Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thép Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.7 KB, 77 trang )

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI NGUYÊN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thép Thái Nguyên:
Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên được thành lập và hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 1703000008 do sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 18 tháng 05 năm 2001 với tên gọi chính thức
là : công ty Cổ phần thép Thái Nguyên, tên giáo dịch bằng tiếng Anh của Công ty:
Thai Nguyen Steel Joint stock Corporation (viết tắt là TNS), địa chỉ: đường cách
mạng tháng 10 – khu công nghiệp Sông Công – thị xã Sông Công – Thái Nguyên.
Khi mới thành lập vốn điều lệ củ công ty là 35 tỷ đồng và đăng ký thay đổi lần 02
ngày 29 tháng 06 năm 2001 của Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên.
Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên có vị trí vô cùng thuận lợi: thuộc khu
công nghiệp Sông Công – Sông Công – Thái Nguyên, gần đường quốc lộ 3, cách
sân bay Nội Bài – Hà Nội 32 km về phía Bắc. Ngay từ những ngày đầu đi vào
hoạt động, Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên đã áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng quốc tế ISO 9001: 2000 nên sản phẩm thép phục vụ hệ thống quản lý chất
lượng hợp với các điều kiện tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong nước và
quốc tế. Nhãn hiệu thép Thái Nguyên – TNS có uy tín và được thị trường công
nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn. Các sản phẩm của
công ty liên tục được bầu chọn và giành được nhiều huy chương trong các kỳ hội
chợ Việt Nam và Quốc tế. Không tự chấp nhận với những gì đã có, đội ngũ cán bộ
công nhân viên cùng với các chuyên gia của công ty luôn nâng cao và không

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9


-1-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

ngừng cải tiến chất lượng hàng hóa cũng như chất lượng phục vụ khách hàng ngày
càng tốt hơn để đáp ứng mục tiêu uy tín, chất lượng và giá thành cạnh tranh đây
cũng luôn là phương châm phục vụ khách hàng của TNS.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép Thái Nguyên:
Qua hơn tám năm sản xuất kinh doanh, công ty Cổ phần thép Thái
Nguyên ngày càng phát triển đi lên, sản phẩm của công ty được người tiêu
dùng trên cả nước tin dùng, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty không
ngừng lớn mạnh, công nhân ngày càng nâng cao tay nghề của mình trong sản
xuất, cán bộ không ngừng học tập để nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh
doanh. Do đó sản phẩm công ty sản xuất ra ngày càng tăng về số lượng và chất
lượng, mẫu mã ngày càng đẹp hơn để đáp ứng cho nhu cầu thị trường, đem lại
lợi nhuận cao cho công ty. Ngoài ra, công ty còn tổ chức một phân xưởng cơ điện với nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị cho hai phân xưởng
cán thép, đảm bảo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị luôn được ổn định.
Công ty được thành lập với mục đích là sản xuất kinh doanh ngành nghề
cán thép, nhiệm vụ chủ yếu: thu mua nguyên vật liệu chính là phôi thép và các
loại nguyên vật liệu khác để thực hiện việc cán ra thép thành phẩm là thép tròn
phi 6 và phi 8.
Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty được cung cấp bởi nguồn nhập khẩu
trực tiếp hoặc qua một số đơn vị nhập khẩu uỷ thác và các đơn vị sản xuất phôi
trong nước cung cấp cho công ty (chủ yếu là phôi thép). Các loại vật liệu khác,
phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ được cung cấp từ những khách từ Hà Nội và

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9


-2-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Thái Nguyên, đặc biệt những loại phụ tùng thay thế mà trong nước không sản
xuất được thì phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Sản phẩm của công ty sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường toàn quốc,
chủ yếu là các tỉnh như: Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh
Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, ... Trong đó sản phẩm
được cung cấp cho một số đại lý cấp một ở các tỉnh để cung cấp cho các công
trình xây dựng, ngoài ra công ty còn bán trực tiếp cho các khách hàng lẻ và còn
đưa hàng đến tận công trình nếu khách hàng có nhu cầu.
Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên có hai nhà máy cán thép là: nhà máy
cán I với dây chuyền sản xuất thép phi 8 và nhà máy cán II chuyên sản xuất loại
thép phi 6. Quy trình sản xuất thép tại công ty Cổ phần thép Thái Nguyên được
thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất thép tại Công ty Cổ Phần Thép Thái
Nguyên
Phôi thép

Sàn nguội

Cắt đầu
đuôi

Nạp lò nung


Cán thô

Cán trung

Tạo cuộn

Cán tinh

Cắt đĩa

Đóng bó

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

KCS

Cân + nhập
kho

-3-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Quá trình cán thép là quá trình diễn ra liên tục, tự động. Phôi thép sau khi
được nạp vào lò nung đạt nhiệt độ cán thì được máy tống phôi đẩy ra đường con
lăn dẫn vào giá cán. Quá trình thép đi qua các giá cán liên tục, tự động theo

máng vòng hoặc máng dẫn tạo ra sản phẩm cuối cùng là thép tròn. Khi sản phẩm
đã hoàn thành, nhân viên KCS sẽ kiểm tra chất lượng trước khi đóng bó, nếu bị
via đầu đuôi thì sẽ được cắt bỏ phần bị via đó. Tiếp đó thành phẩm được tạo
cuộn tại máy tạo cuộn sau đó theo đường con lăn dẫn tới khu vực đóng bó, cân,
gắn êtêkết và nhập kho thành phẩm.
* Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những thuận lợi

và khó khăn:
Về khó khăn của công ty thì có cả khó khăn khách quan và khó khăn chủ
quan. Khó khăn khách quan là: về phía nhà nước thì việc quy hoạch xây dựng
các nhà máy sản xuất thép không cân đối, cung lớn hơn cầu dẫn đến các nhà
máy sản xuất thép trong nước cạnh tranh nhau khốc liệt. Ngành sản xuất thép
Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn phôi nhập khẩu, các năm qua giá phôi
thép không ổn định, thường là giá phôi nhập khẩu tăng cao mà giá thép thành
phẩm chững lại do nhiều nhà máy sản xuất thép ra đời và nguồn nhập khẩu từ
nước ngoài. Thị trường bất động sản thế giới cũng như Việt Nam chững lại nên
nhu cầu thép xây dựng giảm. Và khó khăn chủ quan từ phía công ty: do là công
ty mới thành lập, sản xuất kinh doanh chưa ổn định, thương hiệu của sản phẩm
còn đang trong quá trình quảng bá và xây dựng. Việc tiếp cận vốn vay của nhà
nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất khó khăn, thường phải
có tài sản lớn để thế chấp dẫn đến nhiều khi mất cơ hội làm ăn. Doanh nghiệp
đóng trên địa bàn có cở sở hạ tầng yếu kém và thiếu (như điện sản xuất không ổn

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

-4-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

định, nước thì phải mua nước sinh hoạt với giá cao để sản xuất….) dẫn đến giá
thành sản xuất còn ở mức cao.
Bên cạnh những khó khăn gặp phải cũng có những thuận lợi trong quá trình
sản xuất kinh doanh của công ty đó là môi trường đầu tư và kinh doanh lành
mạnh, được sự động viên khích lệ và tạo điều kiện của cơ quan các cấp các
ngành ở địa phương. Thêm vào đó là công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên
trẻ khoẻ, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có lòng nhiệt tình và tâm
huyết với công việc. Đồng thời đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình đọ chuyên môn
cao, bản lĩnh vững vàng, năng động, có kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất kinh
doanh, tinh thần đoàn kết nội bộ cao.

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

-5-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

* Tình hình hoạt động kinh doanh hai năm 2007 và 2008 của công ty:
Biểu số 02: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008


ĐVT: VNĐ
So sánh
Tỷ lệ
Số tiền
%

1 - Doanh thu

60.237.999.470 122.193.639.095

61.955.639.625 102,85

Trong đó: DT nội bộ

60.237.999.470 122.193.639.095

61.955.639.625 102,85

2 - Các khoản giảm trừ

-

-

-

-

3 -Doanh thu thuần


60.237.999.470 122.193.639.095

61.955.639.625 102,85

4 - Giá vốn hàng bán

57.135.804.118 119.092.236.461

61.956.432.343 108,44

5 - Lợi nhuận gộp

3.102.195.352

3.101.402.634

(792.718) (0,026)

137.389.299

266.229.363

128.840.064 93,78

7 - Chi phí tài chính

22.467.500

17.834.760


(4.632.740) (20,62)

8 - Chi phí bán hàng

1.368.537.650

1.957.928.953

589.391.303 43,07

730.124.481

1.069.004.929

338.880.448 46,41

1.118.455.020

322.863.355

(795.591.665) (71,13)

6 - DT hoạt động tài chính

9 -Chi phí quản lý DN
10 - LN thuần từ hoạt động
kinh doanh
11 - Thu nhập khác
12 - Chi phí khác


-

933.611.252

933.611.252

100

265.723.417

481.454

(265.241.963) (99,82)

(265.723.417)

933.129.798

1.198.853.215 451,17

14 - Tổng LN trước thuế
15 – Chi phí thuế TNDN
hiện hành

852.731.603

1.255.933.153

403.201.550 47,28


238.764.849

351.661.283

112.896.434 47,28

16 - LN sau thuế

613.966.754

904.271.870

290.305.116 47,28

13 - Lợi nhuận khác

( Nguồn: phòng kế toán – Tài chính)
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng tăng:
Doanh thu năm 2008 so với năm2007, tăng 61.955.639.625 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng là 102,85% do trong năm 2008 Công ty đã có những biện

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

-6-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

pháp tích cực trong sản xuất làm cho sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
tăng lên do thị trường được mở rộng; ngoài ra năm 2008 các dịch vụ thương mại
như kinh doanh mặt hàng kim khí nhập khẩu tương đối lớn nên cũng đã góp
phần làm doanh thu tăng cao.
Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng là điều
rất hợp lý do doanh thu tăng đồng thời công ty đang phải mở rộng thị trường nên
tăng chi phí cho việc tiếp cận thị trường vì vậy dẫn tới chi phí tăng. Lợi nhuận
sau thuế của công ty năm 2008 so với năm2007 tăng 290.305.116 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng là 47,28%.
* Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2008:

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

-7-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Biểu số 03: Bảng cân đối kế toán cuối năm 2008 của công ty
Chỉ tiêu

Cuối năm 2007

Cuối năm 2008

ĐVT: VNĐ

Chênh lệch
Số tiền

Tỷ lệ
%

Tài sản
I – Tài sản ngắn hạn

29.636.890.975

32.564.346.108

2.927.455.133

9,88

962.117.694

930.572.530

(31.545.164)

(3,28)

750.136.000
2.913.092.412

750.136.000
1.927.460.548


24.972.132.403

28.896.667.266

3.924.534.863

15,72

39.412.466

59.509.764

20.097.298

50,99

II – Tài sản dài hạn

46.350,303,545

48,734,051,322

2,383,747,777

5,14

1. Tài sản cố định
- TSCĐ hữu hình
- TSCĐ vô hình

2. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
3. Tài sản dài hạn khác

43.797.513.765
41.046.623.092
2.750.890.673

41.988.612.642
39.329.418.325
2.659.194.317

(1.808.901.123)
(1.717.204.770)
(91.696.356)

(4,13)
(4,18)
(3,33)

1.826.514.350
726.275.430

6.111.964.537
633.474.143

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

75.987.194.520


81.298.397.430

5.311.202.910

6,99

I - Nợ phải trả

30.372.544.440

36.301.784.972

5.929.240.532

19,52

1. Nợ ngắn hạn

26.682.544.440

33.731.784.972

7.049.240.532

26,42

3.690.000.000

2.570.000.000


II - Nguồn vốn chủ sở hữu

45.614.650.080

44.996.612.458

(618.037.622)

(1,35)

1. Vốn chủ sở hữu

42.456.780.080

41.924.382.458

(532.397.630)

-(1,25)

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

3.157.870.000

3.072.230.000

(85.640.000)

-(2,71)


TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

75.987.194.520

81.298.397.430

5.311.202.910

6.99

1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác

(985.631.864) (33,83)

4.285.450.187 234,62
(92.801.287) (12,78)

Nguồn vốn

2. Nợ dài hạn

(1.120.000.000) (30,35)

(Nguồn: phòng kế toán –Tài chính)


Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

-8-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần thép Thái Nguyên:
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên là một công ty cổ phần, nguồn vốn cho
sản xuất kinh doanh của công ty là vốn góp của các cổ đông và vốn vay ngân
hàng, sau đó là nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận của công ty sau quá trình sản
xuất kinh doanh. Để công tác tổ chức, quản lý sản xuât kinh doanh có hiệu quả, bộ
máy tổ chức của công ty được bố trí gọn nhẹ, cơ động và có tính khoa học.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên được thể
hiện qua sơ đồ sau:

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

-9-


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thép Thái Nguyên

Hội đồng quảntrị

Tổng giám đốc

Các giám đốc

Phó giám đốc tài
chính

Phòng
kế toán
Tài
chính

- Báo cáo tài
chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng
kinh
doanh


Phân
xưởng
cán I

Phó giám đốc
kinh doanh

Phòng
kỹ
thuật

Phân
xưởng
cơ- điện

Phòng
vật tư

Phòng
KCS

Phân
xưởng
cán II

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan cao nhất có quyền
lực quyết định mọi vấn đề có tinh thần chiến lược lâu dài và quan trọng của công
ty.


Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 10 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty theo định hướng, chủ trương của hội đồng quản trị.
Đồng thời là người thay mặt công ty trước nhà nước và luật pháp với chức năng
và nhiệm vụ phụ trách chung toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về
các quyết định tổ chức chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công
tác tài chính, tổ chức hành chính của công ty.
Giám đốc: do Hội đồng quản trị cử ( hoặc thuê), chịu trách nhiệm cao nhất
trong việc điều hành sản xuất kinh doanh theo định hướng, chủ trương của Hội
đồng quản trị, là người quản lý các phòng ban và xây dựng, triển khai thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về công việc của mình.
Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về mọi quyền quyết định đối với lĩnh vực được phân công.
Trong đó, phó giám đốc tài chính chịu trách nhiệm giám sát và quản lý công
việc của 2 phòng: phòng kế toán và phòng tổ chức. Còn phó giám đốc kinh
doanh chịu trách nhiệm trong sản xuất trực tiếp và mọi vấn đề liên quan đến
phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật.
Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch
toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, kịp thời đầy đủ, đó là
quá trình thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, quá trình thanh toán
công nợ, quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ,
quá trình bán hàng hoá dịch vụ, tình hình sử dụng vốn cho quá trình sản xuất

kinh doanh, báo cáo kịp thời với giám đốc về tình hình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng kỳ. Cuối cùng là lập báo cáo tài chính theo định kỳ
hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý của công ty và theo quy định của
nhà nước. Đồng thời phòng kế toán còn thực hiện nhiệm vụ lập chứng từ sổ

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 11 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

sách thu chi với khách hàng và nội bộ, theo dõi và quản lý dòng lưu chuyển tiền
tệ, trích lập các quỹ, thực hiện các chế độ thu nộp với công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng thực hiện các công việc thuộc
lĩnh vực của văn phòng công ty, giúp giám đốc thực hiện các công tác về tổ
chức lao động, khánh thiết, tiền lương, khen thưởng, lưu chuyển văn thư, soạn
thảo công văn, tiếp đón khách, phụ trách các công việc hậu cần như nấu ăn, y tế
… và một số công tác đối ngoại khác của công ty.
Phòng kinh doanh:nhiệm vụ và chức năng là toàn bộ mảng kế hoạch kinh
doanh của công ty có chức năng giao dịch, mua bán vật tư hàng hoá thiết bị máy
mỏc trong và ngoài ngành, tập hợp các đơn hàng về số lượng chất lượng tham
mưu cho ban giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các kế
hoạch về sản lượng sản phẩm sản xuất ra bán trong tháng quý và tiếp nhận của
các đơn đặt hàng của khách hàng , trực tiếp tiếp xúc thị trường về tiêu chuẩn kỹ
thuật chủng loại giá cả để có đề xuất biện pháp kịp thời khắc phục. Phối hợp với
các phòng ban khác phân tích tình hình kinh doanh của công ty và có trách
nhiệm phụ trách về bán hàng của công ty giúp ban giám đốc trong việc bán hàng

và xem xét thị trường để cho ban giám đốc có thể đưa ra những chiến lược kinh
doanh tốt nhất mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Phòng kỹ thuật:Có trách nhiệm phụ trách về mảng kỹ thuật của công ty
giúp giám đốc công ty trong việc điều hành quản lý hoạt động sản xuất ,tham
mưu cố vấn và góp ý cho cấp trên thay đổi , giữ nguyên hoặc cải tiến quy trình
sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc làm của mình trong phạm vi mình phụ
trách.

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 12 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Phòng vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch cung ứng vật liệu, đảm bảo cung
cấp kịp thời, đủ nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và quản lý các
thiết bị vận chuyển nguyên liệu.
Phòng KCS: Phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu
vào, các sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng
trước khi xuất bán.
Các đơn vị trực tiếp sản xuất : Có hai phân xưởng chịu trách nhiệm sản
xuất các sản phẩm chính của công ty: phân xưởng cán I cán ra các loại sản phẩm
thép phi 6, phân xưởng cán II có nhiệm vụ cán ra các sản phẩm thép phi 8.
Ngoài ra còn phân xưởng cơ- điện: quản lý thiết bị máy móc, năng lượng, xây
dựng cơ bản và sửa chữa lớn trong toàn công ty, lập quy trình công nghệ cơ khí,
gia công các chi tiết, thường xuyên sửa chữa thiết bị sản xuất cho các phân

xưởng sản xuất trong công ty, chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật sản xuất sản
phẩm và tham gia đào tạo nâng bậc thợ cho công nhân.
1.4 Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần thép Thái Nguyên:
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành phòng kế toán-tài chính
bao gồm kế toán trưởng và các nhân viên kế toán. Ngoài ra còn có các nhân viên
kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ giúp phòng kế toán tổng hợp các hóa đơn,
chứng từ, xuất kho NVL, CCDC và một số công việc khác. Phòng kế toán được
biên chế cán bộ làm việc quản lý theo các khoản mục chi phí để tiện cho việc
hạch toán và nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ kế toán đối với phần
việc của mình được phân công hạch toán kế toán một cách trung thực, giám sát

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 13 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

và kiểm tra các hoạt động của Công ty nên cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty
được khái quát như sau:
Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên
Kế toán trưởng

Kế toán
TSCĐ,
vật
tư,hàng

hóa

Kế toán
tiền lương
và BHXH

Kế toán
tổng hợp
giá thành,
tiêu thụ

Kế
toán
thanh
toán

Thủ quỹ

Nhân viên thống kê các PX

Trong đó:
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, chỉ đạo điều
hành toàn bộ công tác hạch toán kế toán, công tác tài chính của công ty và kiểm
tra thực hiện công tác quản lý kế toán-tài chính theo quy định của pháp luật.
Kế toán TSCĐ và vật tư: ghi chép hạch toán tình hình tăng, giảm, khấu
hao, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tình hình nhập, xuất kho vật tư cho
sản xuất và nhượng bán ra ngoài, phân bổ chi phí vật liệu cho từng kỳ sản xuất 1
cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu quản lý.

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9


- 14 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Kế toán tiền lương và BHXH: ghi chép, tổng hợp và phân bổ chi phí tiền
lương và BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng kỳ hạch toán, theo
dõi tình hình chi trả lương cho công nhân viên chức trong toàn công ty.
Kế toán thanh toán: Ghi chép, theo dõi về việc sử dụng vốn, thu chi tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản chi phí khác bằng tiền, thực hiện thanh toán
các khoản công nợ với khách hàng mua và bán.
Kế toán tổng hợp, giá thành, tiêu thụ: có nhiệm vụ ghi chép phản ánh
tổng hợp phân loại các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty; tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo định kỳ hàng tháng,
quý, năm; tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm theo yêu cầu của công
ty; tính doanh thu và giá vốn để xác định kết quả kinh doanh của công ty trong
từng kỳ. Căn cứ vào các số liệu đã tổng hợp được tiến hành tính toán, so sánh số
liệu tăng giảm về tiêu hao nguyên vật liệu chính và một số nguyên vật liệu phụ
cho một đơn vị sản phẩm giữa định mức thực tế kỳ này so với kỳ trước để tìm
nguyên nhân tăng giảm từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính tiền mặt tại quỹ của công ty
trước ban lãnh đạo. Thực hiện việc thu chi tiền mặt theo các phiếu thu- chi do kế
toán lập khi đã được sự phê duyệt đầy đủ của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn
vị.
Lập báo cáo thu chi quỹ tiền mặt hàng ngày đối chiếu với kế toán toàn bộ số liệu
thu chi tồn quỹ từ đó báo cáo với giám đốc.
Nhân viên thống kê phân xưởng: là người ghi chép một cách đầy đủ,

chính xác các khoản phát sinh về số lượng ở các phân xưởng sản xuất để phản
ánh kịp thời cho việc hạch toán của kế toán.

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 15 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Hiện nay, công ty cổ phần thép Thái nguyên đã dùng phần mềm kế toán
của Công ty Cổ phần phần mềm kế toán BRAVO để phục vụ cho công tác hạch
toán kế toán. Khi áp dụng phần mềm kế toán, dưới quyền chủ động song song
của con người thì tất cả các yêu tố của hệ thống thông tin kế toán hiện đại được
tích hợp với nhau, đáp ứng mục tiêu tồn tại của hệ thống thông tin kế toán là
cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu
của các đối tượng sử dụng thông tin. Như vậy, thực chất việc ứng dụng tin học
vào công tác kế toán chính là việc nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua
tính năng ưu việt của máy tính và kỹ thuật tin học. Nhận thức được vị trí, vai trò
của việc ứng dụng thông tin kế toán, tháng 10 năm 2007 Công ty Cổ Phần Thép
Thái Nguyên bắt đầu đưa phần mềm kế toán Bravo vào sử dụng để phục vụ cho
công tác kế toán.
1.4.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
Việc tổ chức vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại Công ty như sau:
* Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ tại Công ty:
Hệ thống chứng từ kế toán được Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên sử
dụng đúng quy định của Bộ tài chính, ngoài ra để phù hợp với tình hình hoạt
động của Công ty, một số chứng từ lưu hành nội bộ được in theo mẫu riêng của

Công ty Cổ Phần Thép Thái Nguyên. Cụ thể như sau:
Đối với phần hành tiền tệ: Công ty sử dụng các chứng từ như phiếu thu
(mẫu 01 – TT); phiếu chi (mẫu 02 – TT); giấy đề nghị tạm ứng (mẫu 03 – TT);
giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu 04 – TT); …
Với các nghiệp vụ về bán hàng, công ty có các loại chứng từ sau: hóa đơn
giá trị gia tăng ( 01GTKT – 3LL ); bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi ( mẫu số
01 – BH ); bảng kê hóa đơn bán lẻ; …

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 16 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Đối với hàng tồn kho thì công ty sử dụng các chứng từ như: phiếu nhập kho
( mẫu số 01 – VT ); phiếu xuất kho ( mẫu số 02 – VT ); biên bản kiểm kê vật tư,
công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( mẫu số 05 – VT ); bảng kê mua hàng ( mẫu số 06
– VT ); …
Đối với lao động tiền lương, công ty sử dụng các chứng từ sau: bảng chấm
công ( mẫu 01a – LĐTL ); bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( mẫu 11
– LĐTL ); bảng thanh toán tiền lương ( mẫu 02 – LĐTL );…
Và đối với các nghiệp vụ về tài sản cố định công ty sử dụng các chứng từ
sau: biên bản giao nhận tài sản cố định; biên bản thanh lý tài sản cố định; bảng
tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định; …
* Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản tại Công ty:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/QĐ - BTC ban
hành ngày 20/03/2006 gồm 10 loại từ tài khoản loại 0 đến tài khoản loại 9 với 86

tài khoản. Ngoài ra do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên hệ thống tài khoản của
công ty cổ phần thép Thái Nguyên được chi tiết đến tài khoản cấp hai và cấp ba
để cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hạch toán. Ví dụ như:
TK 152 được chi tiết đến tài khoản cấp ba: TK 15211 “ Phôi thép 150 x 150
GRADE 40”, TK 15212 “ Phôi đúc luyện thép”, TK 15213 “ Thép thỏi cơ khí
SD 295A”, TK 15221 “ Oxy”, TK15222 “ Que hàn”; TK 15223 “ Trục các loại”,

TK 642 cũng được chi tiết đến tài khoản cấp hai gồm có: TK 6421, 6422,
6423, 6424, 6427 và 6428 trong đó TK 6428 “ Chi tiếp khách”.


Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 17 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

* Tổ chức vận dụng chế độ sổ tại Công ty:
Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức
hạch toán này, kế toán ghi sổ tách rời theo thời gian và ghi theo hệ thống trên hai
loại sổ là sổ Cái và sổ chi tiết, phải lập sổ cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu
trước khi lập báo cáo kế toán. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng theo hình
thức Nhật ký chung bao gồm: Sổ Nhật ký chung, một số sổ Nhật ký đặc biệt, các
sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ Cái các tài khoản.
Trình tự ghi sổ theo hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

CT gốc, bảng tổng
hợp CT gốc

Nhật ký chung

Nhật ký đặc biệt

Sổ,
thẻkế
kếtoán
toán
Sổ, thẻ
chi
chitiết
tiết

Sổ cái
Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9


- 18 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Công ty còn sử dụng phần mềm kế toán Bravo để hỗ trợ cho công tác kế
toán. Việc hạch toán thực hiện trên máy vi tính sử dụng phần mềm Bravo có
trình tự như sau:
Sơ đồ 06: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy:
Chứng từ kế
toán

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

Phần mềm kế toán
Bravo (Trên máy vi
tính)
Bảng tổng hợp
chứng từ cùng
loại

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản
trị

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:
Đối chiếu, kiểm tra:
* Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo kế toán tại Công ty:
Công ty sử dụng hai báo cáo theo quy định: Một là Báo cáo tài chính, bao
gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết
minh báo cáo tài chính. Tuy không sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng vẫn
đảm bảo đủ các yếu tố, yêu cầu của nội bộ doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà
nước. Kỳ lập của báo cáo này là năm, công ty lập và nộp Báo cáo tài chính theo

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 19 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo về thời gian, số lượng tại chi cục thuế
tỉnh Thái Nguyên. Hai là Báo cáo quản trị gồm: báo cáo sản xuất theo ca, báo
cáo thu – chi và báo cáo kinh doanh. Báo cáo quản trị chỉ mang tính chất nội bộ
nên thông tin cần phải được bảo mật trong nội bộ ban lãnh đạo công ty.

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 20 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CHƯƠNG 2:
TRỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI
NGUYÊN
2.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công
ty cổ phần thép Thái Nguyên:
2.1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý thành phẩm của công ty:
Tại Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên, thành phẩm là hai loại thép tròn
đường kính 6mm và 8mm, được sản xuất cung cấp cho một số khách hàng lớn
tại Thái Nguyên. Ngoài ra sản phẩm còn được bán cho các đại lý, các nhà thầu
xây dựng và trên phạm vi toàn quốc. Đây là loại thép được sản xuất phục vụ cho
các công trình xây dựng với đặc tính không rỉ, kết cấu chắc chắn nhưng vẫn đảm
bảo độ dẻo nhất định, dễ uốn theo yêu cầu sử dụng. Công ty hạch toán ghi sổ chi
tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song.
Tính giá thành phẩm nhập kho: thành phẩm nhập kho của Công ty được
tính theo công thức:
Trị giá thực tế nhập kho = Giá thành sản xuất thực tế
Tính giá thành phẩm xuất kho: công ty tính giá thành phẩm xuất kho theo
phương pháp đơn giá bình quân gia quyền.
Cùng với sự phát triển mạnh của sản xuất và công tác quản lý toàn doanh
nghiệp nói chung, công tác quản lý thành phẩm nói riêng đã có nhiều sự tiến bộ,
kế hoạch sản xuất của công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ thành
phẩm. Công tác quản lý nhập - xuất - tồn kho thành phẩm như sau: tại công ty,
thành phẩm sản xuất hoàn thành được nhập tại kho thành phẩm; hàng ngày thủ
kho phải theo dõi kiểm tra số lượng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Vào ngày

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9


- 21 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

cuối cùng hàng tháng công ty tiến hành kiểm kê kho thành phẩm với sự chứng
kiến của các thành phần là: thủ kho thành phẩm, kế toán thành phẩm và bảo vệ
của công ty. Sau khi kiểm kê, hội đồng kiểm kê lập “Biên bản kiểm kê” xác định
số liệu thực tế tồn tại thời điểm kiểm kê.
Thủ tục nhập kho thành phẩm: sản phẩm sau khi sản xuất hoàn thành đưa
ra lò sẽ được đóng bó và chuyển đến bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng thành
phẩm, nếu sản phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật thì bộ phận kho tiến hành cân và
nhập kho.
Thủ tục xuất kho thành phẩm: khi xuất kho thành phẩm, căn cứ vào Hóa
đơn GTGT đã có đủ chữ ký duyệt của Ban giám đốc, thủ kho sẽ làm thủ tục xuất
kho và ghi số lượng hàng thực xuất trên phiếu xuất kho kèm theo Hóa đơn
GTGT. Thủ kho yêu cầu người đại diện của khách hàng cùng kiểm tra trọng
lượng hàng và ký nhận số lượng vào phiếu xuất kho.
2.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm tại công ty:
Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cổ phần thép Thái
Nguyên: tại công ty Cổ phần thép Thái Nguyên hiện nay áp dụng phương thức
tiêu thụ trực tiếp, khách hàng nếu muốn mua sản phẩm của công ty phải trực tiếp
đến công ty hoặc gọi điện thoại yêu cầu, nếu khách hàng chấp nhận mua hàng sẽ
được giao hàng ngay tại kho thành phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty còn
được cung cấp cho một số đại lý cấp một ở các tỉnh để cung cấp cho các công
trình xây dựng và còn đưa hàng đến tận công trình nếu khách hàng có nhu cầu.
Ngoài ra, công ty thường tham gia các hội trợ triển lãm tại Thái Nguyên và Hà
Nội, tuy việc tiêu thụ hàng qua các hội trợ triển lãm không làm tăng đáng kể

doanh thu của công ty nhưng đã giúp quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thép

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 22 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Thái Nguyên, việc làm này mang lại lợi ích lâu dài cho công ty Cổ phần thép
Thái Nguyên.
Quy trình bán hàng: khi khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ được trực
tiếp gặp nhân viên bán hàng hoặc gọi điện thoại, fax hay giới thiệu hoặc phiếu
báo cấp hàng của văn phòng đại diện tại Hà Nội. Nhân viên bán hàng chịu trách
nhiệm thông báo giá bán theo quy định giá bán của Ban giám đốc. Khi khách
hàng đã chấp nhận đơn giá, nhân viên bán hàng sẽ viết lệnh giao hàng và trình
lên Ban giám đốc công ty để phê duyệt. Sau khi có lệnh giao hàng nhân viên bảo
vệ chịu trách nhiệm giám sát xe khi cân bì đến khi cân xe ra. Bảo vệ vào sổ theo
dõi xe ra vào và qua cân. Sau khi hàng đã xuất kho, nhân viên kế toán kiểm tra
phiếu xuất kho và phiếu cân xe để viết hóa đơn và phiếu thu để thủ quỹ làm
nhiệm vụ thu tiền. Toàn bộ chứng từ bán hàng bao gồm lệnh giao hàng, phiếu
xuất kho, phiếu cân, phiếu thu và hóa đơn phải được trình kế toán trưởng kiểm
tra ký xác nhận là quy trình đã thực hiện đúng, các số liệu là đúng trước khi
chuyển cho Ban giám đốc phê duyệt vào hóa đơn và phiếu thu.
Các hình thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm: hiện nay công ty Cổ
phần thép Thái Nguyên đang áp dụng hai hình thức thanh toán là: thanh toán
bằng tiền mặt và thanh toán bằng chuyển khoản mà chủ yếu là thanh toán bằng
chuyển khoản do những khách hàng lớn của công ty chủ yếu ở khu vực miền

trung.
Trình tự ghi sổ kế toán khi tiêu thụ thành phẩm: hàng ngày, khi phát sinh
các nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, trên cơ sở các hóa đơn GTGT kế toán sẽ định
khoản, nhập dữ liệu vào máy tính, sau đó máy sẽ tự động phân bổ đến các sổ chi
tiết và sổ tổng hợp có liên quan. Hàng ngày căn cứ vào các hóa đơn GTGT sau
khi được kế toán nhập dữ liệu vào máy tính thì tất cả các số liệu về ngày, số

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 23 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng, số lượng, đơn giá, thuế, tổng tiền thanh
toán đều được máy tự động chuyển sang sổ Nhật ký bán hàng và sổ Nhật ký
chung, làm căn cứ để lên sổ Cái TK 511.
2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần thép Thái
Nguyên:
Trong tháng 11/2009 công ty có các nghiệp vụ về tiêu thụ thành phẩm phát
sinh như sau:
Nghiệp vụ 1: Ngày 16/11/2009, xuất kho bán trực tiếp cho Nhà máy luyện thép
Sông Công 6.500 kg thép tròn phi 6 loại 1 Hóa đơn GTGT PV/2009B0045200
với giá bán là: 12.075 VNĐ/kg đã bao gồm thuế GTGT 5%, khách hàng đã thanh
toán đủ bằng tiền mặt.
Nghiệp vụ 2 : Ngày 21/11/2009, xuất kho bán cho Trung tâm dịch vụ thương
nghiệp và xây lắp Hà Anh 5.000 kg thép tròn phi 6 loại 1 với giá bán 11.970


VNĐ/kg và 7.000kg thép tròn phi 8 với giá bán 12.180 VNĐ/kg theo Hóa đơn
GTGT PV/2009B0045201, giá bán đã có thuế GTGT 5% . Khách hàng đã thanh
toán 70% bằng tiền mặt và 30% bằng chuyển khoản sau hai tháng.
Nghiệp vụ 3: Ngày 28/11/2009, xuất kho bán trực tiếp cho Công ty TNHH Hà
Tiên 7.000 kg thép tròn phi 6 với giá bán: 11.970 VNĐ/kg và 10.000 kg thép tròn
phi 8 giá bán là 12.180 VNĐ/kg theo Hóa đơn GTGT PV/2009B0045202 giá bán
đã bao gồm thuế GTGT 5%, khách hàng đã thanh toán 50% bằng tiền mặt, số
còn lại trả sau ba tháng.
Ngày 16 tháng 11 năm 2009, xuất hàng cho Nhà máy luyện thép Sông
Công: Khi nhận được Lệnh giao hàng (Biểu số 07) của cấp trên, thủ kho cân
hàng lên xe và lập Bảng kê chi tiết xuất kho (Biểu số 08). Căn cứ vào Lệnh giao

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 24 -


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

hàng và Bảng kê chi tiết xuất kho này, kế toán tiến hành lập Hoá đơn GTGT
(Biểu số 09).
Biểu số 07:
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI NGUYÊN
Đường cách mạng tháng 10, KCN Sông Công
Sông Công, Thái Nguyên

BM : 001 / 003
Ngày 16/11/2009


Số…/TNS
LỆNH GIAO HÀNG
SỐ : 0054/GH
Tên khách hàng: Nguyễn Văn Hải Số CMND :……….. Biển số xe: 20H 4780
Địa chỉ: Nhà máy luyện thép Sông Công, KCN Sông Công, Thái Nguyên
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT

1

Nội dung Quy
cách
Thép tròn phi 6
loại 1
Tổng cộng

Đơn
vị
Kg

x

Khách hàng xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trọng
lượng (Kg)
6.500


Đơn
giá
VNĐ
12.075

6.500

x

Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thành tiền
( VNĐ)

Ghi
chú

78.487.500

78.487.500

Người phê duyệt
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán – tài chính)

Sv: Nguyễn Thị Huệ - Lớp KTK9

- 25 -



×