Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề cương CNXH mác lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.47 KB, 43 trang )

1


2


I. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá? Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá?
1. KN HH
* K/n: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua bán.
* Đặc điểm:
HH có thể ở dạng vật thể(hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể(dịch vụ vô hình), nhưng phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Là sản phẩm của lao động
- Là sản phẩm có ích, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, phải có công dụng nào đó
- Phải được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường
*Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN Mác bắt đầu từ HH vì:
- HH là hình thái của cải phổ biến nhất trong xã hội TBCN
- HH là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mầm mống mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN
Do đó, phân tích HH là phân tích giá trị của nó, cơ sở hình thành các phạm trù kinh tế khác của phương thức sản xuất TBCN.
2. Hai thuộc tính của HH
Đã là hàng hóa thì có đủ 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng
a. Giá trị sử dụng
- K/n: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, có thể thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng cho cá nhân hay có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất. VD: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo để mặc… Và
ngay mỗi 1 vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể
dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia …
- Đặc điểm của giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của nó quy định, nghĩa là do tính chất lý hóa của nó tạo nên. Do đó, giá trị sử
dụng là một phạm trù vĩnh viễn. VD: Gạo có công dụng tm nhu cầu ăn của con người
+ Một hàng hóa có thể có một hoặc nhiều công dụng khác nhau, Khi khoa học ngày càng phát triển thì người ta càng phát hiện thêm được
nhiều công dụng của Hàng hóa VD như than đá ban đầu chỉ làm chất đốt, ngày nay còn được dùng để làm kim cương, máy lọc nước).


+ Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng nó, là nội dung vật chất của của cải, nó không phụ thuộc vào hình thức xã hội
của của cải đó như thế nào do đó giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, có nghĩa là gtsd của bất kỳ hàng hóa nào là do tc lý hóa của hh đó
tạo nên chứ k phụ thuộc vào bất kỳ hình thức của chế độ xã hội nào.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội, không phải cho người trực tiếp sản xuất ra nó.
+ Trong nền sản xuất hàng hóa thì giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi, chỉ có những sản phẩm có giá trị sử dụng
được đem ra trao đổi mua bán mới được gọi là hàng hóa. Một vật, khi đã là HH thì nó phải có GTSD. Nhưng ko phải bất cứ vật gì có
GTSD cũng đều là HH. VD: Không khí rất cần cho cuộc sống của con người, nhưng ko phải là HH. Nước suối, quả dại cũng có GTSD,
nhưng cũng ko phải là HH. Vậy 1 vật muốn trở thành HH thì GTSD của nó phải là vật được SX ra để bán, trao đổi, có giá trị trao đổi.
Trong kinh tế HH, GTSD là vật mang giá trị trao đổi.
Ví dụ: 1000 vải thì 200 cho mình và 800 trao đổi gọi là HH
b. Giá trị của hàng hóa:
- Giá trị là một phạm trù trừu tượng chỉ được biểu hiện trong trao đổi vì vậy khi nghiên cứu giá trị các nhà kinh tế học trước Mác và Mác
đều bắt đầu từ hình thức biểu hiện của nó nó là giá trị trao đổi.
- K/n: Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà theo đó giá trị sử dụng này được trao đổi với giá trị sử dụng khác
VD: Đổi 1m vải = 10kg thóc
Vải và thóc không giống nhau về bên ngoài, tồn tại riêng biệt tại sao lại đặt dấu “=” và tại sao lại là tỷ lệ 1:10
+ Sở dĩ vải và thóc có thể trao đổi được với nhau là do giữa chúng tồn tại một cơ sở chung. Cơ sở chung đó không phải là giá trị sử dụng
vì giá trị sử dụng của vải và thóc là khác nhau. Gạt giá trị sử dụng của vải và thóc sang một bên thì giữa vải và thóc có 1 cơ sở chung
chúng đều là sản phẩm của lao động và để sản xuất ra vải và thóc thì người sản xuất đều phải hao phí lao động của mình
+ Hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong vật phẩm chính là cơ sở chung để các HH trao đổi được với nhau. Căn cứ vào hao
phí LĐ để sản xuất ra các hàng hóa là cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Do đó người ta có thể đưa ra tỷ lệ trao đổi 1m vải = 10kg
thóc. Vì hao phí lao động để sản xuất ra 1m vải đúng bằng hao phí lao động để sản xuất ra 10kg thóc như vậy thực chất của việc trao đổi
hàng hóa cho nhau là sự trao đổi lượng lao động kết tinh trong các hàng hóa đó.
-> Như vậy, giá trị của hàng hóa hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là nội dung là cơ sở
của giá trị trao đổi, Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
Như vậy giá trị hàng hóa và giá trị trao đổi có mối quan hệ mật thiết, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện đầu tiên của giá trị và hình
thức biểu hiện sau cùng của giá trị là giá cả hàng hóa.
- Đặc điểm giá trị:

3



+ Giá trị của hh là 1 phạm trù lịch sử gắn với nền sx hàng hoá (nghĩa là nó chỉ tồn tại khi có SX trao đổi hàng hoá, khi không có sản xuất
và trao đổi hàng hoá thì không cần thiết phải đi tìm cơ sở chung cho sự trao đổi và do đó không có sự tồn tại của phạm trù giá trị)
+ Giá trị của hàng hoá biểu hiện mối quan hệ giữa những người SX hàng hoá ( như vậy nghĩa là nếu giá trị sử dụng là nội dung vật chất
của của cải thì giá trị là hình thức biểu hiện xã hội của hàng hoá)
Kết luận: Giá trị là hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong HH. Tuy nhiên, không phải mọi hao phí lao động của người sản
xuất kết tinh trong vật phẩm đều mang hình thái giá trị.
c. Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
- Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập của mâu thuẫn.
+ Tính thống nhất biểu hiện: Đã là hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và gia trị, hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng
buộc chi phối lẫn nhau. Nếu thiếu 1 trong hai thuộc tính thì không có sự tồn tại của hàng hóa.
+ Tính chất mâu thuẫn giữa 2 thuộc tình hàng hóa thể hiện ở chỗ.
+) Đối với người sản xuất thì mục đích của họ là giá trị nhưng để có giá trị thì họ phải tạo ra giá trị sử dụng do đó họ quan tâm đến giá trị
sử dụng để đạt giá trị
+) Đối với người mua thì mục đích quan tâm của họ là giá trị sử dụng nhưng để có giá trị sử dụng thì họ phải trả giá trị cho người sản
xuất.
Như vậy thuộc tính giá trị thực hiện trước, giá trị sử dụng thực hiện sau. Khi hàng hóa đã bán được thi mâu thuẫn giá trị và giá trị sử
dụng được giải quyết.
Tính mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: mục tiêu của người bán là giá trị HH nhưng để có giá trị thì người bán
phải sản xuất ra 1 giá trị sử dụng nào đó bởi vì giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trị. Còn mục tiêu của người muado mình làm ra,
nếu họ có chú ý đến GTSD cũng chính là để có được giá trị. Và ngược lại, người mua là giá trị sử dụng của HH, nhưng để có GTSD do
người mua phải trả gía trị cho người bán. Như vậy, qúa trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện giá trị sử dụng tách rời nhau. Sự tách
rời này phản ánh tính mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính của HH.
Câu 2: Phân tích tính hai mặt của LĐ SX hàng hoá? ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
Câu hỏi: Tại sao HH có 2 thuộc tính?
Bởi vì lao động sản xuất HH có tính 2 mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Trong đó lao động cụ thể quy định giá trị sử dụng
HH và lao động trừu tượng quy định giá trị của HH
* K/n: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người nhưng phải thông qua trao đổi, mua bán. Hàng
hóa phải thỏa mãn đủ 3 điều kiện: Là sản phẩm của lao động ; Là sản phẩm có ích; Phải được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Đã

là hàng hóa thì có đủ 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng cho cá nhân hay có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất VD như nước, gạo, muối, Trang thiết bị máy móc
- Giá trị của hàng hóa hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là nội dung là cơ sở của giá trị
trao đổi, Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
Sở dĩ HH có 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng và gía trị là do LĐ của người sx ra HH có tính 2 mặt. Tính 2 mặt của LĐ SX HH quyết định
tính 2 mặt của bản thân HH. C.Mác đã phát hiện ra tính chất 2 mặt của LĐ SX HH. Đó là LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng.
- Lao động cụ thể:
+ K/n: Là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của 1 nghề nghiệp, 1 chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động,
có mục đích, có phương pháp, phương tiện lao động và kết quả sản xuất riêng. VD: Lao động của người nông dân với mục đích tạo ra thóc
thì đối tượng LĐ của họ là đất đai, phương tiện là cày cuốc, phương pháp là cấy, vun trồng và kết quả là thóc.VD: LĐ cụ thể của người
thợ mộc, mục đích là sx cái bàn, cái ghế, đối tượng LĐ là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, bào, khoan, đục: phương tiện
đc sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan, kết qủa LĐ là tạo ra cái bàn, cái ghế
+ Đặc điểm của lao động cụ thể:
- Mỗi LĐ cụ thể tạo ra 1 loại gtrị sử dụng nhất định. LĐ cụ thể càng nhiều loại càng tao ra nhiều loại gtrị sử dụng khác nhau. Các LĐ cụ
thể hợp thành hệ thống phân công LĐXH.
- Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, nội dung của lao động cụ thể không thay đổi, tuy nhiên hình thức có sự thay đổi nó phụ
thuộc vào sự phát triển của LLSX và sự tiến bộ của KHKT
- Lao động cụ thể ngày nay ngày càng phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật.
- Lao động trừu tượng:
+ K/n: LĐ trừu tượng là LĐ của người sx HH khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó hay nói cách khác đó chính là sự tiêu hao sức
LĐ của người sx HH nói chung.
+ Đặc điểm của lao động trừu tượng:
+) Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa và làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi (tức là ngta căn cứ vào lao động trừu tượng
để làm căn cứ xác định tỷ lệ trao đổi giữa các hh với nhau).

4



+) Lao động trừu tượng là 1 phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa (tức là nó chỉ tồn tại khi có SX và trao đổi hh) bởi vì chỉ có
trong nền sản xuất hàng hóa mới có sự cần thiết phải quy các loại lao động cụ thể vốn khác nhau về biểu hiện bề ngoài về một thứ lao
động đồng chất lao động trừu tượng để từ đó đưa ra tỷ lệ trao đổi giữa các hàng hóa với nhau - Đây là hai mặt đối lập của một vấn đề có
mối quan hệ biện chứng với nhau
+ Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa.
+) Tính chất tư nhân: khi xét SXhh: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai thì họ tự xây dựng kế hoạch sản xuất. Xét góc
độ này thì lao động của họ mang tính chất tư nhân.
+) Tính chất xã hội: mỗi một người chỉ sản xuất ra một sản phẩm, họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, khi xét về mặt hao
phí lao động nói chung, lao động của họ mang tính chất xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hóa nếu xét về mặt sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của mỗi người họ là người sản xuất độc
lập lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân, lao động tư nhân biểu hiện thành lao động cụ thể, thành giá trị sử dụng của hàng hóa. VD
cô thợ dệt quyết định dệt loại vải nào, dệt ntn
Lao động của người sản xuất hàng hóa nếu xét về mặt hao phí sức lao động nói chung thì nó luôn là một bộ phận của lao động sản xuất
thống nhất nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội vì vậy lao động của họ mang tính chất xã hội. Lao động xã hội biểu hiện thành
lao động trừu tượng .
Lao động tư nhân
><
Lao động xã hội


Lao động cụ thể ><
Lao động trừu tường


Giá trị sử dụng hh
><
Giá trị hàng hóa
Như vậy mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa giản đơn. Mâu thuẫn này
biểu hiện:
- Sản phẩm do người sxhh tạo ra có thể ko ăn khớp hoặc ko phù hợp với nhu cầu của XH. Hao phí LĐ cá biệt của người sx có thể cao

hơn hay thấp hơn hao phí LĐ mà XH có thể chấp nhận.
- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội luôn chứa đựng khả năng sản xuất thừa và chỉ được giải quyết thông qua trao đổi.
Nếu hàng hóa bán được thì lao động tư nhân được xã hội thừa nhận và và được trở thành một bộ phận của lao động xã hội. Ngược lại nếu
hàng hóa không bán được thì mâu thuẫn này không được giải quyết.
* Ý nghĩa:
- Ý nghĩa lý luận:
+ Học thuyết về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã tạo ra cơ sở khoa học thực sự cho học thuyết giá trị. Nhờ vào đó mà Mác
đã chỉ rõ lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa, như vậy chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
+ Học thuyết về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã tạo ra cơ sở khoa học cho học thuyết giá trị thăng dư. Nhờ đó Mác đã giải
thích được nguồn gốc thật sự của giá trị thăng dư là do lao động trừu tượng của người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giúp chúng ta giải thích được hiện tượng trong thực tế, Khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng đi liền với giá trị của nó ngày càng
giãm hoặc không đổi vì hao phí lao động xã hội giảm do tiến bộ khoa học.
Câu 3: Phân tích lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa?
a. Thước đo lượng giá trị HH
- Giá trị HH được xem xét cả về mặt chất và cả về mặt lượng
+ Về mặt chất: giá trị HH là lao động trừu tượng kết tinh trong HH
+ Về mặt lượng: hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong HH. Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động
như ngày, giờ, tháng, năm ...(VD: Để sx ra 1 đv sản phẩm mất 2 giờ)
- Tuy nhiên, mỗi 1 HH không chỉ do 1 người sản xuất ra mà do nhiều người cùng sản xuất ra. Do trình độ kỹ thuật sản xuất khác
nhau và điều kiện sản xuất khác nhau nên mỗi người sản xuất có thời gian lao động cá biệt khác nhau khi cùng sản xuất ra 1 đơn vị HHVí
dụ 1m vài người A sản xuất ra mất 3h, người B mất 4h...
Do đó, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian
cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ
khéo léo trung bình, điều kiện lao động trung bình và cường độ lao động trung bình gắn với 1 hoàn cảnh xã hội nhất định. Trình độ kỹ
thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình, cường độ lao động trung bình của mỗi quốc gia, mỗi vùng, tại những thời điểm khác
nhau là khác nhau.
- Cách xác định thời gian lao động xã hội cần thiết. Có 2 cách:
+ Phương pháp thống kê số lớn: Giá trị thị trường của HH được quy về thời gian lao động cá biệt của cơ sở sản xuất đã cung cấp đại bộ

phận hàng hóa cho thị trường làm thời gian lao động xã hội cần thiết.
VD: Để sản xuất ra 1m vải:

5


Cơ sở A mất 3h và cung cấp 10% Số Lượng hàng hóa trên thị trường
Cơ sở B mất 4h và cung cấp 85% Số Lượng hàng hóa trên thị trường
Cơ sở C mất 5h và cung cấp 5% Số Lượng hàng hóa trên thị trường
Thời gian lao động XH cần thiết để sản xuất ra 1m vải được xác định là thời gian lao động cá biệt của cơ sở B là 4h
+ Phương pháp tính bình quân gia quyền:
TGLĐXH cần thiết ( 1đv HH) =

x1 .α 1 + x 2 .α 2 + .... + x n .α n
α 1 + α 2 + ... + α n

Trong đó

x: TGLĐ cá biệt của từng người , từng ngành , từng cơ sở sản xuất
α: Lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường của từng người từng cơ sở sản xuất
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
- Do thời gian LĐ XH cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của HH cũng là 1 đại lượng ko cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của HH
tuỳ thuộc vào những nhân tố sau:
(1). Năng suất lao động:
- Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động hay còn được gọi là hiệu quả sản xuất được tính bằng số lượng sản phẩm
làm ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc thời gain lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
VD: một người công nhân mất 2 h lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm
- NSLĐ gồm NSLĐ cá biệt quyết định giá trị cá biệt của HH và NSLĐ của XH quyết định giá trị thị trường của HH
- Tăng năng suất lao động: là tăng hiệu quả sản xuất của người lao động do đó trong một khoảng thời gian lao động người lao động phải
làm ra được nhiều sản phẩm hơn và thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống

VD: người công nhân lao động trong đk bình thường 1h tạo ra được 2 đơn vị sản phẩm
Khi tăng NSLĐ lên gấp đôi thì 1h lao động sx tạo ra được 4 đơn vị sản phẩm
* Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và lượng giá trị hàng hóa
Câu hỏi: Khi NSLĐ tăng lên thì giá trị thay đổi ntn?
- Khi NSLĐ tăng lên thì NSLĐ xã hội tăng lên thì sản phẩm làm ra trong 1 đơn vị thời gian tăng lên nghĩa là thời gian làm ra 1 đơn vị sản
phẩm giảm xuống. Do đó giá trị của 1 đơn vị HH giảm. Như vậy lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
- NSLĐ xã hội phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Sự phát triển của KH – KT
+ Trình độ khéo léo của người lao động
+ Trình độ áp dụng KH – KT vào sản xuất
+ HIệu quả sử dụng TLSX
+ Điều kiện tự nhiên
- Biện pháp nân cao NSLĐ
+ Nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
+ Nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
Câu hỏi: Khi NSLĐ DN tăng lên thì giá trị thị trường/1đv HH của DN biến đổi ntn?
- TH1: DN đó chỉ cung cấp 1 tỷ trọng nhỏ HH đó trên thị trường thì khi NSLĐ của DN tăng không làm thay đổi giá trị thị trường của 1
đơn vị HH
- TH2: DN đó cung cấp phần lớn HH đó trên thị trường thì khi NSLĐ của DN tăng lên thì giá trị thị trường của HH của DN đó giảm
xuống.
Câu hỏi: Khi NSLĐ XH tăng lên thì giá trị thị trường của 1 đơn vị HH và tổng giá trị HH sẽ thay đổi ntn?
Khi NSLĐ XH tăng thì giá trị thị trường giảm nhưng tổng giá trị không đổi
(2)Cường độ lao động:
Cường độ lao động là khái niệm phản ánh sự căng thẳng, mệt nhọc của lao động được đo bằng lượng hao phí lao động phải bỏ ra trong
một đơn vị thời gian lao động. Chẳng hạn 1h lao động hao phí 200 calo (tăng cường độ lao động dẫn đến tăng mức độ khẩn trương của
công việc, tăng hao phí lao động)
*) Mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động và lượng giá trị hàng hóa
- Khi tăng cường độ lao động lên thì lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị thời gian tăng lên, sản lượng hàng hóa làm ra tăng lên tương
ứng. Do đó, lượng hao phí kết tinh trong 1 đơn vị HH không đổi tức là giá trị trên một đơn vị HH không đổi, tuy nhiên tổng giá trị hàng

hóa tăng lên
VD; trong điều kiện bình thường 1h lao động người công nhân hao phí 200calo và tạo ra được 2 đơn vị sản phẩm
Trong trường hợp tăng cường độ lao động thì 1h lao động người công nhân hao phí 400calo và tạo ra được 4 đơn vị sản phẩm.
Như vậy lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ thuận với cường độ lao động.
Mác nói tăng cường độ lao động cũng như kéo dài độ dài thời gian lao động

6


(3)Mức độ phức tạp của lao động
Lượng giá trị của 1 đơn vị HH được đo bằng thời gian lao động XH cần thiết, tuy nhiên lao động lại được chia thành lao động giản đơn và
lao động phức tạp. Trong đó, lao động giản đơn là lao động mà bất cứ 1 người bình thường nào cũng có thể thực hiện được không qua đào
tạo nghề. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện.
Để HH được sản xuất bằng lao động giản đơn có quan hệ bình đẳng với HH được sản xuất ra bằng lao động phức tạp thì người ta
tìm cách quy lao động phức tạp về lao động giản đơn. Do đó mà lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động XH cần thiết giản
đơn trung bình.
Câu hỏi: Khi NSLĐ và cường độ lao động tăng 2 lần thì giá trị 1 đơn vị HH và tổng giá trị HH thay đổi ntn? Số lượng HH thay đổi ntn?
Đối với giá trị 1 đơn vị HH: NSLĐ tỷ lệ nghịch và CĐLĐ không ảnh hưởng gì
Đối với số lượng HH NSLĐ tăng không thay đổi, cường độ lao động tăng thì tổng tăng
3.Cấu thành lượng giá trị HH
Để sản xuất HH đòi hỏi phải chi phí 1 lượng lao động nhất định, bao gồm
- Lao động quá khứ kết tinh trong TLSX, trong quá trình sản xuất giá trị TLSX được bảo tồn và dịch chuyển vào sản phẩm được gọi là giá
trị cũ
- Lao động sống: là lao động hiện tại có vai trò làm tăng giá trị cho HH tạo ra giá trị mới trong sản phẩm
Như vậy: cấu thành lượng giá trị HH bao gồm giá trị cũ và giá trị mới
Câu hỏi: Khi người sản xuất sản xuất ra số lượng sp vượt quá nhu cầu của mình trong nền sản xuất giản đơn thì sản phẩm vượt đó gọi là
gì? TL: là sản phẩm thặng dư
Trong nền sx giản đơn có tồn tại kn giá trị thặng dư không? TL: không vì GT thặng dư chỉ tồn tại trong nền sx TBCN khi SLĐ thành HH
Câu 4: So sánh tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động?
* Năng suất lao động:

Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động hay còn được gọi là hiệu quả sản xuất được tính bằng số lượng sản phẩm
làm ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc thời gain lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
VD: một người công nhân mất 2 h lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm
- Tăng năng suất lao động: là tăng hiệu quả sản xuất của người lao động do đó trong một khoảng thời gian lao động người lao động phải
làm ra được nhiều sản phẩm hơn và thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống
VD: người công nhân lao động trong đk bình thường 1h tạo ra được 2 đơn vị sản phẩm
Khi tăng NSLĐ lên gấp đôi thì 1h lao động sx tạo ra được 4 đơn vị sản phẩm
* Cường độ lao động:
Cường độ lao động nói lên số lượng hao phí lao động phải bỏ ra trong một đơn vị thời gian lao động. Chẳng hạn 1h lao động hao phí
200 calo (tăng cường độ lao động dẫn đến tăng mức độ khẩn trương của công việc, tăng hao phí lao động)
- Tăng cường độ lao động là tăng lượng hao phí lao động trong thời gian lao động đó. Tăng cường độ lao động biểu hiện ở tăng mức độ
khẩn trương mức độ nặng nhọc của công việc
* Giống nhau: Tăng NSLĐ và tăng CĐLĐ đều làm tăng số lượng hàng hóa
* Khác nhau:
Tiêu thức
Tăng năng suất lao động
Tăng cường độ lao động
Hao phí lao động trong
Không thay đổi
được tăng lên
một đơn vị thời gian
Giá trị của 1 đơn vị hàng Giảm
Không đổi
hóa
Câu 5: Vì sao trong nền sản xuất hàng hóa người sản xuất tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động (giảm giá trị hàng hóa)
* Năng suất lao động:
Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động hay còn được gọi là hiệu quả sản xuất được tính bằng số lượng sản phẩm
làm ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Có 2 loại NSLĐ: NSLĐ cá biệt và NSLĐ XH. Trên thị trường, HH được trao đổi ko phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị XH. Vì vậy
NSLĐ có ảnh hưởng đến giá trị XH của HH chính là NSLĐ XH.

- Tăng năng suất lao động: là tăng hiệu quả sản xuất của người lao động do đó trong một khoảng thời gian lao động người lao động phải
làm ra được nhiều sản phẩm hơn và thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống
VD: người công nhân lao động trong đk bình thường 1h tạo ra được 2 đơn vị sản phẩm
Khi tăng NSLĐ lên gấp đôi thì 1h lao động sx tạo ra được 4 đơn vị sản phẩm
* Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và lượng giá trị hàng hóa
NSLĐ XH ngày càng tăng, thời gian LĐXH cần thiết đế sx ra HH càng giảm, lượng giá trị của 1 đơn vị sp càng ít. Ngược lại, NSLĐ XH
càng giảm thì thời gian LĐXH cần thiết đê sx ra HH càng tăng, lượng giá trị của 1 đơn vị sp càng nhiều. Lượng giá trị của 1 đơn vị HH tỷ
lệ thuận với số lượng LĐ kết tinh và tỷ lệ nghịch với NSLĐ XH.Vậy muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị HH xuống, thì ta phải tăng NSLĐ.

7


- Biện pháp tăng NSLĐ:
-) Nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động
-) Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất
-) Nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
Câu hỏi suy luận:
Khi năng suất lao động xã hội tăng đại lượng nào giảm 1 cách tuyệt đối w=c+v+m
1, C
2, v+m
Giảm tuyệt đối (lao động sống)
3, C+v+m (Giảm)
Câu hỏi suy luận: Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng đại lượng nào (cả 3)
- Thời gian lao động,
- Thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết (đúng nhất)
Câu 6: Phân tích lịch sử ra đời , bản chất và chức năng của tiền tệ?
a. Nguồn gốc của tiền tệ:
* Lịch sử ra đời: Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa, do đó lịch sử ra đời
của tiền tệ là lịch sử phát triển của các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giá trị giản đơn đến hình thái giá trị phức tạp (mở

rộng), từ hình thái giá trị chung đến hình thái giá trị tiền tệ.
- Hình thái giá trị giản đơn:( hay còn được gọi là hình thái ngẫu nhiên) đây là hình thái phôi thai của hình thái giá trị, xuất hiện trong giai
đoạn đầu của sản xuất và trao đổi hàng hóa do đó quá trình trao đổi mang tính chất trực tiếp, ngẫu nhiên người ta trao đổi 1 vật này lấy 1
vật khác VD như: 1m vải đổi lấy 10kg thóc trong đó vải mang hình thái giá trị tương đối còn thóc mang hình thái vật ngang giá.
Đặc điểm của hình thái vật ngang giá của giá trị:
+ Trong hình thái giản đơn thì vải không tự biểu hiện được giá trị của mình mà phải thông qua thóc, do đó giá trị của vải được gọi là hình
thái tương đối của giá trị còn thóc là phương tiện biểu thị giá trị của vải. Do đó, giá trị của thóc được gọi là hình thái ngang giá của giá trị.
+ Trong hình thái giá trị giản đơn thì giá trị sử dụng trở thành hình thức biểu hiện giá trị, LĐ cụ thể trở thành hình thức biểu hiện LĐ trừu
tượng, LĐ tư nhân trở thành hình thức biểu hiện LĐXH
+ Trong hình thái giá trị giản đơn mỗi 1 HH chỉ có quan hệ với 1 HH duy nhất khác biệt với nó
Như vậy hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là 2 mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời nhau. Đồng
thời là 2 cực đối lập của 1 phương trình giá trị.
- Hình thái giá trị mở rộng:
Khi LLSX và phân công lao động XH phát triển đến một trình độ mới, việc trao đổi trở nên thường xuyên hơn, mỗi một HH không chỉ
còn quan hệ với duy nhất 1 HH khác biệt với nó mà còn quan hệ với nhiều hàng hóa khác thì hình thái giá trị mở rộng xuất hiện.
Ví dụ: Phương trình giá trị:
1m vải
= 10kg thóc hoặc
= 2 kg chè hoặc
= 1 kg cà phê
Đặc điểm hình thái giá trị mở rộng:
+ Trong hình thái giá trị mở rộng, mỗi 1 HH không chỉ quan hệ với 1 HH duy nhất mà còn có quan hệ với 1 số HH khác.
+ Trong hình thái giá trị mở rộng quá trình trao đổi vẫn diễn ra trực tiếp hàng đổi hàng nhưng tỷ lệ chưa được cố định
- Hình thái chung của giá trị:
Khi LLSX và phân công lao động xã hội tiếp tục phát triển, trao đổi HH trở nên thường xuyên và phức tạp hơn , điều đó được biểu hiện
ở chỗ người có vải thì cần thóc, nhưng người có thóc không cần vải mà cần HH khác. Do đó trao đổi phải diễn ra theo con đường vòng.
Người ta đem hàng hóa của mình đổi lấy HH được nhiều người ưa chuộng sau đó dùng HH đó đổi lấy hàng hóa mình cần. Khi vật trung
gian được cố định lại ở hàng hóa mà nhiều người ưa chuộng thì hình thái giá trị chung xuất hiện
Ví dụ:
Phương trình giá trị:

Đổi
10kg thóc
=
1m vải
hoặc
2 kg chè =
hoặc
1 kg cà phê
=
Vế trái là giá trị tất cả các hh đều được biểu hiện qua giá trị sd của vải
Đặc điểm hình thái chung của giá trị:
+ Trong hình thái chung cuả giá trị thì quá trình trao đổi đã qua 1 bước trung gian, tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở
giá trị sử dụng của 1 hàng hóa có tác dụng là vật ngang giá chung. Tuy nhiên vật ngang giá chung chưa cố định ở 1 thứ hàng hóa. Ở những
vùng khác nhau có hình thái vật ngang giá chung khác nhau.

8


+Trong hình thái chung của giá trị, tỷ lệ trao đổi chưa được cố định
- Hình thái tiền tệ:
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động phát triển cao hơn nữa, trao đổi HH trở nên phổ biến. Việc tồn tại nhiều hình thái vật
ngang giá chung khác nhau đã ngăn cản quá trình trao đổi. Từ đó đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất giữa các vùng. Khi vật
ngang giá được cố định lại ở 1 thứ hàng hóa độc tôn duy nhất thì hình thái tiền tệ xuất hiện.
Phương trình giá trị:
Đổi
1 m vải =
0,1 chỉ vàng
hoặc
2 kg chè =
hoặc

1 kg cà phê
=
Ở đây, vàng đóng vai trò là tiền tệ
Đặc điểm của hình thái tiền tệ:
+ Giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu hện bởi tiền tệ. Ban đầu, người ta sử dụng nhiều kim loại làm tiền về sau được cố định lại
ở kim loại quý là bạc và vàng và cuối cùng được cố định ở vàng. Sở dĩ vàng được chọn làm tiền tệ vì ít hư hỏng, thuần nhất, dễ chia nhỏ,
dễ bảo quản, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng có giá trị lớn.
+ Khi tiền tệ ra đời thì thế giới HH được phân chia làm 2 cực: 1 bên là HH thông thường, bên kia là tiền. Đến đây thì tất cả các HH nhờ đó
mà tỷ lệ trao đổi được xác định lại
Như vậy, tiền tệ xuất hiện là kết quả của sự giải quyết liên tục những mâu thuẫn trong quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi
hàng hóa.
b. Bản chất của tiền tệ:
- Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách khỏi thế giới hàng hóa, đóng vai trò là vật ngang giá chung, thống nhất. Nó thể hiện lao động
xã hội và phản ánh mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau.
- Mác nói: ”Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt” vì:
+ Khi tiền tệ ra đời nó chia thế giới hàng hóa làm hai cực. Một cực bao gồm tất cả mọi hàng hóa thông thường còn cực kia là tiền tệ đóng
vai trò là vật ngang giá chung
+ Hàng hóa thông thường chỉ có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định nào đó của con người còn tiền tệ với tư cách là vật ngang giá
chung thống nhất có khả năng trao đổi trực tiếp với mọi hàng hóa nên có thể thỏa mãn được nhiều nhu cầu của con người.
2.Chức năng của tiền tệ
a. Chức năng thước đo giá trị
- Khi Tiền giữ chức năng thước đo giá trị, tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa khác, nghĩa là mọi hàng hóa đều
được biểu hiện giá trị của nó bởi tiền tệ. Để đo lường được giá trị của các HH khác, thì bản tiền tệ phải có đủ giá trị tức phải là tiền vàng
- Để đo lượng giá trị của hàng hóa không nhất thiết phải có tiền mặt mà chỉ cần so sánh với 1 lượng vàng nào đó 1 cách tưởng tượng. Sở
dĩ có thể làm được như vậy là giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa khác đã có một tỷ lệ nhất định mà cơ sở khoa học của tỷ lệ đó là
TGLĐXH cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Như vậy
giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong mối quan hệ đó giá trị hàng hóa là cơ sở, là nội dung bên
trong của giá cả hàng hóa còn giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. Giá cả HH chịu chi phối bởi giá trị HH và
quan hệ cung, cầu trên thị trường.
Để đo lường giá trị của HH thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Đơn vị đo lường tiền tệ và các phần phân chia của nó thì được

gọi là tiêu chuẩn của giá cả. Với tư cách là thước đo giá trị thì tiền tệ được sử dụng để đo lường giá trị các HH khác, và với tư cách là tiêu
chuẩn của giá cả thì tiền tệ được sử dụng để đo lường bản thân kim loại được dùng làm tiền tệ. ( hay đơn vị đo lường tiền tệ nói cho ta biết
trong 1 đồng tiền nào đó có chứa đựng bao nhiêu gram vàng)
Ví dụ 1 USD = 0.736662 gram vàng và 1 frank pháp = 0.160006 gram vàng
Trong quá trình vận động, giá trị của tiền tệ có thể thay đổi. Điều đó phụ thuộc vào thời gian lao động XH cần thiết làm ra nó, song sự
thay đổi đó không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn giá cả của tiền

b. Chức năng phương tiện lưu thông
- Khi tiền giữ chức năng phương tiện lưu thông thì tiền đóng vai trò là môi giới trung gian trong quá trình trao đổi làm cho quá trình
trao đổi thuận tiện hơn. Khi tiền đóng vai trò là môi giới trung gian trong trao đổi sẽ làm hành vi mua và bán tách rời nhau về mặt không
gian và thời gian. Sự tách rời này tiềm ẩn sự khủng hoảng về mặt kinh tế.
- Khi tiền tham gia vào lưu thông với tư cách là môi giới trung gian trong trao đổi thì được gọi là lưu thông HH. Ban đầu tiền tham
gia vào lưu thông với tư cách là vàng thoi bạc nén. Sau đó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn,
mất đi một phần giá trị song nó vẫn được coi là còn đủ giá trị. Sở dĩ như vậy vì tiền chỉ đóng vai trò là môi giới, trung gian trong trao đổi
và chỉ thực hiện chức năng đó trong chốc lát. Từ thực tế đó NN tìm cách đúc tiền thấp hơn giá trị của nó, điều đó làm cho giá trị thực của
tiền và giá trị danh nghĩa của nó tách rời nhau. Sự tách rời này chính là nguồn gốc ra đời tiền giấy.

9


Bản thân tiền giấy không có giá trị song không vì thế mà phát hành một cách tùy tiện tiền giấy vào lưu thông. Việc phát hành tiền
giấy phải tuân theo quy luật “ lưu thông tiền giấy”. Số lượng tiền giấy được phát hành vào LT = số lượng tiền thật đáng ra phải tham gia
vào lưu thông mà lượng tiền giấy biểu trưng. Nếu không tuân thủ sẽ dẫn đến lạm phát.
Tổng lượng tiền tệ trong lưu thông = Tổng giá cả HH trong lưu thông/ Số vòng quay Tb của 1 đv tiền tệ
- Nếu lượng tiền mặt có trên thị trường > lượng tiền cần thiết trong lưu thông sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát
- Nếu lượng tiền mặt có trên thị trường < lượng tiền cần thiết trong lưu thông sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa tắc nghẽn không lưu thông
được.
c. Phương tiện cất trữ:
- Tiền cất trữ là tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền thực hiện được bởi vì tiền là đại diện cho của cải xã hội dưới
hình thái giá trị. Để tiền thực hiện được chức năng cất trữ thì tiền phải có đủ giá trị , tức phải là tiền vàng.

- Chức năng phương tiện cất trữ có vai trò điều tiết 1 cách tự phát lượng tiền trong lưu thông, khi số lượng HH gia tăng trong lưu
thông thì tiền được rút ra khỏi cất trữ đi vào lưu thông, ngược lại khi số lượng HH giảm trong lưu thông thì tiền được rút ra khỏ lưu
thông đi vào cất trữ.
d. Chức năng phương tiện thanh toán:
Khi tiền giữ chức năng phương tiện thanh toán thì tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, để trả tiền mua hàng chịu, nghĩa là tiền được trả
sau khi hành vi giao dịch đã hoàn thành. Như vậy để giữ chức năng phương tiện thanh toán không nhất thiết phải có tiền mặt mà có thể
thông qua giấy chuyển tiền, tiền sec, tiền điện tử. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì việc dùng tiền điện tử để
thanh toán ngày càng tăng lên.
Khi tiền tệ vừa giữ chức năng phương tiện lưu thông vừa giữ chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền mặt cần thiết cho lưu
thông được xác định như sau:
M = (PQ-{PQb+PQk}+PQd)/v trong đó;
M: lượng tiền cần cho lưu thông
PQ: Tổng giá cả hàng hóa, dịch vụ tham gia lưu thông
PQb: Tổng giá cả hàng hóa, dịch vụ bán chịu
PQk: Tổng số tiền khấu trừ cho nhau
PQd: Tổng số tiền đến kỳ hạn phải trả
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
e. Chức năng tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia hình thành quan hệ kinh tế quốc tế thì tiền giữ chức năng tiền tệ thế giới.
Điều kiện để tiền giữ chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng. Khi giữ chức năng tiền tệ thế giới thì vàng được dùng làm phương
tiện để mua hàng hóa ở nước ngoài làm phương tiện thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế và làm phương tiện biểu hiện của cải nói chung
của xã hội.
Như vậy 5 chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của các chức năng này
phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong đó chức năng quan trọng nhất của tiền là chức năng thước đo giá trị:
- Khi Tiền giữ chức năng thước đo giá trị, Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa khác, nghĩa là mọi hàng hóa đều
được biểu hiện giá trị của nó bởi tiền tệ.
- Như vật điều kiện để tiền giữ chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Sở dĩ vàng có thể đảm nhận chức năng thước đo giá trị vì nó
cũng là hàng hóa, nó cũng có giá trị và giá trị của nó do lao động tạo nên, do đó nó sử dụng ngay lượng lao động đã được vật hóa ở vàng
để đo lường với lượng lao động được vật hóa ở hàng hóa khác. Tuy nhiên để đo lượng giá trị của hàng hóa không nhất thiết phải là tiền

vàng mà chỉ cần so sánh với 1 lượng vàng nào đó 1 cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy là giá trị của vàng và giá trị của
hàng hóa khác đã có một tỷ lệ nhất định mà cơ sở khoa học của tỷ lệ đó là TGLĐXH cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Như
vậy giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Như vậy giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết
với nhau, trong mối quan hệ đó giá trị hàng hóa là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả hàng hóa còn giá cả hàng hóa là hình thức biểu
hiện ra bên ngoài của giá trị.
Để giữ chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Như vậy đơn vị đo lường tiền tệ là trọng lượng nhất định
của kim loại được dùng làm tiền tệ. ( hay đơn vị đo lường tiền tệ nói cho ta biết trong 1 đồng tiền nào đó có chứa đựng bao nhiêu gram
vàng)
Câu hỏi: Trong các chức năng của tiền tệ thì chức năng nào đòi hỏi phải có tiền vàng? Vì sao?
TL: CHức năng thước đo giá trị, chức năng phương tiện cất trữ, chức năng tiền tệ TG
Câu hỏi: Tiền tệ ra đời chứa đựng nguy cơ của những loại khủng hoảng nào?
II. Quy luật giá trị
Câu 7: Phân tích nội dung tác dụng của quy luật giá trị và hình thức biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của
CNTB.
1.Vị trí của quy luật

10


Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tác
động của quy luật giá trị.
2.Nội dung của quy luật giá trị
a. Yêu cầu chung:
- Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
- Yêu cầu thể hiện trong sản xuất:
Trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người Sx là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định SX cái j, SX như thế nào và tự quyết định
hao phí lao động cá biệt của mình trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, giá trị của hàng hóa không dựa trên hao phí lao động cá biệt mà
dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, trong quá trình sản xuất phải điều chỉnh hao phí lao động cá biệt theo lao động xã hội
cần thiết.
- Yêu cầu trong lưu thông: Quy luật giá trị yêu cầu phải dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá nghĩa là trong quá trình trao đổi

hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết hay nói cách khác giá cả hàng hoá phù hợp với giá trị.
b. Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị:
Giá trị HH được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả. Giá cả chịu sự chi phối của giá trị, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các nhân
tố : giá trị của tiền, cạnh tranh, quan hệ cung cầu về HH. Các nhân tố này làm giá cả tách rời ra khỏi giá trị và vận động lên xuống
xung quanh trục giá trị. Sự vận động của giá cả xung quanh trục giá trị thể hiện cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Nếu xét ở từng
thời điểm thì giá cả không bằng giá trị, nhưng nếu xét trên phạm vi toàn XH , ở 1 khoảng thời gian nhất định thì tổng giá cả = tổng
giá trị.
Ví dụ giá trị của vàng là 3tr7 /lượng, giá cả được bán ở nhiều thời điểm là 4,1,3,2…
Tổng giá cả = tổng giá trị
3. Tác dụng của quy luật giá trị
a. Tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:
Điều tiết sản xuất và lưu thông được hiểu là điều hòa, phân bổ các yếu tố của sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế.
+ Đối với sản xuất:
Tác động của quy luật giá trị trong việc điều tiết sản xuất được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới sự
chi phối của quy luật cung – cầu. Quy luật giá trị điều hoà phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, làm
cho quy mô sản xuất của ngành này được mở rộng, quy mô sản xuất của ngành khác lại bị thu hẹp.
Ở những ngành sản xuất nào có cung < cầu thì giá cả HH > giá trị. Khi đó, người sản xuất có lãi, ngành sản xuất này sẽ thu hút những
người sản xuất ở những ngành khác. Do vậy, ngành này không ngừng được mở rộng. Ngược lại, ở những ngành sản xuất nào có cung >
cầu thì giá cả thấp hơn giá trị, người sản xuất bị thua lỗ, do đó ngành sản xuất đó sẽ không ngừng bị thu hẹp
+ Đối với lưu thông:
Tác dụng điều tiết của quy luật đối với lưu thông cũng được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả. Hàng hoá có xu hướng chảy từ nơi
có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.
b.Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Trong nền sản xuất HH, mỗi 1 người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, song HH được bán không dựa trên hao phí
lao động cá biệt mà dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, để sản xuất có lãi và tạo lợi thế trong cạnh tranh thì người sản xuất
phải tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình. Muốn vậy, người sản xuất phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hơn nữa quá
trình sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp để tăng năng suất lao động. Ban đầu việc cải tiến kỹ thuật còn lẻ tẻ nhưng do
cạnh tranh nên sau đó việc cải tiến kỹ thuật đã mang tính chất xã hội do đó làm cho năng suất lao động xã hội tăng và thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển.
c.Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo.

Dưới sự hoạt động của quy luật giá trị thì canh tranh là một tất yếu, kết quả của quá trình canh tranh là những người có điều kiện sản
xuất tốt, có trình độ kỹ thuật cao sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết , làm ăn có lãi và ngày càng trở
nên giầu có. Ngược lại những người có điều kiện sản xuất không tốt, có trình độ kỹ thuật thấp sẽ có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết họ bị thua lỗ, phá sản từ đó trrở nên nghèo đói.
Như vậy một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên đào thải các yếu tố yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển.
Mặt khác nó cũng phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo và tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
*) Hình thức biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản?
Gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh
Giai đoạn CNTB độc quyền
- Giai đoạn 1: CNTB tự do cạnh tranh:
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động thành quy luật giá cả sản xuất bởi vì cạnh
tranh trong các ngành sản xuất đã dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá (= C + V + m) đã chuyển hoá thành giá
cả sản xuất Khi đó giá cả sản xuất = chi phí sản xuất (C+V) + lợi nhuận bình quân (P ngang). Giá cả sản xuất sẽ là cơ sở của giá cả thị
trường, giá cả thị trường vận động lên xuống xung quanh giá cả sản xuất của hàng hoá.

11


- Giai đoạn 2: CNTB độc quyền:
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Khi đó giá cả độc quyền = Chi phí sản
xuất + lợi nhuận độc quyền = k + P độc quyền.
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thống trị, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế chính trị, xã hội ở các nước tư
bản, do đó các tổ chức độc quyền quy định giá cả độc quyền.
+) Giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hoá họ mua vào (nguyên liệu, tư liệu sản xuất)
+) Giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hoá họ bán ra
*) Vì sao giá cả hàng hoá xoay xung quanh giá trị hàng hoá.
Trong nền KT HH thì giá trị hàng hoá là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả và quyết định giá cả hàng hoá. Giá cả hàng hoá là
hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài, do đó giá cả hh còn chịu sự tác động của cung - cầu, cạnh tranh và sức mua của tiền. Với sự
tác động của các nhân tố đó làm cho giá cả hàng hoá vận động lên xuống xung quanh giá trị nhưng phải lấy gía trị làm cơ sở và không bao

giờ thoát ly khỏi giá trị.

HỌC THUYẾT GT THẶNG DƯ
I – Tiền chuyển hóa thành tư bản
Câu 18: Phân tích công thức chung và mâu thuẫn trong công thức chung tư bản, mối quan hệ hàng hoá sức lao động và công thức chung
tư bản.
1.Công thức chung tư bản
Mọi tư bản ở hình thái ban đầu đều là một lượng tiền nhất định song bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ trở thành tư bản khi nó
phải tích tụ đến một lượng đủ lớn và được đưa vào sản xuất kinh doanh và phải được sử dụng để bóc lột lao động làm thuê nhằm mang lại
tiền phụ thêm.
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn tiền tham gia được gọi và tiều thông thường và vận động theo công thức: H – T – H. Còn tiền
trong lưu thông tư bản, tiền vận động theo công thức: T – H –T
Như vậy: giữa tiền thông thường và tư bản có những điểm giống và khác biệt cơ bản sau đây
*) So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn (H-T-H) và công thức chung tư bản (T-H-T’)
- Giống nhau: Hai công thức này giống nhau về mặt hình thức, nó đều bao gồm 2 nhân tố đối diện nhau là tiền và hàng và đều chưa đựng
hành vi mua và bán, đều biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
- Khác nhau: giữa chúng có những điểm khác biệt cơ bản sau:
+ Thứ nhất là: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, điểm bắt đầu là hành vi bán, điểm kết thúc là hành vi mua. Trong lưu thông tư bản
điểm bắt đầu là hành vi mua, kết thúc là hành vi bán
+ Thứ hai: mục đích của lưu thông HH giản đơn là giá trị sử dụng do đó các HH tham gia vào lưu thông thường phải có giá trị sử dụng
khác nhau. CÒn mục đích của lưu thông tư bản là giá trị hơn nữa là giá trị tăng thêm, do đó nếu lượng tiền thu chỉ về bằng lượng tiền ứng
ra thì sự vận động là vô nghĩa. Do vậy, CT đầy đủ của TB sẽ phải là
T- H – T’ ( trong đó: T’ = T + ∆T)
∆T là giá trị tăng thêm được Mác gọi là giá trị thặng dư
+ Thứ 3: giới hạn sự vận động
Mục đích của lưu thông HH giản đơn là giá trị sử dụng do đó quá trình lưu thông sẽ kết thúc khi người tham gia vào lưu thông đạt được
giá trị sử dụng mà mình cần . Còn mục đích của lưu thông TB là giá trị tăng thêm , sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Do do luu
thong tu ban la khong co gioi han.
NHư vậy: Công thức chung của TB là T – H – T’. Mọi tư bản đều vận động theo công thức chung đó cho dù là tư bản công
nghiệp, TB thương nghiệp, TB cho vay hay TB khác.

2. Mâu thuẫn của công thức chung Tư bản:
Trong công thức chung của TB: T- H- T’ trong đó T’ = T +m

12


Câu hỏi đặt ra là giá trị thặng dư được sinh ra từ đâu
- Xét trong lưu thông:
Mác khẳng định trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều không sinh ra giá trị thặng dư. Để chứng minh
điều đó Mác đã phân tích các trường hợp trao đổi ngang giá và trao đổi không ngang giá:
+ Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá: giá cả phù hợp với giá trị. Nếu trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái giá trị từ tiền thành
hàng hay từ hàng thành tiền còn tổng giá trị cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trước và sau khi trao đổi không đổi, có nghĩa là trao
đổi ngang giá thì lưu thông k tạo ra giá trị tăng thêm.
+ Trao đổi không theo nguyên tắc ngang giá:
. TH1: Giả sử nhà TB bán hàng hoá của mình cao hơn giá trị của nó 10%. Xét ở hành vi bán của nhà TB này thì nhà TB này thu được 10%
giá trị tăng thêm ,tuy nhiên để có HH bán thì trước đó nhà TB phải đóng vai trò là người mua, nhà TB cũng phải mua HH cao hơn giá trị
10%. Kết hợp cả 2 hành vi mua và bán của nhà TB thì nhà TB không thu được giá trị tăng thêm.
. TH2: Giả sử nhà TB mua hàng hoá thấp hơn giá trị HH 10% thì cũng tương tự như TH trên nhà TB sẽ bán HH đó thấp hơn giá trị của nó
10%. Do đó nhà TB cũng không thu được giá trị thặng dư.
. TH3: Giả sử nhà TB mua được HH thấp hơn giá trị của nó 10% và bán được HH đó cao hơn giá trị của nó 10%. Xét ở hành vi mua và
bán của nhà TB này, nhà TB thu được 20% giá trị tăng thêm. Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi toàn xã hội thì 20% giá trị tăng thêm mà nhà
TB này thu được là do sự mất đi của người khác mà có, tổng giá trị xã hội không đổi.
Trong xã hội tồn tại người chuyên mua rẻ bán đắt thì số giá trị mà người đó có được là nhờ vào ăn chặn số giá trị của người khác, còn tổng
giá trị xã hội không đổi
-> Như vậy lưu thông không tạo ra giá trị thăng thêm.
- Xét ở bên ngoài lưu thông:
Nếu người trao đổi hàng hóa đứng một mình với HH của anh ta thì giá trị của HH đó không thể tăng thêm, người trao đổi HH muốn
cho HH của mình có giá trị tăng thêm thì phải chi phí thêm lao động vào HH đó.
Ví dụ: giả sử một người thợ may mua 1 miếng vải giá 10$ may thành chiếc áo giá 20$. Giá trị chiếc áo lớn hơn giá trị miếng vải là
10$ thì không phải do giá trị miếng vải lớn lên mà do hao phí lao động của người thợ may kết tinh vào chiếc áo đó tạo ra

Như vậy, tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông
đồng thời không phải trong lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung tư bản. Với việc tìm ra hàng hóa sức lao động, Mác đã
tìm ra được chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản
Như vậy công thức chung của tư bản T-H-T’ nếu được viết đầy đủ sẽ là:
T – H(TLSX, SLĐ,...)...SX....HH – T’
*) Mối quan hệ giữa công thức chung TB và hàng hóa sức lao động: Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của
công thức chung tư bản bởi vì: Hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là khi tiêu dùng nó lại chính là quá trình người công nhân kết
hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị hàng hoá có giá trị tăng thêm (tính chất đặc biệt của hàng
hóa sức lao động sức lao động là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của nó)
Câu 21 : Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động?
* K/n sức lao động: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong con người và được con người đem ra sử dụng trong quá trình
sản xuất ra những vật có ích.
* Điều kiện sức lao động thành hàng hóa
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất nhưng bản thân sức lao động không phải là hàng hoá nó chỉ trở thành hàng hoá
khi có đủ hai điều kiện sau:
- ĐK1: Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động như một hàng hoá. Bởi
vì sức lao động xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá nếu do bản thân người có sức lao động đem nó ra bán và người có sức
lao động chỉ có thể bán sức lao động của mình khi họ có quyền sở hữu, quyền chi phối nguồn lực lao động của mình hay quyền tự do về
mặt thân thể.
Ví dụ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được tự do về thân thể dó đó sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa
- ĐK 2: Người lao động bị tước đoạt các tư liệu sản xuất cơ bản do đó để tồn tại họ buộc phải bán sức lao động của mình.
Ví dụ: Xét trong xã hội phong kiến, người nông dân, ít nhiều có tư liệu sản xuất, họ sử dụng tư liệu sản xuất đó để sản xuất ra HH mà
không bán sức lao động của mình, do đó sức lao động của người nông dân trong XH phong kiến không phải là HH
 Kết luận:
Để sức lao động thành HH phải có đầy đủ cả hai điều kiện trên. Khi sức lao động trở thành HH là điều kiện cơ bản để tiền
chuyển hóa thành TB, là dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của phương thức sx TBCN. Tiền biểu hiện của giá trị kết tinh của
hao phí lao động xã hội cần thiết
* Phân tích tính hai mặt( 2 thuộc tính ) của hàng hoá sức lao động:
- Thuộc tính 1: giá trị hàng hoá sức lao động:


13


Cũng giống như HH thông thường, giá trị SLĐ cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra
sức lao động. Song sức lao động chỉ tồn tại dưới dạng năng lượng sống của con người, Do đó, để sản xuất và tái tạo ra SLĐ, người công
nhân phải được tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định, và con cái của họ cũng phải được tiêu dùng một lượng TLSH nhất định.
CHỉ có như thế thì SLĐ mới được tái sản xuất ra một cách liên tục. Như vậy, giá trị SLĐ được đo gián tiếp qua giá trị các tư liệu sinh
hoạt ấy.
Giá trị sức lao động còn mang yếu tố tinh thần và lịch sử, điều đó có nghĩa là ngoài nhu cầu vật chất người công nhân còn có nhu cầu
về văn hóa tinh thần
Tuy rằng, giá trị sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử song ở mỗi 1 giai đoạn phát triển nhất định của xã hội , tổng các nhu
cầu ấy là 1 đại lượng xác định. Do đó, giá trị sức lao động là một đại lượng xác định. Giá trị SLĐ bao gồm có các bộ phận:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho người công nhân
+ Phí tổn đào tạo người công nhân
+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân
 Sự vận động biến đổi của giá trị sức lao động phụ thuộc vào 2 nhân tố sau:
+ Nhu cầu trung bình của xã hội
Khi nhu cầu trung bình của xã hội tăng lên thì giá trị SLĐ sẽ tăng lên
+ NSLĐ XH:
Khi năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá trị sức lao động sẽ giảm xuống vì khi NSLĐ tăng làm giá trị 1 đơn vị HH giảm
xuống làm giá trị tư liệu sinh hoạt giảm -> giá trị SLĐ giảm
 Sự tác động của 2 nhân tố trái chiều làm giá trị sức lao động diễn biến 1 cách phức tạp.
(VD: Trước đổi mới, kinh tế nước ta thường xuyên tăng trưởng âm, con người chỉ có nhu cần ăn đủ no, mặc đủ ấm, giá trị hàng hóa
sức lao động thấp. Ngày nay, KT-XH thay đổi, tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm, con người có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu y
tế, GD, nhu cầu tinh thần như du lích,…, giá trị hàng hóa sức lao động thay đổi theo chiều hướng gia tăng).
-Thuộc tính 2: Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Cũng giống như HH thông thường, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng chỉ được thể hiện ra trong quá trình nó. Song khác biệt
với HH thông thường trong quá trình tiêu dùng cả giá trị và giá trị sử dụng đều bị mất đi còn đối với HH SLĐ, trong quá trình tiêu dùng sẽ
tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó = giá trị của bản thân nó + giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị sử dụng của HH SLĐ có tính
chất đặc biệt là nguồn gốc đẻ ra giá trị thặng dư, nó cho ta chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của TB.

Sức lao động là v -> v+m
Đặc điểm mua bán hàng hoá sức lao động: đối với Hàng hoá sức lao động tiền bao giờ cũng được trả sau bằng tiền công hoặc tiền lương.
Điều đó có nghĩa là tiền công của người lao động chính là giá cả của hh sức lao động)
Câu 22: So sánh hàng hoá sức lao động và hàng hoá thông thường?
* Giống nhau
- Đều có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng
- Đều để thoả mãn nhu cầu của người mua
* Khác nhau
Tiêu thức
Hàng hoá thông thường
Thuộc tính giá trị
+ Về mặt lượng: được đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá
đó

+ Bao hàm cả yếu tố vật chất
Thuộc tính giá trị sử dụng + Trong quá trình sử dụng, giá trị sử dụng sẽ bị
mất đi không có khả năng tái tạo
+ Không có khả năng tạo ra giá trị mới
Đặc điểm mua bán
+ Bán quyền sử dụng, mất quyền sở hữu
+ Tiền đựơc chi trả ngay khi hành vi mua bán
được xảy ra hoặc trả sau

Hàng hoá sức lao động
+ Được đo gián tiếp thông qua các tư liệu sinh
hoạt mà người công nhân phải tiêu dùng cho
việc tái tạo sức lao động của mình
+ Bao hàm cả hai yếu tố tinh thần và lịch sử,
điều kiện địa lý

+Trong quá trình tiêu dùng có khả năng tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị chính nó
+Bán quyền sử dụng không mất quyền sở hữu
+ Tiền được trả sau bằng tiền lương hoặc tiền
công.

Câu 23: Nếu nhà tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá trị sức lao động thì người công nhân có bị bóc lột không? vì
sao?
Nếu nhà tư bản trả tiền công cho người công nhân đúng bằng giá trị sức lao động thì người công nhân vẫn bị bóc lột bởi vì:
- Hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là khi tiêu dùng, nó tạo ra giá trị mới là v + m, vì vậy nếu người lao động được trả tiền công
tiền lương đúng bằng giá trị sức lao động là v thì nhà tư bản vẫn chiếm không giá trị tăng thêm mà người công nhân tạo ra là m

14


- Ngày lao động của người công nhân được chia thành 2 phần: thời gian lao động tất yếu (tạo ra giá trị v) và thời gian lao động thặng dư
(tạo ra giá trị thặng dư m)
Vì vậy nếu nhà tư bản trả công cho người công nhân đúng bằng giá trị sức lao động thì nhà TB vẫn chiến không toàn bộ giá trị mới do
người công nhân tạo ra bởi thời gian lao động thặng dư.
Câu 24: Nếu trao đổi ngang giá người công nhân có bị bốc lột không?
Câu 25: Phân tích bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản và các hình thức của tiền công?
* Bản chất kinh tế của tiền công trong chủ nghĩa tư bản
- Các nhà kinh tế học tư sản cho rằng tiền công là giá cả của lao động vì theo họ lao động là hàng hoá. Mác lại khẳng định tiền công
không phải là giá cả của lao động bởi vì lao động không phải là hàng hoá. Mác đã chứng minh:
+ Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước và phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó mà tiền đề để cho lao động vật
hoá được phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất ra mà không bán
lao động.
+ Nếu lao động là hàng hoá thì sẽ mâu thuẫn về lý luận. Cụ thể: Nếu hàng hoá lao động được mua bán theo đúng giá trị và tuân theo quy
luật giá trị thì nhà tư bản sẽ không thu được giá trị thặng dư, do đó sẽ phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thăng dư.
Nếu hàng hoá lao động được mua bán không đúng giá trị để có được giá trị thặng dư thì sẽ phải phủ nhận sự tồn tại quy luật giá trị.

Có nghĩa là nếu thừa nhận lao động là hàng hóa thì sẽ mâu thuẫn về mặt lý luận
+ Nếu lao động là hàng hoá thì lao động cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo của giá trị lại là lao động, do đó không thể lấy lao động để
đo lao động được. Như vậy lao động không phải là hàng hoá. Cái mà người công nhân bán cho nhà tư bản là sức lao động.
Như vậy bản chất của tiền công trong CNTB là giá cả của hàng hoá sức lao động nhưng nó lại biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của
lao động.
*) Nguyên nhân sự hiểu lầm bắt nguồn từ thực tế sau:
+ Đặc điểm của hàng hoá sức lao động là nó tồn tại trong con người dưới dạng năng lực sống, không bao giờ tách rời khỏi người bán.
Người bán chỉ nhận được giá cả sau khi chuyển giá trị sử dụng cho người mua, vì vậy nhìn bề ngoài làm cho người ta lầm tưởng rằng nhà
tư bản trả giá trị cho lao động.
+ Đối với người công nhân thì toàn bộ lao động trong ngày là phương tiện để họ có tiền sinh sống do đó bản thân người công nhân cũng
tưởng rằng mình bán lao động còn nhà tư bản thì bỏ tiền để có lao động
+ Tiền công của người công nhân phụ thuộc vào từng lao động hoặc số lượng sản phẩm được sản xuất ra do đó làm cho người công nhân
lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động.
Thực chất, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản đã che đậy sự phân chia ngày công lao động thành thời gian lao động tất yếu
và thời gian lao động thặng dư. Do đó nó che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
* Các hình thức của tiền công: Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm:
- Tiền công theo thời gian được căn cứ vào thời gian làm việc để trả công (ví dụ ở khu vực hành chính sự nghiệp).
- Tiền công theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc số lượng công việc người công nhân hoàn thành (ví dụ: trong khu vực sản
xuất). Tiền công theo sản phẩm một mặt giúp cho các nhà tư bản nâng cao hiệu quả sản xuất, giám sát quá trình lao động của người công
nhân, mặt khác kích thích người công nhân lao động tích cực tạo ra nhiều sản phẩm
*) Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
- Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản, nó là giá cả của hàng hoá
sức lao động vì vậy nó lên xuống theo quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường.
- Tiền công thực tế: Là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền
công danh nghĩa của mình
Khi nghiên cứu Mác chỉ ra xu hướng trong chủ nghĩa tư bản là hạ thấp tiền công thực tế bởi vì (2lý do)
+ Tiền công danh nghĩa trong chủ nghĩa tư bản không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hoá tư liệu tiêu dùng và dịch vụ
+ Trong chủ nghĩa tư bản thất nghiệp thường xuyên xảy ra khiến cho cung về hàng hoá sức lao động luôn luôn lớn hơn cầu điều đó cho
phép các nhà tư bản mua hàng hoá sức lao động thấp hơn giá trị của nó tuy nhiên sự hạ thấp tiền công thực tế chỉ diễn ra như 1 xu hướng
bởi vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công như cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công giảm giờ làm.

+ Sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ nên cầu về hàng hoá sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng buộc các nhà tư
bản phải kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất.
1. Quá trình SX giá trị thặng dư
Câu 26: Phân tích sự thống nhất trong quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất ra giá trị thăng dư
- Mục đích của sx TBCN ko phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là gía trị thặng dư. Tuy nhiên để sx ra giá trị thặng dư,
trước hết nhà TB phải sx ra 1 giá trị sử dụng nào đó, bởi giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trị thặng dư.

15


- Do vậy, qúa trình sx TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sx ra giá trị sử dụng và quá trình sx ra giá trị thặng dư. C.Mác viết: “
Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình LĐ và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sx là 1 quá trình sx HH; với tư cách là sự thống nhất
giữa quá trình LĐ và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sx là 1 quá trình sx TBCN, là hình thái TBCN của nền sx HH”
- Quá trình sx TBCN có những đặc điểm sau đây:
+ Một là, công nhân làm việc dưới sự quản lý của nhà TB, LĐ của anh ta thuộc về nhà TB giống như những yếu tố khác của sx và
được nhà TB sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
+ Hai là, sp là do LĐ của người công nhân tạo ra, nhưng nó ko thuộc về công nhân mà thuộc sở hữu của nhà TB.
- Để hiểu rõ quá trình sx giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sx sợi của 1 nhà TB làm VD.
+ Giả định để sx 10kg sợi, cần 10kg bông và giá 10kg bông là 10$.
+ Để sản xuất ra 10 kg sợi, 1 công nhân phải LĐ trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $;
+ Toàn bộ giá trị của bông và giá trị hao mòn của máy móc được dịch chuyển toàn bộ vào sợi
+ giá trị SLĐ trong 1 ngày của 1CN là 3$ và SLĐ được mua bán theo đúng giá trị. Ngày LĐ là 12 giờ; trong 1 giờ LĐ, người công
nhân tạo ra 1 lượng giá trị là 0.5$
+ Giả định giá cả = giá trị
+ giả định trong qúa trình sx sợi đã hao phí thời gian LĐ các biệt ngang bằng với hao phí LĐ XH cần thiết.
+ Giả sử nhà TB chỉ bắt công nhân LĐ làm việc 6 giờ/ngày,
khi đó CP nhà TB phải bỏ ra là : 10$ + 2$ +3$ = 15$
và giá trị của sp mới(10kg sợi) mà nhà TB thu được là: 10$ + 2$ + (6x0.5) = 15$.
+ Khi người công nhân LĐ 12 giờ trong ngày:
Chi phí sx

Giá trị sp mới (20kg sợi)
- Tiền mua bông(20kg): 20$
- Giá trị của bông được chuyển vào sợi: 20$
- Tiền hao mòn máy móc: 4$
- Giá trị của máy móc đc chuyển vào sợi: 4$
- Tiền mua SLĐ trong 1 ngày: 3$
- Giá trị mới do LĐ của công nhân tạo ra trong 12h lao
động: 12$ x0.5 = 6$
tổng cộng:
27$
Tổng công:
30$
- + Giá trị tăng thêm mà nhà TB thu được = 30$ -27$ =3. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành TB.
- Từ sự nghiên cứu quá trình sx giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau đây:
+ Giá trị sp mới được sx ra bao gồm 2 phần: phần thứ nhất là giá trị những tư liệu sx nhờ LĐ cụ thể của công nhân mà được bảo
toàn và được dịch chuyển vào sp gọi là giá trị cũ( KH là c). Phần thứ hai là giá trị do LĐ trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình
sx gọi là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn hơn giá trị SLĐ, nó bằng giá trị SLĐ cộng với tăng thêm được gọi là giá trị thặng dư ( KH
:v+m).
Như vậy, giá trị thặng dư là 1 bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị SLĐ do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà TB chiếm
không.
+ Ngày LĐ của công nhân bao giờ cũng được chia thành 2 phần: phần ngày LĐ mà người công nhân tạo ra giá trị bằng giá trị SLĐ
của mình gọi là thời gian LĐ tất yếu và phần còn lại của ngày LĐ gọi là thời gian LĐ thặng dư.
+ Nghiên cứu quá trình sx giá trị thặng dư, ta tìm thấy chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của TB. Mâu thuẫn
được giải quyết như sau: Chỉ có trong lưu thông nhà TB mới mua được 1 thứ HH đặc biệt, đó là HH SLĐ. Sau đó nhà TB sử dụng HH đặc
biệt đó trong sx để sản xuất ra giá trị thặng dư do đó mà tư bản không xuất hiện trong lưu thông và không thể xuất hiện ngoài lưu thông
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sx ra ntn đã vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB.
Câu 29: Trình bày bản chất của TB, TB bất biến và TB khả biến:
* Bản chất của tư bản
- Các nhà kinh tế học trước Mác cho rằng mọi yếu tố của tư liệu sản xuất đều là tư bản. Mac khẳng định, bản thân tư liệu sx ko phải là TB,
nó chỉ trở thành TB khi nó thuộc quyền sở hữu của các nhà TB và được nhà TB sử dụng để bóc lột LĐ làm thuê. . Và trên cơ sở đó đưa ra

kết luận sau: TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của người công nhân làm thuê.
* TB bất biến và TB khả biến
Để tiến hành sản xuất HH, nhà TB phải ứng ra một lượng TB nhất định để mua TLSX và sức lao động
- Xét bộ phận TB biến thành TLSX:
TLSX có nhiều loại: có những loại như máy móc, thiết bị, nhà xưởng tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất song chỉ dịch chuyển một
phần giá trị vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất, có những loại TLSX như nguyên liệu, nhiên liệu...tham gia toàn bộ vào quá trình sản
xuất và dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong 1 chu kỳ sản xuất. Cho dù là bất kể loại TLSX nào thì giá trị của nó dịch chuyển
vào sản phẩm cũng không hề lớn hơn giá trị của nó đã bị tiêu dùng. Mác gọi bộ phận tư bản này là tư bản bất biến
KN Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể mà giá trị của nó được bảo toàn và được dịch
chuyển vào sản phẩm.
- Xét bộ phận TB biến thành sức lao động

16


Một phần
bị mất đi trong quá trình tiêu dùng của người công nhân. Mặt khác, bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo
ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó = giá trị SLĐ + giá trị thặng dư. Mác gọi bộ phận TB này là TB khả biến
KN Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản biến thành sức lao động, nhờ lao động trừu tượng nó được lớn lên về mặt lượng , chuyển từ đại
lượng bất biến thành đại lượng khả biến.
Như vậy, TB bất biến là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư còn TB khả biến có vai trò quyết định quá trình sản xuất
ra giá trị thặng dư nói cách khác nó tạo ra giá trị thặng dư. Cơ sở phân chia thàng TB bất biến và TB khả biến là căn cứ vào vai trò của
chúng trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
* Căn cứ để phân chia
- Mác căn cứ vào tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trìu tượng để chia tư bản thành tư bản bất
biến và tư bản khả biến.
- Lao động cụ thể:
+ K/n: Là lao động có ích dưới 1 hình thức cụ thể của 1 nghề nghiệp, 1 chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động,
có mục đích, có phương pháp, phương tiện lao động và kết quả sản xuất riêng. VD: Lao động của người nông dân với mục đích tạo ra thóc
thì đối tượng LĐ của họ là đất đai, phương tiện là cày cuốc, phương pháp là cấy, vun trồng và kết quả là thóc.

- Lao động trìu tượng:
+ K/n: là lao động của người sản xuất hàng hóa, coi là sự hao phí sức lực nói chung của con người không kể đến hình thức cụ thể của nó
như thế nào.
Trong quá trình sản xuất thì người công nhân bằng lao động cụ thể đã bảo toàn và chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào hàng hoá (C2)
làm cho giá trị của nó không bị mất đi. Mác gọi đó là tư bản bất biến. Bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra giá trị mới = v+m
lớn hơn giá trị ban đầu V. Mác gọi đó là tư bản khả biến. Như vậy.
* Ý nghĩa của việc phân chia: Với việc Mác phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc sinh ra
giá trị thặng dư là tư lao động của người công nhân làm thuê hay nói cách khác là từ tư bản khả biến, còn tư bản bất biến chỉ là điều kiện
để sản xuất ra giá trị thặng dư. Từ đó Mác đã vạch rõ bản chất của tư bản là chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra
trong quá trình sản xuất.
Câu 32: Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
*) Tỷ suất giá trị thặng dư: (m’)
- K/n: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ % giữa giá trị thặng dư và TB khả biến
- Công thức:
m’= m/v*100 (%)
Trong đó:
m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
m : giá trị thặng dư
v: TB khả biến
Công thức này phán ánh trong toàn bộ giá trị mới của sản phẩm, thì người công nhân được chia bao nhiêu phần và nhà TB chiếm không
bao nhiêu phần
m’= t’/t x 100 (%)
Trong đó:
t’: thời gian lao động thặng dư
T: thời gian lao động tất yếu
Công thức phản ánh trong toàn bộ thời gian ngày lao động thì CN sử dụng bao nhiêu thời gian làm việc cho mình và bao nhiêu thời gian
làm việc không công cho nhà TB
- Ý nghĩa:
Tỷ suất giá trị thăng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê,
*) Khối lượng giá trị thăng dư: (M)

- KN: là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.
- Công thức:
M=m’x V
Trong đó:
M là KL giá trị thặng dư
V là tổng tư bản khả biến đầu tư vào sản xuất
- Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân.
Câu 33: Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
* PP1: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
- KN:

17


Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời
gian lao động tất yếu không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi khoa học kỹ thuật
chưa phát triển.
- VD:
+ Ngày lao động của người công nhân là 8h được phân chia thành có 4h là thời gian lao động tất yếu (t= 4) và 4h sau là thời gian lao
động thặng dư(t’=4)
+ Nếu cơ cấu ngày lao động được phân chia như vậy thì
m’ = t’/tx100 (%) = 4/4x100 (%) = 100%
+ Giả sử ngày lao động được kéo dài thêm 2h nữa trong khi thời gian lao động tất yếu không đổi = 4h. Khi đó cơ cấu mới của ngày
lao động sẽ là: t = 4h và t’ = 6h Khi đó
m’ =( 6/4)x100 (%) =150%.
Như vậy: với việc kéo dài thời gian lao động thêm 2h, khi thời gian lao động tất yếu không đổi thì nhà TB đã nâng trình độ bóc lột
của mình từ 100% lên 150%
Vì mục tiêu sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động, nhưng việc kéo dài ngày lao động
gặp phải giới hạn trên và giới hạn dưới là:

+ Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người công nhân quy định và việc kéo dài độ dài của ngày lao động đã vấp
phải phong trào đấu tranh của người công nhân đòi tăng lương giảm giờ làm.
+ Giới hạn dưới của ngày lao động do ngày lao động không thể nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động tất yếu
Vì vậy khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn đại cách mạng cơ khí thì các nhà tư bản chuyển sang áp dụng phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư tương đối.
*PP2: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
- K/n:
sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thăng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện
ngày lao động không đổi.Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách này được gọi là giá trị thặng dư tương đối.
- VD:
+ Giả định 1 ngày lao động là 8h trong đó thời gian lao động tất yếu là 4h, thời gian lao động thặng dư là 4h
-> m’ =4/4 x100 (%) = 100%
+ Giả sử thời gian lao động tất yếu rút ngắn từ 3h xuống còn 2h, trong khi độ dài ngày lao động là 8h
Khi đó cơ cấu mới của ngày lao động là thời gian lao động tất yếu là t và thời gian lao động thặng dư t’ =5h
-> m’ = 5/3x100 (%)=166%
-> Như vậy, khi rút ngắn được thời gian lao động tất yếu là 1h và thời gian ngày lao động không đổi thì tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ
100% lên 166%
Để giảm được thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động, để giảm giá trị SLĐ phải giảm được giá trị các tư liệu
sinh hoạt mà người công nhân tiêu dùng. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội.
Như vậy giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu của người công nhân nhờ đó
tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện độ dai ngày lao động không đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp được áp dụng từ khi khoa học kỹ thuật phát triển cho đến nay và
ngày nay chủ nghĩa tư bản hiện đại kết hợp một cách tinh vi cả hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Câu 34: So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
* Giống nhau
- 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều làm tăng giá trị thặng dư, nhằm mục đích nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư để sản
xuất giá trị thặng dư tối đa.
* Khác nhau
Tiêu thức
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Nội dung
- Kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều
kiện thời gian lao động tất yếu không đổi
kiện ngày lao động không đổi
Biện pháp thực hiện
Kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao
Tăng NSLĐ
động
Giới hạn của phương
Tăng tỷ suất giá trị thặng dư có giới hạn bởi
Tăng tỷ suất giá trị thặng dư không có giới
pháp
bị chặn trên chặn dưới của ngày lao động
hạn
*) Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cho ta thấy rõ hơn bản chất của chủ nghĩa tư bản là chiếm đoạt giá
trị thặng dư và tăng cường bóc lột giá trị thặng dư bằng cách ké dài ngày lao động, tăng năng suất lao động.

18


- Ý nghĩa thực tiễn: Trong điều kiện tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, muốn tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thì chúng ta phải tìm mọi
biện pháp để tăng sản phẩm thặng dư thông qua việc tăng năng suất lao động xã hội như cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ mới vào sản xuất nâng cao trình độ tổ chức quản lý SX.
* Giá trị thặng dư siêu nghạch
- KN:
Là phần giá trị thặng dư thu được nhờ nhà TB tăng NSLĐ cá biệt làm cho giá trị cá biệt của HH thấp hơn giá trị thị trường của nó
- Xét ở từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời, nó xuất hiện rồi bị mất đi. Nếu xét trên phạm vi toàn xã
hội thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng thường xuyên không xuất hiện ở chỗ này thì sẽ xuất hiện ở chỗ khác

- Khi năng suất lao động cá biệt chuyển hóa thành NSLĐ XH thì giá trị thặng dư siêu ngạch chuyển hóa thành giá trị thặng dư tương đối.
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì chúng đều có nguồn gốc từ sự tăng NSLĐ. Tuy
nhiên, nếu giá trị thặng dư siêu ngạch có nguồn gốc từ tăng NSLĐ cá biệt thì giá trị thặng dư tương đối có nguồn gốc từ tăng NSLĐ XH.
Mặt khác, giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp TB thu được phản ánh mối quan hệ giữa TB với lao động còn giá trị thặng dư siêu
ngạch thì chỉ 1 số ít nhà TB có kỹ thuật sản xuất tiên tiến thu được phản ánh sự cạnh tranh giữa các nhà TB.
Câu 35: Tại sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
- K/n Giá trị thặng dư siêu ngạch: là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị xã hội của nó.
Như vậy Mác nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với từng nhà tư bản nhưng là phổ biến trong toàn bộ xã hội tư
bản
- Mác nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
Lí do:
- Thứ nhất: Giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có điểm đồng nhất và điểm khác biệt
*) Đồng nhất: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
*) Khác biệt:
Tiêu thức
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư tương đối
Về cơ sở
- Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá
- Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã
biệt
hội
Giá trị
- Chỉ có một số nhà TB áp dụng tiến bộ
- Thuộc về toàn bộ các nhà tư bản
KHCN mới sớm hơn thu được
Quan hệ kinh tế
- Nó phản ánh mối quan hệ giữa nhà TB với
- Nó chỉ phản ánh mối quan hệ giữa TB với

nhà TB là mối quan hệ cạnh tranh. Đồng
lao động làm thuê (hay nói cách khác là giữa
thời nó cũng phản ánh mối quan hệ giữa nhà giai cấp tư sản với giai cấp vô sản)
TB với lao động làm thuê (hay nói cách khác
là giữa giai cấp tư sản – giai cấp chiếm đoạt
giá trị thặng dư, với giai cấp vô sản)
- Thứ 2: Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực thúc đẩy các nhà tư bản không ngừng cải tiến kỹ thuật ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào
sản xuất do đó tăng năng suất lao động xã hội và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 36: So sánh (phân biệt) giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối
*) Giá trị thặng dư siêu ngạch
- K/n : là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của nó.
Như vậy Mác nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với từng nhà tư bản nhưng là phổ biến trong toàn bộ xã hội tư
bản
*) Giá trị thặng dư tương đối
- K/n: sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thăng dư bằng cách giảm giá trị sức lao động thông qua việc tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và ngành liên quan đến sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Thực chất đây là phương pháp giữ nguyên độ dài của thời gian lao động trong ngày nhưng rút ngắn thời gian lao động tất yếu = cách
giảm giá trị sức lao động của người công nhân thông qua việc tăng năng suất lao động xã hội trong ngày, giảm giá trị sức lao động xuống
làm cho thời gian lao động tất yếu giảm từ đó thời gian lao động thặng dư tăng lên.
*) So sánh:
*) Giống nhau: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
*) Khác nhau:
Tiêu thức
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư tương đối
Về cơ sở
- Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá
- Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã
biệt
hội


19


Giá trị
Quan hệ kinh tế

- Chỉ có một số nhà TB áp dụng tiến bộ
KHCN mới sớm hơn thu được
- Nó phản ánh mối quan hệ giữa nhà TB với
nhà TB là mối quan hệ cạnh tranh. Đồng
thời nó cũng phản ánh mối quan hệ giữa nhà
TB với lao động làm thuê (hay nói cách khác
là giữa giai cấp tư sản – giai cấp chiếm đoạt
giá trị thặng dư, với giai cấp vô sản)

- Thuộc về toàn bộ các nhà tư bản
- Nó chỉ phản ánh mối quan hệ giữa TB với
lao động làm thuê (hay nói cách khác là giữa
giai cấp tư sản với giai cấp vô sản)

Câu 37: Trình bày nội dung quy luật giá trị thặng dư:
* Xét khái niệm QL kinh tế tuyệt đối:
QL kinh tế tuyệt đối của một phương thức sản xuất là quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó.
Theo Mác, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì nó phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của phương thức sx TBCN là quan hệ tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra trong quá
trình sản xuất.
* Nội dung của quy luật giá trị thặng dư: là sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Như vậy quy
luật giá trị thặng dư phản ánh mục đích của nền sản xuất TBCN là sản xuất giá trị thặng dư. Đồng thời nó phản ánh phương tiện để đạt
được mục đích đó là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao

động, tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.
* Vai trò của QLGTTD:
- Mặt tích cực: Quy luật giá trị thặng dư nó quy định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản do đó nó là động
lực vận động và phát triển của CNTB, từ đó nó thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển làm cho nền
sản xuất TBCN ngày càng được xã hội hóa cao.
- Mặt trái của quy luật giá trị thặng dư: Quy luật giá trị thặng dư làm cho mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng tăng đặc biệt là mâu
thuẫn cơ bản của CNTB. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư
nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
Câu 38: Trình bày đặc điểm của SXGTTD trong giai đoạn hiện nay
- Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, giai cấp tư sản đã điều chỉnh quan hệ sản xuất theo hướng xã hội hóa sản xuất trên cả 3 mặt: Quan hệ sở
hữu; Quan hệ tổ chức quản lý; Quan hệ phân phối để thích nghi với điều kiện mới. Nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới
- Ngày nay do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ vào tăng năng suất lao
động.
- Sự tác động của cuộc CM KHCN hiện đại làm cho cơ cấu lao động đã có sự biến đổi, lao động phức tạp, lao động có trí tuệ ngày càng
tăng thay thế cho lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Vì vậy lao động có trí tuệ có trình độ cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc
sản xuất giá trị thặng dư nên trình độ bóc lột sức lao động và quy mô bóc lột của nhà tư bản ngày càng tăng.
- Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế dưới nhiều hình thức như: xuất khẩu tư bản, đầu tư tư bản, xuất khẩu hàng
hóa... vì vậy lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản bòn rút từ các nước kém phát triển tăng lên.
Câu 39: Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?
* Nói sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản trước hết ta đi xét khái niệm QL kinh tế tuyệt đối:
QL kinh tế tuyệt đối của một phương thức sản xuất là quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó.
Theo Mác sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì nó phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của phương thức sx TBCN. Là quan hệ tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra trong
quá trình sản xuất.
* Nội dung của quy luật giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Như vậy quy
luật giá trị thặng dư phản ánh mục đích của nền sản xuất TBCN là sản xuất giá trị thặng dư. Đồng thời nó phản ánh phương tiện để đạt
được mục đích đó là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao
động, tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.
* Vai trò

- Quy luật giá trị thặng dư nó quy định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản do đó nó là động lực vận động
và phát triển của CNTB từ đó nó thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển làm cho nền sản xuất TBCN
ngày càng được xã hội hóa cao.

20


* Mặt trái của quy luật giá trị thặng dư: Quy luật giá trị thặng dư làm cho mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng tăng đặc biệt là mâu
thuẫn cơ bản của CNTB. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân
TBCN về tư liệu sản xuất.
Câu 40: Nêu hình thức biểu hiện của quy luật GTTD trong các giai đoạn phát triển của CNTB
*) Quy luật giá trị thặng dư:
* Xét khái niệm QL kinh tế tuyệt đối:
QL kinh tế tuyệt đối của một phương thức sản xuất là quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó.
Theo Mác, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì nó phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của phương thức sx TBCN là quan hệ tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra trong quá
trình sản xuất.
* Nội dung của quy luật giá trị thặng dư: là sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Như vậy quy
luật giá trị thặng dư phản ánh mục đích của nền sản xuất TBCN là sản xuất giá trị thặng dư. Đồng thời nó phản ánh phương tiện để đạt
được mục đích đó là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao
động, tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.
* Vai trò của QLGTTD:
- Mặt tích cực: Quy luật giá trị thặng dư nó quy định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản do đó nó là động
lực vận động và phát triển của CNTB, từ đó nó thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển làm cho nền
sản xuất TBCN ngày càng được xã hội hóa cao.
- Mặt trái của quy luật giá trị thặng dư: Quy luật giá trị thặng dư làm cho mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng tăng đặc biệt là mâu
thuẫn cơ bản của CNTB. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư
nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
*) Hình thức biểu hiện của quy luật GTTD trong các giai đoạn phát triển của CNTB:
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh: quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân bởi vì cạnh

tranh giữa các ngành dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân. Thực tế lợi nhuận bình quân chỉ là sự điều tiết lại, sự phân phối lại giá trị
thặng dư giữa các nhà tư bản trong các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngành sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền: Quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền, khi đó nguồn gốc
của lợi nhuận độc quyền bao gồm:
- Lao động không công của những người công nhân trong các xí nghiệp độc quyền
- Một phần lao động không công của những người công nhân trong các xí nghiệp ngoài độc quyền (thông qua vấn đề quy định
giá cả độc quyền)
- Một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị thua thiệt trong cạnh tranh.
- Giá trị thặng dư của những công nhân, người lao động ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Như vậy, nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền phản ánh phạm vi bóc lột thế giới của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Câu 41: Giai cấp tư sản có điều chỉnh quan hệ sản xuất theo hướng xã hội hóa sản xuất không? (có)
Tiền công trong CNTB
*Bản chất kinh tế của tiền công trong CNTB
Sau khi người công nhân làm việc cho nhà tư bản 1 khoảng thời gian nhất định, sx ra một số lượng sản phẩm nhất định hay hoàn
thiện một số công việc nhất định được nhà TB trả cho 1 lượng tiền nhất định gọi là tiền công. Sự biểu hiện ra bên ngoài của tiền
công như vậy làm tiền công bị hiểu lầm là giá cả của lao động.
Mac chỉ ra rằng tiền công không phải là giá cả của lao động bởi lao động không phải là HH, nếu lao động là HH thì dẫn đến các
mâu thuẫn sau đây
Nếu lao động là HH thì nó phải được vật hóa dưới 1 hình thức cụ thể nào đó và điều kiện để lao động được vật hóa phải có
TLSX và nếu người công nhân có TLSX họ sẽ tự sản xuất HH mà không bán lao động của mình.
Nếu lao động là HH thì sẽ dẫn đến các mâu thuẫn lý luận sau đây:
+ Lao động là HH phải được trao đổi theo nguyên tắc ngang giá của quy luật giá trị, khi đó nhà TB không thu được giá trị thặng
dư. Do đó, phải phủ nhận sự tồn tại của quy luật giá trị thặng dư. Ngược lại, nếu nhà TB thu được giá trị thặng dư thì phải phủ
nhận sự tồn tại của quy luật giá trị.
+ Nếu lao động là HH thì cũng phải được đo bằng thước đo thời gian lao động XH cần thiết. Khi đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn logic (
dùng lao động đo lao động)
-> Như vậy tiền công là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động nhưng được biểu hiện ra bên
ngoài như là giá cả của lao động.
*) Sở dĩ tiền công bị hiểu lầm là giá cả của lao động là do bắt nguồn từ thực tế sau:


21


+ Đặc điểm của hàng hoá sức lao động là nó tồn tại trong con người dưới dạng năng lực sống, không bao giờ tách rời khỏi người bán.
Người bán chỉ nhận được giá cả sau khi cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức lao động cho người mua, vì vậy nhìn bề ngoài làm
cho người ta lầm tưởng tiền công là giá cả của lao động.
+ Đối với người công nhân thì toàn bộ lao động trong ngày là phương tiện để họ có tiền sinh sống do đó bản thân người công nhân cũng
tưởng rằng mình bán lao động của mình. Đối với nhà tư bản trả tiền cho người công nhân để có được lao động của người công nhân do đó
bản thân nhà TB cũng lầm tưởng là bỏ tiền ra để mua lao động
+ Lượng tiền công nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian lao động dài hay ngắn, do đó tiền công được biểu hiện ra như là giá cả của lao
động.
Kết luận: Sự xuất hiện của tiền công đã xóa nhòa đi ranh giới giữa lao động được trả công và lao động không được trả công, nhờ đó
nó che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
* Các hình thức của tiền công: Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm:
- Tiền công theo thời gian được căn cứ vào thời gian làm việc để trả công (ví dụ ở khu vực hành chính sự nghiệp).
- Tiền công theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc số lượng công việc người công nhân hoàn thành (ví dụ: trong khu vực sản
xuất). Tiền công theo sản phẩm một mặt giúp cho các nhà tư bản nâng cao hiệu quả sản xuất, giám sát quá trình lao động của người công
nhân, mặt khác kích thích người công nhân lao động tích cực tạo ra nhiều sản phẩm
*) Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
- Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản, nó là giá cả của hàng hoá
sức lao động vì vậy nó lên xuống theo quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường.
- Tiền công thực tế: Là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền
công danh nghĩa của mình
Khi nghiên cứu Mác chỉ ra xu hướng trong chủ nghĩa tư bản là hạ thấp tiền công thực tế bởi vì (2lý do)
+ Tiền công danh nghĩa trong chủ nghĩa tư bản không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hoá tư liệu tiêu dùng và dịch vụ
+ Trong chủ nghĩa tư bản thất nghiệp thường xuyên xảy ra khiến cho cung về hàng hoá sức lao động luôn luôn lớn hơn cầu điều đó cho
phép các nhà tư bản mua hàng hoá sức lao động thấp hơn giá trị của nó tuy nhiên sự hạ thấp tiền công thực tế chỉ diễn ra như 1 xu hướng
bởi vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công như cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công giảm giờ làm.
+ Sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ nên cầu về hàng hoá sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng buộc các nhà tư
bản phải kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất

Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành TB
2. Tích lũy tư bản
Câu 42: Trình bày thực chất, động cơ của tích lũy tư bản?
*Thực chất của tích lũy TB
- Mục đích của sản xuất TBCN là theo đuổi giá trị thặng dư tối đa, để thực hiện mục đích đó thì nhà TB phải không ngừng mở rộng sản
xuất . Muốn vậy, nhà TB phải chuyển 1 phần giá trị thặng dư thành TB phụ thêm. Quá trình đó gọi là tích lũy tư bản
Như vậy: Tích lũy tư bản là quá trình chuyển giá trị thặng dư thành TB hay quá trình TB hóa giá trị thặng dư.
Ví dụ:
+ Giả sử quy mô sản xuất năm thứ 1 có cơ cấu như sau:
Năm I: 80c +20v +20 m ( m’ =100%)
Giả sử nhà TB sử dụng 10 m vào quỹ tích lũy, 10m đó được phân chia thành: 8c +2v
+ Khi đó quy mô sản xuất năm 2 sẽ là:
Năm II: 88c +22v +22m ( m’=100%)
Như vậy: quy mô sản xuất năm thứ 2 đã lớn hơn năm thứ 1 và giá trị thặng dư năm thứ 2 nhiều hơn năm thứ 1
Kết luận:
- Phân tích quá trình tích lũy TB ta nhận thấy nguồn gốc duy nhất của tích lũy TB là giá trị thăng dư. Tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày
càng lớn trong toàn bộ tư bản. Do đó Mác đã nói: ” Tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong cả 1 dòng sông của tích lũy tư bản mà
thôi”.
- Quá trình tích lũy tư bản làm cho quyền sở hữu TBCN thành quyền chiếm đoạt TBCN. Trong nền sản xuất HH giản đơn do trao đổi
được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá do đó không có hiện tượng người này chiếm đoạt lao động của người khác. Còn trong nền sản
xuất TBCN, không những chiếm 1 phần lao động không công của người công nhân, sở hữu hợp pháp phần lao động không công đó mà
không vi phạm quy luật giá trị .
* Động cơ của tích lũy tư bản:
- Quy luật giá trị thặng dư
Để theo đuổi giá trị thặng dư tối đa thì nhà TB phải không ngừng mở rộng sản xuất do đó nhà TB phải không ngừng thực hiện quá trình
tích lũy TB.
- Cạnh tranh

22



Cạnh tranh cũng là động cơ thúc đẩy các nhà tư bản thực hiện quá trình tích lũy tư bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, mở
rộng sản xuất, để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất.
Câu 43: Phân biệt tích lũy tư bản và tích lũy nguyên thủy tư bản
*) K/n tích luỹ nguyên thủy tư bản: Là quá trình giai cấp tư sản và địa chủ dùng quyền lực để tước đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất của
những người nông dân và những người sản xuất nhỏ biến họ thành những người mất hết tư liệu sản xuất vào tay địa chủ và giai cấp tư sản
*) K/n tích luỹ tư bản: là sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản.
*) So sánh sự khác nhau:
Tiêu thức
Về thời gian thực hiện

Về mục đích

Về nguồn

Về biện pháp thực hiện

Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản
Diễn ra ở thời kỳ xã hội phong kiến tan rã,
chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình hình
thành.
Tạo ra tiềm lực về vốn để đẩy nhanh sự ra
đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa
Nguồn là tư liệu sản xuất, ruộng đất của
những người nông dân, những người sản
xuất nhỏ
Thực hiện bằng bạo lực (biện pháp phi kinh
tế)


Tích luỹ tư bản
Được thực hiện ở thời kỳ mà Chủ nghĩa tư
bản được hình thành và phát triển
Mở rộng sản xuất nhằm tăng cường bóc lột
giá trị thặng dư
Nguồn là giá trị thặng dư

Bằng biện pháp kinh tế: tư bản hoá giá trị
thặng dư

Câu 44: Phân tích các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản? Cho ví dụ minh họa?
- Nguồn gốc của tích lũy TB là giá trị thặng dư, do đó quy mô tích luỹ tư bản trước hết phụ thuộc sự phân chia giá trị thặng dư thành
qũy tích lũy và quỹ tiêu dùng. Nếu quỹ này lớn lên thì quỹ kia sẽ nhỏ đi và ngược lại.
Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích luỹ phụ thuộc vào khối
lượng giá trị thặng dư, do đó quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
+ Trình độ bóc lột sức lao động:
Bằng cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động hoặc cắt xén tiền công. Phương pháp này làm tăng giá trị thặng dư tuyệt đối
nhờ đó tăng quy mô tích lũy TB.
+ Trình độ năng suất lao động xã hội
Khi năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá trị thặng dư tương đối tăng lên do đó quy mô tích lũy TB sẽ tăng lên. Mặt khác, khi
NSLĐ tăng lên thì quy mô tích luỹ tư bản trên thực tế cũng tăng lên
(năng suất lao động xã hội tăng, giá trị 1 đơn vị hàng hoá giảm, làm cho giá cả hàng hoá giảm. Vẫn với 1 lượng tư bản, nhà TB mua được
nhiều TLSX và nhiều sức lao động hơn, dẫn đến quy mô tích luỹ tư bản thực tế tăng)
+ Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng:
K/n tư bản sử dụng: là khối lượng giá trị tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất.
K/n tư bản tiêu dùng: là phần giá trị những tư liệu sản xuất dịch chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao.
Trong quá trình sản xuất, giá trị của trang thiết bị máy móc tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng chỉ dịch chuyển 1 phần gia trị
vào sản phẩm trong 1 chu kỳ sản xuất. Tuy đã bị mất đi 1 phần giá trị song máy móc hoạt động vẫn có tác dụng như còn đủ giá. Trang
thiết bị máy móc càng hiện đại thì sự chênh lệch giữa TB được sử dụng và TB đã tiêu dùng càng lớn, nhờ đó giá trị thặng dư được tạo ra
càng nhiều, quy mô tích luỹ tư bản ngày càng cao

+ Quy mô tư bản ứng trước.
Tư bản ứng trước càng lớn thì giá trị thặng dư tạo ra càng nhiều do đó quy mô tích lũy TB càng tăng
Ký hiệu M là khối lượng giá trị thăng dư thì ta có M = m’x V
Như vậy nếu tỷ suất giá trị thặng dư m’ không đổi thì khối lượng giá trị thăng dư M tỷ lệ thuận với tổng tư bản khả biến. Do đó muốn
tăng khối lượng giá trị thặng dư thì phải tăng quy mô tư bản ứng trước.
Như vậy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến GTTD đồng nghĩa với 4 nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản.
* Ý nghĩa tăng tích luỹ tư bản:
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu tích luỹ tư bản cho chúng ta thấy rõ thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư và động cơ
thúc đẩy các nhà tư bản không ngừng đẩy mạnh tích luỹ tư bản là quy luật giá trị thặng dư và canh tranh trong chủ nghĩa tư bản.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hình thái điển hình của chúng ta hiện nay là tái sản xuất mở rộng, Như vậy muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng
nền kinh tế thì phải tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Muốn tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thì phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tăng năng suất lao
động, nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị máy móc và khai thác sự phục vụ không công của máy móc thiết bị, đồng thời mở rộng quy
mô sản xuất. Do đó đòi hỏi nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích người dân tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng.

23


Câu 45: So sánh tích tụ tư bản, tập trung tư bản, mối quan hệ giữ tích tụ và tập trung tư bản? ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
* Khái niệm tích tụ tư bản và tập trung tư bản:
- Tích tụ tư bản:
là quá trình làm tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, tức là biến 1 phần
GTTD trong 1xí nghiệp nào đó thành tư bản phụ thêm (ΔV, ΔC). Tích tụ tư bản 1 mặt là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, mặt khác là sự
tăng lên không ngừng của giá trị thặng dư, tạo ra tiền đề cho quá trình tích tụ TB Hay nó cách khác, tích tụ tư bản là kết quả tất yếu của
tích luỹ tư bản.
- Tập trung tư bản:
là quá trình làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, tín dụng và cạnh tranh là những
đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung tư bản. Cạnh tranh dẫn đến hoặc các TB cá biệt liên kết lại với nhau hoặc sát nhập lại với
nhau để thành tư bản mới cá biệt lớn hơn, còn tín dụng có vai trò thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay nhà TB.
VD: Có 3 nhà tư bản:

Nhà TB A có nguồn vốn 300 tỷ $
Nhà TB B có nguồn vốn 200 tỷ $
Nhà TB C có nguồn vốn 100 tỷ $
Tập trung tư bản nghĩa là hợp nhất A+B+C=600 tỷ USD
*) Phân biệt tích tụ với tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung TB đều có vai trò làm tăng quy mô tư bản cá biệt song giữa chúng có những điểm khác biệt sau:
Tiêu thức
- Nguồn
- Biện pháp thực hiện

Tích tụ tư bản
Giá trị thặng dư
Tư bản hoá giá trị thăng dư

Tập trung tư bản
Tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội
Hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong
xã hội
Chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt, còn quy
mô tư bản xã hội không đổi
Phản ánh mối quan hệ giữa nhà tư bản với
nhà tư bản

- Kết quả

Làm cho quy mô tư bản cá biệt, quy mô tư
bản xã hội tăng lên
- Quan hệ kinh tế mà nó Phản ánh quan hệ giữa giai cấp tư sản với
phản ánh
giai cấp vô sản, giữa tư bản với lao động làm

thuê
- Tốc độ tăng quy mô tư Làm cho tốc độ tăng quy mô TB cá biệt 1
Quy mô tư bản cá biệt tăng lên một cách
bản cá biệt
cách từ từ hàng năm
nhanh chóng.
*) Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy qua lại tác động lẫn nhau, cụ thể:
- Tích tụ tư bản làm tăng quy mô và sức cạnh tranh của tư bản cá biệt do đó cạnh tranh sẽ gay gay gắt, khốc liệt hơn và thúc đẩy tập trung
nhanh hơn.
- Ngược lại, tập trung tư bản làm tăng nhanh chóng của TB cá biệt từ đó làm tăng khả năng sản xuất ra giá trị thặng dư do đó thúc đẩy quá
trình tích tụ tư bản nhanh hơn. Sự tác động qua lại giữa tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích luỹ tư bản tăng.
Như vậy, quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày
càng xã hội hoá cao, làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá cao với
QHSX dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng sâu sắc hơn.
Câu 46: Cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v)
Nghiên cứu sự vận động của TB Mac không chỉ nghiên cứu sự vận động của nó về mặt lượng mà còn nghiên cứu sự biến đổi trong cơ cấu
của nó. Để nghiên cứu được sự biến đổi trong cơ cấu của TB, Mac đưa ra phạm trù cấu tạo hữu cơ của TB. Phạm trù này được xây dựng
trên 2 phạm trù cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của TB.
- Cấu tạo kỹ thuật:
Xét ở hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều chia thành tư liệu sản xuất và sức lao động (trong lượng tư bản ấy, bao nhiêu để mua
TLSX và bao nhiêu để mua sức lao động phụ thuộc từng ngành khác nhau). Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất với số lượng sức lao động
cần thiết để sử dụng tư liệu sản xuất đó được gọi là cấu tạo kỹ thuật.
Cấu tạo kỹ thuật của TB được đo bằng chỉ tiêu số lượng TLSX/1 người công nhân phản ánh trình độ phát triển của lực lựơng sản
xuất, cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng.
- Cấu tạo giá trị của TB:
+ Xét ở hình thái giá trị, mọi tư bản đều được phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất
biến và số lượng giá trị tư bản khả biến cần thiết cho sản xuất được gọi là cấu tạo giá trị của tư bản (c/v).
Ví dụ:
Giả sử TB đầu tư là 1000 phân chia thành 800 TB bất biến và 200 TB khả biến

 Cấu tạo giá trị của TB là: 800/200 = 4/1

24


Nghĩa là để đầu tư vào sản xuất cứ dùng 4đ vào mua TLSX thì phải trả 1đ trả cho người lao động
*) K/n Cấu tạo hữu cơ tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quy định và nó phản ánh sự biến đổi trong cấu
tạo kỹ thuật của TB và được Mác ký hiệu cấu tạo hữu cơ tư bản là c/v
* Xu hướng vận động của cấu tạo hữu cơ tư bản trong chủ nghĩa tư bản:
Trong sự vận động phát triển của nền sản xuất tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản không ngừng tăng lên kéo theo cấu tạo giá trị của tư
bản cũng tăng lên làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản cũng ngày càng tăng. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của TB được thể hiện ở chỗ c tăng
tuyệt đối, tăng tương đối, v có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối. Sự giảm tương đối của v làm cầu về sức lao động giảm tương
đối. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn thất nghiệp phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế phát triển -> LLSX phát triển -> cấu tạo kỹ thuật tăng -> c/v tăng -> v giảm -> thất nghiệp tăng
3. Lưu thông tư bản
Câu 47: Phân tích tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản
*) Tuần hoàn tư bản:
- K/n
Tuần hoàn tư bản là sự vận động liên tục của tư bản qua ba giai đoạn lần lượt mang 3 hình thái và thực hiện ba chức năng khác nhau, cuối
cùng quay trở về với hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
- Tuần hoàn TB được thể hiện ở công thức tổng quát sau:
TLSX
T – H ->
.......SX.......H’ - T’
SLĐ
- Các giai đoạn tuần hoàn TB:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn lưu thông mua: Công thức vận động của tư bản ở giai đoạn thứ nhất:
TLSX
T – H->
SLĐ

Ở giai đoạn thứ nhất, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ và thực hiện chức năng mua yếu tố sản xuất, do đó kết thúc giai đoạn
1 thì tư bản tiền tệ đã chuyển thành tư bản sản xuất để chuẩn bị cho sự vận động giai đoạn thứ 2
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất, Công thức vận động của TB ở giai đoạn thứ 2
TLSX
H ->
...SX...H’
SLĐ
Ở giai đoạn thứ 2 tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất thực hiện chức năng kết hợp các yếu tố sản xuất là tư liệu sản xuất, sức
lao động để sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của hàng hoá đó có giá trị thặng dư. Như vậy giai đoạn thứ 2 là giai đoạn quyêt định của
quá trình tuần hoàn tư bản vì nó gắn liền với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, kết thúc giai đoạn thứ 2 thì tư bản sản
xuất chuyển hoá thành tư sản hàng hoá, chuẩn bị cho sự vận động của giai đoạn thứ 3 .
+ Giai đoạn thứ 3: Gia đoạn lưu thông bán
Công thức vận động của TB ở giai đoạn 3: H’ – T’
Ở giai đoạn 3, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá đảm nhiệm chức năng hiện thực hóa khối lượng giá trị sản xuất ra, để
chuyển từ tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ. Kết thúc giai đoạn thứ 3 thì tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ chuẩn bị cho vòng
tuần hoàn sau.
- Các kết luật được rút ra”
+ Trong các giai đoạn của vòng tuần hoàn thì giai đoạn sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất bởi đó là giai đoạn sản xuất ra giá trị
thặng dư thực hiện mục đích của nhà TB.
+ Để tuần hoàn TB diễn ra một cách liên tục đòi hỏi phải có các điều kiện sau đây:
. ĐK1: Các giai đoạn vận động của tuần hoàn TB phải diễn ra liên tục.
. ĐK2: Các hình thái tư bản phải cùng tồn tại và được chuyển hoá cho nhau 1 cách đều đặn.
+ Trong quá trình tuần hoàn của TB, tồn tại 3 hình thái đó là TB tiền tệ, TB sản xuất và TB hàng hóa. Đó không phải là 3 loại TB khác
nhau mà là 3 hình thái biểu hiện của TB công nghiệp trong quá trình tuần hoàn. Tuy nhiên, việc TB công nghiệp tồn tại dưới 3 hình thái
đã chứa đựng khả năng tách rời ra của chúng đó chính là nguyên nhân ra đời TB thương nghiệp, TB cho vay.
* Chu chuyển của tư bản: phản ánh mặt lượng của sự vận động tư bản
- K/n chu chuyển tư bản:
Tuần hoàn tư bản được xem xét như 1 quá trình không ngừng đổi mới và lặp đi lặp lại gọi là chu chuyển TB.
Khái niệm thời gian chu chuyển tư bản: là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới 1 hình thái nhất định khi thu về cũng dưới một hình thái
ban đầu và có kèm theo giá trị thặng dư, hay nói cách khác là thời gian tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn.

- Nội dung nghiên cứu ( 2 ND)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×