ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẬP PHÁP
Chuyên đề nghiên cứu:
QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV)
Hà Nội, tháng 10 - 2016
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOẠI
THƯƠNG HIỆN NAY........................................................................................4
1.1. Cơ chế quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương...........................................................4
1.2. Công cụ quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương.........................................................5
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG.........12
2.1. Đổi mới cơ chế trong quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương..................................12
2.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ quản lý, điều tiết hoạt
động ngoại thương................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17
2
LỜI NÓI ĐẦU
Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương trong
quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện mô hình chiến lược công nghiệp hóa
đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng xác định: “Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ
chủ yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào
vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước”. Để thực hiện các chiến lược và
những chủ trương, chính sách trên, việc Nhà nước tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
các chính sách kinh tế, cơ chế, cách thức quản lý và sử dụng đồng bộ các công
cụ, biện pháp quản lý và điều tiết kinh tế mà cụ thể là hoạt động ngoại thương
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu là rất cần thiết và cấp bách.
Vì vậy, Viện nghiên cứu lập pháp nghiên cứu chuyên đề “Quản lý, điều
tiết hoạt động ngoại thương – Thực trạng và giải pháp” nhằm cung cấp thêm
thông tin phục vụ các Đại biểu Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật quản
lý ngoại thương tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.
3
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOẠI
THƯƠNG HIỆN NAY
1.1. Cơ chế quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương
Cơ chế quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã thay
đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Từ cơ chế nhà nước
nắm độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế đối ngoại khác với nước
ngoài, Việt Nam đã dần loại bỏ từ năm 1998 và thay vào đó là Nhà nước thống
nhất quản lý các hoạt động ngoại thương.
Mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Chủ thể
trực tiếp tham gia sản xuất và trao đổi sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trong
và ngoài nước là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy
thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác bổ sung cho
nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đồng thời hình thành về cơ bản thị
trường dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Nhà nước tạo môi trường pháp
lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác cùng phát
triển, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước với hệ thống pháp luật trong
lĩnh vực ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại khác được đổi mới phù hợp
với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và thích ứng với
thông lệ và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cơ chế quản lý ngoại thương hiện hành
đang gây cản trở lớn về thủ tục hành chính đến hoạt động của các doanh nghiệp
đang sản xuất kinh doanh trong các khu vực hải quan riêng (là khu vực đang thu
hút mạnh mẽ hoạt động đầu tư nước ngoài và có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn)
cũng là đối tượng cần phải được rà soát, dỡ bỏ. Biểu thuế suất nhập khẩu hiện
nay rất phức tạp, được các doanh nghiệp ví như “ma trận” và các doanh nghiệp
đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp mã hàng hóa và xác định mức thuế.
Bên cạnh đó, vai trò quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương của Nhà nước
chưa cao, Nhà nước chưa đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các
doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế chung, cơ chế quản lý ngoại thương và cơ
4
chế quản lý ngành có liên quan chưa có sự nhất quán.
1.2. Công cụ quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương
1.2.1. Các công cụ quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương ở nước ta
hiện nay
Công cụ quản lý ngoại thương thuộc phạm trù quản lý nhà nước về ngoại
thương. Quản lý nhà nước về ngoại thương là sự tổ chức và điều khiển các lĩnh
vực hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động liên quan bằng hệ thống các
công cụ quản lý và những phương pháp phù hợp thông qua hệ thống tổ chức bộ
máy quản lý nhằm đặt được những mục tiêu đề ra. Trong đó các cơ quan quản lý
nhà nước về ngoại thương (chủ thể quản lý) sử dụng các phương pháp và công
cụ quản lý ngoại thương thích hợp để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn
bộ hoạt động xuất nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế (đối tượng quản lý)
nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại
thương.
- Nhà nước quản lý hoạt động ngoại thương bằng luật pháp: hoạt động
ngoại thương được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật tương đối lớn, trước hết
phải kể đến Luật thương mại, các Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại, các
Thông tư và Quyết định hướng dẫn hoạt động này, các Pháp lệnh liên quan đến
phòng vệ thương mại (tự vệ, chống bán phá giá và trợ cấp) và hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan như các Luật thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, Luật an toàn thực phẩm, Luật chất lượng hàng sản phẩm hàng hóa,
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật…
- Quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương bằng công cụ tài chính: đó là
thuế quan, là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu. Gia nhập
cộng đồng kinh tế ASEAN (ATIGA) hay WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam
phải cam kết cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các dòng thuế cho
hàng hóa đến từ các nước thành viên. Như theo lộ trình cắt giảm thuế quan của
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đến cuối năm 2014, Việt
Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu)
5
xuống 0%. còn khoảng 7% dòng thuế, tương đương 687 mặt hàng được xem là
nhạy cảm theo thỏa thuận với ASEAN chưa cắt giảm ngay về 0% trong năm
2015 mà thực hiện dần đến năm 2018 (gồm các mặt hàng nhạy cảm cần có lộ
trình bảo hộ dài hơn, chủ yếu như: sắt thép, giấy, vải may mặc, ô tô, linh kiện
phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng, đồ nội thất...) và 3%
số dòng thuế của biểu ATIGA được loại trừ khỏi cam kết xóa bỏ thuế quan (bao
gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm được phép duy trì thuế suất ở mức
5%: gia cầm sống, thịt gà, trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thị chế biến,
đường). Từ ngày 01/01/2016, Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
theo danh mục mặt hàng chịu thuế chính thức có hiệu lực, theo Thông tư số
182/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2015. Theo đó, Bộ Tài
chính đã cắt giảm thuế nhập khẩu của 9 mặt hàng…
- Quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương bằng các công cụ khác như:
+ Công cụ phi thuế quan: trợ cấp xuất khẩu (Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ
hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu gạo…), chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (Quyết
định 133/2001/QĐ-TTg quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu…), hạn ngạch thuế
quan (hiện có 4 loại hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan là: muối,
thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm và đường tinh luyện, đường thô 1), các quy
định hành chính kỹ thuật (thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, biện pháp mua
sắm Chính phủ, quy tắc xuất xứ, các biện pháp kỹ thuật…).
+ Công cụ xúc tiến thương mại: các biện pháp xúc tiến thương mại thông
thường như hội chợ, triển lãm, tìm hiểu thị trường…, chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia, giao lưu với các đoàn
doanh nghiệp nước ngoài …
+ Biện pháp phòng vệ thương mại: chống bán phá giá, chống trợ cấp (Việt
Nam đã tham gia Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO)…
1
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua,
bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
6
1.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong việc ban hành, áp dụng các công
cụ trong quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương
Thứ nhất, các công cụ quản lý hàng hóa, phương thức nhập khẩu hàng
hóa chưa đầy đủ.
(i) Hiện nay, việc thực hiện quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa dựa chủ yếu
vào Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại
lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Tuy nhiên, Nghị
định này mới chỉ liệt kê các mặt hàng dưới dạng Phụ lục hàng hóa cấm/hạn chế
hoặc cấp phép mà chưa có quy định về nguyên tắc cho các nhóm hàng này.
(ii) Xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng chiến lược chưa có cơ chế
khác biệt so với các mặt hàng thông thường (xăng dầu, gạo…);
(iii) Một số mặt hàng nhập khẩu vào khu phi thuế quan chưa có chính
sách riêng (về giấy phép nhập khẩu, điều kiện nhập khẩu...), nên vướng mắc
trong quá trình thực thi, nhiều khi phải sử dụng văn bản hành chính để giải
quyết.
(iv) Các trường hợp khẩn cấp trong xuất nhập khẩu hàng hóa cần có sự
can thiệp ngay lại không có cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch theo pháp luật
thương mại hiện hành (Điều 31 Luật Thương mại năm 2005) theo đó chỉ giao
thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng.
(vi) Hiện nay hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch chưa được quy định tại
văn bản quy phạm nào, trường hợp nào được coi là phi mậu dịch, ngoại trừ việc
nhập khẩu một số mặt hàng thuộc danh mục cấm để nghiên cứu khoa học và
viện trợ nhân đạo.
Thứ hai, các công cụ thuế quan kém hiệu quả.
(i) Thông tin về giá tham khảo tính thuế còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật
kịp thời;
(ii) Quy định về thời gian ân hạn thuế dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế
7
nhiều;
(iii) Phân loại hàng hoá trong danh mục biểu thuế nhập khẩu với danh
mục mô tả mã hang hoá chưa thống nhất dẫn đến việc áp mã, áp mức thuế suất
trong một số trường hợp còn nhầm lẫn gây thất thu cho ngân sách nhà nước hoặc
ngược lại gây thiệt hại cho người nhập khẩu;
(iv) Công cụ bảo hộ sản xuất trong nước như thuế chống bán phá giá, thuế
tự vệ chưa thật sự phát huy trong điều kiện hội nhập WTO.
Thứ ba, các công cụ phòng vệ thương mại còn hạn chế về khuôn khổ
pháp lý.
Thực tiễn áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại vẫn còn tồn tại một
số vướng mắc, bất cập cho nên việc pháp điển hóa các văn bản pháp luật về
chống trợ cấp, chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ trong một đạo luật về
quản lý hoạt động ngoại thương là cần thiết để nâng cao hiệu lực pháp lý của các
công cụ này đồng thời là cơ hội để sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp
trong các văn bản pháp luật liên quan. Bên cạnh những hạn chế về khuôn khổ
pháp lý, nguồn lực cho triển khai những công cụ này là rất hạn chế. Về con
người, trong khi cơ quan phòng vệ thương mại của nhiều nước được tổ chức
chặt chẽ lên đến hàng trăm người thì tại Việt Nam, cơ quan này chỉ được tổ chức
ở cấp Phòng với dưới 20 cán bộ làm việc. Về nguồn lực tài chính, trong số các
công cụ phòng vệ thương mại, công cụ chống bán phá giá, chống trợ cấp là phức
tạp, đòi hỏi các điều tra viên phải tiến hành điều tra ngay tại nước xuất khẩu
nhưng do nguồn lực tài chính có hạn nên nhiều vụ việc không thể xử lý.
Thứ tư, các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ của Việt Nam chưa chứng
minh được hiệu quả kiểm soát nhập khẩu.
Trên thực tế, các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ của Việt Nam được
“xây dựng cho có”, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Pháp luật
hiện hành chưa tạo điều kiện để các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp
kiểm soát trước và sau thông quan hàng hóa một cách hiệu quả thông qua các
quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực thẩm, giống
8
cây trồng (TBT, SPS) do các vấn đề này được quy định riêng rẽ tại nhiều hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (Luật, Pháp lệnh, các Nghị định
hướng dẫn Luật Thương mại, các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật chuyên
ngành…, thậm chí là Thông tư) nên quy trình kiểm tra, kiểm soát không thống
nhất (có quy trình trước, có quy trình sau thông qua), xảy ra tình trạng “vừa thừa
vừa thiếu”, vừa tạo ra thủ tục hành chính rườm rà nhưng lại không kiểm soát
hiệu quả nhập khẩu cả về chất lẫn về lượng.
Thứ năm, các công cụ ưu đãi áp dụng đối với khu phi thuế quan, khu chế
xuất, các khu vực hải quan riêng chưa được quy định thống nhất.
Các công cụ ưu đãi áp dụng đối với khu phi thuế quan, khu chế xuất, các
khu vực hải quan riêng được quy định ở nhiều văn bản khác nhau (Quyết định
100/2009/QĐ-TTg về quy chế hoạt động của các khu phi thuế quan trong khu
kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg quy định về cơ
chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu), có hiệu lực pháp lý
tương đương nhau, nhưng văn bản sau thường có những điểm khác với văn bản
trước, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ. Việc chồng chéo này gây khó khăn trong
công tác chỉ đạo chung của các cơ quan quản lý.
Thứ sáu, các công cụ quản lý thương mại biên giới chưa xác định nội
hàm khái niệm thương mại biên giới.
Hoạt động thương mại biên mậu là một hoạt động đặc thù, được ưu đãi
hơn so với thương mại quốc tế (ngoại lệ của WTO). Tuy nhiên, hiện nay pháp
luật chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa hoạt động thương mại biên giới có tính
đặc thù và hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, về chính sách mặt hàng
thương mại biên giới chưa có quy định riêng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản,
việc lựa chọn một số mặt hàng chủ lực để phát triển, xuất khẩu cần có chính
sách ưu đãi hỗ trợ riêng.
Thứ bảy, các công cụ về phát triển ngoại thương, công cụ xúc tiến
thương mại chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa xúc tiến trong nước và ngoại
thương.
9
Xúc tiến thương mại tuy đã gặt hái nhiều thành công nhưng biện pháp
chính sách và pháp lý thời gian qua vẫn tập trung vào các hoạt động xúc tiến
thương mại trong nước và xúc tiến thương mại truyền thống (khuyến mại; hội
chợ, triển lãm; trưng bày, giới thiệu hàng hóa; quảng cáo)… Có những công cụ
phát triển ngoại thương thành công nhất định (như Thương vụ, văn phòng xúc
tiến thương mại, trung tâm giới thiệu hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài) vẫn
chưa được khẳng định địa vị pháp lý, đổi mới mô hình; một số biện pháp chính
sách được áp dụng thành công trên thế giới đã được thử nghiệm tại Việt Nam
vẫn chưa được thể chế hóa (xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của thương nhân, hiệp
hội ngành hàng, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ...); kinh phí cho hoạt động xúc tiến
xuất khẩu quá thấp (theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới) lại bị chia cắt (cho cả
hoạt động thương mại nội địa, vùng sâu, vùng xa) gây khó khăn, bó buộc sự
sáng tạo, năng động của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thứ tám, các công cụ về xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe.
Thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay xuất hiện những vi
phạm chưa có biện pháp xử lý hoặc mức xử phạt chưa đủ sức răn đe (như đối
với hàng hóa chưa đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật nhưng đã được đưa
vào lưu hành tại Việt Nam). Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định
cụ thể về hình thức thu hồi giấy phép trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng
các quy định của pháp luật. Do có lỗ hổng của quy định pháp luật như vậy, một
số doanh nghiệp đã lợi dụng để trục lợi gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà
nước trong việc xử lý và điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong việc ban hành, áp dụng
các công cụ, biện pháp trong quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương
Một là, nhận thức về môi trường, lợi ích công cộng và phát triển bền vững
của doanh nghiệp và các nhà quản lý còn hạn chế. Chỉ quan tâm đến lợi ích
trước mắt, cục bộ mà chưa quan tâm đến môi trường và phát triển bền vững.
Hai là, năng lực xây dựng, ban hành và giám sát việc thực thi pháp luật
trong hoạt động nhập khẩu còn yếu kém, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tiến trình
10
hội nhập.
Ba là, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xây dựng, ban hành
các quy định và biện pháp quản lý nhập khẩu và cơ quan thực thi việc quản lý
nhập khẩu như Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương …; chưa có một cơ
chế chuyên trách về quản lý hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả…
Bốn là, hệ thống pháp lý về thương mại và kỹ thuật, kiểm dịch còn chưa
đồng bộ, chậm được rà soát và thiếu tính hệ thống, việc thực hiện pháp luật và
xử lý vi phạm pháp luật chưa nghiêm, cùng với năng lực quản lý và giám sát thi
hành pháp luật hạn chế.
Năm là, hiện nay các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam vẫn chưa
được xây dựng đầy đủ, ngân sách Nhà nước lại chưa đủ sức tiến hành những
chương trình hỗ trợ cho việc thực thi các quy định đó, cũng như hỗ trợ các
doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất trong nước, nhằm khuyến khích nhập khẩu
và sử dụng các công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại và hàng hóa phù hợp với
quy định của pháp luật.
Sáu là, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc triển khai áp dụng các biện pháp
phi thuế quan hiện còn rất thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc (ví dụ
như cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc triển khai các quy định của Luật Tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, các quy định về
tiêu chuẩn môi trường... trong vấn đề kiểm nghiệm, xét nghiệm, thẩm tra xác
thực, kiểm định, chứng nhận đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng các quy chuẩn kỹ
thuật và tiêu chuẩn đặt ra).
Bảy là, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về áp
dụng biện pháp phi thuế quan còn chậm; các quy định liên quan đến trách nhiệm
bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và chế tài xử phạt vi phạm
quy định tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, kiểm
dịch… trong hoạt động nhập khẩu chưa thỏa đáng, thiếu tính răn đe, do đó chưa
đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước cũng như phòng ngừa,
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngoại thương.
11
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU
QUẢ TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
2.1. Đổi mới cơ chế trong quản lý, điều tiết hoạt động ngoại thương
Thứ nhất, xây dựng một cơ chế quản lý ngoại thương mới với một cơ
quan quản lý ngoại thương tập trung có thẩm quyền đủ lớn để hoạch định chính
sách, pháp luật ngoại thương thống nhất, hiệu quả.
Cần quy định rõ cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện quản lý thống
nhất hoạt động ngoại thương; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước và mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, cơ chế phối hợp, bảo đảm
minh bạch hóa hệ thống pháp luật.
Tổ chức, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhất quán giữa các chủ thể quản lý
(Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và đối tượng được quản lý
(mọi thành phần kinh tế). Nếu chủ thể quản lý và đối tượng được quản lý không
tuân thủ các nguyên tắc phối hợp chung sẽ dẫn tới hậu quả đổ vỡ cơ chế, trật tự
đã được thiết lập.
Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động ngoại
thương.
Đẩy mạnh cải các thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động ngoại
thương, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng
cho các hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam
kết của WTO. Bản thân các chính sách thông thoáng lại tạo nền tảng cho cải
cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh
nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn
nhẹ, công khai, minh bạch.
Thứ ba, cần rà soát, sửa đổi lại các biểu thuế suất hàng xuất khẩu, nhập
khẩu.
Rà soát, sửa đổi lại các biểu thuế suất hàng xuất khẩu, nhập khẩu một
12
cách toàn diện và triệt để hơn trên cơ sở phải bảo hộ được nền sản xuất trong
nước và không cao hơn cam kết của Việt Nam tại các hiệp định thương mại.
Thứ tư, nâng cao vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều tiết của Nhà
nước trong hoạt động ngoại thương.
Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp
trong việc phát triển thị trường xuất khẩu, chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu….
Thứ năm, có sự nhất quán giữa cơ chế quản lý kinh tế chung, cơ chế
quản lý ngoại thương và cơ chế quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.
Sự nhất quán này nhằm tạo tính đồng bộ trong quản lý theo mục tiêu
chung đã đặt ra. Cơ chế và chính sách kinh tế chung không gây trở ngại, triệt
tiêu tác dụng tích cực của cơ chế và chính sách quản lý ngoại thương và ngược
lại. Tất cả cơ chế, chính sách đều phải vận hành theo một hướng, tạo thuận lợi
cho tăng trưởng nhanh xuất nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, giám sát cơ chế, cách thức vận
hành và thi hành công tác quản lý ngoại thương.
2.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ quản
lý, điều tiết hoạt động ngoại thương
Thứ nhất, bên cạnh cam kết giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình AEC 2
Việt Nam cần điều chỉnh hệ thống thuế nội địa.
Việc điều chỉnh này không trực tiếp nằm trong nội dung cam kết với
ASEAN nhưng sẽ giúp hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với các thông lệ quốc
tế, đơn giản hóa và minh bạch hóa hệ thống thuế; đồng thời xác định mức động
viên hợp lý, đảm bảo số thu cho ngân sách. Sử dụng hiệu quả công cụ thuế nhập
khẩu và các loại thuế khác (thuế bảo vệ môi trường...) nhằm hỗ trợ ở mức độ
phù hợp cho sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong
2
AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN.
13
nước theo đúng cam kết. Với những hàng hóa trong nước có thể sản xuất được,
xem xét duy trì mức trần thuế nhập khẩu theo cam kết trong WTO và có lộ trình
xóa bỏ thuế phù hợp cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước có Hiệp định thương
mại tự do (FTA).
Thứ hai, rà soát, đánh giá, có chiến lược xây dựng, hoàn thiện một cách
tổng thể các công cụ phi thuế quan phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh
tế trong từng thời kỳ.
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các công
cụ quản lý ngoại thương phải được quy định, áp dụng theo luật chơi chung,
trong đó, công cụ thuế quan đã được quy định rõ lộ trình hoặc bị bãi bỏ. Đối với
các công cụ phi thuế quan, trong từng thời kỳ, việc sử dụng các công cụ này
phải được đánh giá, áp dụng ở mức độ phù hợp với trình độ phát triển của nền
kinh tế, sức chịu đựng của cộng đồng doanh nghiệp, nguồn lực của ngân sách
Nhà nước... Do vậy, việc sử dụng các công cụ này đòi hỏi cần có một chiến lược
đúng đắn, làm kim chỉ nam cho việc đánh giá, sử dụng các nguồn lực và xây
dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp.
Trên thực tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã xây dựng một số
chiến lược có những nội dung nêu trên như: Quyết định số 160/2008/QĐ-TTg
ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể và
chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết
quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến 2020, Quyết định số 2471/QĐ-TTg
ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 20112020, định hướng đến năm 2030 và mới đây nhất là Quyết định số 1233/QĐTTg ngày 03/8/2015 về việc phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020
phù hợp với cam kết quốc tế… và rất nhiều các Chiến lược theo ngành, lĩnh vực
khác.
Tuy nhiên, mặc dù đã ban hành nhiều Chiến lược và đề án như nêu trên,
các Chiến lược, đề án này vẫn còn một số bất cập như: (i) không được xây dựng
định kỳ và rà soát chỉnh sửa kịp thời; (ii) giải pháp, định hướng đối với từng
14
công cụ còn chung chung, chưa cụ thể, định lượng; (iii) nguồn lực, kế hoạch
nhằm thực hiện các giải pháp không rõ ràng.
Như vậy, một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng các
công cụ quản lý ngoại thương phi thuế quan là xây dựng một Chiến lược sử
dụng các công cụ này (i) được rà soát, đánh giá, xây dựng định kỳ và kịp thời rà
soát, điều chính theo yêu cầu và các cam kết quốc tế trong từng thời kỳ; (ii) các
giải pháp, định hướng phải cụ thể, định lượng, có tính khả thi, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước Việt Nam; (iii) các giải pháp phải có
kế hoạch triển khai, nêu rõ nguồn lực thực hiện.
Chiến lược này phải được bao trùm lên các biện pháp sau:
(i) Các công cụ kỹ thuật, kiểm dịch;
(ii) Các công cụ phòng vệ thương mại;
(iii) Các công cụ phát triển ngoại thương;
(iv) Các biện pháp hành chính.
Thứ ba, đổi mới cơ chế sử dụng công cụ theo hướng xã hội hóa.
Trên thực tế, nhiều công cụ kỹ thuật, kiểm dịch hiện đang được sử dụng
ngân sách nhà nước để thực hiện. Tuy nhiên, do nguồn lực ngân sách eo hẹp,
không đáp ứng đủ nhu cầu nhằm đổi mới cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đào
tạo cán bộ nhằm cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nên các
công cụ này thường được sử dụng trên cơ sở nguồn lực ngân sách cho phép. Để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các công cụ này, điều kiện bức thiết là phải giải
được bài toán nguồn lực. Do vậy, với bối cảnh ngân sách không thể cải thiện
trong thời gian ngắn, việc đổi mới cơ chế sử dụng công cụ theo hướng xã hội
hóa là lựa chọn hiệu quả nhất, khả thi nhất nhằm huy động mọi nguồn lực của xã
hội vào phục vụ công tác này.
Thứ tư, kiện toàn tổ chức các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các công
cụ quản lý ngoại thương.
Một trong những yếu kém trong sử dụng công cụ một cách hiệu lực, hiệu
15
quả là do không có đủ nguồn lực con người có khả năng, năng lực áp dụng các
công cụ này hoặc do các công cụ này đang bị sử dụng phân tán bởi nhiều cơ
quan khác nhau.
Nhiều nhóm công cụ đang được sử dụng không hiệu quả hoặc không được
sử dụng do các cơ quan chức năng không có đủ nguồn lực con người để thực
hiện chúng. Do vậy, công tác kiện toàn tổ chức các cơ quan chịu trách nhiệm
thực thi các công cụ này, trong đó việc bổ sung nguồn lực con người theo kế
hoạch là rất cần thiết. Kế hoạch kiện toàn các cơ quan có thể được nêu rõ trong
Chiến lược tổng thể về sử dụng các công cụ quản lý ngoại thương.
Bên cạnh đó, một trong những bất cập là việc các công cụ quản lý ngoại
thương đang được sử dụng bởi có quá nhiều cơ quan tham gia quản lý, điều tiết
hoạt động ngoại thương, nhưng không có cơ quan chủ trì, điều phối chung. Do
vậy, ở cấp Chính phủ, cần thiết phải có một cơ quan chịu trách nhiệm điều phối
chung, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là một Bộ, ngành nào đó như Bộ
Công Thương. Tuy nhiên, đối với một số cơ quan có tính chuyên ngành cao thực
hiện các quy định về kỹ thuật, kiểm dịch, kiểm tra y tế đối với sản phẩm, hang
hóa xuất nhập khẩu thì việc nhiều cơ quan trực thuộc các Bộ tham gia như hiện
nay sẽ dẫn đến sự tản mát lớn trong hoạch định chính sách, thiếu thống nhất
trong phương thức thực hiện chính sách, nguồn lực phân tán và quan trọng nhất
là không đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát theo hướng xã hội hóa.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo cáo của Bộ Công thương tổng kết việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
2.
3.
4.
5.
pháp luật ngoại thương kể từ Luật thương mại năm 2005 có hiệu lực.
Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật quản lý ngoại thương.
Báo cáo thực trạng hoạt động ngoại thương của Bộ Công thương.
Luật thương mại năm 2005.
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 và hệ thống các văn bản quản
lý theo Luật xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005.
6.
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
7.
Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg về quy chế hoạt động của các khu phi
thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
8.
Quyết định số 1233/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 về việc phê duyệt Đề án
quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với cam kết quốc tế.
9.
Quyết định số 160/2008/QĐ-TTg ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công
nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, quy định của WTO
giai đoạn đến 2020.
10. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt Chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
11. Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg quy định về cơ chế, chính sách tài chính
đối với khu kinh tế cửa khẩu.
12. Tờ trình Chính phủ về dự án Luật quản lý ngoại thương.
13. Thông tư số 182/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/11/2015.
14. Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất
khẩu.
17