Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Bài giảng Các vấn đề kinh tế về ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.09 KB, 41 trang )

Chương 6

Các vấn đề kinh
tế về ô nhiễm môi
trường


1.Khái niệm về biến đổi môi trường
• Trong quá trình hoạt động của con người như khai thác
tài nguyên, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm …và hoạt
động của thiên nhiên như động đất núi lửa, bão
,lũ,…môi trường đã bị biến đổi.Ta có thể phân ra 3 dạng
biến đổi như sau:
• Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của
môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường. Ví dụ,
không khí bị ô nhiễm khi thành phần nó bị thay đổi , có
mùi lạ, có khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, giảm
tầm nhìn.
• Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và
số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng
xấu cho đời sống con người và thiên nhiên.


1.Khái niệm về biến đổi môi trường
• Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi
ro trong quá trình hoạt động của con
người, hoặc biến đổi bất thường của thiên
nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm
trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
bão lụt, hạn hán,động đất, sụt lở, cháy
rừng, sự cố kĩ thuật,sự cố tìm kiếm, thăm


dò hay sự cố trong các lò phản ứng hạt
nhân.


2. Ô nhiễm như là 1 ngoại ứng
• Xét về mặt kinh tế, ô nhiễm môi trừng phụ thuộc vào tác
động của chất thải, đó là hiệu ứng vật lí đôi với sinh vật
như thay đổi giống, loài, giảm sút năng suất sinh học,
hay là phản ứng của con người đối với tác động đó như
không hài long, buồn phiền, lo lắng, băn khoăn.Chúng ta
có thể coi toàn bộ sự phản ứng của con người như là sự
giảm phúc lợi.Chẳng hạn khi sản xuất giấy có các chất
thải khí như SO2, CO2, H2S, Cl, hay trong nước thải có
lẫn axit HCl, ngoài ra còn có các chất thải rắn như bùn,
vôi, sơ sợi,… Chính các chất này có thể làm chết đi một
số thủy sinh vật, làm thay đổi năng suất lúa, cây trồng
trong vùng. Dân cư trong vùng chụi tác động của chất
thải cũng bị suy giảm sức khỏe, ốm đau,…


Định nghĩa ngoại ứng
• Như vậy ta có thể định nghĩa ngoại ứng là
sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra
bên trong một hệ sản xuất lên các yếu tố
khác ngoài hệ sản xuất đó.


3. Sự thay đổi của ô nhiễm
• Trong quá trình phát triển,sản xuất là tất yếu,là quy
luật.Các quy luật nhiệt động học cũng nói rằng không

tồn tại sản phẩm mà lại không gây ô nhiễm. Như vậy,
muốn đạt được mức ô nhiễm bằng không,có nghĩa là
không có hoạt động kinh tế,điều đó không có tính logic.
• Thế nhưng cơ sở khoa học môi trường đã chỉ ra
rằng,môi trường có ba chức năng cơ bản,đó là:
• Chức năng thứ nhất của môi trường: Không gian sống
của con người.
• Chức năng thứ hai của môi trường: Nguồn tài nguyên.
• Chức năng thứ ba của môi trường: Nơi chứa đựng phế
thải sản xuất và sinh hoạt.


4. Ai là người gây ô nhiễm
• Xét một cách khách quan nhất thì người
gây ô nhiễm là các công ty sản xuất, song
cũng có thể là các cá nhân như người lái
gây ra tiếng động, người dùng radio gây
tiếng ồn… tổng hợp lại, ta có các đối
tượng gây ô nhiễm và chịu tác động của ô
nhiễm như được chỉ ra ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Người gây ô nhiễm và người
chịu ô nhiễm


4. Ai là người gây ô nhiễm
Người gây ngoại ứng

Người chịu ngoại ứng

Công ty


Công ty

Công ty

Các cá nhân

Các cá nhân

Công ty

Các cá nhân

Các cá nhân

Chính phủ

Công ty

Chính phủ

Các cá nhân


II. Ô NHIỄM TỐI ƯU VÀ THỊ
TRƯỜNG
1.Quyền sở hữu
• Phần trên đã trình bày, mức tối ưu xã hội của hoạt động
sản xuất không trùng với mức tối ưu cá nhân nếu có chi
phí bên ngoài. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào đạt

được tối ưu xã hội của hoạt động sản xuất.
• Nhà kinh tế học Ronald Coase đưa ra một ý tưởng
nhằm thông qua thị trường để đạt được mức hoạt động
tối ưu đối với xã hội. Trước khi trình bày ý tưởng Ronald
Coase, chúng ta đưa ra khái niệm về quyền sở hữu.
Quyền sở hữu liên quan đến quyền sử dụng tài nguyên.
Nó xác lập quyền làm chủ tài nguyên thiên. Quyền sử
dụng tài nguyên được giới hạn trong pháp luật mà xã hội
quy định. Môi trường là nguồn lực, cho nên nó là một tài
sản và vì vậy nó có quyền sở hữu


II. Ô NHIỄM TỐI ƯU VÀ THỊ
TRƯỜNG
• Quyền sở hữu tài sản có thể thuộc về tư
nhân hay cộng đồng. Khi quyền sở hữu về
môi trường thay đổi, điều đó dẫn đến giải
pháp thị trường khác nhau để giải quyết
mức hoạt động tối ưu.


II. Ô NHIỄM TỐI ƯU VÀ THỊ
TRƯỜNG
2.Khả năng thỏa thuận thông qua thị
trường về ngoại ứng


III. THUẾ Ô NHIỄM VÀ Ô NHIỄM
TỐI ƯU
• Về mặt xã hội, hoạt động tối ưu là tại điểm Q* vì vậy cần

có nhiều biện pháp để nhằm đạt được mục tiêu đó. Ý
tưởng của Ronald Coase cũng có ý nghĩa rất lớn, nhằm
đạt được mức hoạt động tối ưu Q* thong qua thị trường.
• Trong nhiều trường hợp, cần có sự can thiệp của chính
phủ, chẳng hạn như ban hành những quy định về tiêu
chuẩn ô nhiễm hoặc là một loại thuế ô nhiễm dựa vào
mức thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Một trong những loại
thuế như vậy gọi là thuế Pigou do nhà kinh tế học Pigou
đề ra (1877-1959). Theo Pigou thì đánh thuế ô nhiễm là
một công cụ nhằm đưa chi phí cá nhân bằng chi phí xã
hội.
• Chúng ta nghiên cứu một thuế Pigou lí tưởng về mặt lí
thuyết, bởi lẽ trên thực tế, thuế Pigou thường khác xa so
với mức thuế Pigou lí thuyết.


III. THUẾ Ô NHIỄM VÀ Ô NHIỄM
TỐI ƯU
• 1.Thuế Pigou tối ưu
Nguyên tắc tính thuế Pigou là ai gây ô
nhiễm người đó chịu thuế, thuế Pigou
tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô
nhiễm


IV.PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI
TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP (PHƯƠNG CÁCH KINH TẾ)

• Ở nước ta phương cách quản lí môi trường bằng các
công cụ kinh tế đang ở giai đoạn khởi đầu nghiên cứu

áp dụng, chưa có kinh nghiệm thực tế, vì vậy phần này
được soạn thảo theo kinh nghiệm quốc tế, chủ yếu dựa
vào tài liệu [27]
• Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã
sử dụng những công cụ kinh tế khác nhau ( các loại phí,
giấy phép có thể bán được, hệ thống kí quỹ và hoàn trả,
khuyến khích thực thi, các chính sách thuế môi trường
và tài nguyên, quy định đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi
trường…) nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phíhiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.


• Phần lớn các công cụ này đã kích thích người gây ô
nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trường
bằng những phương tiện có hiệu quả-chi phí hiệu quả
nhất. Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng
những nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả” và “
người hưởng lợi phải trả”. Theo nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả thì ở mức ô nhiễm cao sẽ chịu phạt về tài
chính cao hơn, còn ở mức ô nhiễm thấp hơn thì chịu


IV.PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI
TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP (PHƯƠNG CÁCH KINH TẾ)

• Phạt thấp hơn, hoặc thậm chí còn được thưởng
nữa.Theo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả thì người
sử dụng sẽ phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sự cung
cấp nguồn lực đó, vi dụ trả tiền nước và các dịch vụ liên
quan bao gồm cả các chi phí xử lí nước.Trong khi một
số công cụ kinh tế ứng dụng các chi phí trực tiếp (ví dụ:

phạt dựa trên khối lượng chất độc thải ra, hệ thống trả
phí theo từng thứ chất thải rắn, phí cho phép thải khí
tính theo khối lượng khí thải ra, tiền kí quỹ có thể được
hoàn trả cho các bao bì), các công cụ khác lại sử dụng
các chi phí gián tiếp nư đánh thuế vào đầu ra.


IV.PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI
TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP (PHƯƠNG CÁCH KINH TẾ)

• Phương cách kinh tế có một số ưu điểm như:
- Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí-hiệu quả để
đạt được mức ô nhiễm có thể chấp nhận được.
- Kích thích sự phát triển công nghệ và chi thức chuyên
sâu về kiểm soát ô nhiễm, trong khu vực tư nhân.
- Cung cấp cho Chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ
các chương trình kiểm soát ô nhiễm.
- Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô
nhiễm.
- Loại bỏ được các yêu cầu của Chính phủ về một lượng
lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm
soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản
phẩm (OECD 1989).


1. Các lệ phí ô nhiễm
• Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để
kiểm soát lượng ô nhiễm tăng thêm, nhưng lại
để cho mức tổng chất lượng môi trường là bất
định. Việc áp dụng chúng đặc biệt thích hợp khi

có thể ước tính tương đối chính xác sự tổn thất
do lượng ô nhiễm tăng thêm gây ra, và không
thích hợp khi các nhà quản lí đòi hỏi phải đạt
được sự chắc chắn trong thực hiện định mức
chất lượng môi trường (Anderson et al. 1989).
Chúng gồm có các lệ phí thải nước hoặc thải
khí, lệ phí người sử dụng,lệ phí sản phẩm, lệ phí
hành chính.


1.1. Các lệ phí thải nước và thải khí
• Là loại lệ phí do một cơ quan chính phủ thu, dựa trên số
lượng và chất lượng chất ô nhiễm do một cơ sở công
nghiệp thải vào môi trường. Trong hệ thống phí thải
nước hay khí, người xả thải phải trả một khoản tiền nhất
định cho mỗi đơn vị chất ô nhiễm xả thải vào nguồn
nước mặt hay vào bầu khí quyển. Nói chung, các lệ phí
xả thải được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn và các
giấy phép, và cho phép các tiêu chuẩn chất lượng nước
và khí được thực hiện với một chi phí tối thiểu khả dĩ.
• Lệ phí xả thải dựa trên một vài số đo ô nhiễm, xả thải
vào môi trường. Ví dụ: để kiểm soát ô nhiễm nước, phí
này có thể dựa trên: các mục tiêu về chất lượng nước,
các chi phí để tài trợ cho kế hoạch giảm bớt ô nhiễm,
hoặc các tiêu chuẩn thải nước khác.


1.2.Phí không tuân thủ
• Phí không tuân thủ được đánh vào những người gây ô
nhiễm khi họ xả thải ô nhiễm vượt quá mức quy định.

Khi các công cụ pháp lí là phương pháp chủ yếu để
ngăn chặn ô nhiễm, thì nói chung, việc buộc thực thi là
chủ yếu, vì các khoản phạt đối với những vi phạm là khá
thấp, tới mức những người gây ô nhiễm vẫn có lợi khi
phạm luật. Để tránh sự kiện tụng mất thì giờ, tốt hơn nên
sử dụng phí phí không tuân thủ thay vì khởi tố hình sự,
với điều kiện là phải quy định mức phí sao cho các công
ty được khuyến khích mạnh mẽ trong việc tuân thủ các
quy định. Các khoản phạt không tuân thủ cần phải gắn
với phạm vi và thời hạn của sự vi phạm và phải lớn hơn
các chi phí ước tính để nguồn ô nhiễm đáp ứng yêu cầu
của các quy định (Repetto 1990).


1.3.Các phí đối với người dùng
• Phí đối với người tiêu dùng là các khoản thu trực tiếp
cho các chi phí xử lí ô nhiễm cho tập thể hay công cộng,
chúng thường hay được sử dụng trong thu gom và xử lí
rác thải, nước thải. Thông qua những phí này ( thường
phụ thuộc vào chất lượng và đặc tính của nước thải ra),
các cơ sở tiếp nhận những chất thải đổ bỏ sẽ được đền
bù cho những cố gắng để phân hủy các chất thải ấy.
Đồng thời, các mức phí đảm bảo rằng nhà máy được
khuyến khích về kinh tế để nâng cao chất lượng của
dòng nước thải ra. Tuy nhiên, phương cách này không
thích hợp khi phải đổ bỏ những chất ô nhiễm độc hại
không bao giờ được phép đổ vào các dòng nước ( ví dụ:
thủy ngân…). Một áp dụng khác của phí đối với người
dùng là trong lĩnh vực thuế hoặc các khoản thu liên quan
đến xe cộ.



1.4.Lệ phí sản phẩm
• Lệ phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá các sản
phẩm hoặc các đầu vào của sản phẩm, gây ra ô nhiễm
hoặc là ở giai đoạn sản xuất hoặc ở giưa giai đoạn tiêu
dung, hoặc vì nó đã phải thiết lập một hệ thống tahir đặc
biệt. Nó hoạt động giống như các phí thải bỏ theo nghĩa
nó cho phép người dung quyết định về các phương tiện
chi phí – hiệu quả của mình nhằm làm giảm ô nhiễm. Ví
dụ, tất cả các thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EC),
trừ Đan Mạch, đã thu phí sản phẩm đối với cá dầu bôi
trơn theo quy định của EC(1975) về việc sử dụng biện
pháp để tái chế dầu thải.


1.4.Lệ phí sản phẩm
• Hệ thống này bao gồm thuế đánh vào dầu
bôi trơn và các khoản trợ cấp cho việc tái
chế dầu thải để sử dụng lại. Ở Đức và Ý,
nơi mà các hệ thống này ít có tác dụng
kích thích, sự thu gom dầu, tối thiểu cũng
tăng gấp đôi kể từ ngày khởi xướng
chương trình này. Ở Na uy và Thụy Điển,
các phí sản phẩm khác liên quan đến các
mục đích môi trường bao gồm các phí
đánh vào không thu hồi, các pin, dầu bôi


1.5.Các lệ phí hành chính

• Các lệ phí hành chính là các phí phải trả cho các cơ
quan nhà nước vì những dịch vụ như đăng kí hóa chất,
hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định
về môi trường. Chúng thường là một bộ phận của điều
luật trực tiếp và chủ yếu nhằm tài trợ cho các hoạt động
cấp giấy phép và kiểm soát của các cơ quan kiểm soát ô
nhiễm. Ví dụ: ở Na Uy, các lệ phí này được thu để tài trợ
cho các hoạt động đăng kí và kiểm soát đối với ô nhiễm
do ngư- nông nghiệp, kiểm soát sự xả thải từ các nguồn
công nghiệp, và để cấp giấy phép cho sản phẩm hóa
học.


2.Tăng giảm thuế
• Tăng giảm thuế này được dung để khuyến khích việc
tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường. Công cụ
này sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào các phí
sản phẩm khác: phụ thu dương thu thêm đối với các sản
phẩm gây ô nhiễm; và phụ thu âm đối với các sản phẩm
thay thế sạch hơn. Nó chủ yếu được dung trong phạm
trù giao thông để hạn chế người tiêu dung mua các loại
xe cộ và nhiên liệu gây ô nhiễm (OECD 1989). Khác biệt
về thuế đối với xăng có chì và xăng không chì là một
cách làm chung cho toàn châu Âu. Ví dụ, ở Hà Lan,
xăng không pha thì chịu thuế 0,1 ECU cho 100 lít xăng
(khoảng 0,004 USD một ga-lông), và xăng có chì thì chịu
thuế 1,74 ECU cho 100 lít xăng (khoảng 0,08 USD một
ga-lông). Các loại thuế khác đánh vào dầu diezen và các
nguyên liệu khác.



×