Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Maxim Gorki - bac thay cua nen van hoc Nga Xo viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.11 KB, 6 trang )

Maxim Gorky - bậc thày của nền văn học
Nga Xô viết
Hà Linh
70 năm trước, Maxim Gorky qua đời (18/6/1936), kết thúc hơn
40 năm miệt mài lao động sáng tạo nghệ thuật. Ông được coi là
nhà văn hóa lỗi lạc, tiểu thuyết gia, nhà viết truyện ngắn mở
đầu trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Maxim Gorky tên thật là Aleksei Maximovich Peshkov. Ông sinh
năm 1868 trong một gia đình lao động nghèo tại Nizhnii Novgorod
(thành phố này về sau được đổi tên thành Gorky). Sau khi nhà văn
qua đời, tên ông cũng được đặt cho một đại lộ lớn ở Matxcơva.
Năm 11 tuổi, Peshkov mồ côi cả bố lẫn mẹ. Bố ông mất sớm vì
bệnh tả, một thời gian sau, mẹ ông cũng qua đời vì bệnh lao. Chỗ
dựa duy nhất của cậu bé lúc này là ông bà ngoại. Tuy cuộc sống
nghèo khổ và khó khăn nhưng bà ngoại là một người say mê văn
chương, nghệ thuật. Tình yêu đó đã được truyền lại và lớn dần lên
trong tâm hồn của nhà văn tương lai. Cuộc sống gia đình Peshkov
diễn ra căng thẳng, thậm chí là không thiếu bạo lực. Sau khi bố ông
qua đời, mẹ ông đi bước nữa nhưng người cha dượng của Peshkov
là người đàn ông vũ phu, cục súc. Ông thường xuyên đánh đập cậu
bé. Peshkov bỏ nhà ra đi năm 12 tuổi, sống lang thang, vất vưởng từ
nơi này qua nơi khác, vừa kiếm sống, vừa tự nhặt nhạnh kiến thức
trong trường đời để tự bù đắp cho sự thiếu hụt cơ hội học hành của
mình. Những năm tháng cực khổ này đã lưu lại dấu ấn sâu đậm
trong ký ức của nhà văn, trở thành vốn sống trong những trang viết
về sau của nhà văn.
Nhà văn Maxim
Gorky. Ảnh:
janleighton
Năm 1884, Peshkov thi vào Đại học Kazan nhưng trượt. Cuối
những năm 1880, ông bị bắt vì có những hoạt động dính líu đến các


tổ chức cách mạng bí mật. Năm 1887, vì quá bế tắc và tuyệt vọng
trong cuộc sống, Peshkov tự sát nhưng không chết, viên đạn trúng
vào vùng ngực chứ không xuyên qua tim.
Năm 1892, Peshkov xuất bản truyện ngắn đầu tiên Makar Chudra
dưới bút danh Maxim Gorky. Tác phẩm giành được những thành
công đáng kể, mở một con đường sáng để Gorky đi vào thế giới văn
chương. Gorky bắt đầu viết thường xuyên hơn cho các báo và định
hình tương lai của mình với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp.
Buổi đầu bước chân vào làng văn, ông đã may mắn gặp gỡ và làm
quen được với những “cây đa cây đề” lúc bấy giờ như Anton
Chekhov, Liev Tolstoy và cả Vladimir Lenin. Được sự động viên,
khuyến khích của Chekhov, năm 1902, ông viết vở kịch Dưới đáy
từ những trải nghiệm thơ ấu của bản thân. Tác phẩm được dàn
dựng, công diễn tại Nhà hát Nghệ thuật Matxcơva và giành được
những thành công vang dội. Vở kịch sau đó còn được mang sang
diễn tại ở châu Âu và Mỹ.
Năm 1890, Gorky trở thành biên tập viên tại nhà xuất bản Znanie.
Năm 1902, ông tham gia vào việc in ấn một số tài liệu bí mật và bị
bắt đi đày tại Arzamas. Cùng năm đó, Gorky được bầu vào Viện
Hàn lâm khoa học Nga nhưng bị một số viện sĩ phản đối và Nga
hoàng bác bỏ vì những hoạt động dính líu đến chính trị. Năm 1905,
nhà văn tham gia đảng Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lenin. Năm
1906, Gorky đến Mỹ vay tiền cho cuộc cách mạng Nga. Tuy nhiên,
tại đây, nhà văn đã bị buộc phải rời khỏi khách sạn nơi ông đang cư
trú, một phần vì những hoạt động cách mạng; một phần vì ông đi
cùng với Mlle Andreieva trong khi hai người chưa từng cưới hỏi
một cách hợp pháp. Thời điểm đó, Gorky chưa hoàn tất các thủ tục
ly hôn với Ekaterina Pavlovna - người vợ đầu đã sinh cho ông hai
mặt con. Tại Mỹ, Gorky đã gặp “linh hồn của nền văn học Mỹ” -
Mark Twain. Trong một bữa tối, tác giả của Những cuộc phiêu lưu

của Tom Sawyer đã tâm sự với Gorky: “Tất nhiên, tôi bày tỏ sự
đồng cảm của mình đối với cuộc cách mạng Nga”. Trong khoảng
thời gian sống tại Mỹ, nhà văn hoàn thành vở kịch Những kẻ thù và
viết xong một phần cuốn tiểu thuyết xuất sắc - Người mẹ.
Tolstoy và Gorky.
Ảnh: nationalmaster
Năm 1906, Gorky chuyển đến sống tại Capri - một hòn đảo ở phía
nam Italy. Năm 1908, Lenin đã đến thăm nhà văn. Ông ở lại đây,
câu cá, chơi cờ với nhà văn và cũng thường xuyên nổi nóng như
một đứa trẻ mỗi khi bị Gorky đánh bại. Được sự gợi ý và khuyến
khích của Lenin, nhà văn đã viết bộ ba tiểu thuyết tự thuật nổi tiếng
Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916) và Những trường đại
học của tôi (1922)
Sau khi cách mạng thành công, Gorky tỏ ra bất mãn với một số
chính sách đối đãi với giới nghệ sĩ của chính quyền mới. Năm 1921,
khi chồng cũ của nhà thơ Anna Akhmatova là Nikolai Gumilyov bị
bắt, Gorky đã vội vã đến Matxcơva và xin Lenin ân xá cho bạn
nhưng Gumilyov vẫn bị bắn mà không được đưa ra xét xử. Tuy
nhiên, một số giai thoại lại cho rằng, khi Anna Akhmatova và một
số nhà văn khác đề nghị Lenin giúp đỡ, ông đã không làm gì cả.
Trong bối cảnh đó, nhà văn đã tự nguyện xin sống lưu vong. "Với
một kẻ già cả, bất cứ nơi nào ấm áp đều có thể trở thành quê
hương”. Vào thập kỷ 20 của thế kỷ 20, Gorky đã hoàn thành cuốn
tiểu thuyết xuất sắc Sự nghiệp gia đình Artamov (1925).
Năm 1924-25, Gorky sống tại Sorrento, nhưng Stalin đã thuyết phục
được ông trở về Nga. Năm 1934, ông tham gia sáng lập và trở thành
chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Xô viết.
Ngày 18/6/1936, Gorky qua đời đột ngột vì bệnh viêm phổi. Tuy
nhiên, một số tài liệu lại cho rằng nhà văn mất vì bệnh tim. Đã có
nhiều lời đồn thổi quanh cái chết của Gorky nhưng không có chứng

×