Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hiệu quả kinh tế và các nhân tố tác động đến việc lựa chọn mô mình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt đáy 2 giai đoạn tại huyện kiên lương, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________

TRẦN BÌNH TRỌNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN MÔ MÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
LÓT BẠT ĐÁY 2 GIAI ĐOẠN TẠI HUYỆN KIÊN LƢƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________

TRẦN BÌNH TRỌNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN MÔ MÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
LÓT BẠT ĐÁY 2 GIAI ĐOẠN TẠI HUYỆN KIÊN LƢƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THANH LOAN

Tp. Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.

Tác giả Luận văn

Trần Bình Trọng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................3
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................5
2.1. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................................5
2.1.1. Các mô hình nuôi thủy sản thâm canh ...............................................................5
2.1.2. Đặc điểm của nuôi tôm thâm canh .....................................................................6
2.2. Các khái niệm hiệu quả sản xuất trong ngành thủy sản...........................................7
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................................8
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................. 11
3.1. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trường và điều kiện kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lương.................................. 11
3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................... 11
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 12
3.2. Tình hình nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lương.......................................... 13


3.2.1. Tình hình chung ................................................................................................. 13
3.2.2. Tình hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn tại huyện Kiên Lương .............. 13
CHƯƠNG 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 15
4.1. Khung phân tích......................................................................................................... 15
4.2. Phương pháp chọn mẫu khảo sát ............................................................................. 16
4.3. Thu thập số liệu ......................................................................................................... 16
4.3.1. Nguồn thông tin thứ cấp ................................................................................... 16
4.3.2. Nguồn thông tin sơ cấp ..................................................................................... 16
4.4. Phương pháp phân tích ............................................................................................. 17
4.4.1. Đối với mục tiêu 1 ............................................................................................. 17
4.4.2. Đối với mục tiêu 2 ............................................................................................. 18

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 22
5.1. Thực trạng nuôi tôm thâm canh truyền thống và LBĐ2GĐ tại Kiên Lương ..... 22
5.2. So sánh đặc điểm mô hình tôm thâm canh truyền thống và LBĐ2GĐ .............. 23
5.2.1. Tổ chức mùa vụ trong năm của 2 mô hình ..................................................... 23
5.2.2. Quy trình nuôi thâm canh theo phương pháp truyền thống .......................... 24
5.2.3. Quy trình nuôi thâm canh theo phương pháp lót bạc đáy 2 giai đoạn ........ 25
5.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm truyền thống .......................... 27
5.4. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm lót bạc đáy 2 giai đoạn ......... 32
5.5. So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình .............................................................. 36
5.6. Phân tích các nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình tôm thâm
canh lót bạc đáy 2 giai đoạn ............................................................................................ 39
5.6.1. Kết quả mô hình ................................................................................................. 39
5.1.1. Phân tích mô hình .............................................................................................. 41
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 42
6.1. Kết luận....................................................................................................................... 42
6.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cty

Công ty

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐVT


Đơn vị tính



Lao động

KH

Khấu hao

LBĐ

Lót bạc đáy

LBĐ2GĐ

Lót bạc đáy 2 giai đoạn

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TC

Thâm canh

TC-BTC

Thâm canh - Bán thâm canh


TCTPPTT

Thâm canh theo phương pháp truyền thống

TNR

Thu nhập ròng

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban Nhân dân

Công

1000m2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Quá trình phát triển nghề nuôi tôm tại huyện Kiên Lương ............................ 13
Bảng 3.2. Quy hoạch hoạt động nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lương ............... 14
Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu điều tra............................................................................................. 17
Bảng 4.2. Các biến sử dụng trong mô hình Logit ............................................................. 19
Bảng 5.1. Thực trạng nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lương.................................. 23
Bảng 5.2. Chi phí đầu tư và phân bổ máy móc thiết bị sản xuất của mô hình nuôi tôm
thâm canh theo phương pháp truyền thống ........................................................................ 28

Bảng 5.3. Chi phí sản xuất mô hình nuôi tôm thâm canh truyền thống ......................... 30
Bảng 5.4. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi truyền thống ................................................... 32
Bảng 5.5. Chi phí đầu tư và phân bổ máy móc thiết bị sản xuất của mô hình nuôi tôm
thâm canh lót bạc đáy 2 giai đoạn ....................................................................................... 33
Bảng 5.6. Chi phí sản xuất của mô hình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp thâm
canh lót bạc đáy 2 giai đoạn................................................................................................. 34
Bảng 5.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình lót bạc đáy 2 giai đoạn .................................... 35
Bảng 5.8. Kết quả kiểm định năng suất và lợi nhuận của hai mô hình .......................... 37
Bảng 5.9. So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình ........................................................ 38
Bảng 5.10. Thống kê mô tả các biến trong mô hình logit ................................................ 39
Bảng 5.11. Kết quả ước lượng mô hình Logit ................................................................... 40


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Kiên Lương.............................................................. 12
Hình 4.1. Khung phân tích của nghiên cứu........................................................................ 15
Hình 5.1. Sơ đồ mùa vụ nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền thống ............. 24
Hình 5.2. Sơ đồ mùa vụ nuôi tôm theo phương pháp lót bạc đáy 2 giai đoạn .............. 24
Hình 5.3. Quy trình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền thống .................... 25
Hình 5.4. Quy trình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp LBĐ2GĐ ......................... 26


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các hộ dân nuôi tôm theo mô hình LBĐ2GĐ có năng suất bình quân cao hơn 1,82
(tấn/công) so với mô hình nuôi tôm theo phương pháp truyền thống. Chi phí nuôi tôm
ở hộ nuôi tôm theo mô hình LBĐ2GĐ cũng cao hơn bình quân 139,82 (triệu
đồng/công/vụ) so với mô hình nuôi tôm theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, do
cải thiện được năng suất, các hộ nuôi tôm theo mô hình LBĐ2GĐ có mức lợi nhuận
cao hơn bình quân 134,08 (triệu đồng/vụ/công) so với mô hình nuôi tôm theo phương
pháp truyền thống.

Đối với nhóm nhân tố về đặc điểm người nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi tôm là
nhân tố quyết định đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm LBĐ2GĐ. Đối với
nhóm nhân tố về đầu vào, số vụ nuôi, mức độ khí độc và vi khuẩn trong ao nuôi, và
vốn nuôi là các nhân tố quyết định đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm
LBĐ2GĐ. Đối với nhóm nhân tố về đầu ra, lợi nhuận là nhân tố quyết định đến định
lựa chọn mô hình nuôi tôm LBĐ2GĐ. Nhân tố về sự hô trợ chính sách của chính
quyền địa phương thông qua việc tổ chức tập huấn nuôi tôm theo mô hình LBĐ2GĐ
không tác động đến định lựa chọn mô hình nuôi tôm LBĐ2GĐ.
Trong nhóm nhân tố về đầu vào, vốn nuôi có tác động một cách có ý nghĩa
thống kê đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm LBĐ2GĐ. Do đó, cần có chính
sách hỗ trợ vay vốn cho người nuôi tôm. Ngoài ra, nhóm nhân tố về môi trường gồm
mức độ khí độc và mức độ vi khuẩn trong ao nuôi có tác động một cách có ý nghĩa
thống kê đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm LBĐ2GĐ. Vì vậy, cần đầu tư vào
các biện pháp xử lý môi trường nuôi tôm và thiết lập các trạm quan trắc nước nhằm hỗ
trợ kiểm soát vấn đề về dịch bệnh cho các hộ nuôi tôm.


1

CHNG 1
GII THIU
1.1. t vn
Vit Nam l mt quc gia cú nn kinh t ang phỏt trin, c cu kinh t ch yu l
kinh t nụng nghip. Theo ngõn hng Thy S UBS trong nm 2018, Vit Nam s tr
thnh mt trong nhng con rng mi ni ca Chõu . t c nhng thnh tu nh
trờn, c cu kinh t ca Vit Nam ó cú nhng bc chuyn mỡnh mnh m. Trong ú,
ngnh nuụi trng thy sn ang ngy cng phỏt trin v ó tr thnh mt ngnh kinh t
quan trng ca Vit Nam trong vic phỏt trin t nc. Ngnh ó úng gúp 7 t USD
giỏ tr kim ngch xut khu thy sn Vit Nam (VASEP, 2016).
Kiờn Giang l mt tnh ven bin thuc BSCL, vi a hỡnh b bin kộo di

hn 200km, Kiên Giang xác định nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh. Trong
những năm gần đây, din tớch nuụi tụm TC-BTC khụng ngng c tng lờn, từ 1.434
ha năm 2013 lên đến 1.898 ha năm 2016, với tốc độ bình quân t năm 2013 2016 là
32,35% (Cc thng kờ Kiờn Giang, 2016). Phn u n nm 2020 kim ngch xut
khu t 12 t ụ la M (UBND tnh Kiờn Giang, 2017). Kiờn Lng l mt huyn
nm phớa Tõy Bc tnh Kiờn Giang, cú din tớch t nhiờn l 47.329 ha, cú ng b
bin di 42 km. Nm 2013, din tớch nuụi qung canh-qung canh ci tin ton huyn
3230 ha, din tớch nuụi tụm TC-BTC ton 573 ha, n nm 2016 ton huyn cú 1.150
ha din tớch nuụi tụm TC-BTC v 5760 ha din tớch nuụi tụm qung canh-qung canh
ci tin, ang phỏt trin mnh ti cỏc xó Dng Hũa, Bỡnh Tr, Bỡnh An, Hũa in,
Kiờn Bỡnh v th trn Kiờn Lng. Sn lng nuụi tụm ti huyn Kiờn Lng cng
tng nhanh t 9.345 tn nm 2013 lờn 16.130 tn nm 2016 (UBND huyn Kiờn
Lng, 2017), chiếm khong 50% sản l-ợng tôm nuôi của toàn tỉnh.
Tuy nhiờn, trong nhng nm gn õy, tỡnh hỡnh nuụi tụm qung canh, qung
canh ci tin v nuụi tụm TCTPPTT ca huyn gp nhiu khú khn do tỡnh hỡnh dch
bnh thng xuyờn xy ra lm gim hiu qu kinh t trong hot ng nuụi tụm, cú
nhng khu vc trong huyn do tỡnh hỡnh dch bnh khụng cũn nuụi tụm c. Mụ hỡnh
nuụi tụm thõm canh LB2G cú th ngn c mm bnh t trong t lm gim dch


2
bệnh trong suốt quá trình nuôi tôm, năng suất cao hơn từ 5 đến 7 lần so với mô hình
nuôi tôm TCTPPTT. Tuy nhiên, việc đầu tư mô hình nuôi tôm LBĐ2GĐ đòi hỏi đầu
tư lớn về kinh tế. Chính vì vậy, các hộ nuôi tôm còn cân nhắc trong việc lựa chọn mô
hình đầu tư nào đem lại hiệu quả kinh tế. Cơ quan quản lý nhà nước như Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn và chi cục thủy sản cần có kết quả nghiên cứu khoa học
về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tôm truyền thống và mô hình lót bạc đáy 2 giai
đoạn và các nhân tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm để làm cơ sở đưa
ra các chính sách đầu tư nào để định hướng cho người nuôi tôm lựa chọn mô hình phù
hợp đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm rủi ro về dịch bệnh góp phần phát triễn hoạt động

nuôi tôm của địa phương.
Với các yêu cầu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế và các nhân
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạc đáy hai giai
đoạn tại huyện Kiên Lương” nhằm cung cấp thông tin tính hiệu quả của mô hình nuôi
tôm và các đề xuất hỗ trợ các hộ nuôi tôm và các cơ quan quản lý nhà nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạc đáy hai giai đoạn tại huyện Kiên
Lương. Từ đó đề tài đưa ra các đề xuất về việc lựa chọn mô hình đối với người nuôi
tôm và những đề xuất về chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thâm canh lót bạc đáy hai giai
đoạn với mô hình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền thống;
- Phân tích các nhân tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm thâm canh
lót bạc đáy hai giai đoạn;
- Phân tích các hàm ý chính sách và đưa ra các đề xuất chính sách nhằm định
hướng cho hoạt động nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm rủi ro về dịch
bệnh góp phần phát triễn hoạt động nuôi tôm của địa phương.


3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Mô hình nuôi tôm thâm canh lót bạc đáy hai giai đoạn có đạt được hiệu quả
kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền thống
không?
Các nhân tố nào quyết định đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm thâm canh lót
bạc đáy hai giai đoạn?
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi tôm thâm canh

lót bạc đáy hai giai đoạn và mô hình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền
thống và các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình nuôi tôm thâm canh lót bạc
đáy hai giai đoạn của các hộ dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu thực hiện khảo sát các hộ nuôi tôm tại huyện Kiên
Lương, cụ thể tại các xã Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình và thị
trấn Kiên Lương vì đây là những xã có số hộ nuôi tôm lớn trên địa bàn huyện Kiên
Lương, chiếm 90% tổng diện tích nuôi tôm của huyện Kiên Lương (Niên giám thống
kê huyện Kiên Lương, 2016). Đồng thời, các hộ nuôi tôm ở những xã này cũng phản
ánh đầy đủ về trình độ, điều kiện nuôi tôm và cơ sở vật chất hạ tầng cho hoạt động
nuôi tôm.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn Kiên Giang, Chi Cục thủy sản Kiên Giang, Cục thống kê tỉnh Kiên Giang,
Chi cục thống kê huyện Kiên Lương, Văn phòng UBND huyện Kiên Lương và Phòng
Kinh tế huyện Kiên Lương giai đoạn 4 năm từ năm 2013 đến năm 2016. Số liệu sơ cấp
được thu thập từ các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
qua 3 vụ nuôi tôm tháng từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017 đối với mô hình nuôi thâm
canh lót bạc đáy 2 giai đoạn, và qua 2 vụ nuôi tôm từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2017 .
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 10/2017 đến tháng 11/2017.


4
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu cung cấp kết quả phân tích, đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế
của 2 mô hình nuôi tôm thâm canh theo phương pháp truyền thống và nuôi tôm thâm
canh lót bạc đáy 2 giai đoạn. Thông tin về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tôm
này có thể làm căn cứ để các hộ nuôi tôm lựa chọn mô hình nuôi hiệu quả kinh tế hơn;
các cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các hộ
dân chuyển đổi mô hình nuôi tôm theo hướng hiệu quả kinh tế cao và giảm rủi ro về
dịch bệnh góp phần phát triễn hoạt động nuôi tôm của địa phương theo hướng bền

vững.
1.6. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm phần mở đầu và 5 chương, cụ thể:
- Chương 1. Mở đầu
- Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
- Chương 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
- Chương 4. Phương pháp nghiên cứu
- Chương 5. Kết quả và thảo luận
- Chương 6. Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các mô hình nuôi thủy sản thâm canh
Ngành thuỷ sản là một phần của ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành thuỷ sản được coi là ngành sản xuất dựa trên
những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Hoạt động thuỷ sản
là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất
khẩu, nhập khẩu thuỷ sản, dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản, điều tra, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản. Theo FAO (2008) Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi các
thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật
vào quy trình nuôi nhằm nâng cao nãng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
Nuôi thủy sản thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm;
kiểm soát tốt các điều kiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả
sản xuất đều cao, và có xu hướng tiến tới kiểm soát hiệu quả tất cả các điều kiện nuôi
(khí hậu và chất lượng nước) và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo (FAO, 2008).

Nhằm hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại huyện Kiên Lương, các
mô hình nuôi cải tiến không ngừng đảm bảo an toàn sinh học, an toàn tiêu dùng và
thân thiện môi trường được ứng dụng rộng rải giúp quản lý nghề nuôi tốt hơn như:
thực hành nuôi tốt (GAP - good aquaculture practice), thực hành quản lý tốt (BMP best management practice), nuôi an toàn sinh học (bio - security shrimp culture), nuôi
có trách nhiệm, nuôi kết hợp, nuôi sinh thái và mô hình nuôi mới nhất là nuôi tôm lót
bạc đáy 2 giai đoạn đã áp dụng thành công ở nhiều nước như Indonesia, Thái Lan.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến như hiện nay thì vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này là
lựa chọn phương thức nuôi và đối tượng nào để đảm bảo nghề nuôi phát triển bền
vững và thân thiện với môi trường. Trong nghiên cứu này tập trung vào mô hình nuôi
tôm thâm canh theo kiểu truyền thống và mô hình nuôi tôm thâm canh lót bạc đáy hai
giai đoạn.


6

2.1.2. Đặc điểm của nuôi tôm thâm canh
Ngành sản xuất vật chất độc lập
Đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản là con tôm sống dưới nước. Nó khác hẳn
với đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là những cây, những con mà con người
có thể chủ động trong việc nắm bắt được số lượng. Chính vì vậy mà đã gây khó khăn
trong việc xác định trữ lượng con tôm hàng năm do bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết,
thiên tai, dịch bệnh.
Ngành nuôi tôm thâm canh có lực lượng chuyên môn hoá thể hiện đó là một
nghề nhất định. Bởi vì do đối tượng sản xuất của ngành thuỷ sản quyết định đến tính
chuyên môn hoá của lực lượng sản xuất. Trong hoạt động nuôi tôm thâm canh phải
cần những lao động có đủ trình độ kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, kiểm
soát dịch bệnh.
Ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao
Ngành nuôi tôm thâm canh mang tính chất sản xuất hỗn hợp bởi cũng giống
như ngành sản xuất nông nghiệp, đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi

trường nước có khả năng tái sinh tự nhiên. Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ sinh
sản có môi trường sống riêng theo từng loài, đồng thời cũng có những hoạt động di trú
theo mùa, theo thời tiết rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy đi đôi với việc khai
thác các nguồn lợi tự nhiên thì cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì tái tạo
nguồn lợi.
Con tôm ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư, thì một phần lớn
được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông qua hoạt động chế biến thì giá trị của các
sản phẩm thuỷ sản được nâng tầm giá trị. Việc chế biến các sản phẩm từ con tôm dùng
công nghệ bao gói chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các
sản phẩm này thực sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản
phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng con
tôm từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.


7
2.2. Các khái niệm hiệu quả sản xuất trong ngành thủy sản
2.2.1 Hiệu quả kinh tế
Được đo bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Hiệu quả kinh tế là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các
loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ
giữa các lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kì kinh doanh.
Lợi ích kinh tế càng lớn thì kết quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Hay nói cách
khác, tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị; có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng
giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không tăng hiệu quả.
2.2.2 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng nhất định xuất
phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu quả kỹ thuật được
xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, để đạt được hiệu quả kinh tế
thì trước hết họ phải có hiệu quả kỹ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hóa lợi

nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn
lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối
ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
2.2.3 Rủi ro
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay
từ một vài sự kiện rủi ro trong nền kinh tế là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có
lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất (sự thay đổi về thị hiếu khách hàng có
thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không, sự thay đổi
về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng kinh tế của doanh nghiệp hay không,
sự thay đổi đó có quá nhanh hay không? ...).
2.2.4 Lợi nhuận
Là phần thu về được sau khi đã trừ chi phí liên quan đến đầu tư đó. Là phần
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra. Các yếu tố ngoại cảnh tác
động thuận lợi thì khả năng thu lợi nhuận càng cao.


8
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc
Ngành nuôi tôm đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực
phẩm và nguyên liệu chế biến phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu. Nghiên cứu về quy trình sản xuất cũng như
phân tích hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thâm canh đã trở thành đề tài nghiên cứu của
nhiều tác giả như: Huỳnh Thị Thanh Chi (2015); Đoàn Trần Đạt (2009); Ngô Thế
Trường (2009); Phan Thị Ngọc Thơ (2009); Nguyễn Văn Kiều (2013); Trần Ái Kết và
Nguyễn Thành Tích (2014).
Huỳnh Thị Thanh Chi (2015) đã phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi
trường của ba mô hình sản xuất lúa đơn, tôm đơn và xen canh lúa tôm ở Giá Rai, Bạc
Liêu. Kết quả nghiên cứu xác định được mô hình xen canh lúa tôm mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn hai mô hình canh tác còn lại, với tỷ suất doanh thu và lợi nhuận lần
lượt là 4.02 và 3.02, doanh thu cả năm là 143.17 triệu đồng/ha, mang lại lợi nhuận là

107.54 triệu đồng. Vụ lúa tôm tuy có năng suất và doanh thu tôm thấp hơn tôm vụ 3
(vụ tương ứng trong tôm đơn) nhưng nhờ vụ lúa nên năng suất tôm vụ 1, vụ 2 tăng,
giúp tôm phát triển, ít bệnh, giảm chi phí so với hai vụ tôm tương ứng trong mô hình
tôm đơn. Tuy nhiên, đề tài chỉ phân tích vụ lúa Thu Đông, chưa phân tích vụ lúa Đông
Xuân và vụ lúa Hè Thu.
Đoàn Trần Đạt (2009) so sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô
hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre. Đề tài đã phân tích
cho kết quả diện tích đất sử dụng bình quân cho mô hình nuôi tôm sú thâm canh là
1,58 ha/hộ và tôm thẻ thâm canh là 1,5 ha/hộ. Diện tích mặt nước của mô hình tôm sú
thâm canh là 0,9 ha/hộ và tôm thẻ thâm canh là 0,92 ha/hộ. Diện tích mặt nước trung
bình ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú TC là 0,33 ha và tôm thẻ TC là 0,36 ha. Ở cả hai
mô hình tôm sú TC và tôm thẻ TC điều có sử dụng ao lắng để xử lý nước với diện tích
ao lắng chiếm 28,53% đối với mô hình nuôi tôm sú TC và 30,99% tổng diện tích mặt
nước ao nuôi tôm thẻ TC. Năng suất bình quân vụ 1 là 4,48 tấn/ha tôm sú TC và 6,03
tấn/ha tôm chân trắng TC; ở vụ 2 là 4,11 tấn/ha tôm sú và 4,46 tấn/ha đối với tôm thẻ
TC. Tổng chi phí hằng năm nuôi tôm ở mô hình tôm sú TC là 337,9 triệu
đồng/ha/năm, ở mô hình tôm thẻ TC là 323,7 triệu đồng/ha/năm. Trong đó tổng chi phí
cố định của mô hình tôm sú TC là 24,37 triệu đồng /ha/năm và tôm thẻ TC là 25,07


9
triệu đồng /ha/năm. Chi phí biến đổi mô hình tôm sú TC là 313,6 triệu đồng /ha/năm
và tôm thẻ TC là 298,7 triệu đồng /ha/năm. Mức lãi trung bình của mô hình TC là 78,9
triệu đồng /ha/năm và mô hình tôm thẻ TC là 53 triệu đồng /ha/năm. Đề tài chưa đề
cặp sâu về mật độ nuôi và các yếu tố tác động đến môi trường.
Ngô Thế Trường (2009) so sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô
hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Kiên giang. Kết quả nghiên
cứu cho thấy mật độ thả giống của mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng trung bình là
113 con/m2 và mô hình thâm canh tôm sú 23,9 con/m2. Năng suất trung bình của mô
hình thâm canh tôm thẻ chân trắng là 6.994 kg/ha và mô hình thâm canh tôm sú là

3.244 kg/ha. Thời gian nuôi thực của mô hình thâm canh tôm sú là 150,8 - 152,4
ngày/vụ và mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng 81,0 - 88,9 ngày/vụ. Tổng chi phí
của mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng là 290 triệu đồng/ha/vụ và mô hình thâm
canh tôm sú 227 triệu đồng/vụ. Lợi nhuận của mô hình thâm canh tôm thẻ chân trắng
là 92,3 triệu đồng/ha/vụ và mô hình thâm canh tôm sú 11,7 triệu đồng/ha/vụ. Đề tài
chưa đề cặp đến số vụ nuôi trong năm của từng đối tượng.
Phan Thị Ngọc Thơ (2009) so sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô
hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy diện tích trung bình của hộ nuôi tôm sú là 2,26 ha/hộ và tôm thẻ chân trắng là
1,75 ha/hộ. Mật độ thả của tôm sú là 20,39 con/m2 và tôm thẻ chân trắng là 87,33
con/m2. Thời gian nuôi tôm sú là 137,42 ngày và thời gian nuôi của tôm thẻ chân trắng
là 82,94 ngày. Năng suất suất tôm sú là 3,79 tấn/ha và năng suất của tôm thẻ chân
trắng là 6,71 tấn/ha. Lợi nhuận của mô hình tôm sú thâm canh là 113,32 triệu/ha và đối
với mô hình tôm thẻ chân trắng 92,36 triệu/ha.
Nguyễn Văn Kiều (2013) ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân
trắng. Kết quả phân tích lượng Carbohydrate được bổ sung định kỳ theo hàm lượng
TAN thì cho tỉ lệ tôm sống cao hơn không bổ sung carbohydrate và có bổ sung bột gạo
thủy phân thì cho tỉ lệ sống cao không bổ sung bột gạo là 9,5%. Đề tài chỉ nghiên cứu
nhân tố tạo ra và duy trì Biofloc, chưa đề cặp đến quy trình nuôi thâm canh tôm thẻ
chân trắng theo quy trình Biofloc.
Trần Ái Kết và Nguyễn Thành Tích (2014) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Kiên Giang. Các tác giả


10
đã sử dụng mô hình hồi quy Logit nhị phân để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả
năng sử dụng tín dụng thương mại của trang trại và đã chỉ ra được các nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu gồm: giới hạn tín dụng ngân hàng, chào hàng, thói quen mua chịu,
quan hệ quen biết, có tiết kiệm và tuổi chủ của trang trại. Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng vốn tín dụng thương mại bằng mô hình hồi qui Tobit cho kết quả các

yếu tố chủ yếu gồm: có tiết kiệm, có lợi nhuận, giới hạn tín dụng ngân hàng và chi phí
nuôi trồng thủy sản của trang trại. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cặp đến các giải
pháp quản lý và sử dụng hợp lý tín dụng thương mại của trang trại.


11

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên môi trƣờng và điều kiện kinh tế - xã
hội ảnh hƣởng đến nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lƣơng
3.1.1. Vị trí địa lý
Kiên Lương là huyện nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, thuộc tỉnh Kiên Giang,
huyện có 7 xã và 1 thị trấn, trong đó có 2 xã đảo, dân số 83.056 người (NGTK huyện
Kiên Lương, 2016). Diện tích đất tự nhiên 47.329 ha; trong đó đất nông nghiệp 40.950
ha; đất phi nông nghiệp 5.778 ha; đất chưa sử dụng 592 ha. Đất sản xuất nông nghiệp
24.987 ha, bao gồm: đất trồng cây lâu năm 1.775 ha; đất trồng cây hàng năm 23.213
ha; đất trồng lúa 22.897 ha; đất lâm nghiệp 2.998 ha; đất nuôi trồng thủy sản 12.92 2 ha
người (NGTK huyện Kiên Lương, 2016). Huyện Kiên Lương nằm trong vùng Tứ Giác
Long Xuyên, nên đất nông nghiệp chủ yếu là đất bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn, là
vùng bị ảnh hưởng của chế độ triều hỗn hợp thiên về nhật triều với biên độ triều thấp,
khoảng 80-100cm. Thủy triều Biển Tây xâm nhập vào vùng ven biển Kiên Giang qua
các sông Cái Lớn, Cái Bé, Cái Sắn, Rạch Giá, Vàm Răng, Luỳnh Huỳnh, Vàm Rầy,
Võ Văn Kiệt, Lung Lớn, Giang Thành, Hà Giang, kênh Rạch Giá – Hà Tiên.
Đa dạng về sinh thái, huyện có biển, đồng bằng và đồi núi, các nguồn lợi về
thủy hải sản, như:
Nguồn lợi nhuyễn thể: tập trung chủ yếu ở khu vực quần đảo Bà Lụa, gồm có
các loài sò huyết Anadara sp. Sò lông có các loài như: Anadara maculosa. Nghêu lụa
giống Paphia spp, sinh lượng và mật độ chủ yếu thuộc loài Paphia undulata. Các loài
cho giá trị mỹ nghệ như loài ốc gai Muex trapa, ốc tù Hemifusus tuba. Các loài điệp

tròn giống Placuna.
Nguồn lợi tôm biển: có 44 loài, thuộc 2 họ chủ yếu là tôm nước lợ và họ tôm
gai. Nhóm tôm biển thường sống ở vùng nước lợ mặn, gồm các loài thuộc họ tôm he
Penaeidae và tôm tích Squillidae.
Nguồn lợi cá: dựa vào đặc điểm vùng nước sinh sống có thể chia thành 2 nhóm
cá chính: nhóm cá nổi và nhóm cá đáy. Nhóm cá nổi gồm các loài như cá Trích, cá


12
Liệt, cá Cơm, cá Thu Ngừ. Nhóm cá sống tầng đáy gồm các loài như: cá Mối, cá
Đổng, cá Phèn.
Nhìn chung, với hệ sinh thái đa dạng về nguồn lợi thủy sản là tiềm năng lớn cho
phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đảo, nhất là nghề nuôi cá lồng biển và
nuôi tôm thâm canh.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Kiên Lƣơng

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang, 2015
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện có lợi thế phát triển kinh tế - xã hội về công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ - du
lịch. Các ngành chế biến, dịch vụ - du lịch chưa được đầu tư nên chưa khai thác hết
tiềm năng. Huyện có tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi
tôm theo hình thức thâm canh, nhưng hiện nay nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư


13
đúng mức, đặc biệt là chế biến thủy sản; hạ tầng giao thông, thủy lợi, hệ thống cống,
đê chống, thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt đã được đầu tư xây dựng phục vụ phát triển sản
xuất lúa, sản xuất lúa - tôm, nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Tuy nhiên đầu tư hệ
thống thủy lợi chưa hòan chỉnh, còn một số công trình ngăn mặn chưa phù hợp khi

điều chỉnh quy hoạch sản xuất, cần phải quy hoạch lại theo tình hình thực tế.
3.2. Tình hình nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lƣơng
3.2.1. Tình hình chung
Huyện Kiên Lương có diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản 12.864 ha, trong đó
quy hoạch nuôi tôm 11.590 ha (tôm thâm canh-bán thâm canh là 8.990 ha, tôm lúa là
2.600 ha). Tập trung quy hoạch ở một số xã như: Hòa Điền (diện tích 1.200ha), Dương
Hòa (diện tích 4.300ha), Bình Trị (2.200ha), Bình An (diện tích 1.050ha), TT Kiên
Lương (diện tích 240ha). Đến nay trên địa bàn huyện có 5 công ty nuôi tôm công
nghiệp với diện tích được giao 2.632 ha gồm công ty Trung Sơn, Seavina, Minh Phú,
Thông Thuận, Camimex và 1 công ty sản xuất tôm giống công ty CP. Tổng số hộ nuôi
tôm trên địa bàn huyện khoảng 300 hộ nuôi tôm công nghiệp (Dương Hòa 95 hộ; Bình
Trị 85 hộ; Hòa Điền 70 hộ; Bình An 37 hộ; thị trấn Kiên Lương 13 hộ). Hiện nay các
công ty và một số hộ dân đang áp dụng các mô hình nuôi truyền thống như nuôi 1 giai
đoạn trong ao đất, cũng có một số hộ nuôi mạnh dạn sản xuất một số mô hình nuôi tôm
mới như: Nuôi 2 giai đoạn (nuôi trong nhà lưới và nuôi trong ao đất, nuôi trong nhà
lưới và nuôi trong ao lót bạt đáy với mật độ cao) (UBND huyện Kiên Lương, 2016).
Bảng 3.1. Quá trình phát triển nghề nuôi tôm tại huyện Kiên Lƣơng
Năm

Đơn vị

Diện tích
Năng suất

ha
tấn/ha

787
9,9


774
9,7

870
9,2

940
8,7

1.008
6,23

1.000
6,2

1.300
6.23

Sản lượng

tấn

7.794

7.500

8.455

8.140


6.279

6.200

7.615

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017
3.2.2. Tình hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn tại huyện Kiên Lƣơng
Cuối năm 2015, đầu năm 2016, tình hình nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lương
gặp nhiều khó khăn, trong đó dịch bệnh xảy ra liên tục, tâm điểm là bệnh tôm chết


14
sớm EMS, bệnh hoại tử gan tụy, bệnh phân trắng làm diện tích nuôi tôm cũng như sản
lượng đáng kể, diện tích nuôi tôm thâm canh từ 1.008ha xuống còn 1.000ha và sản
lượng giảm từ 6.279 tấn xuống còn 6.200 tấn. Trước tình hình thực tế đó, một số công

ty và hộ dân trong huyện đã mạnh dạng chuyển đổi quy trình nuôi từ thâm canh theo
phương pháp truyền thống sang thâm canh lót bạc đáy 2 giai đoạn, bước đầu mang lại
kết quả hết sức khả quan. Tính đến cuối tháng 10/2017, toàn huyện, đã có trên 120 hộ
chuyển sang mô hình lót bạc đáy 2 giai đoạn, tổng diện tích khoảng 100 ha, và sản
lượng ước đạt khoảng 3.000 đến 4.000 tấn. Tập trung chủ yếu ở các xã Dương Hòa,
Bình An và Bình Trị.
Theo Đề án quy hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030, diện tích nuôi tôm của toàn huyện ước đạt 2.500 ha và sản
lượng ước đạt 30.000 tấn. Được thể hiện:
Bảng 3.2. Quy hoạch hoạt động nuôi tôm thâm canh tại huyện Kiên Lƣơng
Địa điểm
Dương Hòa
Hòa Điền

Điều chỉnh đến năm 2020
Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Quy hoạch đến năm 2030
Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1400
740

12.880
6.068


1400
740

14.000
7.400

30

266

30

300

Bình An
Bình Trị

50
250

442
2.210

50
750

500
7500

Kiên Bình


30

264

30

300

2.500

22.130

3.500

30.000

TT. Kiên Lương

Tổng

Nguồn: UBND huyện Kiên Lương, 2017


15

CHƯƠNG 4
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Khung phân tích
Hình 4.1. Khung phân tích của nghiên cứu

Nhân tố đầu vào
- Diện tích đất,
- Vốn kinh tế

- Nguồn điện
- Số vụ
Hiệu quả MH

Hiệu quả MH

truyền thống

LBĐ2GĐ

- Vi khuẩn
- Khí độc
Đặc điểm ngƣời

Nhân tố đầu ra

Lựa chọn mô hình

- Hiệu quả kinh tế

nuôi tôm

- Khả năng tiêu thụ

nuôi tôm


- Kinh nghiệm
- Học vấn
- Giới tính
-

Chính sách hỗ trợ
- Tập huấn MH LBĐ2GĐ

Hình 4.1 trình bày khung phân tích của nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu 1;
nghiên cứu thực hiện phân tích hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tâm bằng cách tính
toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dựa trên các yếu tố đầu vào phát sinh chi phí gồm
các khoản chi phí khấu hao đầu tư máy móc thiết bị, chi phí vật tư, và lao động. Để trả
lời câu hỏi nghiên cứu 1; nghiên cứu thực hiện phân tích các nhân tố tác động đến việc
lựa chọn mô hình nuôi tôm của người nuôi tôm. Đề tài thực hiện mô hình Logit với
biến phụ thuộc là việc lựa chọn mô hình nuôi tôm của người nuôi tôm và biến số độc
lập gồm 4 nhóm biến số chính: nhân tố đầu vào, nhân tố đầu ra, đặc điểm của người
nuôi tôm, và chính sách hỗ trợ của nhà nước.


16
4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu khảo sát
Nghiên cứu thực hiện khảo sát chọn mẫu thuận tiện đối với các hộ nuôi tôm tại huyện
Kiên Lương, cụ thể tại các xã Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình và
thị trấn Kiên Lương vì đây là những xã có số hộ nuôi tôm lớn trên địa bàn huyện Kiên
Lương, chiếm 90% tổng diện tích nuôi tôm của huyện Kiên Lương (Niên giám thống
kê huyện Kiên Lương, 2016). Đồng thời, các hộ nuôi tôm ở những xã này cũng phản
ánh đầy đủ về trình độ, điều kiện nuôi tôm và cơ sở vật chất hạ tầng cho hoạt động
nuôi tôm.
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Tham khảo số liệu thứ cấp của Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương.

- Cách chọn nông hộ để phỏng vấn thuận tiện. Tiến hành phỏng vấn theo sự

hướng dẫn của cán bộ tổ kinh tế kỹ thuật của xã, thị trấn.
- Tham khảo số liệu tại các Phòng xét nghiệm trên địa bàn huyện Kiên Lương để

lấy số liệu về mật độ vi khuẩn và nồng độ khí độc (trong đó mật độ vi khuẩn được xác
định bằng cách cấy mẫu nước ao nuôi tôm trên môi trường Agar, sau đó đọc kết quả
thông qua kính hiển vi; nồng độ khí độc được đo bằng Test Sera của Đức tương ứng
với từng loại mẫu Test).
4.3. Thu thập số liệu
4.3.1. Nguồn thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin số liệu thứ cấp từ báo cáo UBND huyện Kiên Lương và các NGTK
của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, NGTK tỉnh Kiên Giang năm 2017, NGTK huyện
Kiên Lương 2017. Tác giả cũng tham khảo các tài liệu có liên quan phân tích kinh tế
kỹ thuật các mô hình nuôi tôm nước lợ chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang, đánh giá hiệu quả
kinh tế các mô hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô
hình nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Kiên Giang.
4.3.2. Nguồn thông tin sơ cấp
Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn
trực tiếp cá nhân tại nhà, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm huyện Kiên


×