Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.03 KB, 15 trang )

THE USAID VIETNAM CLEAN ENERGY PROGRAM
ENERGY EFFICIENCY PROMOTION IN BUILDING SECTOR

TS. NGUYỄN TRUNG HÒA

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
(BÁO CÁO SỐ 1)

HÀ NỘI 2015

1


1. Tăng trưởng xanh và kinh nghiệm quốc tế
Ý tưởng phát triển kinh tế xanh (tăng trưởng xanh) bắt đầu từ thập kỷ 1970 do áp
lực của khủng hoảng năng lượng 1972-1973. Từ cuối năm 2008, Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc (UNEP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh” với mục tiêu
tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng tài chính đi đôi với
xử lý các vấn đề toàn cầu nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh tế thế giới
hậu khủng hoảng.
Tăng trưởng xanh hay phát triển ít các-bon là mô hình phát triển mới được nhiều
nước trên thế giới quan tâm, đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương - nơi đã thu
được nhiều kết quả quan trọng, không những để giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng,
thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống
người dân. Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng “Tăng trưởng xanh là quá


trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng
chống chịu mà không làm chậm quá trình này.”
Hiện nay, trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập sâu quốc tế, chủ
đề tăng trưởng xanh thu hút được sự quan tâm trong các chương trình nghị sự song
phương và đa phương. Tại khu vực châu Á, Diễn đàn khí hậu Ðông Á được tổ chức
tại Hàn Quốc tháng 5-2009 đã thông qua Sáng kiến Seoul về tăng trưởng xanh Ðông
Á. Tại khu vực Ðông Nam Á, tháng 7-2010, ASEAN ra tuyên bố chung nhấn mạnh
đến hình mẫu phát triển Giảm carbon - Tăng trưởng xanh. Tiếp đó, tại Hội nghị cấp
cao Á - Âu (ASEM) tháng 10-2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chính thức đề
xuất sáng kiến hợp tác Á - Âu về tăng trưởng xanh và đã nhận được sự ủng hộ của các
thành viên ASEM. Tháng 10-2011, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu về tăng trưởng xanh với
chủ đề Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh được tổ chức tại Việt Nam để
tìm các cơ chế hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm phát triển xanh giữa các nước. Tại Hội
nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11-2011,
Tuyên bố chung được thông qua, trong đó xác định APEC cần phải giải quyết các
thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh.
Ở cấp độ toàn cầu, Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu lần thứ nhất diễn ra tại
Ðan Mạch tháng 10-2011 với chủ đề thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua cơ chế hợp
tác công - tư giữa các chính phủ với khối doanh nghiệp. Hội nghị của Liên hợp quốc
về phát triển bền vững (Rio+20) tháng 6-2012 tại Bra-xin đã tiếp tục nhấn mạnh tầm
quan trọng của ba trụ cột phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
và đã đưa ra một số cơ chế mới để phát triển bền vững và lộ trình để phát triển kinh tế
xanh...
Xanh hóa nền kinh tế đang trở thành một trong những ưu tiên của nhiều nước, cả
các nước phát triển và đang phát triển. Nhiều nước đã chú trọng vấn đề phát triển
2


xanh trong các gói kích thích kinh tế và chiến lược phát triển dài hạn như Mỹ, EU,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh.

Đầu tư cho phát triển xanh hiện chiếm 14% tổng giá trị các gói kích thích kinh tế toàn
cầu (khoảng 3 nghìn tỷ USD), trong đó tập trung vào: (i) Xây dựng nhà ở sử dụng
hiệu quả năng lượng (Mỹ đầu tư khoảng 100 tỷ USD trong 4 năm cho phát triển nhà ở
sử dụng hiệu quả năng lượng; Pháp đặt mục tiêu giảm 40% tiêu thụ năng lượng sinh
hoạt đến 2020, v.v…); (ii) Năng lượng thay thế và tái tạo (đầu tư vào năng lượng tái
tạo ở Trung Quốc tạo ra 1 triệu việc làm; Ấn Độ đặt mục tiêu đầu tư năng lượng sinh
học tạo 900 nghìn việc làm đến năm 2025, v.v…); (iii) Giao thông tiết kiệm năng
lượng; (iv) Phát triển nông nghiệp bền vững, sử dụng nước hiệu quả (Mỹ đầu tư 6 tỷ
USD cho hạ tầng nước sạch trong 2 năm 2009-2010, Hàn Quốc đầu tư 12 tỷ USD để
làm sạch 4 con sông lớn, v.v...).
Bên cạnh việc đầu tư từ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, các nước rất
chú trọng sử dụng các biện pháp đòn bẩy, đặc biệt là thuế và mua bán hạn ngạch khí
thải (Mỹ, EU) để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng sang các ngành, lĩnh vực và sản
phẩm xanh. Ví dụ, để khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong giao thông, nhiều
nước hiện đang áp dụng thuế nhiên liệu (Ba Lan, Thụy Điển…), hạn ngạch giấy phép
và thuế phương tiện giao thông (EU, Nhật Bản…), giảm hoặc miễn thuế phương tiện
tiết kiệm nhiên liệu (Đức, Nhật Bản, Mỹ…), bảo hiểm môi trường bắt buộc, v.v…
Ngoài ra, một số nước quy hoạch lại sử dụng đất đô thị và nông thôn (Trung Quốc,
Ấn Độ…); sửa Luật môi trường theo hướng nâng tiêu chuẩn môi trường, quy định bắt
buộc tái chế trong một số ngành, dán nhãn môi trường đối với nông sản, v.v…
Mỹ dành khoảng 150 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế 782 tỷ USD để đầu tư
cho các lĩnh vực kinh tế xanh, nhất là năng lượng mới và tái tạo (năng lượng gió, mặt
trời, hạt nhân…) và đặt mục tiêu đến năm 2025, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ
chiếm khoảng 25% lượng phát điện. Mỹ đã thành lập Cơ quan triển khai năng lượng
sạch (CEDA) thuộc Bộ Năng lượng có chức năng như một “ngân hàng xanh” để huy
động và giải ngân vốn đầu tư cho các chương trình năng lượng sạch.
Cuối tháng 6/2009, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống biến đổi khí hậu với mục
tiêu giảm khí thải nhà kính khoảng 17% vào năm 2020 so với năm 2005; áp dụng hạn
ngạch khí thải và cho phép các công ty xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán
phần hạn mức khí thải không dùng hết cho các công ty khác. Từ 2012 - 2025, Mỹ

dành 55% tiền thu được từ mua bán hạn ngạch khí thải cho bảo vệ người tiêu dùng
trước tác động tăng giá nhiên liệu, 19% cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang sử
dụng năng lượng sạch. Việc thông qua dự luật về chống biến đổi khí hậu tại Hạ viện
bước đầu khẳng định nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama trong việc điều
chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế Mỹ theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng, song
cũng bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc giữa các nhóm lợi ích Mỹ, đặc biệt là sự phản ứng
của nhóm lợi ích trong các ngành vận tải, hàng không, ôtô, dầu mỏ… cũng như thói
quen tiêu dùng nhiều nhiên liệu, năng lượng của người dân Mỹ.
3


Năm 2008, các nước EU đã thông qua luật bảo vệ môi trường với trọng tâm: (i)
Đặt mục tiêu đến năm 2020 tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ 8,5% hiện nay
lên 20% và giảm 20% lượng khí nhà kính; (ii) Đầu tư 0,5% GDP của EU cho việc
thực hiện các mục tiêu nói trên; (iii) Áp dụng chế độ cấp hạn ngạch khí thải cho các
ngành công nghiệp, theo đó từ 2013 trở đi EU bán đấu giá 60% giấy phép hạn ngạch
khí thải trong lĩnh vực năng lượng và đến 2020 tất cả các công ty công nghiệp đều
phải mua giấy phép hạn ngạch khí thải (trừ một số ngành như luyện kim, xi măng,
hóa chất …). Đáng lưu ý, EU đi tiên phong khích đầu tư và tiêu dùng trong các ngành
kinh tế xanh. Đức hàng năm dành 1/3 số tiền thu được từ đấu giá hạn ngạch khí thải
trong Chương trình mua bán khí thải Châu Âu để hỗ trợ phát triển và chuyển giao
công nghệ sạch.
Hàn Quốc gần đây ưu tiên rất cao cho phát triển xanh không chỉ nhằm giải quyết
thách thức năng lượng, môi trường mà còn tạo động lực tăng trưởng mới để rút ngắn
khoảng cách với nhóm nước phát triển hàng đầu (G7). Tại Lễ kỷ niệm 60 năm quốc
khánh, Tổng thống Li- Miung-Bắc đưa ra tầm nhìn mới “carbon thấp, tăng trưởng
xanh”, coi đây là nền tảng cho phát triển của Hàn Quốc với mục tiêu chuyển từ mô
hình phát triển phụ thuộc năng lượng hóa thạch, tăng trưởng theo chiều rộng sang mô
hình phát triển dựa vào năng lượng tái tạo, tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững
môi trường. Tháng 1/2009, Hàn Quốc thông qua kế hoạch phát triển xanh (Green

New Deal) gồm 36 dự án trị giá 37,8 tỷ USD, tạo 1 triệu việc làm trong 4 năm 20092012 nhằm đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao chất
lượng sống ở Hàn Quốc. Các hạng mục chính của Kế hoạch này gồm: (i) Tái cơ cấu
kinh tế theo hướng sử dụng năng lượng hiệu quả, trong đó ưu tiên 9 ngành chủ lực là
thép, đóng tàu, chế tạo máy, ôtô, hóa dầu, dệt may, bán dẫn, màn hình và đồ điện gia
dụng; (ii) Đầu tư xây dựng 2 triệu “ngôi nhà xanh”; (iii) Phát triển “vận tải xanh” thải
ít carbon (đường sắt cao tốc, giao thông công cộng, đường xe đạp…); (iv) Cải tạo 4
con sông lớn để bảo đảm cung cấp nước bền vững, cải thiện môi trường sinh thái.
Để triển khai mạnh hơn chiến lược phát triển xanh, tháng 7/2009, Hàn Quốc
thông qua kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh gồm 3 chương trình hành động: (i)
Ứng phó biến đổi khí hậu và bảo đảm tự chủ về năng lượng; (ii) Tạo động lực tăng
trưởng mới; (iii) Cải thiện chất lượng sống. Nội dung của Kế hoạch này gồm: (i) Đầu
tư 79 tỷ USD cho tăng trưởng xanh; (ii) Khuyến khích tư nhân đầu tư vào phát triển
xanh; (iii) Từ 2012 – 2015, xe ôtô phải được thiết kế chạy tối thiểu 17 km/lít nhiên
liệu hoặc thải dưới 140 gam khí/1 km; (iv) Xây dựng 14 thành phố năng lượng môi
trường chỉ sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường; 48 cơ sở tái chế phế thải;
(v) Thành lập trường đại học chuyên về năng lượng môi trường để cung cấp nhân lực
phục vụ phát triển xanh.
2. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam
Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định phương
thức tăng trưởng xanh là nỗ lực của Chính phủ trong quá trình thực hiện cam kết với
4


cộng đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đó cũng
là cơ hội nâng cao đời sống cho người dân thông qua việc tăng sức cạnh tranh của nền
kinh tế và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tiếp tục theo đuổi
thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Nhận thức được vai trò của việc xây dựng và thực hiện tăng trưởng xanh, ngày
25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong đó, xác định, tăng trưởng xanh

là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu
trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam, phù hợp với quan điểm và định
hướng phát triển của Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hóa tại Chiến
lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020: “Phải phát triển bền vững về
kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu
quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát
triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển
bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan
trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Mục tiêu tổng quát của
Chiến lược Tăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp,
làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững;
giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc
và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đề ra ba nhiệm vụ chiến lược là: (i)
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo. Chỉ tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động
năng lượng từ 8% - 10% cho giai đoạn 2011-2020 và từ 20% - 30% cho giai đoạn
2020 – 2030; (ii) Xanh hóa sản xuất. Chỉ tiêu cụ thể là giá trị sản phẩm các ngành
công nghệ cao trong GDP đạt khoảng 42%-45% (2010-2020) và 80% (2020-2030),
50% các cơ sở sản xuất kinh doanh phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các
thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; (iii) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng
bền vững. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: 60% đô thị loại III và 40% đô thị loại IV, V
có hệ thống thu gom và xủ lý nước thải đạt yêu cầu của quy chuẩn; 100% khu vực bị
ô nhiễm nặng phải được xử lý hợp tiêu chuẩn; 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô
thị xanh. Đồng thời, phải thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh

thông qua thay đổi hành vi tiêu dùng của cả ba khu vực tiêu dùng trong xã hội: khu
vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và khu vực dân cư.
5


Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Chiến lược tăng trưởng xanh cũng đề ra 17 nhóm
giải pháp như nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thay đổi cơ
cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông, khai thác năng lượng tái tạo và năng
lượng mới, phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, rà soát điều chỉnh quy hoạch
ngành, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy kinh tế xanh, phát
triển kết cấu hạ tầng bền vững, đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn, đô thị hóa bền vũng…
3. Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh
Ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg
về Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thành lập Ban Điều phối liên ngành về Tăng trưởng xanh trực thuộc
Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu do Phó Thủ tướng đứng đầu và Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư làm Phó ban thường trực; triển khai xây dựng hướng dẫn đầu tư
tăng trưởng xanh để lồng ghép nội dung tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa
phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương triển khai Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh trong
phạm vi toàn quốc. Cho đến nay, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và
truyền thông, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và nhiều địa
phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bến Tre, TP. Đà
Lạt, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, KonTum, Cần Thơ...) đã, đang xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ và địa
phương mình nhằm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh.
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh bao gồm 4 chủ đề chính, 12
nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động cụ thể. (i) Chủ đề 01 là xây dựng thể chế
và Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương bao gồm 8 hoạt động theo 2 nhóm. (ii)

Chủ đề 02 là giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo bao gồm 20 hoạt động theo 4 nhóm: Sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong những ngành công
nghiệp sử dụng nhiều năng lượng; trong giao thông vận tải; Đổi mới kỹ thuật canh tác
và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong nông lâm
nghiệp, thủy sản; Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. (iii) Chủ
đề 03 là thực hiện xanh hóa sản xuất, bao gồm 25 hoạt động theo 4 nhóm: Rà soát,
kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng đề án
tái cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; Sử dụng hiệu quả và bền vững các
nguồn lực tự nhiên và phát triển khu vực kinh tế xanh; Phát triển kết cấu hạ tầng bền
vững; Thúc đẩy phong trào “doanh nghiệp phát triển bền vững”, nâng cao năng lực và
thị trường dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và quản lý phục vụ tăng trưởng xanh. (iv) Chủ đề
04 là thực hiện Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững, bao gồm 13 hoạt động theo
2 nhóm: Phát triển đô thị xanh và bền vững; Thúc đẩy thực hiện lối sống xanh.
6


Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đã nêu ra 06 hoạt động chính
sau đây1 do Bộ Xây dựng chủ trì:
(i) Hoạt động số 33: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành
XD từ quan điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách và kế hoạch
hành động tăng trưởng xanh của ngành xây dựng giai đoạn 2014-2020. Nội dung chủ
yếu của hoạt động này bao gồm:
vững;

Đánh giá tình hình phát triển của ngành XD từ quan điểm phát triển bền

- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành nhằm đảm bảo phát
triển ngành bền vững, đảm bảo sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô
nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả;

- Xây dựng Khung chính sách đô thị hóa xanh và Kế hoạch Hành động tăng
trưởng xanh của ngành xây dựng đến năm 2020, trong đó có 2 chỉ tiêu giảm tiêu hao
năng lượng tính trên GDP và giảm cường độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
(ii) Hoạt động số 54: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch
cải tạo đô thị theo tiêu chuẩn đô thị bền vững. Nội dung chủ yếu của hoạt động này
bao gồm:
- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiếp
cận đô thị bền vững;
- Xây dựng chương trình cải tạo để đến năm 2020 các đô thị đạt mức trung
bình trở lên của hệ thống chỉ số đô thị xanh;
- Hướng dẫn xây dựng thí điểm Kế hoạch hành động đô thị xanh ở một số đô
thị du lịch (Sapa, Huế, Hội An, Vũng Tàu, Đà Lạt). Tổng kết kinh nghiệm và phổ
biến.
(iii) Hoạt động số 55: Cải tạo hạ tầng kỹ thuật theo hướng bền vững ở một số đô
thị chọn lọc. Nội dung chủ yếu của hoạt động này bao gồm:
- Lựa chọn và xây dựng kế hoạch đầu tư cải thiện hạ tầng kỹ thuật của một số
đầu mối giao thương quốc tế, trung tâm du lịch, đô thị cũ xuống cấp nghiêm trọng
nhằm nâng cao chất lượng nhà ở, cung cấp năng lượng, giao thông, cấp thoát nước và
cảnh quan môi trường.
(iv) Hoạt động số 56: Đổi mới công nghệ và kỹ thuật xây dựng theo hướng xanh
hóa. Nội dung chủ yếu của hoạt động này bao gồm:
- Nghiên cứu và ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị,
thiết kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiết
Phụ lục I của “Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020” ban hành theo Quyết định số
403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
1

7



kiệm năng lượng, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính, giải pháp công nghệ thích
hợp xử lý chất thải đô thị;
- Ban hành quy định bắt buộc thực hiện các giải pháp xây dựng xanh phổ biến
vào các công trình đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, các tòa nhà thương mại mới và
cải cải tạo các chung cư hiện có ở đô thị.
(v) Hoạt động số 57: Khuyến khích phát triển công nghiệp VLXD và xây dựng
xanh. Nội dung chủ yếu của hoạt động này bao gồm:
- Ban hành các chính sách, công cụ kinh tế và kỹ thuật về khuyến khích và hỗ
trợ các doanh nghiệp sản xuất VLXD, trang thiết bị phục vụ xây dựng và sử dụng các
công trình xây dựng theo công nghệ xanh.
(vi) Hoạt động số 58: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng
và sử dụng trong các tòa nhà. Nội dung chủ yếu của hoạt động này bao gồm:
- Thực hiện quản lý bắt buộc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công
trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”2 đối với 100% các tòa nhà xây dựng
mới hoặc cải tạo có quy mô thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn;
- Đưa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong các tòa nhà;
- Triển khai cuộc vận động thực hiện “Công trình xanh” tiết kiệm năng lượng
trong các cơ quan và doanh nghiệp trong cả nước.
4. Nghiên cứu xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng
Căn cứ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch Hành động quốc gia
về tăng trưởng xanh, được sự hỗ trợ của dự án “Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng”
(thuộc Chương trình Năng lượng sạch Việt Nam – USAID), Bộ Xây dựng đã tổ chức
nghiên cứu xây dựng Kế hoạch hành động để thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính
phủ giao. Nhóm nghiên cứu và dự thảo Kế hoạch hành động bao gồm các chuyên gia,
các nhà khoa học đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu khoa học
và hiệp hội nghề nghiệp. Thông qua các hội thảo khoa học, từ những ý kiến đóng góp
của các tổ chức, cá nhân có liên quan, dự thảo Kế hoạch hành động sẽ được hoàn
thiện và trình Bộ Xây dựng quyết định ban hành, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động
thực tiễn của ngành xây dựng.

Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, nhóm các chuyên gia nghiên cứu xây dựng Kế
hoạch hành động bao gồm: (i) Quy hoạch và phát triển đô thị; (ii) Hạ tầng kỹ thuật đô
thị; (iii) Nhà ở; (iv) Vật liệu xây dựng; (v) Công trình xanh. Nhóm các chuyên gia
nghiên cứu phải đánh giá được thực trạng các lĩnh vực; đề xuất các hoạt động cụ thể
trên cơ sở các hoạt động chủ yếu đã nêu trong Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng
QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (Ban
hành theo Thông tư số 15/2013/TT-BXD ngày 26/9/2013 của Bộ Xây dựng).
2

8


trưởng xanh (các hoạt động 33, 55, 56, 57 và 58); tính toán hiệu quả đạt được nhằm
thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2020, tầm nhìn 2030; các giải pháp và kinh phí
thực hiện.
Nội dung nghiên cứu triển khai các hoạt động trên bao gồm:
(i) Về Quy hoạch phát triển ngành XD: rà soát, đánh giá thực trạng hiện nay của
các định hướng và quy hoạch phát triển đô thị; định hướng và quy hoạch chuyên
ngành thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn; chiến lược phát triển nhà ở
đô thị; quy hoạch phát triển VLXD. Trên cơ sở các yêu cầu phát triển bền vững, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cần kiến nghị điều chỉnh
các nội dung và chỉ tiêu chủ yếu trong các định hướng, quy hoạch phát triển ngành
XD đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Đối với lĩnh vực VLXD, cần có đánh giá thực
trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, công nghệ sản xuất các loại VLXD chủ yếu (xi
măng, đá và cốt liệu, gạch ngói, gốm sứ và thủy tinh XD,…), tính toán tiêu hao tài
nguyên và năng lượng, tính toán phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong các
phương án điều chỉnh quy hoạch nhằm đạt được các chỉ tiêu đã nêu trong Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh.
(ii) Về Quy hoạch cải tạo các đô thị: đánh giá thực trạng các đô thị hiện nay trên
cơ sở cách tiếp cận đô thị bền vững; đề xuất Chương trình cải tạo các đô thị đến năm

2020 và tầm nhìn 2030 nhằm đạt được tiêu chí đô thị xanh; thí điểm xây dựng Kế
hoạch hành động đô thị xanh ở Sapa, Huế, Hội An, Vũng Tàu, Đà Lạt.
(iii) Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị: rà soát, đánh giá thực trạng đầu tư xây
dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, kiến nghị kế hoạch đầu tư các công trình hạ
tầng kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030 nhằm đạt được các chỉ tiêu về thoát nước và quản lý chất thải rắn đã
nêu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Trên cơ sở kế hoạch này, cần lựa
chọn một số đô thị chọn lọc để đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư thí điểm.
(iv) Về cải tạo chung cư cũ trong đô thị: đánh giá thực trạng các chung cư cũ
trong đô thị và kế hoạch của các địa phương về cải tạo các chung cư cũ; đề xuất kế
hoạch tổng thể cải tạo các chung cư cũ3 nhằm nâng cao chất lượng nhà ở đô thị, đảm
bảo an toàn cho người dân trong các chung cư.
(v) Về công nghệ công nghệ sản xuất VLXD: rà soát các cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển công nghệ sản xuất VLXD xanh, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên và năng lượng; đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
sản xuất VLXD đầu tư đổi mới công nghệ, hình thành các sản phẩm và VLXD xanh
trong xây dựng.
(vi) Về công trình xanh: nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách và công cụ
khuyến khích phát triển công trình xanh. Trong đó, cần xây dựng các quy chuẩn, tiêu
3

Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

9


chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của công trình xanh; các chính sách quản lý
việc tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD về “Các công trình
xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” trong thực tế, các chính sách quản lý sử dụng
năng lượng trong các tòa nhà.

Hình thức4 của Kế hoạch hành động do các Bộ, ngành soạn thảo và ban hành có
đặc điểm chung: (i) Ban hành dưới hình thức Quyết định cá biệt; (ii) Mục tiêu và Kế
hoạch hành động đến năm 2020; (iii) Các giải pháp chủ yếu; (iv) Kinh phí và tổ chức
thực hiện; (v) Phụ lục danh mục các hoạt động cụ thể. Bộ Xây dựng sẽ tổ chức xây
dựng dự thảo và ban hành Kế hoạch Hành động theo hình thức tương tự, trong đó
kèm theo tờ trình lãnh đạo BXD trên cơ sở các báo cáo của các chuyên gia nghiên cứu
lĩnh vực.

Đối với các địa phương, thực hiện theo “Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tại cấp tỉnh và
thành phố” (Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo và ban hành).
4

10


PHỤ LỤC 1. DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ XÂY DỰNG PHÊ DUYỆT “KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH”.
BỘ XÂY DỰNG
Số

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QĐ-BXD
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng
về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động Tăng trưởng
xanh của ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung
chủ yêu sau đây:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Xây dựng đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) nhằm cụ thể hóa các
nhiệm vụ và mục tiêu của ngành xây dựng đã được nêu trong Chiến lược quốc gia về
tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐTTg ngày 25/9/2012 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn
11


2014-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg
ngày 20/3/2014.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Về công nghiệp sản xuất VLXD: điều chỉnh quy hoạch và ứng dụng công
nghệ sạch để đến năm 2020 giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 8-10% so với

năm 2010, mỗi năm giảm 1,5-2% đến năm 2030; Giảm tiêu hao năng lượng tính trên
GDP 1-1,5% mỗi năm; giá trị sản phẩm công nghệ xanh trong GDP chiếm 42-45%; tỷ
lệ cơ sở sản xuất VLXD đạt tiêu chuẩn môi trường là 80%.
- Về quy hoạch đô thị và đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị: điều chỉnh quy
hoạch xây dựng đô thị theo hướng phát triển bền vững; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật nhằm đảm bảo tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt
quy chuẩn quy định là 60%, đối với đô thị loại IV, V là 40%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị
được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày
17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ5; 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh.
- Về nhà ở đô thị: xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể cải tạo chung cư cũ
trong đô thị nhằm nâng cao chất lượng nhà ở và cảnh quan môi trường xung quanh,
đảm bảo an toàn cho người sống trong các chung cư.
- Về cơ chế, chính sách: xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách
khuyến khích, hỗ trợ phát triển đô thị xanh, công trình xanh, sản xuất và áp dụng vật
liệu xây dựng xanh; quản lý việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thuộc phạm vi
điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chí, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng xanh, đô thị
xanh, công trình xanh, vật liệu xanh.
2. Kế hoạch hành động
Các nhiệm vụ chủ yếu và phân các đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp thực hiện
Kế hoạch hành động của ngành xây dựng về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 được nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động này được huy động từ các nguồn:
ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, nguồn lực của doanh nghiệp, các tổ
chức quốc tế. Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch hành động
được quy định trong Phụ lục kèm theo, phù hợp với quy định về nguồn tài chính đã
nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh ban hành kèm theo
Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức thực hiện

Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
5

12


a) Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp
với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động này; là đầu mối
phối hợp với các Bộ ngành, địa phương để triển khai Kế hoạch hành động; tổng hợp
tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ban điều phối Tăng
trưởng xanh và Bộ Kế hoạch và đầu tư; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực
hiện Kế hoạch hành động.
b) Căn cứ Kế hoạch hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của đơn vị mình, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách
nhiệm thực hiện các nhiệm được phân công tại Phụ lục của Kế hoạch hành động này;
hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về đơn vị đầu mối để tổng hợp báo cáo lãnh đạo
Bộ Xây dựng.
c) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất
vật liệu xây dựng xây dựng Kế hoạch hành động của mình và tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ và giải pháp có liên quan nhằm thực hiện Kế hoạch hành động.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị trực thuộc, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp thuộc Bộ
chịu thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Kế hoạch và đầu tư;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để b/c);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Sở XD các tỉnh/thành phố;
- Lưu VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phan Thị Mỹ Linh

13


PHỤ LỤC. NỘI DUNG CÁC NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG XANH NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Kèm theo Quyết định số
/QĐ-BXD ngày
tháng năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng).
TT

Nội dung hoạt động

Đơn vị
chủ trì

Đơn vị
phối hợp


Thời gian
thực hiện

Kinh phí

Ghi chú

A. Quy hoạch phát triển ngành XD (Rà soát, điều chỉnh các định hướng, quy hoạch đô thị; Định hướng, quy hoạch chuyên ngành thoát
nước, quản lý chất thải rắn; Định hướng, chiến lược nhà ở; Quy hoạch phát triển VLXD theo hướng phát triển bền vững).
1
2

B. Quy hoạch đô thị, đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị (Chương trình cải tạo các đô thị theo tiêu chí đô thị xanh, phát triển bền
vững; Kế hoạch đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị)
1
2

C. Nhà chung cư cũ (Kế hoạch cải tạo chung cư cũ, nâng cao chất lượng nhà ở và cảnh quan môi trường xung quanh)
1
2

D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh, VL xanh)
1

14


TT

Nội dung hoạt động


Đơn vị
chủ trì

Đơn vị
phối hợp

Thời gian
thực hiện

Kinh phí

Ghi chú

2

E. Xây dựng xanh, đô thị xanh, công trình xanh (Cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, định mức kinh tế - kỹ thuật, các
hướng dẫn về xây dựng xanh, đô thị xanh, công trình xanh; Quản lý năng lượng sử dụng trong tòa nhà)
1
2


15



×