Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 117 trang )

Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT

An toàn giao thông

BTCT

Bê tông cốt thép

BTN

Bê tông nhựa

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BTXM

Bê tông xi măng

CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa


CPU

Đơn vị xe con quy đổi

CV

Mã lực

DWT

Trọng tải toàn phần (tàu biển)

ĐBSCL

ĐBSCL

ĐH

Đường huyện

ĐTNĐ

Đường thủy nội địa

GDP

Thu nhập quốc dân

GTVT


Giao thông vận tải

HĐH

Hiện đại hóa

HLATGTĐB

Hành lang an toàn giao thông đường bộ

HK

Hành khách

KCHTGTVT

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

KCN

Khu công nghiệp

KT – XH

Kinh tế xã hội

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm


NLNN

Nông lâm ngư nghiệp

PPP

Hợp tác công - tư

QL

Quốc lộ

VITRANSS

Nghiên cứu chiến lược GTVT Việt Nam

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

XD

Xây dựng

TNGT

Tai nạn giao thông

TCXDVN


Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

i


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
PHẦN I: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG.....................................5
1.1

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang.......................................5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................................5
1.1.2 Tổng quan về kinh tế - xã hội..................................................................................7
1.1.3 Các ngành kinh tế chính..........................................................................................9
1.2

Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải đường bộ tỉnh Tiền Giang..............10

1.2.1 Hiện trạng quốc lộ và cao tốc................................................................................13
1.2.2 Hiện trạng đường tỉnh...........................................................................................15
1.2.3 Hiện trạng hệ thống đường huyện, đường liên xã:................................................22
1.2.4 Hiện trạng hệ thống đường nội thị và giao thông nông thôn.................................22
1.3


Đánh giá chung....................................................................................................23

1.3.1 Đánh giá chung về kinh tế-xã hội..........................................................................23
1.3.2 Đánh giá chung về mạng lưới đường bộ tỉnh Tiền Giang......................................24
PHẦN II: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA TỈNH TIỀN GIANG......................................................................................26
2.1

Hiện trạng giao thông vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang............................26

2.2

Hiện trạng luồng lạch và phân cấp đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang........27

2.2.1 Phân cấp quản lý và kỹ thuật.................................................................................27
2.2.2 Hiện trạng một số luồng, tuyến giao thông thủy nội địa chính trên địa bàn tỉnh. . .30
2.3
địa

Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác vận tải trên các tuyến đường thủy nội
.............................................................................................................................. 33

2.4

Hiện trạng phương tiện thủy nội địa..................................................................36

2.5

Hiện trạng các cảng sông và bến thủy nội địa...................................................38


2.5.1 Hiện trạng cảng chính Mỹ Tho..............................................................................39
2.5.2 Các cảng chuyên dùng khác..................................................................................40
2.5.3 Hiện trạng Khu neo đậu tránh bão.........................................................................41
2.5.4 Hiện trạng các bến thủy nội địa.............................................................................41
2.6
Hiện trạng về công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện giao thông
đường thủy nội địa.........................................................................................................45
2.7

Hiện trạng về an toàn giao thông đường thủy nội địa......................................46

2.7.1 Hiện trạng về tai nạn giao thông đường thủy nội địa.............................................46
2.7.2 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường thủy..................................................47
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

ii


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

2.8
Tác động của các công trình giao thông, thủy lợi, dân cư, khu công nghiệp
đến giao thông đường thủy nội địa...............................................................................48
2.8.1 Ảnh hưởng của công trình thủy lợi........................................................................49
2.8.2 Ảnh hưởng của các công trình cầu........................................................................50
2.8.3 Ảnh hưởng của các khu dân cư.............................................................................52
2.8.4 Ảnh hưởng của các khu công nghiệp....................................................................52
2.9


Đánh giá chung về mạng lưới đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang................52

PHẦN III: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA.....................................55
TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020..........................................................................55
3.1

Định hướng phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.......................55

3.1.1 Phương hướng chung............................................................................................55
3.1.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội.....................................................................55
3.1.3 Định hướng phát triển thương mại - công nghiệp..................................................57
3.1.4 Định hướng phát triển nông- lâm- ngư nghiệp......................................................58
3.1.5 Định hướng phát triển mạng lưới du lịch..............................................................58
3.2

Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang..............................58

3.2.1 Định hướng chung.................................................................................................58
3.2.2 Định hướng phát triển các tiểu ngành giao thông vận tải......................................59
3.3
Các chương trình, dự án đầu tư phát triển giao thông thủy nội địa đã được
phê duyệt......................................................................................................................... 60
3.4

Dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020..............61

3.4.1 Phương pháp và cơ sở dự báo...............................................................................61
3.4.2 Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá..............................................................63
3.4.3 Dự báo khối lượng vận chuyển hành khách..........................................................65

3.4.4 Dự báo lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường thủy nội địa chính...............68
PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH TIỀN
GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030......................................70
4.1

Quan điểm và mục tiêu phát triển.....................................................................70

4.1.1 Quan điểm.............................................................................................................70
4.1.2 Mục tiêu................................................................................................................70
4.2

Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.....71

4.2.1 Quy hoạch tổng thể phát triển vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang......................71
4.2.2 Quy hoạch phân cấp quản lý và kỹ thuật các tuyến đường thủy nội địa................73
4.2.3 Quy hoạch nâng cấp, cải tạo luồng lạch các tuyến đường thủy nội địa chính của
tỉnh Tiền Giang................................................................................................................76
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

iii


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

4.2.4 Quy hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống phao tiêu - báo hiệu trên các tuyến chính. . .80
4.2.5. Quy hoạch phát triển các cảng, bến thủy nội địa và phà.........................................80
4.2.6 Yêu cầu thay thế các công trình cầu vượt sông liên quan......................................88
4.3 Định hướng phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2030.
..................................................................................................................................

88
4.4

Tổng hợp các dự án và lộ trình ưu tiên đầu tư..................................................88

4.4.1 Tiêu chuẩn dự án ưu tiên.......................................................................................88
4.4.2 Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020................................89
4.5

Xác định nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020.....................................................90

PHẦN V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................92
5.1
Hiện trạng các vấn đề môi trường trong xây dựng và khai thác giao thông vận
tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang....................................................................................92
5.1.1 Tác động môi trường của việc xây dựng, khai thác cảng và luồng:.......................92
5.1.2 Tác động môi trường do hoạt động của các phương tiện vận tải thủy:..................93
5.1.3 Tác động môi trường do một số nguyên nhân khác:..............................................93
5.2
địa

Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch giao thông đường thủy nội
.............................................................................................................................. 94

5.2.1 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng giao thông đường thủy
nội địa.............................................................................................................................. 94
5.2.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch tổ chức khai thác vận tải đường
thủy nội địa...................................................................................................................... 96
5.2.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển ngành công nghiệp sửa chữa và
đóng tàu............................................................................................................................ 99

5.3

Hệ thống quản lý môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải thủy nội địa....
..................................................................................................................................
103

5.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường...................................................103
5.3.2 Nội dung chủ yếu của quản lý môi trường..........................................................104
PHẦN VI: CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY
HOẠCH........................................................................................................................ 105
6.1

Các cơ chế chính sách về quản lý giao thông vận tải thủy nội địa.................105

6.1.1 Chính sách đảm bảo nguồn tài chính cho quản lý giao thông đường thủy nội địa.....
..................................................................................................................................
105

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

iv


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

6.1.2 Chính sách tăng cường quản lý thường xuyên đối với giao thông đường thủy nội
địa
............................................................................................................................ 105
6.1.3 Chính sách quản lý và thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch phát triển giao

thông đường thủy nội địa...............................................................................................105
6.1.4 Chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý giao thông đường thủy nội địa....106
6.2
Các cơ chế chính sách về thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông vận
tải thủy nội địa..............................................................................................................106
6.2.1 Đối với vốn đầu tư hạ tầng tuyến........................................................................107
6.2.2 Đối với vốn đầu tư phương tiện vận tải thủy.......................................................107
6.2.3 Đối với vốn đầu tư cảng, bến..............................................................................107
6.3
Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủy
nội địa............................................................................................................................ 108
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 109

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

v


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.1: Hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Tiền Giang.................................................6
Bảng 1.1.2-a: Cơ cấu dân số tỉnh Tiền Giang 2000 – 2013............................................7
Bảng 1.1.2-b: Hành chính, dân số, diện tích tỉnh Tiền Giang.........................................8
Bảng 1.2: Hiện trạng giao thông đường bộ tỉnh Tiền Giang năm 2013........................12
Bảng 1.2.1: Hiện trạng các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2013......14
Bảng 2.1: Thống kê số lượng km đường thủy nội địa theo phân cấp quản lý trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang (1996-2013).................................................................................26
Bảng 2.2.1-a: Danh mục các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do

Trung ương quản lý......................................................................................................27
Bảng 2.2.1-b: Danh mục các đoạn tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang do tỉnh quản lý...................................................................................................28
Bảng 2.3-a: Các tuyến vận tải thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.....................34
Bảng 2.3-b: Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển bằng đường thủy nội địa
tỉnh tiền Giang (2001-2013).........................................................................................36
Bảng 2.4-a: Thống kê số lượng phương tiện thủy tỉnh Tiền Giang..............................37
Bảng 2.4-b: Các chủng loại phương tiện vận tải thủy hoạt động trong sông, kênh trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang................................................................................................37
Bảng 2.4-c: Thông số kỹ thuật cơ bản của các loại phương tiện thủy nội địa hoạt động
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.........................................................................................38
Bảng 2.5.1: Tổng hợp khối lượng hàng hóa thông qua cảng Mỹ Tho giai đoạn 20032013 .......................................................................................................................... 40
Bảng 2.5.2: Hệ thống các các chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang....................40
Bảng 2.5.3-1: Số lượng các bến thủy trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý............41
Bảng 2.5.3-2: Số lượng các bến thủy nội địa trên các tuyến sông kênh chính.............42
Bảng 2.6: Tổng hợp hiện trạng cơ sở công nghiệp đường thủy nội địa........................45
Bảng 2.8.2: Thống kê cầu vượt trên các tuyến đường thủy nội địa chính....................51
Bảng 3.1.2: Phương án tăng trưởng GDP của Tiền Giang............................................56
Bảng 3.3: Các dự án đường thủy nội địa có liên quan đến tỉnh Tiền Giang.................60
Bảng 3.4.2: Kết quả dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa tỉnh Tiền Giang........................64
Bảng 3.4.3: Kết quả dự báo nhu cầu vận tải hành khách tỉnh Tiền Giang....................67
Bảng 3.4.4: Kết quả dự báo lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường thủy nội địa
chính .......................................................................................................................... 68
Bảng 4.2.2-a: Danh mục các tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý..........74
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

vi



Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Bảng 4.2.2-b: Quy hoạch phân cấp kỹ thuật các tuyến ĐTNĐ trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang do tỉnh quản lý...................................................................................................75
Bảng 4.2.3.2: Quy hoạch các tuyến đường thủy nội địa do cấp tỉnh quản lý................78
Bảng 4.2.5.2: Quy hoạch phát triển các bến thủy nội địa.............................................84
Bảng 4.2.5.3: Tổng hợp quy hoạch các bến phà trên địa bàn Tiền Giang.....................86
Bảng 4.4.2: Tổng hợp các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020....................................89
Bảng 4.5: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển ĐTNĐ Tiền Giang.........................91

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

vii


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

DANH MỤC HÌNH, BIỂU
Biểu đồ 1.2-a: Biểu đồ tỷ lệ chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.............10
Biểu đồ 1.2-b: Tỷ lệ kết cấu mặt đường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang..........................10
Hình 3.4.1-1: Hiện trạng mật độ vận tải hàng hóa trên các tuyến sông chính..............62
Hình 3.4.1-2: Hiện trạng mật độ vận tải khách trên các tuyến sông chính...................62
Hình 3.4.2-1: Dự báo mật độ vận tải hàng hóa trên các tuyến sông chính năm 2015...64
Hình 3.4.2-2: Dự báo mật độ vận tải hàng hóa trên các tuyến sông chính năm 2025...65
Hình 3.4.2-3: Dự báo mật độ vận tải hàng hóa trên các tuyến sông chính năm 2035...65
Hình 3.4.3-1: Dự báo mật độ vận tải khách trên các tuyến sông chính năm 2015........67
Hình 3.4.3-2: Dự báo mật độ vận tải khách trên các tuyến sông chính năm 2025........67
Hình 3.4.3-3: Dự báo mật độ vận tải khách trên các tuyến sông chính năm 2035........68


Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

viii


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Tỉnh Tiền Giang có vị trí địa lý là cầu nối giao lưu giữa hai vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều tiềm năng phát triển các
ngành kinh tế, dịch vụ v.v.... Đây cũng là đầu mối giao thông vận tải kết nối giữa khu
vực Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long với các tuyến đường thủy nội
địa, đường bộ, đặc biệt là hệ thống đường thủy nội địa liên kết Tiền Giang với các địa
phương khác đồng thời cũng thông ra biển kết nối với các trung tâm kinh tế, văn hóa
trên cả nước.
Hiện nay, hệ thống các bến cảng khu vực Thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành
trên sông Tiền đã hình thành nên một trung tâm xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá và vật
liệu xây dựng đường thủy nội địa phục vụ phát triển KT-XH các vùng trong địa bàn
tỉnh. Các hoạt động xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá và vật liệu xây dựng trên các tuyến
sông khác ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, hệ thống bến bãi, cảng thủy
nội địa hầu hết chưa được đầu tư bài bản, không có quy hoạch cụ thể, tình trạng cảng,
bến thủy nội địa tự phát lấn chiếm hành lang ATGT đường thủy nội địa diễn ra thường
xuyên. Các thành phần tham gia khai thác vận tải thủy phần lớn là các hộ gia đình nho
lẻ, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân nhưng đa phần đều có quy mô nho, đoàn
phương tiện cũ, lạc hậu tính cạnh tranh thấp, sức chở và hiệu quả khai thác thấp, đồng
thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT đường thủy nội địa. Công tác quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nhằm phát huy tính ưu việt của vận tải
thủy vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc xác định các khu vực vị trí xây dựng các

công trình cầu bến bốc dỡ hàng hóa, bãi chứa hàng, các bến khách ngang sông để lập
lại trật tự xã hộivà đảm bảo an toàn giao thông trong các hoạt động bốc xếp, vận
chuyển đường thủy theo đúng Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004.
Trên cơ sở định hướng phát triển các hoạt động vận chuyển, bốc xếp đường thủy,
hoạt động các bến thủy nội địa bến khách ngang sông trên phạm vi toàn tỉnh phù hợp
với quy hoạch chung của ngành GTVT, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020, phù hợp với các chủ chương phát triển kinh tế
của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, cần phải có “Quy hoạch phát triển
đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” để
đảm bảo yêu cầu phát triển đồng bộ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và các chương trình, dự án đầu
tư khác.
2. Mục tiêu quy hoạch
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới đường thủy nội địa, hệ thống
cảng sông, đội tầu vận tải, cơ khí thủy xác định quy mô, cấp hạng kỹ thuật và giải
pháp cải tạo, chỉnh trị, nâng cấp các tuyến sông chính, cải tạo, nâng cấp cảng sông, đội
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

1


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

tầu, mạng lưới cơ khí thủy, ...đề xuất các phương án quy hoạch đường thủy nội địa
nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an toàn giao
thông và phát triển bền vững ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa Tiền Giang.
Quy hoạch được duyệt là cơ sở để triển khai đầu tư các dự án ưu tiên, là cơ sở để
thống nhất về quy hoạch đối với các ngành liên quan khác.
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án

Phạm vi nghiên cứu: quy hoạch đường thủy nội địa tập trung vào những
tuyến sông chính, tuyến vận tải thủy chính trong địa bàn tỉnh.
Giới hạn quy hoạch: Trong Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tập trung nghiên cứu phát triển
hệ thống GTVT đảm bảo các mối quan hệ sau:
+ Giữa mạng lưới giao thông đường thủy nội địa do Trung ương quản lý đến
tỉnh và liên tỉnh.
+ Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa do Tỉnh quản lý đến huyện và liên
huyện.
+ Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa từ huyện đến xã và liên xã; sẽ
được nghiên cứu riêng trong “Quy hoạch phát triển mạng lưới đường giao
thông nông thôn”.
-

Đối tượng nghiên cứu
+ Các tuyến đường thủy, cảng thủy nội địa, cảng biển quốc gia nằm trên địa
bàn tỉnh.
+ Các tuyến đường thủy do tỉnh quản lý.
+ Hệ thống cảng - bến: do tỉnh quản lý.

4. Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường thủy nội địa (Luật số 23/2004/QH11 ngày
15/06/2004);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
(Luật số 48/2014/QH13 ngày 17/06/2014);
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005 (Luật số 40/2005/QH11ngày
14/06/2005).
Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999, qui định chi tiết thi hành
pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường thủy nội
địa;

Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa;
Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 7/09/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

2


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội;
Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 về quản lý cảng biển và
luồng hàng hải;
Quyết định số 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/04/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 về việc Phê duyệt Quy
hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và
định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 của Bộ Giao thông vận tải
về việc Công bố đường thủy nội địa quốc gia;
Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của của Bộ Khoa công
nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664 : 2009 Tiêu chuẩn phân cấp
kỹ thuật đường thủy nội địa;
Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông vận
tải phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy
nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông vận
tải về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng thủy nội địa khu vực phía Nam đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 4291/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2013 của Bộ Giao thông vận
tải về Phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

3


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2020, định hướng đến 2030;
Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giao
thông vận tải: Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được HĐND thông qua;
Văn bản số 4653/ UBND ngày 13/08/ 2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về
chấp thuận để sở GTVT tiến hành lập quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh
Tiền Giang;
Quyết định số 3492/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 1199/UBND ngày 16/5/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tình Tiền Giang đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030;
-

Các văn bản pháp lý khác liên.

5. Nội dung chính lập quy hoạch
-

Mở đầu

-

Phần I: Hiện trạng phát triển KT – XH và mạng lưới giao thông vận tải đường
bộ tỉnh Tiền Giang

-


Phần II: Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang

-

Phần III: Dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

-

Phần IV: Quy hoạch phát triển hệ thống GTVT thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030

-

Phần V: Đánh giá chiến lược về tác động môi trường đường thủy nội địa

-

Phần VI: Một số cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển
GTVT thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

-

Kết luận và kiến nghị

6. Sản phẩm
-

Thuyết minh tóm tắt quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.


-

Thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

-

Bản đồ quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

4


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

PHẦN I: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MẠNG
LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG
1.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (KTTĐPN), cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách TP
Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài
trên 120 km; có tọa độ địa lý 105 o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20''
đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc.
Vị trí địa lý:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An

Phía Đông Bắc giáp TP. Hồ Chí Minh
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp
Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long
Phía Đông giáp Biển Đông
Tiền Giang có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh như:
QL1, QL30, QL50, QL60 và cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương. Nằm ở hạ lưu
sông Tiền và có kênh Chợ Gạo nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL.
Tiền Giang nằm trên trục giao thông quan trọng cả đường thủy và bộ giữa thành phố
Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL.
 Diện tích, địa hình, đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 250.934,41 ha, chiếm khoảng 6,1% diện
tích ĐBSCL; 8,1% diện tích vùng KTTĐPN; 0,8% diện tích cả nước. Đất đai của
Tiền Giang có thể phân thành 4 nhóm chính như sau:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 125.431 ha, chiếm 50% diện tích đất tự nhiên, tập
trung chủ yếu ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố
Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây
- Nhóm đất mặn: Diện tích 34.552 ha, chiếm 13,77% tổng diện tích đất tự nhiên.
Chủ yếu ở huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Tân Phú Đông
và một phần huyện Chợ Gạo.
- Nhóm đất phèn: Diện tích 45.912 ha, chiếm 18,3% diện tích toàn tỉnh. Phân bố
chủ yếu ở khu vực trũng thấp thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân
Phước.
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

5


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030


Nhóm đất cát giồng: Diện tích 7.336 ha, chiếm 2,9% tổng diện tích toàn tỉnh. Phân bố
rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và Gò Công Đông.
Bảng 1.1.1: Hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Tiền Giang
TT
1

2

Loại đất

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

191.137,10

76,18

Đất sản xuất nông nghiệp

179.248,34

71,44

Đất lâm nghiệp

4.137,62

1,65


Đất nuôi trồng thủy sản

7.699,20

3,07

Đất nông nghiệp khác

51,94

0,02

Đất phi nông nghiệp

50.643,03

20,17

9.440,08

3,76

21.536,49

8,58

Đất tôn giáo tín ngưỡng

252,75


0,10

Đất nghĩa trang

788,10

0,31

18.621,74

7,42

3,87

0,002

9.154,28

3,65

250.934,41

100,00

Đất ở
Đất chuyên dùng

Đất sông suối và mặt nước
Đất phi nông nghiệp khác
3


Diện tích (ha)

Đất chưa sử dụng
Tổng

(Nguồn: Niên giám thống kê Tiền Giang-2013)
 Khí hậu thủy văn
Khí hậu tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng chế độ nhiệt đới gió mùa, phân chia
thành 2 mùa rõ rệt trong năm:
-

Mùa khô: Có gió mùa Đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4,nước bị biến đổi suy
giảm mực nước trên các dòng sông chính.

-

Mùa mưa: Có gió mùa Tây nam bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, riêng
lũ hàng năm thường xảy ra vào tháng 9 gây ngập lụt từ 1- 2,5 m, đặc biệt có
khu vực ngập tới hơn 3,5 m (các huyện thuộc vùng ngập lũ). Hoạt động ĐTNĐ
thường xuyên chịu ảnh hưởng trong mùa mưa, lũ như: hạn chế thời gian khai
thác, tĩnh không của các công trình vượt sông không đảm bảo do mực nước
dâng cao, xuất hiện nhiều chường ngại vật trên dòng chảy v.v...

Nhiệt độ bình quân ổn định khoảng 27 oC, với giờ nắng khoảng 2.521 giờ, lượng
mưa bình quân khá cao (1.467 mm) nhưng không đều (mùa mưa chiếm tới 88-95%
lượng mưa cả năm) kèm theo độ ẩm cao từ 82,2 - 85.7% (cao nhất trong mùa mưa).
Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:Nước ngọt và lũ lụt vào mùa
mưa; Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển; Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng
đất phèn.

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

6


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Thuỷ triều có chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày nước lên xuống 2 lần,
có 2 đỉnh và 2 chân, hai đỉnh triều chênh lệch nhau ít nhưng 2 chân chênh lệch nhau
nhiều do đó thuỷ triều thuộc loại hỗn hợp thiên về nhật triều. Đặc biệt vùng cửa sông
có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ
truyền triều 30 km/h, tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9 m/s, lớn nhất lên đến
1,2 m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8 m/s. Tình hình bão, lũ lụt, giông gió hàng
năm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong khu vực và Tiền
Giang.
1.1.2 Tổng quan về kinh tế - xã hội
 Địa giới hành chính
Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công,
thị xã Cai Lậy, huyện Tân Phước, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Tihành, huyện
Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông.
 Dân số
Dân số Tiền Giang năm 2013 là 1.705.767 người, Tiền Giang là tỉnh có dân số
khá đông so với khu vực (đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL).
Mật độ dân số 680 người/km2, ở mức cao trong khu vực (trung bình khu vực là
426 người/km2) và rất cao so với cả nước (263 người/km2). Phân bố dân cư của tỉnh
không đồng đều, phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn (85,26%) và chủ yếu
là những huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành. Trong những năm qua, dân số có xu
hướng chuyển dần về khu vực đô thị với tốc độ chậm. Tốc độ tăng dân số bình quân
của Tiền Giang ở mức trung bình, chỉ khoảng 0,4%/năm.

Cộng đồng dân cư của tỉnh Tiền Giang gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer,
Chăm và các dân tộc khác. Trong đó phần lớn là người Kinh, các dân tộc khác chiếm
tỷ lệ nho.
Bảng 1.1.2-a: Cơ cấu dân số tỉnh Tiền Giang 2000 – 2013
Phân theo giới tính
Phân theo khu vực
Năm
Tổng số
Nông
Nam
Nữ
Thành thị
thôn
2000
1.613.617
783.869
829.748
211.668
1.401.949
2005
1.650.275
800.264
850.011
222.349
1.427.926
2006
1.655.150
803.568
851.582
224.246

1.430.904
2007
1.661.589
806.644
854.945
226.315
1.435.274
2008
1.668.025
815.018
853.007
228.413
1.439.612
2009
1.673.932
823.052
850.880
230.419
1.443.513
2010
1.677.986
825.882
852.104
246.590
1.431.396
2011
1.682.601
828.230
854.371
247.896

1.434.705
2012
1.692.457
829.812
862.645
249.452
1.443.005
2013
1.705.767
836.866
868.901
251.258
1.454.509
(Nguồn: Niên giám thống kê Tiền Giang-2013)
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

7


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Tỉnh Tiền Giang có 1 thành phố: Mỹ Tho; 2 thị xã: Gò Công, Cai Lậy và 8
huyện: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân
Phú Đông và Tân Phước.
Bảng 1.1.2-b: Hành chính, dân số, diện tích tỉnh Tiền Giang
TT

Tên huyện, thành phố


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thành phố Mỹ Tho
Thị xã Gò Công
Thị xã Cai Lậy
Huyện Cai Lậy
Huyện Cái Bè
Huyện Tân Phước
Huyện Châu Thành
Huyện Chợ Gạo
Huyện Gò Công Tây
Huyện Gò Công Đông

11

Huyện Tân Phú Đông
Cộng

8.154,08
10.198,48
14.018,95

29.599,37
42.089,82
33.321,74
22.991,09
23.139,47
18.441,94
26.768,16

Dân số
(Người)
218.659
96.352
123.775
186.731
291.808
58.712
241.230
177.811
127.050
142.820

Mật độ
(Ng./km2)
2.682
945
884
632
693
176
1.049

768
689
534

Số
Ph.xã
17
12
16
16
25
13
23
19
13
13

22.211,31
250.934,41

40.819
1.705.767

184
680

6
173

Diện tích

(ha)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2013 có cập nhật thị xã Cai Lậy)

 Một số chỉ tiêu KT-XH
a) Chỉ tiêu kinh tế 2013
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2006-2008 tăng 11,8%/năm; giai
đoạn 2009-2013 tăng bình quân 9,5 - 10% tốc độ tăng trong 4 năm 2009 - 2013 tăng
chậm lại chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu. Năm 2013 thu nhập bình quân/người đạt 38,2 triệu đồng.
- Giá trị tăng thêm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 4,5 – 5%; khu vực
công nghiệp – xây dựng tăng 17,1 – 17,6%; khu vực dịch vụ tăng 9,6 – 10,1% so với
năm 2012.
-

Cơ cấu kinh tế:
 Khu vực I: 40%
 Khu vực II: 31,1%
 Khu vực III: 28,9%

-

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,06 tỷ USD

- Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 19.218 tỷ đồng, tăng 13,3%
so với cùng kỳ.
-

Tổng thu ngân sách đạt 3.800 tỷ đồng đạt 93% so với kế hoạch.


Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

8


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

b) Chỉ tiêu xã hội năm 2013
-

Tốc độ phát triển dân số khoảng 0,8%/năm; giảm tỷ lệ sinh 0,3‰.

- Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi: mẫu giáo 65,5%; tiểu học 100%; trung học
cơ sở 96,9%; trung học phổ thông 46%.
- Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi có việc làm là 1.011.148 chiếm 59,3% dân số. Tỷ lệ
thất nghiệp thành thị 4%.
-

Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,33%.

-

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 14,1%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 88,5%, trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng là dưới 12,5%.
-

Số giường bệnh/10.000 dân là 21,4 giường.


-

Số bác sỹ/10.000 dân là 5,1 người.

1.1.3 Các ngành kinh tế chính
Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước,
với điều kiện tự nhiên sinh thái rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ
cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng và có điều kiện sinh trưởng nhanh. Do đó
sản xuất và xuất khẩu thủy sản, gạo và rau quả là động lực chính thúc phát triển kinh tế
của tỉnh. Ngoài ra Tiền Giang cũng là nơi phát triển ngành dệt may xuất khẩu.
Tiềm năng du lịch: Tiền Giang còn có những cơ hội thuận lợi cần nắm bắt, là
điểm du khách quốc tế dừng chân trong tổng thể du lịch miệt vườn sông nước trên
vùng sông Mê Kông - đã được tổ chức du lịch thế giới đã xác định là một trong mười
điểm du lịch thế giới vào năm 2000. Du lịch Tiền Giang xác định sự liên kết nối tour
với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ để phong phú hoá chương
trình tham quan. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh để khai thác,
tiếp cận nguồn khách, trao đổi kinh nghiệm, công nghệ thông tin trong du lịch, tranh
thủ sự hỗ trợ và hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
Với ưu thế về hệ thống sông và các cửa biển, mạng lưới giao thông thuỷ khá phát
triển, sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của Tiền Giang với các tỉnh trong
vùng và cả nước.
Công nghiệp: Tiền Giang có nhiều ngành sản xuất công nghiệp như khai khoáng,
chế biến, chế tạo, sản xuất, may mặc, giày da v.v…Trong đó chủ đạo là công nghiệp
chế biến. Với ưu thế về nông nghiệp, có sản lượng nông nghiệp hàng đầu khu vực,
Tiền Giang đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, thực phẩm.
Hiện Tiền Giang có 4 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đang hoạt động
với tổng diện tích 1.213 ha. Các KCN và CCN chủ yếu tập trung tại thành phố Mỹ
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT


9


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Tho, Châu Thành, Tân Phước, Gò Công Đông và Cái Bè. Trong đó một số khu công
nghiệp lớn như KCN Tân Hương, Long Giang, có diện tích lớn và có vốn đầu tư trên
1.000 tỷ đồng.
1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải đường bộ tỉnh Tiền Giang
Tính đến tháng 12/2013, trên địa bàn tỉnh có 7.027,46km. Trong đó:
-

Cao tốc (1 tuyến): dài 11km, chiếm 0,16%

-

Quốc lộ (4 tuyến): dài 137,07 km, chiếm 1,95%

- Đường tỉnh (30 tuyến): dài 446,5 km trong đó có 02 tuyến đang được đầu tư,
còn lại 28 tuyến hiện hữu dài 422,32 km, chiếm 6,01%
-

Đường huyện (155 tuyến): dài 890,374 km chiếm 12,67%

-

Đường xã, GTNT: dài 5.393 km, chiếm 76,74%

-


Đường nội thị: dài 118,72 km, chiếm 1,69%

-

Đường chuyên dùng: dài 54,98 km, chiếm 0,78%

Biểu đồ 1.2-a: Biểu đồ tỷ lệ chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Biểu đồ 1.2-b: Tỷ lệ kết cấu mặt đường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

10


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

Mật độ mạng lưới đường đạt khoảng 2,81km/km2 và 4,2km/1.000dân. Về chất
lượng đường, mặt đường BTN chiếm 6,84%; đường bê tông xi măng chiếm 31,13%;
láng nhựa chiếm 20,70%; mặt đường cấp phối chiếm tỷ lệ 20,07%; còn lại đường đất
21,26% (hầu hết là đường Giao thông nông thôn). Trong đó hệ thống Đường tỉnh đã
được đầu tư mặt đường nhựa gần như hoàn thiện đạt 97%. Nhìn chung tình trạng mặt
đường tương đối tốt đảm bảo nhu cầu giao thông, tuy nhiên vẫn còn tình trạng đường
xấu vẫn còn ở các đường xã và đường giao thông nông thôn và hiện nay vẫn đang tiếp
tục được xây dựng theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tình trạng khai thác của đường vẫn còn hạn chế, tỷ lệ đường tốt chiếm 37,98%;
tình trạng đường trung bình chiếm 26,68%; đường xấu chiếm 13,08%; còn lại tình
trạng đường rất xấu chiếm tỷ lệ tương đối lớn 22,25%, ảnh hưởng nhiều đến đời sống

của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối
đều nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai vì còn nhiều
hạn chế trong khai thác do bị chia cắt bởi sông kênh.
Kết nối giao thông giữa hệ thống đường tỉnh với các đường huyện, đường xã,
đường chuyên dùng và mạng lưới đường thủy ngày càng hoàn thiện, đã góp phần giải
quyết nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh, nội tỉnh và kết nối các địa
phương trên địa bàn tỉnh làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

11


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030
Bảng 1.2: Hiện trạng giao thông đường bộ tỉnh Tiền Giang năm 2013
Tên đường

Tổng cộng

Số
tuyến

Chiều dài
(km)

4.728

7.027,46


Loại mặt đường (km)

Tình trạng đường (km)

BTN

BTXM

Láng
nhựa

Cấp
phối

Đất

Tốt

TB

Xấu

Rất xấu

480,33

2.187,70

1.455,56


1.409,69

1.494,18

2652,373

1892,505

918,69

1563,90

Cao tốc

1

11

11

0

0

0

0

11


0

0

0

Quốc lộ

4

137,07

137,07

0

0

0

0

137,07

0

0

0


28

422,32

157,94

0,17

253,5

10,71

0

353,573

58,045

10,71

0

155

890,374

29,17

109,05


484,65

225,99

41,51

381,1

326,71

121,97

60,59

4.328

5.393

45,93

2.072,58

701,82

1.131,99

1.440,68

1.685,14


1.471,53

745,01

1.491,32

181

118,72

88,83

5,9

15,59

8,4

0

77,22

33,1

8,4

0

31


54,98

10,39

0

0

32,6

11,99

7,27

3,12

32,6

11,99

Đường tỉnh
Đường huyện
Đường liên xã,
GTNT
Đường nội thị
Đường chuyên
dùng

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)


Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

12


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

1.2.1 Hiện trạng quốc lộ và cao tốc
Trên địa bàn toàn tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ đang khai thác, 1 tuyến cao tốc đi qua với
tổng chiều dài 148,07 km, là QL 1, QL 50, QL 60, QL 30 và tuyến cao tốc TP HCM –
Trung Lương qua địa bàn tỉnh dài 11km đã đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Trung Lương
– Cần Thơ đang tìm nhà đầu tư xây dựng.
Chiều dài quốc lộ trên địa bàn tỉnh là 137,07km, chiếm 2,08% so với tổng chiều dài
đường bộ; cấp III đồng bằng đạt 38,18%, cấp III-I đạt 53,51%, cấp II đạt 2,47%, cấp IV
đạt 5,84%. Trong các tuyến quốc lộ thì QL1 đang quá tải, QL30, QL60 tương đối tốt,
QL50 đang nâng cấp. Các tuyến quốc lộ đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển KTXH đối với tỉnh Tiền Giang, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả Vùng ĐBSCL.
(1) Cao tốc TP.HCM – Trung Lương:
- Điểm đầu tuyến là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; điểm cuối thuộc khu vực xã Thân Cửu Nghĩa (huyện
Châu Thành); với tổng chiều dài 39,8km, trong đó đoạn qua địa bàn Tiền Giang là 11km.
Đây là trục quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội kết nối giữa các tỉnh vùng ĐBSCL
với trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh.
(2) Quốc lộ 1:
- Về đường: đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 73,34km. Điểm đầu tại km 1954+790
(ranh giới tỉnh Long An), tuyến chạy qua 5 huyện thị, thành của tỉnh và qua các trung tâm
huyện như: thị trấn Tân Hiệp (huyện Châu Thành), thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy và
các thị tứ huyện Cái Bè điểm cuối tại Km 2028+134 (cầu Mỹ Thuận). Tuyến qua địa bàn
tỉnh có cấp kỹ thuật đạt cấp II-I đồng bằng, với mặt đường 19 ÷ 45m và nền đường 19,5 ÷

48m tùy từng đoạn. Trục QL1 cũng là trục quan trọng trong khu vực ĐBSCL kết nối trực
tiếp các tỉnh thuộc nửa phía Đông Nam của cả vùng ĐBSCL.
- Về cầu: đoạn đi qua địa bàn tỉnh có 37 cầu với tổng chiều dài 3.624,68m; có một
số cầu hiện đang xuống cấp trầm trọng đang được xây dựng thay thế như cầu An Hữu,
các cầu còn lại hiện đang sử dụng bình thường tuy nhiên cần được sửa chữa, nâng cấp
thường xuyên và xây dựng một số cầu mới đảm bảo tiêu chuẩn 04 làn xe.
(3) Quốc lộ 50:
- Về đường: đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 52,33 km đã được nâng cấp cải tạo
hoàn thiện. Điểm đầu tại Km 36+300 (bến Phà Mỹ Lợi), điểm cuối tại km 88+626 (giao
với Quốc lộ 1), tuyến chạy qua đến 4 huyện thị của tỉnh như: Thị xã Gò Công, Gò Công
Tây, Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho. Tuyến đi qua địa bàn tỉnh có cấp kỹ thuật đạt cấp III
ĐB, với mặt đường 11m, nền 12m. Đoạn qua kênh Chợ Gạo là đoạn vượt sông, kênh lớn
nhất trên tuyến.
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

13


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

- Về cầu: toàn tuyến có 6 cầu với tổng chiều dài 644,1m; trong đó cầu Chợ Gạo và
cầu Bình Phan đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng năm 2013; cầu Sơn Quy đưa
vào sử dụng năm 2003, cầu Gò Công, cầu Thạnh Hưng, cầu Mỹ Phong được đưa vào sử
dụng năm 2004 có tải trọng 30T hiện đang vận hành tốt.
(4) Quốc lộ 60:
- Về đường: đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 3,38km, đi qua thành phố Mỹ Tho, điểm
đầu tại km 0+000 (ngã ba Trung Lương), điểm cuối tại km 3+380 (cầu Rạch Miễu).
Tuyến đạt cấp kỹ thuật II ĐB, với mặt 21m và nền 26 ÷ 28m. Đây là tuyến quan trọng kết
nối với quốc lộ 1.

- Về cầu: tuyến có 3 cầu gồm cầu Trung Lương, cầu Đo, cầu K120 đạt tải trọng
HL.93 với tổng chiều dài 101,8m; các cầu đều đã được nâng cấp hiện đang vận hành khai
thác tốt.
(5) Quốc lộ 30:
- Về đường: đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 8,01km, toàn bộ tuyến nằm trên huyện Cái
Bè, điểm đầu tại Km0+000 (giao với QL1), điểm cuối tại Km8+010 (ranh giới tỉnh Đồng
Tháp). Tuyến đạt cấp kỹ thuật IV.ĐB, với mặt 8m và nền 9m.
- Về cầu: toàn tuyến có 5 cầu với tổng chiều dài 363,8m; cầu Cái Lân được xây
dựng năm 1991, mặt BTCT 7m sử dụng tốt; 4 cầu còn lại đều xây dựng trước năm 1985
hiện đã có hiện tượng xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp.
Bảng 1.2.1: Hiện trạng các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2013
TT
1

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều Mặt
dài
đường
(km)
(m)

QL1

Km1954+790

Km2030+000


73,344 19-45

QL50

Bến phà Mỹ Lợi

QL 1A

Quốc lộ

- Tuyến chính
2

Nền
đường
(m)

Cấp
KT

Số
lượng
cầu

19,5-48

III-I

29
7


52,33

7,0

12

III

41,67

7,0

12

III

- Tuyến tránh
Tx. Gò Công

Km 47+334

Km 50+582

3,26

7,0

9,0


III

- Tuyến tránh
Tp Mỹ Tho

Km 81+225

Km88+926

7,4

7,0

9,0

III

3

QL 60

Ngã ba Trung Lương
(Km 0+000)

Cầu Rạch
Miễu

3,38

21


26-28

II

3

4

QL 30

QL 1

Km 8+010

8,01

8,0

9,0

IV

5

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, năm 2014)
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

14



Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

1.2.2 Hiện trạng đường tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 28 tuyến đường tỉnh đang được khai thác
sử dụng với tổng chiều dài là 422,376 km chiếm 6,41% so với tổng chiều dài đường bộ
(hiện còn 02 tuyến đang được đầu tư làm mới). Trong đó mặt đường BTN và láng nhựa
chiếm 97,43%, mặt đường BTXM chiếm 0,04%, mặt đường cấp phối chiếm 2,53%. Phần
lớn đường tỉnh đạt cấp III-IV chiếm 90%, còn lại là cấp (IV-V).
Về cầu có 200 chiếc với 7.671,6 md, trong đó có 98 cầu BTDƯL + BTCT với
4.279,63md; 31 cầu BTLH với 877,75 md và 71 cầu khác với 2514,22 md. Các tuyến
đường tỉnh này tạo thành trục giao thông chính của tỉnh, thu hút lưu lượng hàng hóa và
hành khách từ các trung tâm huyện, các khu dân cư, các khu công nghiệp trong tỉnh nối
ra các tuyến Quốc lộ và kết nối với các tỉnh lân cận.
(1) ĐT. 861:
- Về đường: toàn tuyến nằm trên huyện Cái Bè, điểm đầu giao với QL1 tại xã An
Thái Đông, chạy qua xã Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, cập theo sông Cái Thia, điểm cuối tuyến
tại ngã 6 Mỹ Trung (xã Mỹ Trung); toàn tuyến dài 15,3km, đạt cấp V đồng bằng, trong đó
có 4,775km đã được láng nhựa, phần còn lại có tình trạng mặt đường xấu cần được nâng
cấp.
- Về cầu: toàn tuyến có 14 cầu với tổng chiều dài 280,2m; các cầu đều được xây
dựng từ năm 1985, 1986 với tải trọng 3,5T đã xuống cấp trầm trọng cần được nâng cấp,
sửa chữa; có 2 cầu được nâng cấp năm 2005 là cầu Kháng Chiến tải trọng 13T và cầu
Bào Giai tải trọng 10T; 3 cầu được nâng cấp năm 2011 là cầu Bà Tắc, Bà Thiên, Mương
Điều có tải trọng 13T.
(2) ĐT. 862:
- Về đường: tuyến có điểm đầu giao với QL50 tại thị xã Gò Công, đi qua thị trấn
Tân Hòa (huyện Gò Công Đông), tiếp tục chạy qua xã Tân Thành hướng ra biển và tuyến
tiếp tục chạy dọc theo hướng về Đông Cửa Tiểu, và điểm cuối tại Đèn Đo; toàn tuyến dài

20,75km, tuyến đạt cấp III-IV đồng bằng, kết cấu mặt đường BTN và láng nhựa, tình
trạng mặt đường khai thác tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 4 cầu, tổng chiều dài 183,44m; cầu Nguyễn Văn Côn được
xây dựng mới năm 2004 tải trọng 30T, cầu Tân Thành xây dựng năm 2001 tải trọng 30T,
cầu Tân Hòa xây dựng năm 1993 tải trọng 25T cần được bảo dưỡng nâng cấp, cầu Kênh
16 xây dựng năm 1989 tải trọng 16T cần được nâng cấp.
(3) ĐT. 863:
- Về đường: toàn tuyến nằm trên huyện Cái Bè, điểm đầu giao với QL1 tại xã Hậu
Thành, tuyến chạy qua cầu Thông Lưu và chạy cặp theo Kênh 28 qua xã Thiện Trung, kết
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

15


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030

thúc tại Ngã 6 Mỹ Trung tại xã Mỹ Trung; toàn tuyến dài 15,73km, đạt cấp VI đồng bằng,
kết cấu mặt đường láng nhựa, tình trạng khai thác tương đối tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 15 cầu với tổng chiều dài 499,2m; cầu Cây Sung và cầu
Kinh Cũ được xây dựng từ năm 2009 tải trọng 13T, cầu Nước Chùa và cầu Bằng Lăng
được nâng cấp năm 2005 tải trọng 10T, còn lại các cầu khác đều được xây dựng đã lâu và
xuống cấp.
(4) ĐT. 864:
- Về đường: tuyến chạy song song QL1 và sông Tiền, đầu tuyến xuất phát từ Thành
phố Mỹ Tho, đi qua 3 huyện, giao với các đường tỉnh trên địa bàn huyện Châu Thành
như: ĐT. 870B, ĐT.870, ĐT. 876; ĐT.868 trên địa bàn huyện Cai Lậy và điểm cuối tại thị
trấn Cái Bè (huyện Cái Bè); toàn tuyến dài 35,435km, đạt cấp III - V, kết cấu mặt đường
BTN và láng nhựa, tình trạng khai thác tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 18 cầu với tổng chiều dài 1024,41m; các cầu đều được xây

dựng khá mới với tải trọng lớn, tuy nhiên còn có một số cầu xây dựng khá lâu cần được
cải tạo, nâng cấp: cầu Cái Sơn, cầu Mương Lộ đều được xây dựng năm 1988 với tải trọng
8T.
(5) ĐT. 865:
- Về đường: hiện nay là tuyến đường tỉnh dài nhất của Tiền Giang, với chiều dài
45,57km, đi qua 3 huyện và thị xã Cai Lậy và nối qua tỉnh Đồng Tháp; điểm đầu giao với
ĐT.866 tại xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước), chạy dọc theo kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh
Tháp Mười số 2) và cắt ĐT. 867 tại thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước), tiếp tục chạy
dọc theo kênh Nguyễn Văn Tiếp cắt đường ĐT. 868 (huyện Cai Lậy) tại ngã tư Quản Oai
và giao với đường ĐT.869 (huyện Cái Bè) và kết thúc tại cầu Bằng Lăng (ranh giới tỉnh
Đồng Tháp).
Toàn tuyến đạt cấp IV đồng bằng, kết cấu mặt chủ yếu là láng nhựa, đang thực hiện
nâng cấp mở rộng toàn tuyến.
- Về cầu: toàn tuyến có 33 cầu với tổng chiều dài 1.382m; Hầu hết các cầu đã được
đầu tư làm mới phù hợp với cấp đường đang được nâng cấp. còn lại 03 cầu đang xây
dựng.
(6) ĐT. 866:
- Về đường: tuyến đi qua 2 huyện và nối với tỉnh Long An, điểm đầu giao với
QL1 tại xã Tân Lý Tây (huyện Châu Thành), chạy theo hướng bắc qua các xã Tân Lý
Đông, xã Tân Hội Đông (huyện Châu Thành), tiếp tục chạy về huyện Tân Phước qua
các xã Tân Hòa Thành, vượt cầu Phú Mỹ (kênh Nguyễn Văn Tiếp), cắt ĐT 865 tại Phú
Mỹ (huyện Tân Phước) và kết thúc tại ranh giới với tỉnh Long An. Đoạn từ Quốc lộ 1
đến đường tỉnh 866B đã nâng cấp và mở rộng mặt đường, phục vụ vận chuyển vào
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

16


Quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến 2030


khu công nghiệp Long Giang; toàn tuyến dài 11,21km, đạt cấp III-IV đồng bằng, kết cấu
mặt đường chủ yếu là láng nhựa, tình trạng khai thác tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 5 cầu với tổng chiều dài 453,06m; trong đó 02 cầu Cổ Chi
và Cầu Lớn là cầu tạm có kết cấu thép đạt tải trọng 30T; cầu Phú Mỹ xây dựng năm
2003, cầu Chợ Phú Mỹ xây dựng năm 2008 tải trọng 30T.
(7) ĐT. 866B:
- Về đường: tuyến qua 2 huyện Châu Thành, Tân Phước, điểm đầu giao với ĐT 866 tại
xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành) và điểm cuối giao với đường Tây Kênh Năng xã Tân
Lập 1 (huyện Tân Phước); tuyến đi qua khu công nghiệp Đông Nam Tân Phước. toàn tuyến
dài 5,5km, đạt cấp IV đồng bằng, kết cấu mặt đường láng nhựa, tình trạng khai thác tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 2 cầu tổng chiều dài 296m gồm cầu Kênh Năng dạng dầm thép
mặt gỗ, dài 36m, có tải trọng 8T và cầu vượt số 10 dài 260m thuộc dự án cao tốc Thành phố
Hồ Chí Minh – Trung Lương.
(8) ĐT.867:
- Về đường: tuyến đi qua 2 huyện, điểm đầu giao với QL1 (xã Long Định, huyện Châu
Thành), chạy dọc theo kênh Nguyễn Tấn Thành (kênh Xáng - Long Định), cắt đường ĐT 865
tại thị trấn Mỹ Phước (huyện Tân Phước), tiếp tục chạy dọc theo Kênh Lộ Mới, tới xã Thạnh
Mỹ và kết thúc tại điểm giao với đường Bắc Đông xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước); toàn
tuyến dài 22,9 km, trong đó mặt bê tông nhựa đạt cấp III đồng bằng chiếm 55%; Còn lại là mặt
đường bê tông nhựa cấp IV. Toàn tuyến trong tình trạng khai thác tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 10 cầu với tổng chiều dài 437,31m; Các cầu có tại trọng 25-30T.
Riêng cầu Ba Râu và cầu Dừa có tải trọng 16T đã xuống cấp cần được đầu tư làm mới.
(9) ĐT. 868:
- Về đường: điểm đầu tại cầu Hai Hạt (giáp ranh tỉnh Long An, xã Phú Cường) chạy
dọc theo kênh 12 xã Mỹ Phước Tây đến sông Ba Rài qua cầu Kênh 12 xã Mỹ Hạnh
Trung, xã Tân Bình, phường 3, phường 1, cắt QL1 tại ngã tư thị xã Cai Lậy, phường 5
tiếp tục đi qua các xã Long Khánh, xã Long Tiên Long Trung, cắt ĐT.864 tại ngã tư
Hưng Long thuộc xã Tam Bình và Long Trung, điểm cuối tại bến phà Sơn Định ấp Thủy
Tây xã Ngũ Hiệp (giáp sông Tiền); toàn tuyến dài 28,04 km, đoạn qua địa bàn cù lao

Ngũ Hiệp đạt cấp VI, còn lại toàn tuyến đạt cấp III-IV đồng bằng, kết cấu mặt đường
93% là BTN, tuyến trong tình trạng khai thác tốt.
- Về cầu: toàn tuyến có 15 cầu với tổng chiều dài 636,75m; các cầu đều được xây
dựng sau năm 1991 và đang ở tình trạng khai thác khá tốt, cần được bảo dưỡng, sửa chữa
định kỳ, riêng 2 cầu: Cầu Tân Bình và cầu Hai Hạt dạng bê tông liên hợp, cần xây dựng
mới.
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải
Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT

17


×