Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1 MÔN SINH THÁI RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.9 KB, 20 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1
MÔN SINH THÁI RỪNG

Nhóm 4
Nhóm thực hiện :
• Nguyễn Quốc Khánh (P)
• Nguyễn Thùy Dương
• Vũ Thị Chung
• Tòng Thị Kiều Trinh
• Nguyễn Công Nghĩa
• Nghiêm Minh Đức
• Nguyễn Thị Hương Ly
• Ma Khánh Duy
• Phạm Thị Kiều Diễm
• Nguyễn Đức Tuấn

Giáo viên hướng dẫn
1. Cô Phạm Thị Hạnh
2. Cô Phạm Thị Quỳnh


MỤC LỤC
PHẦN I.
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý
2.2 Khí hậu thuỷ văn
2.3 Địa hình, địa thế
2.4 Địa chất đất đai
2.5 Sinh vật chính


PHÂN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở khoa học
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 Một số định nghĩa
4.2 Nhận xét và đánh giá
PHẦN V. NHƯNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ
5.2 KHUYẾN NGHỊ
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN I. MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thái rừng là môn khoa học chuyên ngành thuộc sinh thái học nghiên cứu hiện
tượng sinh thái mang tính quy luật diễn ra trong đời sống của rừng (nội tại rừng) và
sự tương tác qua lại giữa rừng và môi trường. Sinh thái rừng có vai trò và ý nghĩa
rất lớn trong quản lý rừng và phát triển lâm nghiệp như giúp kiểm soát dịch hại,
bảo vệ môi trường sống; khai thác bền vững tài nguyên hay làm cơ sở cho các biên
pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như xây dựng phương thức kinh doanh rừng ổn định,
lâu dài. Tuy nhiên có một điều hạn chế là để tiếp nhận và ứng dụng được môn học
sinh thái rừn thì đòi hỏi sinh viên phải chuẩn bị một lượng kiến thức nhất định và
giành nhiều thời gian cho việc khảo sát và làm quen thực địa. Điều đó sẽ giúp sinh
viên phát hiện những điểm còn thiếu xót của bản thân để ngày một hoàn thiện hơn
trong việc hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về môn học này. Bản báo cáo dưới đây
được chuyển hóa từ toàn bộ kiến thức và kỹ năng chúng em tiếp thu được trong
thời gian thực tập tại Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn).
1.Mục đích:
- Giúp sinh viên hệ thống lại lý thuyết.
- Biết cách đo các chỉ tiêu sinh trưởng của cây.

- Tính toán được các chỉ tiêu.
2. Yêu cầu:
- Sinh viên tham gia đầy đủ các nội dung của đợt thực tập
- Viết báo cáo.
3. Nội dung
- Nghiên cứu ảnh hưởng của QXTVR đến một số nhân tố sinh thái cơ bản
- Nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố cấu trúc của QXTV rừng.
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của QXTV rừng
- Khảo sát một số hệ sinh thái rừng điển hình tại khu vực nghiên cứu.
4. Địa điểm.
1. Tuyến rừng đang được phục hồi.
2. Tuyến rừng phục hồi tự nhiên.


PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý :
Khu rừng đặc dụng của hữu liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng – Lạng Sơn,
thuộc địa giới hành chính của toàn bộ xã Hữu Liên, một phần xã Yên Thịnh, một
phần xã Hòa Bình huyện Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan và Vạn
Linh huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.
Có tọa độ địa lý: Từ 21030’ đến 21046’20’’ độ vĩ Bắc.
Từ 106035’48’’ đến 106048’15’’ độ kinh Đông.
Chức năng , nhiệm vụ chính là: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và
giáo dục môi trường.
2.2 Khí hậu thuỷ văn:
a) Khí hậu
Nhiệt độ: Khu vực điều tra có nhiệt độ bình quân hang năm là 22,70C, nhiệt độ cao
nhất là 40,10C vào tháng 6, nhiệt độ thấp nhất 1,10C vào tháng 1.
Lượng mưa: lượng mưa bình quân hang năm là 1.488,2mm. Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình

quân 132 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm
9,33% tổng lượng mưa cả năm.
Ẩm độ: Độ ẩm không khí bình quân hang năm là 82%, thấp nhất tuyệt đối vào
tháng 1 là 12%.
Lượng bốc hơi trung bình hang năm 832mm.
Gió: Nơi đây có hai hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, do địa hình núi đá
bao bọc nên tốc độ gió bình quân nhỏ 1m/s.
Các đặc điểm khí hậu đặc trưng: Do những khu núi đá trọc, do bức xạ nhiệt nên có
biên độ ngày đêm lớn. Khu vực thường có sương muối, sương mù nhưng chỉ trong
thời gian ngắn. Khu vực điều tra ít chịu ảnh hưởng của bão.
b) Thủy văn
Do khu vực thuộc địa hình núi đá vôi, có hiện tượng Kast mạnh nên nhân tố thủy
văn có tính chất đặc biệt . Khu vực điều tra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các mỏ
nước, hang nước và vùng ngập nước theo mùa.
Hệ thống suối có nước quanh năm, gồm 2 suối chính: Suối Bục dài 22 km lưu
lượng nước mùa lũ đạt tới 1000 lít/s, mùa khô rất nhỏ dưới 300 lít/s. Suối An dài
18km lưu lượng nước mùa lũ đạt 500 lít/s, mùa khô khoảng 100-150 lít/s.
Hệ thống hồ ngập nước theo mùa, gồm 4 hồ lớn:
+ Hồ Giàng Cả có diện tích lớn nhất là 125ha, nơi sâu nhất là 25m.
+ Hồ đèo Nong có diện tích là 60ha, nơi sâu nhất là 12m.
+ Hồ Lân Ty có diện tích là 40ha, nơi sâu nhất là 20m.
+ Hồ Lân Đặt có diện tích 38ha, nơi sâu nhất là 9m.


Thủy văn khu vực này biến động theo mùa. Về mùa mưa vùng ngập nước có thể
lợi dụng làm đường thủy đi lại tới các thung, khe núi đá, ở đây có nguồn thủy sản
dồi dào và đánh bắt thuận lợi, vì vào mùa mưa các vùng ngập nước cung cấp nhiều
nguồn thức ăn, các loài thủy sản sinh trưởng tốt, đến mùa khô mặt nước thu hẹp,
thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.
2.3 Địa hình, địa thế:

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên – tỉnh Lạng Sơn thuộc địa hình núi đá vôi, độ cao
trung bình 300m, có nhiều đỉnh cao trên 500m, cao nhất là đỉnh keng 639m.
Độ dốc bình quân 350 – 500 có nhiều vách đá dốc dựng đứng.
Khu vực có địa hình núi đá vôi hiểm trở, hiện tượng Karst rất đặc trưng thể hiện ở
các suối nước ngầm, suối cụt và các hang động.
Địa hình toàn khu vực như hình một lòng chảo, bao bảo xung quanh là các đỉnh,
các dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đồi đất, lâm bãi,
làng bản, khu sản xuất nông nghiệp. Khu vực xa đường quốc lộ, xa vùng dân cư,
giao thông đi lại khó khan, nhưng đây là việc thuận lợi khoanh nuôi bảo vệ rừng
cũng như bảo vệ động vật rừng.
2.4 Địa chất đất đai:
a) Đá mẹ
Đá mẹ bao gồm hai loại chính là đá vôi và phiến thạch, trong đó chủ yếu là đá vôi
(chiếm 80%), có hiện tượng Krast đặc trưng, mức độ phong hóa mạnh. Vùng núi
đất có đá mẹ là phiến thạch sét.
b) Đất đai
Do núi đá vôi có địa hình rất đặc biệt, độ dốc cao, nhiều chỗ đá lởm chởm, ghồ
ghề. Vì vậy đất thường xen với đá trên những diện tích hẹp, càng lên đỉnh núi tỉ lệ
đất càng ít, xuống chân núi thì ngược lại tỉ lệ đá ít đi. Đất trên núi đá vôi thường có
thành phần cơ giới nặng từ loại thịt nhẹ đến trung bình, tần đất mỏng, thường
không có cấu trúc thành tầng rõ rệt trong mặt cắt, vì chủ yếu đất được tích lũy do
quá trình chuyển dời từ các độ cao xuống.
2.5 Sinh vật chính:
- Tài nguyên Sinh vật trong khu RĐD Hữu Liên rất phong phú và đa dạng. Ngoài
kiểu thảm thực vật rừng là: “Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp”
còn có sự đa dạng về thành phần loài thực vật bậc cao có mạch.
+ Thực vật:
- Thành phần thực vật cùng với các nhân tố phát sinh quần thể khác như khí hậu
thuỷ văn, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, đá mẹ… đã tạo nên kiểu thảm thực vật
rừng chính ở RĐD Hữu Liên là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi

thấp mà chủ yếu là những kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá vôi. Các loài
thực vật chiếm ưu thế sinh thái, có số lượng cá thể tương đối lớn ở đây là: Nghiến
(B. tonkinensis), Ô rô (T. ilicifolia), Vàng anh (Saraca dives), Sấu


(D.duperreanum), Măng cụt (Pterospernum truncatolobatum), Thung (Tetrameles
nudifolia), Sếu (Celtis sinensis), Phay rừng (D. sonneratioides), Vối rừng
(Cleistocalyx opercukulatus), Mạy tèo (Pimerocarpus breiieri)…
- Sự phân bố của các loài thực vật theo các điều kiện sống (chủ yếu là các yếu tố thổ
nhưỡng và vị trí địa lý) thể hiện ở đây rất rõ. Trên núi đá vôi là sự thống trị của các
loài như: Nghiến, Trai lý, Ô rô, Mạy tèo, Lá han (Laportea sp.) và một số loài đi
kèm khác.
+ Động vật:
Các loài động vật phát hiện được tại khu vực RĐD Hữu Liên (tổng số 409 loài) có
các đặc điểm:
+ Tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng (tiêu diệt côn trùng, ăn động vật có
hại, thụ phấn và phát tán hạt cây rừng): Có 275 loài, chiếm 67,2% tổng số loài hiện
có. Đó là các loài thú trong bộ ăn côn trùng (Insectivora), họ Cầy (Viverridae), Cu
li, Dơi, Đồi và hầu hết các loài chim Bộ Sẻ (Passeriformes), Bộ Cu cu
(Cuculiformes), Bộ Gõ kiến (Piciformes), Bộ Cú (Strigiformes) v.v… các loài bò
sát, ếch nhái.
+ Có giá trị kinh tế cao: Có 203 loài, chiếm 49,6%. Đó là các loài kích thước lớn
có giá trị thực phẩm, dược liệu, da lông làm cảnh và thương mại (Hươu xạ, Khỉ
vàng; Khỉ mặt đỏ; Vượn đen Đông bắc; Gấu ngựa; Gấu chó; Lợn rừng; Hoãng;
Cầy giông; Cầy hương; Nhím; Don; Yểng; Niệc hung; Gà tiền; Gà lôi trắng; Rùa
núi vàng; Hổ chúa; Rắn hổ mang; Trăn; Tắc kè…)
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở khoa học
- Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp ô tiêu chuẩn và kết hợp

với phương pháp điều tra nhanh để đánh giá diễn biến đa dạng sinh học tại khu vực
nghiên cứu.
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
1. Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng công
tác quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Khu dự trữ
- Tham khảo từ các nguồn tài liệu (thư viện, internet, trung tâm du khách,...).
- Tham dự các báo cáo chuyên đề.
2. Chuẩn bị khu vực khảo sát thực địa
- Lựa chọn khu vực khảo sát trên bản đồ và ngoài thực địa.


- Phân chia khu vực đã lựa chọn thành một số dạng sinh cảnh chính
- Lập một số tuyến-điểm điều tra, giám sát trong khu vực.
3.3 Thiết bị
- 1 thước đo cao.
- 2 thước dây.
- 2 thước kẹp kính
- 1 dao phát
- dây căng ô tiêu chuẩn
- Bảng biểu:
+ Bảng điều tra tầng cây cao.
Vị Trí:
Ngày điều tra:
Hướng dốc:
Người điều tra
Độ dốc:
Số hiệu ÔTC
Phân
D1,3 (cm)
cấp chất

ĐT
NB
TB
Hvn(m) Hdc(m)
lượng

Ghi chú

+ Bảng điều tra cây tái sinh.
Vị Trí:
Hướng dốc:
Độ dốc:

LOÀI
TTODB STT CÂY

Ngày điều tra:
Người điều tra
Số hiệu ÔTC
CHẤT LƯỢNG
CHIỀU CAO
SINH TRƯỞNG
Trung
<1
1 đến 2
>2 Tốt bình
Xấu

+ Bảng điều tra cây bụi thảm tươi.
Vị Trí:

Hướng dốc:
Độ dốc:
STT
ÔDB

Tên loài chủ yếu

CHỒI

HẠT

Ngày điều tra:
Người điều tra
Số hiệu ÔTC

Độ che phủ TB(%)

- Nhân lực :Nhóm gồm 10 thành viên.

NGUỒN GỐC

Htb(m)

Tình hình sinh trưởng
T
TB
X


3.4 Tiến hành thực hiện

1.Rừng tự nhiên:
a. Điều tra cây tầng cao
Bước 1: Sơ thám toàn bộ khu vực điều tra.
Bước 2: Điều tra từ 5 đến 10 diện tích khu vực rừng cần điều tra.
Lập ô tiêu chuẩn với diện tích 1000m2 ( 25x40m):
+Là ô tạm thời nên chọn vị trí đại diện cho khu vực cách đường ít nhất 10m. Ô
hình chữ nhật hoặc hình vuông song song với đường đồng mức. Lấy góc theo định
lý pitago.
+Cải bằng với độ dốc 4 độ trở lên sao cho 2 đầu dây phải bằng nhau.
Bước 3 : Đánh dấu toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn từ 1 đến hết .
Bước 4 : Đo Hvn, D1.3, Dt, Hdc.
Bước 5 : Đo độ tàn che bằng phương pháp 200 điểm:
- Chia ô tiêu chuẩn thành 10 tuyến điều tra song song với đường đồng mức, mỗi
đường cách nhau 2.5m. Mỗi tuyến gồm 20 điểm mỗi điểm cách nhau 2 m.
- Tại mỗi điểm đo, dùng tờ giấy A4 khoanh tròn có đường kính 3cm nhìn lên tán
cây, nếu tán cây che hết ghi1, tán cây che 1 phần ghi 0.5, không che ghi 0.
Bước 6 :Vẽ trắc đồ
Trắc đồ đứng và trắc đồ bằng có chiều dài bằng OTC, chiều rộng 10m, chiều dài
song song với đường đồng mức, với tỉ lệ 1/200,chỉ vẽ
Cụ thể:
- Xác định vị trí cây trên thực tế đánh dấu trên bản đồ.
- Đo các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn, đường kính, chiều cao dưới cành.
- Vẽ tán với hình dạng theo đúng thực tế.
- Trắc đồ ngang vẽ theo hình chiếu của cây xuống mặt đất,vẽ tán trên nét liền,tán
khuất nét đứt =>Xác định được độ tàn che.
b. Điều tra cây tái sinh
- Diện tích điều tra cây tái sinh = 5-10% Sotc (Số lượng ODB được lập theo tuyến
hoặc phương pháp lập 5 ODB)
- Lập ô dạng bảng: 5 ô ( 5x5m) ,trong đó 4 ô 4 góc OTC, 1 ô ở giữa OTC.
- Trong mỗi ODB điều tra từng cây tái sinh ghi tên loài , xác định H, nguồn gốc tái

sinh, đánh giá chất lượng cây tái sinh..
c. Điều tra cây bụi thảm tươi


- Điều tra trong ODB đã lập về thành phần loài chủ yếu, Htb, độ che phủ trung
bình, chất lượng..
2. Rừng trồng
Phương pháp tương tự rừng tự nhiên. Có một số điểm khác như sau:
+ Lập OTC với diện tích 500m2 (chiều rộng bằng 20m, chiều dài 25m)
3.5 Công tác nội nghiệp.
Kiểm tra và chỉnh lý số liệu
* Bước 1: Chỉnh lý số liệu
- Nhập số liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel
- Loại bỏ những số liệu có thể làm cho sai số tính toán quá lớn (những số liệu quá
lớn hoặc quá nhỏ so với số liệu điều tra chung)
* Bước 2 :Tính toán số liệu
a, Đối với tầng cây cao
- Viết công thức tổ thành tầng cây cao theo 2 phương pháp; theo số cây và theo giá
trị quan trọng.
+ Công thức tổ thành tầng (CTTT) cây cao theo số cây
- Tính số lượng cá thể bình quân cho mỗi loài: Xbq=N/m
N: ∑cá thể của tất cả các loài.
M: ∑số loài.
Chọn các loài có số cây Xbq viết vào CTTT
+ Công thức tổ thành có dạng : k1A1 + k2A2 + … + knAn
Trong đó: Ai là tên loài hay nhóm loài.
ki là hệ số từng loài cây.
- Xác định HSTT:
Ki=Xi/N*10 Trong đó:Ki là HSTT loài i, Xi là số lượng cá thể loài i.
-Viết CTTT: Ki 0,5 dùng dấu (+); Ki <0,5 dùng dâu (-). Nếu lâm phần có nhiều

loài như vậy có thể gộp chúng lại và ghi là các loài khác đồng thời để chúng ở cuối
CTTT
+ Viết công thức tổ thành theo giá trị quan trọng(Important Value – IV):
- Theo chỉ số IV%:
Chỉ số IV% được xác định theo phương phá của Daniel Mamillod, Vũ Đình Huề
(1984), Đào Công Khanh (1996) thông qua 2 chỉ tiêu: Tỉ lệ % mật độ (N%) và tiết
diện ngang (G%).
Mỗi loài đươc xác định tỉ lệ tổ thành IV%.
IV%=(N%+G%)/2


Trong đó: N%=Ni/N ; G%=Gi/G
Ni và Gi là mật độ và tổng tiết diện ngang của loài i.
Nếu loài nào có IV% 5%, loài đó có ý nghĩa về mặt sinh thái trong QX; nếu nhóm
có dưới 10 loài có tổng IV%40% sẽ là nhóm loài ưu thế và được sử dụng đặt tên
cho quần xã.
- Tính các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình theo phương pháp bình quân gia truyền.
- Xác định phân bố N/D, N/H.
Chia tổ ghép nhóm:
Số tổ: m=5.lgn
Cự li tổ: K=
Trong đó: K là cự ly tổ
Xmax và Xmin là trị số quan sát lớn nhất và nhỏ nhất.
m là số tổ.
Sử dụng các hàm phân bố thống kê để mô phỏng qui luật phân bố N/D, N/H
+ Phân bố giảm, phân bố khoảng cách, phân bố Weibull ( xem lại trong thống kê
toán học trong lâm nghiệp )
- Tính tiết diện ngang G (m2/ha):
gi=
GOTC=

G=x
Trong đó: gi : tiết diện ngang của cây thứ i.
GOTC : tổng tiết diện ngang của OTC.
SOTC: diện tích OTC.
- Tính trữ lượng M (m3/ha):
M = G x H x f ( với rừng tự nhiên f=0,45)
- Tính mật độ N (cây/ha): N= x
Trong đó: n là số cây trong OTC, SOTC là diện tích OTC.
- Tính độ tàn che:
+ Phương pháp mạng lưới điểm: TC=
Trong đó: ki: là giá trị điểm đo thứ i
n là số điểm đo.
+ Phương pháp vẽ trắc đồ: đếm ô ly để xác định tổng diện tích tán.
TC=
b, Đối với cây tái sinh.


- Tính mật độ tái sinh
- Viết công thức tổ thành cây tái sinh theo số cây ( giống như viết công thức tổ thành
tầng cây cao ở trên)
- Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao: Chiều cao cây tái sinh được
chia thành 6 cấp: <0.5m, 0.5-1m, 1-1.5m, 1.5m-2.,2-2.5m, >2.5m.
Thống kê số cây tái sinh và số loài tái sinh trong từng cấp chiều cao và vẽ biểu đồ.
- Xác định tỷ lệ cây tái sinh triển vọng: Cây tái sinh triển vọng là những cây đã vượt
qua được những trở ngại trong giai đoạn tái sinh để có thể phát triển thành cây cao.
Lấy những cây có chiều cao vượt khỏi lớp cây bụi làm cây tái sinh triển vọng.
- Tính toán tỷ lệ các loại phẩm chất, nguồn gốc tái sinh ( Vẽ biểu đồ hình tròn biểu
thị chất lượng, nguồn gốc tái sinh).
- Xác định phân bố không gian của cây tái sinh:
Dạng phân bố không gian của cây tái sinh trên bề mặt đất được xác định theo phân

bố Poisson thông qua tỷ lệ giữa phương sai và số cây tái sinh trung bình trong các
ODB nghiên cứu theo công thức: w=
Trong đó: Sx2=
Xtb là số cây trung bình của các ô.
W Biểu thị cho dạng phân bố của cây tái sinh
w = 1: cây tái sinh phân bố ngẫu nhiên
w >1: cây tái sinh phân bố cụm
w <1:cây tái sinh phân bố đều
- Xác định mức độ ưu thế, chỉ số đa dạng sinh học và sự tương đồng giữa lớp tầng
cây cao và tầng cây tái sinh.
+ Mức độ ưu thế được xác định theo chỉ số Simpson:
Cd=
+ Chỉ số đa dạng sinh học tính theo Shannon – weiner
H=.log2(pi)
Trong đó pi= Ni/N: Ni là số cây của loài I, N là tổng số cây của tất cả các loài.
+ Sự tương đồng giữa tầng cây cao và cây tái sinh được xác định bằng chỉ số tương
đồng SI ( Sorensen Index ).
SI=2C/(A+B)
C: Số loài xuất hiện ở cả tầng cây cao và cây tái sinh
A,B là số lượng loài của tầng cây cao và tầng cây tái sinh
Chỉ số SI >= 0.75 kết luận thành phần loài của lớp cây tái sinh và tầng cây cao có
mối lien hệ chặt chẽ và ngược lại.
- Dựa vào chỉ số tương đồng giữa tầng cây cao và cây tái sinh dự đoán chiều hướng
diễn thế của rừng.


- Từ các số liệu tính toán được xác định trạng thái rừng thực tế theo QPN 6-48. So
sánh kết quả với trạng thái rừng nhận biết được trên bản đồ hiện trạng rừng.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Một số đinh nghĩa

* Để tiến tới phân tích các kết quả thu được chúng ta cần phải hiểu rõ các chỉ tiêu
sinh thái rừng.
a. Cấu trúc tổ thành
-Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành
phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ
tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích.
-Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi
là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng
hỗn loài.
b. Cấu trúc tầng thứ
-Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào
đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc
tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh
thái rừng ôn đới.
-Một số cách phân chia tầng tán:
- Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.
- Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên
tục.
- Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
-Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.
Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.
c. Cấu trúc tuổi
- Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh
thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không
gian.
- Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành
các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức
10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đổi tượng và mục đích.
d. Cấu trúc mật độ



Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ảnh mức độ tác
động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng,
khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay
đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong
kinh doanh rừng.
e. Một số chỉ tiêu cấu trúc khác
- Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ.
- Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia theo
các mức từ: 0,1; 0,2;...0.9;1.
- Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giãu các cá thể. Cũng là chỉ
tiêu để xác định giai đoạn rừng.
- Phân bố mật độ theo đường kính: Biểu đồ và hàm toán học phân bố mật độ cây
rừng theo chỉ tiêu đường kính.
- Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là căn cứ
theo chiều cao.
4.2. Nhận xét và đánh giá
a. Bảng so sánh tổ thành tầng cây.

OTC
CTTT tầng cây cao

CTTT tầng cây tái sinh

CTTT theo chỉ số quan trọng
tầng cây cao

1. Tuyến rừng đang
được phục hồi.
1,9 Đ + 1,43 D +0,95

LMC+ 0,95 TR+ 0,95
MT+ 3,81LK

2. Tuyến rừng phục hồi
tự nhiên.
2,31 MT + 1,54 TR+
1,15 Đ+ 1,15 X + 0,77
MDD + 3,08 LK
0,6 LMT + 0,45 CDND
+ 0,45 BB +0,6 LMC +
2,81 M + 1,09 TR+ 1,09 2,09 TR +0,45 NR +
SR+ 0,94 MC + 0,63
0,45 SR +1,04 MT +
MDĐ+ 3,44 LK
1,04 MDD + 2,83 LK
17,98 MT + 11,15 HV
19,18 D + 13,74 Đ +
+ 11,11 TR + 10,61 S +
12,73 S + 7,83 TR + 7,2 10,35 D + 10,19 MDD
LMC + 7,05 MT+ 6,72
+ 8,35 X+ 6,39 Đ +
S + 25,55 LK
13,87 LK


=> Từ bảng so sánh trên:
- OTC 1
+Xét theo CTTT tầng cây cao và tái sinh thì ta thấy rừng ở OTC 1 là rừng hỗn loài
(loài khác chiếm ưu thế chủ đạo), Tầng cây cao ít, chủ yếu là tầng cây tái sinh.
Kém đa dạng, phong phú.

+ Xét theo CTTT và theo chỉ số quan trọng tầng cây cao thì ta thấy tầng cây chiếm
ưu thế là cây loài khác (25,55LK)
- OTC 2:
+ Xét theo CTTT tầng cây cao và tái sinh thì ta thấy rừng ở OTC 2 là rừng hỗn loài
(loài khác chiếm ưu thế chủ đạo),Tầng cây cao nhiều.
+ Xét theo CTTT tầng cây tái sinh thì ta thấy tầng cây chiếm ưu thế là cây loài
khác (2,83LK).
+ Xét theo CTTT và theo chỉ số quan trọng tầng cây cao thì ta thấy tầng cây chiếm
ưu thế là cây Mạy tèo (17,98 MT)
Tóm lại từ bảng số liệu trên thấy được rằng ở OTC 2 có số lượng loài cây, mật độ
tầng cây cao vượt trội hơn hẳn OTC 1.
Nguyên nhân giải thích cho điều này là do kiểu rừng (rừng phục hồi tự nhiên) và
do ít chịu tác động của con người nên ít bị biến đổi. Còn ở rừng thuộc OTC 1 có
mật độ cây tái sinh vượt trội hơn hẳn OTC 1 còn lại bởi vì kiểu rừng này thuộc
rừng trẻ (rừng trồng) nên cây tái sinh là chủ yếu.
b. Biểu đồ so sánh chiều cao đường kính D1.3
Phân bố N/D1.3

Phân bố N/D1.3

12

10
9

10

8
7


8
fx
6

fx

5
4

4

3
2

2
0

6

1
6

8

10 12 14 16 18 20 22 24

0

5


10

15

20 25

30 35

40

OTC 1
OTC 2
- Từ bảng phân bố đường kính của cả 2 lô nghiên cứu ta thấy:

45

50


+ OTC 1: Có đường kính chủ yếu từ 7- 23 cm, tại vì lô 1 là lô rừng đã được
khai thác và đang được phục hồi do con người tác dộng. Chủ yếu là các cây tái
sinh ít tuổi cây non, chưa trưởng thành đường kính nhỏ.
+ OTC 2: Có đường kính cây từ 9 – 48cm, Lô 2 là rừng phục hồi tự nhiên, vẫn
có những cây trưởng thành chưa bị khai thác và đang phát triển rất tốt có nhiều
cây cao từ khoảng 30-40cm.
+ Như vậy OTC 2 Có nhiều cây có đường kính lớn hơn OTC 1, lý do là OTC 2
là rừng phục hồi tự nhiên không bị tác động của con người, còn OTC 1 là rừng
phục hồi nhưng có tác động của con người, nên số cây co đường kính lớn ít.

c. Biểu đồ so sánh chiều cao vút ngọn Hvn

phân bố N/Hvn

Phân bố N/Hvn

8

9

7

8

6

7
6

5

fx

4

4

3

3

2


2

1

1

0

fx

5

2

4

6

8

10

12

14

16

18


0

4

6

8

10 12 14 16 18 20 22

OTC 1
OTC 2
- OTC 2 có nhiều cây có chiều cao từ 10 -22 m, còn OTC 2 thấp hơn từ 10 –
17m. Nguyên nhân là do lô 2 là rừng tự nhiên còn OTC1 đã bị tác dộng của
con người.
d. Bảng so sánh chất lượng cây tái sinh
1.Tuyến rừng đang được phục hồi

2. Tuyến rừng phục hồi tự nhiên


OTC
CHẤT LưỢNG
Tốt
Trung Bình
Xấu
Tổng

số cây

44
17
3
64

%
68,75
26,56
4,69
100

số cây
34
29
4
67

%
50,75
43,28
5,97
100

Bi ểu đồ bi ểu th ị ch ất lượ ng cây tái sinh Biểu đồ biểu thị chất lượng cây tái sinh
4.69

5.97

Tốt
Trung bình

Xấu

26.56

50.75

43.28

Tốt
Trung bình
Xấu

68.75

OTC 1
OTC 2
=> Từ bảng số liệu trên ta thấy cây tái sinh có chất lượng tốt ở rừng thuộc OTC 1
chiếm ưu thế hơn OTC 2. Nguyên nhân là do rừng ở OTC 1 là rừng trồng nên có
sự chăm sóc, quản lý của con người.
e. Bảng so sánh phân cấp tái sinh theo chiều cao OTC

OTC
Chất Lượng
Chiều cao

1.Tuyến rừng đang được phục
hồi.
<1

1-2


<2

2. Tuyến rừng phục hồi tự
nhiên.
<1

1-2

2<


Số Cây

29

11

24

18

10

39

%

45,53


17,18

37,3

26,86

14,92

58,22

Ta thấy OTC 1 Chủ yếu là cây tái sinh nên có chiều cao đa số là dưới 2m, còn OTC
2 có số cây cao từ 2m trở lên chiếm đa số. Nguyên nhân do OTC1 là rừng đã bị
khai thác và đang trong quá trình phục hồi chủ yếu là cây tái sinh nhiều, còn OTC
2 là rừng tự nhiên chưa bị khai thác nên chủ yếu là tầng cây cao.
f. Bảng so sánh tỉ lệ cây tái sinh triển vọng

OTC

Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

1

54,68%

2

73,13%

=>Từ bảng so sánh trên thấy rằng số lượng cây tái sinh có triển vọng chiếm
khoảng từ 54,68% đến 73,13%. So với nghiên cứu về mật độ tầng cây cao thì số

lượng cây tái sinh triển vọng này sẽ đảm bảo cho sự phát triển của rừng trong
tương lai. Kết hợp với việc đánh giá chất lượng cây tái sinh, thì hầu như các cây tái
sinh đều có phẩm chất, chất lượng tốt, có khả năng đảm bảo cho thế hệ tầng cây
cao. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo cho
cây tái sinh phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ tương lai.
g. Bảng so sánh tỉ lệ nguồn gốc cây tái sinh
1.Tuyến Rừng đang được phục hồi.

2.Tuyến rừng phục hồi tự nhiên.

Nguồn gốc
tái sinh

Chồi

Hạt

Chồi

Hạt

Số cây(ni)

7

57

17

50


%

10,94

89,06

25,37

74,63


Bi ểu đồ bi ểu th ị ngu ồn g ốc cây tái sinh Biểu đồ biểu thị nguồn gốc cây tái sinh
10.94

25.37
Chồi
Hạt

Chồi
Hạt

74.63
89.06

OTC 1

OTC 2

Qua kết quả nghiên cứu cả 2 tuyến nghiên cứu đều có tỷ lệ cây tái sinh có nguồn

gốc từ hạt là cao hơn so với từ chồi. Nguyên nhân là do sự tái sinh tự nhiên từ hạt
do các sinh vật phát tán và sự tác động của con người reo trồng. Và một phần là do
tầng cây cao tái sinh hạt.
h. Đánh giá sự tương đồng giữa tầng cây cao và cây tái sinh
- OTC 1
ADCT: SI = 2C/(A+B) = 2.6 /(13+14) = 0,44
- OTC 2
ADCT: SI = 2C/(A+B) = 2.7/(13+23) = 0,38
Trong đó: C: Số loài xuất hiện ở cả tầng cây cao và cây tái sinh
A,B là số lượng loài của tầng cây cao và tầng cây tái sinh
Chỉ số SI lần lượt của 2 OTC lần lượt là 0,44 và 0,38. Chúng 0,75 như vậy tầng
cây cao và tầng cây tái sinh có mối quan hệ không chặt chẽ. Nguyên nhân nguồn
gốc của cây tái sinh củ yếu bởi 2 yếu tố phát tán từ nơi khác tới và sự tác động của
con. Chứ không phải tầng cây tái sinh là lớp cây chuyển tiếp của tầng rừng cây cao
phát tán.
Dự đoán diễn thế ở khu vực nghiên cứu là Diễn thế thứ sinh do đang chịu tác động
của con người.
- Độ che phủ khoảng 65-75% do địa hình núi đá vôi.
Độ tàn che 0,5.
i.Chỉ số đa dạng sinh học tính theo Shannon – Weiner
Lô 1: Mức độ ưu thế xác định theo chỉ số Simpson


�_�=∑24_(�=1)^�〖�_�〖^2 = 0,12939
H1=∑26_(�=1)^�〖��∗〖���〖_2 〖(pi) = -3,39233
Lô 2: Mức độ ưu thế xác định theo chỉ số Simpson
�_�=∑_(�=1)^�〖�_�〖^2 = 0,08710
H2=∑2_(�=1)^�〖��∗〖���〖_2 〖(pi) = -4,01198
- Cả 2 OTC đều có độ đa dạng thấp, ít phog phú
4.3. Kết luận

-Tại các nơi lập tuyến điều tra thành phần các loài cây gỗ tầng cao ít đa dạng, chỉ
có 13 loài.
- Rừng khu vực nghiên cứu là rừng nghèo,ít đa dạng phong phú. Độ tàn che yếu
và độ che phủ kém.
- Phần lớn các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và có phẩm chất tốt
- Số lượng cây gỗ tái sinh có triển vọng chiếm khoảng từ 54,68% đến 73,13%.
=> Một số biện pháp lâm sinh
- Cần có kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây tại
trạng thái rừng đang phục hồi sau khai thác tại các vùng phân bố tự nhiên của
chúng
- Trong tự nhiên khả năng tái sinh chồi của một số loài cây rất mạnh, vì vậy cần có
các nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom.
- Theo dõi chặt chẽ mùa quả chín để có kế hoạch thu hái hạt giống phục vụ công
tác nhân giống bằng hạt.
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh tự nhiên cũng như tái sinh nhân
tạo của từng loài.
PHẦN V. NHƯNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Những khó khăn và hạn chế
-Việc nghiên cứu thiếu chính xác do độc dốc của khu vực lập OTC cao, do địa hình
khu vực là đồi núi đá vôi khó khăn cho việc di chuyển.
- Thời tiết trong thời gian thực tập không tốt, mưa gây khó khăn cho việc nghiên
cứu và di chuyển.
- Cơ sở vật chất và ăn uống tại nơi thực tập còn thiếu thốn.
- Trang thiết bị nhà trường cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên.


- Thiếu phương tiện di chuyển và mất nhiều thời gian di chuyển.
- Thời tiết gây khó khăn trong việc sinh hoạt của sinh viên.
- Nhiều cá nhân không có ý thức: uống rượu, đánh bài khuya nên làm ảnh hưởng
đến giấc ngủ của mọi người.

5.2 Khuyến nghị
Qua gần một tháng thực tập tại Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, em xin có một
vài khuyến nghị như sau:
a. Về phía sinh viên:
- Các sinh viên trước khi vào rừng phải đọc trước đề cương thực tập để nắm được
những công việc cần làm.
- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và đi thực địa.
- Trong quá trình điều tra cần phải trung thực với số liệu, tránh tình trạng khi điều
tra mà bịa số liệu.
b. Về phía nhà trường.
- Cần có những buổi tọa đàm hướng dẫn những kỹ năng và trang thiết bị cần thiết
cho sinh viên trước khi đi thực tập.
- Cần điều chình thời gian thực tập và thời gian đăng ký tín chỉ với các khóa k60,
k59 cho phù hợp.
- Tối ưu hóa chỗ ăn ngủ cho sinh viên để không ảnh hưởng đến sức khỏe phục vụ
cho thực tập.
- Cần bổ sung thêm thiết bị phục vụ cho thực tập.
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đa dạng sinh học
2. Điều kiện tự nhiên Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên



×