Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Văn hóa cư trú Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.5 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA HỌC

BÀI THẢO LUẬN GIỮA KỲ NHÓM
Môn học: ĐỊA VĂN HÓA THẾ GIỚI

Đề tài: SỰ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN QUA VĂN HOÁ CƯ TRÚ CỦA
NGƯỜI HÀN QUỐC

Giảng viên giảng dạy: TS Đinh Thị Dung

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Trần Hoàng Khánh Hà - 1556140014
2. Hoàng Thị Hạnh – 1556140018
3. Trần Thị Thu Hiền – 1556140020
4. Nguyễn Thị Diệu Hiền – 1556140019
5. Nguyễn Thủy Hiếu – 1556140021
6. Phạm Thị Hoàng Kiều – 1556140025
7. Hoàng Thị Hằng Phượng – 1556140052
8. Bàn Thị Hương – 1556140080


Contents
1.


Lý do chọn đề tài............................................................................................2
1.1. Lý do khoa học............................................................................................2
1.2. Lý do thực tiễn............................................................................................2

1.

Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hóa cư trú của người Hàn Quốc...............3
2.1. Khái quát về không gian văn hóa Hàn Quốc........................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.................................................................3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên Hàn Quốc.....................................................................4
2.3. Đặc trưng văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.....................................................7
2.3.1.Đặc điểm, phân loại, cấu trúc......................................................................7
2.3.2.Nguyên vật liệu tạo nên nhà ở Hàn Quốc.....................................................12
2.3.3. Hệ thống sưởi Ondol.............................................................................13
2.3.4. Nghệ thuật trang trí nhà của người Hàn Quốc...............................................15
2.4. Sự ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đến văn hóa cư trú hiện đại của người Hàn
Quốc............................................................................................................17
Hanok - kiến trúc nhà truyền thống của người Hàn Quốc có lịch sử kéo dài suốt từ thời
Tam Quốc cho tới cuối Triều đại Joseon (1392-1910) gần như không có sự thay đổi:.....17
2.5. So sánh với văn hóa cư trú truyền thống của của người Việt Nam..........................19
2.5.1. Nét tương đồng trong văn hóa cư trú Việt Nam và Hàn Quốc...........................19
2.5.2 Nét khác biệt trong văn hóa cư trú Việt Nam và Hàn Quốc...............................19

3. Kết luận........................................................................................................21
4. Tài liệu tham khảo...........................................................................................22

1


SỰ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ

NHIÊN QUA VĂN HÓA CƯ TRÚ CỦA
NGƯỜI HÀN QUỐC
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lý do khoa học.
Hàn Quốc từ xa xưa được mệnh danh là núi vàng biển bạc với những đặc trưng về điều
kiện từ nhiên tiêu biểu của khu vực Đông Bắc Á, đất nước Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng
bởi nét năng động, hiện đại mà còn nổi tiếng bởi một nền văn hoá truyền thống lâu đời
được giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử đã khiến cho Hàn Quốc trở thành
quốc gia có sức hút, sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt
những nét đặc trưng trong các yếu tố về tự nhiện đã tác động mạnh mẽ đến nền văn hoá
của quốc gia này.
Nét văn hoá truyền thống lâu đời của đất nước Hàn quốc được thể hiện rõ nét qua ba yếu
tố ăn - mặc - ở. Trong đó phải kể đến yểu tố ở - ngôi nhà của người Hàn Quốc, nơi trú ẩn
để đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt, thể hiện rõ mối liên kết giữa yếu tố tự nhiên trong
quan hệ với con người. Kiến trúc nhà ở của người Hàn Quốc với những nét phong cách
độc đáo riêng biệt phù hợp với khí hậu, địa hình mà không có quốc gia nào có, đ ây cũng
là một nét văn hoá nổi bật trong sinh hoạt của người Hàn Quốc.
1.2. Lý do thực tiễn.
Là một sinh viên Văn hóa học, tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc là một trong những điều cần
thiết, giúp sinh viên có thêm nhiều kiến thức, phục vụ cho công việc học tập và tương lai
ra trường đi làm.

2


Đây là đề tài giúp sinh viên vận dụng các kiến thức để thể hiện rõ mối quan hệ của tự
nhiên và con người (ở đây là Hàn Quốc), đồng thời nắm vững các kiến thức môn Địa văn
hoá thể giới.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền văn hóa ảnh hưởng nhiều tới văn hóa Việt Nam hiện
tại. Nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc, cụ thể là về kiến trúc nhà ở của Hàn Quốc sẽ đáp ứng

các nhu cầu phát triển du lịch, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa hai nước.
2. Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.
2.1. Khái quát về không gian văn hóa Hàn Quốc.
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
Hàn quốc là quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á,vị trí bán đảo nối liền đại lục và nhìn
ra đaị dương. Cách các đảo Honshū và Kyūshū của Nhật Bảnkhoảng 200 km (124 mi) ở
phía đông nam qua Eo biển Triều Tiên. Cách bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc về phía
tây. Bờ biển phía tây của bán đảo này được bao quanh bởi các vịnh Triều Tiên ở phía
bắc, Hoàng Hải và Eo biển Triều Tiên ở phía nam, phía đông bờ biển được bao quanh
bởi Biển Nhật Bản.
Đường ranh giới giữa hai miền Triều Tiên là vĩ tuyến 38°. Sau Chiến tranh Triều
Tiên, Khu phi quân sự Liên Triều (DMZ) được hình thành như là ranh giới giữa hai miền.
Khu phi quân sự được canh gác cẩn mật, với một dải đất rộng 4.000 mét chạy dọc theo
biên giới thành lập bởi những Hiệp định đình chiến Liên Triều, từ bờ biển phía đông sang
bờ tây dài khoảng 241 km (238 km hình thành nên biên giới trên đất liền với Bắc Triều
Tiên).
Tổng diện tích toàn bán đảo Triều Tiên bao gồm cả những hòn đảo là 223,170 km².
Khoảng 44.6% (98,477 km²) của trong tổng số này, trừ các khu vực trong khu phi quân
sự là lãnh thổ là của Hàn Quốc.

3


2.1.2. Điều kiện tự nhiên Hàn Quốc.
 Địa hình.
Trên 70% diện tích của Hàn Quốc là đồi núi gập ghềnh. Các dãy núi trải dài dọc theo bờ
biển phía đông dốc thẳng về phía biển đông. Những ngọn núi thấp dần về phía đồng bằng
ven biển, nơi tập trung phần lớn cây trồng nông nghiệp của Hàn Quốc đặc biệt là lúa gạo.
Những vị khách Châu Âu đến đây đã nhận xét bán đảo này giống như "mặt biển trong
trận cuồng phong" bởi vì các số lượng lớn dãy núi lan tỏa khắp bán đảo. Những ngọn núi

cao nhất nằm Bắc Triều Tiên. Đỉnh núi cao nhất ở Hàn Quốc Hallasan (1,950 m), nó là
đỉnh của núi lửa tạo thành Đảo Jeju. Có ba dãy núi lớn Hàn Quốc: núi Taebaek Núi, dãy
Sobaek và núi Jiri.
Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt
động xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại
bao gồm vùng cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển,
đặc biệt là bờ biển phía tây, và dọc theo con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng
bằng Sông Hán nằm xung quanh Seoul, Pyeongtaek ven biển phía tây nam của Seoul, các
lưu vực sông Geum Sông, Sông Nakdong, và Yeongsan, Honam ở phía tây nam. Một dải
đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông.
 Khí hậu.
Là một phần của Đới khí hậu gió mùa Đông Á là sự kết hợp giữa khí hậu lục địa và khí
hậu biển , Hàn Quốc có khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt. Sự di chuyển của khối không
khí từ lục địa châu Á gây sức ảnh hưởng lớn hơn tới thời tiết của Hàn Quốc so với không
khí chuyển động từ Thái Bình Dương.
Hàn Quốc có khí hậu lạnh, mùa đông khắc nghiệt, có nhiều tuyết, mùa đông kéo dài và
không có một loại cây nào có thể phát triển được. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa
hè ẩm ướt.
4


Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 6 O C
(430F) đến 16 O C (610F). Nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong
năm là từ 19 O C (660F) đến 27 O C (810F), trong khi đó nhiệt độ vào tháng Giêng,
tháng lạnh nhất trong năm từ -8 O C (170F) đến 7 O C (430F).
 Sông ngòi
Lượng sông ngòi của bán đảo Triều Tiên tương đối nhiều. Hệ thống này đã đóng một vai
trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống văn hóa của người dân và công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hàn Quốc.
Hai con sông dài nhất của bắc bán đảo là Amnokgang (Yalu 790km) và Dumangang

(Tumen 521km). Khởi nguồn của hai con sông này đều bắt nguồn từ núi Baekdusan.
Chúng lần lượt đổ xuống theo hướng tây và đông, hình thành biên giới phía bắc của bán
đảo.
Còn ở phía nam bán đảo, hai con sông chính đó là sông Nakdonggang (525km) và sông
Hangang (494 km). Sông Hangang chảy qua thủ đô Seoul. Nó được coi là long mạch của
khu vực trung tâm đất nước Hàn Quốc.
Do được bao quanh bởi ba phía là đại dương nên nó đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.
2.2. Khái quát về văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.
Qua các giai đoạn lịch sử :
Thời tiền sử: các cư dân sống trong hang động, hang đá. Những ngôi nhà này với chức
năng cơ bản là bếp lửa, ăn ngủ và không gian làm việc.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng vào 3 thời kì nhà ở tiền sử của người Triều Tiên
bao gồm :nhà hầm, nhà gỗ, nhà sàn. Nhà hầm được biết với kiến trúc hố sâu từ 205


150cm, có vỏ và đất sét bao xung quanh để tránh mưa gió, hầu hết nằm ở trên đồi. Nhà
gỗ được cấu tạo từ những miếng gỗ ghép lại, giữa cac ngăn các khe người ta trét đất sét
vào để ngăn gió. Nhà sàn có nguồn gốc từ Miền Nam với mục đích là kho dự trữ gạo.
Thời tam quốc: đã xuất hiện Ondol, hệ thống sưởi độc đáo của Hàn Quốc. Ondol xuất
hiện vào thế kĩ thứ 7. Thời kì này vẫn có một số người sống trong hầm, số khác sống
trên nhà sàn. Qua các thời kì sau đó kiến trúc nhà được phát triển thành Hanok ngày nay,
với nhà sàn hình vuông được chia thành nhà bếp và một phòng khác gợi nhớ hình ảnh
nhà hầm thời tiền sử.
Nhà riêng của tầng lớp thượng lưu thời đại Joseon thường được chia thành các khu vực
cánh trong (anchae) và cánh ngoài (sarangchae). Cửa chính liên kết trực tiếp vớí
Sarangchae, còn Anchae được xây phiá bên trong đằng sau dãy tường gắn liền với cửa
trong, nhằm để nó không được nhìn thấy từ bên ngoài. Cánh trong (anchae) là khu vực
phòng của nữ giới đặt ở phiá sau nhà và cũng là nơi tụ họp cả gia đình. Do vậy không có
gì ngạc nhiên nếu ta thấy căn phòng này được trang bị một tủ quần áo, chăn màn và các

đồ dùng cá nhân khác. Cánh ngoài (sarangchae) là khu vực phiá ngoài dành cho nam giới
(thường là chủ gia đình), là nơi tiếp khách của cả nhà.
Kiểu nhà truyền thống của người Hàn Quốc mang tên là Hanok. Hanok (trong thời cận
đại gọi là Hàn Ốc) là một kiểu kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Triều Tiên và
người Hàn Quốc ảnh hưởng kết hợp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đều được thiết kế, sử
dụng cho cả quý tộc cũng như nông dân.
Kiểu nhà truyền thống ở Hàn Quốc đã tồn tại qua hàng thiên niên kỷ, vẫn giữ nguyên và
ít thay đổi từ thời 3 Vương quốc (57 trước CN – 668 sau CN) đến cuối thời Choson
(1392 – 1910).

6


2.3. Đặc trưng văn hóa cư trú của người Hàn Quốc.
2.3.1.Đặc điểm, phân loại, cấu trúc.
2.3.1.1 Đặc điểm nhà của Hàn Quốc.
Hanok được thiết kế độc đáo, tùy theo ý thích của chủ nhân và phù hợp với khí hậu của
từng vùng. Hình dáng nhà có sự khác biệt giữa các vùng miền, như nhà ở vùng phía Bắc
có khí hậu lạnh thì các phòng được xây thành cụm khít với nhau nhằm tránh gió lùa. Nhà
có hình chữ U, hình vuông hoặc hình chữ điền. Nhà ở miền Nam nóng bức thì được làm
theo kiểu hình chữ nhất hoặc chữ L để thông. Nhà miền trung thì được làm theo kiến trúc
chữ thăng (#).
Vị trí, phương hướng xây nhà thường được chọn dựa trên phong thuỷ, xem xét ý nghĩa
đặc biệt của môi trường xung quanh.
Tiêu chí lựa chọn một địa điểm tốt để xây nhà là phải có quang cảnh phù hợp giữa núi và
nước, một công trình kiến trúc cần có vị trí cố định quay về hướng Nam để đón ánh mặt
trời và có một ngọn núi sau lưng, lý tưởng hơn là có một dòng suối chảy qua ở phía trước
núi (bao bọc cho ngôi nhà), tránh làm đổ vỡ cảnh quan tự nhiên.
Ngoài ra, vị trí ngôi nhà còn phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, ảnh hưởng từ gió, mặt trời,
…ví dụ như ngôi nhà được xây dựng trên nền đất rất thân thiện với môi trường và khí

hậu mang nét đặc trưng bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Các nguyên liệu chủ yếu của
ngôi nhà này là gỗ, kết hợp với đất, đá và vật liệu tự nhiên, có thể tái chế và không gây ô
nhiễm.
Một đặc điểm đặc biệt của hanok là hệ thống làm nóng dưới sàn nhà được gọi là ondol.
Đây là cách giữ ấm đã có từ xa xưa,trước cả khi người Hàn phát triển ra kiểu nhà Hanok.
Một yếu tố quan trọng khác của ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc là tấm ván lót sàn
(maru). Các tấm lót sàn maru thường được bố trí đặt sao cho duy trì một khoảng không
7


nhất định so với mặt đất để không khí tự do lưu thông bên dưới, tạo một môi trường sống
mát mẻ trong suốt mùa hè.
2.3.1.2. Phân loại nhà ở Hàn Quốc.
Do điều kiện phong thổ khác nhau nên kiến trúc nhà cửa rất đa dạng, không gian khác
nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm khí hậu ở mỗi địa phương. Ngoài ra, cấu trúc và kích thước
các ngôi nhà khác nhau thuỳ quy mô gia đình, vị trí xã hội từng nhà.
 Theo đặc điểm khí hậu từng vùng miền.
Cấu trúc, hình dáng của Hanok có sự khác nhau trong khu vực, được xây dựng phù hợp,
thích ứng với khí hậu từng vùng miền.
Phía Nam: Khu vực phía Nam ấm áp hơn nên nhà Hanok xây dựng trong một đường
thẳng như số 1, có sàn gỗ mở khu vực sinh sống và nhiều cửa sổ để cho phép lưu thông
gió tốt. Hình dạng của Hanok phổ biến nhất trong khu vực trung tâm giống như chữ "L"
hoặc thư Hàn Quốc " ㄱ". Cấu trúc đơn giản với trung tâm là phòng khách nhà ambang
(phòng dành cho phụ nữ hoặc để tiếp khách) và komobang (đối diện với anbang) nằm
ngang với khu phụ nữ, nhà bếp. Một hàng hiên gỗ chạy dọc qua trước các phòng (thuận
lợi cho những sinh hoạt gia đình vào mùa hè ở khu vực miền nam). Nhà ở miền Nam
không có sàn gỗ mà chỉ có một mái hiên hẹp phía trước.
Phía Bắc: Hanok trong khu vực phía Bắc lạnh, hình hộp chữ Hàn Quốc "ㄱ", chữ U để nó
sẽ có thể chặn dòng chảy gió. Họ không có một khu vực mở sàn bằng gỗ, nhưng tất cả
các phòng đều được nối lại với nhau để tránh gió lùa. Bên trong nhà bố trí bốn phòng

ondol (có dẫn hơi nước nóng sưởi bên dưới sàn) để giảm bớt sự thoát nhiệt vào mùa
đông. Đặc biệt có một phòng ondol sưởi nhiệt (chonji) cạnh nhà bếp nền đất. Chongji
thường được dùng làm phòng ăn hay nơi thực hiện những công việc thủ công đơn giản

8


trong gia đình. Hơi nóng từ nhà bếp sưởi ấm cả chuồng gia súc và kho thóc trong mùa
đông.
 Theo địa vị xã hội
Cấu trúc của Hanok cũng được phân loại theo tầng lớp xã hội. Điển hình là yangban
(tầng lớp trên) nhà với giwa (lát gạch mái nhà).Mặt khác, các ngôi nhà của dân thường
(cũng như một số yangban nghèo khó) với choga (tết mái nhà bằng rơm).
Nhà truyền thống giản dị: gồm sàn hình chữ nhật một gian bếp và một buồng ở hai phía
tạo thành hình chữ L, sau đó là một buồng hình chữ U hay hình uông với một cái sân ở
giữa.
Nhà của tầng lớp trên (thượng lưu): xây nhà lớn, cấu trúc chắc chắn và được trang trí
nhiều,mái lợp ngói chìa hơi cao một chút, gồm một số kiến trúc tách biệt, trong đó có
một buồng cho phụ nữ và trẻ con, một buồng cho đàn ông và khách khứa, một buồng cho
đầy tớ, tât cả khép kín trong các bức tường. phòng thờ tổ xây sau nhà, đôi khi có một ao
hoa sen đặt ngoài bức tường trước ngôi nhà.
2.3.1.3 Cấu trúc nhà ở Hàn Quốc.
Văn hoá Hàn Quốc mang tính triết lý phương Đông sâu sắc, con người sống gần gũi và
có quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Một ngôi nhà tiêu biểu gồm có nền móng, cột, xà
ngang, tường, cửa, mái nhà,…Những ngôi nhà truyền thống thường được xây mà không
cần dùng một chiếc đinh vít nào vì được ghép lại với nhau bằng các chốt gỗ.
 Cấu trúc nhà Hanok theo bộ phận.
Nhà của Yangban là điển hình hoàn hảo của nhà Hàn Quốc truyền thống. Cấu trúc của
nhà Yanban gồm các phần:


9


Bâc nền (kidan): nhà được xây trên một bậc nền tối thiếu 30 – 50 cm. Chiều cao bậc
thềm chênh nhau tuỳ theo kích cỡ và kiểu dáng nhà. Kidan được làm bằng đá granite màu
sáng, làm cho kiến trúc bằng gỗ bên trên trong vững chắc và thu hút.
Các cột trụ: đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc. Khoảng cách giữa hai cột (kan)
khoảng 8 cha (1 cha= 30- 50 cm).
Mái nhà: mái đầu hồi hoặc mép bờ, hoặc vừa đầu hồi vừa mép bờ chủ yếu sử dụng cho
nhà to, được trang trí thêm bằng các màu sắc truyền thống (đỏ, xanh da trời).
Sàn nhà: có nhiều kiểu sàn nhà: sàn ondol, sàn gỗ, sàn đất bùn, đát nung (khu nhà kho,
nhà bếp, chuồng gia súc).
Tường nhà: Cấu tạo khác nhau, có hai loại cơ bản là tường đát và tường đá. Tường đất
được làm từ đất có trộn thêm một ít đá, mái lợp ngói hoặc rơm, tường đá thường là tường
của nhà giàu, tường gach không nhiều lắm. Ở những vùng nhiều núi đá thì tường nhà
được làm hoàn toàn bằng đá và mái không rợp rơm hoặc ngói.
Cửa nhà: cửa ra vào là cổng chính của nhà, của chính vào nhà gồm cửa ngoài và cửa
trong để đỡ lạnh vào mùa đông. Cửa thường được thiết kế để đón ánh mặt trời.
 Cấu trúc Hanok theo phòng.
Một ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc được chia thành nhiều phòng, tuỳ mục đích và đối
tượng sử dụng như sàn, nhà bếp, phòng vệ sinh,…không có sự phân biệt giữa phòng ngủ
và phòng ăn. Ngôi nhà có cấu trúc mang tính chất mở, không gian nối nhau giữa các
phòng, các phòng thông ra hiên, ra sân và sân được trải rộng giữa bầu trời, tường được
xây khá thấp.Các phòng thường có cửa kéo với chấn song bằng gỗ, cửa này được che
bằng giấy bản trắng ngà để ánh sáng lọt qua. Trong ngôi nhà truyền thống, đồ gỗ rất ít và
người ta ngồi ngay trên sàn.Trong nhà người ta không đi giày dép gì.
10


Nhà riêng của tầng lớp thượng lưu thời Joseon thường được chia thành các khu vực cánh

trong (anchae) và cánh ngoài (sarangchae), cửa chính liên kết trực tiếp với sarangchae,
anchae được xây phía trong (đằng sau dãy tường gắn liền với cửa trong nhằm để nó
không được nhìn thấy từ bên ngoài). Dù là ngôi nhà của giới quý tộc hay của người dân
thường thì Hanok thường có những phần cơ bản tạo nên cấu trúc bền vững cho ngôi nhà.
Bon dang – Khu nhà chính: Bon dang nằm ngay trung tâm ngôi nhà và là nơi chủ gia
đình sinh sống. Nó bao gồm phòng khách, phòng nghỉ và nhà bếp.Đối với những ngôi
nhà truyền thống Hàn Quốc thì phòng khách chính là nơi quan trọng nhất và là không
gian dành cho người phụ nữ chủ gia đình sinh sống, sinh con và đến lúc mất đi. Khu nhà
chính cũng là nơi phụ trách quần áo và thực phẩm cho cả gia đình. [Daechong (Đại sảnh)
là không gian mở liên kết liên kết các phòng với nhau trong một khu vực, khoảng sàn gỗ
rộng ở giữa gọi là maru, đây là không gian sinh hoạt của nhiều thế hệ trong gia đình.].
Haengrang chae – Không gian mở: Trong các ngôi nhà Hanok cổ luôn có những không
gian mở tươi xanh, trong lành.Haengrang chae được bố trí ở khu vực gần cửa cổng ra
vào. Có rất nhiều loại cây trồng ở đây để tạo không gian hoà hợp với thiên nhiên cho
ngôi nhà.
An chae – Nhà biệt lập: Ở một số gia đình thượng lưu thời xưa còn có thêm một nhà biệt
lập nằm ở phía sau khu nhà chính. Là khu vực dành cho nữ giới và cũng là nơi tụ họp gia
đình. Nếu dành cho người con gái chưa lấy chồng sống thì gọi là Chodang, cho người
con trai chưa cưới vợ sống thì gọi là Seodang.
Sarang chae – Khu nhà dành cho khách: Đây là khu vực phía ngoài dành cho nam giới
(chủ nhà) hay là nơi để tiếp khách.
Ngoài ra, Jangdokchae nằm gần khu vực nhà bếp, để phơi và lưu trữ các loại thực phẩm
lên men đựng trong đồ sành sứ và đất sét.
11


Sadan là một ngôi đền thờ phụng tổ tiên, đặt trong khu vực trong cùng của nơi cư trú để
tiếp nhận năng lượng của ngọn núi phía sau nhà.
2.3.2.Nguyên vật liệu tạo nên nhà ở Hàn Quốc.
“Han-ok” là những ngôi nhà được xây theo kiểu truyền thống, chúng có hình dạng và cấu

trúc hài hoà với dáng vẻ tự nhiên nên mang tính thiên nhiên và gần gũi với môi trường.
Nguyên vật liệu để xây dựng nhà thường sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên.
Người Hàn Quốc chủ yếu sử dụng là đá, cây, đất bùn, đất sét, gỗ … Người Hàn Quốc sử
dụng hơn 80% nguyên vật liệu từ tự nhiên như đất sét, đất nung và gỗ .Ngoài ra, người ta
còn sử dụng đá, rơm rạ và giấy để xây dựng và trang hoàng cho ngôi nhà. Những nguyên
vật liệu này đều có thể tái chế và không gây ô nhiễm. Các nguyên liệu chủ yếu của nhà ở
Hàn Quốc:
 Đá: dùng để làm nền móng cho ngôi nhà, thường thì người ta xây nền móng cao
hơn so với mặt đất. Đất sét có tác dụng bọc ngoài đểgiữ nhiệt, tránh hơi nóng mùa
hè và khí lạnh của mùa đông, vì vậy mà người ta dùng đất sét để xây tường.
 Gỗ: dùng để làm cột, xà ngang, cửa, sàn nhà, mái hiên,… Mái hiên với những
đường cong uyển chuyển hơi uốn cao lên.
 Giấy (Hanji - một loại giấy được làm theo công thức đặc biệt của Hàn Quốc, tạo
thành sợi từ nguyên liệu thô như vỏ cây dâu tằm): dùng để làm cửa, sàn nhà.
 Rơm: Dùng để làm mái nhà hoặc tường.
Nhà Hàn Quốc khi làm theo kiểu Hàn Quốc thì không có đinh ốc, tất cả làm bằng vật liệu
tự nhiên.
Người ta thướng dán giấy được làm bằng gỗ ở cửa ra vào hoặc cửa sổ càng làm nổi bật
hơn vẻ đẹp tự nhiên của ngôi nhà và giúp cho lượng ánh nắng mặt trời vừa phải có thể
vào được trong phòng.
12


Trước đây, người Hàn Quốc thường sống ở những ngôi nhà lợp bằng ngói gọi là nhà mái
ngói hoặc nhà lợp bằng rơm gọi là nhà mái tranh, hàng rào của nhà mái ngói sau khi đắp
đất thành tường người ta lợp những viên ngói tròn lên trên, còn nhà mái tranh thì được
trang trí bằng hàng rào cây xanh với các loại cây như hoa Gae Na-ri hoặc cây cọ ba lá,…
Còn Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ.
Các tấm lót sàn maru thường được bố trí đặt sao cho duy trì một khoảng không nhất định
so với mặt đất để không khí tự do lưu thông bên dưới. Nhà truyền thống được xây mà

không cần sử dụng chiếc đinh vít vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Cuộc sống
luôn gắn liền với thiên nhiên, coi thiên nhiên như một người bạn đời.
Dancheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các toà nhà và những
hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và những giá trị đích thực. Dancheong gồm có năm màu:
đỏ, xanh, vàng, đen, trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, nó còn được dùng vào những
mục đích thực tế như dùng để bảo vệ bề mặt những toà nhà và che đi những vết thô ráp
trong chất liệu được sử dụng đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của
toà nhà hay đối tượng nào đó. Sàn nhà được làm bằng gỗ đánh bóng, người ta có thể ngòi
hoặc nằm ngay trên sàn nhà.
Những ngôi nhà hiện đại ngày nay thường được xây dựng bằng chất liệu bê tông hoặc
gạch xây, có thể có mái ngói nếu là nhà thấp.
2.3.3. Hệ thống sưởi Ondol.
Hàn Quốc có khí hậu lạnh lẽo, mùa đông rất khắc nghiệt. Chính vì thế vấn đề sưởi ấm
trong nhà là rất quan trọng.
Người Hàn Quốc đã ý thức từ sớm về vấn đề giữ ấm trong nhà, họ đã phát minh ra một
kiểu kiến trúc dùng để giữ ấm vô cùng tuyệt vời – hệ thống sưởi Ondol.
Ondol (ㄱㄱ), còn gọi là gudeul (ㄱㄱ), là hệ thống sưởi sàn được dùng trong kiến trúc nhà ở
truyền thống của Hàn.
Người Hàn đã bắt đầu sử dụng hệ thống sưởi Ondol từ giữa thế kỉ thứ VIII.
13


Cấu tạo Ondol:

Nguyên lý hoạt động:
 Ondol sử dụng nguyên lý chuyển hơi nóng từ củi chạy theo hệ thống dẫn nhiệt
được thiết kế bên dưới sàn nhà.
 Nền nhà của người Hàn làm bằng đất, dưới nền đất ấy họ tạo nên một hệ thống các
đường ngầm bằng đá thông đến các phòng và các đường ngầm đều kết nối với bếp
lò.

 Khi đốt lửa trong bếp lò, làn khói sẽ mang hơi ấm tỏa theo các đường ngầm và
sưởi ấm sàn nhà.
 Sau khi khói tan biến, không khí bị đốt nóng vẫn còn lưu lại trong ống khói và nó
sẽ lại tiếp thêm nhiệt lượng cho ngôi nhà.
Chức năng:
 Vì khí hậu lạnh, vào mùa đông lại càng khắc nghiệt nên với hệ thống sưởi Ondol
con người tránh được cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông. Hệ thống sưởi Ondol
vừa làm ấm không khí trong phòng vừa có tác dụng làm ấm sàn nhà.
 Nhiệt độ tỏa lên từ hệ thống sưởi giúp xua tan khí lạnh và giữ nhiệt cho cơ thể con
người trong mùa đông giá buốt.
14


 Thông thường, phần nền nhà nằm gần với bếp đất sét trong phòng Ondol thường sẽ
ấm hơn so với phần nền nhà nằm gần với ống khói. Chính vì vậy, người Hàn Quốc
đã tạo ra thói quen sinh hoạt- ăn, ngủ, nghỉ trên sàn. Vào những ngày mùa đông
lạnh giá, gia đình những người Hàn Quốc thường ngồi tập trung trong một góc
phòng nơi gần bếp ăn cơm.
Ngày nay, các ngôi nhà hiện đại Hàn Quốc như các căn hộ cao cấp sử dụng một phiên
bản phát triển hơn của Ondol truyền thống.
2.3.4. Nghệ thuật trang trí nhà của người Hàn Quốc.
Thông thường người Hàn Quốc thích trang trí đơn giản hơn là sự tô vẽ khoa trương, sặc
sỡ. Các căn phòng thường khá nhỏ và được trang trí giản dị. Người ta ưa chuộng những
họa tiết tự nhiên như những đường vân và màu sắc tự nhiên trên thớ gỗ. Tiêu biểu cho
quan điểm thẩm mỹ này là kiến trúc Sarangchae (ㄱㄱㄱ). Do ảnh hưởng từ tư tưởng Nho
giáo nên một người quý phái và có học không bao giờ nghĩ việc trang hoàng căn phòng
của mình là cần thiết vì thế trong phòng thường chỉ có một vài vật dụng bằng gỗ đơn
giản, một bức tranh phong cảnh nhỏ vẽ bằng mực nước và vài thứ đồ gốm. Những họa
tiết được trang trí nhiều trên bìa sách, giấy dán tường là ánh chớp và hoa phong lan, bên
cạnh đó còn có hoa cúc, cá, chim, mây, rùa, bướm…

 Cá: Vì cá là loại động vật đẻ nhiều trứng nên hình ảnh cá thườngchứa đựng mong
ước sinh được nhiều con. Hình ảnh cá cũng thường được sử dụng để trang trí cửa
hoặc là đồ gỗ trong nhà vi khi cá ngủ mà mắt vẫn mở nên nó sẽ như thần giữ cửa
trong nhà giúp gia chủ đề phòng kẻ trộm. Cuối cùng là vì cá sống trong nước
nên những kiến trúc công cộng thường dùng biểu tượng cá như là một biểu tượng
để phòng chống hỏa hoạn.
 Cá chép: bắt nguồn từ truyền thuyết cá chép hóa rồng mà người ta thường sử dụng
biểu tượng cá chép để thể hiện mong ước vượt qua các khoa cử và đỗ đạt làm
quan.
 Mười biểu tượng trường thọ gồm 10 vật như: sếu, rùa, hươu, nấm bất tử, cây
thông, đá, nước, núi, mây, mặt trời.
15


 Cây mận thường nở hoa vào đầu mùa xuân sau khi chịu đựng mộtmùa đông dài giá
rét nên chúng tượng trưng cho sự hồi xuân và tái sinh.
 Quả lựu có nhiều hạt tượng trưng cho mong ước sinh được nhiều con.
 Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo. Ý nghĩa của nó về mặt tinh thần là con người
có thể vượt qua mọi nỗi đau của cuốc sống để đạt đến cõi niết bàn như bông hoa
sen dù ở trong đầm lầy nhưng vẫn nở những bông hoa tuyệt đẹp và thơm ngát.
Hình ảnh hoa sen thường được tìm thấy ở những công trình Phật giáo.
 Hình tam giác: Vì nó giống với hình ảnh con ve sầu có khả năng lột xác rồi “tái
sinh” nên người Triều Tiên nghĩ hình tam giác là biểu tượng của linh hồn vĩnh
cửu.
 Tứ thần: Chu Tước (hướng nam), Bạch Hổ (hướng bắc), Huyền Vũ (hướng đông),
Thanh Long (hướng Tây).
Ngoài ra còn có nghệ thuật tô vẽ trang trí hoa văn trên các công trình kiến trúc gỗ của
Hàn Quốc được gọi là Dancheong(ㄱㄱ).Vào triều đại Joseon (thế kỷ XIV-XIX) sự giản dị,
mộc mạc và thanh liêm của giới quý tộc được đề cao, nhưng các công trình kiến trúc thời
đó thì lại đầy màu sắc nổi bật. Theo luật lệ trong thời Joseon xưa kia thì chỉ có cung điện,

điện thờ chính điện Đại hùng của chùa chiền và các phủ quan mới được phép sử dụng
nghệ thuật Dancheong. Nghệ thuật Dancheong giúp làm tăng phần nguy nga, lộng lẫy, uy
nghi cho không gian kiến trúc, thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng và phòng
chống mối mọt, mục nát, che đi các vết thô ráp trong vật liệu sử dụng và nâng tuổi thọ
của gỗ sử dụng trong công trình. Ngay cả những kiến trúc trong cung điện và chùa chiền
nhưng nếu chỉ phục vụ mục đích làm nơi ở và sinh hoạt cá nhân thì không được phép
trang trí bằng nghệ thuật Dancheong. Những ngôi nhà giữ nguyên màu sắc vốn có của gỗ
được gọi là Baekgoljip. Vì thế mà khi nhìn thấy các công trình kiến trúc được tô vẽ trang
trí hoa văn theo lối Dangcheong thì chúng ta có thể đoán biết ngay rằng đó là những địa
điểm đặc biệt.
16


2.4. Sự ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đến văn hóa cư trú hiện đại của
người Hàn Quốc.
Hanok - kiến trúc nhà truyền thống của người Hàn Quốc có lịch sử kéo dài suốt từ thời
Tam Quốc cho tới cuối Triều đại Joseon (1392-1910) gần như không có sự thay đổi:
Người Hàn Quốc từ xưa đã có trình độ kiến trúc vô cùng khoa học, tinh tế để xây dựng
nhà ở vừa an toàn, kiên cố, vừa thích nghi với môi trường tự nhiên xung quanh. Hình
dạng các ngôi nhà Hanok Hàn Quốc truyền thống có sự khác nhau theo từng khu vực. Ở
khu vực phía nam ấm hơn nên người Hàn Quốc xây dựng Hanok theo hình ống cho phép
lưu thông gió tốt, sàn gỗ và nhiều nhà cửa sổ.
Người Hàn Quốc rất chú trọng vào phong thủy nhà ở, hướng và cấu trúc vị trí của ngôi
nhà được quyết định bởi khoảng cách phù hợp với hướng núi cũng như vị trí của nguồn
nước. Ngôi nhà lí tưởng của người Hàn Quốc là sẽ được xây dựng trên ngọn núi và quay
mặt về phía nam. Ngoài ra, còn có một số điểm cần phải được xem xét khi xây dựng như
hạn chế những ảnh hưởng của gió núi, đảm bảo đầy đủ sự thông gió và tiếp xúc với ánh
sáng mặt trời.
Hình dáng các ngôi nhà có sự khác biệt khi đi từ phương bắc lạnh giá về phương nam ấm
áp hơn. Ở phương nam, hình dáng nhà thường đơn giản, có một tầng hình chữ nhật, với

nhà bếp hoặc một căn phòng nằm ở bên cạnh, tạo thành hình chữ L. Về sau, nhà Hanok
có hình chữ U hoặc hình vuông, quay quanh một khoảng sân nằm ở chính giữa.
Từ cuối thập niên 1960, vì nhiều lý do khác nhau nhà ở của Hàn Quốc bắt đầu có sự thay
đổi nhanh chóng. Những tòa nhà, khu căn hộ cao tầng kiểu Tây mọc lên san sát từ thập
niên 1970. Thế nhưng thế hệ kiến trúc sư sau này vẫn giữ được việc kết hợp giữa hiện đại
và yếu tố truyền thống để kế thừa lại quá trình phát triển kiến trúc nhà ở hiện đại:

17


 Hệ thống sưởi vẫn rất được ưa chuộng, ống dẫn nước nóng thay thế cho ống dẫn
hơi dưới sàn nhà tiện lợi hơn.
 Kiến trúc có ý đồ bố cục, có tính biểu tượng, ẩn dụ, hàm súc, có hình tượng nghệ
thuật.
 Kiến trúc dàn trải, gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, không gian và hình khối như là
một yếu tố hữa cơ của cảnh quan thiên nhiên.
 Không gian sử dụng linh hoạt, đa năng, dễ dàng biến đổi thích ứng cho các điều
kiện sinh hoạt, hoạt động trong không gian kiến trúc.
 Tính hợp lý của kết cấu, tính đơn giản, thống nhất tính diển hình và tính tiêu chuẩn
của công trình.
 Phong cách xây dựng an toàn, kiến cố thích nghi với môi trường tự nhiên xung
quanh.
Kiến trúc Hàn Quốc đang dần thay đổi. Thay vì chủ yếu xây dựng các thiết kế hình chữ
nhật đơn giản và giống nhau, kiến trúc ngày nay sử dụng một tập hợp đơn giản và đa
dạng , đã chú ý để hòa nhập với cảnh quan khu vực, mỗi công trình đều có sắc thái riêng,
góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ kiến trúc tại Hàn Quốc nhưng vẫn giữ được
những chức năng của nó. Đó là những yếu tố mới nhưng cũng kế thừa và phát huy những
giá trị truyền thống lâu đời của ông cha.
2.5. So sánh với văn hóa cư trú truyền thống của của người Việt Nam.
2.5.1. Nét tương đồng trong văn hóa cư trú Việt Nam và Hàn Quốc.

Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có truyền thống sống hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. Nhà
ở xung quanh lúc nào cũng có cây cối tạo không khí thoáng mát giúp con người với thiên
nhiên xích lại gần nhau hơn.
Việc chọn hướng nhà, Việt Nam và Hàn Quốc đều quay về hướng nam hoặc là đông nam
để tránh ánh năng vào mùa hè và giá lạnh vào mùa đông.
18


Với đa số nông dân nghèo nói chung, vách nhà được đắp hoặc trát bằng đất trên mái lợp
cỏ gianh hoặc rạ; với số ít nhà giàu thì làm bằng gỗ,mái lợp ngói nhà làm theo hình chữ L
hoặc chữ U, giữa có sân, đây là bối cảnh chung của nhà Hàn Quốc.Nhà ở Việt Nam cũng
tương tự như vậy, một ngôi nhà thường có ba gian hai chái cộng với nhà ngang tạo thành
chữ L, trước nhà có một cái sân.
Vùng núi nhà ở Việt Nam và Hàn Quốc đều coi trọng vị trí và phong thủy nên thường tựa
lưng vào núi quay về hướng nam hoặc đông nam, xung quanh nhiều cây cối.
Ngoài ra trong kiến trúc của Việt Nam và Hàn Quốc cũng có nhiều điểm tương đồng như
việc dùng ngói âm dương viên sấp viên ngửa cũng thể hiện rõ điều ấy.
2.5.2 Nét khác biệt trong văn hóa cư trú Việt Nam và Hàn Quốc.
Đối với người Việt Nam do địa bàn cư trú nhiều sông, nhiều núi, khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm nên nhà chủ yếu nơi đây là nhà sàn để ứng phó với ngập lụt quanh năm. Nhà sàn là
kiểu nhà phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn nó thích hợp cho cả miền sông nước lẫn
miền núi. Nó không chỉ có tác dụng ứng phó với ngập lụt quanh năm mà còn có tác dụng
ứng phó với mưa nhiều gây lũ rừng ở miền cao và ngập lụt định kỳ ở miền thấp. Khí hậu
nhiệt đới với độ ẩm cao hạn chế và ngăn cản côn trùng thú dữ( ruồi muỗi, sâu bọ, rắn rết,
cá sấu, hổ báo,…). Trong khi ở Hàn Quốc chủ yếu kiểu nhà được sử dụng nhiều là nhà
truyền thống Hanok thường cách mặt đất 3-5 bậc thang để đặt hệ thống sưởi sàn Ondol
để sưởi ấm vào mùa đông giá rét.
Tuy kiến trúc của Việt Nam và Hàn Quốc đều là kiến trúc mở nhưng về cấu trúc và tiêu
chuẩn nhà thì hai nơi lại cho thấy sự khác biệt.
 Để ứng phó với môi trường tự nhiên tiêu chuẩn một ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu

trúc là “nhà cao cửa rộng”. Kiến trúc nhà Việt Nam mở để tạo không gian thoáng
mát, giao hòa với tự nhiên. Cái “cao” ở Việt Nam gồm hai yếu tố sàn/ nền cao so
với mặt đất và mái cao hơn so với sàn/ nền. Nhà cao nhưng cửa không cao mà
19


phải rộng. Cửa không cao để tránh nắng chiếu xiên khoai và tránh mưa hắt. Cửa
rộng là để đón gió và tránh nóng.
 Còn ở Hàn Quốc nhà tương đối thấp, phòng nhỏ không có nhiều của sổ hay cửa ra
vào để tránh lạnh vào mùa đông.
Về hình thức kiến trúc cũng thấy sự khác biệt giữa hai quốc gia.
Kiến trúc nhà Việt Nam rất động và linh hoạt, ngôi nhà là tấm gương phản chiếu đặc
điểm của truyền thống văn hóa dân tộc được phản ánh qua cách làm nhà sàn với vách
nghiêng và mái cong hình thuyền. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên
và hiếu khách nên nhà truyền thống Việt Nam dành ưu tiên hai gian giữa cho mục
đích này: phía trong là nơi đặt bàn thờ gia tiên, phía ngoài là bộ bàn ghế tiếp khách
Trong khi tại Hàn Quốc nhà thờ thường được xây ở phía sau nhà, còn phía trước gian
nhà là nơi ở của chủ nhà và tiếp khách.

3. Kết luận.
Đặt con người trong mối quan hệ với tự nhiên, biết trân trọng vẻ đẹp
của tạo hóa. Nhận thấy rõ ứng xử của con người Hàn Quốc là sự hòa
hợp, thuận theo tự nhiên.
Chuyển tải thông điệp, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Trong thời buổi hội nhập, các giá trị văn hóa đứng trước nguy cơ bị bào
mòn, mai một trước những trào lưu mới.
Tuy nhiên, chính những giá trị cốt lõi mà mà kiến trúc ngày nay tiếp
thu những yếu tố truyền thống này mang lại giúp ta có thể tin tưởng
vào một tương lai hội nhập nhưng vẫn đảm bảo giữ được truyền thống.
20



Phong cách nhà Hanok Hàn Quốc không chỉ mang truyền thống của quá khứ mà còn là
một phong cách kiến trúc hiệu quả trong thời hiện đại. Kiến trúc hanok quyến rũ bao gồm
hai phần: tính năng khoa học và thân thiện với môi trường. Sự xuất sắc khoa học được
thể hiện bằng một hệ thống sưởi ấm được gọi là "ondol." Ondol giúp cư dân chịu đựng
cái lạnh của mùa đông bằng cách nung nóng các tầng của ngôi nhà.
Người Hàn Quốc xây dựng ngôi nhà của mình phù hợp với phong thủy. Nhà được bố trí
sau khi xem xét khoảng cách và phù hợp với hướng núi cũng như vị trí của nước. Hướng
và cấu trúc vị trí của ngôi nhà được quyết định bởi nguyên tắc này. Các lý thuyết về
phong thủy không chỉ là một sự mê tín đơn giản. Ngôi nhà lí tưởng của người Hàn Quốc
là sẽ được xây dựng trên nền của một ngọn núi và phải đối mặt với phía Nam, và một số
điểm cần phải được xem xét khi xây dựng, chẳng hạn như hạn chế những ảnh hưởng của
gió xuống núi, đầy đủ sự thông gió và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi xem xét những
điểm này, Hanok là một hình thức kiến trúc rất thiết thực.Với sự xuất sắc khoa học và
thân thiện với môi trường, Hanok và tính thẩm mỹ của nó, kiến trúc này vẫn luôn được
đánh giá cao trong đời sống và xây dựng của người Hàn Quốc.
4. Tài liệu tham khảo.
 Tập bài giảng Địa Văn hóa thế giới, Đinh Thị Dung, 2015.
 Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nguyễn Long Châu.NXB Giáo dục,
2000. (15/10/2017)
 Hàn Quốc (Đất nước – con người), Trung tâm Dịch vụ thông tin hải ngoại Hàn
Quốc, 15/10/2017.
 Tìm tương đông văn hóa Việt Nam- Hàn Quốc, Khoa ngữ văn Đại học Khoa học
Xã hội và nhân văn ĐHQG Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin,1996.
 Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại, Trần Thị Thu Luống,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh, 2011.
 Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo dục,1999.
21



Tài liệu từ Internet
 />
%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c ( Truy cập ngày 15/10/2017).
 (Truy cập ngày 14/10/2017)
 b/lanh-tho-vi-tri-dia-ly-han-quoc/ ( Truy cập ngày
18/10/2017).
 Hanok, (Truy cập ngày15/10/2017).
 Khám
phá
kiến
trúc
nhà
truyền
thống
Hàn

Quốc

Hanok, (Truy cập ngày15/10/2017).

 />
no=35469 ( Truy cập ngày 13/10/2017).
 Truy cập 15/10/2017).
 ( Truy cập 15/10/2017).


( Truy cập 15/10/2017).




/>%2Ftim-hieu-ngoi-nha-truyen-thong-hanok-cua-hanquoc.html&h=ATNn2BrvYrwlU6Pu2ycZNPqycfK74SMTWx2zBYaGgFK0lH8gc
H8h93EmRCJ8k6GqBRyRIsv9eU2Ou2wmfPAFbkBNBSW6tUfnm9jHD9_4iP5CMx4veSR-XLwbpkTYDzkqnPP46_NWSuq ( Truy cập
ngày 15/10/2017)



/>%2FHanok&h=ATNn2BrvYrwlU6Pu2ycZNPqycfK74SMTWx2zBYaGgFK0lH8g
22


cH8h93EmRCJ8k6GqBRyRIsv9eU2Ou2wmfPAFbkBNBSW6tUfnm9jHD9_4iP5CMx4veSR-XLwbpkTYDzkqnPP46_NWSuq ( Truy cập
15/10/2017)


/>99.html ( Truy cập 19/10/2017)

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×