Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai bao đăk nông vo kien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 4 trang )

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT BAZAN TỈNH ĐĂK NÔNG, TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG SỬ DỤNG
Nguyễn Võ Kiên
Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đăk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có quỹ đất phát triển trên sản phẩm phong hoá
của đá bazan (đất bazan) lớn. do có những đặc tính ưu việt như tầng đất dày, tơi xốp, địa hình bằng
phẳng… nên đã trở thành trọng điểm phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị cao như là cà
phê, tiêu và các loại cây ăn quả khác. Chính vì điều kiện thuận lợi nêu trên mà Đăk Nông đã trở
thành 1 trong những tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp nhất tây nguyên; trong tương lai gần tỉnh
sẽ là nhân tố tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng Tây Nguyên nói riêng
và của cả nước nói chung.
Hiện nay, do việc bố trí sử dụng đất bazan không theo quy hoạch, không dựa trên điều kiện
tự nhiên đã dẫn đến nhiều năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế trên 1 ha thấp. Do vậy, để góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần phải nghiên cứu toàn diện tài nguyên đất bazan làm căn
cứ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kết quả kế thừa tổng hợp
trên bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của
tỉnh được chỉnh lý, bổ sung và xây
dựng theo Tiêu chuẩn ngành 10
TCN 343-98. Trên cơ sở điều tra,
lấy mẫu đất, khoanh vẽ ngoài thực
địa, áp dụng GIS và kết quả phân
tích mẫu đất, tiến hành phân loại
và chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất
vùng nghiên cứu tỷ lệ 1/100.000
theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN
68-84 trên nền bản đồ địa hình
VN-2000 cùng tỷ lệ. Số lượng
mẫu và phương pháp lấy mẫu đất


theo TCVN 404:1985 và TCVN
5297:1995
hoặc
10
TCN
367:1999. Phân loại đất dựa theo
FAO-UNESCO/WRB.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN
Kết quả phân loại đất
bazan theo phương pháp của FAOUNESCO/WRB cho thấy trên lãnh
thổ tỉnh Đăk Nông có 6 nhóm đất
chính với 16 đơn vị dưới nhóm với
tổng diện tích đất bazan 430.299
ha.
3.1. Nhóm đất glây ( Gleysols ) Ký hiệu GL
Phân bố phổ biến ở thung
lũng thấp trũng là các loại đất
Hình 1: Bản đồ đất bazan tỉnh Đăk Nông
thuộc nhóm đất glây với diện tích
khoảng 14059 ha, chiếm 3,3% tổng diện tích đất bazan. Đất phân bố tập trung ở huyện Cư Jút,
1


Đăk R’lấp, Đăk Mil, Đăk Nông. Đất có màu xám xanh từ mặt tới độ sâu tối thiểu 50 cm, do quá
trình khử trong đất xảy ra, các ôxit ( hydroxit) Fe và Mn chuyển hoá thành các phức chất không
hoà tan của ion Fe ++/ Mn++ hoặc các ion Fe/Mn (II) di động; thành phần cơ giới nặng. Nhóm đất
này có 4 đơn vị phâ n loại dưới nhóm căn cứ vào các yếu tố chuẩn đoán như mức độ chua, sỏi
sạn...Hướng sử dụng đất: canh tác lúa nước, lập trang trại VAC.
3.2. Nhóm đất nứt nẻ (Vertisols ) - Ký hiệu VR

Phân bố ở các thung lũng nông xen lẫn trong địa hình cao nguyên đất dốc, Diện tích nhóm
đất nứt nẻ trong vùng đất bazan tỉnh Đăk Nông có 238ha, chiếm 0,1% tổng diện tích đất bazan.
Đất phân bố tập trung ở huyện Đăk Mil. Do tích luỹ nhiều khoáng sét có hoạt tính cao như
montmorilonit tạo nên tầng đất cái có tỉ lệ sét cao (>30%), có cấu trúc tảng với độ co trương lớn
dẫn tới sự hình thành các mặt trượt giữa các tảng đất, tầng đất dày. Ngoài ra còn có quá trình tích
luỹ mùn, các cation kiềm, kiềm thổ, quá trình glây trung bình hoặc mạnh. Nhóm đất này chỉ có 1
đơn vị dưới nhóm là đất nứt nẻ đen, trung tính ít chua. Hướng sử dụng đất: canh tác lúa nước (2
vụ).

Phân loại đất bazan tỉnh Đăk Nông
Tên đất
TT

Việt Nam

FAO/WRB

Ký hiệu

Tổng
diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

I

Nhóm đất glây


Gleysols

GL

14.059

3,3

1

Đất glây chua

Hapli- dystric gleysol

GL.c.h

2

Đất glây, giàu mùn, chua

Dystri- humic gleysol

GL.hu.c

470

0,1

8.141


1,9

3

Đất glây, sỏi sạn nông, trung tính ít chua

Eutri- episkeletic gleysol

GL.sk1.e

3.924

0,9

4

Đất glây, sỏi sạn nông, chua

Dystri- episkeletic gleysol

GL.sk1.c

1.525

0,4

II

Nhóm đất nứt nẻ


Vertisols

VR

238,0

0,1

5

Đất nứt nẻ đen, trung tính ít chua

Eutri- pellic vertisol

VR.pe.e

III

Nhóm đất đen

Luvisols

LV

238

0,1

16.411


3,8

6

Đất đen, kết von ít

Hapli-ferric luvisol

7

Đất đen, kết von nhiều

Hapli-hyperferric luvisol

LV.fr.h

2.968

0,7

LV.frh.h

8.065

1,9

8

Đất đen, sỏi sạn nông


Hapli-episkeletic luvisol

9

Đất đen, sỏi sạn sâu

Hapli-endoskeletic luvisol

LV.sk1.h

3.370

0,8

LV.sk2.h

2.008

0,5

IV

Nhóm đất nâu thẫm

Phaeozems

PH

11.505


2,7

10

Đất nâu thẫm, sỏi sạn nông

Hapli- episkeletic phaeozem

PH.sk1.h

8.386

1,9

11

Đất nâu thẫm, sỏi sạn sâu

Hapli- endoskeletic phaeozem

PH.sk2.h

3.119

0,7

V

Nhóm đất đỏ


Ferrasols

FR

382.364

88,9

12

Đất đỏ, tích sét, rất nghèo bazơ

Geri- acric ferralsol

FR.ac.gr

225.677

52,4

13

Đất đỏ, tích sét, nghèo bazơ

Veti- acric ferralsol

FR.ac.vt

51.715


12,0

14

Đất đỏ, tích sét, giàu mùn

Humi- acric ferralsol

FR.ac.hu

19.652

4,6

15

Đất đỏ, kết von ít, rất nghèo bazơ

Geri- ferric ferralsol

FR.FR.gr

15.228

3,5

16

Đất đỏ, kết von ít, nghèo bazơ


Veti- ferric ferralsol

FR.FR.vt

8.538

2,0

17

Đất đỏ, kết von nhiều, rất nghèo bazơ

Geri- hyperferric ferralsol

FR.FRh.gr

52.180

12,1

18

Đất đỏ, kết von nhiều, nghèo bazơ

Veti- hyperferric ferralsol

FR.FRh.vt

9.374


2,2

VI

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Leptosols

LP

5.722

1,3

19

Đất xói mòn trơ sỏi đá điển hình
Tổng diện tích đất bazan

Haplic leptosol

LP.h

5.722
430.299

1,3
100,0

3.3. Nhóm đất đen (Luvisols) - ký hiệu LV

Diện tích 16411 ha, chiếm 3,8% diện tích đất bazan. Đất phân bố tập trung ở huyện Đăk
Mil, Cư Jút. Đất được hình thành do quá trình rửa trôi tích luỹ sét, đồng thời tích luỹ các cation
kiềm (Ca++, Mg++, Na+, K+) tạo nên tầng B tích sét với CEC >24 lđl/100g sét và độ no bazan
cao V: >50%. Hệ thống phân vị gồm có 4 đơn vị bản đồ căn cứ vào các yếu tố chuẩn đoán là kết
von và sỏi sạn. Hướng sử dụng đất: khoanh nuôi, bảo vệ đối với đất rừng, trồng hoa màu đối với
đất nông nghiệp.
2


3. 4. Nhóm đất nâu thẫm (Phaeozems) - ký hiệu PH
Diện tích 11.505 ha, chiếm 2,7% diện tích đất bazan; phân bố tập trung ở huyện Đăk Mil,
Cư Jút. Đất được hình thành do quá trình tích luỹ các cation kiềm (Ca++, Mg++, Na+, K+), cấu
trúc đất phát triển tốt, hình thành tầng mặt tơi mềm (tầng mollic): màu nâu thẫm, sắc độ khi ẩm
(chroma): <3,5; độ sáng khi ẩm (value) <3,5 và <5,5 khi khô; hàm lượng các bon hữu cơ (OC)
>0,6%, độ no bazơ cao (V: >50%). Hệ thống phân vị gồm có 2 đơn vị dưới nhóm căn cứ vào tầng
chuẩn đoán. Hướng sử dụng đất: khoanh nuôi bảo vệ rừng, bảo vệ lớp phủ thực vật, giảm bớt
cường độ xói mòn đất.

PHẪU DIỆN QK 02
Địa điểm: Quảng Khê-ĐăkNông-ĐăkNông
Phân loại đất: Đất đỏ, kết von nhiều, rất
nghèo bazơ - FR. frh.gr (Geri- Hyperferric
Ferralsols)

PHẪU DIỆN D 09
Địa điểm: Hoà Khánh-Cư Jút-ĐăkNông
Phân Loại đất: Đất glây, sỏi sạn nông,
trung tính ít chua - GL.sk1.e (DystriEpiskeletic Gleysols)

PHẪU DIỆN D 10

Địa điểm: Quảng Sơn-ĐăkNông-ĐăkNông
Phân Loại đất: Đất đen trên sản phẩm bồi
tụ của bazan – LV.frh.vt (Veti- hyperferric
ferralsol)

Hình 2: Một số ví dụ phẫu diện đất tỉnh Đắk Nông
3. 5. Nhóm đất đỏ (Ferrasols) - ký hiệu FR
Diện tích 382.364 ha, chiếm 88,9% diện tích bazan của tỉnh; phân bố ở cao nguyên Đăk
Nông- Đăk Mil tập trung ở các huyện Đăk R’lấp, Đăk Nông, Đăk Song, Đăk Mil, Cư Jút. Đất
được hình thành do quá trình phong hoá đá bazan, hình thành các khoáng hoạt tính thấp tiếp như
kaolinit; tích luỹ oxit Fe/ Al và các hợp chất bền vững của chúng nên có màu đỏ vàng là chủ đạo.
Đặc tính cơ bản để phân loại nhóm đất đỏ: Đất có tầng B ferralite dày >30cm, màu đỏ vàng (Hue:
7,5-2,5YR theo thang màu Munsell), thành phần cơ giới thịt pha cát hoặc nặng hơn, dung tích
cation trao đổi trong sét rất thấp (CEC sét < 16 lđl/100g sét), tỉ lệ sét phân tán trong nước thấp <
10%. Nhóm này gồm có 7 đơn vị dưới nhóm căn cứ vào các yếu tố chuẩn đoán. Hướng sử dụng
đất: trồng các loại cây lâu năm, cây hoa màu hàng năm nhưng cần có biện pháp cải tạo và chống
xói mòn đất.
3. 6. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)- ký hiệu LP
Diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá bazan tỉnh Đăk Nông có 5722 ha, chiếm 1,3% diện tích đất
bazan; phân bố ở vùng rìa cao nguyên Đăk Nông, chủ yếu thuộc huyện Krông Nô. Đất được hình
thành do sự xói mòn tầng đất mịn chủ yếu là xói mòn nước, tầng đất mịn mỏng dưới 25cm hoặc tỷ
lệ đất mịn dưới 10% (theo trọng lượng) tới độ sâu tối thiểu 75cm. Kết quả đã xác định 1 đơn vị
bản đồ là đất xói mòn trơ sỏi đá điển hình. Hướng sử dụng chủ yếu là khoanh nuôi, bảo vệ rừng và
đồng cỏ chăn thả.
4. KẾT LUẬN
Tài nguyên đất phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá bazan tỉnh Đăk Nông trải rộng
trên diện tích khoảng 430.299 ha, bao gồm 6 nhóm đất được phân lập thành 19 đơn vị bản đồ đất:
(1)- Nhóm đất glây (GL) chiếm 3,3% diện tích đất bazan (14.059 ha, gồm 4 đơn vị bản đồ đất);
(2)- Nhóm đất nứt nẻ (VR) chiếm 0,1% diện tích đất bazan, (238 ha, gồm 1 đơn vị bản đồ đất);
(3)- Nhóm đất đen (LV) chiếm 3,8% diện tích đất bazan, (6.411 ha, gồm 4 đơn vị bản đồ đất); (4)3



Nhóm đất nâu thẫm (PH) chiếm 2,7% diện tích đất bazan, (11.505 ha, gồm 2 đơn vị bản đồ đất);
(5)- Nhóm đất đỏ (FR) chiếm 88,9% diện tích đất bazan, (382.364 ha, gồm 7 đơn vị bản đồ đất);
và (6)- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (LP) chiếm 1,3% diện tích đất bazan (5.722 ha, gồm 1 đơn vị
bản đồ đất).
Nhìn chung, hướng sử dụng chủ yếu trồng các loại cây lâu năm và khoanh nuôi và bảo vệ
rừng. Đối với diện tích trồng cây hàng năm cần chú ý áp dụng các biện pháp bảo vệ phòng tránh
thoái hóa đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội khoa học đất Việt Nam. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án “ Chương trình phân
loại đất Việt Nam theo phương pháp quốc tế FAO - UNESCO”. Hà Nội, 1998.
2. Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành các tiêu chuẩn ngành: 10 TCN 68-84: Quy phạm điều tra lập bản
đồ đất tỷ lệ lớn và 10 TCN 343-98: Quy trình Đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp.
3. Lê Đức An, Nguyễn Văn Chiển (1985); Địa hình và địa mạo Tây nguyên, NXB Khoa Học Kỹ
Thuật, Hà Nội.
4. Tôn Thất Chiểu (1992). Kết quả bước đầu về ứng dụng phân loại đất theo FAO - UNESCO.
Tạp chí khoa học đất Việt Nam, số 2 - 1992. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1998), Chương trình phân loại đất theo phương pháp quốc tế
FAO-UNESCO, Hà Nội.
6. Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm (1996), Bản đồ đất Tây Nguyên, Tỷ lệ 1/250.000,
Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986-1996, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, NXB
Nông Nghiệp
7. Trần An Phong, Phạm Quang Khánh (1993), Đất Tây Nguyên và khả năng sử dụng, Tạp chí
thông tin khoa học, Bộ Khoa Học CN&MT, Số 3/1993.
8. Nguyễn Văn Toàn và các tác giả (2005), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm sử
dụng hợp lý và bảo vệ đất phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá bazan Tây Nguyên, Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Beek, K.J. (1978), Land evaluation for agricultural development, ILRI Publication 23,

Wageningen: ILRI, 333 pp, S605, I61p no.
10. FAO (1992), Guidelines for Land Use Planning, Rome.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×