Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.76 KB, 2 trang )

Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, cảm hứng yêu nước và cảm hứng
nhân đạo tựa như hai mạch ngầm xuyên suốt, cuôn chảy qua bao chặng đường
lịch sử. Đặc biệt trong thời kì văn học Trung đai trước nhiều biến cố lịch sử lòng
yêu nước ấy lại hừng hực cháy trong tâm hồn các thi nhân để rồi tuôn trào nơi
đầu bút lực những nỗi lòng,tâm sự ngân lên như những nốt nhạc trầm bổng
trong 1 bản đàn. “ Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước
đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn
là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”.
Thế nào là cảm hứng yêu nước? Nói đến cảm hứng yêu nước là nói đến nội
dung tình cảm trong mỗi tác phẩm tình văn học. Cảm hứng yêu nước được bộc
lộ qua thơ bằng muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu
cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Đó là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng ấm no,
hạnh phúc, được sống trong tự do, độc lập, hòa bình bền vững. Đó là niềm tự
hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến Việt Nam lâu đời, giàu bản
sắc. Đó còn là ý thức tự lập, tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước muôn đời
giàu đẹp.
Với ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, khi tổ quốc bị xâm lăng, yêu nước là
căm thù giặc sục sôi, là tinh thần quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền
độc lập dân tộc, là đoàn kết toàn dân “Tướng sĩ một lòng phụ tử”, bền gan chiến
đấu đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau đời, uất hận khi vận nước đổi thay dồn
lại, nén chạt tạo nên giọng điệu trầm uất, bi tráng. Bài thơ “Cảm hoài” nổi tiếng
của Đặng Dung với hai câu kết:
“Thù nước chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày”.
Đặng Dung đã kí thác cho đời thăm thẳm một nỗi đau đời, một niềm bi phẫn,
trầm uất, đắng cay, xót xa vì người anh hùng sinh lầm thế kỉ. Hình ảnh một
dũng tướng mái đầu đã bạc mải miết mài gươm dưới ánh trăng khơi gợi biết bao
cảm xúc liên tưởng, chẳng khác nào “con ngựa già còn ham rong ruổi’. cái ánh
sáng lóe lên trong câu thơ thần là ánh sáng vằng vặc của bóng trăng khuya giữa
bầu trời mênh mông, bát ngát, cũng là ánh sáng lưỡi gươm chính khí chưa cất


lên được để tiêu diệt kẻ thù, cũng là ánh sáng của tấm lòng yêu nước trung trinh
của nhà thơ. Lời đã hết, bài thơ đã khép lời mà cảm xúc thơ vẫn lai láng, bồi
hồi, xúc động. Đó là bài thơ có giọng điệu bi tráng bậc nhất trong thơ ca Việt
Nam thời Trung đại- tiếng lòng của một dũng tướng chiến bại.


Sống trong những triều đại khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của lịch sử,
đồng thời mỗi người với một tâm tính, một cá tính sáng tạo đã làm nên những
cảm hứng riêng về cảm hứng yêu nước. Có nỗi buồn, có niềm vui, niềm say mê
hứng khởi, có giận thương, có buồn tủi, có bâng khuâng hổ thẹn, có rạo rực hả
hê…Nguồn cảm hứng vô tận được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng
điệu riêng. Có giọng điệu hùng tráng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có
giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi. Có giọng điệu nhẹ nhàng,
say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên, đất nước… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa
sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú nội dung tư tưởng yêu nước- một vẻ đẹp rực rỡ
của tâm hồn dân tộc./.



×