinh chi phí quản lý và chi phí cơ hội.
=> Yêu cầu Quản lý vốn bằng tiền: là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời
cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN
b. Nội dung quản lý vốn bằng tiền:
+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt
của DN trong kỳ.
- Căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền
mặt hợp lý.
- Vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (mô hình Baumol) trong Quản lý vốn tồn kho dự trữ để
xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của DN.
+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm

3.4 Quản lý các khoản phải thu
* Nội dung của khoản phải thu của DN: gồm phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng và phải thu khác.
* Tầm quan trọng của quản lý khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ dn do mua chịu hh dv
Quản lý khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch
vụ.
+ Nếu không bán chịu hàng hoá, dịch vụ DN sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội
thu lợi nhuận.
+ Nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí Quản lý khoản phải thu, làm tăng nguy
cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ.
*Biện pháp Quản lý nợ phải thu:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Xác định đúng đắn các tiêu chuẩn bán chịu
Xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu
giảm giá hàng bán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.
+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
- Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
- Đánh giá việc chấp hàng kỷ luật thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:
- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp:
- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp

15


- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích
lập quỹ dự phòng tài chính.
3.5 Quản lý vốn tồn kho dự trữ
a.Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho
* Khái niệm: Tồn kho dự trữ là những tài sản mà DN dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này

* Các loại tồn kho dự trữ của DN: Gồm 3 loại tồn kho
- Nguyên vật liệu,
- Tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
- Tồn kho thành phẩm.
=> Số tiền ứng ra để dự trữ HTK được gọi là vốn tồn kho dự trữ
* Sự cần thiết phải quản lý vốn về hàng tồn kho:
+ Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của DN
+ Những lợi ích do dự trữ hàng tồn kho hợp lý mang lại cho DN
- Đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục
- Tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hoá (do thừa) hoặc căng thẳng do thiếu vật tư
- Hiệu quả quản lý vốn tồn kho dự trữ tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn của DN.
* Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho
+ Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
+ Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại:
- Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho
- Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng.
* Mô hình Tổng chi phí tối thiểu- Mô hình EOQ
Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn
kho tối ưu (còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế) cho DN.
Lượng đặt hàng kinh tế:
Số lần thựchiện hợp đồng trong kỳ:
Số ngày cung cấp cách nhau:
Mức tồn kho trung bình (không có dự trữ)
Mức tồn kho trung bình (có dự trữ bảo hiểm)
* Xác định điểm thời điểm tái đặt hàng:
Thời điểm đặt hàng phản ánh DN cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa
đủ cho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n).
Công thức tính thời điểm tái đặt hàng (Qđh) như sau:


16


Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng.
3.6 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ
a. Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ):
- Công thức:
Vòng quay VLĐ ==

L=
M: Tổng mức luân chuyển VLĐ = DTT
- Ý nghĩa:
+ Trong kỳ VLĐ đã quay được bn vòng để phục vụ sxkd
+ L càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao
b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động
- Công thức:

K=
- Ý nghĩa:
+ Số ngày cần thiết để VLĐ quay được 1 vòng
+ K càng nhỏ càng tốt
c.Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn
- Công thức:

Vtk = (k1-ko) = Trong đó:
VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ
kỳ so sánh so với kỳ gốc.
M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh (kỳ kế hoạch)
L1, L0: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.
K1, K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.


- Ý nghĩa:
+ Phản ánh số VLĐ mà DN rút ra ngoài luân chuyển do tăng tốc độ luân chuyển và ngược lại
+ k1-ko <0 -> tiết kiệm do thời gian luân chuyển VLĐ rút ngắn
Vtk >0: DN đã lãng phí VLĐ và Vtk<0 DN đã tiết kiệm VLĐ

d. Hàm lượng vốn lưu động.
- Công thức:

Hàm lượng VLĐ =
- Ý nghĩa:
+ Để tạo ra 100đ DTT DN cần huy động sử dụng bn đ VLĐ
+ Càng nhỏ càng tốt
e. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

17


Tỷ suất LN VLĐ =
CHUYÊN ĐỀ 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH & HỆ SỐ TÀI CHÍNH CB CỦA DN
1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Bảng Cân đối kế toán
a. Khái niệm:
là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản
của DN tại 1 thời điểm
b. Kết cấu:
Gồm 2 phần tài sản và nguồn vốn, được sắp xếp như sau:
- Tài sản được chia thành: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
- Nguồn vốn được chia thành: Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn dài hạn (TX) = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

=> Mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản như sau:
NWC = TSNH – Nợ ngắn hạn
NWC = (Nợ dài hạn + VCSH) – TSDH
Ý nghĩa: một phần NV DH TX để tài trợ cho VLĐ
Trong đó: NWC là nguồn vốn lưu động thường xuyên
Từ công thức trên, có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ TH1: NWC > 0, -> DN thừa vốn dài hạn đáp ứng được 1 phần VLĐ, tự chủ cao, tình hình tài chính
vững chắc, tín nhiệm cao, khả năng thanh toán cao, an toàn nhưng chi phí sử dụng vốn cao, DN sử dụng
thiên về NV dài hạn nên hiệu quả sử dụng vốn thấp vì CP sử dụng vốn dài hạn bao giờ cũng cao
+ TH2: NWC = 0,-> DN vừa đủ nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSDH, không có dư để tài trợ
cho TSLĐ TX. Đây là TH lý tưởng và chỉ có thể cân bằng trong 1 thời điểm ngắn. An toàn tài chính
không tốt vì không có dự phòng vì hoạt động kd luôn tiềm ẩn rủi ro
+ TH3: NWC < 0:-> DN không đủ đáp ứng nhu cầu cho đầu tư TSDH nên buộc phải lấy nguồn vốn ngắn
hạn để đầu tư TSDH, NV thường xuyên ít nên mất an toàn TC, nguy cơ mất khả năng thanh khoản cao,rủi
ro cao nhất nhưng CP sử dụng vốn thấp ( vì nguồn ngắn hạn rẻ)
1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
a. Khái niệm:
là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh
trong một kỳ kế toán.
b. Kết cấu gồm 3 phần:
+ Doanh thu
+ Chi phí
+ Lợi nhuận
c. Một số chỉ tiêu để xác định kết quả hoạt động SXKD chính của DN:
- Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu.

18


+ DT bán hàng: tính theo giá bán ( có thuể gián thu)

+ Các khoản giảm trừ: Thuế gián thu, CK hàng bán, Giảm giá hàng bán, GT hàng bán bị trả lại
-Giá vốn hàng bán: là tổng chi phí sản xuất của số sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ ở trong kỳ. (DNTM)
Hoặc là tổng giá thành sx sản phẩm HH tiêu thụ trong kỳ (DNSX)
- Chi phí bán hàng: Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí phát sinh cho quản lý chung toàn doanh nghiệp.

- Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán
hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí cố định kinh doanh- Tổng chi phí biến đổi.
- Lợi nhuận trước thuế (EBT) = EBIT – Lãi vay vốn phải trả trong kỳ (I)
- Lãi vay vốn phải trả trong kỳ (I) = Số tiền vay trong kỳ (D) x Ls bq trong kỳ( i)
- Lợi nhuận sau thuế (NI) = Lợi nhuận trước thuế (1- thuế suất thuế TNDN)
1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a. Khái niệm:
là 1 báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình thu - chi tiền tệ trong một thời kỳ nhất định.
b. Kết cấu:
Báo cáo LCTT phân loại theo các hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt
động tài chính
1.4. Thuyết minh BCTC
a. Khái niệm:
là 1 báo cáo tài chính giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình
tài chính của DN trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ và chi tiết
b. Nội dung chủ yếu trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính :
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chế độ kế toán áp dụng
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam
- Các chính sách kế toán áp dụng
-Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết qủa hoạt động
kinh doanh

- Những thông tin khác
c. Những lưu ý khi sử dụng BCTC
- Các báo cáo tài chính chỉ phản ánh những dữ kiện TC, sử dụng nguồn TC nhưng chưa phản ánh đầy đủ
các nguồn lực mà DN sử dụng như nhân công, kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên vật tư…
- Phản ánh theo giá gốc không phản ánh theo giá thị trường

19


- Các nhà quản lý có thể tác động vào những con số trên báo cáo TC
- Lạm phát có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị thực của TS và hiệu quả hoạt động của DN
2. CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 HỆ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
(1) . Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ( tại 1 thời điểm)
- Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
TSNH = Vốn bằng tiền or tương đương tiền + Nợ phải thu + HTK
- Ý nghĩa:
+ Nếu bán toàn bộ TSNH thì có khả năng trả được các khoản nợ NH bao nhiêu lần
H>=1: Tốt
H<1: xấu -> DN không có khả năng trả nợ NH
(2). Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
- Ý nghĩa:
+Phản ánh DN không tính đến các khoản HTK ( loại trừ HTK – là loại TS có khả năng chuyển đổi thành
tiền kém nhất) thì DN có khả năng trả các khoản nợ NH bao nhiêu lần khi các chủ nợ cùng đòi 1 lúc
H>=1: Tốt
Hnhanh > H hiện thời ( vì đã loại HTK)
+ DN có H hiện thời cao, H nhanh thấp -> HTK lớn có thể do dự trữ thừa vật tư, sản phẩm dở dang lớn,

chu kỳ sx dài, thành phẩm ứ đọng không bán được, chứng tỏ quản lý HTK không tốt, chính sách bán hàng
cứng nhắc
(3) . Hệ số khả năng thanh toán tức thời
- Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
- Ý nghĩa:
+ Nếu các chủ nợ cùng đòi một lúc thì DN có thể trả ngay cho các chủ nợ quy mô bao nhiêu
+ Phản ánh quy mô vốn bằng tiền trong DN
+ H cao -> DN dự trữ vốn bằng tiền lớn -> khả năng sinh lời thấp -> lạm phát ảnh hưởng
(4) . Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
- Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay=

20


- Ý nghĩa:
+ Nếu DN sử dụng toàn bộ LN do các hoạt động trong kỳ mang lại để hoàn trả các khoản lãi vay vốn kinh
doanh thì có thể trả được quy mô bao nhiêu
+ H>=1 là tốt:
+ H< 1 Nguy hiểm -> DN không đủ khả năng trả lãi vay sẽ khó có khả năng tiếp tục đi vay, mất hoặc
không đảm bảo khả năng thanh toán dẫn đến rắc rối pháp lý và phá sản DN
2.2. HỆ SỐ PHẢN ÁNH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
(1) Hệ số nợ
- Công thức:
Hệ số nợ =
Tổng nợ phải trả = Nợ DH + Nợ NH = Nợ vay + các khoản chiếm dụng
Tổng NV = VCSH + Nợ phải trả
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh tỷ trọng NV mà DN huy động dưới hình thức vốn nợ trong tổng NV mà DN đang dùng

+ Phản ánh mức độ độc lập tự chủ của DN
+ Phản ánh mức độ chấp nhận mạo hiểm của người quản lý DN ( nếu ưa mạo hiểm thì nợ nhiều, ngại rủi
ro thì vay ít)
+ Phản ánh tình hình TC của DN, nếu nợ nhiều thì khó khăn vì vay là giải pháp cuối cùng
(2) Hệ số VCSH ( 1 thời điểm)
- Công thức:
Hệ số VCSH = = 1- Hệ số nợ

- Ý nghĩa:
+ Tỷ trọng NV do chủ DN bỏ ra trong tổng NV DN đang sử dụng
+ Hệ số càng cao càng tốt, phản ánh trực tiếp mức độ tự chủ của DN càng cao, ít lệ thuộc vào NV huy
động bên ngoài
(3) Tỷ lệ nợ / VCSH
- Công thức:
Tỷ lệ nợ /VCSH =
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh tương quan giữa số vốn nợ so với số vốn CSH, tại một thời điểm 1đ VCSH bảo lãnh cho mấy
đ vốn nợ
+ H càng cao thì nợ càng cao, rủi ro càng cao
(4) Tỷ suất ĐT vào TSNH
- Công thức:

21


Tỷ suất ĐT vào TSNH =
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh tỷ lệ VLĐ ( vốn NH) trong tổng số vốn kinh doanh mà DN đang dùng. DN nào có tỷ lệ này
càng cao thì vòng quay VKD càng lớn và ngược lại.
+ CHỉ tiêu phụ thuộc lớn vào ngành nghề

DNTM: mua để bán Tỷ suất cao
DNSX: đầu tư sx máy móc kho tang… tỷ suất nhỏ
(5) Tỷ suất ĐT vào TSDH
- Công thức:
Tỷ suất ĐT vào TSDH =
- Ý nghĩa:
Ngược lại
2.3 HỆ SỐ HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG
(1) Vòng quay HTK
- Công thức:
Vòng quay HTK (Lk) =
HTK bq ==
- Ý nghĩa:
+ Trong kỳ DN cứ duy trì 1 đ vốn dưới dạng HTK sẽ phục vụ tạo ra được mấy đ giá vốn hàng bán hoặc
mấy đ DTT
+ Càng tăng càng tốt nhưng nếu tăng quá cao cần phải xem lại nếu không nhập hàng , không để sản phẩm
dở dang gối đầu, bán hết sản phẩm sẽ không có nguyên liệu và hàng để sx và bán ở kỳ sau gây gián đoạn
sx, như thế lại là không tốt
(2) Số ngày 1 vòng quay HTK
- Công thức:
Số ngày 1 vòng quay HTK =
- Ý nghĩa:
+ Là thời gian cần thiết để HTK thực hiện 1 vòng quay
+ Càng giảm càng tốt -> vốn vận động nhanh, lưu kho ít
(3)Vòng quay các khoản phải thu
- Công thức:
Vòng quay các khoản phải thu=
Các khoản phải thu bq =
- Ý nghĩa:
+ DN cứ bo2 ra 1 đ vốn dưới hình thức bị KH chiếm dụng sẽ phục vụ tạo ra mấy đ DT bán hàng


22


+ Càng cao càng tốt
+ Phụ thuộc không nhỏ vào chính sách tiêu thụ sản phẩm của DN. Nếu DN lựa chọn thanh toán trực tiếp
và chính sách tín dụng TM (bán chịu sp)
(4) Kỳ thu tiền TB
- Công thức:
Kỳ thu tiền TB = =
- Ý nghĩa:
+ Thời gian cần thiết để DN thu được các khoản phải thu bình quân trong kỳ tính từ lúc bắt đầu xuất ra
đến lúc thu được tiền
+ Càng giảm càng tốt
+NHưng kỳ thu tiền phụ thuộc vào:
. Chính sách bán hàng chịu hay không
. CHấp hành kỷ luật thanh toán của KH
. Tình hình tài chính của KH
. Bối cảnh nền kinh tế
(5) Vòng quay VLĐ
- Công thức:
Vòng quay VLĐ =
VLĐ bq =
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh trong kỳ DN cứ bỏ ra 1 đ VLĐ thì sẽ tham gia tạo ra mấy đồng DTT
+ Càng cao càng tốt
(6) Kỳ luân chuyển VLĐ ( số ngày 1 vòng quay VLĐ)
- Công thức:
Số ngày 1 vòng quay VLĐ =
- Ý nghĩa:

+ Thời gian cần thiết để VLĐ thực hiện được 1 lần luân chuyển hoặc quay được 1 vòng
+ Càng ngắn càng tốt
(7) Hiệu suất sử dụng VCĐ
- Công thức:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
VCĐ bq =

- Ý nghĩa:
+ Phản ánh trong năm cứ sử dụng 1 hoặc 100đ vốn bình quân sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đ DTT

23


+ Càng cao càng tốt
(8) Hiệu suất sử dụng TSCĐ
- Công thức:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
NG TSCĐ bq =
- Ý nghĩa:
+ trong năm cứ sử dụng 100đ giá trị bình quân TSCĐ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT
+ Càng cao càng tốt
(9) Vòng quay toàn bộ vốn
- Công thức:
Vòng quay toàn bộ vốn =
VKD bq = == = VCĐ bq + VLĐbq năm
- Ý nghĩa:
+ Trong kỳ cứ đầu tư sử dụng 100đ vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng DTT
2.4. HỆ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
(1)Tỷ suất LN trên DT (ROS)
- Công thức:

ROs =
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh mức lãi ( trước or sau thuế) thu được khi ta bán được 100đ DTT ( giá bán không thuế)
+ Phản ánh trực tiếp trình độ quản trị CP sx
(2) Tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (BEP)
- Công thức:
BEP =
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh số LN trước lãi vay và thuế ( LN hoạt động mà không tính đến nguồn gốc của vốn) thu được
trên 100đ bỉ vào hoạt động kinh doanh
+ So sánh trình độ sử dụng vốn trong các DN
+ BEP càng cao càng tốt
(3)Tỷ suất LN trên VKD
- Công thức:
Tỷ suất LN trên VKD =
- Ý nghĩa:
+ Cứ bỏ ra 100đ VKD trong kỳ ( năm) sẽ thu được bao nhiêu đồng LN trước ( sau) thuế TNDN
+ Đã tính đến thuế TNDN và lãi vay ( có chính sách đầu tư và chính sách TC) -> trình độ sử dụng vốn và
có những tác động chủ quan, khách quan
(4) Tỷ suất LN VCSH (ROE)

24


- Công thức:
ROE = = [BEP + D/E (BEP-r)] (1-t)
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh trình độ sử dụng vốn CSH của DN, trong năm cứ bỏ ra 100đ VCSH thì thu được bao nhiêu
đồng LN sau thuế ( DN chỉ được sử dụng LN sau thuế)
+ BEP – r >0 mà D/E càng cao thì ROE càng cao, vay càng nhiều càng có lợi ( khuyech đại ROE)

+ BEP – r = 0 D/E không ảnh hưởng gì
+ BEP –r <0 mà D/E càng lớn thì ROE càng nhỏ ( triệt tiêu ROE), vay càng nhiều càng khó khăn
2.5. HỆ SỐ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
(1) Tỷ suất LN vốn cổ phần thường
- Công thức:
Tỷ suất LN vốn cổ phần thường =
LNR thuộc cổ đông thường = Tổng LN sau thuê (NI) – phần chi trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi
Vốn cổ phần thường bq = Vốn góp cổ phần thường + Thặng dư vốn góp cổ phần thường ( CL)
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh trong kỳ cứ bỏ ra 100đ vốn cổ phần thường sẽ thu được bao nhiêu đồng LNR
(2) TN 1 cổ phần thường (EPS)
- Công thức:
EPS =
Số CP thường đang lưu hành bq = Số CP thường đã phát hành – Số CP quỹ
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh mức TN/ 1 cổ phần thường có thể được hưởng trong 1 năm ( người nắm giữ CP có thể nhận
được là bao nhiêu)
(3) Cổ tức 1 cổ phần thường (DPS)
- Công thức:
DPS =
LNST dùng trả cổ tức cho cổ đông thường = LNST thuộc cổ đông thường – Phần để lại không chia ( trích
lập các quỹ)
- Ý nghĩa:
EPS > DPS
+ Phản ánh LNST mà 1 cổ phần thường thực nhận được sau 1 năm TC
(4) Hệ số chi trả cổ tức
- Công thức:
DPS/EPS =
- Ý nghĩa:
+ Tỷ lệ TN 1 cổ phần thường mà cổ đông được nhận dưới hình thức cổ tức

+ Càng cao càng tốt

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×