Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Kế toán sửa chữa TSCĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.63 KB, 45 trang )

3 Kế toán sửa chữa TSCĐ
3.1. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo phương tự làm
Để giám sát chặt chẽ chi phí và giá thành công trình sửa chữa lớn, kế
toán sử dụng TK 241 (2413 - sửa chữa lớn TSCĐ) chi tiết cho từng công
trình, từng công tác sửa chữa lớn.
* Khi phát sinh chi phí sửa chữa, kế toán ghi
Nợ TK 241 (2413) - sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 152,153,214,334,338
* Khi công trình hoàn thành, tùy theo trường hợp kế toán ghi
- Nếu doanh nghiệp thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
- Căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa, hàng tháng trích
trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335 chi phí phải trả (chi tiết trích trước sửa chữa
lớn TSCĐ)
- Căn cứ vào giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong, kế toán ghi
Nợ TK 335 chi phí phải trả (chi tiết trích trước sửa chữa
lớn TSCĐ)
Có TK 241 (2413) : SCL TSCĐ
Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát
sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 335: chi phí phải trả (chi tiết trích trước sửa chữa
lớn TSCĐ)
Có TK 627,641,642
- Nếu số chi phí thực tế phát sinh về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số
trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì số chênh lệch được tính vào chi
phí:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335 chi phí phải trả (chi tiết trích trước sửa chữa
lớn TSCĐ)
- Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (sửa


chữa lớn đột xuất ngoài kế hoạch), kế toán ghi
Kết chuyển giá trị thực tế công trình sửa chữa lớn hoàn thành
Nợ TK 142,242
Có TK 241 (2413) sửa chữa lớn TSCĐ
Hàng kỳ, phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142,242


3.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức cho thầu
* Căn cứ vào hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa
lớn hoàn thành kế toán ghi
- Nếu TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413) : sửa chữa lớn TSCĐ (giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: phải trả cho người bán
- Nếu TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóaN, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế, kế toán ghi.
Nợ TK 241 (2413) : giá thanh toán
Có TK 331
* Khi thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa, kế toán ghi
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 111,112,....
* Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có trích hay không trích trước chi
phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực
tế phát sinh vào bên nợ TK 142, 242 hoặc TK 335 tương tự như trường hợp
tự làm
4. Kế toán tăng giảm TSCĐ.

4.1. Chứng từ thủ tục kế toán tăng TSCĐ
TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải do ban kiểm nghiệm
TSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao lập “ biên bản
giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng ghi TSCĐ
4.2. Kế toán chi tiết tăng TSCĐ
Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, phòng kế toán mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi
tiết TSCĐ. Thẻ TSCĐ lập thành 02 bản, bản chính để tại phòng kế toán để
theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Bản
sao được giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ giữ. Sau khi lập xong, thẻ TSCĐ
được đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ lập chung cho toàn doanh nghiệp một
quyển, cho từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển. Thẻ TSCĐ sau khi lập
xong phải được sắp xếp, bảo quản trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho cán bộ
kế toán TSCĐ giữ và ghi chép theo dõi TSCĐ.
4.3. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
4.3.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình và vô hình sử dụng các tài
khoản chủ yếu sau:


* TK 211: tài sản cố định hữu hình: tài khoản này dùng để phản ánh giá
trị hiện có và biến động tăng giảm của tòan bộ TSCĐ hữu hình của doanh
nghiệp theo nguyên giá .
Nội dung và kết cấu TK 211
Bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do cải tạo, nâng cấp
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại
Bên Có
- Nguyên giá TSCĐ giảm do TSCĐ giảm
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ

Số dư bên Nợ - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị
* TK 213 - TSCĐ vô hình: tài khoản này dùng để phản ánh giá trị
hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh
nghiệp
Kết cấu TK 213
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở đơn vị
4.3.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
a) Mua sắm TSCĐ hữu hình
a1. Mua TSCĐ thanh toán 1 lần
- Nếu TSCĐ dùng mua sắm dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (giá chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 ... Giá thanh toán cộng các chi phí
trước khi sử dụng
- Nếu TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, văn hóa, phúc lợi trang trải bằng
nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT sẽ không được khấu trừ, kế toán tính
vào NGTSCĐ theo giá có thuế GTGT
Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ
Có TK 111, 112,331,... giá thanh toán + các chi phí trước
khi sử dụng
Đồng thời với việc ghi tăng NGTSCĐ, căn cứ vào mục đích và nguồn
hình thành TSCĐ để kết chuyển nguồn vốn
- Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu tư
phát triển, quỹ phúc lợi ... đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh



doanh, thì kế toán phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm nguồn
vốn đã dùng để mua sắm TSCĐ.
Nợ TK 414 (4141) quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 441 nguồn vốn XDCB
Có TK 411 nguồn vốn kinh doanh
- Nếu TSCĐ mua sắm bằng quỹ phúc lợi đưa vào sử dụng cho mục đích
phúc lợi, kế toán ghi
Nợ TK 431 (4312) quỹ phúc lợi
Có TK 431 (4313) quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
- Nếu TSCĐ mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp từ ngân
sách Nhà nước (theo phương thức không hoàn lại đưa vào sử dụng cho hoạt
động sự nghiệp, hoạt động dự án), kế toán ghi
Nợ TK 161: chi sự nghiệp
Có TK 466: nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh (kể cả nguồn
vốn khấu hao) và đưa vào dung cho hoạt động SXKD, kế toán không ghi
bút toán kết chuyển nguồn vốn. Nếu sử dụng nguồn vốn khấu hao thì ghi có
Có TK 009 - Nguồn vốn khấu hao
a2. Mua TSCĐ trả góp
- Trường hợp TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 211: giá mua trả tiền ngay (chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 142, 242: (giá thanh toán - giá mua trả tiền ngay đã có
thuế GTGT (lãi trả chậm))
Có TK 331: giá thanh toán
- Trường hợp TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ
không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế
toán ghi:

Nơỷ TK 211: giá mua trả tiền ngay đã có Thuế GTGT
Nợ TK 142, 242 (giá thanh toán - giá mua trả tiền ngay đã có
thuế GTGT (lãi trả chậm))
Có TK331: tổng giá thanh toán
- Định kỳ thanh toán tiền cho người bán kế toán ghi
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
- Tính vào chi phí tài chính số lãi phải trả của từng kỳ
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Có TK 242: chi phí trả trước dài hạn
b- TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi


b1. Trao đổi với một TSCĐ tương tự
+ Khi nhận TSCĐ tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay
Nợ TK 211: ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi
b2. Nếu trao đổi TSCĐ không tương tự nhau
Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 811: GTCL của TSCĐ đưa đi trao đổi
Nợ TK 214: GTHM của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 211, 213 : nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi
Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ
Nợ TK 131 tổng giá thanh toán
Có TK 711: giá hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp (nếu có)
+ Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, kế toán ghi
Nợ TK 211: giá hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131: tổng giá thanh toán
+ Trường hợp phải thu thêm tiền do giá hợp lý của TSCĐ đưa đi trao
đổi lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được, kế toán ghi
Nợ TK 111,112
Có TK 131: số tiền phải thu thêm
+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao
đổi nhỏ hơn giá hợp lý của TSCĐ nhận được, kế toán ghi
Nợ TK 131: số tiền phải trả thêm
Có TK 111,112
c. TSCĐ hữu hình hình thành do XDCB hoàn thành bàn giao
Trường hợp TSCĐ hình thành do đầu tư XDCB thì toàn bộ chi phí thực
tế phát sinh trong quá trình XDCB hoặc số tiền phải trả cho bên nhận thầu
được tập hợp vào TK 241 - xây dựng cơ bản dở dang. Khi công trình hoàn
thành, bàn giao và đưa vào sử dụng kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu
hình và ghi giảm chi phí XDCB dở dang
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 241: XDCB dở dang
Đồng thời kế toán kết chuyển nguồn vốn (nếu có)
Nếu công trình XDCB được đầu tư qua nhiều năm, mặt bằng giá thay
đổi công trình được đánh giá lại cho phù hợp với giá trị tại thời điểm bàn
giao kế toán căn cứ phần chênh lệch tăng để ghi
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh


d. TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng đưa vào sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Khi nhận TSCĐ và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi
Nợ TK 211: giá trị hợp lý của TSCĐ
Có TK 711

- Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ được biếu tặng, được tài trợ
tính vào nguyên giá:
Nợ TK 211, 213
Có TK 111,112, 331
- Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên giá trị TSCĐ được
tài trợ biếu tặng, kế toán ghi:
Nợ TK 421
Có TK 333 (3334)
- Sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên giá trị TSCĐ
được tài trợ, biếu tặng kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
Nợ TK 421
Có TK 411
e. TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ của doanh nghiệp
- Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn nghiên cứu thì tập hợp vào chi
phí kinh doanh trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, để phân
bổ dần vào chi phí kinh doanh, kế toán ghi
Nợ TK 242: trường hợp giá trị lớn
Nợ TK 642: trường hợp giá trị nhỏ
Có TK 111,112,152,153, 331...
- Chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai cũng được kế toán như chi
phí nghiên cứu, cho đến khi xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn định nghĩa
và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì bắt đầu từ thời điểm này, chi phí
phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, kế
toán ghi:
Nợ TK 241
Nợ TK 133
Có TK 111,112,152,153, 331...
- Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán xác định tổng chi phí thực tế
phát sinh hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình

Nợ TK 213
Có TK 241
f. Mua TSCĐ vô hình được thanh toán bằng chứng từ liên quan
đến quyền sở hữu vốn của Công ty (cổ phiếu)


Trong trường hợp này nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của cổ
phiếu, kế toán ghi
Nợ TK 213
Có TK 411 (chi tiết góp và thặng dư vốn cổ phần. Thặng
dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và mệnh giá cổ phiếu)
g. Doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, kế toán ghi
Nợ TK 213
Có TK 411
h. Đánh giá tăng giá trị TSCĐ
Khi có quyết định của Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền về đánh
giá lại TSCĐ, kế toán phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại như sau:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 214 - hao mòn TSCĐ
Có TK 412 - chênh lệch đánh giá lại TSCĐ
5. Kế toán giảm TSCĐ
5.1 Chứng từ thủ tục và kế toán chi tiết giảm TSCĐ
Chứng từ kế toán giảm TSCĐ bao gồm: biên bản thanh lý TSCĐ,
quyết định và biên bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng mua bán TSCĐ... khi
giảm TSCĐ kế toán phải làm đầy đủ thủ tục qui định đối với từng trường
hợp cụ thể
Trường hợp thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải căn cứ vào quyết định
thanh lý để thành lập ban thanh lý TSCĐ. Ban này có nhiệm vụ tổ chức việc
thanh lý TSCĐ và lập biên bản thanh lý để tổng hợp chi phí và giá trị thu

hồi khi công việc thanh lý hoàn thành. Biên bản thanh lý được lập thành 02
bản, một bản chuyển cho kế toán, 1 bản cho bộ phận quản lý, sử dụng
TSCĐ.
Trường hợp nhượng bán TSCĐ, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng
để xác định giá bán và tổ chức bán TSCĐ. Trong trường hợp này kế toán
phải lập hóa đơn bán. Nếu chuyển giao TSCĐ cho doanh nghiệp khác thì
phải lập biên bản giao nhận TSCĐ.
Trường hợp phát hiện thiếu, mất TSCĐ thì phải lập biên bản thiếu mất
TSCĐ.
Căn cứ vào chứng từ trên kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, các sổ hạch toán
chi tiết TSCĐ và đưa thẻ của những TSCĐ giảm ra khỏi ngăn thẻ TSCĐ
đang sử dụng.
5.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
5.2.1 kế toán nhượng bán thanh lý TSCĐ
a. Trường hợp TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh


- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, hoặc biên bản thanh lý TSCĐ,
ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213 : nguyên giá TSCĐ
- Căn cứ chứng từ nhượng bán TSCĐ (hóa đơn) hoặc chứng từ thu tiền
nhượng bán thanh lý TSCĐ, kế toán ghi
+ Nếu TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ
Nợ TK 111,112,152,153, 331 : giá thanh toán
Có TK 711: giá bán chưa thuế hoặc giá trị hợp lý của tài
sản thu hồi
Có TK 3331 thuế GTGT (nếu có)

+ Nếu TSCĐ thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK111,112, 152,153, 331... giá thanh toán
Có TK 711: giá thanh toán
- Phản ánh các chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 811: chi phí thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112 ..... giá thanh toán
b. Trường hợp TSCĐ dùng cho nhu cầu văn hóa phúc lợi
+ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ để
ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 431 (4313) : qũy phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 214 (2141) : hao mòn TSCĐ
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
+ Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu chi về nhượng bán, thanh lý
TSCĐ, đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi dùng vào hoạt động phúc lợi được
xử lý và hạch toán theo quyết định nhượng bán, thanh lý TSCĐ của cấp có
thẩm quyền
c. Trường hợp TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ hoặc biên bản thanh lý TSCĐ
để ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 466 - nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
(ghi theo giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (ghi theo giá trị hao mòn)
Có TK 211, 213 - ghi theo nguyên giá TSCĐ


- Số thu, các khoản chi và chênh lệch thu chi về nhượng bán, thanh lý
những TSCĐ này, được xử lý và hạch toán theo quyết định nhượng bán của
cấp có thẩm quyền
5.2.2 Kế toán TSCĐ đem cầm cố, thế chấp

- Khi mang TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp để cầm cố, thế chấp, ghi:
Nợ TK 144 : ghi theo giá trị còn lại
Nợ TK 214 (2141) : giá trị hao mòn
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ mang thế chấp
- Khi nhận lại TSCĐ cầm cố, thế chấp, kế toán ghi tăng nguyên giá, giá
trị hao mòn của TSCĐ và ghi giảm khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn
hạn theo đúng giá trị đã ghi khi mang tài sản đi cầm cố thế chấp
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 144: thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Có TK 214 (2141) : hao mòn TSCĐ
- Trường hợp thế chấp TSCĐ mà không đưa TSCĐ ra khỏi doanh
nghiệp như thế chấp bằng giấy tờ sở hữu nhà, đất ... thì không ghi giảm
TSCĐ. Trường hợp này chỉ theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ.
5.2.3 Kế toán TSCĐ bị mất, phát hiện thiếu khi kiểm kê
+ Trường hợp có ngay quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, căn cứ
biên bản xử lý TSCĐ thiếu và hồ sơ TSCĐ, kế toán xác định phần giá trị
thiệt hại (giá trị còn lại của TSCĐ bị mất) để ghi vào TK phù hợp và ghi
giảm nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ
Nợ TK 214: giá trị hao mòn TSCĐ bị mất
Nợ TK 138 (1388): giá trị bồi thường
Nợ TK 415: dùng quỹ dự phòng để bù đắp
Nợ TK 632: phần thiệt hại còn lại
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ
+ Trường hợp phải chờ quyết định xử lý
- Trước hết xác định giá trị tổn thất vào TK 138 (1381) - tài sản thiếu
chờ xử lý
Nợ TK 214 (2141) : giá trị hao mòn TSCĐ bị mất
Nợ TK 138 (1381): giá trị còn lại TSCĐ bị mất
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ bị mất
- Khi có quyết định xử lý kế toán ghi:

Nợ TK 138 (1388): giá trị bồi thường
Nợ TK 415: dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp
Nợ TK 632 phần thiệt hại còn lại
Có TK 138 (1381): giá trị còn lại TSCĐ bị mất
5.2.4 Kế toán đánh giá giảm TSCĐ


Khi có quyết định của Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền về đánh
giá lại TSCĐ, kế toán phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại như sau:
Nợ TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ TK 214: hao mòn TSCĐ
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
5.2.5 Kế toán chuyển TSCĐ hữu hình thành công cụ dụng cụ
Đối với những TSCĐ hữu hình hiện đang ghi sổ của doanh nghiệp,
nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận qui định trong chuẩn mực TSCĐ hữu
hình, phải chuyển sang là công cụ, dụng cụ kế toán ghi:
+ Nếu giá trị còn lại nhỏ:
Nợ TK 214: giá trị hao mòn
Nợ TK 627,641, 642: giá trị còn lại
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ hữu hình
+ Nếu giá trị còn lại lớn:
Nợ TK 142: phân bổ dưới 1 năm
Nợ TK 242: phân bổ trên 1 năm
Nợ TK 214: theo giá trị hao mòn
Có TK 211: nguyên giá TSCĐ
Hàng kỳ phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 627,641, 642:
Có TK 142, 242
5.2.6 Kế toán giảm TSCĐ vô hình khi đã trích đủ khấu hao
Khi TSCĐ đã trích đủ khấu hao thì phải giảm TSCĐ vô hình

Nợ TK 214 (2143) - hao mòn TSCĐ
Có TK 213 - TSCĐ vô hình
5.2.6 Kế toán giảm TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên
cứu, lợi thế thương mại, chi phí thành lập, đã được hạch toán vào TSCĐ vô
hình trước khi thực hiện chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình
+ Nếu giá trị còn lại của TSCĐ vô hình này nhỏ, kết chuyển một lần
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 627,641, 642: giá trị còn lại
Nợ TK 214 (2143) - giá trị hào mòn
Có TK 213 - nguyên giá TSCĐ vô hình
+ Nếu giá trị còn lại của TSCĐ vô hình này lớn thì kết chuyển vào chi
phí trả trước để phân bổ dần
Nợ TK 142, 242: giá trị còn lại
Nợ TK 214 (2143) - giá trị hào mòn
Có TK 213 - nguyên giá TSCĐ vô hình
6. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ


6.1 Tính mức khấu hao TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị
sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu
hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi TSCĐ bị hư hỏng hoàn toàn. Vì vậy
việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác
nhau. Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC. Có 3 phương pháp khấu hao
6.1.1 phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Theo phương pháp này cách tính mức khấu hao hằng năm như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Mức trích khấu hao
trung bình hằng năm
=

Thời gian sử dụng
của TSCĐ
TSCĐ
Trong đó thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình được xác định theo qui
định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
(QĐ206/2003/QĐ-BTC) như sau:
- Đối với TSCĐ còn mới doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời
gian sử dụng TSCĐ qui định phục lục 1 ban kèm theo quyết định số
QĐ206 /2003/QĐ-BTC để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
- Đối với TSCĐ qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác
định như sau:
Thời gian sử
Giá trị hợp lý của TSCĐ
Thời gian sử dụng của
dụng của
= Giá bán của TSCĐ mới X
TSCĐ mới cùng loại
TSCĐ
xác định theo phụ lục 1
cùng loại (hoặc của
TSCĐ tương đương trên
thị trường)
Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế
(trong trường hợp mua hoặc trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường
hợp được cấp, được điều chuyển) giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao
nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp).
Hoặc mức khấu hao hằng năm = nguyên giá x tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó: tỷ lệ khấu hao năm được tính theo công thức
Tỷ lệ mức khấu hao
năm của TSCĐ


=

100%
Số năm sử dụng TSCĐ

Từ đó xác định mức trích khấu hao từng tháng


Mức trích khấu hao
hàng tháng của
TSCĐM

=

Mức khấu hao hằng
năm
12

6.1.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo
phương pháp này là các loại máy móc thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều
kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của TSCĐ.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không
thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Mức khấu hao phải trích trong tháng = sản lượng thực hiện trong tháng
x mức khấu hao cho một đơn vị sản lượng

Trong đó:

Mức khấu hao cho 1
đơn vị sản lượng

=

Nguyên giá
Sản lượng theo công suất
thiết kế của cả đời máy

6.1.3 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng
đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ cao đòi hỏi phải
thay đổi, phát triển nhanh. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh
doanh được trích khấu hao theo phương pháp này phải thỏa mãn đồng thời
các điều kiện sau:
- Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm.
- Theo phương pháp này, người ta áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh trên giá
trị còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong những năm
đầu được xác định theo công thức sau:
Mức trích khấu hao
hàng năm của TSCĐ
Trong đó:
Tỷ lệ khấu
hao nhanh

=


=

Giá trị còn
lại của TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao theo
phương pháp đường

X

X

Tỷ lệ khấu
hao nhanh
Hệ số điều
chỉnh


thẳng
Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của STCĐ như
qui định trong bảng sau:
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t <=4 năm)
1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 < t <= 6
2,0
năm)
Trên 6 năm ( t > = 6 năm)
2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số
dư giảm dần như trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa
giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó, mức
khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng
còn lại của TSCĐ.
6.2 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
6.2.1 Tài khoản sử dụng
Kết cấu TK 214 như sau:
Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm TSCĐ giảm
Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và các
nguyên nhân khác.
Số dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện còn ở đơn vị.
TK 214 - Hao mòn TSCĐ có 3 TK cấp 2
+ TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình
+ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
+ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK ngoài bảng cân đối kế toán là TK 009
- nguồn vốn khấu hao để hạch toán nguồn vốn khấu hao có được do trích
khấu hao TSCĐ. Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán vào TK 627, TK
641, TK 642 ... tùy thuộc vào mục đích sử dụng của TSCĐ
6.2.2 Phương pháp kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
- Hàng kỳ, khi trích khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, kế
toán phản ánh hao mòn TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 621 Chi phí bán hàng
Nơ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ
Đồng thời ghi:
Nợ TK 009 nguồn vốn khấu hao



- Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt
động phúc lợi, cuối niên độ kế toán phải tính hao mòn TSCĐ, ghi
Nợ TK 431 (4313) quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 hao mòn TSCĐ
- Đối với TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp dùng
cho hoạt động sự nghiệp, dự án cuối niên độ, kế toán phải tính hao mòn
TSCĐ và ghi.
Nợ TK 466 nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 hao mòn TSCĐ
6.3 Kế toán sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ
+ Khi đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành được đưa vào sử
dụng bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ, kế toán chỉ ghi tăng giá trị TSCĐ,
không ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 211, 213
Nợ TK 133 (1332)
Có TK 111, 112, 331, 241
Đồng thời ghi: Có TK 009 - nguồn vốn khấu hao
+ Khi nộp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp trên theo phương thức ghi giảm
vốn, kế toán đơn vị cấp dưới ghi:
Nợ TK 411: nguồn vốn kinh doanh
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi: Có TK 009 - nguồn vốn khấu hao
+ Khi nhận vốn khấu hao của cấp dưới nộp lên kế toán đơn vị cấp trên
ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 136 (1361) phải thu nội bộ
Đồng thời ghi: ghi Nợ TK 009 - nguồn vốn khấu hao
+ Khi cấp vốn khấu hao TSCĐ cho đơn vị cấp dưới để bổ sung vốn
kinh doanh và đầu tư mua sắm TSCĐ kế toán ghi:

Nợ TK 136 (1361) : phải thu nội bộ
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi: Có TK 009 - nguồn vốn khấu hao
+ Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của cấp trên để đầu tư mua
sắm TSCĐ hoặc bổ sung vốn kinh doanh, kế toán đơn vị cấp dưới ghi:
Nợ TK 112, 111
Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh
Đồng thời ghi: Nợ TK 009 - nguồn vốn khấu hao
+ Khi cho cấp trên, cấp dưới và các đơn vị nội bộ vay vốn khấu hao
TSCĐ, kế toán ghi:


- Khi cho vay ghi:
Nợ TK 136 (1368): phải thu khác
Có TK 111, 112
- Số lãi thu được về cho vay vốn khấu hao TSCĐ ghi
Nợ TK 111, 112, 136
Có TK 515 : doanh thu hoạt động tài chính
- Khi nhận lại tiền cho vay vốn khấu hao TSCĐ
Nợ TK 111, 112
Có TK 136 ( 1368) phải thu khác
+ Khi vay vốn khấu hao TSCĐ của cấp trên, cấp dưới và các đơn vị nội
bộ kế toán ghi:
- Khi nhận tiền vay, ghi
Nợ TK 111, 122
Có TK 336 : phải trả nội bộ
- Khi trả tiền vay vốn khấu hao ghi:
Nợ TK 336 : phải trả nội bộ
Có TK 111, 112
- Lãi tiền vay vốn khấu hao của cấp trên, cấp dưới và các đơn vị nội bộ,

ghi:
+ Nếu đầu tư, mua sắm TSCĐ chưa hoàn thành bằng tiền vay vốn khấu
hao thì chi phí lãi vay được ghi:
Nợ TK 241 : xây dựng CB dở dang
Có TK 111, 112, 336...
+ Khi hoàn thành đưa vào sử dụng, chi phí lãi vay hạch toán vào chi phí
hoạt động tài chính
Nợ TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 111, 112, 336...
+ Nếu tiền vay khấu hao dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì
chi phí lãi vay được ghi
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 336...
7 Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình
7.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
+ Các chi phí sửa chữa thường xuyên thường ít, nên khi phát sinh
được phản ảnh vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa
chữa, kế toán ghi;.
Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: chi phí bán hàng
Nợ TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp


Có TK 152, 153, 111, 112, 334, 338...
Trường hợp chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh một lần khá lớn,
thì cần phân bổ cho nhiều kỳ, kế toán hạch toán như sau:
Phán ánh chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh
Nợ TK 142 Chi phí trả trước
Có TK 152,153, 334, 331...
Hàng kỳ phân bổ chi phí sửa chữa thường xuyên vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142 : Chi phí trả trước
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH ĐIỆN CAO THẾ KON TUM
1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI
NHÁNH ĐIỆN CAO THẾ KON TUM
1.1. Quá trình hình thành và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi
nhánh
1.1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh.
Với chính sách mở cửa nền kinh tế, nhà nước ta đã cho phép ra đời
nhiều loại hình kinh doanh mới bên cạnh các công ty, xí nghiệp nhà nước.
Tên chi nhánh :
CHI NHÁNH ĐIỆN CAO THẾ KON TUM –
CÔNG TY LƯỚI ĐIÊN CAO THẾ MIỀN TRUNG
Địa chỉ trụ sở chính: 265 Lạc Long Quân - Phường Quang trung Thành phố Kon Tum – Tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 06062.211657
Fax: 0603.913.238
Email:
- Chi nhánh điện cao thế Kon Tum hoạt động kinh doanh trong các
lĩnh vực: Quản lý , vận hành, sữa chữa đường dây trạm biến áp cấp điện
110kV và các hệ thống viễn thông . Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình , tư vấn giám sát thi công xây dựng lắp đặt thiết bị . thi công xây
lắp, giám sát các công trình lưới điện đến 110kV, các công trình viễn thông
công nghệ thông tin . Xây lắp đường dây và trạm điện, các công trình viễn
thông công cộng. sản xuất chế tạo gia công cơ khí thiết bị và phụ kiện
chuyên ngành điện
- Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/03/1996 theo quyết
định số 61008368 của sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Kon tum.



Từ năm 1996 đến nay Chi nhánh vận hành sự lý sự cố tham gia công
tác đầu tư xây dựng lưới điện 110kV triên địa bàn Tỉnh Kon Tum. Đời sống
của cán bộ công nhân viên ổn định và ngày càng được nâng cao. Hiện
nay lao động của Chi nhánh:

STT

CHỉ TIêU
Năm 2010
Năm 2011
Tổng Số
68
76
Tổng số Nam
66
73
Tổng số Nữ
02
03
Đại học và trên đại học
20
25
Trung cấp và công nhân kỹ thuật
40
46
Công nhân lành nghề
08
05

Thu nhập bình quân
Cao nhất
6.000.000
7.000.000
Thấp nhất
2.000.000
2.500.000
Nhìn chung qua hai năm 2010 và 2011 tình hình nhân sự của chi nhánh có
sự pháp triển mạnh mẽ không những phát triển về số lượng mà còn pháp
triển rất mạnh về chất lượng:
Tổng số nhân sự của công ty tăng từ 68-> 76 người trong năm 2011
Tổng số nữ tăng từ 02-> 03 người
Tổng số nam tăng từ 66 -> 73 người
Đại học và trên đại học tăng từ 20 -> 25 người
Trung cấp và công nhân kỹ thuật 40 -> 46 người
* Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh
+ Chức năng:
- - Chức năng quản lý toand bộ lưới điện và tài sản cố định, vật tư nguyên
liệu ,v.v… của Chi nhánh theo phân cấp của Công ty lưới điện cao thế
miền trung
+ Nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lý vận hành lưới điện 110kVvaf một số nhiệm vụ công
tác khác theo kế hoạch được giao đạt hiệu quả cao
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện phương thức theo
lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất - kĩ thuật cho cán bộ công
nhân viên, quản lý cán bộ nhân viên theo đúng chính sách nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh điện
cao thế kon Tum
a. Đặc điểm kinh doanh
Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều Chi nhánh hoạt động trong

lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị điện vì thế việc cạnh tranh giữa các
Doanh nghiệp là không tránh khỏi. Nhằm mục đích tăng thu lợi nhuận là đi
đôi với việc mở rộng mặt hàng.


Hiện nay, Chi nh ánh đang hoạt động kinh doanh các nghành nghề
sau:
- Quản lý , vận hành, sữa chữa đường dây trạm biến áp cấp điện
110kV và các hệ thống viễn thông . Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình , tư vấn giám sát thi công xây dựng lắp đặt thiết bị . thi công xây
lắp, giám sát các công trình lưới điện đến 110kV, các công trình viễn thông
công nghệ thông tin . Xây lắp đường dây và trạm điện, các công trình viễn
thông công cộng. sản xuất chế tạo gia công cơ khí thiết bị và phụ kiện
chuyên ngành điện
* Kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH (2011)
CHI TIÊU


Số

KỲ NÀY

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1

15.814.381.905

Các khoản giảm trừ (03 = 04+05+06+07)


3

406.988.871

+ Chiết khấu thương mại

4

+ Giảm giá

5

+ Hàng bán bị trả lại

6

+ Thuế TTĐB, thuế XK, thuế VAT

7

1.Doanh thu thuần về BH và c /c DV (10=1-3)

10

15.407.393.034

2.Giá vốn hàng bán

11


12.548.438.099

3.Lợi nhuận gộp (20=10-11)

20

2.858.954.935

4.Doanh thu hoạt động tài chính

21

4.500.237

5.Chi phí tài chính

22

138.279.650

- Trong đó: Lãi vay phải trả

23

6.Chi phí bán hàng

24

33.206.068


7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

1.190.063.213

8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

30

1.501.906.241

9.Thu nhập khác

31

10.Chi phí khác

32

406.988.871


11.Lợi nhuận khác (40=31-32)

40

12.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)


50

1.501.906.241

13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

51

420.533.747

14.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)

60

1.081.372.493


b. Tổ chức bộ máy quản lý:
Hội đồng
Quản Trị

PGĐ.
Điều hành

Phòng kinh
doanh

Phòng
Kỹ thuật


Phân xưởng
cơ khí

Giám Đốc

Phòng
Nhân sự

Phòng
Kế toán

PGĐ
Tài chính

Phòng
Marketing

TT điện
tự động

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ phát triển kinh doanh, cung cấp,
lắp đặt, tư vấn các giải pháp tổng thể về các hệ thống điều khiển và công
nghệ thông tin, đảm bảo dịch vụ hỗ trợ khách hàng và duy trì hoạt động của
Chi nhánh có hiệu quả, Chi nhánh điện cao thế xây dựng một cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, hợp lý bao gồm các phòng ban chức năng phối hợp đồng bộ tạo
nên sức mạnh tập thể và đảm bảo thực hiện các dịch vụ phục vụ khách hàng
một cách hoàn thiện và chu đáo, mang lại hiệu quả kế toán cao cho hoạt

động kinh doanh của Chi nhánh.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc có nhiệm vụ tổ
chức, điều hành mọi hoạt động kinh doanh trong Chi nhánh, chịu trách
nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đại diện cho
toàn thể cán bộ công nhân viên và thay mặt Chi nhánh quan hệ pháp lý, với
các đơn vị, tổ chức bên ngoài .
- Giám đốc Công ty: Là người nắm quyền hành cao nhất trong Công
ty, trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của


Công ty, về việc đảm bảo thực thi đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước .
- Phó Giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc trong
quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự toàn
Chi nhánh, xây dựng các công trình thi đua, khen thưởng và đề bạt khen
thưởng thay đổi nhân sự ở đơn vị.
+ Xây dựng bảng chấm công và phương pháp trả lương, tổ chức đào
tạo, huấn luyện, tuyển chọn nhân sự cho toàn Chi nhánh.
+ Xây dựng các bảng nội quy, đề ra các chính sách về nhân sự.
- Phòng kinh tế xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc xây dựng
chiến lượng kinh doanh, các chương trình phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn.
+ Xây dựng và tổng hợp các kế hoạch hàng tháng, giúp cho các đơn vị
cơ sở trong việc triển khai, quyết toán và phân tích các hoạt động kinh doanh
.
+ Dự toán soạn thảo văn bản, hợp đồng. Được sự ủy nhiệm của ban
giám đốc ký kết một số hợp đồng kế toán, đồng thời chịu trách nhiệm thanh
lý, quyết toán hợp đồng.

+ Quản lý vật tư, cung ứng và duyệt vật tư
+ Tư vấn pháp lý, pháp chế quản lý kinh tế cho lãnh đạo Chi nhánh
- Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo pháp chế
thống kê kế toán của Nhà nước. Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng
như kế hoạch báo cáo định kỳ.
+ Chịu trách nhiệm và giám sát tình hình sử dụng vốn, tài sản của Chi
nhánh . Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, tháng,
quý, năm.
+ Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn. Thay mặt Giám
đốc giám định với Ngân hàng về mặt tài chính.
- Phòng Marketing: Xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng
thị trường
+ Thu thập xử lý thông tin nội bộ bảo đảm cung cấp thông tin chính
xác kịp thời.
+ Xây dựng và thiết lập các quan hệ thường xuyên với khách hàng
- Phòng kỹ thuật công trình: Đề xuất các giải pháp công nghệ tham
gia xây dựng tổ chức thiết kế dự án cho các đơn vị và Công ty.
+ Đánh giá thực trạng về máy móc thiết bị công nghệ do thiên tai gây
ra, đề xuất các giải pháp cho các phòng ban chịu trách nhiệm sửa chữa và
thay thế khi cần thiết.


+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nghiên cứu thiết kế sản phẩm quản
lý chất lượng sản phẩm.
+ Tư vấn hướng dẫn thao tác vận hành máy.
- Các đơn vị trực thuộc: bao gồm Trung tâm điện kỹ thuật tự động và
xưởng cơ khí.
Nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc:
+ Xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị mình trên cơ sở
kế hoạch của Công ty thực hiện báo cáo sổ sách định kỳ hàng tháng, quý,

năm và tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình cho các phòng
chức năng
+ Điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất điều phối mà quản lý nhân
sự trong phạm vi đơn vị quản lý, đề xuất khen thưởng, kỷ luật nhân viên của
đơn vị.
+ Cùng với các phòng ban chức năng tham gia kế hoạch Chi nhánh
c. Tổ chức bộ máy kế toán:
c1. Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán
tiền mặt và
TGNH

Kế toán
công nợ và
tiền vay

Thủ
quỹ

Kế toán
bán hàng

Kế toán
kho


Thủ
kho

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
- Kế toán trưởng là người tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực chuyên
môn kế toán tài chính tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Chi
nhánh, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh


tế tài chính của Công ty chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của
giám đốc có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, tổ
chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc ghi chép tính toán, phản ánh
chính xác trung thực đầy đủ các hoạt động tài chính kinh tế của Công ty,
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực kịp thời đầy đủ các số liệu kế
toán trong các sổ kế toán và báo cáo kế toán. Là người phổ biến chủ trương
và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, kế toán trưởng có quyền ký
duyệt tất cả các tài liệu kế toán và có quyền từ chối ký duyệt đối với những
vấn đề tài chính không phù hợp với chế độ qui định của Nhà nước
- Kế toán tổng hợp thực hiện phần hành kế toán thanh toán và chịu
trách nhiệm lập báo cáo tài chính của Công ty.
- Kế toán công nợ và tiền vay, theo dõi trực tiếp công nợ và phản ánh,
theo dõi, hạch toán
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng. Làm thủ tục hợp lý, hợp pháp
theo qui định của Nhà nước, quản lý tiền tệ, các phiếu thu, phiếu chi, ủy
nhiệm chi, séc và các chứng từ thanh toán.
- Thủ quỹ bảo quản và thực hiện thu chi các khoản tiền theo đúng qui
định của Nhà nước và của Công ty
- Kế toán bán hàng thường xuyên tổng hợp, phân tích hạch toán đúng
để biết được tình hình hoạt động của Công ty và đưa ra các giải pháp mới

trong công tác bán hàng
- Kế toán kho và thủ kho: theo dõi phản ánh vào sổ sách kế toán và
tổng hợp số liệu báo cáo kết quả hoạt động của mảng hoạt động do mình
phụ trách
* c2. Hình thức tổ chức ghi sổ tại Công ty:
Hình thức: Nhật ký chung
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI Sổ KẾ TOÁN HÌNH THỨC NHẬT
KÝCHUNG
Chứng từ gốc

Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ Cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh


Báo cáo tài
chính

Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra



Hằng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh tại Công ty vào sổ nhật ký chung sau đó
căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ kinh
doanh, kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính của Công ty.
2. Tình hình hạch toán TSCĐ tại Công ty
2.1. Đặc điểm TSCĐ tại Công ty
-TSCĐ của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị, gồm có: thiết bị
phục vụ cho văn phòng, máy móc phục vụ trong ngành điện tử : Máy vi
tính , Photocoppy....
- TSCĐ của Công ty sử dụng liên tục và tuổi thọ thấp
- TSCĐ của công ty có giá trị vừa và nhỏ, phục vụ chủ yếu cho hoạt
động kinh doanh của công ty
- Đa số TSCĐ của công ty được mua sắm trong quá trình sản xuất
kinh doanh, bằng nguồn vốn tự có và vốn vay.
2.2. Phân loại TSCĐ tại Công ty
+ Phân theo hình thái biểu hiện
- TSCĐ hữu hình: chủ yếu là các loại máy móc thiết bị văn phòng,
phương tiện vận chuyển, dụng cụ quản lý
- TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất
- Ta có thể thống kê giá trị TSCĐ tại 31/03/2011 theo hình thái biểu
hiện mhư sau:
TỔNG NGUYÊN GIÁ
TỶ TRỌNG
STT
LOẠI TSCĐ
(ĐỒNG)

(%)
01
TSCĐ HỮU HÌNH
14.830.690.000
93,38
02
TSCĐ VÔ HÌNH
1.050.000.000
6,62
TỔNG CỘNG:
15.880.690.000
100
+ Phân loại TSCĐ theo kết cấu:
Ta có thể thống kê giá trị TSCĐ đến ngày 31/12/2005 theo kết
cấu tại công ty ở bảng sau:

STT
01
02
03
04
05

LOẠI TSCĐ
Nhà cửa và vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Dụng cụ quản lý
TSCĐ khác
Tổng cộng


TỔNG NGUYÊN GIÁ
(ĐỒNG)
1.160.000.000
10.198.116.000
975.000.000
2.497.574.000
1.050.000.000
15.880.690.000

TỶ TRỌNG
(%)
7,3
64,22
6,14
15,73
6,61
100


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×