BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, MÃ SỐ KHCN-BĐKH/11-15
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA
Đề tài:
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
NHẰM HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
(MÃ SỐ: BĐKH-59)
Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Chính trị khu vực I
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Hoàng Văn Hoan
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, MÃ SỐ KHCN-BĐKH/11-15
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA
Đề tài:
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
NHẰM HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
(MÃ SỐ: BĐKH-59)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
GIÁM ĐỐC
Hoàng Văn Hoan
Đoàn Minh Huấn
HÀ NỘI, NĂM 2015
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFB
Quỹ Thích ứng
AFD
Cơ quan phát triển Pháp
AfDB
Ngân hàng Phát triển Châu Phi
AGBM
Nhóm hỗ trợ trên cơ sở ủy thác Berlin
AIJ
Các hoạt động Đồng thực hiện
APFT
Kết quả ưu tiên hóa
APP
Thỏa thuận của liên hiệp Châu Á - Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch
APRT
Qui trình ưu tiên hóa
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AuSAID
Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Australia
AWG-DP
Nhóm công tác đặc biệt của Diễn đàn Durban về hành động tăng cường
AWG-KP
Nhóm công tác theo hướng Nghị định thư Kyoto
AWG-LCA
Nhóm công tác về hợp tác dài hạn theo hướng Công ước khí hậu
BAT
Về phương pháp luận kỹ thuật tốt nhất
BCĐQG
Ban Chỉ đạo quốc gia
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BEP
Kinh nghiệm môi trường tốt nhất
BKHCN
Bộ Khoa học Công nghệ
BKHĐT
Bộ Kế hoạch đầu tư
BNNPTNN
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BTC
Bộ tài chính
BTNMT
Bộ tài nguyên và môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CBD
Công ước về Đa dạng sinh học
CBO
Các tổ chức cộng đồng
CCD
Thực hiện ứng phó với Biến đổi khí hậu
CDM
Chương trình cơ cấu phát triển sạch
CEO
Trưởng ban điều hành
CERs
Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính
CFO
Lựa chọn tài chính khí hậu
CFTF
Tổ công tác về tài chính cho biến đổi khí hậu
CGE
Mô hình cân bằng tổng thể
CI
Tổ chức Bảo tồn quốc tế
CIDA
Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Canada
CIF
Quỹ Đầu tư Khí hậu
CLQG
Chiến lược quốc gia
CMP
Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto
CNH
Công nghiệp hóa
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi
COP
khí hậu
CP
Chính phủ
CPEIR
Rà soát chi tiêu công và đầu tư cho Biến đổi khí hậu
CPMT
Bộ phận quản lý chương trình ở cấp toàn cầu
CT
Chỉ thị
CTC
Trung tâm công nghệ khí hậu
CTCN
Mạng lưới Công nghệ khí hậu
CTF
Quỹ công nghệ sạch
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
DBSA
Ngân hàng Phát triển Nam Phi
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐDSH
Đa dạng sinh học
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
DPEA
Diễn đàn Durban về hành động tăng cường
ĐPV
điều phối viên
EA
Hoạt động trợ giúp
EBRD
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu
ERU
Chứng chỉ giảm phát thải
ET
Các dự án Mua bán quyền phát thải
EU
Liên minh Châu Âu
FAO
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc
FCCC
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
FSCM
Chiến lược Tài khóa
FSP
Dự án quy mô lớn
FY
Năm tài chính
G77
Nhóm các quốc gia đang phát triển
G8
Nhóm các cường quốc công nghiệp
GCF
Quỹ Khí hậu Xanh
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GEF
Quỹ Môi trường toàn cầu
GFPRR
Quỹ phục hồi và giảm thiểu rủi ro thiên tai toàn cầu
GHG
Khí nhà kính
GNRRTT
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai
GTVT
Giao thông vận tải
HĐH
Hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng nhân dân
HMH
Hoang mạc hóa
IADB
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ
IBRD
Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển
IFAD
Quỹ quốc tế về Phát triển Nông nghiệp
INC
Ủy ban đàm phán quốc tế
IPCC
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
IUCN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
JCM
Cơ chế tín chỉ chung
JI
Cơ chế đồng thực hiện
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KHCN
Khoa học công nghệ
KHHĐ
Kế hoạch hành động
KNK
Khí nhà kính
KP
Nghị định thư Kyoto
KPI
Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quan trọng mang tính chiến lược
KTXH
Kinh tế xã hội
LDC
Các nước kém phát triển
LDCF
Quỹ Các nước kém phát triển
LDCF
Quỹ dành cho các nước kém phát triển
LEAP
Mô hình Lập kế hoạch năng lượng thay thế dài hạn
LHQ
Liên hiệp quốc
LULUCF
Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
M&E
Giám sát và đánh giá
MARD
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
MIE
Các đơn vị thực hiện đa phương
MOC
Bộ Xây dựng
MOF
Bộ tài chính
MOIT
Bộ Công thương
MONRE
Bộ tài nguyên và môi trường
MOT
Bộ Khoa học Công nghệ
MP
Nghị định thư Montreal
MSP
Các dự án qui mô trung bình
MTFF
Khuôn khổ Tài chính Trung hạn
NAMAs
Hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia
NAMAs
Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia
NAP
Kế hoạch thích ứng quốc gia
NCCC
Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu
NCCS
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NĐ
Nghị định
NĐT
Nghị định thư
NFMS
Hệ thống theo dõi diễn biến rừng toàn quốc
NGOs
Các tổ chức phi chính phủ địa phương
NIE
Quốc gia Triển khai thực thể
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPIF
Quỹ thực hiện Nghị định thư Nagoya
NQ
Nghị quyết
NSNN
Ngân sách nhà nước
NTP-EE
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
NTP-NRD
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới
NTP-RCC
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PA
Phương pháp tiếp cận theo chương trình
PCGG
Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh
PEFA
Chương trình Tăng Cường Trách Nhiệm Tài Chính và Chi Tiêu Chính Phủ
PFD
Văn bản khung chương trình
PG
Chính sách và quản trị
PIF
Ý tưởng dự án
PMR
Các hoạt động trong khuôn khổ Đối tác thị trường các-bon
POPs
Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy
PPG
Quỹ chuẩn bị văn kiện dự án
PT
Phát triển
PTBV
Phát triển bền vững
QĐ
Quyết định
QELRCs
các mục tiêu hạn chế và giảm phát thải khí nhà kính định lượng
QELROs
Các cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng
QH
Quốc hội
QHQT
Quan hệ quốc tế
QLRRTT
Quản lý rủi ro thiên tai
REDD+
Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng
SAR
Báo cáo đánh giá lần thứ hai
SBI
Ban Bổ trợ về Thực hiện
SBSTA
Ban Bổ trợ về Tư vấn Khoa học và Công nghệ
SCCF
Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt
SCF
Quỹ khí hậu chiến lược
SGP
Chương trình Tài trợ nhỏ
SIDS
Các quốc đảo nhỏ đang phát triển
SP-RCC
Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia
ST
Phát triển khoa học kỹ thuật
STAP
Ban Tư vấn khoa học và Kỹ thuật của Quỹ môi trường toàn cầu
TABMIS
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
TAR
Báo cáo đánh giá lần thứ ba
TCCRD
Phương pháp phân loại chi tiêu cho Biến đổi khí hậu
TCCRE
Danh mục Hoạt động theo phân loại
TEC
Ủy ban điều hành công nghệ
THĐ
Thoái hoá đất
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
TT
Thông tư
TTG
Thủ tướng
TTLT
Thông tư liên tịch
TTX
Tăng trưởng xanh
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
UBQG
Ủy ban quốc gia
UBTVQH
Ủy ban thường vụ quốc hội
UNCCD
Công ước của Liên hiệp quốc về Chống Sa mạc hóa
UNDP
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
UNEP
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
UNFCCC
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
UNOPS
Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên Hợp Quốc
VEPF
Quĩ bảo vệ môi trường Việt Nam
VN
Việt Nam
VPCP
Văn phòng chính phủ
WB
Ngân hàng thế giới
WMO
Tổ chức Khí tượng Thế giới
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu đang nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất đối
với nhân loại trong thế kỷ 21. Nhiệt độ trung bình toàn cầu, thước đo phổ biến nhất
hiện nay về thực trạng khí hậu toàn cầu, đã cho thấy xu hướng ấm lên của khí hậu
toàn cầu. Trong 100 năm qua (1906-2005) khí hậu toàn cầu đã tăng 0.70C (UNDP
2008, tr. 34). Nhiệt độ toàn cầu tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng băng tan tại các cực
khiến cho mức nước biển dâng lên. Theo Stern (2006) biến đổi khí hậu sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế
giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-4%, giá tăng 13-45%, tỷ lệ dân số
chịu ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%. Cũng theo Stern (2006), đến 2050, các
hình thái thời tiết cực đoan, kết quả của biến đổi khí hậu, sẽ làm giảm GDP toàn cầu
1% và nếu chúng ta không có hành động gì để giảm thiểu, thì biến đổi khí hậu có
thể khiến GDP toàn cầu tổn thất ít nhất 5% mỗi năm. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra,
thì tổn thất có thể lên đến hơn 20% GDP.
Biến đổi khí hậu với các tác động tiêu cực trên phạm vi lớn như vậy đã buộc
các quốc gia trên thế giới phải có những điều chỉnh mang tính chất hệ thống trong
các chính sách phát triển của mình cũng như phối hợp với các quốc gia khác. Tại
Rio de Janeiro, Braxin tháng 5 năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất đã được tổ
chức với sự tham dự của các nguyên thủ và người đứng đầu của 155 nước trên thế
giới; tất cả các thành viên tham dự đã ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về
biến đổi khí hậu làm cơ sở cho nỗ lực chung ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn
cầu. Năm 1997, Hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần thứ 3 họp tại Kyoto (Nhật
Bản) đã ký kết Nghị định thư về cắt giảm khí nhà kính (được gọi tắt là Nghị định
thư Kyoto). Theo đó, 36 nước công nghiệp phát triển và các nước có nền kinh tế
chuyển đổi được yêu cầu phải cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, trong khi hầu hết các điều chỉnh và nỗ lực quốc tế của các quốc
gia đều tập trung vào các vấn đề về hạn mức khí thải, cấu trúc quản lý khí hậu thì có
rất ít sự chú ý dành cho một thành tố quan trọng khác của các chính sách về biến đổi
khí hậu toàn cầu là các cơ chế tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu. Steward và
cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng để các quốc gia có thể đạt được các mục tiêu bức thiết
về giảm khí thải mà không phải hy sinh các mục tiêu tăng trưởng của mình, các cơ
chế tài chính ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu cần được chú ý nhiều hơn nữa.
Theo tính toán của Steward và cộng sự (2009), để đạt được mức giảm thiểu Biến
đổi khí hậu cần thiết, các nước đang phát triển cần thêm các khoản đầu tư từ 55-80
tỷ euro mỗi năm cho giai đoạn 2010-2020 và tăng lên 92-96 tỷ đô-la mỗi năm cho
đến 2030. Cũng theo Steward và cộng sự (2009), thị trường các-bon sẽ giải quyết
được một phần nhu cầu này nhưng không phải tất cả, các phương thức tài trợ mới đi
kèm các quy định và quản lý hiệu quả mới là các giải pháp căn bản.
Một quốc gia đang phát triển có bờ biển kéo dài trên 3000km, Việt Nam là
một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo UNDP (2008, tr. 105-106), biến đổi khí hậu đe dọa Việt Nam ở nhiều cấp,
lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và bão nhiệt đới sẽ mạnh hơn. Mực nước biển cao
như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến 45% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long có
nguy cơ nhiễm mặn cực độ đồng thời gây ra thiệt hại mùa màng do lũ lụt, năng suất
lúa dự báo giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ
hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm. Tính trên phạm vi cả nước, sẽ
có 22 triệu người mất nhà cửa với thiệt hại lên đến 10%GDP. Ban cán sự Đảng
Chính phủ (2013, tr. 5) cũng đã tổng kết chỉ trong 15 năm trở lại đây các loại thiên
tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên
tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn
10.711 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát
triển bề vững của đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã sớm có các chính sách
ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với hợp tác quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã sớm
tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và
Nghị định thư Kyoto. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo từng bước hoàn thiện
các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là tháng 12 năm 2011, Thủ tướng
đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 và sau
đó là Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu..
Trong số các chính sách đó, chính phủ đã có quan tâm đến vấn đề cơ chế tài
chính đối với hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu và bước đầu hình thành cơ chế
huy động nguồn lực hợp tác quốc tế và từ xã hội để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhà nước đã có những ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách cho các chương trình
ứng phó với biến đổi khí hậu và nghiên cứu khoa học và công nghệ về biến đổi khí
hậu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ưu tiên huy động vốn vay ưu đãi và khai thác
nguồn hỗ trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho ứng
phó với biến đổi khí hậu. Nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế cho ứng phó với biến đổi
khí hậu từ năm 2010 đến nay đạt trên 500 triệu USD (Ban cán sự Đảng Chính phủ
2013, tr. 13). Nhà nước cũng bố trí một tỷ lệ ngân sách nhất định và dự trữ một số
vật tư thiết yếu để cứu trợ khẩn cấp, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai. Các
địa phương đã huy động tốt nguồn lực tại chỗ, tranh thủ đóng góp, tham gia của
nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, từ thiện trong công tác cứu trợ và
khắc phục hậu quả thiên tai (Ban cán sự Đảng Chính phủ 2013, tr. 13).
Tuy nhiên, cùng chung với xu hướng của quốc tế, các chính sách về cơ chế
tài chính ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập
chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai. Thứ nhất,
Chính phủ hiện nay chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, thuận lợi để khuyến khích,
huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư
cho ứng phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và xã
hội. Hiện nay gần như chưa huy động được các nguồn lực từ doanh nghiệp và cộng
đồng cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Còn nhiều bất cập về cơ chế tài chính, thủ
tục hành chính trong tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ứng phó với biến đổi khí hậu,
nên chưa tạo ra một môi trường pháp lý hấp dẫn với các nhà tài trợ quốc tế, khối
doanh nghiệp và tư nhân đầu tư cho giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam (Ban cán
sự Đảng Chính phủ 2013, tr. 26).
Thứ hai là việc huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, Chính
phủ các nước, khai thác nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cũng như huy
động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho ứng phó với biến đổi khí hậu chưa
hiệu quả. Đầu tư cho phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu
cầu. Chưa cân đối được nguồn lực từ ngân sách cho một số dự án trọng điểm, đặc
biệt là chương trình nâng cấp đê sông, đê biển, an toàn hồ chứa (Ban cán sự Đảng
Chính phủ 2013, tr. 26).
Bên cạnh đó, mặc dù đã thiết lập và duy trì được một số mối quan hệ hợp tác,
đối tác quốc tế, song chủ yếu vẫn còn ở phạm vi hẹp, ngắn hạn. Các cơ chế, thể chế
tài chính có tầm chiến lược, dài hạn chưa được thiết lập để đón đầu, thu hút nguồn lực
tài chính và sự hỗ trợ công nghệ từ đối tác về biến đổi khí hậu toàn cầu (Ban cán sự
Đảng Chính phủ 2013, tr. 26).
Theo Ban cán sự Đảng Chính phủ (2013, tr. 38), một trong các nguyên nhân
chính của thực trạng nêu trên là do thiếu các nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
về ứng phó biến đổi khí hậu. Các kết quả nghiên cứu khoa học chưa cung cấp đầy
đủ luận cứ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu nói chung và cho các chính sách tài chính nói riêng. Đặc biệt là hầu như
vắng bóng các nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của các chính sách. Hầu
như các số liệu về hiệu quả kinh tế, phân tích chi phí lợi ích của các hoạt động ứng
phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam thường được viện dẫn lại từ các công bố của nước
ngoài như đánh giá thiệt hại, tổn thất kinh tế so với GDP, dự báo kinh tế về các tác
động của biến đổi khí hậu, hiệu quả đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu, đầu tư cho
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, v.v.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của
các cơ chế, chính sách tài chính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Trên
cơ sở đó cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam nhằm phục vụ cho
việc hoạch định các chủ trương, chính sách ứng phó của Chính phủ và các cơ quan
chức năng cũng như hình thành cơ chế huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực tài
chính nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2.
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1.
Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất nào về "tài chính
cho ứng phó với biến đổi khí hậu", xong tổng hợp từ lý thuyết và thực tiễn có thể
rút ra khái niệm tài chính cho ứng phó với BĐKH là tài chính dành cho quá trình
chuyển dịch sang nền kinh tế toàn cầu có mức các bon thấp, dành cho các hoạt động
nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với BĐKH diễn ra trong
hoạt động hàng ngày của cả khối nhà nước và tư nhân (Brent Cloete và Yash
Ramgowlan, 2011). Do đó, nguồn tài chính với quy mô lớn này đòi hỏi sự tham gia
đóng góp của cả khối nhà nước và tư nhân, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong đó, nhà
nước đóng vai trò chủ đạo về tài chính cho ứng phó với BĐKH.
a) Các nghiên cứu về vấn đề huy động, sử dụng hiệu quả tài chính cho ứng
phó với biến đổi khí hậu
b- Các nghiên cứu về quản lý các nguồn lực tài chính và công cụ tài chính
cho ứng phó với biến đổi khí hậu
Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cách nhìn tổng quát về hoàn thiện cơ
chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài
chính ứng phó với biến đổi khí hậu; phân tích lý thuyết về khái niệm, vai trò, kinh
nghiệm thực hiện hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý
và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu trên các lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội; đánh giá những thành công và thất bại của việc hoàn
thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực
tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu mà các nước trên thế đã và đang thực hiện. Đó
là một nguồn tư liệu thứ cấp quan trọng giúp định hình cách nhìn tổng thể, xây dựng
khung lý thuyết về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và
sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Ngoài ra
những nghiên cứu này đã gợi mở nhiều cách tiếp cận mới, bổ ích cho việc triển khai
nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhóm 1. Các nghiên cứu về cơ chế chính sách huy động tài chính cho phát
triển kinh tế - xã hội
Nhóm 2. Các nghiên cứu về cơ chế chính sách tài chính nhằm huy động quản
lý sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Các nhóm nghiên cứu nêu trên đã đề cập và giải quyết một số khía cạnh nhất
định liên quan đến hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý
và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Những công trình này có ý nghĩa rất quan trọng, bao gồm cả cung cấp một số tư liệu
thứ cấp và lý thuyết tiếp cận phục vụ cho triển khai nghiên cứu đề tài này. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này gặp các giới hạn sau đây: (i) Chỉ dừng lại ở các nghiên
cứu rời rạc, hoặc đề cập một khía cạnh cụ thể nào đó, nên hầu như chưa có công
trình nào nghiên cứu có hệ thống về lý thuyết và đánh giá thực trạng hoàn thiện cơ
chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài
chính ứng phó với biến đổi khí hậu; (ii) nhận thức của các nhà khoa học cũng như
các nhà hoạch định chính sách về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy
động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu chưa
được thống nhất(iii) Trong các hình thức hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính
nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi
khí hậu đã chỉ ra một số hình thức, nhưng còn nhiều hình thức khác chưa được
nghiên cứu; (iv) các nghiên cứu về hệ thống thể chế, luật pháp, chính sách của nhà
nước về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng
các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn khoảng trống; (v) các
tác động của hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế
- xã hội vẫn chưa được đánh giá sâu sắc, thỏa đáng, chưa được mổ xẻ từ thực tại
bên trong của vấn đề, chủ yếu dừng lại ở góc độ tìm hiểu bài học kinh nghiệm của
các nước, rồi chỉ ra cơ hội, khả năng và ích lợi của hoàn thiện cơ chế, chính sách tài
chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến
đổi khí hậu; (v); các nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm
huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
mới chỉ đặt trong điều kiện kinh tế thị trường, chưa có nghiên cứu nào đặt trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, do đó đây cũng là một khoảng trống…
3.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách tài
chính nhằm đảm bảo huy động, sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn lực tài chính
trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế, chính sách tài
chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi
khí hậu, bao gồm: nội dung cơ chế, chính sách tài chính huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH; phương pháp đánh giá, các
yếu tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ
chế, chính sách tài chính trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài
chính ứng phó với BĐKH;
- Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, hệ thống chính sách tài chính
huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH ở Việt Nam;
từ đó, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế của cơ chế, hệ thống chính sách hiện tại.
- Ba là: Xác định yêu cầu về nguồn lực tài chính để ứng phó với các kịch
bản của BĐKH giai đoạn sau 2020; Đánh giá nhu cầu cần hoàn thiện, bổ sung các
cơ chế, chính sách, hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với BĐKH.
- Bốn là: Đề xuất cơ chế, chính sách và các giải pháp vừa đảm bảo huy động
tối đa nguồn lực trong nước và nước ngoài, vừa đảm bảo sử dụng hợp lý, vừa nâng
cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính trong ứng phó và giảm thiểu tác
động của BĐKH ở nước ta trong thời gian tới.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng
hiệu quả nguồn lực tài chính ứng phó với biến đối khí hậu.
4.2.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung:
+ Tiếp cận về cơ chế, chính sách có 02 hướng: i) tiếp cận về hoàn thiện
phương pháp và quy trình xây dựng/thực thi cơ chế, chính sách; và 2i) tiếp cận về
hoàn thiện nội dung của cơ chế, chính sách. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tiếp
cận theo hướng hoàn thiện nội dung cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động,
quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam.
+ Trong 03 nội dung cơ bản của cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động,
quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu, để tránh trùng
lặp nội dung “quản lý” và “sử dụng”, đề tài sử dụng nội hàm “quản lý và sử dụng
nguồn lực tài chính” với các nội dung cụ thể là: i) lập, thẩm định, phê duyệt nguồn
lực tài chính; 2i) phân bổ nguồn lực tài chính; 3i) sử dụng nguồn lực tài chính; 4i)
báo cáo, kiểm tra và kiểm toán nguồn lực tài chính.
+ Đánh giá chính sách là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được
khi ban hành và thực thi một chính sách. Có nhiều tiêu chí để đánh giá một chính
sách tài chính có đáp ứng được mục đích cuối cùng hay không. Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài xem xét việc đánh giá xem xét mục tiêu có thể thực hiện được
hay không, thông qua đó xác định (đo lường) tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù
hợp, các tác động của chính sách.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
(1)- Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu, số liệu: bao gồm: các văn kiện
của Đảng, văn bản luật pháp của nhà nước Trung ương và địa phương, các công
trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đã được nghiệm thu
và công bố, các bài báo khoa học trong nước và quốc tế đăng trên tạp chí chuyên
ngành liên quan đến cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến đổi
khí hậu; các số liệu từ Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Cục thổng kê các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; các tổ chức khác như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á,
cơ quan thường trú của Liên Hợp quốc tại Việt Nam,...
(2)- Phương pháp phân tích chính sách: Phương pháp này được sử dụng
nhằm phân tích, so sánh mức độ đồng bộ hóa; tính phù hợp giữa luật pháp với thực
tiễn, giữa luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế; những khoảng trống hoặc sai sót
cần khỏa lấp; những chồng chéo cần phải được được tháo dỡ....
(3)- Phương pháp điều tra xã hội học: Đề tài đã tiến hành khảo sát chọn mẫu
trên 08 địa phương (Thái Bình, Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Tỉnh, Đà Nẵng, Lâm
Đồng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ - thuộc 8 vùng trong cả nước); hướng tới 3
nhóm đối tượng: (i) Các hộ dân cư nông nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng
của BĐKH ở các khu vực địa lý khác nhau; (ii) Cán bộ địa phương các cấp tỉnh,
huyện và xã; (iii) Các doanh nghiệp có tham gia các dự án, hành động liên quan đến
BĐKH.
(4)- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Bên cạnh việc thực hiện điều tra
xã hôi với 3 nhóm đối tượng nêu trên, thì nguồn số liệu sơ cấp của đề tài còn được
thu thập thông qua việc thực hiện các cuộc tọa đàm với các chuyên gia là cán bộ của
các Bộ, Ban ngành, tổ chức và chương trình dự án có liên quan quan đến ứng phó
với BĐKH, bao gồm: (1) Bộ TN&MT, (2) Bộ Tài Chính, (3) Bộ KH&DT, (4) Bộ
NN&PTNT, (5) Bộ KH&CN, (6) Bộ GTVT (7) Các địa phương, (8) Văn phòng các
chương trình NTP-RCC, SP-RCC, (9) Các tổ chức quốc tế, phi chính phủ có liên
quan đến các dự án, hành động ứng phó với BĐKH.
(5)- Phương pháp đánh giá SWOT: Dùng để phân tích Điểm mạnh
(Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Rủi ro – Nguy cơ
(Threats) giúp đánh giá được thực trạng về huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực
tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó tìm kiếm cơ sở đề xuất giải pháp phát
huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội; lường trước, giảm nhẹ hoặc
triệt tiêu rủi ro trong huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam.
(6)- Chuyên gia: Đề tài sẽ tổ chức mời các chuyên gia am hiểu về hoàn thiện
cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu để tham gia
nghiên cứu các chuyên đề và góp ý cho báo cáo đề tài theo hình thức tư vấn độc lập.
(7)- Phân tích tổng hợp và tư duy lôgic: Phương pháp này được sử dụng
trong quá trình phân tích, viết báo cáo chuyên đề và báo cáo đề tài nghiên cứu.
6.
Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, Báo
cáo tổng hợp đề tài gồm 3 phần:
Phần thứ nhất:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
Phần thứ hai:
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HUY
ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Phần thứ ba:
QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
7.
Khung lý nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý thuyết
Đánh giá tác động của CC
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá giám sát chính sách công
+ Phân tích chính sách tài chính công
Dự báo nhu cầu tài chính cho các hành
đồng ứng phó với CC
Giảm
thiểu
Thích
ứng
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội
Các quy định, thông lệ quốc tế đối
với tài chính CC
Rà soát, phân tích hệ thống cơ chế, chính
sách tài chính hiện tại liến quan đến các
chương trình, hành động ứng phó với CC
Xây dựng, phê duyệt các
chương trình, dự án
Các nguồn tài chính cho ứng phó với
CC
Giảm
thiểu
Thích
ứng
Kinh nghiệm của các quốc gia có
điều kiện tương đồng
Chiến lược, kế hoạch hành động quốc
gia ứng phó với CC
Huy động, phân
bổ nguồn
Các nỗ lực, cam kết quốc tế ứng phó
với tác động của CC
Tổ chức thực hiện
Đánh giá, giám sát
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động, quản lý
và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm ứng phó với CC
Giảm thiểu
Thích ứng
Sự phối hợp của các cơ
quan, đơn vị quản lý
Công
ghép
tác
lồng
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
TÀI CHÍNH NHẰM HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC
TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM HUY
ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1. Khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu,
“khung” thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một
trạng thái thời tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn, để
rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới.
1.1.1.2. Biển hiện của biến đổi khí hậu
Một cách khái quát, BĐKH được thể hiện ở ba đặc trưng chủ yếu như sau:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu
tăng lên;
- Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở các Cực và các đỉnh núi cao;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng
thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
1.1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi thường do 2 nhóm nguyên nhân:
- Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự
biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí
và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu, và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ
sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
1
1.1.1.4. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Hiện nay, để ứng phó với BĐKH, thế giới chỉ có hai lựa chọn:
- Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh, môi trường thay đổi nhằm mục đích làm giảm khả năng bị tổn
thương do dao động hoặc BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại
- Giảm thiểu BĐKH là các hoạt động nhằm làm giảm mức độ hoặc cường độ
phát thải khí nhà kính;
1.1.2. Khái niệm liên quan đến cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy
động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi
khí hậu
1.1.2.1. Nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu là các nguồn tiền tệ có thể
huy động để hình thành nên các quỹ tiền tệ phục vụ cho mục tiêu ứng phó với biến
đổi khí hậu (thích ứng/và giảm thiểu).
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiếp cận nguồn lực tài chính theo
xuất xứ, theo kênh huy động và theo hình thức huy động. Trong đó, nhà nước đóng
vai trò chủ đạo về tài chính cho ứng phó với BĐKH.
Hình 1.1: Các nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu
1.1.2.2. Cơ chế tài chính
Cơ chế tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu là tổng hoà các thiết chế và thể
chế cụ thể về lĩnh vực tài chính, trong đó bao gồm một hệ thống các nguyên tắc,
2
phương thức điều hành nhằm huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính theo
đường lối, chủ trương, kế hoạch của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu.
1.1.2.2. Chính sách tài chính
Chính sách tài chính là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế; chính
sách tài chính là chính sách của nhà nước trong việc huy động, phân bổ và sử dụng
các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện phục vụ có hiệu quả các mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.2.3. Cơ chế, chính sách tài chính huy động, quản lý và sử dụng nguồn
lực tài chính ứng ứng phó với biến đổi khí hậu
Cơ chế, chính sách tài chính huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài
chính, là tổng thể các thể chế và thiết chế được cụ thể hoá thành các quyết định của
Nhà nước, của các cấp, nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH.
Trong đó: i) cơ chế, chính sách tài chính huy động nguồn tài chính được hiểu
là việc nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm phát hiện, khai thác và huy động
được mọi nguồn lực tài chính cả trong nước và quốc tế tập trung cho mục tiêu ứng
phó với BĐKH; 2i) Cơ chế, chính sách tài chính về quản lý nguồn lực tài chính
được hiểu là việc sử dụng các công cụ để giám sát, quản trị, điều tiết, cân đối, kiểm
tra, thanh tra, đánh giá,... tất cả, toàn diện các công việc, các quy trình, các khâu của
quy trình từ xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn lực tài chính, khai thác, huy động
cho đến việc giải ngân sử dụng nguồn lực tài chính, cũng như chi phí cho mọi công
việc, mọi hoạt động liên quan đến hạn chế, giảm thiểu, hoặc thích ứng với BĐKH;
3i) Cơ chế, chính sách tài chính sử dụng nguồn tài chính, được hiểu là việc nghiên
cứu, xây dựng chính sách nhằm tập trung nguồn lực tài chính đã huy động được để
thực hiện việc phân phối, giải ngân, chi tiêu cho mục đích ứng phó với BĐKH
(thích ứng hoặc giảm nhẹ);
3
1.1.3. Đánh giá hiệu quả cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý
và sử dụng các nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Tiêu chí để đánh giá chính sách tài chính về huy động, quản lý và sử dụng
nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu là có đạt được mục đích cuối cùng
không. Mà mục đích cuối cùng ở đây là huy động, phân phối, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính, ứng phó với biến đổi khí hậu tại mức chi phí thấp nhất có
thể cùng với các điều kiện về kinh tế, xã hội và luật pháp hiệu quả.
Để đánh giá và đo lường được chính xác các tiêu chí trên, phương pháp điều
tra được sử dụng phổ biến trong quá trình đánh giá chính sách. Thông thường, quá
trình đánh giá được chia thành 4 bước: Lập kế hoạch; Thực hiện; Báo cáo và phân
phối.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách huy động, quản lý và sử
dụng nguồn lực tài chính ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
1.1.4.1. Tiềm lực tài chính của Nhà nước
Tiềm lực tài chính của Nhà nước quyết định quy mô, chất lượng và hiệu quả
của chính sách tài chính nhằm huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính
ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.1.4.2. Hệ thống pháp luật
Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và khả năng
huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.1.4.3. Hệ thống tài chính quốc gia
Đây là kênh thu hút nguồn lực tài chính quan trọng, đặc biệt là thu hút nguồn
lực tài chính qui mô nhỏ và vừa từ khu vực tư nhân như các hộ gia đình, các doanh
nghiệp,….
1.1.4.4. Hiệu quả đầu tư, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó
với biến đổi khí hậu
Bên cạnh huy động các nguồn tài chính mới, vấn đề khai thác và sử dụng
hiệu quả các nguồn tài chính sẵn có cũng là yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu
quả các nguồn vốn cho biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm cả việc sử dụng hiệu quả
các nguồn viện trợ phát triển. Từ đó, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ chế,
chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính ứng phó với tác động của biến đổi
khí hậu, kể cả nguồn lực tài chính bên trong hay bên ngoài quốc gia.
4
1.1.4.5.. Nhận thức của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân
Bên cạnh các yếu tố khách quan, còn có các yếu tố chủ quan đến từ tập quán,
quan điểm, nhận thức.. về hoạt đông đầu tư và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó
với biến đổi khí hậu. Thêm nữa,, còn có yếu tố chủ quan từ phía cơ quan quản lý, có
nhận thức được vai trò và cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển và thu hút nguồn
lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu hay không. Nếu thiếu đi cam kết từ chính
phủ với nhận thức đúng đắn, thì sẽ rất khó để thu hút hiệu quả nguồn lực tài chính
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.1.4.6. Các cam kết quốc tế
Cam kết mà một quốc gia tham gia theo nguyên tắc song phương và đa
phương là giới hạn quốc tế cho các hành động của Nhà nước trong huy động nguồn
lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã tham gia ký nhiều công
ước quốc tế và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế. Do đó, chính sách tài chính
nhằm huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu phải tuân thủ và
bao quát được các yêu cầu của các cam kết này.
1.2.
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI NHẰM HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.2.1. Các định chế tài chính/ các đối tác phát triển đa phương ứng phó
với biến đổi khí hậu
1.2.1.1. Các tổ chức/định chế tài chính đa phương
Các tổ chức/định chế tài chính đa phương (MFIs) ở đây được định nghĩa
chung cho các tổ chức có nền tảng tài chính (ngân hàng) mà qua đó nhiều quốc gia
đóng góp kinh phí và chia sẻ quyền sở hữu, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), các
ngân hàng phát triển khu vực như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng
đầu tư châu Âu (EIB) và Tổ chức Tài chính Môi trường Bắc Âu (NEFCO).
Ngoài các hoạt động cho vay trực tiếp của mình, các tổ chức tài chính đa
phương cũng đã giới thiệu một loạt các quỹ tài chính dành riêng cho các mục tiêu
BĐKH. Các tổ chức tài chính đa phương đóng vai trò như là cơ quan thực hiện Quỹ
môi trường toàn cầu (GEF), trong khi WB hoạt động như một đơn vị được ủy thác.
Các tổ chức tài chính đa phương đóng vai trò như là cơ quan thực hiện Quỹ
môi trường toàn cầu (GEF), trong khi WB hoạt động như một đơn vị được ủy thác.
5
Chi tiết cụ thể hơn hoặc các quỹ khác có thể truy cập thông qua trang web
/>
1.2.1.2. Các định chế tài chính song phương
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của ba định chế Tài chính Song phương chính
với khác biệt tùy theo mối quan hệ của nó với các tổ chức khác ở quốc gia cấp tài
trợ. Cho đến nay, định chế /tổ chức tài chính song phương về BĐKH đã được xây
dựng trong khuôn khổ chiến lược của chính phủ ở mỗi quốc gia và các tổ chức tài
chính song phương đã lồng ghép BĐKH vào nguồn tài trợ phát triển của họ một
cách độc lập.
Các tổ chức quan trọng đang hoạt động ở Việt Nam là: Hợp tác phát triển
Đức; Quỹ khí hậu quốc tế; Cơ quan phát triển Pháp (AFD); Sáng kiến Khí hậu
Quốc tế (ICI-UK); Ausaid40 - Cơ quan phát triển Ốxtrâylia; Cơ quan Hợp tác Quốc
tế Nhật Bản (JICA),…
1.2.1.3. Các tổ chức tài chính tư nhân
UNFCCC đã nhấn mạnh rằng một phần lớn nguồn tài chính để hỗ trợ cho
BĐKH ở các nước đang phát triển nhất thiết sẽ phải đến từ khu vực tư nhân. Khu
vực tư nhân có thể đi vào bức tranh tài chính khí hậu hoặc như là nguồn cung hay
như là nơi nhận của các tổ chức tài chính đa phương, hoặc song song như là một
dòng tài chính hoàn toàn riêng biệt và độc lập. Tài chính tư nhân chủ yếu sẽ được
đầu tư thông qua nợ thương mại và các công cụ vốn chủ sở hữu, điều này có nghĩa
rằng họ sẽ đóng vai trò hỗ trợ/ tạo điều kiện chứ không phải “chuyển giao trực tiếp”
tài chính. Đến nay, khu vực tư nhân dường như đang đóng một vai trò đáng kể trong
việc đầu tư cho giảm thiểu hơn là thích ứng.
1.2.1.4. Thị trường các-bon
Phần lớn nguồn đầu tư này được thực hiện dưới hình thức tài chính tài sản,
trong đó có một hợp phần đáng kể là nợ. Cơ chế phát triển sạch đã tạo xúc tác cho
một số dòng tài chính đến với các nước đang phát triển thông qua các dự án các-bon
thấp. Lĩnh vực được khối tư nhân quan tâm nhất là vai trò của các thị trường cácbon trong tương lai.
40
Xem: />6
1.2.1.5. Vai trò hỗ trợ cho các tổ chức khác
Nhiều tổ chức quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoặc tạo
ảnh hưởng lên đầu tư tài chính cho BĐKH và đặc biệt là lên công việc của các tổ
chức tài chính song phương liên quan đến BĐKH. Các tổ chức này bao gồm
UNFCCC và Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, các cơ quan hợp tác phát triển
song phương, cũng như các chương trình LHQ khác bao gồm Chương trình môi
trường LHQ và Chương trình phát triển LHQ.
1.2.2. Kinh nghiệm của một số nước về cơ chế, chính sách tài chính nhằm
huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính ứng phó với biến
đổi khí hậu
1.2.2.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển
1.2.2.1.1 Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc về việc phát
thải khí nhà kính - nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu trên
toàn cầu. Nguồn lực tài chính mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt các
chương trình hành động trên, nhiệm vụ đầu tiên của Hoa Kỳ chính là sử dụng cơ
chế, công cụ tài chính phù hợp nhằm huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho việc
ứng phó với biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả.
Hoa Kỳ sử dụng cơ chế: các qũy khí hậu quốc gia và thị trường Carbon quốc
gia/nội đia để tập hợp, sử dụng và quản lý tất cả các dòng thu nhập, cả trong nước
và quốc tế, liên quan tới biến đổi khí hậu vào trong một quỹ tập trung duy nhất. Hoa
Kỳ cũng sử dụng các công cụ tài chính như nợ ưu đãi và nợ không ưu đãi, các
khoản tài trợ song phương và đa phương, hoán đổi nợ, các khoản bảo đảm, các công
cụ bảo hiểm; sử dụng các chính sách tài chính thông qua nhiều kênh khác nhau như
tài chính song phương, đa phương, tín dụng xuất khẩu và tài chính phát triển.
1.2.2.1.2 Kinh nghiệm Canada
Canada hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp để tập trung nguồn lực
tài chính thực hiện chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ ở Canada
mà còn trên toàn cầu.
Gia tăng nguồn lực tài chính thông qua chính sách giá phát thải carbon:
chính sách giá phát thải carbon được xem là biện pháp giúp Canada giải quyết tất cả
những thách thức. Bên cạnh đó, chính phủ Canada cũng huy động vốn gián tiếp từ
7